Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiền hải khoá luận tốt nghiệp 040

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.1 KB, 100 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Học viện ngân hàng
-----^^ffl^^-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN TIỀN HẢI

Sinh viên thực hiện

ĐẶNG THỊ HÀ MY

Lớp

NHC - K12

Khoa

NGÂN HÀNG

Giáo viên hướng dẫn

THS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG

Hà Nội: 05/2013



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Học viện ngân hàng
---—^^^ffl^ra----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN TIỀN HẢI

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hà My

Lớp

NHC - K12

Khoa

Ngân hàng

Giáo viên hướng dẫn

Ths. Nguyễn Minh Phương

Hà Nội: 05/201



Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tất cả
các
thầy giáo, cô giáo của Học viện Ngân hàng đã nhiệt tình giảng dạy trong
suốt quá trình học tập đại học của em (niên khóa 2009 - 2013), giúp em
nắm vững được những kiến thức quý báu, từ đó vận dụng vào việc hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin tỏ lịng biết ơn tới cơ giáo Nguyễn Minh Phương đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể hồn thành
tốt khóa luận này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tới Ban giám đốc và các anh chị, cơ chú
phịng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Tiền Hải đã tạo điều kiện cho
em tìm hiểu hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và hoạt động
tín
dụng với HSX nói riêng, từ đó giúp em có cơ sở thực tiễn để hồn thành
khóa luận một cách thuyết phục hơn.

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


Khóa luận tốt nghiệp


Học viện Ngân hàng

DANH MỤC
VIẾT TẮT
LỜI CÁC
CAMCHỮ
ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Sinh viên

Đặng Thị Hà My.
CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CBTD
^DN

Cán bộ tín dụng
Doanh nghiệp

DNNN
DNNQD

Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh


DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

HSX

Hộ sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HĐKD
NHNN

Hoạt động kinh doanh
Ngân hàng nhà nước

NHTM
NHNo&PTNT

Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn

^NH


Ngân hàng

NQH
TCTD

Nợ q hạn
Tơ chức tín dụng

TDNH
TSĐB

Tín dụng Ngân hàng
Tài sản đảm bảo

TLSX
UBND

Đặng Thị Hà My Tư liệu sản xuất
Uy ban nhân dân

Lớp: NHC-K12


VNĐ

Việt Nam đồng


STT

2.1

33
33
33
33
33
33
33
33

Tên bảng, sơ đơ, biêu đơ
Khóal.Bảng
luận tốt nghiệp

Trang
Học viện Ngân hàng

Kết cấu ngn vốn huy động của NH.
32
MỤC CÁC BẢNG,
Tình hình cho vay và thuDANH
nợ của NH
36SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Cơ cấu DNCV của NH

39

Nợ xấu của NH


31

Kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

33

Lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra tại NH.

33

DSCV và tốc độ tăng trưởng DSCV HSX

37

Cơ cấu doanh số cho vay HSX

39

DSTN và tốc độ tăng trưởng DSTN HSX.

32

2.10

Dư nợ cho vay và tỷ trọng dư nợ cho vay HSX

33

2.11


Cơ cấu dư nợ cho vay HSX

2.12

Dư nợ cho vay HSX theo TSĐB

33
36

2.13

Dư nợ cho vay HSX thơng qua tơ vay vốn

38

2.14

Vịng quay vốn tín dụng

2.15

Nợ q hạn và nợ xấu HSX của NH.

39
30

2.Sơ đồ
2.1

Mơ hình tơ chức của NH


27

33

Quy trình cho vay HSX tại NH

36

3. Biểu đồ
2.1

33
33

Dư nợ cho vay của NH.
Cơ cấu cho vay HSX phân theo thời hạn
Cơ cấu cho vay HSX theo ngành kinh tế

Đặng Thị Hà My

38

39
30

Lớp: NHC-K12


Đặng Thị Hà My


Lớp: NHC-K12


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TẠI CÁC NHTM..................................................................................................4
1.1. Hộ sản xuất và vai trò của HSX trong nền kinh tế............................4
1.1.1.

Khái niệm về HSX...........................................................................4

1.1.2.

Đặc điểm và phân loại HSX...........................................................5

1.1.3.

Thực trạng kinh tế hộ hiện nay.....................................................7

1.1.4.

Vai trị của HSX trong nền kinh tế................................................9

1.2. Tín dụng Ngân hàng với kinh tế HSX................................................11

1.2.1.

Khái quát về tín dụng Ngân hàng...............................................11

1.2.2.

Đặc điểm cơ bản trong cho vay Hộ sản xuất.............................12

1.2.3.

Các hình thức cho vay với HSX..................................................13

1.2.4.

Vai trị tín dụng đối với phát triển kinh tế HSX.......................15

1.3. Mở rộng cho vay Hộ sản xuất.............................................................17
1.3.1.

Quan niệm về mở rộng cho vay Hộ sản xuất.............................17

1.3.2.

Chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng cho vay HSX..............................19

1.3.3.

Nhân tố tác động tới sự mở rộng cho vay HSX.........................22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HSX TẠI CHI NHÁNH

NHNo&PTNT HUYỆN TIỀN HẢI.............................................................26
2.1. Khái quát chung về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiền Hải....26
2.1.1.
26

Lịch sử hình thành chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiền Hải.

2.1.2.

Khái quát về hoạt động kinh tế xã hội huyện Tiền Hải...........28

2.1.3.

Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng giai đoạn 2010-

2012..............................................................................................................31

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

2.2. Thực trạng cho vay HSX tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiền
Hải....................................................................................................................45
2.2.1.


Thực trạng kinh tế Hộ sản xuất trên địa bàn huyện................45

2.2.2.

Quy trình cho vay Hộ sản xuất....................................................46

2.2.3.

Thực trạng cho vay HSX tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện

Tiền Hải.......................................................................................................47
2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay Hộ sản xuất tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Tiền Hải.....................................................................60
2.3.1.

Những thành tựu đạt được...........................................................60

2.3.2.

Những tồn tại và nguyên nhân....................................................63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI
CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TIỀN HẢI........................................69
3.1. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. ...
69
3.1.1.

Định hướng hoạt động chung của chi nhánh trong thời gian

tới.

69
3.1.2.

Định hướng tín dụng đối với HSX tại chi nhánh NHNo&PTNT

Huyện Tiền Hải trong thời gian tới.........................................................70
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi
nhánh Huyện Tiền Hải..................................................................................71
3.2.1.

Tăng cường cho vay qua tổ vay vốn, cho vay theo nhóm khách

hàng............................................................................................................. 71
3.2.2.

Mở rộng phương thức và kỳ hạn vay.........................................73

3.2.3.

Thực hiện ưu đãi, hỗ trợ với HSX...............................................73

3.2.4.

Tăng cường Marketing, duy trì mối quan hệ với khách hàng .

75
3.2.5.

Nâng cao hiệu quả cán bộ trong cho vay HSX..........................76


3.2.6.

Kết hợp với các cấp chính quyền địa phương, ban ngành, đồn

thể.................................................................................................................76

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


Khóa luận tốt nghiệp

3.2.8.

Học viện Ngân hàng

Nâng cao chất lượng cho vay với HSX.......................................78

3.3..................................................................................................Kiến nghị

79

3.3.1.

Với Nhà nước và các cấp chính chính quyền địa phương......79

3.3.2.

Với NHNo&PTNT Việt Nam.......................................................80


3.3.3.

Với NHNN......................................................................................80

3.3.4.

Với Hộ sản xuất..............................................................................81

KẾT LUẬN.........................................................................................................82

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


1

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Là trụ đỡ của nền kinh tế, việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm
giữ một vai trị cực kỳ quan trọng trong cơng cuộc thực hiện mục tiêu CNH HĐH đất nước. Thực tế trong những năm qua cũng cho thấy, nơng nghiệp là
lĩnh vực có đóng góp lớn trong phát triển kinh tế đất nước với các thành tựu
đáng kể, chiếm gần 20% GDP cả nước và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của
gần 70% dân số cả nước. Có thể nói, nơng nghiệp có vai trị giá đỡ cho nền
kinh tế, đặc biệt là trong những giai đoạn kinh tế khó khăn như cuối những

năm 1980, 1990 và mấy năm gần đây. Những lúc kinh tế bấp bênh nhất lại là
lúc nông nghiệp giữ vững ổn định chính trị xã hội. Từ chỗ nước ta chưa tự túc
được lương thực đến nay đã là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng
hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải chịu áp
lực về việc suy giảm diện tích sản xuất, ước tính mỗi năm nước ta giảm
khoảng 20 nghìn ha đất nơng nghiệp do q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp
hóa. Vì thế trong cơng cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu
hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn, phát triển nơng thơn là nhiệm vụ quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hướng tới xây dựng một nền
nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh
tranh cao; đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực và tạo điều kiện từng
bước hình thành một nền nơng nghiệp chất lượng, an tồn và phát triển bền
vững.
Muốn phát triển kinh tế nơng thơn thì trước hết cần quan tâm tới HSX,
vì hộ chính là lực lượng nịng cốt, lao động chính tại nơng thơn. HSX là đơn vị
kinh tế cung cấp hầu hết nông sản cho nền kinh tế quốc dân tham gia vào sản
xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ...
Một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết cho q trình phát triển
kinh tế hộ đó là sự giúp đỡ về vốn của các NHTM. Tuy nhiên với tính chất
Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


2

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng


phức tạp của loại hình kinh tế này: món vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ trên một
đồng vốn cao, thủ tục hành chính cịn rườm rà, chồng chéo, tiềm ẩn rủi ro cao
do phụ thuộc yếu tố khách quan, do đó việc cho vay HSX gặp nhiều khó khăn,
nhiều hộ vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn Ngân hàng.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
hoạt động kinh doanh của các NHTM đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
vấn đề nợ xấu.Thực tế hoạt động cho thấy nợ xấu chủ yếu rơi vào cho vay
trong lĩnh vực bất động sản, cho vay tam nơng có tỷ lệ rủi ro rất thấp. Khi tình
hình sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện thì nhiều Ngân hàng tiếp tục
hướng tín dụng về nơng nghiệp, nơng thơn và coi đó là cửa thốt hiểm trong
bối cảnh tín dụng gặp khó khăn, giúp NH duy trì lợi nhuận và phát triển ổn
định.
Là bạn đồng hành của nông nghiệp nông thơn, NHNo&PTNT nhận
thức rõ được vai trị và mục tiêu hoạt động, đã và đang mở rộng hỗ trợ vốn cho
HSX, góp phần tạo cơng ăn việc làm giúp người dân làm giàu. Chịu trách
nhiệm đi đầu trong thực hiện chính sách hỗ trợ nơng nghiệp trên địa bàn
huyện, NHNo&PTNT huyện Tiền Hải đã không ngừng mở rộng hoạt động tín
dụng cả về quy mơ, chất lượng, góp phần hồn thành nhiệm vụ kinh tế của
ngành và thúc đấy hoạt động kinh tế của địa phương.
Qua thời gian thực tập tại NHNo&PTNT huyện Tiền Hải, em đã có
điều kiện tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động
cho vay HSX. Em nhận thấy chi nhánh đã có sự quan tâm, tập trung hơn tới
hoạt động này và đạt được nhiều thành tựu khả quan. Tuy nhiên q trình thực
hiện vẫn khơng khỏi gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì thế em đã chọn đề tài
“Giải pháp mở rộng cho vay Hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Tiền Hải” để nghiên cứu và làm khóa luận này với hy vọng góp phần
mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay với HSX nói riêng cũng như
hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tiền Hải nói chung trong
những năm tới.

2. Mục đích nghiên cứu
Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


3

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

S Đề tài nhằm tìm hiểu về những vấn đề lý luận cơ bản trong cho vay

HSX: định nghĩa, đặc điểm, vai trò của cho vay HSX, qua đó cho thấy
tầm quan trọng của hoạt động cho vay HSX đối với các NHTM và vấn
đề chất luợng tín dụng HSX
S Đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng cho vay HSX tại chi nhánh

NHNo&PTNT huyện Tiền Hải.
S Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cùng với đảm bảo chất luợng

cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Tiền Hải.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
S

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay HSX tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Tiền Hải giai đoạn 2010 - 2012.

S


Đối tuợng nghiên cứu: loại hình cho vay HSX.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phuơng pháp nghiên cứu: Phuơng
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng các phuơng pháp tổng hợp,
thống kê, so sánh bảng biểu và đánh giá dựa trên các số liệu thực tế để giải
quyết vấn đề.
5. Ket cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chuơng:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng HSX tại các NHTM.
Chương 2: Thực trạng cho vay HSX tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Tiền Hải.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay HSX tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Tiền Hải.

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


4

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI CÁC NHTM

1.1.

Hộ sản xuất và vai trò của HSX trong nền kinh tế.

1.1.1.

Khái niệm về HSX.

Hộ sản xuất nông nghiệp là hình thái kinh tế xuất hiện từ lâu đời, từ
thời cơng xã ngun thủy và có hầu hết ở tất cả các nước trên thế giới. Trong
mỗi thời kỳ, mỗi nước khác nhau thì HSX có những cách thức, quy mơ, vai trị
và phát triển sản xuất khác nhau. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế
thuật ngữ "hộ sản xuất" là "hộ", "hộ gia đình".
Tại NĐ số 14/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính Phủ về chính
sách cho HSX vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế
nông thôn đã quy định về thành phần của HSX: HSX là mơ hình kinh tế bao
gồm các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, các tổ chức hợp tác
và các DN Nhà nước, thành viên của các HTX, tập đoàn sản xuất và các DN
Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các ngành nông - lâm
- ngư - diêm nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp nông thơn.
Trên góc độ Ngân hàng, “Hộ sản xuất” là một thuật ngữ được dùng
trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung
của cả hộ, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành phụ lục số 1 kèm theo quyết
định số 499A ngày 2/9/1993, quy định về HSX “Hộ sản xuất là đơn vị kinh
tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi
quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
sản xuất của mình ”. Việc đi sâu tìm hiểu về HSX nhằm xác định rõ đối tượng
sử dụng vốn để đầu tư vốn có hiệu quả, hướng cho người vay vốn sử dụng
đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chủ hộ là đại diện của hộ trong các giao dịch dân sự và lợi ích chung

của hộ. Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ
có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong
quan hệ dân sự.

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


5

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

Tài sản chung của HSX gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo
lập nên hoặc đuợc tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả
thuận là tài sản chung của hộ.
HSX phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do nguời đại diện xác lập, thực hiện nhân danh HSX. Hộ chịu trách
nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Neu tài sản chung của hộ không đủ
để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm
liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Ngày nay HSX đang trở thành một nhân tố quan trọng của sự nghiệp
CNH - HĐH đất nuớc và là sự tồn tại tất yếu trong quá trình xây dựng một nền
kinh tế đa thành phần theo định huớng xã hội chủ nghĩa. Tự chủ về kinh
doanh, quản lý và tiêu thụ sản phẩm, do đó họ ln tích cực để tổ chức hoạt
động kinh tế một cách hợp lý và hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa,
từng buớc nâng cao đời sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại HSX.

> Đặc điểm:

-

HSX chủ yếu sản xuất trên quy mô nhỏ, lao động, điều kiện về đất đai
sẵn có. HSX cịn thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học - kỹ thuật, thiếu
kiến
thức về thị truờng nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự
túc.
Việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tu là rất khó khăn. Nếu khơng có sự hỗ
trợ
của Nhà nuớc về cơ chế chính sách, về vốn thì kinh tế hộ khơng thể chuyển
sang sản xuất hàng hố, khơng thể tiếp cận với cơ chế thị truờng

-

Trong HSX các thành viên thuờng có mối quan hệ với nhau về mặt
hơn nhân và huyết thống do đó có sự thống nhất giữa sở hữu và sử dụng
các
TLSX, giữa quản lý và lao động trực tiếp. Các thành viên trong gia đình
đều

tham gia vào tồn bộ các khâu của quá trình sản xuất trên cả hai cuơng vị
Đặng Thị Hà My
Lớp: NHC-K12


6

Khóa luận tốt nghiệp


Học viện Ngân hàng

ràng của cả hộ nên khi có nhu cầu tập trung sản xuất thì tiêu dùng trong kinh
tế hộ có thể bị thu hẹp dễ dàng. Vì thế kinh tế hộ có khả năng cạnh tranh tuơng
đối cao mà các hình thức tổ chức khác khơng có bằng việc tiến hành sản xuất
đa năng: vừa trồng trọt chăn nuôi, vừa làm nghề phụ, tiến hành đồng thời tạo
sự đa dạng trong ngành nghề sản xuất.
-

Xét trong mối quan hệ với Ngân hàng, HSX có đặc điểm sau: thuờng
không mở tài khoản tài Ngân hàng, quy mô vay vốn nhỏ, tài sản thế chấp
chủ
yếu là đất đai, nhà ở trên đất.

> Phân loại: Có nhiều cách phân loại HSX khác nhau nhung dựa trên các yếu tố

kinh tế, căn cứ vào vào thu nhập có thể chia ra:
-

Hộ có thu nhập khá: Những hộ có tiền vốn, sức lao động, có kỹ thuật
trong sản xuất làm dịch vụ, biết tổ chức và thuê muớn nguời làm. Hay nói
cách khác đó là những hộ có mơi truờng sản xuất và biết tổ chức sản xuất,
biết
thu hút lao động tạo công ăn việc làm cho nguời lao động. Vì thế hộ này có
nhu cầu vay vốn lớn trong quá trình sản xuất và tạo ra nhiều lợi nhuận.

-

Hộ có thu nhập trung bình: Loại hộ này trong q trình sản xuất chăn

ni, trồng trọt có thu hoạch sản phẩm nhung chỉ đủ mức sinh hoạt gia đình

trong q trình sản xuất hộ có tiền vốn, sức lao động nhung buớc đầu chua
tổ
chức sản xuất hiệu quả, áp dụng kỹ thuật đuợc vào sản xuất. Vì thế, đời
sống
hộ cịn khó khăn, chua đủ sức chuyển biến làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

-

Loại hộ nghèo: Loại hộ này chiếm chủ yếu ở nơng thơn, họ có thể thiếu
sức lao động, thiếu vốn, chua biết tổ chức sản xuất nên hiệu quả sản xuất

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


7

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

1.1.3. Thực trạng kinh tế hộ hiện nay.
1.1.3.1. về đất canh tác
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước có
khoảng 9,4 triệu ha diện tích đất nơng nghiệp, bình quân 0,57 ha/ 1 hộ. Tỷ lệ
này được coi là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là
với Việt Nam - đất nước cịn dựa chủ yếu và nơng nghiệp; tỷ lệ này tại Thái

Lan bình qn 1 ha/ 1 hộ, Inđơnêxia 1, 23 ha/ 1 hộ...
Những năm qua do quá trình đơ thị hóa, diện tích đất nơng nghiệp bị
thu hồi chuyển đổi sang làm đất công nghiệp, khu đô thị tăng nhanh. Uớc tính
mỗi năm nước ta giảm khoảng 20 nghìn ha đất nơng nghiệp do q trình đơ thị
hóa và cơng nghiệp hóa.
Ngun nhân rõ nhất khiến nơng nghiệp nước ta phát triển chậm lại là
do sự manh mún, diện tích đất canh tác thường nhỏ lẻ và ngày càng giảm, bên
cạnh đó là tình trạng ơ nhiễm đất.
1.1.3.2. về cơng cụ sản xuất
Những năm gần đây, q trình cơ giới hóa đã có bước phát triển, các
dịch vụ cung ứng năng lực sản xuất tăng lên, tuy nhiên nhìn chung hệ thống
các cơng cụ lao động vẫn cịn thiếu và lạc hậu hơn so với khu vực, đòi hỏi phải
có vốn đầu tư.
Năng lực sử dụng chủ yếu là sức người, máy móc cịn chiếm tỷ lệ nhỏ,
vì kinh tế hộ cịn nhỏ, khơng đủ vốn đầu tư, chủ yếu máy móc được mua thơng
qua sự liên kết giữa một số hộ hoặc thuê dịch vụ, dẫn tới đáp ứng không đủ
nhu cầu.
1.1.3.3. Về lao động.
Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động HSX là trình độ của chủ hộ và
các thành viên trong hộ còn thấp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, đây là
nguồn nhân lực tự có, trừ một số ít (15 - 20%) số chủ hộ có kiến thức và chủ
động ứng dụng, học hỏi và làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì cịn lại
đại bộ phận ít quan tâm, nếu có cũng chỉ là tự phát. Do đó sản xuất đạt hiệu
quả không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó việc lao động có xu hướng
Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


8


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

di dời lên đơ thị kiếm việc làm cũng là vấn đề nan giải. Sản xuất nơng nghiệp
mang tính chất thời vụ, một lượng lớn lao động thường khơng có việc làm dẫn
tới nhàn rỗi nảy sinh các tệ nạn là tác động tiêu cực kéo theo. Việc làm vẫn là
vấn đề nan giải chung của tồn xã hội, với khu vực nơng thơn thì càng bức xúc
trong q trình phát triển nơng nghiệp, nông thôn nước ta.
1.1.3.4. về vốn, ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất.
Nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, người nơng dân đã có thể
mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Nhưng tình trạng thiếu vốn là vấn đề ở hầu hết
các HSX hiện nay. Số hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao, ngay cả hộ khá giả cũng
trong tình trạng thiếu vốn.
Vấn đề tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
chưa phổ biến, các kỹ thuật canh tác và nuôi trồng chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm và tập quán canh tác. Các quy trình sản xuất sạch và hiệu quả chưa
thực sự đến được với mỗi vùng nông thôn, một phần do tâm lý, sự hiểu biết,
do thiếu vốn đầu tư và cũng do chính sách triển khai hỗ trợ của Nhà nước cịn
yếu.
1.1.3.5. Về thị trường.
Người nơng dân tuy đã tiếp cận với nền kinh tế thị trường sản xuất hàng
hóa nhưng thị trường vẫn nhỏ hẹp, chưa tìm được đầu ra lâu dài, chắc chắn.
Những năm qua kinh tế nơng nghiệp đã có nhiều đóng góp đối với sự phát
triển của đất nước, các sản phẩm lúa gạo, cà phê, chè, hải sản.. .đã vươn ra và
tìm được vị trí ở thị trường nước ngồi, tuy vậy người nơng dân vẫn chưa sản
xuất thực sự có lãi, sản phẩm nông nghiệp làm ra ngày càng nhiều, nhưng vấn
đề thị trường đầu ra đang là nỗi lo chung của người nơng dân, thường có tình
trạng lái bn ép giá. Vì thế nhất thiết phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước với

những chính sách trợ giá, hỗ trợ người nơng dân trong sản xuất và tìm kiếm
đầu ra ổn định cho nơng dân n tâm sản xuất.
Có thể nói kinh tê HSX nước ta vẫn cịn tình trạng sản xuất nhỏ,
manh mún, thiếu sự tập trung, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm chạp. Người
dân còn lúng túng trước các biến động thị trường. Vì thê cần sự giúp đỡ của
Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


9

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

Nhà nước về vốn, nhằm tạo điều kiện khắc phục hạn chế của kinh tế hộ, đưa
kinh tế hộ phát triển một cách ổn đinh. Điều này khẳng định vai trị của tín
dụng Ngân hàng trong việc phát triển sản xuất kinh tế hộ.
1.1.4. Vai trò của HSX trong nền kinh tế.
Khi nhắc tới những đóng góp cho kinh tế đất nước như giữ được vị thứ
thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2007), đứng đầu về xuất khẩu
cà phê và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thủy sản... có thế thấy kinh
tế hộ nơng nghiệp đã đóng vai trị chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn
để phục vụ xuất khẩu. Hằng năm, nơng nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP
cho đất nước, là ngành duy nhất trong nền kinh tế tạo ra lượng xuất khẩu rịng
dương (năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nơng sản sau khi trừ đi giá trị nhập
khẩu nông sản và đầu vào cho sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 13 tỉ USD).
Gần 70% rau quả, thịt trứng, cá; 20% đến 30% quỹ lương thực và một phần
hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu là do lực lượng kinh tế HSX nông nghiệp tạo

ra. Từ chỗ nước ta chưa tự túc được lương thực thì đến nay đã là một trong
những nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, cho thấy vai trò quan trọng
của HSX trong nền kinh tế hiện nay.
1.1.4.1. Cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế
hàng hoá.
Lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá đã trải qua giai đoạn đầu tiên là
kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mơ hộ gia đình; tiếp theo
là giai đoạn chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ lên kinh tế hàng hố quy
mơ lớn.
Kinh tế HSX được coi là khâu trung gian có vai trị đặc biệt quan trọng
trong giai đoạn chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ tạo
đà cho bước chuyển từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ sang nền kinh tế hàng hố
quy mơ lớn. Bước chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hố nhỏ
trên quy mơ hộ gia đình là một giai đoạn lịch sử mà nếu chưa trải qua thì khó
có thể phát triển sản xuất hàng hố quy mơ lớn giải thốt khỏi tình trạng nền
kinh tế kém phát triển.
Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


10

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

1.1.4.2. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết
việc làm ở nơng thơn.
Việt Nam có khoảng 70% dân số sống tại nông thôn, trong những năm

qua số lượng các DN, cơng ty liên doanh, DN 100% vốn nước ngồi đã tăng
lên nhanh chóng, nhưng yêu cầu đối với lao động cao do đó rất ít lao động có
cơ hội làm việc trong các DN này. Vì thế để giải quyết việc làm ở nông thôn,
chúng ta cần phải phát triển kinh tế HSX. Thực tế cho thấy trong những năm
qua hàng triệu cơ sở sản xuất được tạo ra bởi các HSX trong khu vực nông
nghiệp và nông thôn.
Mặt khác, với quy mô sản xuất nhỏ, tư liệu sản xuất sẵn có nên mức
đầu tư cho một lao động trong kinh tế HSX thấp, chi phí cho một lao động ở
trong HSX ít tốn kém nhất. Điều này đặt trong hồn cảnh đất nước ta cịn là
một nước nghèo, vốn tích luỹ ít thì càng khẳng định HSX là một hình thức tổ
chức kinh tế phù hợp góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập
cho lực lượng lao động trong cả nước nói chung và ở nơng thơn nói riêng.
1.1.4.3. HSX có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất
hàng hoáphát triển.
Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa. Là đơn vị kinh tế độc lập, HSX hoàn toàn tự chủ trong hạch toán kinh tế,
sản xuất, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình và có khả
năng tự điều chỉnh cao theo nhu cầu của thị trường thể hiện trong việc chuyển
mục tiêu sản xuất kinh doanh, thay đổi sản phẩm. Với quy mô nhỏ, bộ máy
quản lý gọn nhẹ, năng động, HSX có thể dễ dàng đáp ứng được những thay
đổi của nhu cầu thị trường mà khơng sợ ảnh hưởng đến tốn kém về mặt chi
phí. Thêm vào đó lại được Đảng và Nhà nước có các chính sách khuyến khích,
HSX khơng ngừng vươn lên tự khẳng định vị trí trên thị trường. Như vậy, với
khả năng nhạy bén trước nhu cầu thị trường, HSX đã góp phần đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá
phát triển cao hơn.

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12



11

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

1.1.4.4. Thúc đẩy phân cơng lao động dẫn tới chun mơn hố.
HSX có vai trò to lớn trong việc củng cố khối liên minh công nông, từ
chỗ chỉ sản xuất thuần nông lạc hậu, không phát huy đuợc các quan hệ sản
xuất, không thúc đẩy đuợc hàng hóa phát triển, vài năm trở lại đây, kinh tê hộ
đã từng buớc tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn, thông qua việc phát
triển và chun mơn hóa trong các lĩnh vực nhỏ. Các hộ chun mơn thực hiện
các dịch vụ về giống, phân bón, tiêu thụ.. .hỗ trợ nhau thông qua các hợp đồng
dịch vụ. Sự chun mơn hóa và hợp tác chặt chẽ này là yêu cầu tất yếu và làm
nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhu vậy, nếu chun mơn hóa làm cho NSLĐ
tăng, chất luợng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác hóa cũng hồn thiện hơn. Điều
đó xuất phát từ chính nhu cầu của HSX và những địi hỏi của thị truờng.
1.2. Tín dụng Ngân hàng với kinh tế HSX.
1.2.1. Khái quát về tín dụng Ngân hàng.
Bản chất của tín dụng là vay muợn có hồn trả cả vốn và lãi sau một
thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhuợng tạm thời quyền sử dụng vốn, là
quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi.
Điều 20 - Luật các tổ chức tín dụng quy định “Hoạt động tín dụng là việc
TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”
“Cấp tín dụng là việc tổ chúc tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một
khoản tiền với ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác”
Nếu xem xét tín dụng nhu một chức năng cơ bản của Ngân hàng thì tín dụng

đuợc hiểu nhu sau: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa)
giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có
trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn
thanh tốn”.
Hoạt động tín dụng là hoạt động rất phức tạp và có nhiều cách phân loại
dựa theo thời hạn vay, phuơng thức cho vay, mức độ tín nhiệm của khách
hàng. Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia có tín dụng DN, tín dụng cá nhân, tín
Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


12

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

dụng HSX. Tín dụng HSX là quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng
với một bên là HSX hàng hóa. Hình thức tín dụng này có từ lâu nhưng ở Việt
Nam mới bắt đầu thực hiện và đi vào hoạt động từ nghị quyết X của Bộ chính
trị. Nghiệp vụ tín dụng chủ yếu áp dụng với HSX ở Việt Nam hiện nay vẫn là
cho vay. Từ khi được thừa nhận là chủ thể trong xã hội, có thừa kế, có quyền
sở hữu tài sản, có phương án kinh doanh hiệu quả, có tài sản thế chấp thì HSX
mới có khả năng và đủ tư cách tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng, đây
cũng chính là điều kiện để HSX đáp ứng được điều kiện vay vốn của Ngân
hàng.
1.2.2. Đặc điểm cơ bản trong cho vay Hộ sản xuất.
1.2.2.1. Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật.

Tính chất thời vụ trong cho vay nơng nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh
trưởng của động, thực vật trong ngành nơng nghiệp nói chung và các ngành
nghề cụ thể mà Ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được biểu
hiện ở những mặt sau:
-

Mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và
thu nợ của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên
ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay
tập
trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến
kỳ
thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ.

-

Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để Ngân hàng
tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hay dài phụ thuộc vào loại giống
cây,
hoặc quy trình sản xuất.

1.2.2.2. Mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả
nợ của khách hàng.
Với HSX, nguồn trả nợ Ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản
và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy sản lượng nông
sản thu được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Mà sản
Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12



13

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

gián tiếp tới giá cả nông sản, nếu thời tiết thuận lợi cho mùa bội thu nhung giá
nông sản lại giảm, ảnh huởng tới khả năng trả nợ của khách hàng vay.
1.2.2.3. Chiphí tổ chức cho vay cao.
Cho vay HSX đặc biệt là hộ nơng dân thuờng có chi phí nghiệp vụ cho
một đồng vốn vay thuờng cao do qui mơ từng món vay nhỏ. Số luợng khách
hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thuờng liên quan tới
việc mở rộng mạng luới cho vay và thu nợ: mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ
luu động cho vay tại xã. Hiện nay mạng luới của NHNo&PTNT Việt Nam
cũng mới chỉ đáp ứng đuợc một phần nhu cầu vay của nông nghiệp. Do đặc
thù sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự
phòng rủi ro là tuơng đối lớn so với các ngành khác.
1.2.3.

Các hình thức cho vay với HSX.

Theo phuơng thức tổ chức cho vay tín dụng HSX chia thành:
1.2.3.1. Cho vay trực tiếp.
Cho vay trực tiếp là hình thức tín dụng theo đó khách hàng có nhu cầu
về vốn giao dịch trực tiếp với Ngân hàng để vay vốn và trả nợ. Trong cho vay
trực tiếp việc cấp tín dụng có thể tồn tại duới dạng song phuơng hoặc đa
phuơng (thuờng gặp là 3 bên).
Với thể thức cho vay song phuơng, Ngân hàng giải ngân, thu nợ trực tiếp với
khách hàng vay. Với thể thức đa phuơng, hợp đồng tín dụng có nhiều bên

tham gia, chủ yếu bên thứ 3 là tổ chức có trách nhiệm cung ứng vật tu, hàng
hóa cho đối tuợng vay và tiền vay sẽ đuợc Ngân hàng dải ngân thanh toán trực
tiếp cho các tổ chức này, đến hạn nông dân sẽ trả tiền vay cho Ngân hàng.
1.2.3.2. Cho vay bán trực tiếp.
Hộ gia đình, cá nhân vay vốn để sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh
vực nông - lâm - ngu - diêm nghiệp thông qua tổ vay vốn do các tổ chức sau
thành lập: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác.

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


14

Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

Điền kiện vay vốn: Hộ gia đình, cá nhân vay thơng qua tổ vay vốn phải tham
gia các tổ vay vốn của một trong các tổ chức đã nêu trên và thực hiện quy ước
hoạt động của tổ vay vốn.
Trình tự thành lập tổ vay vốn
-

Thống nhất danh sách tổ viên, bầu lãnh đạo tổ sau khi đã có đơn của
các tổ viên.

-


Thơng qua quy ước hoạt động

-

Trình uỷ ban nhân dân xã (phường) công nhận cho phép hoạt động.

Thủ tục vay
-

Tổ viên gửi cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác theo
quy định.

-

Tổ trưởng nhận hồ sơ của tổ viên, tổ chức họp bình xét điều kiện vay
vốn, sau đó tổng hợp danh sách tổ viên có đủ điều kiện vay vốn, đề
nghị Ngân hàng xét cho vay.

-

Từng tổ viên ký hợp đồng tín dụng trực tiếp với NH nơi cho vay.
Tính trực tiếp trong phương thức này thể hiện ở chỗ khách hàng thực

chất vẫn là những HSX, Ngân hàng thẩm định khoản vay theo từng nhu cầu và
điều kiện mỗi hộ, từng hộ cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp hồn trả số tiền
vay. Tính gián tiếp thể hiện ở chỗ Ngân hàng không trực tiếp làm việc với
khách hàng - HSX mà thông qua tổ trưởng tổ vay vốn, tổ trưởng chịu trách
nhiệm thu lãi định kỳ trả cho Ngân hàng.
1.2.3.3. Cho vay gián tiếp.

Đối tượng thực hiện là các HSX, cá nhân nhận khoán của các DN đã
thực hiện giao khoán. Doanh nghiệp vay trực tiếp chuyển tải vốn cho hộ gia
đình, cá nhân nhận khốn. Doanh nghiệp phải có hợp đồng cung ứng vật tư,
tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình, cá nhân nhận khốn. Theo đó
Ngân hàng ứng vốn cho các công ty chế biến nông sản và thu nợ của công ty,
công ty sẽ ứng vốn cho HSX, sau khi thu hoạch nông dân trả nợ cho công ty.

Đặng Thị Hà My

Lớp: NHC-K12


×