Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

THU HOẠCH một số vấn đề về phép biện chứng trong tác phẩm “chống đuy rinh” của ph ăngghen sự vận dụng của đảng đối với cách mạng nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.49 KB, 37 trang )

THU HOẠCH-Một số vấn đề về Phép biện chứng trong tác
phẩm “chống đuy rinh” của ph. Ăngghen sự vận dụng của
đảng đối với cách mạng nước ta hiện nay

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1.1. Vài nét sơ lược về thân thế sự nghiệp của Ph. Ăngghen
Ph. Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 ở Bácmen thuộc
tỉnh Ranh của nước Phổ. Năm 1834 học ở trường trung học
Enbơphenđơ, ngay từ khi cịn trẻ đã tỏ ra có năng khiếu đặc biệt và
nghị lực nghiên cứu, học tập phi thường; năm 1837 làm việc cho
hãng buôn của bố ở Bácmen. Năm 1841 Ăngghen đi làm nghĩa vụ
quân sự ở Béclin, năm 1841 nghiên cứu tác phẩm “Bản chất đạo
Thiên chúa” của Phoiơbắc, năm 1842 ông bắt đầu cộng tác với tờ
nhật báo của tỉnh Ranh; cuối tháng 10 năm 1842 hoàn thành nghĩa
vụ quân sự trở về Bácmen. Khi trở về Bác men ông bắt đầu hoạt
động, tham gia viết bài...năm 1844 ơng viết “Tình cảnh nước Anh”
gửi cho tạp chí “Niên giám Pháp- Đức”, khoảng tháng 8- 1844 sang
Pari, ở đây Ăngghen đã gặp C.Mác... Ông đã viết rất nhiều tác
phẩm, “Chống Đuyrinh” được viết năm 1875. Ông đã đấu tranh
phát triển triết học Mác và trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân
cho đến năm 1895 khi Ph. Ăngghen qua đời.
1.2. Vài nét sơ lược về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

1


Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản châu Âu đang chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Phong trào công
nhân đã trở thành một lực lượng thực tế, chủ nghĩa xã hội khoa học
ngày càng được đông đảo công nhân tiên tiến tin theo, song cũng bị
nhiều kẻ thù tấn cơng từ nhiều phía, đặc biệt là trên lĩnh vực lý luận


tư tưởng.
Nước Đức, thời kỳ này (1850- 1890) vẫn là nước chậm phát
triển, còn nhiều cát cứ phong kiến cản trở con đường phát triển tư
bản chủ nghĩa; kinh tế còn lạc hậu, ruộng đất tập trung chủ yếu ở
giai cấp phong kiến. Mặt khác cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm
(1850- 1880) đã làm cho kinh tế nước Đức càng kiệt quệ thêm. Năm
1879 cách mạng tư sản Pháp nổ ra và giành thắng lợi đã là tấm
gương cho các nước châu Âu và nước Đức đi theo con đường tư bản
chủ nghĩa. Nước Đức lại có chung đường biên giới với nước Pháp
do đó lại càng ảnh hưởng trực tiếp cách mạng tư sản Pháp. Nhưng
giai cấp tư sản Đức lúc bấy giờ còn yếu hèn một mặt vừa muốn làm
cách mạng, mặt khác lại muốn thoả hiệp với giai cấp phong kiến
thực hiện cách mạng bằng con đường cải lương, chấp nhận sự thống
trị của nhà nước quân chủ Phổ. Do vậy, nhiệm vụ xoá bỏ chế độ
phong kiến được trao vào tay giai cấp vô sản Đức để tiến hành cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Nhưng giai cấp vơ sản Đức cịn non
yếu cả về số lượng và chất lượng, chưa có sự thống nhất về mặt tổ
chức. Trong đảng dân chủ xã hội Đức có sự phân hố chia rẽ thành
hai phái: phái Liên đồn do Lát xan lành đạo, thực hiện cải cách xã
hội bằng con đường cải lương; phái hữu khuynh do Bêben lãnh đạo,

2


lúc đầu theo chủ nghĩa Mác sau đó bị nhà nước Phổ ép buộc, nên
cũng đi theo phái Liên đoàn. Tổng hội Liên hiệp cơng nhân tồn
Đức được thành lập năm 1863, bị chi phối bởi tư tưởng cơ hội chủ
nghĩa của Látxan. Vào thời kỳ này mặc dù chủ nghĩa Mác đã ra đời
và thâm nhập vào giai cấp công nhân, nhưng lúc này những tư
tưởng cơ hội xét lại phủ nhận chủ nghĩa Mác có xu hướng phát triển

mạnh mẽ; nhiều học thuyết tư sản phản động mọc nên như nấm sau
cơn mưa. Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức được thành lập tháng
8 năm 1869 theo quyết nghị của Quốc tế cộng sản, nhưng vẫn bị ảnh
hưởng của chủ nghĩa cơ hội. Do đó, tư tưởng của giai cấp vô sản
Đức bị xuống cấp nghiêm trọng; phong trào công nhân bị các tư
tưởng tư sản, cơ hội xét lại lũng đoạn. Các tư tưởng tiểu tư sản cũng
phát triển tràn lan và được truyền bá rộng rãi trong xã hội Đức.
Ăngghen nhận xét: “ít lâu nay, ở Đức, những hệ thống nghiên cứu
nguồn gốc của vũ trụ, hệ thống triết học tự nhiên nói chung, hệ
thống chính trị học, hệ thống kinh tế chính trị học...mọc ra như nấm
sau một trận mưa. Một vị tiến sỹ triết học xồng nhất, thậm chí cả
một sinh viên, cũng bắt tay vào việc sáng tạo ra một “hệ thống”
hoàn chỉnh chứ không kém hơn”1. Mặt khác vào năm 1875 Đuyrinh
đã viết hàng loạt các bài cơng kích gay gắt, đòi gạt bỏ, thay thế chủ
nghĩa Mác trong phong trào cơng nhân.
Tác phẩm “Chống Đuyrinh” hay Ơng “Đuyrinh đảo lộn khoa
học” là tác phẩm nổi tiếng của Ph. Ăngghen, là cơng trình bút chiến
chống lại Đuyrinh- nhà tư tưởng tiểu tư sản Đức. Việc viết tác phẩm
1

C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 16- tr 17.

3


này là một địi hỏi tất yếu khơng chỉ về mặt lý luận mà cịn về mặt
chính trị. Thực tế là, Đuyrinh đã viết hàng loạt các bài cơng kích
gay gắt chủ nghĩa Mác, ơng ta tự cho mình là đã sáng tạo ra được
một hệ thống “hoàn chỉnh” đầy đủ những quan điểm trong tất cả các

lĩnh vực của tri thức. Nhưng cái lỗi của các quan điểm ấy là cái lý
luận “chủ nghĩa xã hội” chống chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội
của Đuyrinh là ý đồ tầm thường của kẻ cải lương, tuyệt đối hố vai
trị nhà nước tư sản, không muốn làm thay đổi bản chất của chủ
nghĩa tư bản. Các quan điểm tư tưởng của Đuyrinh thực ra khơng có
gì mới mẻ, kể cả trong triết học, cũng chỉ là thứ chiết trung chủ
nghĩa, duy vật tầm thường, là thứ tư tưởng phản động chống lại chủ
nghĩa Mác. Ăngghen viết: “Và ơng Đuyrinh chính là một trong
những loại hình tiêu biểu nhất cho cái khoa học giả hiệu trắng trợn
mà ngày nay, trong khắp nước Đức, ta đều thấy ngoi lên hàng đầu
và lấn át tất cả bằng những lời rỗng tuếch khoa trương ầm ĩ của nó” 2
và “Đuyrinh ln ln truyền bá chủ nghĩa duy tâm- quan điểm duy
tâm chủ nghĩa”3. Mặt khác, điều nguy hiểm là sự cơng kích chủ
nghĩa Mác mà Đuyrinh thực hiện dựa trên lý luận như vậy, lại được
một số thành viên của đảng xã hội dân chủ Đức vừa mới thành lập
đồng tình ủng hộ. Thậm chí có những người đã chuẩn bị truyền bá
học thuyết ấy. Có một bộ phận báo chí xã hội chủ nghĩa đã hoan
nghênh nhiệt thành môn đồ mới- ông Đuyrinh và sẵn lịng thừa nhận
học thuyết đó, chuẩn bị phổ cập vào phong trào công nhân. Do Mác
đang viết bộ tư bản quyển 2 và quyển 3; tác phẩm “Phê phán cương
2

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 17.
3
C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 846.

4



lĩnh Gơ ta”, nên đã đề nghị Ăngghen tạm hỗn viết tác phẩm “Biện
chứng của tự nhiên”, để viết bài chống lại Đuyrinh.
Trước tình hình đó, đặt ra nhu cầu cần phải đập lại bộ mặt phản
động của học thuyết Đuyrinh, nhằm ngăn chặn khuynh hướng chia
rẽ trong đảng và bảo vệ chủ nghĩa Mác. Từ nhu cầu tất yếu ấy, một
tác phẩm dưới hình thức bút chiến và bách khoa về nội dung của
Ăngghen đã ra đời- tác phẩm “Chống Đuy Rinh”. Ông bắt đầu viết
từ tháng 9 năm 1876, viết xong phần 3 vào tháng 4 năm 1878; tác
phẩm được xuất bản ba lần vào năm 1878, 1885, 1894; sau khi ơng
mất tồn bộ tác phẩm “Chống Đuy Rinh” được dịch sang tiếng Nga
và được xuất bản đầy đủ ở Liên xô vào năm 1907.
Tác phẩm “Chống Đuy Rinh” được in trong bộ C. Mác và Ph.
Ănghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
(từ trang 15- tr450).
2. Cấu trúc và nội dung cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm: “Chống Đuy Rinh” hay “Ông Đuyrinh đảo lộn khoa
học” là một tác phẩm lớn gồm: ba lời tựa viết cho ba lần xuất bản
(1878, 1885, 1894); phần mở đầu (gồm hai chương); phần nội dung
chính bao gồm cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: Triết học
(gồm mười hai chương), Kinh tế chính trị học (gồm mười chương)
và Chủ nghĩa cộng sản khoa học (gồm năm chương). Trong tác
phẩm này Ph.Ăngghen đã trình bày những vấn đề quan trọng nhất
của triết học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Phần thứ nhất: Triết học.

5


Ph.Ăngghen đã dành mười hai chương (từ chương 3 đến

chương 14): chương 3 và chương 4 viết về phân loại chủ nghĩa tiên
nghiệm và đồ thức luận về vũ trụ; chương 5 đến chương 8 ngoài
việc phê phán quan điểm triết học của Đuyrinh, ơng đã trình bày có
hệ thống các tư tưởng cơ bản của triết học mácxít trên hầu hết các
nội dung; chương 9 đến chương 11 trình bày xung quanh về đạo đức
và pháp quyền; chương 12 và chương 13 trình bày các quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật.
Phần thứ hai: Kinh tế chính trị học (10 chương).
Phần thứ ba: Chủ nghĩa xã hội (5 chương).
Như vậy, qua kết cấu và nội dung của tác phẩm, Ăngghen muốn
chỉ ra rằng, chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng
cũng có tiền đề lý luận do kế thừa những giá trị tư tưởng trước đó,
khái quát thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học; triết học Mác ra
đời là hình thức phát triển cao của tư tưởng triết học trong lịch sử,
đồng thời ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác không thể tách rời.
Lênin đánh giá: “Đó là một cuốn sách có nội dung đặc biệt phong
phú và bổ ích”4.
Do vậy, việc nghiên cứu tồn diện tác phẩm trong đó có triết
học là điều hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
Phạm vi bài thu hoạch này chỉ đề cập đến “một số vấn đề về
phép biện chứng trong tác phẩm và sự vận dụng của Đảng ta đối
với công cuộc đổi mới hiện nay”.
4

V.I Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tập 2, tr 11.

6



3. Một số vấn đề về phép biện chứng trong tác phẩm
“Chống Đuy Rinh” của Ăngghen là tác phẩm luận chiến, xuất
phát từ việc ông Đuyrinh tạo nên một hệ thống lý luận chống chủ
nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng. Do đó xuyên suốt
tác phẩm Ăngghen đã kết hợp việc dẫn quan điểm của Đuyrinh và
quan điểm của Mác, qua đó vạch trần bộ mặt thật của Đuyrinh và
khẳng định quan điểm duy vật biện chứng mácxít.
Phép biện chứng là vấn đề trung tâm của phần triết học trong
tác phẩm. Để chống lại Đuyrinh, Ăngghen đã phân tích vấn đề phép
biện chứng và áp dụng nó vào tất cả các lĩnh vực của triết học, trong
đó có chủ nghĩa duy vật lịch sử và những vấn đề triết học của khoa
học tự nhiên.
Thứ nhất, Ăngghen đã trình bày lịch sử hình thành và phát triển
của phép biện chứng.
Ăngghen đã chứng minh tính quy luật của quá trình thay thế
các thời kỳ cơ bản của lịch sử triết học, thơng qua sự thay thế các
hình thức của phép biện chứng. Ông đã luận chứng phép biện chứng
duy vật ra đời trên cơ sở kế thừa các hình thức tư duy trước đó: từ
phép biện chứng duy vật thời cổ đại đến phép siêu hình, đến phép
duy vật thế kỷ XVIII và phép biện chứng duy vật- là hình thức cao
nhất của tư duy. Ăngghen viết: “Những nhà triết học Hylạp cổ đại
đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh...nó ngày càng bị sa
vào cái gọi là phương pháp tư duy siêu hình... và Hêghen đã quay

7


trở lại với phép biện chứng, coi đó là hình thức cao nhất của tư
duy”5.
Ăngghen khẳng định sự ra đời và phát triển của phép biện

chứng duy vật là một tất yếu khách quan vì nó hội đủ các tiền đề về
lý luận và tự nhiên. Bằng hàng loạt các dẫn chứng, Ăngghen đã luận
giải tính tất yếu lịch sử cho ra đời phép biện chứng duy vật các tiền
đề về lý luận đã chín muồi; khoa học tự nhiên phát triển mạnh đã
cung cấp dữ liệu cho triết học khái quát; điều đặc biệt là phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ... những yếu tố
đó cho phép xuất hiện phép biện chứng duy vật. Ơng viết: “Sự nhận
thức có hệ thống về tồn bộ thế giới bên ngồi có thể đạt được
những thành tựu khổng lồ từ thế hệ này qua thế hệ khác”6.
Hai là, Ăngghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất của
tư duy khoa học và chỉ ra sự đối lập về nguyên tắc giữa phép biện
chứng và phép siêu hình, sự khác nhau căn bản giữa phép biện
chứng mác xít và phép biện chứng duy tâm của Hêghen.
Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học, Ăngghen coi phép biện
chứng là hình thức cao nhất của tư duy khoa học. Trước hết
Ăngghen đánh giá thành tựu và công lao to lớn của các nhà triết học
trước Mác trong việc xây dựng phép biện chứng từ cổ đại cho đến
thế kỷ thứ XIX. Xét về nguồn gốc, người đề xuất đầu tiên là
Hêraclít, người nghiên cứu sâu sắc là Arixtốt và Hêghen đã có cơng
lao quay lại phép biện chứng cổ đại, đã xây dựng phép biện chứng
5

C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr34- tr 35.
6
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 41.

8



tương đối hồn chỉnh, coi đó là hình thức cao nhất của tư duy. Ông
viết: “Nền triết học mới ở Đức đã ra đời và đã đạt tới đỉnh cao nhất
của nó, thể hiện ở Hêghen. Cơng lao lớn nhất của nó là đã quay trở
lại phép biện chứng, coi đó là hình thức cao nhất của tư duy. Những
nhà triết học Hylạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát,
bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học
ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy
biện chứng”7.
Thơng qua phê phán các quan điểm của Đuyrinh, Ăngghen đã
phân tích làm rõ thực chất, những hạn chế của phương pháp tư duy
siêu hình và chỉ ra sự đối lập về nguyên tắc giữa phương pháp tư
duy biện chứng và phương pháp siêu hình.
Trước hết đánh giá về phương pháp siêu hình “là phương pháp
tư duy hầu như cũng hồn tồn chi phối những người Pháp trong thế
kỷ XVIII, ít nhất cũng là trong những cơng trình chun bàn về triết
học của họ. Nhưng ngoài lĩnh vực triết học hiểu theo đúng nghĩa
của nó ra, họ cũng để lại cho chúng ta nhiều tuyệt tác về phép biện
chứng”8.
Khi nghiên cứu q trình nhận thức của lồi người qua các thời
kỳ, Ăngghen đã khẳng định tính tất yếu của phương pháp xem xét
siêu hình; sự ra đời của phép siêu hình là một tất yếu khách quan, là
kết quả hợp quy luật đối với một giai đoạn lịch sử nhất định ở giai
đoạn đó khi mà các khoa học đang nghiên cứu các bộ phận riêng
7

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 354
8
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,

tr 35.

9


biệt của thế giới, và đó cũng là nhiệm vụ của khoa học cụ thể. Ông
viết: “Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giới tự nhiên, lịch sử
loài người, hay hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thì trước
nhất, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những
mối liên hệ và những sự tác động qua lại trong đó khơng có cái gì là
đứng ngun, khơng thay đổi, phát sinh và mất đi. Cái thế giới quan
ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới
quan của các nhà triết học Hylạp cổ đại và lần đầu tiên đã được
Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời
lại không tồn tại, vì mọi vật đang trơi đi, mọi vật đều không ngừng
thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong. Nhưng
cách nhìn ấy...vẫn khơng đủ để giải thích những chi tiết hợp thành
bức tranh tồn bộ ấy. Muốn nhận thức được những chi tiết ấy, chúng
ta buộc phải tách chúng ra khỏi mối liên hệ tự nhiên hay lịch sử của
chúng, và nghiên cứu riêng từng chi tiết một theo đặc tính của
chúng, theo nguyên nhân và kết quả riêng của chúng...Đó trước hết
là nhiệm vụ của khoa học tự nhiên và của việc nghiên cứu lịch sử”9.
Ăngghen đã đánh giá cơng lao và vai trị của phép siêu hình
trong lịch sử triết học và trong xã hội. Ơng viết: “...Tất cả những cái
đó đã là những điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ mà 400
năm gần đây đã đem lại cho chúng ta trong lĩnh vực nhận thức giới
tự nhiên”10.

9


C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 35- tr 36.
10
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 36.

10


Về hạn chế của phép siêu hình, theo Ăngghen: “Nó chỉ nhìn
thấy sự vật riêng biệt mà khơng nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà
khơng nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy,
chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự
vận động của sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà khơng thấy rừng” 11.
Như vậy, thế giới quan siêu hình được Ăngghen coi là điều không
tránh khỏi và sự ra đời của nó là hợp quy luật đối với một giai đoạn
nhất định trong lịch sử phát triển của nhận thức khoa học- giai đoạn
nghiên cứu những chi tiết của bức tranh toàn bộ về giới tự nhiên.
Ăngghen viết: “... Tất cả những cái đó đã là những điều kiện cơ bản
cho những tiến bộ khổng lồ...Nhưng phương pháp nghiên cứu ấy
đồng thời cũng truyền lại cho chúng ta một thói quen là xem xét
những vật thể tự nhiên và quá trình tự nhiên trong trạng thái biệt lập
của chúng, ở bên ngoài mối liên hệ to lớn chung, và do đó khơng
xem xét chúng trong trạng thái vận động mà xem xét trong trạng
thái tĩnh, không coi chúng về cơ bản là biến đổi, mà coi chúng là
vĩnh viễn không biến đổi, không xem xét chúng trong trạng thái
sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết”12. Muốn nhận thức
được bản chất của thế giới địi hỏi con người khơng chỉ nhận thức
bên ngồi sự vật mà cịn phải nhận thức cái bên trong- cái bản chất

của sự vật. Do đó, ơng cũng khẳng định tính tất yếu phải có phương
pháp tư duy khác thay thế nó. Ơng viết: “Phương pháp nhận thức
siêu hình, dù được coi là chính đáng và thậm chí là cần thiết trong
11

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 37.
12
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr35- tr36.

11


những lĩnh vực nhất định...nó trở thành phiến diện, hạn chế, trừu
tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”13.
Ăngghen chỉ ra sự đối lập giữa phép biện chứng với phép siêu
hình, ơng viết: “Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và sự
phản ánh của chúng trong tư duy, tức là những khái niệm, đều là
những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn,
phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia” 14.
Ăngghen viết tiếp: “Trái lại, đối với phép biện chứng là phương
pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản
ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của
chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu
vong của chúng”15.
Khi xem xét sự phát triển của thế giới quan biện chứng trong
lịch sử tư tưởng triết học, Ăngghen cũng đối lập phép biện chứng
mácxít với phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đó là sự khác
nhau căn bản của hai phương pháp trên. Ông viết: “Có thể nói rằng

hầu như chỉ có Mác và tơi là những người đã cứu phép biện chứng
tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó trong quan niệm
duy vật về tự nhiên và về lịch sử”16. Phép biện chứng duy vật được
Ăngghen coi là sự tổng kết tồn bộ q trình phát triển của triết học
và khoa học tự nhiên, đồng thời là sự khái quát các quy luật khách
quan của giới tự nhiên và xã hội.
13

C.Mác-Ph.Ăngghen:
tr 37.
14
C.Mác-Ph.Ăngghen:
tr 36.
15
C.Mác-Ph.Ăngghen:
tr 38.
16
C.Mác-Ph.Ăngghen:
tr 22.

Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,

12


Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và
biện chứng chủ quan. Biện chứng của “ý niệm” về thực chất là biện

chứng của sự vật và do biện chứng của sự vật quyết định chứ không
phải do “ý niệm” quyết định như Hêghen tưởng.
Khi bàn đến tính khách quan của các quy luật biện chứng,
Ăngghen chỉ ra rằng: “Không thể là đưa những quy luật biện chứng
từ bên ngoài vào giới tự nhiên, mà là phát hiện ra chúng trong giới
tự nhiên và rút chúng ra từ giới tự nhiên” 17. Ông viết tiếp: “Giới tự
nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng, và cần phải nói
rằng khoa học tự nhiên hiện đại đã cung cấp cho sự thử nghiệm
ấy...mọi cái đều diễn ra một cách biện chứng chứ khơng phải siêu
hình”18. Như vậy bản thân giới tự nhiên tồn tại một cách biện chứng,
tồn tại một cách khách quan, các sự vật hiện tượng, các quá trình
của tự nhiên tồn tại trong mối liên hệ phong phú nhiều vẻ, đa dạng
tác động qua lại lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng. Chính
biện chứng khách quan ấy quy định và địi hỏi con người phải có
quan điểm biện chứng khi xem xét thế giới, khi nhận thức hiện thực
khác quan- biện chứng chủ quan.
Ăngghen cũng chỉ ra phép biện chứng tự phát và phép biện
chứng tự giác. Phép biện chứng tự phát là vốn có của hiện thực
khách quan khi con người chưa nhận thức được nó; cịn phép biện
chứng tự giác chính là phép biện chứng duy vật khoa học nó được
rút ra từ giới tự nhiên và lịch sử trên cơ sở con người nhận thức
17

C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 25.
18
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 38- tr 39.

13



được các quy luật của tự nhiên và xã hội. Ăngghen viết: “Từ lâu
người ta đã suy nghĩ một cách biện chứng trước khi biết biện chứng
là gì, cũng như từ lâu người ta đã nói theo văn xi trước khi có
danh từ “văn xi””19.
Mặt khác, Ăngghen cũng đánh giá công lao to lớn của Hêghen
khi ông sử dụng phương pháp biện chứng trong việc xem xét thế
giới tự nhiên. Ăngghen viết: “Nền triết học mới của Đức đã đạt tới
đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hêghen, trong đó lần đầu tiênvà đây là cơng lao to lớn của ơng- tồn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử
và tinh thần được trình bày như là một quá trình, nghĩa là ln ln
vận động, biến đổi, biến hố và phát triển, và ông đã cố vạch ra mối
liên hệ nội tại của sự vận động và sự phát triển ấy” 20. Công lao lịch
sử của Hêghen là ông đã đề ra nhiệm vụ của tư duy hiện nay là theo
dõi bước tiến tuần tự của quá trình ấy và tất cả những khúc quanh
của nó để chứng minh tính quy luật bên trong của nó thơng qua các
ngẫu nhiên bên ngoài, mặc dù chưa được thực hiện. Ăngghen viết:
“Nhiệm vụ của tư duy hiện nay là phải theo dõi bước tiến tuần tự
của quá trình ấy qua tất cả những khúc quanh co của nó qua tất cả
những cái ngẫu nhiên bề ngoài”21. Đồng thời Ăngghen cũng chỉ ra
nguyên nhân hạn chế của Hêghen, đó là do giới hạn không thể vượt
qua được tri thức của bản thân ông và tri thức của thời đại ông lúc
bấy giờ; mặt khác ông lại là nhà triết học duy tâm nên đã giải quyết
lộn ngược mối liên hệ hiện thực của các hiện tượng thế giới.
19

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 202.
20
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,

tr 39- tr 40.
21
C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 40.

14


Ăngghen viết: “Hêghen là một nhà duy tâm, nghĩa là đối với ơng thì
những tư tưởng trong đầu óc của chúng ta khơng phải là những phản
ánh ít nhiều trừu tượng của những sự vật và quá trình hiện thực, mà
ngược lại, những sự vật và sự phát triển của chúng, đối với Hêghen,
chỉ là những phản ánh thể hiện cái “ý niệm” nào đó tồn tại ở một
nơi nào đó ngay trước khi có thế giới”22. Đề cập đến hệ thống triết
học của Hêghen, Ăngghen cũng chỉ ra tính chất mâu thuẫn của nó,
nó bị gị ép, giả tạo, hư cấu và bị xuyên tạc: “Một hệ thống như thế
là mâu thuẫn với những quy luật cơ bản của tư duy biện chứng”23.
Ba là, Ăngghen khẳng định phép biện chứng duy vật là khoa
học và chỉ rõ đối tượng, nhiệm vụ, bản chất của phép biện chứng
duy vật.
Trước hết, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về phép biện chứng:
“Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật
phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội
loài người và của tư duy”24. Ơng coi phép biện chứng khơng chỉ là
khoa học về tư duy mà nó cịn là khoa học để nghiên cứu giới tự
nhiên và xã hội loài người. Đối với phép biện chứng, điều căn bản
nhất là nó xem xét những sự vật và sự phản ánh chúng trong tư duy
trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, trong sự ràng buộc, sự vận động,
sự phát sinh và sự tiêu vong, các thành tựu khoa học tự nhiên đã
chứng minh điều đó. Như vậy Ăngghen đã trình bày một cách có hệ

thống lịch sử q trình nhận thức của nhân loại dưới góc độ phương
22

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 40- tr 41.
23
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 41.
24
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 201.

15


pháp tư duy. Ông khẳng định triết học với tư cách là thế giới quan
và phương pháp luận đã có cách nhìn thế giới như một chỉnh thể
thống nhất. Ơng cũng chứng minh và chỉ rõ hình thức đầu tiên của
phép biện chứng là phép biện chứng cổ đại, phương pháp siêu hình
là phương pháp cần thiết, phép biện chứng duy tâm của Hêghen “có
cơng lớn” nó đã quay lại phép biện chứng cổ đại, và phép biện
chứng duy vật là đỉnh cao của phép biện chứng và triết học Mác đã
giải phóng phép biện chứng khỏi hệ thống triết học duy tâm, làm
cho phép biện chứng mác xít mang bản chất cách mạng và khoa
học.
Về đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là
nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển
của tự nhiên, xã hội và của tư duy. Ông cũng chỉ ra bản chất của
phép biện chứng duy vật là xem xét những sự vật và những phản
ánh của nó trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại, tác động lẫn

nhau giữa chúng trong sự ràng buộc sự vận động, phát sinh và tiêu
vong của chúng. Ăngghen viết: “Trái lại, đối với phép biện chứng là
phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những
phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn
nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự
tiêu vong của chúng”25. Như vậy biện chứng cả trong tự nhiên, trong
xã hội và trong tư duy. Ông cũng chỉ ra nhiệm vụ của phép biện
chứng duy vật đó là, theo dõi quá trình vận động tất yếu, chứng
minh tính tất yếu thơng qua cái ngẫu nhiên bên ngồi. Qua đó xem
25

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 38.

16


xét nó khơng chỉ trong giới tự nhiên mà điều quan trọng chủ yếu là
trong xã hội để chứng minh tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư
bản.
Bốn là, Ăngghen đã trình bày các quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật.
Khái quát toàn bộ lịch sử phát triển của triết học, khoa học tự
nhiên, khoa học lịch sử và khoa học kinh tế, ơng đã trình bày khái
quát các quy luật cơ bản của phép biện chứng trong tác phẩm này
(phần triết học). Mỗi quy luật phản ánh những mặt riêng lẻ của quá
trình phát triển duy nhất trong thế giới hiện thực xung quanh chúng
ta. Ăngghen xem xét và phân tích làm rõ các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật: quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập: quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành

những biến đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định của phủ định
Trước hết, về quy luật mâu thuẫn.
Ăngghen đã chỉ ra tính khách quan, tính phổ biến của mâu
thuẫn: mâu thuẫn có ở tất cả các sự vật hiện tượng cả trong tự nhiên,
xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn của sự vật được thể hiện
giữa hai mặt đối lập của nó, vừa thống nhất vừa chuyển hoá cho
nhau. Đồng thời, Ăngghen cũng chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự
vận động phát triển của sự vật đó là tự thân do mâu thuẫn và đấu
tranh giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật.
Đuyrinh cho rằng mâu thuẫn chỉ có trong tư tưởng cịn trong sự
vật khơng có mâu thuẫn. Ăngghen cho rằng cách xem xét như vậy
của Đuyrinh là siêu hình, trái lại khi xem xét sự vật phải trên quan

17


điểm duy vật biện chứng. Ăngghen đã minh hoạ bằng nhiều ví dụ
trong các lĩnh vực khác nhau của sự nhận thức giới tự nhiên như cơ
học, toán học, sinh vật học... Ăngghen cịn coi vận động cũng có
đặc trưng mâu thuẫn- thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải
quyết mâu thuẫn, mà điều đó với thế giới quan siêu hình, Đuyrinh
khơng thể hiểu nổi. Mâu thuẫn biện chứng trong vận động thể hiện
trong sự đối lập và chuyển hoá giữa vận động và đứng im. Ăngghen
viết: “Theo quan điểm biện chứng, khả năng biểu hiện vận động
bằng cái đối lập với nó, tức thể tĩnh, hồn tồn khơng phải là một
điều gì khó khăn cả. Theo quan điểm biện chứng, tất cả sự đối lập
ấy, như chúng ta đã thấy, đều chỉ là tương đối; khơng có thể tĩnh
tuyệt đối, khơng có sự thăng bằng vơ điều kiện. Vận động riêng biệt
thì có xu hướng thăng bằng, song vận động tồn thể thì lại loại trừ
sự thăng bằng. Cho nên, thể tĩnh và thế thăng bằng ở nơi nào chúng

diễn ra thì đều là kết quả của một vận động có hạn nào đó, và hiển
nhiên là vận động ấy có thể đo được bằng kết quả của nó, có thể
biểu hiện ra bằng kết quả của nó và đi từ kết quả ấy có thể được
phục hồi lại nó dưới hình thức này hay hình thức khác”26.
Khi bàn đến cái vô tận trong không gian và thời gian, Ăngghen
chỉ ra mâu thuẫn đặc trưng của cái vô tận. Ơng viết: “Cái vơ tận là
một mâu thuẫn, và nó chứa đầy những mâu thuẫn. Cái vô tận chỉ
gồm những đại lượng có hạn cộng thành cũng đã là một mâu thuẫn
rồi...Chính vì cái vơ tận là một mâu thuẫn nên nó là một q trình
vơ tận, diễn ra vơ tận trong thời gian và trong khơng gian”27.
26

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 93.
27
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 77.

18


Nếu như vận động cơ giới đã là một mâu thuẫn, thì các hình
thức cao khác của vận động tất yếu cũng phải chứa đượng mâu
thuẫn. Cho nên khi coi mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự
vận động và phát triển của thế giới các sự vật. Về vấn đề này
Ăngghen viết: “Sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản
thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy
sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng
khơng cịn nữa và cái chết xảy đến”28.
Khi thừa nhận mâu thuẫn là phổ biến trong hiện thực khách

quan thì tất yếu trong tư duy khơng tránh khỏi mâu thuẫn. Ăngghen
chỉ ra mâu thuẫn trong tư duy đó là mâu thuẫn giữa năng lực nhận
thức vô hạn ở bên trong con người với năng lực thực tế của con
người, bởi vì theo ơng con người bị hạn chế bởi hồn cảnh bên
ngồi và mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết trong sự nối tiếp nhau vô
tận của các thế hệ của con người. Ăngghen viết: “Trong lĩnh vực tư
duy, chúng ta khơng thể thốt khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu
thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với
sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế
bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận
thức,- mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế
hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô
tận,- và được giải quyết trong sự vận động đi lên vơ tận”29.

28

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 174.
29
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 174.

19


Trên cơ sở phân tích quy luật phát triển bằng con đường đấu
tranh giữa các mặt đối lập, Ăngghen xem xét mối tương quan giữa
lơgích hình thức và lơgích biện chứng, đó là mối tương quan giữa
cái khơng biến đổi và cái luôn biến đổi. Ăngghen viết: “Chừng nào
chúng ta xem xét các sự vật như là đứng im và khơng có sinh khí,

cái nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp
cái kia, thì chắc chắn là chúng ta khơng thấy được một mâu thuẫn
nào trong các sự vật cả...Trong giới hạn của lĩnh vực xem xét này,
chúng ta dùng phương pháp tư duy thông thường, phương pháp
thông thường, phương pháp siêu hình cũng có thể giải quyết được.
Nhưng tình hình sẽ khác hẳn khi chúng ta bắt đầu xem xét các sự
vật trong sự vận động, sự biến đổi, sự sống, sự tác động lẫn nhau
của chúng. Lúc đó, chúng ta sẽ lập tức gặp phải những mâu thuẫn.
Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động
một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng
chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này vừa ở nơi khác,
vừa ở cùng một chỗ lại vừa không ở chỗ đó. Và sự nảy sinh thường
xuyên và giải quyết đồng thời mâu thuẫn này- đó cũng chính là sự
vận động”30. Như vậy khi xem xét các sự vật trong sự vận động và
phát triển, chúng ta gặp phải mâu thuẫn. Lúc này, phản ánh và giải
quyết mâu thuẫn đó chỉ có thể bằng tư duy biện chứng, lơgích biện
chứng. Qua phân tích của Ăngghen chúng ta thấy ơng coi sự tương
quan giữa lơgích hình thức và lơgích biện chứng tương tự như
tương quan giữa toán học về cái đại lượng khơng đổi và tốn học về
các đại lượng biến đổi.
30

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 172- tr 173.

20


Thứ hai là, đối với quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về
lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại.

Ăngghen chỉ ra tính khách quan và phổ biến của quy luật này.
Về vấn đề này, Đuyrinh đà phủ nhận tính khách quan phổ biến của
quy luật, phủ nhận sự chuyển hoá lượng- chất và cho rằng Mác đã
bịa đặt ra, nhưng trên thực tế ông ta vẫn ngấm ngầm sử dụng quy
luật này. Bằng nhiều ví dụ trong các lĩnh vực khoa học khác nhau và
thực tiễn xã hội, Ăngghen chỉ ra tính khách quan, phổ biến, bản chất
của quy luật lượng chất là ở chỗ, trong thế giới hiện thực sự thay đổi
về chất là kết quả của những sự thay đổi về lượng. Ông viết: “chúng
ta cịn có thể rút ra trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội loài
người hàng trăm những sự việc tương tự như thế để chứng minh cho
quy luật này”31. Q trình chuyển hố từ chất này sang chất khác là
sự đứt đoạn trong liên tục, là sự nhảy vọt về chất. Ông đã đồng thời
phê phán cả Hêghen và Đuyrinh về vấn đề này; ông đã viện dẫn
quan điểm của Đuyrinh: “Bất chấp tất cả tính chất tiệm tiến về
lượng, bước chuyển từ lĩnh vực khơng có cảm giác qua lĩnh vực có
cảm giác chỉ được thực hiện bằng một bước nhảy vọt về chất, một
bước nhảy mà chúng ta...có thể khẳng định rằng nó khác đến vô
cùng tận với sự tưang giảm đần đần đơn thuần của một thuộc tính” 32
và khẳng định bước nhảy vọt về chất của sự vật. Ông viết: “Mặc dù,
tất cả tính tiệm tiến của nó, bước chuyển từ hình thức vận động này

31

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 181.
32
C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 68.

21



sang một hình thức vận động khác bao giờ cũng vẫn là một bước
nhảy vọt, một bước ngoặt quyết định”33.
Song, đồng thời với quá trình trên, cũng diễn ra quá trình ngược
lại, chuyển hố từ sự biến đổi về chất thành sự biến đổi về lượng.
Ông đã chứng minh sự chuyển hoá lượng- chất và sự chuyển hoá
ngược lại ở tất cả mọi lĩnh vực, Ăngghen viết: “Vô số trường hợp
thay đổi về lượng làm cho chất của sự vật biến đổi, cũng như thay
đổi về chất làm cho lượng của sự vật biến đổi”34.
Thứ ba là, về quy luật phủ định của phủ định.
Trong chương “Phép biện chứng. Lượng và chất”. Ăngghen đã
dẫn lời của Đuyrinh phê phán Mác xung quanh phủ định của phủ
định. Đuyrinh tuyên bố rằng quy luật phủ định của phủ định là một
cái mang tính thần bí, lấy từ phép biện chứng của Hêghen. Bằng
những ví dụ Ănghen đã luận chứng và chỉ ra tính khách quan phổ
biến của nó trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy của con người,
nhưng biểu hiện rất phong phú đa dạng. Quy luật này đã chỉ ra
khuynh hướng của sự phát triển- sau mỗi lần phủ định của phủ định
sự vật ngày càng hoàn thiện hơn.
Bản chất của quy luật này là ở chỗ, cái mới dường như trở lại
cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. Ăngghen đã đưa ra nhiều ví dụ ở
các lĩnh vực khác nhau cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con
người, ông chứng minh rằng cái ra đời sau phủ định cái trước đó
nhưng trên cơ sở cao hơn. Ăngghen viết: “...Đó là phủ định cái phủ
33

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 98.
34

C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 181.

22


định, bình đẳng ở một trình độ cao hơn...Vậy phủ định cái phủ định
là gì? Là một quy luật vơ cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một
tầm quan trọng và có tác dụng vơ cùng to lớn về sự phát triển của tự
nhiên , của lịch sử và của tư duy; một quy luật như ta đã thấy, biểu
hiện trong giới động vật và thực vật, trong địa chất học, toán học,
lịch sử, triết học”35.
Ăngghen đã phân tích và chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phủ
định biện chứng và phủ định siêu hình; phủ định siêu hình là phủ
định sạch trơn, cịn phủ định biện chứng là sự phủ định gắn liền với
sự phát triển, là sự kế thừa lịch sử của cái mới đối với cái cũ.
Ăngghen viết: “Phủ định, trong phép biện chứng, khơng phải chỉ có
ý nghĩa giản đơn là nói; khơng, hoặc giả là tuyên bố rằng một sự vật
không tồn tại, hay phá huỷ sự vật ấy theo một cách nào đó”36.
Tóm lại, ba quy luật trên là ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Chúng tác động trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy
của con người.
4. Sự vận dụng của Đảng đối với cách mạng nước ta hiện
nay
Tác phẩm “Chống Đuyrinh” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong di sản tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong tác phẩm
này, thông qua cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận chống
lại các trào lưu tư tưởng đối lập, dưới hình thức bút chiến, Ăngghen
đã tổng kết toàn diện sự phát triển của chủ nghĩa Mác. Việc vận
35


C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 200.
36
C.Mác-Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1994, Tập 20,
tr 201.

23


dụng phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu xã hội Mác và
Ăngghen đã tống cổ chủ nghĩa duy tâm ra khỏi căn hầm trú ẩn cuối
cùng của nó. Tác phẩm “Chống Đuyrinh” là một trong những tác
phẩm mà Ăngghen đã trình bày một cách có hệ thống những cơ sở
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
những vấn đề về kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội. Ơng đánh
giá có phê phán phương pháp biện chứng của Hêghen. Ông khẳng
định rằng: phép biện chứng duy tâm của Hêghen đều sẽ được khắc
phục và bị xố bỏ. Ơng chỉ ra mối liên hệ không thể tách rời và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác đó là,
triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tác phẩm “Chống Đuyrinh” là một trong những tác phẩm kinh
điển xuất sắc của chủ nghĩa Mác. Với sự ra đời của tác phẩm này,
nó chính là cơ sở lý luận quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa
Mác nói chung và triết học Mác nói riêng. Lênin coi đây là một
trong ba tác phẩm- cùng với “Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung
của triết học cổ điển Đức” và “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”- gối
đầu giường của của người cơng nhân có tri thức. Nghiên cứu tác
phẩm “Chống Đuyrinh” không những cho chúng ta thấy sự ra đời
của triết học Mác thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết

học, mà con cung cấp cho mỗi người cộng sản cơ sở lý luận để hình
thành thế giới quan duy vật mác-xít và phương pháp luận khoa học
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Mặt khác, nghiên cứu tác phẩm này của Ăngghen- nhà tư tưởng
vĩ đại, đã đưa triết học của mình trở thành thế giới quan khoa học

24


của giai cấp cơng nhân, là chìa khố để khám phá, nắm bắt “bí mật”
của lịch sử xã hội- góp phần đấu tranh không khoan nhượng với tư
tưởng phản động, bảo thủ, cơ hội xét lại. Với quan điểm nhất
nguyên duy vật chúng ta khẳng định tính tất yếu của một lý luận
khoa học dẫn đường cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản- là
nguồn gốc động lực trực tiếp thúc đẩy xã hội- xã hội chủ nghĩa tiếp
tục phát triển...
Thông qua tác phẩm này chúng ta thấy việc đấu tranh phê phán
các quan điểm sai trái đó là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa
học nghiêm túc, sự cần cù sáng tạo và thiên tài của Mác và
Ăngghen. Lênin viết: “Thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải
đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu
ra”37. Mác và Ăngghen đã giải đáp được các vấn đề mà trước đó
nhân loại chưa giải đáp được hoặc giải đáp chưa triệt để. Đồng thời
các ông tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, phát triển đến đỉnh
cao- hoàn bị cả về lý luận và thực tiễn của đời sống xã hội. Hệ
thống lý luận đó thống nhất thế giới quan và phương pháp luận,
cách mạng và khoa học, lý luận và thực tiễn, nhận thức thế giới và
cải tạo thế giới. Mác đã chỉ ra: “Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện
chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hồng cho giai cấp tư sản; vì
mỗi hình thái hình thành đều được phép biện chứng xét trong sự vận

động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện
chứng khơng khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó
có tính chất phê phán và cách mạng”38.
37
38

V.I.Lênin, Tồn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 23, tr 49.
C. Mác và Ph. Ănghen, Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 23, tr 35- tr 36.

25


×