Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.16 KB, 116 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM PHÚ PHÚC

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIN
DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM PHÚ PHÚC

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIN
DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA

HÀ NỘI - 2012


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Người cam đoan

Phạm Phú Phúc


4

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mai...................4

1.1.1.

Khái quát về Ngân hàng thương mại..................................4

1.1.2.

Khái niệm tín dụng Ngân hàng.................................................. 5

1.1.3.

Vai trị của tín dụng ngân hàng trong nền KTT T................6

1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM.............................9
1.2.1.

Khái niệm rủi ro tín dụng.................................................... 9

1.2.2.

Các loại rủi ro tín dụng....................................................... 9

1.2.3.

Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá rủi ro tín dụn g......10

1.2.4.

Nhận biết RRTD trong hoạt động của NHT M...................16

1.2.5.


Nguyên nhân dẫn đến RRTD trong hoạt động của NHT M 20

1.2.6.

Hậu quả của rủi ro tín dụng.............................................. 22

1.3. Kinh nghiệm quản lý RRTD ở một số NHTM trên thế giói và
trong nưóc....................................................................................... 22
1.3.1.

Kinh nghiệm quản lý RRTD một số NHTM trênthếgiới......22

1.3.2.

Kinh nghiệm quản lý RRTD tại một số NHTMtrong nước. .24

1.3.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý RRTD....................28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK
QUẢNG TRỊ 31
2.1. Tình hình HĐKD của Agribank Quảng Trị giai đoạn 2008201131
2.1.1.

Quá trình hình thành của Agribank Quảng Trị.................31



5

2.12.

Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Agribank Quảng Trị...............32

2.13.Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị trong giai đoạn
2008-2011................................................................................................33
2.2. Thực trạng RRTD của Agribank Quảng Trị...........................38
2.2.1.

Qui trình cấp tín dụng và quản lý RRTD tại chi nhánh......38

2.2.2.

Nợ xấu.............................................................................. 44

2.2.3.

Phân loại nợ, trích lập dự phịng và XLRR tín dụn g.........49

2.3. Đánh giá chung về tình hình RRTD tại Agribank Quảng Tr ị. 56
2.3.1.

Những thành quảđạt được................................................. 56

2.3.2.

Hạn chế............................................................................. 58


2.3.3.

Nguyên nhânRRTD tạichi nhánh Agribank Quảng Trị.......60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................72
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK TỈNH QUẢNG TRỊ 73
3.1. Định hướng HĐKD của Agribank Quảng Trị giai đoạn 20122015
........................................................................................................... 73
3.1.1......................................Định hướng và mục tiêu phát triển
73
3.1.2..........................................Định hướng về kiểm soát RRTD
75
3.2...........Các giải pháp hạn chế RRTD tại Agribank Quảng Trị.
................................................................................................ 76
3.2.1.............................Về cơ cấu tổ chức bộ phận cấp tín dụn g
76
3.2.2..............................Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả
77
3.2.3.Nâng cao hiệu quả thực thi qui trình cấp tín..............dụng
82


76

3.3.1................................................................Đối
với Chính phủ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
93
3.3.2.

nước

Đối với Ngân hàng
94

3.3.3.
97

Đối với Agribank Việt.................................... Nam

Agribank

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................ 99
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn

CBTD

: CBTD

CIC

: Trung tâm thơng tin tín dụng (Credit Information Centre)

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD

: Doanh nghiệp ngồi quốc doanh


HĐTD
HGĐ&C
N
HGĐ&C

: Hợp đồng tín dụng

N
HMTD
IPCAS

: Hộ gia đình và cá nhân
: Hộ gia đình và cá nhân
: Hạn mức tín dụng
: Hệ thống thanh tốn và kế toán khách hàng nội bộ ngân hàng
(Intra-Bank Payment and Customer Accounting System)

KTTT

: KTTT

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: NHTM


NHTW

: Ngân hàng Trung ương

RRTD

: Rủi ro tín dụng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCKT

: Tổ chức kinh tế

TCTD

: TCTD

TSBĐ

: TSBĐ

XLRR

: Xử lý rủi ro




8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Cơ cấu vốn huy động tại Agribank tỉnh Quảng Trị

33

Bảng 2.2:

Cơ cấu dư nợ cho vay tại Agribank tỉnh Quảng Trị

35

Bảng 2.3:

Ket quả tài chính của Agribank Quảng Trị

37

Bảng 2.4:

Nợ xấu phân theo TPKT tại Agribank Quảng Trị

44

Bảng 2.5:

Nợ xấu phân theo ngành KT tại Agribank Quảng Trị


47

Bảng 2.6:

Ket quả phân loại nợ tại Agribank Quảng Trị

50

Bảng 2.7:

Trích lập DP&XLRR tại Agribank Quảng Trị

53

Bảng 2.8:

Thu hồi nợ đã XLRR tại Agribank Quảng Trị

55


9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ

Trang
Sơ đồ 2.1:

Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Agribank Quảng Trị 32


Sơ đồ 2.2:

Qui trình cấp tín dụng tại Agribank Quảng Trị

39


10

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh
chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, cùng với việc đem
lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro
lớn nhất. Hậu quả của RRTD đối với ngân hàng thường rất nặng nề: Làm tăng
thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất
thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín
và vị thế của ngân hàng.
RRTD ln song hành với hoạt động tín dụng, khơng thể loại bỏ hồn tồn
RRTD mà phải biết chấp nhận rủi ro, vì trong nền KTTT nếu khơng chấp nhận rủi
ro thì khơng thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do vậy, chỉ có thể áp
dụng các biện pháp giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Đứng trên quan
điểm quản lý tồn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói
riêng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải ln được xác
định trong chiến lược hoạt động chung. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức
tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công
trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác
động đến hoạt động tín dụng để hạn chế tối đa RRTD nhằm góp phần đạt tới mục
tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.

Đối với Agribank Quảng Trị hiện nay, với cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín
dụng chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của Chi nhánh; hoạt động tín dụng có
vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng là hoạt
động mang lại rủi ro cao nhất của Chi nhánh. Mặc dù trong những năm gần đây,
vấn đề hạn chế RRTD đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban Giám đốc, đội
ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, nhưng trên thực tế, cơng tác này vẫn còn nhiều
hạn chế; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó địi ngày càng tăng cao cả về tỷ trọng và


11

số tuyệt đối cho nên yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý, kiểm
soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo RRTD nằm trong phạm vi chấp
nhận được, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ RRTD làm ảnh hưởng lớn đến lợi
nhuận kinh doanh của Chi nhánh, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho Chi nhánh trên địa bàn. Chính vì thế, Tơi đã chọn đề tài “Giải pháp hạn
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị” làm đối tượng nghiên
cứu trong luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Góp phần làm rõ hơn các lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt
động tín dụng.
- Phân tích thực trạng RRTD và các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại Agribank
Quảng Trị trong giai đoạn 2008-2011.
- Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, luận văn nêu ra một
số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
Agribank
Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài'. RRTD của NHTM, phân tích các nguyên
nhân gây ra RRTD và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn
đến RRTD, thực trạng RRTD trong giai đoạn 2008-2011, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm hạn chế RRTD tại Chi nhánh trong thời gian đến 2015.


12

4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động kinh doanh tại
Agribank Quảng Trị trong giai đoạn 2008-2011
- Ghi nhận các ý kiến, nhận định của CBTD; lãnh đạo các Chi nhánh trực
thuộc nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Trên các cơ sở trên, sử dụng các phương pháp : thống kê, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh ...
5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của luận văn
Đề tài bao gồm những nội dung chính sau :
Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị
Chương 3: Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn nghiên cứu dựa trên thực trạng RRTD trong hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Trị. Bản thân đã thực hiện phân tích thực
trạng kết hợp với các nghiên cứu, lý luận của các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm,
các đồng nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải
pháp hạn chế rủi ro phù hợp với các chuẩn mực kinh doanh trong lĩnh vực ngân
hàng trong nước cũng như Quốc tế.

CHƯƠNG 1



13

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.1.

Khái quát về Ngân hàng thương mại

Về mặt lịch sử, NHTM đã có q trình hình thành và phát triển lâu dài gắn
liền với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Từ các hoạt động
cho vay tư nhân và cầm đồ xuất hiện trong thời kỳ cổ đại, các ngân hàng đã phát
triển về quy mô, mở rộng về chức năng qua thời kỳ trung cổ và đạt tới sự phát triển
rực rỡ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đến thế kỷ thứ 18, với sự can thiệp của
nhà nước, ngân hàng phát hành được tách riêng ra để trở thành ngân hàng trung
ương của các nước, các ngân hàng cịn lại khơng được phép phát hành tiền, có
chức năng chuyên kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây chính là tiền thân
của các NHTM hiện đại.
Ngày nay, nhất là trong các nền KTTT phát triển, NHTM đã trở thành các
trung tâm tiền tệ, là cầu nối giữa người có vốn nhàn rỗi và người có nhu cầu sử
dụng vốn, đồng thời là tổ chức cung cấp các dịch vụ ngân hàng như chiết khấu
thương phiếu, bảo quản tài sản, đồ vật quý, thanh toán cho khách hàng, tư vấn...
Trong nền TTT hiện đại, NHTM đã phát triển thành hệ thống nhiều chi nhánh, có
vai trị rất quan trọng trên thị trường tài chính và ảnh hưởng lớn đến trạng thái kinh
tế vĩ mô của quốc gia, quốc tế.

về mặt lý luận, có nhiều cách định nghĩa NHTM khác nhau. Nhà kinh tế học
Peter S. Rose định nghĩa NHTM như sau: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,
tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với
bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế" [13, tr.7]. Từ điển Bách khoa
Việt Nam cho rằng, NHTM là "tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng


14

số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và thanh toán" [16, tr.73].
Dù định nghĩa theo cách nào thì NHTM cũng lấy việc huy động tiền gửi để
cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu. NHTM vừa là người cung cấp vốn vừa
là người sử dụng vốn của khách hàng. Trong chức năng này, đối tượng kinh doanh
của NHTM là tiền tệ, một loại hàng hố đặc biệt. Với chức năng này, NHTM đã
góp phần quan trọng vào việc điều hồ lưu thơng tiền tệ, làm cho các nguồn vốn
trong xã hội được sử dụng có hiệu quả, đồng thời, qua đó tìm kiếm lợi nhuận cho
mình.
NHTM có vai trị to lớn trong nền kinh tế hiện đại. Hệ thống NHTM được ví
như mạch máu, chất dầu bơi trơn của q trình tái sản xuất xã hội, là trợ thủ đắc
lực của Nhà nước và các chủ thể kinh tế.
1.1.2.

Khái niệm Tín dụng Ngân hàng

Về mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ tín dụng có nguồn gốc từ chữ la tinh "creditum",
với nghĩa tin tưởng, tín nhiệm. Theo cách phát triển ngữ nghĩa này, tín dụng chính
là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở tin rằng, người vay sẽ hồn trả số vốn đó cho
người cho vay trong tương lai.

C.Mác cho rằng: Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá
trị từ người sở hữu đến người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi lại
một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Tín dụng có nhiều loại như: Tín dụng Nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín
dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ
chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh
tế; trong mối quan hệ này, ngân hàng vừa giữ vai trò người đi vay (con nợ) và vai
trò người cho vay (chủ nợ). Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm,
thơng qua vai trị trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể
có nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: “ Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng
thoả thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín)


15

với ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu),
cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”{ 13, tr342}
Phân biệt tín dụng và cho vay: Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm
thời (có hồn trả) về tài sản đều phản ánh quan hệ tín dụng; mối quan hệ tín dụng
này lại được thể hiện dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê
tài chính. Như vậy, nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên
trong hoạt động tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ
trọng lớn nhất tại các NHTM.
1.1.3.

Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền KTTT

1.1.3.1. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
* Tín dụng ngân hàng có vai trị to lớn trong tập trung, tích tụ vốn cung cấp

cho nền kinh tế: Với vai trị trung gian tài chính trên thị trường, NHTM giúp
tập
trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế. Như
một
cái hồ lớn, ngân hàng tập trung và tích tụ các nguồn vốn nhỏ bé của từng chủ
thể
thành các khoản vốn to lớn tài trợ cho các khoản đầu tư và tiêu dùng của các
doanh
nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng. Trên giác độ cung cấp vốn lớn cho
doanh
nghiệp, tín dụng tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh
nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển của đất
nước.
Bởi vì, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu động và
vốn

cố

định cho các doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng. Trong điều kiện hiện
nay

,

nếu chỉ dựa vào vốn tự có thì các doanh nghiệp có số vốn q ít ỏi, làm cho


16

vốn xã hội được sử dụng hiệu quả hơn, chi phí sử dụng tiền giảm thấp, từ đó tăng
năng lực sản xuất của xã hội, tạo điều kiện tăng việc làm và thu nhập cho dân cư.

* Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng,
ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu
quả
kinh tế, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu: Ngân
hàng,
với chức năng cho doanh nghiệp vay vốn, đã giúp cho các dự án đổi mới
công
nghệ, các dự án tạo sản phẩm mới, dự án mở rộng sản xuất, dự án nghiên cứu

triển khai của doanh nghiệp trở thành hiện thực. Trên giác độ đó, tín dụng
ngân
hàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúp các nhà sản xuất kinh
doanh
thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng và ứng dụng công nghệ để cạnh
tranh
thắng lợi trên thị trường.
* Tín dụng ngân hàng thúc đẩy q trình phân cơng lao động xã hội và hợp
tác kinh tế trong nước và quốc tế: Các doanh nghiệp, các cơng ty làm ăn có
hiệu
quả và uy tín được ngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mơ
sản

xuất

và thị trường tiêu thụ. Tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng q trình
tập
trung và tích luỹ vốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên
doanh

với


các tập đoàn kinh tế nước ngoài, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập nền kinh tế
thế


17

NHTM: Chức năng khởi đầu và truyền thống của NHTM là tín dụng. Mặc dù
NHTM hiện đại đã mở mang nhiều dịch vụ ngân hàng ngồi tín dụng, nhưng cho
đến nay, nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn t rong doanh
thu và lợi nhuận ngân hàng. Bất kỳ sự trục trặc nào trong hoạt động tín dụng ngân
hàng cũng tác động tiêu cực, khơng chỉ đến hoạt động tín dụng, mà đến tất cả các
hoạt động khác của ngân hàng. Đối với nước có hệ thống NHTM còn kém phát
triển như nước ta, các NHTM đa số lấy tín dụng ngân hàng làm hoạt động chính.
* Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng khác'.
Một mặt, các dịch vụ ngân hàng khác được phát triển trên chính các chủ thể

quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mặt khác, hoạt động tín dụng ngân hàng,
nếu

sn

sẻ, cung cấp nguồn tài trợ cho các hoạt động khác thông qua nguồn vốn thu
hút
được, cũng như thông qua lợi nhuận đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ. Nếu
hoạt
động tín dụng khơng tốt, sẽ hạn chế phát triển các dịch vụ ngân hàng khác.
Bởi

vì,


bản thân các dịch vụ ngân hàng thường liên quan đến nhau, nhất là liên quan
đến
tín dụng.
* Tín dụng ngân hàng giúp NHTM thực thi các hoạt động kiểm soát hỗ trợ
cho các khoản đầu tư trực tiếp của ngân hàng vào doanh nghiệp'. Trong thực
tế,
nhiều ngân hàng đã chuyển các khoản vay thành đầu tư khi muốn kiểm soát
doanh
nghiệp. Các dữ liệu ngân hàng thu thập về doanh nghiệp giúp ngân hàng có
thể
quyết định đầu tư đúng đắn.

ra


18

Việt Nam thì: “ RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của
tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết ”
Theo Ủy ban Basel thì: “ RRTD được định nghĩa đơn giản là khả năng một
người vay ngân hàng hoặc đối tác không đáp ứng được các nghĩa vụ của mình theo
điều khoản thỏa thuận ”
1.2.2.

Các loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại RRTD khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận và tiêu chí
phân loại khác nhau. Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD phân chia

thành các loại:
- Rủi ro giao dịch (Transaction rish): là một hình thức của RRTD mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt
cho

vay,

đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn,
rủi

ro

bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết
định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm
bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một hình thức của RRTD mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của


19

+ Rủi ro nội tại (Intrinsic rish): xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,
mang tính riêng biệt bên trong của mỗi khách hàng vay vốn, ngành nghề kinh

doanh, lĩnh vực hoạt động.
+ Rủi ro tập trung (Concentration rish): là trường hợp ngân hàng tập trung vốn
cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý
nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.2.3.

Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá rủi ro tín dụng

1.2.3.1 .Nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tổng số dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =------------------------ x 100 %
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi
được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã
quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của
Ngân
hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại.
1.2.3.2. Nợ xấu
Là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo qui định tại Quyết định số
493/2005/NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Tỷ lệ nợ xấu:
Số dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =---------------------- x 100
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ
xấu, chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng
của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.



20

Theo các văn bản qui định hiện nay của Agribank Việt Nam, nếu tỷ lệ nợ xấu ≤ 5%
thì chất lượng tín dụng xem như bình thường, càng nhỏ hơn 5% càng tốt. Ngược
lại, nếu tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 5% thì được coi là chất lượng tín dụng đang có vấn
đề.
1.2.3.3. Tỷ lệ các nhóm nợ trên tổng dư nợ cho vay
Theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và
QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN thì TCTD thực hiện phân
loại nợ theo năm nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời
hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả
nợ
đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;


21

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
Ngồi ra TCTD có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp
hơn trong các trường hợp sau đây:
- Đối với các khoản nợ quá hạn, TCTD phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro
thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối
với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian
tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với
các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã
được xử lý, khắc phục;
+ TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có
khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.


Tl

- Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD phân loại lại vào
nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau
đây:
+ Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại
trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba
(03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và
lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại
thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;
+ TCTD có đủ cơ sở (thơng tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng
có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại.
- TCTD phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường
hợp sau đây:
+ Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào
cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại TCTD
mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều này
vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, TCTD phải phân loại lại các khoản
nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.
+ Đối với khoản cho vay hợp vốn, TCTD làm đầu mối phải thực hiện phân
loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo quy định và phải thông báo kết quả
phân loại nợ cho các TCTD tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng

vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại TCTD tham gia cho vay
hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ khơng cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp
vốn do TCTD làm đầu mối phân loại , TCTD tham cho vay hợp vốn phân loại lại
toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn
vào nhóm nợ do TCTD đầu mối phân loại hoặc do TCTD tham gia cho vay hợp
vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.


23

Trên đây là phân nhóm nợ theo định lượng, nhưng trong thực tế cũng có
những rủi ro mang tính chất định tính nên TCTD phải chủ động phân loại các
khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của TCTD
khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng;
+ Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có
mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thơng tin);
+ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy
giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;
+ Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài
chính theo yêu cầu của tổ TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
1.2.3.4. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Tổng nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = -------------------------------------- x 100%
Tổng dư nợ
Nợ có khả năng mất vốn là nợ nhóm 5 theo cách phân loại trên. Chỉ tiêu tỷ lệ
nợ có khả năng mất vốn phản ánh cứ trên 100 đơn vị dư nợ tín dụng thì có bao
nhiêu đơn vị tổn thất khơng có khả năng thu hồi.

1.2.3.5. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ trích lập
dự phịng RRTD =

DPRR tín dụng đã được trích lập

IOO0/

Dư nợ bình qn

Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1
Điều 6 của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm
3: 20%; Nhóm 4: 50% và Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ


24

Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phịng cụ thể theo khả năng tài chính của
TCTD.
Số tiền dự phịng cụ thể phải trích được tính theo cơng thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:

R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của TSBĐ
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

1.2.3.6. Tỷ lệ nợXLRR
Dư nợ đã XLRR

- Tỷ lệ nợ XLRR =

-------—--------- x 100
Dư nợ bình qn

Những khoản nợ khó địi sẽ được các NHTM sử dụng dự phịng để XLRR tín
dụng (đưa ra hạch tốn ngoại bảng). Nếu một Ngân hàng có tỷ lệ này cao chứng tỏ
nợ có khả năng mất vốn lớn, nghĩa là chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này lớn
(thường là từ 2% trở lên) thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng được xem là có
vấn đề.
1.2.3.7. Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR
Tổng thu nợ đã XLRR
x 100

Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR =

%

Tổng nợ đã XLRR
Nợ đã XLRR là khoản nợ thuộc nhóm 5 hoặc khoản nợ đối với khách hàng là
tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị
chết hoặc mất tích đã được ngân hàng sử dụng dự phịng để XLRR. Sau đó chuyển
các khoản nợ đó từ hạch tốn nội bảng ra hạch tốn ngoại bảng để tiếp tục theo dõi

có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Chỉ tiêu thu hồi nợ đã XLRR phản ánh cứ
trên
100 đơn vị dư nợ đã XLRR thì có bao nhiêu đơn vị nợ đã XLRR nhưng khơng có



×