Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP môn âm NHẠC 21 22 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.05 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
* Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn liền với cuộc sống con người, có
sức hấp dẫn mạnh mẽ đặt biệt là lứa tuổi các em học sinh ở cấp tiểu học. Chính vì
vậy âm nhạc đã được đưa vào giáo dục trong trường phổ thông và đã trở thành
mơn học độc lập có mục tiêu chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết
bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo một cách bài bản.
Môn âm nhạc ở trường tiểu học được Bộ giáo dục và tạo ban hành thông
qua các nội dung: Học hát, Tập đọc nhạc, Nghe nhạc, Giới thiệu nhạc cụ, Kể
chuyện âm nhạc (Đối với các khối lớp 3 4 5) và các nội dung Hát, Nghe nhạc, Đọc
nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc (Đối với khối lớp 1 2). Người giáo viên phải
giúp cho học sinh đạt được những mục tiêu: Hình thành, phát triển năng lực và
cảm thụ âm nhạc của học sinh; Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động âm
nhạc; Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc
thế giới. Ngồi ra, góp phần phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu để
tham gia vào các cuộc thi, giao lưu Tiếng hát hoa phượng đỏ…
Muốn đạt được những mục tiêu này thì người giáo viên phải chú trọng dạy
tốt tất cả các nội dung cho học sinh. Từ trước đến nay chúng ta dạy mà chưa thật
chú ý đúng mức đến nội dung Kể chuyện âm nhạc, nhưng đây lại là nội dung quan
trọng góp phần nâng cao năng lực học tập mơn âm nhạc cho học sinh. Dạy học Kể
chuyện âm nhạc không phải đơn thuần bằng phương pháp thuyết giảng mà học
sinh phải được nghe, nhìn cụ thể. Xuất phát từ yêu cầu đó, bản thân tơi nhiều
năm qua đã cố gắng tìm tịi đổi mới phương pháp và đã rút ra được một vài kinh
nghiệm nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học nội dung này.
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả trong dạy và học nội dung



2
Kể chuyện âm nhạc”; nhằm trao đổi ý kiến cùng quý đồng nghiệp để dạy và học
môn âm nhạc ngày càng tốt hơn.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận:
Kể chuyện âm nhạc là hình thức giáo viên truyền đạt một nội dung câu
chuyện liên quan đến bài học âm nhạc thơng qua hình thức kể chuyện.
Kể chuyện âm nhạc nhằm bổ sung cho học sinh sự hiểu biết và cảm xúc âm
nhạc, giúp các em nhận thức được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống. Học sinh
nghe và có thể kể lại nội dung tóm tắt của câu chuyện. Kể chuyện cịn phát triển
tư duy, trí tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cho học sinh, dạy các em
cách chăm chú lắng nghe mà không ngắt lời người khác.
Thời lượng thực hiện nội dung Kể chuyện âm nhạc từ 10-15 phút, phương
pháp kể chuyện âm nhạc cũng giống như Kể chuyện ở môn Tiếng Việt, chỉ khác ở
chỗ học sinh được nghe nhạc, nhằm minh họa cho câu chuyện và phát triển thẩm
mĩ âm nhạc.
Giáo viên có thể tiến hành kể chuyện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Giới thiệu về câu chuyện (giới thiệu tên, xuất xứ hoặc khái quát về
câu chuyện)
Bước 2: Giáo viên kể chuyện
Bước 3: Củng cố (đặt một vài câu hỏi học sinh trả lời; yêu cầu học sinh sắp
xếp các chi tiết theo trình tự câu chuyện…)
Bước 4: Học sinh tập kể chuyện
Bước 5: Giáo dục thái độ
Bước 6: Nghe nhạc
2.2. Cơ sở thực tiễn
Từ thực tế giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học tôi thấy đa phần học
sinh vẫn chưa hứng thú khi đến tiết học Âm nhạc. Có thể do nhiều nguyên nhân
như:



3
Tâm lý CMHS và học sinh chưa quan tâm đúng mức đến mơn học và xem nó
là một mơn phụ, một số em khơng có “năng khiếu”, khơng nắm được kiến thức
Âm nhạc ban đầu nên các em cảm thấy chán nản khơng muốn học; hoặc do hồn
cảnh gia đình một số em cịn khó khăn khơng có thời gian học tập. Và là lứa tuổi
đang thay đổi về mặt tâm sinh lý nên nhiều em e ngại.
Thời lượng dành cho phần Kể chuyện âm nhạc rất ít vì nội dung Kể chuyện
âm nhạc thường dạy chung với các nội dung khác ví dụ như: Tiết 4: Học hát: Bài
bạn ơi lắng nghe – Kể chuyện âm nhạc (Lớp 4); Ôn tập TĐN số 3, số 4 – Kể chuyện
âm nhạc (Lớp 5)…
Đồ dùng dạy học hỗ trợ đối với nội dung Kể chuyện âm nhạc hầu như là
khơng có, Tư liệu về các tác giả, tác phẩm giáo viên phải tự tìm hiểu nên đa phần
giáo viên dạy chay hoặc dạy qua loa...
Tất cả những điều đó làm cho các em khơng u thích mơn học, khơng cảm
thấy hào hứng khi học Âm nhạc
2.3. Mô tả nội dung biện pháp:
Để thu hút sự chú ý học tập và tạo hứng thú trong giờ dạy Kể chuyện âm
nhạc cho học sinh thì giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo, đọc và tìm hiểu kỹ nội
dung câu chuyện cần kể để từ đó có thể đặt ra được những câu hỏi cho các em trả
lời nhằm khai thác chủ đề, nội dung của câu chuyện. Muốn làm được như vậy đòi
hỏi giáo viên phải vận dụng rất nhiều phương pháp, kỹ năng giảng dạy để truyền
đạt một giờ Kể chuyện âm nhạc có kết quả
Khi kể chuyện âm nhạc giáo viên không chỉ đọc đủ chữ, nhớ và kể đúng nội
dung của câu chuyện, thêm một chút thể hiện nhấn nhá giọng là được mà còn đòi
hỏi phải biết thêm thắt những từ ngữ vào giọng kể cho câu chuyện thêm sinh
động, thu hút và để học sinh dễ nhớ. Đôi khi trong câu chuyện, để thêm sinh
động, người kể cịn có thể hát thay các nhân vật trong chuyện...
Việc chuẩn bị những bức tranh theo nội dung của câu chuyện cho học sinh
hiểu sẽ giúp học sinh nhanh nhớ được cốt chuyện và tạo cho câu chuyện thêm



4
phong phú cũng như thu hút sự chú ý của các em hơn
Giáo viên linh động áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
khác nhau để khơng gây ra sự nhàm chán, từ đó học sinh học tập một cách tích
cực mang lại hiệu quả cao.
Và dưới đây là một số hình thức tơi đã áp dụng trong dạy và học nội dung
Kể chuyện âm nhạc
2.3.1. Nội dung thứ nhất: Kế chuyện âm nhạc theo tranh
Giáo viên có nhiều cách khác nhau để tổ chức hiệu quả giờ dạy Kể chuyện
âm nhạc; và một cách được sử dụng phổ biến rộng rãi đó là Kể chuyện theo tranh;
tranh ảnh luôn là một giáo cụ trực quan hỗ trợ cho những tiết kể chuyện. Đó là
phương pháp khá tương đồng với phân môn Kể chuyện trong môn Tiếng Việt. Nó
là sự kết hợp đầy thú vị của hai môn học. Sau đây là tuần tự các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị giáo cụ trực quan (tranh, ảnh, hình chụp)
Bước 2: Giáo viên kể chuyện theo tranh
Bước 3: Giáo viên đặt các câu hỏi về nội dung câu chuyện
Bước 4: Giáo viên tổng kết – khắc sâu kiến thức, lồng ghép giáo dục
Bước 5: Cho học sinh kể lại theo tranh
Ví dụ: Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ (Lớp 4)

Tranh 1

Tranh 2

Tranh 3

Tranh 4



5
Tranh 5

Tranh 6

2.3.2. Nội dung thứ hai: Sắm vai
Một trong những cách kể chuyện sinh động chính là để học sinh tự hoá
thân vào các nhân vật; hiểu một cách sâu sắc về tâm lý, tính cách nhân vật, bối
cảnh ra đời của tác phẩm. Cách thực hiện theo các bước:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu và kể câu chuyện
Bước 2: Giáo viên lựa chọn đoạn chuyện cần sắm vai
Bước 3: Chia nhóm cho học sinh thảo luận nội dung cần sắm vai
Bước 4: Học sinh sắm vai
Bước 5: Giáo viên nhận xét – đáng giá, chốt lại nội dung và giáo dục
Ví dụ: Kể chuyện âm nhạc: Chàng c-phê và cây đàn Lia (Lớp 3)
Học sinh sắm vai đoạn: “Chàng Oóc-phê xuống địa ngục xin Diêm Vương cho vợ
sống lại”. Các em vào vai các nhân vật: người dẫn chuyện, Diêm Vương, chàng
Oóc-phê, vợ của Oóc-phê nàng Ơ-ri-đi-xơ…


6

2.3.3. Nội dung thứ ba: Kể chuyện âm nhạc trên nền nhạc
Âm nhạc là một yếu tố luôn giúp các em tập trung, hứng thú. Đó là một
cách để giáo viên dẫn dắt các em đi vào câu chuyện một cách sinh động và lôi
cuốn; các em không chỉ được nghe kể chuyện bằng ngơn ngữ, ánh mắt, hình thể
mà các em còn được nghe những giai điệu du dương của chính tác phẩm được
giới thiệu; giúp cho câu chuyện thêm giàu tính nhạc. Dưới đây là các bước thực
hiện:

Bước 1: Giáo viên chuẩn bị giáo cụ trực quan (File nhạc làm sẵn, bản nhạc
có sẵn phù hợp nội dung của câu chuyện)
Bước 2: Giáo viên tiến hành kể chuyện trên nền nhạc
Bước 3: Giáo viên đặt các câu hỏi về nội dung câu chuyện
Bước 4: Giáo viên nhận xét – đáng giá, chốt lại nội dung và giáo dục


7
Bước 5: Liên hệ giới thiệu tác giả, tác phẩm và Nghe
Việc kể chuyện trên nền nhạc sẽ giúp các em tập trung hơn, giáo dục các em
đức tính khơng ngắt lời người khác; giai điệu vang lên cùng giọng kể của giáo viên
sẽ giúp các em dễ xúc cảm hơn với nội dung câu chuyện
Ví dụ: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng (Lớp 5)

2.3.4. Nội dung thứ tư: Lớp học đảo ngược
Có một phương pháp tơi rất tâm đắc và tự nhủ cần được phát huy nhiều
hơn trong những tiết học Kể chuyện âm nhạc đó là phương pháp Lớp học đảo
ngược. Có thể hình dung phương pháp này được tiến hành như sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bộ phim học sinh cần xem (Tên phim, nhà sản
xuất, đường link… )
Bước 2: Học sinh tự xem bộ phim ở nhà
Bước 3: Học sinh chia sẻ nội dung bộ phim đã xem (Cảm nhận như thế nào?
thân thế, sự nghiệp… )
Bước 4: Giáo viên chốt lại nội dung trọng tâm


8
Bước 5: Liên hệ giới thiệu tác giả, tác phẩm và Nghe nhạc
Phương pháp này giúp học sinh phát huy năng lực tự chủ, tự học; bằng chính
sự tìm tịi, khám phá học sinh sẽ cảm nhận sâu sắc về tác giả, tác phẩm thông qua

những thước phim sống động mà điều đó khơng có câu từ nào có thể diễn tả
được
Ví dụ: Kể chuyện âm nhạc: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu (Lớp 5)
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem video tư liệu: "Dạ Cổ Hoài Lang" Và
Cuộc Đời Nghệ Sĩ Cao Văn Lầu trên YouTobe
(Đường link: />

9

2.4. Hiệu quả của biện pháp:
Bản thân tôi sau 2 năm bắt đầu nghiên cứu và thực hiện giải pháp cảm thấy
vơ cùng hạnh phúc vì những kết quả ban đầu mang lại hết sức khả quan. Những
giờ Kể chuyện âm nhạc luôn là những giờ học mà các em háo hức chờ đợi. Điều
đó cũng dễ hiểu bởi vì với lứa tuổi tiểu học những câu chuyện kể là một thế giới
đầy màu sắc, lơi cuốn. Từ đó đưa môn âm nhạc đến gần hơn đối với các em, các
em ko chỉ biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát, đọc đúng các bài đọc nhạc
mà còn hiểu sâu, nhớ lâu về những giá trị về tinh thần, ý nghĩa văn hoá, nguồn gốc
sâu xa của mỗi tác phẩm.
Qua các tiết học Kể chuyện âm nhạc các em được nghe kể chuyện, nghe
nhạc, được sắm vai được hóa thân nhân vật… rèn cho học sinh biết một số kiến
thức phổ thông tối thiểu về Âm nhạc... Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ
văn hố âm nhạc ngày càng giàu đẹp hơn.


10
Hiệu quả đó được thể hiện cụ thể trong bảng so sánh sau:
LỚP
5A

MỨC ĐỘ HỨNG THÚ

Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
15/30
50
20/30
66,7

5B

12/28

42,8

19/28

67,8

5C

17/30

56,7

23/30

76,7


Giấy Chứng nhận của học sinh tham gia Cuộc thi “Liên hoan tiếng hát hoa phượng
đỏ” lần thứ V, năm 2021

3. KẾT LUẬN


11
- Ý nghĩa của biện pháp đối với công tác giảng dạy.
Tác động sâu sắc đến bản thân trong việc nâng cao khả năng tự học, tự rèn,
tìm tịi những phương pháp, hình thức khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất
trong nội dung Kể chuyện âm nhạc.
Phát triển khả năng tích hợp liên mơn giữa mơn âm nhạc với các môn học
khác như: Kể chuyện (Tiếng Việt), Lịch sử, Đạo đức…
Việc thực hiện giải pháp và những hiệu quả mang lại tuy mới chỉ là bước
đầu nhưng đã tạo cho tôi nhiều cảm hứng, động lực trong công tác giảng dạy.
- Nhận định về việc áp dụng và khả năng phát triển của biện pháp.
Những nội dung trong giải pháp này đều dễ thực hiện, có khả năng vận
dụng cao, áp dụng cho nhiều cấp học chứ không riêng ở cấp tiểu học. Tuỳ vào sự
linh hoạt và sáng tạo của mỗi giáo viên, tổ hội đồng bộ mơn có thể sáng tạo ra
thêm nhiều hình thức và mức độ khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Bài học kinh nghiệm
Đối với giáo viên: Giáo viên nên trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định,
sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực liên quan đến tác phẩm và câu chuyện cần kể
như: Lịch sử, Địa lí, Văn hố…
Giáo viên nên sử dụng đa dang các nguồn học liệu khác nhau, có sự đầu tư
hợp lý về mặt hình thức và nội dung (tranh ảnh, video, âm thanh, sách báo…)
Trong khi thực hiện để đạt hiệu quả cao giáo viên nên tăng sự tương tác đối
với học sinh bằng các câu hỏi, câu đố, đừng biến giờ kể chuyện thành một màn
trình diễn độc thoại của giáo viên.

Ngoài ra, để tăng sự hứng thú trong quá trình kể chuyện giáo viên cần lưu ý
một chi tiết quan trọng đó là âm lượng, tốc độ, cao độ khi kể, kết hợp nhịp nhàng
với ngôn ngữ hình thể (ánh mắt, điệu bộ)
Đề xuất, kiến nghị
+ Về phía nhà trường:
Nên đầu tư hơn về giáo cụ trực quan hỗ trợ cho giáo viên âm nhạc trong


12
dạy và học nội dung Kể chuyện âm nhạc như tranh minh hoạ nội dung câu chuyện
+ Về phía hội đồng bộ môn:
Nên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và cách
thức tổ chức dạy nội dung Kể chuyện âm nhạc



×