Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG (RESTAURANT) TẠI KHÁCH SẠN ORCHID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.24 KB, 19 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THUYẾT TRÌNH 30%
MƠN HỌC CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG
(RESTAURANT) TẠI KHÁCH SẠN ORCHID

Giảng viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN QUỐC LỘC
THS. NGUYỄN HẢI NAM
THS. VŨ T. HỒNG NHUNG
Nhóm SV thực hiện

NHÓM 1

TP HCM, THÁNG 10 NĂM 2019
1


ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************

ĐIỂM THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
NHKS 30%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019– 2020
Tên bài thuyết trình30% ....................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Nhóm thực hiện: ……………………………………………ca: ...……………thứ


………………..
Đánh giá:
TT
1

Thang
điểm

Tiêu chí

2

Nội dung và phản biện
+ Giới thiệu về khách sạn (1.0)
+ Giới thiệu về bộ phận (1.5)
+ Các cơ hội việc làm tại bộ phận (1.5)
+ Trả lời phản biện (1.0)
Thuyết trình

3

Khả năng diễn đạt của người thuyết trình (1.0)
+ Giọng nói to, rõ ràng
+ Thuyết trình mạch lạc, trơi trảy
Tương tác với lớp (1.0)
Phối hợp nhóm (0.5)
Kiểm sốt thời gian (0.5)
+ Trình bày tối đa 15 phút
+ Phản biện tối đa 15 phút
Thiết kế slides


Điểm
chấm

Ghi chú

5.0

3.0

2.0

+ Font chữ, lỗi chính tả (0.5)
+ Bố cục rõ ràng, dễ theo dõi (0.5)
+ Hình ảnh, clip, biểu đồ (0.5)
+ Hiệu ứng đẹp (0.5)

Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 2019
Giảng viên chấm điểm
2


STT

Họ và tên

Cơng việc
được giao


Tham gia
họp nhóm
(%)

Mức độ hồn
thành cơng việc
(%)

Nhận xét

Ký tên

1
2
3
4
5
6
7

3


Mục lục
GIỚI THIỆU CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG
( RESTAURANT) TẠI KHÁCH SẠN ORCHID

Chương 1: Tổng quan về khách sạn
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.3. Các hoạt động kinh doanh tại khách sạn

1.4. Các điểm nổi bật của khách sạn so với các khách sạn khác

Chương 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN
2.1.Giới thiệu tổng quan về bộ phận nhà hang (F&B)
2.2. Vị trí và vai trị của bộ phận nhà hàng trong Khách sạn
2.3. Cách tổ chức các bộ phận trong Khách sạn

Chương 3: CƠ HỘI LÀM VIỆC TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG ( RESTAURANT )
3.1. GIỚI THIỆU CÁC CHỨC DANH CÔNG VIỆC TRONG BỘ PHẬN
NHÀ HÀNG ( RESTAURANT )
3.1.1. Waiter/ Waitress ( Nhân viên phục vụ )
3.1.2. Hostess ( Lễ tân nhà hàng )
3.1.3. F&B/ Banquet/ Bartender Captain ( Tổ trưởng tổ phục vụ/ tiệc/ pha
chế)
3.1.4. F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor ( Giám sát tổ phục vụ/ tiệc/
pha chế )
3.1.5. F&B Manager ( Trưởng bộ phận nhà hàng )
3.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH CÔNG VIỆC TRONG BỘ
PHẬN NHÀ HÀNG ( RESTAURANT )
4


3.2.1. Waiter/ Waitress ( Nhân viên phục vụ )
3.2.2. Hostess ( Lễ tân nhà hàng )
3.2.3. F&B/ Banquet/ Bartender Captain ( Tổ trưởng tổ phục vụ/ tiệc/ pha
chế )
3.2.4. F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor ( Giám sát tổ phục vụ/ tiệc/ pha
chế )
3.2.5. F&B Manager ( Trưởng bộ phận nhà hàng )
3.3. THU NHẬP CỦA CÁC CHỨC DANH TRONG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG

( RESTAURANT )
3.3.1. Waiter/ Waitress ( Nhân viên phục vụ )
3.3.2. Hostess ( Lễ tân nhà hàng )
3.3.3. F&B/ Banquet/ Bartender Captain ( Tổ trưởng tổ phục vụ/ tiệc/ pha
chế )
3.3.4. F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor ( Giám sát tổ phục vụ/ tiệc/ pha
chế )
3.3.5. F&B Manager ( Trưởng bộ phận nhà hàng )

5


Chương 1: Tổng quan về khách sạn Orchid

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Khách sạn Orchid được thành lập tháng 9/2018
Giam đốc điều hành: Ơng Hồng Tuấn Lang
Orchids Saigon Hotel tọa lạc tại vị trí lý tưởng, nằm gần các trung tâm kinh tế sôi
động và sầm uất bậc nhất của thành phố Hồ Chí Minh, thuận tiện cho việc di chuyển đến
lãnh sự quán các nước, các trung tâm hành chính, thương mại và các điểm thăm quan du
lịch, mua sắm và ăn uống tại các khu phức hợp và trung tâm lân cận. Khách sạn cách Sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất 5.5 km, ngoài ra Du khách có thể đến viếng thăm di tích nổi
tiếng của thành phố chỉ nằm trong bán kính 1km như Dinh Độc Lập, Bảo tàng thành phố
Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật, Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành và nhiều địa điểm
vui chơi, giải trí, mua sắm khác.
Tọa lạc tại địa chỉ 192 đường Pauter, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh,
Orchids Hotel được đưa vào hoạt động từ đầu tháng 9/2018, và sử dụng hình ảnh Hoa
lan cách điệu làm biểu tượng đại diện thương hiệu. Hoa lan (Orchids) nắm giữ nét đẹp
của sự tinh tế , sang trọng và lịch lãm và hoàn mỹ. Đây cũng là thông điệp cốt lõi mà

Orchids Hotel hướng đến.
1.2.Các hoạt động kinh doanh tại khách sạn
- Phịng ốc

Orchids Hotel có hơn 102 phịng có diện tích từ 25 đến 50m2 . Các phòng được
thiết kế thành 5 dạng khác nhau để phù hợp với nhu cầu của khách hàng như: Phịng đơn,
Phịng đơi, Phịng cho gia đình,... Tất cả các phòng của khách sạn Orchids đều được thiết
kế tinh tế, tạo nên đẳng cấp sang trọng của khách sạn 4 sao
- Nhà hàng

Không những chú trọng đến cách phục vụ, Khách sạn Orchids còn muốn truyền
đạt sự hiếu khách của mình qua phương diện ẩm thực. Nhà hàng ở đây được trang hoàng
theo phong cách châu Âu, với cung cách phục vụ thanh lịch và sang trọng cùng vối
những thực đơn đa dạng của cả châu Âu và châu Á và cung cấp các lựa chọn món ăn
halal (dành cho người theo Đạo Hồi). Các món ăn đều được kiểm duyệt chặt chẽ về vấn
đề an toàn thực phẩm và mùi vị cũng như thẩm mỹ trước khi đưa đến phục vụ cho thực
khách.
6


Nhà hàng Orchids với thiết kế không gian sang trọng, hiện đại mà không kém
phần thân mật, gần gũi, là nơi giao thoa của ẩm thực giữa phương Đông và phương Tây.
Ngồi ra, khi khách hàng có đặt phịng tại khách sạn sẽ được miễn phí một buổi
buffet ăn sáng gồm các món như cháo, bánh mì, mì tươi, cơm chiên,… và đặc biệt món
đặc trưng của người dân Việt Nam là Phở, món ăn được khách nước ngồi u thích và
ưu tiên thưởng thức. Đồ uống các loại nước ép, nước ngọt, nước suối, trà và cá phê,…
Bộ phận nhà hàng tại Khách sạn chuyên phục vụ món Âu cho người nước ngoài.
Do số lượng khách hàng ở đây chủ yếu là du khách người ngoài. Thực đơn gồm có các
món như: Cá hồi, Soup bị, Thịt cừu,…
Khách sạn mở cửa 24/24. Cụ thể như sau:

+ 6g-10g sáng: Nhà hàng phục vụ bữa sáng cho các khách hàng lưu trú qua đêm
tại khách sạn
+ 10g-14g: Nhà hàng phục vụ đồ ăn trưa cho các doanh nhân, hay những khách
hàng yêu thích nền ẩm thực ở Khách sạn và lụa chọn sử dụng.
+ 14g- 16g: Khách sạn có chương trình khuyến mãi mua 1 tặng , khi quý khách
có nhu cầu thư giãn, vừa bơi nhưng vẫn có thể thưởng thức những ly Cocktail thơm ngon
nhưng với giá siêu ưu đãi.
+18g-6h sáng hôm sau: Nhà hàng sẽ phục vụ theo nhu cầu gọi món của q
khách.
Vì vậy, có thể nói Nhà hàng là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi Khách sạn
chỉ su dịch vụ buồng phịng. Nó đem lại một nguồn doanh thu lớn cho Khách sạn. Là
điểm đặc trưng trong Nhà hàng và cũng là sự cạnh tranh đối với các Khách sạn khác
trong khu vực. Bộ phạn Nhà hàng cũng là nơi cần một nguồn nhận lực lớn với nhiều vị trí
và các mức lương hấp dẫn, thu hút nhiều Sinh viên mới ra trường tìm kiếm việc làm và
những ai yêu thích bộ phận Nhà hàng tại Khách sạn.
-Hội nghị
Khơng gian phịng hội nghị được bài trí sang trọng với sức chứa tối đa là 240
người , kết cấu thiết kế được tổ chức linh hoạt để đáp ứng được nhiều tiêu chí yêu cầu
của khách hàng cả về diện tích khơng gian và phong cách tổ chức sự kiện.
-Hồ bơi
Trong không gian tươi mát với ánh nắng mặt trời và thời tiết ấm áp, hồ bơi ở tầng
chín của khách sạn là nơi tuyệt vời để thư giãn, tắm nắng và tận hưởng những ly cocktail
ngon tuyệt trong những ngày hè rực rỡ.
7


Hồ bơi trên sân thượng thiết kế theo Phong cách Phương Đông giúp khách
hàng thư giãn sau những giờ làm việc vất vả.Với thiết kế mang phong cách Phương
Đông, hồ bơi tại Orchids Saigon Hotel giữ được sự kết nối hài hịa khơng gian thư giản
đẳng cấp và nắng ấm và khơng khí từ thiên nhiên.

1.3 Các điểm nổi bật của khách sạn so với các khách sạn khác:

Với cách phục vụ chuyên nghiệp là điểm nổi bật khiến khách hàng ưu tiên lựa
chọn Khách sạn Orchid. Nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp, thạo ngoại ngữ tạo cho
khách hàng sự thoải mái, riêng tư nhất.
Môi trường sang trọng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để lại ấn
tượng trong lịng q khách.
Ngồi ra, Khách sạn cịn nằm tại trung tâm , đường Pasteur, Quận 3, thuận tiện di
chuyển đến các trung tâm thương mại, hành chính lớn của thành phố Sài Gịn như Chợ
Bến Thành, Cơng viên 23/9, Nhà thờ Đức Bà, Dinh độc lập,…

8


Chương 2: Giới thiệu khái quát về nhà hàng tại khách sạn

2.1.Giới thiệu tổng quan về bộ phận nhà hang (F&B)
F&B (Food and Beverage Service) là bộ phận nhà hàng và quầy uống trong
khách sạn. Đây là bộ phận cung cấp thức ăn và đồ uống cho các thực khách của khách
sạn. Có thể nói là hoạt động của bộ phận F&B là những hoạt động hết sức đa dạng
và phong phú. Cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của bộ phận F&B là điều rất được các
khách sạn quan tâm, sắp xếp sao cho hợp lý.

2.2. Vị trí và vai trò của bộ phận nhà hàng trong Khách sạn

*Vị trí của bộ phận nhà hàng:
Là bộ phận mang lại doanh thu khá cao cho khách sạn chỉ sau bộ phận buồng phòng. Bộ
phận này chuyên phụ trách những công việc liên quan đến ăn uống tại khách sạn, được
chia thành 2 bộ phận: bếp và bàn
Chức năng của bộ phận này là cung cấp thức ăn, đồ uống cho khách hàng, hoạch tốn chi

phí của khách hàng. Bộ phận nhà hàng gồm 3 hoạt động chính là chế biến, lưu thông và
tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn, phục vụ ăn uống cho nhân viên khách
sạn, cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức sự kiện, buffe hội thảo, tổ chức tiệc theo
yêu cầu của khách hàng.

*Vai trò của nhà hàng trong khách sạn
Nhà hàng là bộ phận cấu thành của khách sạn, khơng có nhà hàng khách sạn khó có thể
hoạt động trơn tru, hồn thiện và hiệu quả


Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng tại khách sạn



Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, siết chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia,
các dân tộc trên mọi miền đất nước và trên thế giới



Tạo cơ hội tìm hiểu văn hóa, đời sống dân cư cộng đồng, tìm kiếm bạn mới



Tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, tạo dấu ấn riêng có cho khách sạn, thu
hút và làm thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách
9





Tạo doanh thu góp phần vào tổng doanh thu hàng tháng cho khách sạn

2.3 . Cách tổ chức các bộ phận trong Khách sạn



Giám đốc Ẩm thực (F&B Manager):

_Nhiệm vụ của vị trí này tương đối nặng nề khi phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện
các chính sách, quy định và đáp ứng các mục tiêu của khách sạn đồng thời đảm bảo đạt
được số dư lợi nhuận đối với mỗi khu vực phục vụ ăn uống trong phạm vi quản lý.
+Tìm hiểu xu hướng và thị hiếu của khách hàng để cập nhật và lên danh sách rượu vang
cho nhà hàng.
+Làm việc với đầu bếp từng khu vực để lên thực đơn cho từng khu vực ẩm thực.
+Làm việc với nhà cung cáp thực phẩm, so ánh và có chính sách giá để đảm bảo chất
lượng và số lượng.
+Định giá suất/món ăn hợp lý sao cho vừa có lại, vừa làm khách hài lòng,
+Đào tạo/ đề bạt/ tuyển dụng nhân viên vào các vị trí phù hợp
+Quản lý sát sao hoạt đông chung của nhà hàng, đảm bảo tiến độ và có sự phối hợp hoạt
động giữa các bộ phận với nhau. Điều chỉnh kịp thời những mâu thuẫn, sai sót trong nội
bộ nhà hàng.
10




Trưởng nhà hàng (Restaurant Manager):

_Quản lý nhà hàng là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ và chịu trách nhiệm tồn bộ về
cơng tác đào tạo nhân viên kể cả huấn luyện tại chỗ hay các khóa đào tạo riêng. Kết hợp

với trưởng nhóm nhân viên đặt bàn hoặc trưởng nhóm phục vụ.
_Quản lý nhà hàng có thể lên lịch làm việc, lịch ngày nghỉ hoặc giờ giấc làm việc, để cho
các khu vực phục vụ được hoạt động trôi chảy và hiệu quả. Các nhân viên bộ phận nhà
hàng thường được Quản lý nhà hàng và Giám đốc nhân sự phỏng vấn tuyển dụng.


Nhân viên đứng cửa (Hostess):

_Vai trò của nhân viên đứng cửalà chú ý tới nhu cầu của khách, đặc biệt là khi khách vừa
vào nhà hàng. Nhân viên đứng cửaphải tiếp đón, chào hỏi và mời khách ngồi vào bàn.
_Trong thời gian khách ăn, trách nhiệm của nhân viên đứng cửalà thơng tin tới nhóm
trường để đảm bảo rằng nhu cầu của khách luôn được đáp ứng. Nhân viên đứng cửaphải
đảm bảo khi rời nhà hàng khách cảm thấy hài lòng về bữa ăn của họ.


Trưởng nhóm phục vụ ( Head Waiter)

_Trưởng nhóm phục vụ có trách nhiệm quản lý các nhân viên phục vụ trong phòng ăn.
Họ phải quan sát và chỉ dẫn để các công việc cần thiết cho việc chuẩn bị trước để phục vụ
được thực hiên một cách hiệu quả và khơng có thứ gì bị bỏ qn lại.
_Trong khi phục vụ, người trưởng nhóm phục vụ sẽ hỗ trợ trưởng nhóm nhân viên đặt
bàn và có thể ghi một số yêu cầu gọi món của khách, nếu trưởng nhóm trực đang bận rộn.
Người trưởng nhóm phục vụ lên lịch làm việc và lịch nghỉ và có thể thay thế Giám đốc
nhà hàng hoặc trưởng nhóm đặt bàn khi họ vắng mặt.


Nhân viên trực bàn (commis de Rang)

Cơng việc của nhân viên trực bàn là đứng phục vụ trực tiếp trong khi khách sử dụng dịch
vụ ti nhà hàng. Đáp ứng nhu cầu kịp thời, nhanh chóng và phối hợp với bộ phận bếp để

bữa ăn của khách không bị gián đoạn.


Nhân viên tiệc (Banqueting staff)

Trong các khách sạn lớn với các trang thiết bị phục vụ tiệc, thơng thường có một số
lượng cố định các nhân viên tiệc. Những người này có thể bao gồm quản lý bộ phận tiệc,
một hoặc hai trợ lý quản lý bộ phận tiệc, trưởng nhóm nhân viên phục vụ tiệc, một nhân
viên pha chế đồ uống và một thư ký cho quản lý bộ phận tiệc.


Nhân viên pha chế rượu (cocktail Barperson/ Bartender)

Nhân viên pha chế rượu thông thạo về các thành phần cần thiết để pha cốc-tai, kỹ năng
lắc và khuấy cocktail, có hiểu biết sâu rộng về các loại đồ uống có cồn.
11




Bếp trưởng( Chef)

_Tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định
_Trực tiếp phổ biến các quy định, thông tin mới của cấp trên để nhân viên trong bộ phận
được biết, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
_Phân cơng công việc cho nhân viên trong bộ phận bếp
_Lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng, sau đó phân chia cơng việc cho các vị trí liên quan
_Kiểm sốt quy trình làm việc của nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêu
chuẩn của nhà hàng




Phụ bếp (Cook Assistant):

_Vị trí này thường gặp ở các nhà hàng theo phong cách Âu nhiều hơn. Định nghĩa một
cách đơn giản thì đây là “người dự bị” cho vị trí bếp phó và sẽ đảm nhiệm vị trí này khi
nhóm phó vắng mặt.

12


Chương 3: CƠ HỘI LÀM VIỆC TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG ( RESTAURANT )

3.1. GIỚI THIỆU CÁC CHỨC DANH CÔNG VIỆC TRONG BỘ PHẬN NHÀ
HÀNG ( RESTAURANT )
3.1.1. Waiter/ Waitress ( Nhân viên phục vụ )

- Cơng việc chính: phục vụ khách hàng trong giờ ăn sáng buffet breakfast
- Chào đón khách hàng và mời khách ngồi
- Đảm bảo các order được phục vụ chính xác và đầy đủ
13


- Quan sát khách hàng để nắm bắt và thực hiện đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
kịp thời và hài lịng nhất
- Phối hợp các vị trí khác để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
3.1.2. Hostess ( Lễ tân nhà hàng )

a) Đón tiếp khách
- Chào đón khách ngay khi khách đặt chân vào nhà hàng và mỉm cười cám ơn mỗi

khi khách ra về
- Sắp xếp thời gian,chỗ ngồi thích hợp và hướng dẫn khách vào bàn
- Giới thiệu thực đơn nhà hàng, giải đáp mọi thắc mắc của khách
b) Quản lí đặt bàn
- Nhận thông tin đặt bàn của khách (trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua email)
- Báo cáo tình hình đặt bàn cho giám sát hoặc quản lý vào đầu mỗi ca
c) Báo cáo công việc
- Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong ngày tại nhà hàng
- Báo cáo tình hình khách ra vào nhà hàng
3.1.3. F&B/ Banquet/ Bartender Captain ( Tổ trưởng tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế
14


- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca
- Thống kê các dữ liệu và thông tin trong ca làm việc
- Hướng dẫn điều hành nhân viên phục vụ theo đúng tiêu chuẩn chất lượng hệ thống
3.1.4. F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor ( Giám sát tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế )
- Giám sát các hoạt động kinh doanh của nhà hàng dưới sự phân cơng chỉ đạo của quản

- Phân ca, chia khu vực làm việc, đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới
- Quản lí trang thiết bị, cơng cụ, dụng cụ nhà hàng
3.1.5. F&B Manager ( Trưởng bộ phận nhà hàng )
- Lên kế hoạch, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận nhà hàng
- Điều phối mọi hoạt động của bộ phận ẩm thực
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhân viên
- Lập kế hoạch đề xuất các phương án chăm sóc khách hàng

3.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH CÔNG VIỆC TRONG BỘ PHẬN
NHÀ HÀNG ( RESTAURANT )
3.2.1. Waiter/ Waitress ( Nhân viên phục vụ )

- Trình độ từ trung cấp trở lên
- Khả năng giao tiếp Tiếng anh khá, ngoại hình ưa nhìn
- Sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, nhiệt tình, có kĩ năng phục vụ, tinh thần trách nhiệm cao
3.2.2. Hostess ( Lễ tân nhà hàng )
a) Ngoại hình
- Ngoại hình ưa nhìn
- Nam: chiều cao từ 1m7 trở lên, cân nặng từ 60kg trở lên
- Nữ: chiều cao từ 1m6 trở lên, cân nặng từ 48kg trở lên
b) Kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm
15


- Trình độ từ trung cấp trở lên
- Khả năng giao tiếp Tiếng anh lưu loát
- Nhanh nhẹn, vui vẻ, năng động, trung thực, u thích làm việc trong mơi trường
dịch vụ giao tiếp
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng ( Word, Excel )
3.2.3. F&B/ Banquet/ Bartender Captain ( Tổ trưởng tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế )
- Trình độ chun mơn và nghiệp vụ nhà hàng
- Khả năng giao tiếp Tiếng anh lưu loát, ngoại hình ưa nhìn
- Kinh nghiệm 1 đến 2 năm ở vị trí tương đương tại khách sạn 3 hoặc 4 sao
3.2.4. F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor ( Giám sát tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế )
- Trình độ Cao đẳng /Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Nhà
hàng-Khách sạn hoặc các nghành liên quan
- Khả năng giao tiếp Tiếng anh lưu lốt, ngoại hình ưa nhìn
- Ý thức cao và trách nhiệm trong cơng việc
- Ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương tại khách sạn 3 hoặc 4 sao trở lên
3.2.5. F&B Manager ( Trưởng bộ phận nhà hàng )
- Trình độ từ Cao đẳng /Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Nhà
hàng - Khách sạn hoặc các nghành liên quan

- Khả năng giao tiếp Tiếng anh lưu loát
- Khả năng đàm phán giải quyết vấn đề tốt
- Tuổi từ 30 đến 40, ngoại hình ưa nhìn
- Có kiến thức về các loại rượu vang
- Ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương tại khách sạn 3 hoặc 4 sao trở lên

3.3. THU NHẬP CỦA CÁC CHỨC DANH TRONG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG
( RESTAURANT )
16


3.3.1. Waiter/ Waitress ( Nhân viên phục vụ )
Mức thu nhập trung bình trong khoảng từ 4 - 5 triệu /tháng

3.3.2. Hostess ( Lễ tân nhà hàng )
Mức thu nhập trung bình trong khoảng từ 5 - 7 triệu /tháng

3.3.3. F&B/ Banquet/ Bartender Captain ( Tổ trưởng tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế )
Mức thu nhập trung bình trong khoảng từ 6 - 8 triệu /tháng

3.3.4. F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor ( Giám sát tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế )
Mức thu nhập trung bình trong khoảng từ 8 - 12 triệu /tháng

3.3.5. F&B Manager ( Trưởng bộ phận nhà hàng )
Mức thu nhập trung bình trong khoảng từ 15 - 20 triệu /tháng

17


18



19



×