Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Phân tích tính nhân dân, dân chủ, dân tộc trong hoạt động báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
LÝ LUẬN VÀ CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG

CHỦ ĐỀ
Phân tích tính nhân dân, dân chủ, dân tộc trong hoạt động báo chí

Giảng viên: Ths.Vũ Trà My
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7

Hà Nội, 04/2022


NHĨM 7:

STT

Họ và tên

MSSV

Ghi chú

1

Nghiêm Thị Hằng

19031349



Tính dân tộc

2

Vũ Thị Huyền

19031357

Tính dân tộc

3

Lưu Thị Nhung

19031384

Tính nhân dân, dân chủ

4

Phạm Thanh Thảo
(Nhóm trưởng)

19031395

Tính dân tộc

5


Đỗ Thị Thảo Vân

19030301

Tính nhân dân, dân chủ


MỤC LỤC
1.

2.

Tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí .................................................... 1
1.1.

Khái niệm tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí ................................. 1

1.2.

Vai trị của tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí ............................... 1

1.3.

Biểu hiện của tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí ........................... 2

1.4.

Hạn chế của việc thực hiện tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí ...... 8

1.5.


Những yêu cầu đảm bảo tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí ........ 10

Tính dân tộc trong hoạt động báo chí ..................................................................... 11
2.1.

Khái niệm tính dân tộc trong hoạt động báo chí ................................................. 11

2.2.

Biểu hiện và vai trị của tính dân tộc (Yếu tố dân tộc) trong hoạt động báo chí 12

2.3.

Hạn chế của việc thực hiện tính dân tộc trong hoạt động báo chí ...................... 22

2.4.

Những yêu cầu đảm bảo tính dân tộc trong hoạt động báo chí .......................... 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 30


1

1. Tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí
1.1. Khái niệm tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí
Tính nhân dân, dân chủ là sự phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của
nhân dân thông qua nội dung, hình thức tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí - truyền
thông. Khái niệm tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí thể hiện mối liên hệ giữa

báo chí và đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, người sáng tạo chân
chính của lịch sử.
Sự ra đời và mục đích hoạt động của báo chí bắt đầu từ nhu cầu thông tin giao tiếp
của con người. Báo chí thông tin và phản ánh toàn diện đời sống xã hội. Tính chất đại
chúng, tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt động báo chí.
Khái niệm tính nhân dân, dân chủ của báo chí thể hiện mối liên hệ giữa báo chí và
đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, người sáng tạo chân chính của
lịch sử. Sự ra đời và mục đích hoạt động của báo chí bắt đầu từ nhu cầu thông tin, giao tiếp
cùa con người. Phát triển lên, báo chí thông tin và phản ánh toàn diện đời sống xã hội.
Không một đề tài báo chí nào, không một nguồn thông tin nào lại không bắt nguồn từ hoạt
động của con người. Nhân dân đông đảo còn là người thưởng thức, tiêu thụ các sản phẩm
báo chí.
1.2. Vai trị của tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí
Vai trị của tính nhân dân, dân chủ trong báo chí giúp nó thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục đích đưa công chúng đến gần hơn với báo chí.
Phản ánh và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp quần chúng nhân dân.
 Tuyên truyền, cổ động, giáo dục và định hướng vào mục tiêu cơ bản là xây dựng
một chế độ xã hội tiến bộ, nhân văn, của dân, do dân và vì dân.
 Bám sát thực tiễn, nắm bắt được: các tầng lớp quần chúng nhân dân đang sống và
làm việc như thế nào, đang suy nghĩ gì và đang mong muốn cái gì để từ đó phản ánh
một cách trung thực những nhu cầu và đòi hỏi thực tế của quần chúng nhân dân,
phản ánh tư tưởng và tình cảm, trạng thái và nguyện vọng hàng ngày của nhân dân
từ quan điểm xã hội tích cực, thực sự suy nghĩ theo cách của nhân dân.
 Hình thức thể hiện đơn giản, thiết thực, dễ tiếp thu để tư tưởng thấm dần vào các
tầng lớp quần chúng nhân dân. Góp phần nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân
dân, tác động và định hướng cho việc hình thành những nhu cầu xã hội tích cực ở
họ. Song cũng cần tránh sự phổ thông phàm tục, tầm thường hay thái độ khinh miệt
đối với tính phổ thông của ngôn ngữ báo chí.



2

Phản ánh tính dân chủ.
 Tính nhân dân, dân chủ giúp báo chí thông tin một cách chân thực, khách quan toàn
diện về tình hình các mặt của đời sống xã hội. Điều này có liên quan đến việc xem
xét, đánh giá hoạt động của những cơ quan, tổ chức xã hội, những cá nhân nhưng
phải phù hợp với luật pháp và những quy định khác của nền dân chủ, không được
né tránh thực tiễn.
Phản ánh tính quần chúng.
 Góp phần phổ biến thông tin qua kênh truyền phù hợp với không gian thông tin của
nó (báo Trung ương, báo ngành, báo địa phương, báo của các tổ chức và đoàn thể
xã hội) được phản ánh ở tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan
báo chí.
Tạo ra sự giao tiếp rộng rãi giữa báo và quần chúng: cả ở những thông tin quần
chúng cung cấp để đăng tải với các hình thức và phương thức khác nhau; cả ở những
nhận xét, đánh giá, yêu cầu, đòi hỏi, phản ứng và thái độ của công chúng đối với tờ báo,
nhà báo. Mối liên hệ chặt chẽ như vậy giúp cho cơ quan báo chí nắm được: khuynh
hướng của công chúng như thế nào? Nhu cầu của họ ra sao? Họ ưa thích những loại
thông tin nào để điều chỉnh hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin hàng ngày của
họ.
1.3. Biểu hiện của tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí
Biểu hiện thứ nhất, được khẳng định bằng sự thật khách quan có tính quy luật, tính
nhân dân, dân chủ của báo chí phản ánh và đánh giá các hiện tượng, sự kiện của đời sống
từ lập trường của nhân dân đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, đề cao và trực
tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì tiến bộ xã hội. Một nền báo chí, một tác
phẩm báo chí có tính nhân dân, dân chủ ,khi đề cập, phản ánh những sự kiện, hiện tượng
có ý nghĩa đối với nhân dân, cần phải lý giải chúng theo quan niệm tiến bộ của nhân dân,
phù hợp với những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Báo chí chúng ta là công cụ phục vụ lợi
ích của quần chúng nhân dân, coi phong trào quần chúng là cơ sở thực tiễn để phản ánh.
Để báo chí đi sâu vào quần chúng một cách thiết thực, C.Mác nhận định: “Báo chí sống

trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình
yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ.”
“Trong hy vọng và lo lắng có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn
tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí sẽ tuyên bố sự phán xét của mình đối với


3

những tin tức đó – một cách gây gắt, hăng say, phiến diện, như những tình cảm và tư tưởng
bị xúc động, thầm bảo nó vào lúc đó. Điều sai lầm hôm nay nằm trong các sự kiện mà nó
đưa tin, hoặc nằm trong những lời nhận xét mà nó nêu lên, thì ngày mai sẽ được bản thân
nó bác bỏ. Báo chí thể hiện trong bản thân nó cái chính sách “độc đáo”, với ý nghĩa chân
chính của từ này, chính sách mà trong những trường hợp khác kẻ thù của báo chí rất ưa
thích”. Quan điểm “Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội”
để từ đó “Báo chí là diễn đàn của nhân dân”, “lấy dân làm gốc”, để “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” là hoạt động hoàn toàn phù hợp với thực tế, với quan điểm lịch sử. Trong
thực tế, sự gặp nhau giữa “ý Đảng, lịng dân” đã tạo thành sức mạnh vượt mọi khó khăn,
hoàn thành nhiệm vụ. Báo chí phân tích, lý giải các sự kiện nóng hổi, Những vấn đề thiết
thực đang được đặt ra từ đời sống dưới ánh sáng đường lối quan điểm đúng đắn của đảng,
phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Có nhiều tác phẩm báo chí đã gây được
ấn tượng sâu sắc, có sức sống bền lâu và có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với đông đảo công
chúng”
Ví dụ: Báo chí chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các quan
điểm sai trái, thù địch; tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo; hăng hái thâm nhập
thực tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa, kịp thời đưa tin về những sự kiện nóng, các vấn đề dư
luận xã hội quan tâm, thiên tai, bão lũ... Nhiều bài báo mang tính phát hiện, góp sức tổng
kết thực tiễn, lan tỏa các gương điển hình tiên tiến, cảnh báo những nguy cơ hiện hữu, kiến
nghị các giải pháp thiết thực trên các lĩnh vực. Nhiều cơ quan báo chí, nhiều nhà báo đã
tích cực phản ánh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng với nhiều
cách tiếp cận đa dạng, chính xác, góp phần phát hiện sai phạm, tạo sức mạnh dư luận, hỗ

trợ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường niềm tin
của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.


4

Báo Nhân dân

Tạp chí Cộng sản
Biểu hiện thứ hai, là sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân
vào các hoạt động báo chí. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho báo chí
thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để người dân phát biểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng
của mình, trực tiếp tham gia thảo luận những vấn đề quốc kế dân sinh, thực hiện những
quyền dân chủ của công dân trong việc biểu dương những nhân tố tích cực, phê phán các
hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội cũng như trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức
kinh tế và đoàn thể xã hội. Quần chúng có thể tham gia với tư cách là cộng tác viên, cung


5

cấp thông tin, trực tiếp làm ra các sản phẩm báo chí và với tư cách công chúng đóng góp ý
kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội cũng như riêng
với các hoạt động báo chí. Mặt khác sự tham gia tích cực của quần chúng làm cho thông
tin báo chí trở nên sinh động hơn, nhanh chóng, kịp thời và sát với cuộc sống hơn; thu hút
trí tuệ, tài năng sáng tạo của toàn toàn thể xã hội là con đường đúng đắn để nâng cao tính
hấp dẫn, tính trí tuệ của báo chí. Để tính nhân dân ngày càng được nâng cao và phát triển,
báo chí cần biết dựa vào lực lượng cộng tác viên gồm các nhà khoa học, các nhà hoạt động
chính trị, xã hội, học sinh, sinh viên và cả những người lao động bình thường. Mở rộng
được điều này chính là báo chí đã thu được chất xám của toàn xã hội, tăng thêm sự gắn bó
và uy tín của báo chí trong nhân dân. Sự giao lưu, gắn bó với công chúng có một tầm quan

trọng đặc biệt, cho nên công tác bạn đọc (đối với báo viết), thính giả (đối với báo nói), khán
giả (đối với bảo hình) luôn luôn là mặt công tác trọng tâm của bất kỳ cơ quan báo chí nào.
Và ở bất kỳ người làm báo nào cũng phải vững vàng, trung thực, tận tụy, có văn hóa, có
kinh nghiệm công tác dày dặn, biết sáng tạo và đổi đổi mới phương thức giao lưu với công
chúng, làm cho tờ báo, đài của mình gắn bó mật thiết với xã hội, cộng đồng.
Ví dụ: Ở Việt Nam, từ khi công cuộc đổi mới bắt đầu, một số cơ quan truyền thông
đã ý thức sâu sắc tầm quan trọng của độc giả và xem đó là kim chỉ nam của báo chí thời
đổi mới, đó là “có bạn đọc là có tất cả”. Thành công của các tờ báo có tiếng như Mục “Diễn
đàn” trên báo Dân trí, “Ý kiến bạn đọc” Vietnamnet, “Tâm sự” trên VnExpress
... đã minh chứng cho điều này. Nếu không xuất phát từ ý thức hướng về độc giả thì khó có
thể có được những thành công ở một tờ báo.

“Ý kiến bạn đọc” trên báo Vietnamnet


6

“Diễn đàn” trên báo Dân trí

“Tâm sự” trên VnExpress
Biểu hiện thứ ba, là ở nghệ thuật biểu hiện trong các tác phẩm báo chí phù hợp với
trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của công chúng. Một
tác phẩm báo chí khi đề cập đúng vấn đề mà xã hội đang quan tâm, nhưng nghệ thuật biểu
hiện kém, ngôn ngữ xa rời với cách nói, cách nghĩ của công chúng, không đem lại hiệu quả
cao. Lênin đặc biệt quan tâm điểm cách viết cách nói sao cho thật giản dị sáng sủa dễ hiểu.
Người chỉ ra rằng: “Sự đơn giản, dễ hiểu và phổ cập, nội dung sinh động của tư liệu, đưa
ra sẽ đảm bảo cho những tư tưởng của báo chí đi sâu vào lòng người đọc thuộc mọi tầng
lớp nhân dân”
Do vậy, cái quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo là phải biết nói đơn giản, biết
lược bỏ những khuôn sáo thuật ngữ cứng nhắc, những khẩu hiệu rỗng tuếch và xa lạ, những

từ ngữ nước ngoài khó hiểu đối với quần chúng. Giản dị, dễ hiểu là yêu cầu đặt ra để nâng
cao tính hấp dẫn và hiệu quả của báo chí đối với nhân dân. Nhưng điều quan trọng hơn là


7

phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao. Nâng cao trên cơ sở phổ
cập và phổ cập để nâng cao. Sự thông thái, uyên thâm nhưng nếu không đi được vào lòng
người, không được quần chúng hiểu, chấp nhận thì đó là sự thông thái vô bổ. Ngược lại nếu
giản dị đến mức nôm na, tầm thường và không có tác dụng nâng cao năng lực thẩm mỹ, thì
cũng làm cho quần chúng khó tiếp thu. Điều đó người làm báo phải thường xuyên rèn luyện,
châu rồi vốn sống, vốn hiểu biết văn hóa, luôn học hỏi mới hoàn thành được nhiệm vụ của
mình.
Ví dụ: Các cơ quan báo chí luôn chú ý đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung thông
tin, đặt tiêu đề độc đáo, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu...

Sử dụng câu có thành phần khởi ngữ để nêu bật thông tin.

Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng lớp từ ngữ mang đậm màu sắc biểu cảm, gợi hình, gợi
cảm, giàu hình ảnh và mang đậm màu sắc tu từ.


8

1.4. Hạn chế của việc thực hiện tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí
Nhìn chung, báo chí Việt Nam thực hiện tương đối tốt nguyên tắc tính nhân dân thể
hiện qua việc báo chí viết về các sự kiện của đời sống xã hội, nhìn nhận và đánh giá mọi
vấn đề dưới góc nhìn của quần chúng; sự tham gia của quần chúng vào báo chí; và việc sử
dụng ngôn ngữ có tính đại chúng trên báo chí. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn
chế trong việc thực hiện nguyên tắc tính nhân dân. Đó là:

Báo chí thơng tin khơng chính xác, sai sự thật gây ra hiểu lầm hoặc nghiêm trọng
hơn là ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng, gây tổn hại đến đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
Ví dụ: Vụ việc Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thanh tra bộ ra quyết định xử
phạt hành chính bốn cơ quan báo đã đưa tin “Ăn bưởi Năm Roi làm tăng nguy cơ ung thư
vú”. Đây là thông tin không đúng sự thật, gây thiệt hại lớn về vật chất cho những người dân
trồng bưởi Năm Roi và gây hoang mang cho người tiêu dùng. Cơ quan bị phạt ở mức cao
nhất là báo Khuyến học và Dân trí (15 triệu đồng), tiếp theo là báo Thanh niên (14 triệu
đồng), Công ty NetNam - trang tin thoibaoviet.com (13 triệu đồng), và báo Khoa học phổ
thông (12 triệu đồng). Thông tin ăn bưởi Năm Roi gây ung thư đã gây thiệt hại lớn cho
người dân trồng bưởi. Liệu số tiền phạt tổng cộng 54 triệu đồng có thể bù đắp cho những
tổn thất thật sự mà họ phải hứng chịu?
Vậy đâu là nguyên nhân của việc đưa tin không chính xác? Ngun nhân khách quan
có thể là do q trình tiếp nhận thông tin bị sai lệch do tác động của nhiều yếu tố như:
Nguồn tin, nhân chứng, người cung cấp thông tin… Cịn ngun nhân chủ quan có thể do
kỹ năng, trình độ của người làm báo còn kém dẫn đến thông tin sai, hoặc vì mục đích cá
nhân mà nhà báo hoặc cơ quan báo chí cố tình đưa tin không chính xác, các báo tranh giành
nhau những thông tin nóng hổi, cố gắng gây thành scandal, thật giật gân để tăng tính hấp
dẫn của tờ báo, thu hút người mua… Hoạt động đó gây tổn hại lớn đến đời sống của quần
chúng. Vì vậy, các nhà báo cùng cơ quan báo chí khi đưa tin, bài hoặc bình luận, phải phản
ánh đúng sự thật, tránh hư cấu, tránh điển hình hóa nhân vật, khái quát hóa bối cảnh, tình
hình cụ thể, tránh bịa đặt những chi tiết khi chưa kiểm tra, xác minh. Ngay cả khi lấy tin,
trích dẫn các nguồn tin của các báo, đài nước ngoài cũng cần phải thận trọng, chắt lọc kỹ
càng, không nên đưa tin một cách vô thưởng vô phạt.


9

Trên một số bài báo, tác giả còn sử dụng nghệ thuật biểu hiện khơng phù hợp với
trình độ nhận thức của cơng chúng.

Ví dụ: Hiện tượng lạm dụng văn chương trên báo chí. Một số tác phẩm báo chí sử
dụng quá nhiều chất lượng văn chương, những hình ảnh, cách diễn đạt khó hiểu:

Phát hiện “gót chân Achilles” của ung thư trên báo Tuổi trẻ TPHCM
Dĩ nhiên không phủ định hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ như vậy. Nó làm cho
tác phẩm báo chí thêm hấp dẫn, tăng hiệu quả biểu đạt nhưng mặt trái, nó lại gây ra khó
hiểu đối với một số bạn đọc. Liệu một người không đam mê và hiểu biết các câu chuyện cổ
Hy Lạp có biết được “gót chân Asin” là gì? Hay một người dân miền Bắc chưa từng một
lần đặt chân đến xứ Nghệ có hiểu được nghĩa của từ “chạnh”? Báo chí viết ra là để phục vụ
cho mọi tầng lớp nhân dân (đại đa số là người dân lao động) nên một yêu cầu không thể
thiếu là tính đại chúng trong việc sử dụng ngôn từ. Nhà báo cần chú ý sử dụng ngôn từ sao
cho phù hợp, vừa dễ hiểu, vừa đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Tư duy đổi mới báo chí cịn hạn chế, lúng túng, nội dung, hình thức thơng tin cịn
kém phong phú, sinh động, thiếu tính sắc bén, tính hấp dẫn, lượng phát hành không
lớn, sự tác động chi phối thông tin đến cơng chúng khơng mạnh mẽ, do đó hiệu quả
tun truyền khơng cao.
Bên cạnh đó các đài phát thanh - truyền hình để xảy ra yếu kém trên một số mặt như
khai thác, biên dịch và phát sóng quá nhiều phim nước ngoài, một số phim nhạt nhẽo, không
phù hợp về nội dung, và nguy hiểm nhất là lệch lạc về tư tưởng chính trị. Điều này tác động
đến nhân dân như thế nào? Trong việc này, báo chí đã đứng về lập trường của nhân dân để


10

hoạt động chưa? Thực tế chỉ có từ 30 - 35% phim Việt Nam có mặt trong chương trình
“Phim truyện”, còn lại là khai thác từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Việc xã hội hóa các chương trình truyền hình đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và
giải quyết thỏa đáng trong thời gian sớm nhất.
1.5. Những yêu cầu đảm bảo tính nhân dân, dân chủ trong hoạt động báo chí
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác hướng dẫn - tổ chức quần chúng tham gia làm chủ mặt

báo để phản ánh tiếng nói của quần chúng một cách đúng đắn và tích cực hơn.
Các cơ quan báo chí có thể tăng thêm các trang ý kiến bạn đọc để nhân dân có thêm
cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, đảm bảo nguyên
tắc tính nhân dân không phải chỉ là nêu tất cả những ý kiến, yêu cầu của nhân dân mà báo
chí phải biết chọn lọc những ý kiến quan trọng, có sức nặng và phù hợp với tư tưởng chính
trị, đạo đức xã hội. Điều này địi hỏi ban biên tập có sự thông hiểu tình hình, nhạy bén chính
trị và nắm nghệ thuật tuyên truyền một cách sắc sảo. Đối với những vấn đề phức tạp, mới
mẻ và có nhiều và có nhiều cách nhận khác nhau, bản thân báo chí chưa thể khẳng định
chắc chắn thì cần thiết phải tập hợp thông tin nhiều chiều, những cách phân tích, lý giải
khác nhau để làm sao hướng dẫn được dư luận ủng hộ cho cái đúng. Báo chí cần đề phịng
một số kẻ xấu lợi dụng báo chí để tuyên truyền, kích động quần chúng, xuyên tạc, lừa bịp…
nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhân dân ta.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động
của ban công tác bạn đọc, thực hiện tốt các khâu từ tiếp nhận ý kiến bạn đọc; gặp gỡ, tiếp
xúc quần chúng đến chọn lọc ý kiến bạn đọc và phản ánh trên báo như thế nào? Phải biết
lựa chọn ý kiến của ai? Về vấn đề gì? Đăng tải với thời lượng ra sao? Và đặc biệt phải đảm
bảo nguyên tắc chính xác, tuyệt đối không sửa đổi, thêm bớt ý kiến bạn đọc.
Thứ hai, là các cơ quan báo chí cần tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên
rộng rãi. Việc làm này góp phần cải tiến việc phản ánh tiếng nói của nhân dân trên báo.
Làm cho nội dung, hình thức của báo chí phong phú, sinh động hơn. Trước hết, các cơ quan
báo chi cần tranh thủ sự cộng tác của các cán bộ lãnh đạo. Đây chính là một nguồn tin cho
ta hiểu sâu sắc cốt lõi mục đích của các chủ trương, chính sách của Đảng, các sự kiện xã
hội. Bên cạnh đó là tranh thủ sự cộng tác của các tầng lớp nhân dân thuộc mọi ngành nghề,
lứa tuổi… để có thể nắm bắt các vấn đề xã hội một cách toàn diện.


11

Thứ ba, là đẩy mạnh công tác điều tra xã hội, nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện
vọng của quần chúng.

Đây là điều kiện đầu tiên để báo chí đi gần với đời sống xã hội, phản ánh đúng những
vấn đề quần chúng nhân dân đang quan tâm. Báo chí cần tích cực đưa tin những sự kiện,
vụ việc tác động đến đời sống nhân dân, biết đấu tranh bài trừ cái xấu, bảo vệ cái tốt để xây
dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh. Báo chí phải nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện
vọng của quần chúng để phản ánh cho đúng, cho hay những gì nhân dân muốn, những gì
nhân dân cần… Có như vậy, báo chí mới nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng
và báo chí mới thực sự trở thành báo chí của nhân dân.
→ Tính nhân dân là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí. Nó có quan hệ chặt
chẽ với tính Đảng, tính tự do, và tính nhân đạo của báo chí. Trên thực tế, báo chí Việt Nam
đã cơ bản thực hiện tốt nguyên tắc tính nhân dân trên cả ba biểu hiện của nó. Tuy nhiên
trong một số trường hợp vẫn còn những hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Hiện nay các cơ quan báo chí Việt Nam vẫn đang tích cực đề ra các biện pháp nhằm
tăng cường tính nhân dân trên báo chí để báo chí thực sự trở thành báo chí “của dân, do
dân, vì dân”.
Để làm được việc này địi hỏi sự tham gia, ủng hộ tích cực của quần chúng. Bên cạnh
đó, bản thân mỗi nhà báo cũng cần có ý thức trong việc nâng cao tính nhân dân trên báo
chí. Với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới tính nhân dân trên báo chí
sẽ ngày càng phát huy vai trị của mình, phục vụ cho lợi ích của toàn Đảng, toàn dân, như
lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “... cần nâng cao hơn nữa chất lượng của báo chí để nó
làm trịn nhiệm vụ cao cả của nó... Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách
mạng”.
2. Tính dân tộc trong hoạt động báo chí
2.1.

Khái niệm tính dân tộc trong hoạt động báo chí

Ý thức dân tộc của báo chí là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động báo chí.
Nhưng để hiểu điều đó, chúng ta cần phân biệt khái niệm ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu
nước.
Ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, về bản chất là hai khái niệm có chung một

phạm vi ý nghĩa. Đó là thái độ trân trọng, là tình cảm yêu quý của con người đối với dân
tộc, cội nguồn đã sinh ra mình, đối với quê hương, đất nước.


12

Nhưng chủ nghĩa yêu nước là khái niệm hẹp hơn và là đỉnh cao, là sự kết tinh của ý
thức dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là nguồn gốc của mọi cảm hứng sáng tạo cho người làm
báo và cho hoạt động báo chí.
→ Như vậy, ý thức dân tộc là cơ sở nhận thức - tinh thần cho mọi hoạt động của báo
chí, đó cũng là ngun tắc tính dân tộc của báo chí.
2.2.

Biểu hiện và vai trị của tính dân tộc (Yếu tố dân tộc) trong hoạt động báo chí

Tính dân tộc là một tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, một phẩm chất thiêng liêng
Trong xã hội có giai cấp, con người không thể không đứng về một giai cấp nào, một
nhóm xã hội nào, một dân tộc nào. Nhà báo, với tư cách là thành viên của một dân tộc được
nuôi dưỡng bằng văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ,
bằng thói quen và phong tục, tập quán v.v... của dân tộc đó; trong quá trình hoạt động nghề
nghiệp, nhà báo huy động toàn bộ những năng lực và phẩm chất của mình để sáng tạo tác
phẩm báo chí. Muốn có những tác phẩm báo chí có giá trị, phục vụ sự nghiệp cách mạng
thì nhà báo phải luôn nuôi dưỡng được ý thức dân tộc. Biểu hiện ý thức dân tộc của nhà
báo còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ, phong cách và cả đến khả năng lựa chọn các
loại hình, thể loại báo chí. Như vậy, ý thức dân tộc là một tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, một
phẩm chất tinh thần thiêng liêng đối với mỗi thành viên của dân tộc.
Ví dụ: Nhà báo Nguyễn Ái Quốc là tấm gương sáng trong việc thể hiện ý thức dân
tộc trên báo chí. Trên con đường đi tìm đường cứu nước cứu dân, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu
sự nghiệp báo chí của mình từ cuối năm 1917 khi Người từ Anh trở lại Pháp và sau đó tham
gia Đảng xã hội Pháp. Động cơ làm báo lúc này của Người là phát biểu chính kiến của mình

trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay tại nước Pháp để đấu tranh cho đội lập tự do
cho dân tộc mình. Bài báo đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc mà ngày nay chúng ta được biết
là một bài luận chiến sắc sảo với tiêu đề: “Tâm địa thực dân”. Bài báo đã phê phán những
luận điệu xuyên tạc của một nhà báo Pháp ở Đông Dương. Từ năm 1919, nhiều tờ báo ở
Pháp trong đó có những tờ nổi tiếng như: L’Humanité, Lepopulaire, La Vie Ouvrière, Le
journal purple (Báo của dân), Le cahiers du communisme (Tạp chí cộng sản), La
Correspondance internationale (Thư tín quốc tế)… đã đăng nhiều bài của Nguyễn Ái Quốc.


13

Bác Hồ với các phóng viên báo chí (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Tính dân tộc thể hiện bản sắc dân tộc
Bất kỳ một nền báo chí tiến bộ nào, trong khi tiếp thu những kinh nghiệm và tinh hoa
báo chí nhân loại, muốn tồn tại và phát triển đều phải vươn tới một bản sắc dân tộc đậm đà.
Nhiều quốc gia đều lấy tờ báo đầu tiên xuất bản bằng ngôn ngữ dân tộc là cột mốc lịch sử
báo chí của nước mình. Ở nước ta, tờ “Gia Định báo” số 1 ra ngày 15/4/1865 bằng chữ
quốc ngữ được coi là tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Gia định báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên (Tạp chí truyền thống và phát triển)


14

Tính dân tộc không chỉ quyết định những vấn đề nội dung, bản sắc và phong tục tập
quán dân tộc nhiều khi để lại dấu ấn trực tiếp ngay trên hình thức và phương thức báo chí.
Người Việt Nam đã bắt đầu có thói quen không thể thiếu tờ báo tết trong dịp đón năm mới.
Người Nga chưa thể đi ngủ nếu chưa xem xong chương trình Năm mới trên đài truyền
hình. Thể hiện bản sắc dân tộc trên cả nội dung ngôn ngữ và hình thức trình bày không chỉ
là ý thức mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan báo chí, nếu muốn được đông đảo

công chúng hâm mộ.
Phản ánh và giải quyết toàn bộ những vấn đề hệ trọng, bức xúc nhất của dân tộc
Một nền báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc khi nó trực tiếp tham gia phản ánh và giải
quyết toàn bộ những vấn đề hệ trọng, bức xúc nhất của dân tộc. Ra đời trong bão táp của
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ngót một thế kỷ qua, chủ đề lớn xuyên suốt của báo chí
cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chủ đề lớn và bao trùm nhất trong nội dung
tin bài của báo chí nước ta là ủng hộ công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu cho một dân tộc
Việt Nam tươi sáng và giàu mạnh.
Ví dụ: Nhiều nhà báo và trang báo cho ra những bài viết truyền đạt và giải quyết nhu
cầu thông tin cấp thiết của dân tộc về vấn đề biển đảo.

Báo Tuổi trẻ


15

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Báo chí Việt Nam kiên định trong công cuộc thể hiện chủ quyền biển đảo.
Góp phần đắc lực vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị cao quý khác của dân
tộc.
Báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc là nền báo chí góp phần đắc lực vào việc giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc và các giá trị cao quý khác của dân tộc. Ở
nhiều nước, người ta lên tiếng phê phán những tờ báo lai căng, những nhà báo “mất gốc”.
Đó hoàn toàn không phải là vì các tờ báo đó, các nhà báo đó không làm báo bằng ngôn ngữ
dân tộc. Điều đó chủ yếu là do các nhà báo đó, các tờ báo đã quay lưng lại với những giá
trị văn hóa tinh thần của dân tộc, để cho thói sùng ngoại lấn át ý thức bảo vệ, giữ gìn bản
sắc dân tộc.

Nền báo chí cách mạng chúng ta ra đời trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc. Do vậy, chủ đề xuyên suốt mấy chục năm của báo chí nước ta là chủ đề cách mạng,
giải phóng dân tộc, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Ở cấp độ khác tính dân tộc cịn địi hỏi
báo chí tôn trọng và đấu tranh bảo vệ lợi ích, bản sắc văn hóa.


16

Ví dụ: Trước nguy cơ nhiều làng nghề truyền thống có thể bị mai một (các làng nghề
ở Thủ Đô: làng hoa Ngọc Hà, làng đào Nhật Tân, làng rau húng Láng, chừng mực nào đó
làng cốm Vịng, làng cây cá cảnh Quảng Bá…, làng tranh đông hồ Bắc Ninh,...), nhiều
trang báo cho ra những bài viết nhằm bảo vệ và hồi tưởng về nét văn hóa này:

Bài báo về Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh trên báo VTV News

Bài báo về Làng rau húng láng trên báo Công an nhân dân
Nhấn mạnh ý thức dân tộc, khẳng định nhiệm vụ của báo chí tham gia vào q trình
đó một cách tích cực và có ý thức không có nghĩa là chúng ta cổ vũ cho một thứ báo chí sô
vanh, dân tộc hẹp hịi, một thứ báo chí, một kiểu làm báo quay lưng với những giá trị văn
hóa tinh thần của nhân loại.


17

 Biểu hiện và vai trị của tính dân tộc trong hoạt động thông tin, tuyên truyền tới
đồng bào các dân tộc thiểu số
Hoạt động thông tin, truyền thông tới đồng bào các dân tộc thiểu số đang trở nên quan
trọng và cần thiết. Các cấp, chính quyền đã thực hiện hoạt động truyền thông tới đồng bào
các dân tộc thiểu số qua hình thức khác nhau:
Thứ nhất, thông tin, tuyên truyền trên báo chí về công tác dân tộc, tôn giáo.


Báo chí tun truyền về cơng tác dân tộc trên tạp chí Dân tộc và Phát triển
Thứ hai, tuyên truyền qua các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, sổ tay, bản tin thông báo
nội bộ, tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi-đáp, tài liệu thông tin chuyên đề, thông tin phục vụ
lãnh đạo, sinh hoạt chi bộ..); xây dựng phim, tư liệu, phóng sự. phản ánh mọi mặt công tác
dân tộc, tôn giáo.
Ví dụ: Phim tài liệu Các dân tộc thiểu số Việt Nam đoàn kết, hội nhập và phát triển
phát sóng trên kênh VTV1, hay phóng sự Phóng Sự Dân Tộc: Người Dao đỏ trên núi Chiêu
Lầu Thi trên kênh Truyền hình nhân dân.
Thứ ba, tuyên truyền trực quan bằng khẩu hiệu, pano, áp phích... trên các tuyến phố
trung tâm, trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng,.


18

Áp phích tun truyền về tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống huyện A Lưới (Thừa
Thiên Huế)
Thứ tư, tuyên truyền trên các website, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành,
đoàn thể của tỉnh.

Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên
Thứ năm, tổ chức hội nghị nội bộ cấp ủy, hội nghị báo cáo viên, sinh hoạt của các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp...
Thứ sáu, tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường thời lượng
tuyên truyền bằng tiếng dân tộc.
Ví dụ, thời điểm dịch Covid bùng phát tháng 4/2020, Công an huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang đã thực nhiệm vụ dịch các văn bản, thông tin về dịch bệnh Covid-19 sang
tiếng dân tộc thiểu số và ghi âm và phát trên chiếc xe tuyên truyền để cung cấp thông tin
bằng tiếng dân tộc Tày, Dao, Mông, đáp ứng nhu cầu nhận thức thông tin về đại dịch Covid.



19

Thứ bảy, tuyên truyền lồng ghép thông qua các sinh hoạt tôn giáo, các buổi sinh
hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ. ở thôn, tổ dân phố.

Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức chương trình nghệ thuật
tun truyền cơng tác dân tộc, các chính sách dân tộc.
Cuối cùng, tuyên truyền trên internet, mạng xã hội.
Ví dụ, tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo” do
báo Vietnamnet tổ chức đã phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm,
lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo” do Báo
VietNamNet tổ chức.


20

Nhờ việc sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, thông tin được đưa tới đồng bào các
dân tộc thiểu số rất đầy đủ và đa dạng nội dung như sau:
-

Tuyên truyền làm rõ vai trị, tầm quan trọng, vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc,
tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng của đất nước; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng, Nhà nước ta về cơng tác dân tộc, tôn giáo. Khẳng định quan điểm
xuyên suốt của Đảng là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp
nhau cùng phát triển; chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm
trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của Nhân dân; bảo đảm các tơn giáo bình

đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật; đoàn kết tôn giáo gắn với đoàn kết dân
tộc; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của tôn giáo;
kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

-

Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về dân tộc, tơn giáo nói chung và những chính sách, pháp luật có tính đặc thù,
chun sâu; kế hoạch, chương trình hành động của các cấp, các ngành triển khai
thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW
ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tơn
giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Chỉ thị số 18- CT/TW, ngày 10/01/2018
của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết
24/NQ-TW ngày 14/8/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công
tác dân tộc; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Kết
luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân
tộc trong tình hình mới; Nghị quyết 120/2010/QH14 của Quốc hội khóa XIV phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn


21

quốc dân tộc thiểu số lần thứ II; những quan điểm mới của Đại hội XIII của Đảng

về dân tộc, tôn giáo...
-

Phản ánh kết quả công tác dân tộc, công tác tơn giáo thời gian qua. Trong đó tập
trung:
+ Làm rõ những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng dân
tộc và miền núi, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào có đạo.
+ Phản ánh sự chủ động, tinh thần tự lực cánh sinh, nỗ lực vươn lên vượt khó của
đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo; giá trị tốt đẹp, đóng góp của tôn giáo
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho đồng bào dân tộc, đồng bào
có đạo, không để kẻ xấu lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng,
Nhà nước; xử lý, giải quyết kịp thời các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp
luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Cổ vũ, khích lệ đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo tích cực tham gia
các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, đất nước.

-

Biểu dương các cấp ủy, chính quyền, đồn thể có tinh thần trách nhiệm cao trong
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo; chủ động nắm tình hình, kịp
thời phát hiện, tham mưu chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý tình
huống phát sinh và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo trên địa
bàn tỉnh. Biểu dương, nhân rộng bài học kinh nghiệm, cách làm hay của các địa
phương, cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo. Tôn
vinh, biểu dương vai trị đóng góp của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín
vùng dân tộc thiểu số đối với sự phát triển cộng đồng, xã hội; các chức sắc, chức
việc, tín đồ tôn giáo trong tuyên truyền, vận động giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo”,
đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh

của địa phương, đất nước.

-

Đấu tranh, phê phán những biểu hiện vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật về
dân tộc, tôn giáo, như: hoạt động dân tộc, tôn giáo trái pháp luật (tuyên truyền tà
đạo, kích động giáo dân chống đối chế độ, kích động tư tưởng ly khai tự trị trong
đồng bào dân tộc...), hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân


22

tộc, gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai
trái của các thế lực thù địch lợi dụng việc xử lý hoạt động dân tộc, tôn giáo vi phạm
pháp luật để kích động quần chúng; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ,
nhân quyền; bóp méo sự thật về tình hình dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam... nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
2.3. Hạn chế của việc thực hiện tính dân tộc trong hoạt động báo chí
 Những hạn chế trong công tác quản lý các cơ quan báo chí:
-

Sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin cho báo chí của
các cơ quan Nhà nước, của địa phương có lúc, có nơi chưa kịp thời;

-

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí có nơi chưa quan tâm,
chưa tn thủ đúng quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn;
Vẫn còn tình trạng cơ quan báo chí không chấp hành nghiêm chỉ đạo, định hướng

thơng tin;
Có hiện tượng một số cơ quan báo chí, trong đó chủ yếu là tạp chí thuộc các tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, lợi dụng danh nghĩa báo chí để hoạt động trái
pháp luật, sách nhiễu cơ quan, doanh nghiệp, địa phương, vượt quá chức năng, nhiệm

-

-

vụ, quyền hạn của báo chí…
 Hạn chế ở phía nhà báo khi áo dụng nguyên tắc tính dân tộc trong hoạt động báo
chí:
 Sự thiếu nhạy bén trong việc khai thác, phát hiện ra các thông tin, sự việc có ảnh
hưởng tới tính dân tộc
Tính dân tộc, ý thức dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong hoạt
động báo chí là quan điểm, hoạt động tự thân thể hiện từ sâu thẳm trái tim của người làm
báo.
Có nhận định cho rằng: Sự nhạy bén quyết định góc nhìn”. Theo những nhà báo nhiều
kinh nghiệm thì “góc nhìn”, cách đặt vấn đề, triển khai vấn đề quyết định tính hay hay dở,
thu hút hay nhàm chán của một bài báo, trong mọi thời đại. Nhà báo Trần Tuấn, Trưởng
Văn phòng đại diện Báo Tiền Phong tại miền Trung, cho rằng người làm báo thực sự cần
biết đặt mình trong những vấn đề thời sự của đất nước (chính trị, kinh tế, xã hội…),
của nhân loại - những thời sự ít lặp lại và biến mình thành nhân vật sống động, đầy
dấu ấn trong thời sự đó.


×