Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

THU HOẠCH tư tưởng cơ bản của hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo sự vận dụng của đảng ta trong sự nghiệp đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.9 KB, 31 trang )

THU HOẠCH-Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo-sự vận dụng của đảng ta trong sự
nghiệp đổi mới

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội thuộc đời sống tinh thần của
con người, nó đã và đang có ảnh hưởng quan trọng đến các quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, khoa học và công
nghệ phát triển như vũ bão, khoa học đã thực sự trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp và tưởng chừng con người cùng với khoa học có
thể giải thích được mọi vấn đề của tự nhiên, xã hội, tư duy mà
không cần viện dẫn thần linh. Nhưng thực tế đang có nhiều vấn đề
diễn mà chúng ta chưa giải đáp được. Khơng ít người đã tìm đến tơn
giáo để cầu mong được “tai qua nạn khỏi”.
Một nét chung khá rõ hiện nay ở nước ta là các hoạt động tôn
giáo đang đi vào hoạt động bình thường, nhiều lễ nghi được tiến
hành thường xuyên, các cơ sở thờ tự được tôn tạo, sửa chữa và xây
dựng mới; kinh sách được in ấn, tu sĩ, chức sắc được tu nghiệp ở
trong nước và nước ngoài; các hoạt động đối ngoại, hoạt động xã
hội của tôn giáo được mở rộng; một số tín đồ khơ, nhạt đạo đã sinh
hoạt trở lại; thanh thiếu niên được thu hút vào sinh hoạt tôn giáo sôi
nổi hơn. Đa số chức sắc tơn giáo, đồng bào tín đồ phấn khởi trước
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện lịng tin với


2

Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, chấp hành tốt chủ trương,
pháp luật của Đảng và Nhà nước. Điều này thấy được khá rõ qua tất
cả các tôn giáo: Thiên chúa, Phật giáo, Cao đài…Từ khi có chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Giáo hội Thiên chúa giáo tại
Việt Nam đã hưởng ứng tinh thần “sống phúc âm trong lòng dân


tộc”. Đối với một số giáo phận trước kia chủ trương “bất hợp tác”,
cấm giáo sỹ tham gia quan hệ với chính quyền địa phương, thì nay
Giáo hội đã chủ trương quan hệ, tăng cường tiếp xúc và ủng hộ
chính quyền địa phương, tăng cường các hoạt động từ thiện. Phật
giáo và một số các tôn giáo khác cũng ngày càng tăng cường hòa
nhập với đời sống xã hội hơn. Biểu hiện thông qua việc rất nhiều
các nhà sư, các vị chức sắc của các tôn giáo tham gia tích cực vào
Hội đồng nhân dân, Quốc hội, ủng hộ chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Song song với xu hướng tơn giáo hịa nhập với đời sống kinh tế
xã hội, xu hướng thương mại hóa các hoạt động tơn giáo đang xuất
hiện và có khả năng phát triển. Trong đời sống tơn giáo, hiện tượng
mê tín, diễn ra khá phổ biến, xuất hiện những “tôn giáo mới” mà
theo các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn đánh giá “lành
ít, dữ nhiều”. Ước tính ở nước ta hiện nay, có khoảng trên 30 giáo
phái: Đạo chân khơng, Thiên Đạo, Tân Sứ, Đạo siêu hóa …. Trong
đó có trường phái bọc lộ sự tiêu cực rõ rệt và bị dư luận xã hội lên
án. Riêng đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng
xóa bỏ truyền thống văn hóa của dân tộc.


3

Qua thực tế tôn giáo của nước ta hiện nay, cho thấy: Xu thế
tồn cầu hóa nền kinh tế thị trường một số mặt đã và đang tạo ra
những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước, đời sống
đa phần nhân dân được cải thiện, trong đó có các tín đồ tơn giáo;
bên cạnh đó cũng tạo môi trường khách quan, thuận lợi cho sự phát
triển tín ngưỡng tơn giáo và tàng trữ trong lịng nó những yếu tố tiêu
cực. Cùng với những vấn đề “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”,

vấn đề tôn giáo hiện nay đang là một vấn đề nhạy cảm và có nhiều
diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự khủng
hoảng của chủ nghĩa xã hội, lợi dụng tồn cầu hố kinh tế quốc tế,
sử dụng vấn đề “tôn giáo” để tác động, can thiệp vào công việc nội
bộ của nước ta, phục vụ các ý đồ chính trị phản động của chúng.
Tình trạng lợi dụng tơn giáo để chống phá, vu khống đường lối lãnh
đạo của Đảng, phá hoại khối đại đồn kết dân tộc đang có xu hướng
tăng lên.
Tình hình đó địi hỏi chúng ta phải nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo, làm sáng tỏ hơn giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tôn giáo đối với cách
mạng Việt Nam, đồng thời vận dụng linh hoạt phương pháp Hồ Chí
Minh để giải quyết vấn đề tôn giáo hiện nay.
1. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về tơn giáo và
cơng tác tơn giáo.
Trong hoạt động lý luận của mình, Hồ Chí Minh ln kế thừa và
phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về


4

tín ngưỡng, tơn giáo vào điều kiện cụ thể của Việt nam. Theo
Người, vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt nam có những đặc điểm
khác với phương Tây. Cần phải nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam để
tập hợp lực lượng tiến hành cách mạng vô sản, đồng thời trang bị cho
những người cộng sản quan điểm, thái độ đúng đối với vấn đề tôn
giáo. Một trong những di sản to lớn mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng
ta đó là hệ thống những tư tưởng cách mạng và khoa học về tôn giáo
và công tác tôn giáo. Những tư tưởng này được xây dựng từ sự kế
thừa tinh hoa truyền thống văn hố tơn giáo của dân tộc và nhân loại,

từ sự vận dụng sáng tạo quan điểm về vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa
Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, và từ chính từ đạo đức,
nhân cách, tài năng của Người.
Trước hết, theo Hồ Chí Minh: cơ sở triết học của tôn giáo là
chủ nghĩa duy tâm. Người khẳng định: “tôn giáo là duy tâm, cộng
sản là duy vật”1. Người tiếp cận tơn giáo dưới nhiều góc độ mang
tính tồn diện với tính cách là triết học, văn hố. Đặc biệt, Hồ Chí
Minh đã đi vào khai thác mặt tích cực đạo đức của tôn giáo. Người
đã chỉ rõ: “Chúa Giêxu dạy: đạo đức là bác ái. Phật thích ca dạy:
đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa” 2. Rõ ràng,
theo Hồ Chí Minh, tơn giáo cũng có mặt tích cực của nó, chứ tơn
giáo khơng phải là thứ hoàn toàn “độc hại”, xấu xa, tiêu cực...
Về mặt tích cực của tơn giáo: Theo quan niệm của Hồ Chí
Minh, đối với người có tín ngưỡng, đức tin tơn giáo và lịng u
1
2

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, tập 7, tr.115


5

nước không mâu thuẫn nhau, mà ngược lại luôn thống nhất với
nhau. Vì thế, Hồ Chí Minh khơng bao giờ xúc phạm đến đức tin tơn
giáo, Người lên án khía cạnh chính trị của tơn giáo, nhưng lại rất
trân trọng những những giá trị văn hố, yếu tố tích cực về đạo đức
và những khía cạnh nhân văn, niềm tin vào con người của tơn giáo.
Người nói: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ

cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố”. Theo
Người, ưu điểm của tơn giáo là có tính hướng thiện. Người chỉ
ra các ưu điểm cụ thể của các tơn giáo như: Đạo Khổng có ưu
điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân; đạo thiên chúa có lịng
nhân ái cao cả; đạo phật có lịng từ bi hỷ xả…đó chính là những
giá trị nhân văn của nhân loại cần được bảo vệ, giữ gìn và phát
triển.
Từ quan niệm đúng đắn về tín ngưỡng, tơn giáo, Hồ chí Minh
đã nhìn thấy sự tương đồng, sự phù hợp giữa mục đích của tơn giáo
với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới ở nước ta.
Người đã nhiều lần nói với đồng bào có tín ngưỡng rằng, mục tiêu
của Đức Chúa, Đức Phật… khơng khác gì mục tiêu của những
người cách mạng.
Đến với đồng bào theo đạo Cơng giáo, Người nói: “Chúa Cơ
đốc sinh ra làm gương mọi giống phúc đức như: hy sinh vì nước, vì


6

dân, làm gương lao động…. Tin thờ chúa bằng tinh thần. Chúng ta
kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải
cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như
thế là việc làm của chính phủ và nhân dân ta đều hợp với tinh thần
Phúc âm”6.
Hồ Chí Minh có quan điểm lịch sử cụ thể sâu sắc về tôn giáo.
Theo Người, ở Việt Nam khơng có tơn giáo như ở phương Tây. Việc
thờ cúng tổ tiên của con người Việt Nam như một việc làm phổ biến,
khơng có một uy quyền tuyệt đối như một linh mục.
Quan điểm lịch sử cụ thể sâu sắc về tơn giáo của Hồ Chí Minh

cịn được thể hiện ở việc Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trị của các
tín đồ, chức sắc trong tơn giáo là rất khác nhau và rất biện chứng.
Một mặt, Người đề cập đến mặt tốt của tôn giáo. Theo Hồ Chí
Minh: nhân dân ta dù lương hay giáo đều tốt cả, phần lớn đồng bào
tôn giáo đều yêu nước, kháng chiến, nhưng một phần bị địch lợi
dụng như ngụy qn, cao đài, hồ hảo, cơng giáo ở Ninh Bình, dẫn
đến hồi nghi chính sách của Đảng. Người cũng tố cáo mạnh mẽ
sâu sắc tội ác của giáo hội đối với nhân dân và dân tộc Việt Nam,
Người vạch rõ: “người nơng dân An Nam bị hành hình vừa bằng
lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá
của Hội Thánh đĩ bợm” 7. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng kịp thời
biểu dương những gương tốt, việc tốt của đồng bào theo đạo, theo
Hồ Chí Minh: đồng bào lương, giáo đều tốt. Đồng thời, Người cịn
6
7

Hồ Chớ Minh. Tồn tập, Sđd, tập 7, tr.197.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, tập 1, tr.229.


7

trực tiếp khen ngợi những linh mục thực sự sống tốt đời, đẹp đạo,
như linh mục Lê Văn Liêm, khen ngợi đồng bào theo đạo Hoà Hảo
đã quay súng về với Tổ quốc chống xâm lược. Quan điểm của Hồ
Chí Minh về tơn giáo cịn được thể hiện ở sự nhận thức đúng và
giải quyết đúng giữa tôn giáo và chính trị, giữa đạo và đời, giữa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đặc biệt là tư tưởng về mối
quan hệ giữa tơn giáo và chính trị: Tơn giáo khơng thể tách ra khỏi
đời sống chính trị. Theo Hồ Chí Minh: Tổ quốc độc lập, tổ quốc

được giải phóng thì tơn giáo mới tự do.
Những quan điểm trên đã thể hiện rõ tính đặc sắc tư tưởng tơn
giáo của Người. Tư tưởng về tôn giáo của Người mãi mãi còn giữ
nguyên giá trị, là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta hoạch định chính
sách tơn giáo trong các giai đoạn cách mạng.
Hồ Chí Minh khơng chỉ có tầm nhìn sắc sảo, khách quan, khoa
học về tơn giáo mà Người cịn có những đóng góp lớn mang tính
đặc sắc riêng có của mình về cơng tác tơn giáo.
Một là, Hồ Chí Minh thật sự tơn trọng tự do, tín ngưỡng của nhân
dân.
Kể cả trước, trong và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 cũng
như xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Hồ Chí
Minh ln ln là tấm gương sáng trong cả nhận thức và hành
động về sự tơn trọng tự do, tín ngưỡng của nhân dân. Ngay sau khi
cách mạng tháng 8-1945, trong bài viết: “Những nhiệm vụ cấp bách
của nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà” ngày 3/9/1945, một trong


8

sáu nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh đề cập đến là vấn đề tôn giáo. Người
chỉ rõ: “thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng
bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị chính phủ
ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đồn kết”9
Hồ Chí Minh phê phán các hành động, việc làm vi phạm đến tự
do, tín ngưỡng của nhân dân. Đặc biệt, sự tơn trọng tự do, tín
ngưỡng của nhân dân cịn được thể hiện chính bằng hành động cao
cả của Người. Người đã đích thân dự những buổi lễ cầu hồn khi
đồng bào công giáo bị giặc Pháp giết hại, hoặc tự tay vẽ ảnh phật
cho đồng bào theo đạo phật.

Một mặt, Hồ Chí Minh giáo dục cho mọi người cần tơn trọng tư
do tín ngưỡng; mặt khác, Người cũng nghiêm khắc phê phán những
phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị
đoan, phê phán những việc làm sai chủ trương, chính sách tơn giáo
của Đảng và Chính phủ, ở cả giáo chức, tín đồ và cán bộ, đảng viên.
Hai là, theo quan điểm của Hồ Chí Minh: mọi cơng tác tơn giáo
đều hướng tới xây dựng khối đại đồn kết toàn dân, xây dựng khối
đoàn kết giữa đồng bào theo đạo và không theo đạo, giữa đồng bào
lương và đồng bào theo đạo thiên chúa. Đồng thời, Hồ Chí Minh
ln luôn xác định đúng trọng tâm, trọng điểm công tác tơn giáo đó là cơng tác cơng giáo.
Đồn kết khơng phân biệt lương, giáo và đồn kết giữa những
người có tín ngưỡng, tơn giáo với những người khơng theo tín
9

Hồ Chớ Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.9.


9

ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo tôn giáo khác nhau là một
bộ phận trong tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết; Thành
cơng, thành cơng, đại thành cơng” của Người. Tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết lương - giáo được thể hiện trên những
nội dung cơ bản đó là:
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cơ sở khách quan vững chắc của khối
đoàn kết là lợi ích chung của mọi người Việt nam giáo cũng như
lương - đó là quyền được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Đây
chính là mẫu số chung, điểm đại đồng để gắn kết mọi người thành
một khối đoàn kết vững chắc. Từ bao đời nay, nhân dân ta hết sức
coi trọng “tình làng, nghĩa xóm”, “ người chung một nước…” đó là

một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh Việt nam trong dựng
nước và giữ nước. Hồ Chí Minh cịn mở rộng đối tượng cần đồn
kết đến “tất cả những ai vẫn cịn thừa nhận mình là con dân nước
Việt nam”, nhờ thế mà gạt đi được những đối kháng về quyền lợi bộ
phận trong những hoàn cảnh nhất định để tập trung phục vụ lợi ích
chung của tồn dân tộc.
Hồ Chí Minh kiên quyết phê phán những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo, lợi dụng tự do tín ngưỡng để kích động hoạt động
chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chia rẽ đoàn kết
lương - giáo, xâm phạm lợi ích chung của đất nước, của tồn dân
tộc. Theo Người, bọn đội lốt tơn giáo để chống phá cách mạng là
bọn “Việt gian đồng thời cũng là giáo gian”. Người đã đưa ra nhiều
biện pháp để chống lại sự lợi dụng đó của kẻ thù. Trong đó có


10

những giải pháp hết sức quan trọng đó là: Ra sắc lệnh về việc bảo
tồn, bảo vệ các di sản văn hố của tơn giáo như: đình, chùa, miếu,
nhà thờ, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; giáo dục tư
tưởng cho cán bộ của Chính phủ quán triệt tinh thần ấy để một mặt
thực hiện tốt chính sách tơn giáo đối với đồng bào có đạo, mặt khác
phải kiên quyết đấu tranh, vạch trần những kẻ lợi dụng tôn giáo để
chống nhân dân, chống chế độ; quan tâm thực sự đến đời sống vật
chất cũng như tinh thần của đồng bào các tơn giáo.v.v.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những giải pháp cơ bản để xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân. Trước hết để chăm lo khối đại đoàn kết toàn
dân, cần phải giáo dục mục đích của đồn kết là kháng chiến kiến
quốc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc
lập dân tộc. Trong thư gửi đồng bào nhân ngày lễ thiên chúa giáng

sinh: Người chỉ rõ: “Toàn thể đồng bào ta, khơng chia lương giáo,
đồn kết chặt chẽ, quyết lịng kháng chiến, để giữ gìn non sơng tổ
quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tơn giáo tự do” 12. Trên cương vị là
người đứng ở vị trí cao nhất của Đảng, Nhà nước, Người đã đưa ra
chính sách và các việc làm cụ thể để xây dựng khối đại đồn kết tơn
giáo. Chẳng hạn, thơng qua các vị chức sắc trong tơn giáo để xây
dựng khối đồn kết đồng bào giáo dân. Trong “Thư gửi giám mục Lê
Hữu Từ”. Người viết: “Thưa Cụ, chính phủ dự bị phái đại biểu vào
miền Nam Trung bộ để uý lạo đồng bào trong đó. Vì ở miền đó cũng
có nhiều đồng bào công giáo, nên tôi muốn nhờ cụ chọn cho một vị
12

Hồ Chớ Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 4, tr.490.


11

linh mục thân tín của cụ cùng đi với các đại biểu của chính phủ vào
thăm đồng bào ta”13. Hơn nữa, ở đâu? nơi nào? kẻ thù hoặc những kẻ
đội lốt tơn giáo phá hoại khối đại đồn kết tơn giáo thì Người đã trực
tiếp chỉ đạo hoặc cử cán bộ tin cậy vào giải quyết. Quan điểm của Hồ
Chí Minh về cơng tác tơn giáo cịn nhằm vào mục đích của sự đồn
kết tồn dân, đồn kết lương giáo để cứu nước, cứu dân là vô cùng
cần thiết, đồng thời, Người cũng bảo vệ nền độc lập tự do của dân
tộc. Trong “Thư gửi đồng bào cơng giáo tồn quốc nhân dịp lễ đức
chúa giáng sinh”, Người chỉ rõ: “Nhân dịp lễ Đức Chúa giáng sinh,
tôi thân ái gửi đồng bào lời chúc phúc. Trong khi bọn thực dân Pháp
và can thiệp Mỹ tìm mọi cách chia rẽ lương giáo, hịng cướp nước ta,
thì việc đồn kết tồn dân, đồn kết lương giáo để cứu nước, cứu dân
là vơ cùng cần thiết. Tôi thành thật khen ngợi những đồng bào công

giáo đang hăng hái tham gia kháng chiến cứu nước. Tôi mong tất cả
đồng bào công giáo chúng ta đoàn kết chặt chẽ với đồng bào toàn
quốc, kháng chiến mạnh hơn để tiêu diệt bọn xâm lược và bè lũ việt
gian bán nước, giải phóng cho Tổ quốc”14.
Sự sáng tạo đặc sắc trong tư tưởng tôn giáo của Hồ Chí Minh
cịn thể hiện: Hồ Chí Minh ln ln xác định đúng trọng tâm,
trọng điểm công tác tôn giáo - đó là cơng tác cơng giáo. Theo thống
kê, trong các bài phát biểu của Bác về tơn giáo thì có tới 60% Bác
nói về cơng giáo, nói tới đồng bào theo đạo thiên chúa. Trong bài
phát biểu với đoàn đại biểu Công an Cu Ba, Bác đã đề cập: ở Việt
13
14

Hồ Chớ Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 4, tr.211.
Hồ Chớ Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 6, tr.589.


12

Nam vấn đề tơn giáo chính là vấn đề cơng giáo. Theo quan điểm của
Người: Công tác vận động quần chúng là nói đến cơng tác vận động
đồng bào tơn giáo. Trong thực tiễn cách mạng, thời kì nào vấn đề
tơn giáo có sự “bức xúc” thì Người đều giành nhiều tâm huyết, thời
gian vào việc đó.
Ba là, Hồ Chí Minh ln ln sáng tạo hình thức, phương pháp
mới trong cơng tác tơn giáo.
Trong cơng tác tơn giáo, Hồ Chí Minh khơng cứng nhắc hình
thức và phương pháp tiến hành mà Người ln ln có sự sáng tạo
về hình thức và phương pháp mới cho phù hợp với yêu cầu địi hỏi
của thực tiễn. Chính những cái khơng thành cơng trong công tác tôn

giáo vừa chứng minh sự cao cả vĩ đại của Hồ Chí Minh, vừa minh
chứng cho sự sáng tạo hình thức, phương pháp mới về cơng tác tơn
giáo. Hồ Chí Minh định chủ trương xây dựng giáo hội việc làm theo
tam đồng: tự sinh, tự dưỡng và tự lập khơng dính dáng đến tồ
thánh Vaticăng nhưng khơng được. Hay sau năm 1956, Người có ý
định thành lập tổ chức tin lành yêu nước, Người gọi mục sư Lê Văn
Thái để thuyết phục nhưng khơng thành vì mục sư Lê Văn Thái cho
rằng: tôn giáo của chúng tôi không phải là tôn giáo nhập thế...,
mong cụ thứ lỗi cho.. đơn cử những việc làm của Hồ Chí Minh như
vậy chúng ta càng tự hào về Bác.
Mặt khác, sự sáng tạo vận dụng nhiều hình thức, phương pháp
mới của Hồ Chí Minh về cơng tác tơn giáo cịn được thể hiện ở
việc: Hồ Chí Minh tìm kiếm sự đồng thuận giữa mục tiêu của cách


13

mạng với mục đích của những người sáng tạo ra tôn giáo. Dĩ nhiên
là mục tiêu cách mạng đồng thuận với mục đích của tơn giáo
ngun thủy chứ khơng phải thứ tơn giáo bị lợi dụng hoặc trong q
trình vận động, nó có thể bị biến chất, bị tha hố. Hồ Chí Minh tiến
hành cơng tác tơn giáo với tư tưởng của những người đồng cảm với
suy nghĩ, tình cảm, niềm tin của những người đồng thuận vì lợi ích
của dân tộc, tổ quốc. Ngay trong cách sử dụng ngôn ngữ, văn phong
của mình cũng rất gần gũi và gây được sự đồng cảm với đồng bào
tôn giáo, Người chưa bao giờ gọi công giáo là “thiên chúa giáo”, mà
Người thừa nhận tên gọi của họ, Người rất thiên tài trong sử dụng
ngôn từ, nắm chắc nội dung của các giáo lý, giáo luật để thu phục
đồng bào theo đạo. Đồng thời, bằng thủ pháp vạch rõ âm mưu chia
rẽ của bọn thực dân đế quốc như một mặt đối lập để làm công tác

tôn giáo. Người viết: “bọn thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mưu
cướp nước ta, bọn Việt gian bù nhìn mưu bán nước ta. Chúng muốn
bắt dân ta làm nô lệ. Chúng phạm nhiều tội ác, như đốt phá tượng
thánh, nhà thờ, giết hại nhân dân lương và giáo. Chúng đã bạo
ngược làm trái hẳn với lời chúa”15.
Trong cơng tác tơn giáo, Hồ Chí Minh chỉ ra phương pháp,
phương châm để tiến hành vận động đồng bào công giáo là phải 3
cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, phải có tính tổ chức,
tính kỷ luật và lịng kiên trì trong cơng tác vận động đồng bào theo
đạo.
15

Hồ Chớ Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 7, tr.197.


14

Tất cả những vấn đề trên cho chúng ta thấy tư tưởng cơ bản của
Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo thể hiện tính nhân
văn cao cả của Người, phản ánh tính đặc sắc của Hồ Chí Minh trong
việc vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về công tác tôn
giáo vào điều kiện cụ thể ở nước ta. Hồ Chí Minh là hiện thân mẫu
mực về thái độ ứng xử đối với tơn giáo, trong những hồn cảnh lịch
sử ngặt nghèo của sự nghiệp giải phóng dân tộc, khi các thế lực
phản cách mạng ln tìm cách lợi dụng tơn giáo vì mục tiêu chính
trị, chia rẽ và phá hoại khối đồn kết dân tộc thì Hồ Chí Minh vẫn
ln tỉnh táo, sáng suốt để nhìn nhận, đánh giá và có thái độ ứng xử
đúng mực đối với tôn giáo và công tác tôn giáo.
2. Sự vận dụng của Đảng ta về tôn giáo và công tác tôn giáo
theo quan điểm Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

* Vài nét về tình hình tơn giáo và sự lợi dụng tôn giáo của các
thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay.
Nước ta nằm ở vị trí địa chính trị hết sức quan trọng của khu
vực Châu á, nơi giao lưu của nhiều luồng dân cư, văn hố, tơn giáo,
nơi ln phải cảnh giác với những âm mưu xâm lược của các thế
lực ngoại bang. Vì vậy, cùng với những tôn giáo “nội sinh”, các tôn
giáo đã du nhập vào nước ta sớm, làm cho nước ta là một quốc gia
đa tôn giáo. Sự thăng trầm của tôn giáo luôn gắn liền với sự thăng
trầm của lịch sử xã hội Việt Nam. Trong lịch sử, các tín ngưỡng tôn
giáo, dù nội sinh hay ngoại nhập, cũng đã góp phần tích cực trong
đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc trong từng giai đoạn


15

lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tơn giáo và chính trị
cũng đã từng bị các thế lực chính trị bẻ lái theo khuynh hướng tiêu
cực. Sự biến dạng quan hệ giữa tơn giáo và chính trị gắn liền với
chiêu bài sử dụng tôn giáo vào mục đích xâm lược của thực dân
Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ trong hai cuộc chiến tranh giải phóng
của dân tộc ta trong thế kỷ XX.
Ngày nay, mặc dù sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang thu
được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng đối với mỗi người, mỗi cộng
đồng, đều luôn phải suy tư trước những thành công, vấp váp, cái
được, cái mất, cái may, cái rủi... Trong cuộc sống mưu sinh, mưu
nghiệp, con người chưa tránh khỏi những bất hạnh và dày vò cá
nhân, những cảm giác trống rỗng, thiếu hụt và mất cân bằng tâm lý.
Mặt khác, trên thực tế con người chưa xử lý được một cách chính
xác và thoả đáng mối quan hệ độc lập tương đối giữa chủ quan và
khách quan, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa hữu hạn và vô hạn,

giữa tình cảm và lý trí... Những ý kiến trái ngược nhau giữa khoa
học và đời sống hiện thực, khoảng trống trong nhận thức của con
người vẫn cịn ở phía trước. Những ngun nhân đó làm cho tơn
giáo có cơ sở để tồn tại, sự trở lại của tôn giáo đã và đang là một xu
thế khó cưỡng lại, đúng như lời nhận xét của Mác: Chính cái thế
giới con người khơng hồn thiện đã sản sinh ra tơn giáo ấy là một
thế giới cần có tơn giáo, và ngược lại tôn giáo cũng đáp ứng những
yêu cầu của con người trong cái thế giới ấy. Hiện nay, các tôn giáo
Việt Nam chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong cộng đồng con người


16

và dân số Việt Nam. Theo số liệu thống kê về số lượng tín đồ một số
tơn giáo chính ở nước ta hiện nay: Đạo Phật: khoảng gần 10 triệu
tín đồ, Đạo cơng giáo: 5.324.492 tín đồ, Đạo tin lành: khoảng
800.000 tín đồ, Đạo hồi: khoảng 64.990 tín đồ, Đạo cao đài:
2.276.976 tín đồ và Đạo hồ hảo: có khoảng 1.232.572 tín đồ…
Tính chung, số lượng tín đồ tơn giáo ở nước ta hiện nay chiếm
khoảng 25% dân số.
Trong sự nghiệp đổi mới, các thế lực phản động đứng đầu là đế quốc
Mỹ chưa từ bỏ dã tâm đen tối, lợi dụng tơn giáo để thực hiện mục đích
chính trị chống phá cách mạng nước ta, sử dụng tôn giáo như là một
chiêu bài hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”. Trong điều kiện
nước ta gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập WTO, cần tăng cường
cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, dùng địn
“tơn giáo” để “hạ bệ” chủ nghĩa Mác - Lênin, lợi dụng vấn đề “tôn giáo”
để can thiệp vào nội bộ nước ta, đòi nước ta phải theo “Luật tự do tôn
giáo quốc tế” (HR2431) mà Mỹ đã dựng lên.
Âm mưu, thủ đoạn, dã tâm của chúng được thể hiện trên một số

điểm cơ bản sau đây: Một là, tìm mọi cách để đưa các chức sắc tơn
giáo đã bỏ ra nước ngồi trở lại Việt Nam. Tiếp tục kiện toàn tổ
chức, tạo dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng, âm thầm phát triển. Với
các thủ đoạn cụ thể: bước đầu tránh đụng độ với chính quyền, lợi
dụng đầu tư, lợi dụng hội nhập kinh tế quốc tế, lợi dụng tình hình
tham nhũng để can thiệp sâu hơn vào vấn đề tôn giáo. Hai là, xúi
giục đòi tự do dân chủ, nhân quyền, đòi tự do tôn giáo, gây ra nhiều


17

điểm nóng về tơn giáo, làm mất ổn định chính trị nước ta. Lợi dụng
sơ hở trong giải quyết điểm nóng tơn giáo của ta để nếu có điều kiện
gây nội chiến (những sự việc xảy ra ở Tây Nguyên, Huế, thành phố
Hồ Chí Minh và một số địa phương khác thời gian qua đã bọc lộ rõ
âm mưu thủ đoạn này của Mỹ và các thế lực thù địch). Ba là, sử
dụng những Việt kiều đội lốt tôn giáo, đội lốt những doanh nghiệp,
những nhà kinh tế vào Việt Nam hợp pháp để hoạt động gián điệp.
Khi bị lộ hoặc bị bắt thì coi đó là ngun cớ để vu khống chúng ta
đàn áp tôn giáo, cưỡng bức và cấm tơn giáo hoạt động. Bốn là, tìm
mọi cách để dần thoát khỏi sự quản lý của Nhà nước bằng việc
tun truyền kích động, cho rằng tơn giáo và hoạt động tơn giáo
phải được tự do vơ chính phủ, khơng cần phải xin phép ai cả. Đánh
đồng giữa hợp pháp và bất hợp pháp, có tư cách pháp nhân và
khơng có tư cách pháp nhân. Năm là, lợi dụng cơng tác làm từ thiện
để truyền đạo trái phép, lợi dụng lịng tin mù qng và trình độ nhận
thức thấp kém của một bộ phận quần chúng nhân dân (nhất là ở
vùng sâu, vùng xa) để dựng lên các tôn giáo, tông đảng mới, xúi
giục nhân dân chống lại đường lối chính sách của Đảng và nhà nước
(việc truyền đạo Tin Lành trái phép ở Tây Bắc, Tây Nguyên là minh

chứng)…
Để kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, Đảng ta phải vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo để xem xét và giải quyết tốt vấn đề tôn


18

giáo hiện nay. Những quan điểm, tư tưởng về vấn đề tơn giáo của
Hồ Chí Minh chính là sự “thể hiện đầy đủ và nhuần nhuyễn quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, đồng thời cũng là
những mẫu mực về việc vận dụng những quan điểm đó vào hồn
cảnh cụ thể của nước ta”17. Những tư tưởng ấy vẫn giữ nguyên giá
trị, nó đã và đang là cơ sở lý luận, phương pháp luận của quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về vấn đề tôn giáo hiện nay.
* Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác
tơn giáo của Đảng ta hiện nay.
Tôn giáo “là thuốc phiện của nhân dân”, là “thứ ruợu tinh thần”
độc hại cần phải loại bỏ nó ra khỏi đời sống tinh thần nhân dân. Nó
là một nội dung cơ bản trong cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng, đấu
tranh giai cấp ở nước ta. Giải phóng nhân dân khỏi vịng hạnh phúc
ảo tưởng, khỏi vịng nơ lệ của tơn giáo gắn liền với cuộc đấu tranh
giai cấp, gắn liền với cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Đó là
quan điểm nhất quán của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và cũng là của Đảng ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể nóng
vội tả khuynh, máy móc, siêu hình trong giải quyết vấn đề tôn giáo,
càng không thể tuyên chiến với tôn giáo, vì như thế thì càng làm
cho tơn giáo nảy sinh và khó loại bỏ nó.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, trên thực tế đã được
Đảng ta vận dụng ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX. Trong
17

Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Tài liệu
nghiên cứu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.118.


19

cương lĩnh, luận cương của Đảng và trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đảng ta đã đưa ra quan điểm đúng đắn về tôn giáo và công tác
tôn giáo, thực hiện phương châm: bảo đảm tự do tín ngưỡng của
quần chúng. Năm 1961, Ban Bí thư (khố III) ban hành chỉ thị 22 đề
ra chính sách tự do tín ngưỡng, tập hợp đoàn kết toàn dân đấu tranh
làm thất bại âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của đế quốc tay sai.
Nghị quyết 40 của Ban Bí thư (khoá IV) năm 1981 nêu lên bốn
nhiệm vụ chung: Một là, cảnh giác, đấu tranh trấn áp bọn phản
động. Hai là, vận động quần chúng tăng cường đoàn kết toàn dân,
cùng toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Ba là, tranh thủ cải tạo giáo sĩ và giáo hội theo hướng
phục tùng pháp luật, đi với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bốn là, giáo
dục quần chúng nhất là lớp trẻ về nhân sinh quan, thế giới quan
cách mạng, khoa học giúp quần chúng thốt dần khỏi mê tín tơn
giáo.
Trong những năm đổi mới, để đáp ứng với yêu cầu mới về tôn
giáo và công tác tôn giáo, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính
sách đúng đắn. Năm 1990, Bộ Chính trị (khố VI) ra nghị quyết 24,
đề ra ba nhiệm vụ đối với đồng bào tín đồ về cả hai mặt đạo - đời.
Ba nhiệm vụ đó thể hiện trong các nguyên tắc chính sách được thể
chế hoá trong nghị định 69 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Chính phủ). Sau Đại hội tồn quốc lần thứ VII của Đảng (1991),
quán triệt quan điểm tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Hiến
pháp năm 1992 của Nhà nước ta, điều 70 ghi rõ: “Công dân Việt


20

Nam có quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những
nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tơn giáo được pháp luật bảo hộ.
Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà
nước”18. Ngày 2/7/1998, Bộ Chính trị ra chỉ thị về cơng tác tơn giáo
trong tình hình mới với hệ thống các nguyên tắc và nhiệm vụ cụ thể.
Đặc biệt nghị định 26 năm 1999 của Chính phủ đã đưa ra những
quan điểm cơ bản và quy định cụ thể đối với các hoạt động tín
ngưỡng tơn giáo. Nội dung của những chỉ thị, nghị định này chính
là sự vận dụng những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về
cơng tác tơn giáo ở nước ta. Những quan điểm đó đã được kết tinh
trong sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Từ yêu cầu thực tiễn của việc gia tăng hội nhập quốc tế hiện
nay, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công
tác tôn giáo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X của
Đảng, Nghị quyết lần thứ VII BCHTW Đảng ( khoá IX) đã đưa ra
những quan điểm cơ bản về tôn giáo và công tác tôn giáo: Khẳng
định tôn giáo là một vấn đề tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Hoạt động tôn giáo và cơng tác tơn giáo phải
nhằm tăng cường đồn kết tơn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc,
phát huy sức mạnh của toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp

18

Cỏc văn bản của Nhà nước về hoạt động tụn giỏo, Quyển 1, Hà Nội, 1995. tr.7.


21

cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ vững
chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Đại hội X khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo
là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết tồn dân tộc. Thực hiện
chính sách nhất qn tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc khơng theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn
giáo bình thường theo pháp luật. Đồn kết đồng bào theo các tôn
giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn
giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tơn
giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn
giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt
động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
văn hóa của đồng bào các tơn giáo. Tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo, đấu tranh ngăn chặn các
hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo
làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự
do tôn giáo của nhân dân” 19.
Quan điểm cơ bản của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo mà
Đại hội IX, Đại hội X của Đảng, Nghị quyết lần thứ VII BCHTW
Đảng ( khoá IX) đã đề cập thể hiện tư duy trí tuệ mới của Đảng, thể
hiện sự vận dụng đúng đắn khoa học và cách mạng tư tưởng Hồ Chí
Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn cách mạng mới ở

19

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chớnh
trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.122-123.


22

nước ta hiện nay. Hệ thống những quan điểm cơ bản đó được phản ánh
qua những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân.
Việc khẳng định quan điểm này là cần thiết, là tất yếu khách quan,
vừa khắc phục những biểu hiện nhận thức không đúng trước đây của
Đảng, vừa thể hiện rõ quan điểm của những người cộng sản khơng có
chủ trương xố bỏ tơn giáo mà tôn trọng nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo vào việc xây dựng một
xã hội có đạo đức, phụng sự Tổ quốc, tốt đời đẹp đạo, sống phúc âm
giữa lòng dân tộc, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp
của Nhà nước. Việc khẳng định tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh
thần của một bộ phận nhân dân là sự phản ánh đúng điều kiện khách
quan của thực tiễn về kinh tế, xã hội, lịch sử của đất nước: khi những
nguồn gốc nhận thức, xã hội, tâm lý vẫn tồn tại, là cơ sở cho sự nảy
sinh, tồn tại tín ngưỡng, tơn giáo, thì tất yếu tín ngưỡng tôn giáo vẫn là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Thứ hai, thực hiện nhất quán chính sách tơn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng luật pháp của nhà
nước.
Vấn đề này bảo đảm quyền tự do, bình đẳng của cơng dân Việt

Nam. Trong số hơn 80 triệu dân của nước ta, có khoảng 25 triệu
người sinh hoạt trong các tơn giáo khác nhau. Vấn đề người theo tôn


23

giáo được quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng pháp
luật, khơng ảnh hưởng đến đại đồn kết tồn dân và ảnh hưởng đến
quyền của những người không theo tơn giáo. Đảng và Nhà nước
thực hiện nhất qn chính sách này. Luật pháp của nhà nước ta từ
Hiến pháp năm 1992 đến các nghị định của chính phủ, và mới đây
là nghị định 26-NĐ/CP của Chính phủ đều nhất quán, thể hiện rõ
tính luật pháp đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của cơng dân Việt
Nam.
Thứ ba, đồn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng
bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh
tế, văn hoá nâng cao đời sống của đồng bào có đạo.
Tư tưởng đồn kết đồng bào lương - giáo là tư tưởng truyền
thống của dân tộc Việt nam. ở nước ta hiện nay có 6 tơn giáo lớn:
Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Phật giáo
Hồ hảo. Ngồi ra, số đơng nhân dân có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Trong đồng bào các dân tộc thiểu số cịn tồn tại nhiều tín ngưỡng
dân gian, tôn giáo nguyên thuỷ. Trong số các tôn giáo trên, có
những tơn giáo du nhập từ bên ngồi, có những tôn giáo nội sinh.
Dân tộc Việt Nam ta đã tiếp nhận hồ bình những tơn giáo từ bên
ngồi, khơng hề có chiến tranh tơn giáo trong lịch sử dân tộc. Một
số mâu thuẫn tôn giáo từng nảy sinh trong lịch sử hoàn toàn đều do
các thế lực thù địch bên trong và bên ngồi lợi dụng tơn giáo để
phục vụ cho mục đích chính trị của chúng. Trong đấu tranh giành và
giữ nền độc lập các dân tộc, các tôn giáo đã đoàn kết dưới ngọn cờ



24

của Đảng. Nhiều chức sắc, giáo dân đã hy sinh vì nền độc lập dân
tộc. Trong xây dựng hồ bình, đồng bào lương giáo đoàn kết thực
hiện đường lối của Đảng để xây dựng đất nước và cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc. Vì vậy, có thể nói đồn kết giữa các đồng bào theo
các tôn giáo khác nhau, giữa đồng bào có đạo và những người
khơng theo tơn giáo là một trong truyền thống quý báu của dân tộc
ta. Tư tưởng đồn kết lương giáo của Hồ Chí Minh, quan hệ của Hồ
Chí Minh với các chức sắc tơn giáo và đồng bào có đạo là một mẫu
mực của việc thực hiện chính sách đại đồn kết... Việc xây dựng xã
hội mới, chăm lo phát triển kinh tế - văn hố, nâng cao đời sống
nhân dân chính là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh
đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng, nếu để một người Việt
Nam cịn đói rét thì đó là lỗi của Đảng. Đảng và Nhà nước không
phân biệt đối xử mà còn quan tâm chăm lo sâu sắc đến sự phát triển
mọi mặt của các vùng có đồng bào theo tơn giáo.
Thứ tư, từng bước hồn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tơn giáo.
Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tơn giáo có nghĩa vụ làm
trịn trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp
đạo”. Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hố, đạo đức của tơn
giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan,
các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo làm phương hại đến lợi
ích chung của đất nước.
Hiện nay nhà nước ta đã có những văn bản pháp luật quy định
quyền tự do tín ngưỡng và các hoạt động tơn giáo. Nghị định 26 của



25

chính phủ cùng các thơng tư hướng dẫn của Ban tơn giáo chính phủ
đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức và duy trì hoạt động tơn
giáo bình thường đúng pháp luật. Tuy nhiên trong nhiều hoạt động
tín ngưỡng, tơn giáo, việc cụ thể hố các văn bản pháp luật, việc
phổ biến, tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Có hiện tượng khơng
nắm chắc luật pháp, có hành vi vi phạm đối với hoạt động tôn giáo
hoặc buông lỏng, né tránh trước những hoạt động truyền đạo trái
phép, những hành vi lợi dụng tôn giáo làm trái pháp luật. Hồn
thiện luật pháp về tín ngưỡng tơn giáo, sớm nghiên cứu ban hành
luật tôn giáo đi liền với quá trình tổ chức, triển khai cụ thể đang là
một yêu cầu thực tiễn của nước ta hiện nay.
Đồng bào có đạo và các chức sắc tôn giáo là một bộ phận trong
cộng đồng dân tộc, là những công dân Việt Nam nên phải có nghĩa
vụ và trách nhiệm cơng dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Việc sinh hoạt tôn giáo không được cản trở hoặc làm trái với việc
thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân theo quy định. Động
viên đồng bào có đạo sống: “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá
trị tốt đẹp về văn hố, đạo đức của tơn giáo là nhằm tăng cường sự
tham gia của quần chúng nhân dân có đạo vào việc xây dựng xã hội
mới. Đó là sự kết hợp hài hồ giữa đạo và đời, vừa trịn trách nhiệm
với đạo, vừa làm tròn trách nhiệm phụng sự Tổ quốc.
Trong hoạt động tơn giáo, tích cực đấu tranh với những hoạt
động mê tín dị đoan, lợi dụng mê tín để trục lợi. Đồng thời thực
hiện tốt quan điểm: “Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín


×