Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.92 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƢỜI
DƢỚI 16 TUỔI.......................................................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật về hành vi khách quan của Tội dâm ô đối với
ngƣời dƣới 16 tuổi..............................................................................................6
1.2. Thực tiễn xác định hành vi khách quan của Tội dâm ô đối với ngƣời
dƣới 16 tuổi theo BLHS 2015.............................................................................9
1.3. Kiến nghị hoàn thiện hành vi khách quan của Tội dâm ô đối với ngƣời
dƣới 16 tuổi....................................................................................................... 28
Kết luận Chƣơng 1................................................................................................ 32
CHƢƠNG 2. DẤU HIỆU TUỔI CỦA BỊ HẠI TRONG TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI
NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI..................................................................................... 34
2.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối
với ngƣời dƣới 16 tuổi...................................................................................... 34
2.2. Thực tiễn xác định dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối với
ngƣời dƣới 16 tuổi............................................................................................ 37
2.3. Kiến nghị hoàn thiện xác định dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô
đối với ngƣời dƣới 16 tuổi............................................................................... 42
Kết luận Chƣơng 2................................................................................................ 44
KẾT LUẬN............................................................................................................ 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tội phạm hình sự nói chung, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng đang
là một trong những vấn đề báo động ở nước ta trong thời gian vừa qua và đã trở
thành một trong những vấn đề nhức nhối đối với tồn xã hội trong cơng cuộc đấu


tranh phịng chống tội phạm xâm hại trẻ em. Hậu quả của vấn đề này hết sức
nghiêm trọng cả về thể chất và tính thần đối với trẻ em- thế hệ tương lai của đất
nước. Nhà nước và các ban ngành chức năng, truyền thơng báo chí cũng đã có
những hành động, chương trình cụ thể để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Tuy
nhiên đến nay, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, trong đó có Tội dâm ơ đối với
người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) vẫn có những diễn biến phức tạp và nghiêm
trọng; công tác bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng xâm hại tình dục vẫn gặp phải nhiều
khó khăn, rào cản.
Trên bình diện chung của thế giới, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là
nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (gọi
tắt CRC) vào năm 1990. Công ước là một văn kiện về quyền con người rộng rãi
nhất trong lịch sử với 196 quốc gia thành viên phê chuẩn, đã giúp thay đổi cuộc
sống của trẻ em tồn thế giới, trong đó tại Việt Nam suốt ba thập niên qua, những
cam kết chính trị cũng như sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam trong việc
thực hiện quyền trẻ em đã giúp cải thiện cuộc sống cho hàng triệu trẻ em trên đất
nước. Về hành lang pháp lý, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 là một bước tiến bộ về
bảo đảm quyền trẻ em, với một chương quy định về quyền con người và các điều
khoản cụ thể về quyền trẻ em.
Trong lĩnh vực tư pháp với trẻ em, Việt Nam có nhiều tiến bộ trong việc tăng
cường pháp luật về hành chính, dân sự và hình sự. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS 2015), đã có nhiều sửa đổi,
bổ sung, cũng như văn bản Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và việc xét xử vụ án xâm
hại tình dục người dưới 18 tuổi (gọi tắt Nghị quyết số 06/2019), đã tạo nên cơ sở
pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ một cách công bằng cả trẻ em gái và trẻ em trai
dưới 16 tuổi khỏi xâm hại tình dục, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn và quy định nhiều biện pháp để quá trình xét xử thân thiện hơn, nhạy cảm hơn



2

và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đặc biệt của người dưới 18 tuổi, theo tinh thần của CRC
và các điển hình tốt trên thế giới.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu cụ thể tại Điều 146 BLHS năm 2015 quy định tội
danh "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" và Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP, tác
giả nhận thấy rằng pháp luật hình sự hiện nay cịn vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng một số dấu hiệu như xác định hành vi khách quan của tội phạm, xác định tuổi
của nạn nhân,... Thiết nghĩ cần phải nghiên cứu, đánh giá toàn diện để khơng bỏ sót
nhóm người đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm bảo vệ, cũng như hoàn
thiện văn bản hướng dẫn, tránh sự lạm dụng, cảm tính, suy đoán hành vi, để dễ dàng
triển khai thực hiện hơn trong thực tiễn.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
theo Luật Hình sự Việt Nam” để nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những thay đổi nhất định đối với quy định
về nhiều tội danh, trong đó có Tội "Dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi". Tội "Dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi" theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam đã được đề
cập, trình bày và phân tích bởi nhiều học giả và những người làm cơng tác thực tiễn
quan tâm nghiên cứu, cụ thể:
1) Giáo trình, sách chuyên khảo: Đinh Văn Quế (2020), Bình luận Bộ luật Hình
sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XIV: Các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người", Nxb Thông tin và Truyền thơng;
Nguyễn Đức Mai (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (hiện hành, sửa

đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật; Trần Văn Luyện (2000),
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb
Chính trị Quốc gia; Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Tập 1, Tập 2), Nxb Cơng an nhân dân; Lê Cảm (chủ biên) (2013), Giáo

trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội; Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2, phần các tội phạm),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội... Các tài liệu giúp tác giả nghiên cứu một cách
chính xác các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
2) Luận án, luận văn

Nguyễn Vi Dũng (2017), “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật
hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ luật học; Lê Xuân


3

Thanh (2020), “Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ thực tiễn Tp.HCM”, luận
văn thạc sĩ luật học; Hồng Trung Anh (2020), “Định tội danh Tội dâm ơ đối với
người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn Tp. Hà Nội”,
luận văn thạc sĩ luật học; Bùi Hoàng Hải (2020), “Tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi trong Bộ luật hình sự 2015”, luận văn thạc sĩ luật học.
3) Các bài viết, bài báo khoa học
- Bích Phượng - Ngọc Trâm, "Bàn về hành vi dâm ô đối với người dưới 16
tuổi", Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, ngày 25/5/2019; Nguyễn Thành Long, "Tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015",
Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, ngày 22/6/2021; Đỗ Văn Thanh, "Đặc điểm,
nguyên nhân và giải pháp phịng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay",
Tạp chí Cảnh sát nhân dân, ngày 28/4/2018; "Về Tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi", Báo Kiểm sát online, ngày 14/3/2019…
Các cơng trình nghiên cứu trên phân tích vấn đề lý luận và thực tiễn về các
hành vi dâm ô theo quy định của BLHS năm 2015, trước khi hoặc đã có Nghị quyết
số 06/2019/NQ-HĐTP. Qua rà soát các đề tài luận văn thạc sĩ luật học 03 năm trở
lại đây trong phạm vi công bố của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tác
giả chưa phát hiện cơng trình nào nghiên cứu chun sâu kết hợp giữa Điều 146

BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP, tập trung vào dấu hiệu hành
vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị hại trong tội phạm này. Tuy nhiên các cơng
trình trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả trong q trình thực hiện
luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ những hạn chế, vướng mắc trong các quy
định của pháp luật về Tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi dưới khía cạnh lập pháp
hình sự và áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử, tác giả đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các quy định của luật hình sự Việt Nam về Tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi, tập trung vào dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của
bị hại trong tội phạm này;


4

- Phân tích, đánh giá thực tiễn xác định hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi
của bị hại trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi ở Việt Nam;
- Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất
quy định của luật hình sự dấu hiệu về hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị
hại trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của
bị hại trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định của BLHS 2015 và
thực tiễn áp dụng các quy định này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của Bộ
luật Hình sự năm 2015 về dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị hại
trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của
Bộ luật Hình sự năm 2015 trong phạm vi cả nước.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vụ án có liên quan thực tiễn áp dụng
quy định về dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi từ ngày 01/01/2018 đến nay (áp dụng các quy định của
BLHS năm 2015).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình
sự cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên
cứu án điển hình, phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để tiến hành nghiên cứu
các quy định của BLHS về dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị hại
trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Phân tích, tổng hợp những bất cập
trong quy định của BLHS cũng như những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các
quy định của BLHS về dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị hại
trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu án điển hình: Được sử dụng để nghiên cứu các vụ
án cụ thể trong thực tiễn nhằm tìm ra vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật
để từ đó kiến nghị hồn thiện hoặc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.


5

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để tìm hiểu điểm tương đồng và khác
biệt giữa các quy định của BLHS trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Trên cơ sở thực tiễn, tổng kết đánh giá

những kết quả, tài liệu thu được từ thực tiễn, đặc biệt là qua hệ thống các báo cáo
tình hình cơng tác năm của các cơ quan tiến hành tố tụng để tìm ra những khó khăn,
vướng mắc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xác định dấu
hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi theo luật hình sự Việt Nam.
Tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc để đưa ra những kiến
nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật và thống nhất áp dụng pháp luật hình sự
về dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 2 chương:
Chƣơng 1. Hành vi khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Chƣơng 2. Dấu hiệu tuổi của bị hại trong tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi


6

CHƢƠNG 1
HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI DÂM Ô
ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI
1.1. Quy định của pháp luật về hành vi khách quan của Tội dâm ô đối
với ngƣời dƣới 16 tuổi
Tội phạm là hiện tượng xã hội pháp lý tồn tại trong bất kỳ xã hội nào, dưới
bất kỳ thời đại nào. Trong luật hình sự, bản chất của tội phạm được thể hiện một
cách tập trung thông qua mặt khách quan hay nói cách khác, tội phạm được phản
ánh rõ nét thông qua những biểu hiện khách quan bên ngồi mà con người có thể
nhận biết được. Bên cạnh đó, mặt khách quan của tội phạm cịn là căn cứ để xây

dựng các chế định khác nhau về tội phạm và hình phạt như: phân loại tội phạm,
định tội danh, quyết định hình phạt... Các quy định này còn là một trong những căn
cứ để xây dựng Phần các tội phạm, sắp xếp và hệ thống các tội phạm theo khách
thể, quy định các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt một cách nhất quán.
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là dấu hiệu có ý nghĩa
trong việc định tội của tất cả các cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con
người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây
1

thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản
và là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. Những biểu hiện khác của
mặt khách quan của tội phạm chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan của tội
phạm. Khơng thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách
quan khác như công cụ, phương tiên, địa điểm, thời gian... khi khơng có những hành
vi khách quan. Ngồi ra, những biểu hiện của mặt chủ quan như lỗi, mục đích, động
cơ phạm tội cũng ln gắn liền với hành vi khách quan cụ thể. Những biểu hiện của
con người ra ngoài thế giới khách quan về thực tế nó được ý thức kiểm sốt và ý chí
điều khiển. Chính vì thế, chỉ khi có hành vi nguy hiểm được thực hiện thì vấn đề lỗi
mới được đặt ra. Tuy nhiên, một hành vi có thể có lỗi hoặc khơng có lỗi. Biểu hiện
ra bên ngồi của con người sẽ không được xem là hành vi khách quan (với tư cách
là một biểu hiện của mặt khách quan) nếu nó khơng được ý thức kiểm
1 Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Hồng ĐứcHội luật gia Việt Nam, Tp. HCM, tr.75.


7

sốt hoặc khơng phải là hoạt động ý chí. Ví dụ, phản xạ khơng điều kiện, phản ứng
trong tình trạng xúc động quá mạnh, những biểu hiện trong tình trạng bộ não mất

khả năng nhận thức, điều khiển…
Trong nhóm các tội phạm xâm phạm tình dục, Tội dâm ơ đối với người dưới
16 tuổi (Điều 146 BLHS) được hiểu là hành vi của người đủ 18 tuổi mà có hành vi
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc khơng nhằm
2

thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.
Trong Tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS), BLHS 2015
quy định rõ hơn dấu hiệu định tội của tội phạm này. Khoản 1 của Điều 146 BLHS
2015 bổ sung thêm dấu hiệu tuổi của nạn nhân, dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội
3

phạm theo mơ hình “loại trừ mục đích”, đó là hành vi dâm ơ người dưới 16 tuổi phải
“khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”,
quy định bổ sung này giúp phân biệt tội dâm ô với các trường hợp xâm phạm tình dục

khác có thâm nhập như các hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm hay giao cấu hoặc thực
4

hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Hành vi khách quan là một trong những dấu hiệu cơ bản, quan trọng để định
tội danh và phân biệt với các tội phạm khác trong Tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi (Điều 146 BLHS). Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi dâm ô
nghĩa là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể
chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy
cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng
5

khơng nhằm quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, các dạng hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi chưa được quy

định cụ thể trong CTTP tại khoản 1 Điều 146 BLHS. Do đó, tại khoản 3 Điều 3 NQ
06/2019/NQ-HĐTP đã hướng dẫn cụ thể hơn các dạng hành vi dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi. Theo đó, dâm ơ quy định tại khoản 1 Điều 146 BLHS là hành vi của
những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc
gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác
2

Trường Đại học Luật Tp.HCM (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Các Tội phạm – Quyển 1)
(Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), Nxb Hồng Đức, Tp. HCM, tr.116.
3
Mơ hình này cũng được nhà làm luật sử dụng trong việc quy định dấu hiệu định tội của một số tội phạm
khác, như Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (người phạm tội khơng có mục đích sản xuất, mua bán hoặc vận
chuyển trái phép chất ma túy. Xem Điều 249 BLHS năm 2015.
4
Trước đây trong BLHS năm 1999 không quy định chi tiết các dấu hiệu này như BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) nhưng thực tiễn áp dụng từ trước đến nay về các tội phạm này đều đã thống nhất như
cách quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
5
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2021), tlđd (2), tr.116.


8

trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ
tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ
xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người
dưới 16 tuổi;
Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví
dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm

của người dưới 16 tuổi;
Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với
bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ
tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hơn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của
người phạm tội hoặc của người khác;
Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục
6

(ví dụ: hơn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).
Về tính chất (bản chất) của hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi: Các hành vi của
người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi phải là không nhằm quan hệ tình dục.
Nếu có ý định giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân
nhưng không giao cấu hoặc không thực hiện hành vi đó được thì khơng phải là hành vi
dâm ơ mà tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
Hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi khơng địi hỏi phải trái ý muốn của người
dưới 16 tuổi. Người dưới 16 tuổi bị dâm ơ có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng
ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Việc tự nguyện của nạn nhân không
phải là căn cứ loại trừ TNHS đối với người phạm tội bởi vì độ tuổi và nhận thức của
nạn nhân rất non nớt, chưa được xem là trưởng thành để đủ chín chắn nhìn nhận được
việc bản thân đang bị xâm hại. Bởi vậy việc xử lý hành vi dâm ô không xem xét về yếu
tố tự nguyện của nạn nhân mà điều quan trọng nhất là độ tuổi của nạn nhân.
Ngoài ra, Nghị quyết 06/2019 còn hướng dẫn về các trường hợp loại trừ xử lý
hình sự tội dâm ơ với người dưới 16 tuổi. Theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019:
Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
6Khoản 3 Điều 3 NQ 06/2019/NQ-HĐTP.



9

Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người
tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng
khơng có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi;
giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…);
 Người làm cơng việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu
người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận
khác của người dưới 16 tuổi nhưng khơng có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám,
chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).
Như vậy, đối với những trường hợp trên, khơng bị xử lý hình sự về tội “Dâm
ô với người dưới 16 tuổi”: đây là những trường hợp có hành vi tiếp xúc với bộ phận
sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng khơng có
tính chất tình dục.
1.2. Thực tiễn xác định hành vi khách quan của Tội dâm ô đối với ngƣời
dƣới 16 tuổi theo BLHS 2015
Thứ nhất, về hành vi “dâm ô” theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị
quyết 06/2019: Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 BLHS, gồm một trong các hành
vi sau đây:…đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình
dục (ví dụ: hơn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi). Theo quan điểm của
tác giả, đây là những trường hợp (hành vi) cần hết sức thận trọng khi xử lý hình sự, cần
phải đảm bảo tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi ở mức độ đủ nguy hiểm để bị xem
là tội phạm – đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tội phạm. Trong các
hành vi được liệt kê tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019, có một số hành vi
nếu được thực hiện thuận tình (có sự đồng ý của bị hại) thì cần đánh giá kĩ lưỡng về
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng
quy định tại khoản 2 Điều 8 BLHS để loại trừ TNHS. Đặc biệt là thực tế hiện nay, các
em nhỏ thường có biểu hiện tình cảm nam nữ rất sớm.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật đã có trường hợp xử lý hình sự theo quy

định này, cụ thể:
Vụ án thứ nhất và nhận xét, đánh giá:
7

Nội dung vụ án
Để thỏa mãn dục vọng nhưng khơng nhằm mục đích giao cấu với trẻ em nên
khoảng 20 giờ 45 phút ngày 28/3/2020 tại phòng 203 nhà nghỉ G; Bị cáo Nguyễn H
dùng tay phải khốc vịng lên vai cháu T (sinh ngày 22/12/2006), ép cháu T sát vào
7Bản án số: 810/2020/HS-PT Ngày 27/10/2020 của TAND TP Hà Nội


10

người bị cáo rồi bị cáo dùng miệng hôn vào miệng của cháu Nguyễn T nhằm thỏa
mãn dục vọng thì cháu T lắc đầu nói: “Bỏ ra, bỏ ra” rồi dùng tay đẩy bị cáo ra và
chửi bị cáo, thì bị cáo không ôm hôn nữa, bỏ cháu T ra.
Bản án hình sự sơ thẩm số: 67 ngày 13/7/2020 của TAND huyện H, thành phố
Hà Nội quyết định: Tuyên bố bị cáo Nguyễn H phạm tội “Dâm ô đối với người dưới 16
tuổi”. Bản án số: 810/2020/HS-PT Ngày 27/10/2020 của TAND TP Hà Nội đã giữ
nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số: 67 ngày 13/7/2020 của TAND huyện H, thành phố
Hà Nội, tuyên bố bị cáo Nguyễn H phạm tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi’'.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, bị cáo H có hành vi “ép cháu T sát vào người bị cáo rồi bị
cáo dùng miệng hôn vào miệng của cháu Nguyễn T nhằm thỏa mãn dục vọng thì
cháu T lắc đầu nói: “Bỏ ra, bỏ ra” rồi dùng tay đẩy bị cáo ra và chửi bị cáo, thì bị
cáo khơng ơm hơn nữa, bỏ cháu T ra”. Hành vi này bị xem là hành vi “dâm ô” đối
với người dưới 16 tuổi theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết
06/2019: “Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình
dục (ví dụ: hơn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi)”. Cụ thể là bị cáo
đã hôn vào miệng của cháu T, có tính chất tình dục. Do đó, HĐXX tun bố bị cáo

Nguyễn H phạm tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi’' theo Điều 146 BLHS là
đúng theo quy định của BLHS và phù hợp với hướng dẫn tại điểm đ khoản 3 Điều 3
Nghị quyết 06/2019.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, xét về độ tuổi, cháu T (sinh ngày 22/12/2006), đến
ngày 28/3/2020 thì cháu T được 14 tuổi. Về địa điểm xảy ra hành vi, cháu T đang ở
tại phòng 203 nhà nghỉ G cùng với bị cáo H. Như vậy, theo quan điểm của tác giả,
trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần đánh giá kĩ lưỡng hơn về mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi, ngồi hành vi “hơn vào miệng bị hại dưới 16
tuổi” được thực hiện 01 lần, độ tuổi của bị hại là 14 tuổi, thì cần đánh giá thêm mối
quan hệ tình cảm giữa bị cáo H và bị hại T, vì sao bị cáo và bị hại lại ở cùng phòng
trong khách sạn,… để đánh giá rõ hơn về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
có đủ để bị xem là tội phạm, hay không phải là tội phạm mà chỉ cần xử lý bằng các
biện pháp khác. Do đó, theo quan điểm của tác giả, nếu giữa bị cáo H và bị hại T có
tình cảm nam nữ, hành vi “hơn vào miệng bị hại dưới 16 tuổi” được thực hiện 01
lần, độ tuổi của bị hại là 14 tuổi thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi chưa
đến mức bị xem là tội phạm, không cần thiết phải xử lý hình sự mà có thể áp dụng
quy định tại khoản 2 Điều 8 BLHS để xử lý bằng biện pháp khác.


11

Vụ án thứ hai và nhận xét, đánh giá:
8

Nội dung vụ án
Đặng Quốc H là phụ xe cẩu tại Công ty cổ phần xây dựng giao thơng Long
Thành có địa chỉ tại: Đường Bắc Nam, xã Th Th, huyện Q O, TP Hà Nội. Khoảng
18 giờ 30 phút ngày 10/09/2020, sau khi làm việc tại công ty xong, H ở lại lán bảo
vệ của công trường để uống rượu, ăn cơm cùng ông Nguyễn Văn Bé và ông Nguyễn
Tiến Thuật là bảo vệ của công ty. Đến khoảng hơn 20 giờ sau khi ăn xong, H đi bộ

từ công trường của cơng ty để tìm qn mua rượu uống. H đi bộ một mình trên vỉa
hè trục đường Bắc - Nam hướng xã Th Th đi thị trấn Q O, khi đi đến trước cửa nhà
sửa chữa máy tính điện tử của anh Lư T Tr, lúc này là 20 giờ 51 phút, H phát hiện
cháu Lư G Ngh (sinh ngày 13/10/2018) là con gái của anh Trung trên tay cầm điện
thoại đang ngồi chơi một mình ở bậc cửa chính ra vào nhà thì H nảy sinh ý định
thỏa mãn bản thân. Quan sát xung quanh khơng có ai, H đã lao vào ôm hôn vào
miệng, môi, tai cháu Ngh làm cháu Ngh khóc. Sau đó H bỏ đi về hướng Tổ dân phố
Ngô Sài, thị trấn Q O. Anh Trung đứng ở bên trong nhà cách vị trí cháu Ngh khoảng
03 mét, thấy con khóc đã chạy đến bế cháu Ngh đưa vào nhà rồi cùng ông Lư Thế
Tài là ông nội cháu Ngh đuổi theo H đến khu vực cống sông thuộc Tổ dân phố Ngô
Sài, thị trấn Q O và phối hợp với Công an thị trấn Q O lúc đó đang trên đường tuần
tra bắt giữ được H đưa về trụ sở giải quyết.
Vật chứng: anh Lư T Tr giao nộp 01 USB bằng nhựa màu sáng nhãn hiệu
Lingtan dung lượng 256 mb, bên trong có lưu lại hình ảnh đoạn video H có hành vi
ôm, hôn cháu Ngh.
Bản án số: 75/2020/HS-ST Ngày: 27/11/2020 của TAND Q.O, TP. Hà Nội
Tuyên bố bị cáo Đặng Quốc H phạm tội: “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo
khoản 1 Điều 146 BLHS.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, xét về hành vi, bị cáo H có hành vi “lao vào ôm hôn vào
miệng, môi, tai cháu Ngh làm cháu Ngh khóc”. Hành vi này bị xem là hành vi “dâm
ô” theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019: “Các hành vi
khác có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hơn vào
miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi)”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cịn một số tình tiết cần phải đánh giá như: Về độ
tuổi, cháu Lư G Ngh (sinh ngày 13/10/2018), đến ngày 10/09/2020 thì cháu H chưa
8Bản án số: 75/2020/HS-ST Ngày: 27/11/2020 của TAND Q.O, TP. Hà Nội


12


được hai (02) tuổi. Và tại thời điểm gặp cháu Ngh thì bị cáo H đã uống rượu. Do đó,
cần đánh giá rõ với những hành vi như vậy thì tính chất và mức độ nguy hiểm có đủ
để xem là tội phạm hay có thể áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 8 BLHS để loại
trừ TNHS.
Ngoài ra, xét về tính chất của hành vi, Điều 3 Nghị quyết 06/2019: Dâm ô
quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng
giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp
quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của
người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục. Như
vậy, cần phải đánh giá hành vi của H trong tình trạng đã uống rượu, gặp cháu bé
chưa đến 2 tuổi và đã ôm hôn vào miệng, môi, tai cháu Ngh có tính chất tình dục
hay khơng, hay chỉ là trường hợp yêu mến trẻ mà hôn trẻ.
Như vậy, theo quan điểm của tác giả, có hai vấn đề cần phải làm rõ thêm trong
vụ án này: Một là, cần phải đánh giá hành vi của H trong tình trạng đã uống rượu, gặp
cháu bé chưa đến 2 tuổi và đã ôm hôn vào miệng, môi, tai cháu Ngh có tính chất tình
dục hay khơng; Hai là, cần đánh giá rõ với những hành vi như vậy thì mức độ nguy
hiểm có đủ để xem là tội phạm hay khơng. Hai vấn đề này có thể xác định thơng qua
việc làm rõ hình ảnh đoạn video H có hành vi ôm, hôn cháu Ngh. Tuy nhiên, HĐXX đã
chưa đánh giá hết, chưa nhận định rõ về tính chất tình dục, cũng như mức độ nguy
hiểm cho xã hội trong hành vi của bị cáo mà chỉ xác định hành vi của bị cáo bị xem là
hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo hướng dẫn tại Nghị quyết 06/2019.

Vụ án thứ ba và nhận xét, đánh giá:
9

Nội dung vụ án
Vào đầu năm 2018, Nguyễn Trung Th là bạn trai của chị Trịnh Thị Thùy L
nên thường xuyên qua nhà trọ của L chơi và gặp Nguyễn Thị Nh (sinh ngày
22/3/2007) là cháu của chị L. Sau đó, cả hai nhắn tin qua mạng xã hội Zalo. Đến

khoảng đầu năm 2019, Th và L có mâu thuẫn trong tình cảm, Th thấy Nh có cảm
tình với mình nên có cảm mến với Nh. Trong thời gian quen biết Nh, Th đã 02 lần
có hành vi dâm ơ đối với Nh, cụ thể như sau:
Lần thứ nhất: Vào khoảng 21 giờ một ngày đầu tháng 8/2019, trên đường Th
đi mua đồ ăn thì Nh gọi điện kêu Th đến nhà trọ của Nh, địa chỉ: C12/25 ấp 5, xã
Bình H, huyện Bình Ch, Thành phố Hồ Chí Minh chơi nên Th điều khiển xe đến
gặp Nh. Tại đây, Th ngồi trên ghế nhựa trước sân, rồi kêu Nh ngồi lên đùi của Th,
9Bản án số: 78/2020/HS-ST ngày: 01-7-2020 của TAND huyện Bình Chánh Tp.HCM.


13

mặt Nh hướng qua tay phải và lưng hướng qua tay trái của Th, cả hai nói chuyện với
nhau. Lúc này, tay trái của Th quàng ra phía sau lưng Nh, rồi Th hơn lên mơi của
Nh. Sau đó, Th dùng tay phải đưa lên phía trước ngực trái của Nh, định sờ vào bên
ngoài áo vùng ngực của Nh nhưng bị Nh đẩy tay ra nên Th dừng lại, rồi cả hai tiếp
tục nói chuyện một lúc thì Th điều khiển xe về nhà, còn Nh vào nhà ngủ.
Lần thứ hai: Vào khoảng 00 giờ 10 phút, ngày 21/8/2019, sau khi đi dự tiệc
sinh nhật cậu của Nh (gần nhà trọ của Nh), Th đi bộ về đến nhà trọ của Nh để lấy xe
thì gặp Nh mặc váy đi dự tiệc về, đang đứng trước cửa nhà một mình. Lúc này, Nh
đi bộ ra chỗ Th thì Th dùng tay phải nắm tay trái của Nh kéo ra khu đất trống cách
nhà Nh khoảng 04 mét. Do có sử dụng rượu bia nên Th ngồi xổm xuống đất. Sau
đó, Nh đi đến đứng bên hơng trái của Th, khom người xuống, cả hai hôn môi nhau
được một lúc thì Th ngã người ra phía sau. Một lúc sau, Th dùng tay phải kéo Nh
nằm ngửa xuống đất song song cùng chiều với Th, rồi Th ngồi dậy chồm qua người
Nh, hai đầu gối quỳ hai bên hông của Nh, cả hai tiếp tục hơn mơi nhau, cịn tay phải
để vào bên hông đùi trái của Nh và rê tay phải từ đùi hướng lên âm đạo của Nh, Lúc
này, Th nghe tiếng động mạnh sợ bị phát hiện nên cả hai dừng lại, cả hai nấp vào
chỗ khuất gần đó một lúc rồi Th đi về, cịn Nh đi vào nhà.
Ngày 19/9/2019, khi thấy Nh nhắn tin và nói chuyện thân mật với Th nên ơng

Nguyễn Thành L (cha của Nh) hỏi thì Nh kể cho ơng L nghe việc Th có hành vi dâm
ơ đối với Nh hai lần như trên nên ông L đến Công an xã Bình H trình báo. Cơng an
xã lập hồ sơ ban đầu chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an huyện Bình
Chánh điều tra xử lý.
Kết luận giám định pháp y về tình dục số 176/TD.19 ngày 03/10/2019 của
Trung tâm pháp y thành phố Hồ Chí Minh đối với Nguyễn Thị Nh xác định: “Màng
trinh không rách; không thấy tinh trùng trong dịch phết vùng âm hộ và hậu môn;
không phát hiện tế bào người nam trong dịch phết vùng âm hộ và hậu môn” (Bút
lục số 62, 63).
Bản án số: 78/2020/HS-ST ngày: 01-7-2020 của TAND huyện Bình Chánh
Tp.HCM: Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 146; điểm b, s khoản 1 Điều 51 của của
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Xử phạt bị cáo: Nguyễn
Trung Th 03 (Ba) năm tù. Về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, theo nhận định của HĐXX thì bị cáo Nguyễn Trung Th đã
có hành vi dâm ô 02 lần đối với bị hại Nguyễn Thị Nh (sinh ngày 22/3/2007) vào


14

một ngày đầu tháng 8/2019 và ngày 21/8/2019 tại khu vực nhà trọ của bị hại tại địa
chỉ C12/25 ấp 5, xã Bình H, huyện Bình Ch, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó,
HĐXX kết luận bị cáo Nguyễn Trung Th đã phạm tội “Dâm ô đối với người dưới 16
tuổi”, tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 146 BLHS nên theo HĐXX thì
Cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh đã truy tố bị cáo với tội danh
nêu trên là đúng người, đúng tội. Cả hai lần thực hiện hành vi của bị cáo Th đều đủ
yếu tố CTTP “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo Điều 146 BLHS.
Trong lần thứ nhất thì hành vi của bị cáo Th là: “tay trái của Th qng ra
phía sau lưng Nh, rồi Th hơn lên mơi của Nh. Sau đó, Th dùng tay phải đưa lên
phía trước ngực trái của Nh, định sờ vào bên ngoài áo vùng ngực của Nh nhưng bị

Nh đẩy tay ra nên Th dừng lại”. Hành vi này bị xem là hành vi “dâm ô” theo hướng
dẫn tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019: “Các hành vi khác có tính chất
tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hơn vào miệng, cổ, tai, gáy...
của người dưới 16 tuổi)”. Cụ thể là bị cáo đã hơn mơi cháu Th, cịn thực tế thì bị
cáo chưa sờ vào ngực của cháu Th.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong lần phạm tội thứ nhất, các cơ
quan tiến hành tố tụng cần đánh giá tổng thể các tình tiết: bị cáo và bị hại có quan
hệ tình cảm với nhau, hành vi “hơn mơi bị hại dưới 16 tuổi” được thực hiện 01 lần
mà không có hành vi dâm ơ khác, đồng thời có sự thuận tình (đồng ý) của bị hại, độ
tuổi của bị hại là hơn 12 tuổi,...để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi. Theo quan điểm của tác giả, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi chưa đến
mức bị xem là tội phạm và phải xử lý hình sự. Do đó, cần đánh giá về tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi ở mức độ đủ để bị xem là tội phạm dựa trên các tiêu
chí: hành vi, ý chí của bị hại, độ tuổi của bị hại,… Trong trường hợp vụ án trên có
thể áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 8 BLHS để không xem là tội phạm, loại trừ
TNHS, và xử lý bằng biện pháp khác.
Thứ hai, về tính chất/bản chất của hành vi “dâm ô” đối với người dưới 16
tuổi
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 quy định: Dâm ô quy định tại khoản 1
Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới
tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục,
bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình
dục nhưng “khơng nhằm quan hệ tình dục”. Như vậy, nếu người phạm tội thực hiện các
hành vi nêu trên mà có mục đích nhằm quan hệ tình dục thì khơng xử lý


15

về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS), mà xử lý về các tội
phạm tương ứng khác (như Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội giao cấu hoặc thực

hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi,…). Tuy
nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật có thể chưa thống nhất về vấn đề này.
Vụ án thứ tƣ và nhận xét, đánh giá:
10

Nội dung vụ án
Vào khoảng 14 giờ ngày 17/8/2018 Phạm Văn H, đến nhà anh Hồ Đăng D, ngụ:
tổ 3, khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài(nay là thành phố Đồng
Xoài) để rủ anh D đi nhậu. Khi đến nhà thì khơng có anh D ở nhà, mà chỉ có hai người
con anh D là cháu Hồ Trọng H, sinh năm 2005 và cháu Hồ Nguyễn Phương A, sinh
năm 2013. Lúc này Phương Anh nói với H là anh D đang ở nhà anh T (chưa rõ nhân
thân lai lịch), nên H nói với cháu Phương A dẫn H đến nhà T để tìm nhưng khơng gặp
nên cả hai về nhà anh D. Do H thấy quần áo cháu Phương A bị bẩn nên H nói Phương
A đi vào nhà tắm để tắm, còn H ngồi chơi với Hồ Trọng H. Khoảng 10 phút sau do H
đau bụng nên đi vào nhà vệ sinh để đi vệ sinh (nhà vệ sinh chung nhà tắm). Lúc này H
thấy cháu A đang tắm nên nảy sinh ý định giao cấu với cháu Phương A. Nên H giả vở
tắm cho cháu Phương A để sờ, nắn vào bộ phận sinh dục của cháu Phương A, nhưng do
sợ cháu H và mọi người phát hiện nên H để cháu Phương A đi ra phía trước nhà để thay
quần áo. Sau khi cháu Phương A tắm xong thì H tiếp tục nảy sinh ý định đưa cháu
Phương A đến nơi vắng, giả vờ rủ cháu Phương A tiếp tục đi tìm anh D thì cháu
Phương A đồng ý. H chở cháu Phương A đến vườn cây ăn trái vắng người (chưa rõ chủ
sở hữu) tại khu phố Tân Trà, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài (nay là thành phố
Đồng Xoài) để thực hiện hành vi giao cấu. Tại đây H để cháu Phương A ngồi trên xe,
còn H tự cởi quần rồi cầm dương vật để thực hiện hành vi giao cấu với cháu Phương A,
thì cháu Phương A khóc và địi đi về nhà, mặc dù khơng có ai cản trở nhưng H tự ý
dừng lại mặc quần của mình rồi chở cháu Phương A về nhà anh D. Ngày 18/8/2018 do
nhận thức được hành vi phạm tội của mình nên đến Cơng an đầu thú.
Bản án số 22/2019/HS-ST Ngày 14-3-2019 của TAND TP Đồng Xồi, tỉnh
Bình Phước áp dụng khoản 1 Điều 146 BLHS tuyên bố bị cáo Phạm Văn H phạm
tội: “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.

Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, xét hành vi của bị cáo H đối với cháu Phương A (5 tuổi) khi
H giả vở tắm cho cháu Phương A để sờ, nắn vào bộ phận sinh dục của cháu
10

Bản án số 22/2019/HS-ST Ngày 14-3-2019 của TAND TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước


16

Phương A thì từ đấu đến cuối đều có mục đích giao cấu: “H thấy cháu A đang tắm
nên nảy sinh ý định giao cấu với cháu Phương A”, sau đó H cịn đưa cháu A đến nơi
vắng vẻ nhằm mục đích tiếp tục thực hiện hành vi giao cấu: “H để cháu Phương A
ngồi trên xe, còn H tự cởi quần rồi cầm dương vật để thực hiện hành vi giao cấu
với cháu Phương A”. Theo đánh giá của HĐXX, khi cháu Phương A khóc và địi đi
về nhà, mặc dù khơng có ai cản trở nhưng H tự ý dừng lại mặc quần của mình rồi
chở cháu Phương A về nhà anh D. Như vậy, HĐXX đã đánh giá là H tự ý nửa chừng
chấm dứt hành vi phạm tội về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS) vì
cháu Phương A mới có 5 tuổi (dưới 13 tuổi). Do đó, chỉ xử lý bị cáo Phạm Văn H
tội: “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”(Điều 146 BLHS).
Theo quan điểm của tác giả, việc áp dụng tội danh như trên của HĐXX là
phù hợp. Trong trường hợp này HĐXX xác định người phạm tội đã dừng lại khơng
thực hiện hành vi quan hệ tình dục/giao cấu dù khơng có gì ngăn cản thì sẽ được xác
định là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều
142 BLHS, cháu Phương A mới có 5 tuổi), nhưng hành vi trước đó của bị cáo đã đủ
yếu tố cấu thành Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) thì cần
phải xử lý về tội phạm này. Tuy nhiên, việc áp dụng tội danh như trên lại chưa hoàn
toàn phù hợp với hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 quy định: hành
vi Dâm ô phải “khơng nhằm quan hệ tình dục”, mà hành vi của bị cáo H trong vụ án
nêu trên khi dâm ô với nạn nhân (sờ, nắn vào bộ phận sinh dục của cháu Phương A)

lại đều có mục đích nhằm quan hệ tình dục, do đó khơng đảm bảo mục đích của
hành vi theo Nghị quyết 06/2019. Chính vì vậy, tác giả cho rằng Nghị quyết
06/2019 cần hướng dẫn bổ sung về trường hợp người phạm tội tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS) hoặc Tội cưỡng
dâm người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS) hoặc Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
145 BLHS) mà đủ yếu tố CTTP tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146
BLHS) thì cần phải xử lý về tội phạm này, mặc dù tại thời điểm thực hiện hành vi
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì người phạm tội có mục đích nhằm giao
cấu/quan hệ tình dục nhưng họ đã tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội có tính
chất giao cấu/quan hệ tình dục.
Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn bổ sung về trường hợp
người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
(Điều 142 BLHS) hoặc Tội cưỡng dâm người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144


17

BLHS) hoặc Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
Vụ án thứ năm và nhận xét, đánh giá:
11

Nội dung vụ án
Phan Văn P lợi dụng sự ngây thơ, thiếu hiểu biết của cháu Nguyễn Hồng Y và
cháu Trương Phương N đã nhiều lần xâm hại tình dục đối với hai cháu (trong vụ án
này, hai bị hại là cháu N chưa đủ 8 tuổi và cháu Y chưa đủ 9 tuổi), cụ thể như sau:
Vào buổi sáng trước tết Nguyên Đán năm 2019 khoảng mười lăm ngày, bà
Lăng Thị A gọi điện thoại cho P đưa cháu Y và cháu N đi học ở trường tiểu học NC,
xã NC, huyện ĐD, cháu Y ngồi phía trước, cháu N ngồi phía sau lưng P. Khi đến

đoạn đường vắng thuộc phần đất của chị Nguyễn Cẩm D ở ấp NC, xã NC, huyện
ĐD, P điều khiển xe bằng tay trái, tay phải đưa vào trong quần của cháu Y để sờ,
bóp bộ phận sinh dục của cháu một cái. Sau đó, P đưa hai cháu đến trường học.
Khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, P rước hai cháu đi học về, cháu N ngồi
phía trước, cháu Y ngồi phía sau lưng P. Khi đến đoạn đường vắng thuộc phần đất
của chị Nguyễn Cẩm D ở ấp NC, xã NC, huyện ĐD, P điều khiển xe bằng tay trái,
tay phải đưa vào trong quần của cháu N để sờ, bóp bộ phận sinh dục của cháu một
cái. Sau đó, P đưa hai cháu về nhà bà A.
Khoảng 12 giờ cùng ngày, P điều khiển xe đến nhà bà A đưa hai cháu đi học,
cháu N ngồi phía trước, cháu Y ngồi phía sau lưng P. Khi đến đoạn đường vắng
thuộc phần đất của chị Nguyễn Cẩm D ở ấp NC, xã NC, huyện ĐD, P điều khiển xe
bằng tay trái, tay phải sờ, bóp bộ phận sinh dục của cháu N một cái (bên ngồi
quần). Sau đó, P đưa hai cháu đến trường học.
Khoảng 16 giờ cùng ngày, P rước hai cháu đi học về, cháu Y ngồi phía trước,
cháu N ngồi phía sau lưng P. Khi đến đoạn đường vắng thuộc phần đất của chị
Nguyễn Cẩm D ở ấp NC, xã NC, huyện ĐD, P điều khiển xe bằng tay trái, tay phải
sờ, bóp bộ phận sinh dục của cháu Y một cái (bên ngoài quần). Sau đó, P đưa hai
cháu về nhà bà A.
Khoảng một tháng sau tết Nguyên Đán năm 2019 khi P đang chạy xe ngang
qua trường cháu Y và cháu N đang học, P gặp anh Nguyễn Văn T là cha của cháu Y
đang đợi rước hai cháu về nhà nên dừng xe lại nói chuyện. Sau đó, anh T chở cháu
Y, Phụng chở cháu N ngồi phía trước về nhà. Khi đến đoạn đường vắng thuộc phần
đất của chị Nguyễn Cẩm D ở ấp NC, xã NC, huyện ĐD, P điều khiển xe bằng tay
11

Bản án số: 13/2019/HS-ST Ngày 31- 7 – 2019 của TAND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau


18


trái, tay phải sờ, bóp bộ phận sinh dục của cháu N một cái (bên ngồi quần). Sau đó,
P đưa cháu N về nhà bà A.
Sáng ngày 09 tháng 3 năm 2019, chị Trương Hồng N là mẹ của cháu Y gọi
điện thoại nhờ P mua than củi. Đến khoảng 09 giờ cùng ngày, P đến nhà bà A tại ấp
NC, xã NC, huyện ĐD, lúc này có cháu Y, cháu N và cháu Vũ Thành K ở nhà. P đưa
80.000đ cho cháu K nhờ đi mua than. Sau khi cháu K và cháu N đi mua than, P
dùng tay kéo quần của cháu Y xuống ngang đầu gối rồi dùng mũi hôn và dùng lưỡi
liếm vào bộ phận sinh dục của cháu Y. Lúc này, con ngỗng bên hè nhà bà A kêu, P
sợ có người đến nên ra ngồi xem nhưng khơng có ai. P quay trở vào thì thấy Y vẫn
cịn nằm trên giường, P đến dùng tay phải vạch âm hộ của cháu Y ra định quan hệ
tình dục nhưng do thấy bộ phận sinh dục của cháu Y quá nhỏ nên P bỏ xuống võng
nằm, cháu Y tự kéo quần lên.
Sau đó, cháu Y bỏ ra nhà sau lên giường nằm thì P đi theo và P đến tiếp tục
dùng tay kéo quần cháu Y xuống đến đầu gối rồi dùng mũi hôn và dùng lưỡi liếm
vào bộ phận sinh dục của cháu Y. Lúc này, con ngỗng bên hè lại kêu lên nên P đi ra
ngồi xem, cịn cháu Y tự kéo quần lên và chạy ra lộ bê tông đứng, P lên võng ở nhà
trước nằm, lúc này cháu K và cháu N về nên P lấy xe chạy về nhà.
Khoảng 16 giờ ngày 11 tháng 4 năm 2019, P đến trường học rước cháu Y và
cháu N về nhà do được bà A điện thoại nhờ rước, cháu N ngồi phía trước, cháu Y ngồi
phía sau lưng P. Khi đến đoạn đường vắng thuộc phần đất của chị Nguyễn Cẩm D ở ấp
NC, xã NC, huyện ĐD, P điều khiển xe bằng tay trái, tay phải sờ, bóp bộ phận sinh dục
của cháu N một cái (bên ngồi quần). Sau đó, P đưa hai cháu về nhà bà A.
Trưa ngày 13 tháng 4 năm 2019, chị N gọi điện thoại cho P sang nhà bà A chở
cháu Y và cháu Nguyễn Hồng T lên nhà ơng Nguyễn Văn T ở khóm A, thị trấn ĐD,
huyện ĐD chơi, P đồng ý và điều khiển xe đến nhà bà A để rước hai cháu. Khi lên xe,
cháu T ngồi phía trước, cháu Y ngồi phía sau lưng P. Khi đến đoạn lộ đất thuộc ranh đất
của ông Phạm Đức S và ông Phạm Đức N ở ấp NC, xã NC, huyện ĐD thì giỏ đồ sau
lưng cháu Y bị rơi xuống đất, P dừng xe nhặt giỏ đồ. Lúc này cháu Y ngồi trên xe, P
đến ôm, dùng mũi hôn vào mặt cháu Y một cái và dùng tay sờ, bóp bộ phận sinh dục
của cháu Y một cái (bên ngồi quần). Sau đó, P đưa hai cháu về nhà ông T.


Bản án số: 13/2019/HS-ST Ngày 31- 7 – 2019 của TAND huyện Đầm Dơi,
tỉnh Cà Mau Căn cứ vào điểm b, điểm c khoản 2 Điều 146; điểm s khoản 1 và
khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Tuyên bố: Bị cáo Phan Văn P phạm tội “Dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi”.


19

Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, P đã nhiều lần xâm hại tình dục đối với cháu Y và cháu N.
Trong các lần xâm hại tình dục các cháu, tác giả quan tâm đến lần xâm hại tình dục
cháu Y vào sáng ngày 09 tháng 3 năm 2019: “P dùng tay kéo quần của cháu Y
xuống ngang đầu gối rồi dùng mũi hôn và dùng lưỡi liếm vào bộ phận sinh dục của
cháu Y. Lúc này, con ngỗng bên hè nhà bà A kêu, P sợ có người đến nên ra ngồi
xem nhưng khơng có ai. P quay trở vào thì thấy Y vẫn cịn nằm trên giường, P đến
dùng tay phải vạch âm hộ của cháu Y ra định quan hệ tình dục nhưng do thấy bộ
phận sinh dục của cháu Y quá nhỏ nên P bỏ xuống võng nằm, cháu Y tự kéo quần
lên”. Hành vi của P được xem là hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo
hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019: “Dùng bộ phận khác
trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu
véo, hơn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi”.
Tuy nhiên, hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 3 Nghị quyết 06/2019 là những hành vi có tính chất tình dục nhưng khơng
nhằm quan hệ tình dục. Do đó, cần phải đánh giá rõ về tính chất tình dục trong hành
vi của bị cáo P đối với cháu Y vào ngày 09 tháng 3 năm 2019.
Theo quan điểm của tác giả, bị cáo P khi xâm hại cháu Y ngày 09/3/2019 có
mục đích giao cấu với cháu Y, thể hiện thơng qua tình tiết “P đến dùng tay phải
vạch âm hộ của cháu Y ra định quan hệ tình dục”. Tuy nhiên, vì lý do khách quan
nên P khơng thực hiện được hành vi quan hệ tình dục (lý do là bộ phận sinh dục của

cháu Y quá nhỏ nên P bỏ xuống võng nằm, cháu Y tự kéo quần lên). Do đó, các cơ
quan tiến hành tố tụng chỉ truy cứu TNHS về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
là chưa phù hợp, vì hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 là những hành vi có tính chất tình dục nhưng
khơng nhằm quan hệ tình dục, cịn trong lần xâm hại cháu Y này thì P có mục đích
quan hệ tình dục với cháu Y. Theo quan điểm của tác giả, trong trường hợp trên,
người phạm tội thực hiện các hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi mà có mục
đích nhằm quan hệ tình dục thì khơng xử lý về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
mà cần xử lý về tội phạm khác, như Tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi (Điều 142 BLHS) hoặc Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) tùy thuộc vào
hành vi giao cấu/quan hệ tình dục khác thuận tình hay khơng thuận tình và độ tuổi
của bị hại. Cụ thể trong lần xâm hại cháu Y ngày 09/3/2019 thì cần xử lý bị cáo P


20

về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS) vì cháu Y chưa đủ 9 tuổi
(dưới 13 tuổi), ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Việc P không tiếp tục để thực hiện
hành vi quan hệ tình dục (P bỏ xuống võng nằm, cháu Y tự kéo quần lên) là do
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội (bộ phận sinh dục của
cháu Y quá nhỏ) nên không được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS).
Thứ ba, cịn có sự trùng lặp về hành vi giữa quy định tại điểm a khoản 2
Điều 3 và điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019.
Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019: Hành vi quan hệ tình dục
khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1
Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người
cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên
cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận

sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao
gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người
khác; Tuy nhiên, theo điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019: Dâm ô
quy
định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng
giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp
quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của
người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục, gồm
một trong các hành vi sau đây:
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ
tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hơn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của
người phạm tội hoặc của người khác;
Thực tiễn đã tồn tại việc áp dụng chưa thống nhất về trường hợp này, cùng
một dạng hành vi là bị hại dùng miệng để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người phạm
tội (hành vi cụ thể thể hiện trong nội dung vụ án), nhưng có Tịa án áp dụng Tội
dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi, có Tịa án áp dụng “Tội thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”.
Do đó, cần phải tiếp tục phân định ranh giới giữa các hành vi này, tránh nhận
thức khác nhau về cùng một dạng hành vi mà truy cứu TNHS về các tội khác nhau.


21

Vụ án thứ sáu và nhận xét, đánh giá:
12

Nội dung vụ án
Khoảng 11 giờ 20 phút ngày 24/5/2017, sau khi đã có uống rượu, Phạm Văn
T đến nhà của anh Phạm Văn R để chơi, lúc này vợ chồng của anh R khơng có ở

nhà, chỉ có em Phạm Thị Như N, sinh ngày 13/02/2009 (con ruột của anh R) đang ở
trong nhà và nằm trên võng xem tivi, T đi vào nhà và hỏi em N “cha mẹ con đi đâu
hết rồi”, em N trả lời “cha mẹ con qua nhà nội hết rồi”. Nảy sinh ý định dâm ô đối
với em N, Phạm Văn T ngồi lên giường ở vị trí sát với cái võng, T sử dụng tay phải
ôm em N, dùng miệng hôn lên mặt rồi hôn dần xuống tới ngực của em N, tay trái T
sờ ngực, bóp vào mơng của em N và dùng tay cởi quần của em N xuống tới đầu gối,
sau đó T cởi nút quần dài của T ra và lấy dương vật để ra bên ngoài cho em N xem,
T ngồi xuống tiếp tục ôm hôn vào ngực của em N với ý định sẽ tiếp tục dạy cho em
N dùng miệng nút bộ phận sinh dục của T nhằm để thỏa mãn sinh lý, trong lúc T
đang hôn ngực của em N thì bị chị Phan Kim G về đến nhà phát hiện truy hơ và
trình báo Cơ quan Công an.
Bản án số 28/2018/HS-ST ngày: 27-8-2018 của TAND huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang tuyên bố bị cáo Phạm Văn T phạm tội “Dâm ô đối với trẻ em”;
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, hành vi của bị cáo T là “T sử dụng tay phải ôm em N, dùng
miệng hôn lên mặt rồi hôn dần xuống tới ngực của em N, tay trái T sờ ngực, bóp
vào mông của em N và dùng tay cởi quần của em N xuống tới đầu gối, sau đó T cởi
nút quần dài của T ra và lấy dương vật để ra bên ngoài cho em N xem, T ngồi
xuống tiếp tục ôm hôn vào ngực của em N”. hành vi này bị xem là dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 146 BLHS.
Tuy nhiên, trong nội dung bản án cịn thể hiện tình tiết T có “ý định sẽ tiếp
tục dạy cho em N dùng miệng nút bộ phận sinh dục của T nhằm để thỏa mãn sinh
lý”. Việc xác định là hành vi này là hành vi dâm ô hay hành vi quan hệ tình dục
khác vơ cùng quan trọng để định tội danh. Nếu xác định hành vi “em N dùng miệng
nút bộ phận sinh dục của T nhằm để thỏa mãn sinh lý” là hành vi dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi thì Bản án số 28/2018/HS-ST ngày: 27-8-2018 của TAND huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tuyên bố bị cáo Phạm Văn T phạm tội “Dâm ô đối với trẻ
em” là đúng quy định của pháp luật. Còn nếu xác định hành vi trên là “hành vi quan
hệ tình dục khác” thì T khi thực hiện các hành vi dâm ơ đối với
12


Bản án số 28/2018/HS-ST ngày: 27-8-2018 của TAND huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang


22

cháu N đã có mục đích quan hệ tình dục nên cần phải truy cứu TNHS về Tội thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
145 BLHS).
Theo quan điểm của tác giả, cần xem hành vi để/yêu cầu/ép buộc người dưới
16 tuổi dùng miệng hôn, nút, mút bộ phận sinh dục của người phạm tội nhằm để
13

thỏa mãn sinh lý là hành vi quan hệ tình dục khác . Do đó, trong vụ án này cần
phải truy cứu TNHS đối với Phạm Văn T về Tội thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
Vụ án thứ bảy và nhận xét, đánh giá:
14

Nội dung vụ án
Bị cáo Hà Văn T và cháu Hoàng Thị Kim Th, sinh ngày 23/07/2005 quen biết
nhau qua mạng xã hội Facebook, hai bên thường xuyên nhắn tin cho nhau và nảy
sinh tình cảm yêu đương với nhau từ tháng 2/2020. T biết rõ cháu Th sinh năm
2005, học lớp 9 trường Trung học cơ sở xã M, huyện LG. Trong khoảng thời gian từ
cuối tháng 02 năm 2020 đến ngày 31/3/2020, Hà Văn T đã hai lần thực hiện hành
vi xâm hại tình dục với cháu Th, cụ thể:
Lần thứ nhất: Buổi trưa một ngày cuối tháng 02 năm 2020, T dùng điện thoại
OPPO màu đen vào mạng Facebook, sử dụng tài khoản “Hà Ngọc Hồng” nhắn tin
cho cháu Th có tài khoản “Hoàngg Thy” bảo cháu Th đến nhà của T chơi và cháu
Th đồng ý. Đến khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày cháu Th đến, lúc này có T và Hà

Văn Tuyên, sinh năm 2007 là em ruột của T ở nhà, Tuyên thấy có bạn gái của T đến
thì lên nhà chính chơi, cịn T đưa cháu Th vào nhà ngang ngồi trên giường nói
chuyện được khoảng 02 phút thì T ơm, hơn vào mơi cháu Th. Sau đó T đẩy cháu Th
nằm xuống giường theo chiều ngang, dùng tay sờ, nắn ngực cháu Th qua lớp áo bên
ngồi. Sau đó, T và cháu Th ngồi dậy cởi áo cộc bên ngoài ra cho nhau rồi cả hai lại
nằm xuống giường, tay trái T để sau gáy cháu Th, còn tay phải đẩy áo ngực của
cháu Th lên gần cổ rồi sờ, nắn bóp ngực (vú) cháu Th, dùng miệng xoa, mút ngực
(vú) cháu Th, thì cháu Th cũng sờ, nắn dương vật của T qua lớp quần bên ngoài.
13
Tham khảo thêm bài viết: 6 Tư thế quan hệ đồng giới nam phổ biến ? (Nguồn:
)

Quan hệ bằng “cửa sau” (Hậu môn)

Tư thế quan hệ đồng giới nam qua đường miệng

Tư thế quan hệ đồng giới nam giữa dương vật – hậu môn

Tư thế quan hệ đồng giới nam giữa dương vật – dương vật

Tư thế quan hệ đồng giới nam giữa miệng – dương vật

Tư thế quan hệ đồng giới nam giữa miệng – hậu môn
14
Bản án số 71/2020/HSST ngày 04/9/2020 của TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang


23

Sau đó T và cháu Th cởi hết quần áo cho nhau ra để ở giường. T nằm ngửa ra

giường bảo cháu Th mút dương vật cho T thì cháu Th ngồi lên hai đùi của T và cúi
người xuống dùng miệng ngậm, mút dương vật đang cương cứng của T được
khoảng 01 phút thì cháu Th dừng lại và nằm ngửa ra giường. Lúc này cháu Th bảo T
liếm âm hộ của cháu Th thì T ngồi quỳ trước gối cháu Th, đẩy hai chân cháu Th lên
cao và dùng miệng, lưỡi liếm âm hộ cháu Th được khoảng 03 đến 04 phút thì thấy
có mùi hơi và chất nhầy từ âm hộ chảy ra nên T dừng lại. Sau đó T dùng dương vật
đang cương cứng ngồi quỳ trước gối cháu Th, dùng tay cầm dương vật trà sát vào
âm hộ của cháu Th khoảng 01 phút nhưng không cho dương vật vào trong âm đạo.
Lúc này, do nghe thấy tiếng động ở bên ngoài nên T và cháu Th ngồi dậy, mặc quần
áo vào nhà vệ sinh cá nhân rồi cháu Th đi về nhà.
Lần thứ hai: Ngày 31/3/2020, T đến làm hàn sắt cho nhà chị Nguyễn Thị H1,
sinh năm 1985 ở thôn Hạ, xã M, huyện LG. Buổi trưa cùng ngày, T nhắn tin cho
cháu Th bảo đến nhà chị H1 chơi, cháu Th đồng ý. Đến khoảng 13 cùng ngày
31/3/2020, cháu Th đi xe đạp điện đến, T đưa cháu Th vào gian nhà bếp ở tầng 1
nhà chị H1, Lúc này T ôm, hơn vào mơi, tay phải đợ phía sau cổ cịn tay trái sờ, nắn
ngực cháu Th qua lớp áo bên ngồi. Sau đó T dùng tay trái sờ vào âm hộ cháu Th
qua lớp quần bên ngoài khoảng 30 giây thì T đẩy cháu Th nằm xuống giường nhưng
cháu Th khơng đồng ý. Sau đó T và cháu Th ngồi ở giường nói chuyện với nhau
được khoảng 05 phút thì cháu Th đi về nhà.
Ngày 17/4/2020, sau khi biết T có hành vi xâm hại tình dục với cháu Th, anh
Hoàng Kim Tr là bố đẻ của cháu Th đã có đơn trình báo, đề nghị Cơ quan điều tra
xử lý T .
Hồi 11 giờ ngày 17/4/2020, Hà Văn T đến Công an huyện LG đầu thú, giao
nộp 01 điện thoại OPPO màu đen.
Ngày 17/4/2020 và ngày 18/4/2020, Hoàng Thị Kim Th giao nộp cho Cơ
quan điều tra: 01 điện thoại SAMSUNG màu tím; 01 quần vải dài màu đen, cạp
quần bằng chun; 01 áo phông cộc tay cổ tim, màu đen có 03 sọc trắng ở vai; 01 áo
lót màu đen; 01 quần lót màu đen có may vải ren ở phần cạp quần. Cháu Th khai là
quần áo mặc khi bị T xâm hại tình dục .
Ngày 20/4/2020, Hà Văn T giao nộp cho Cơ quan điều tra: 01 áo phơng màu

đen, mặt sau áo có in chữ “Đức” và số 15; 01 quần dài màu ghi xám; 01 quần sịp
đùi màu tím than, phần cạp quần có chữ PUMA. T khai là quần áo T mặc khi thực
hiện hành vi xâm hại tình dục cháu Th.


24

Ngày 18 và 19/4/2020, Cơ quan điều tra tiến hành xác định lại hiện trường là
căn nhà ngang của gia đình T và gian phịng bếp nhà chị H, nơi T có hành vi xâm
hại tình dục cháu Th. Kết quả cho thấy hiện trường, vị trí nơi T xâm hại tình dục
cháu Th là phù hợp.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về tình dục số 9398/20/TD ngày
20/4/2020 của Trung tâm Pháp y Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đối với cháu
Th, kết luận: Môi lớn trùng kín mơi bé, khơng bầm tím, khơng tổn thương; T đình:
Khơng bầm tím, khơng tổn thương; âm hộ khơng bầm tím, khơng tổn thương; màng
trinh: Ngun vẹn khơng có tổn thương; xét nghiệm dịch âm đạo: Khơng thấy hình
ảnh tinh trùng; siêu âm tử cung phần phụ: Hiện tại siêu âm tử cung, phần phụ không
thấy bất thường. Kết luận: Màng trinh ngun vẹn khơng có tổn thương; khơng thấy
hình ảnh tinh trùng; hiện tại Th khơng có thai.
Bản án số 71/2020/HSST ngày 04/9/2020 của TAND huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang tuyên bố: Bị cáo Hà Văn T phạm tội “Thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và tội “Dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi”.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, bị cáo T có hành vi để cho cháu Th ngồi lên hai đùi của T
và cúi người xuống dùng miệng ngậm, mút dương vật đang cương cứng của T được
khoảng 01 phút thì cháu Th dừng lại và nằm ngửa ra giường. Lúc này cháu Th bảo T
liếm âm hộ của cháu Th thì T ngồi quỳ trước gối cháu Th, đẩy hai chân cháu Th lên
cao và dùng miệng, lưỡi liếm âm hộ cháu Th được khoảng 03 đến 04 phút thì thấy
có mùi hơi và chất nhầy từ âm hộ chảy ra nên T dừng lại. Sau đó T dùng dương vật

đang cương cứng ngồi quỳ trước gối cháu Th, dùng tay cầm dương vật trà sát vào
âm hộ của cháu Th khoảng 01 phút nhưng không cho dương vật vào trong âm đạo.
Trong lần thực hiện hành vi này, HĐXX đánh giá bị cáo Hà Văn T phạm tội “Thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.
Như vậy, mặc dù hành vi tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh
dục nữ khơng có sự xâm nhập, nhưng bên cạnh đó cịn có hành vi “cháu Th ngồi lên
hai đùi của T và cúi người xuống dùng miệng ngậm, mút dương vật đang cương
cứng của T được khoảng 01 phút”, hành vi này bị xem là hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2
Điều 3 Nghị quyết 06/2019: “Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu


×