Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chuyên đề 4 đổi mới hệ THỐNG CHÍNH TRỊ của VIỆT NAM TRONG điều KIỆN PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA và hội NHẬP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.39 KB, 23 trang )

Chuyên đề 4
ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
1.

Khái niệm hệ thống chính trị

Khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng Cộng sản Việt Nam chính
thức sử dụng từ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI
(tháng 3-1989) để thay cho khái niệm “hệ thống chun chính vơ sản” vẫn được
dùng trước đây. Đây là một bước tiến trong nhận thức của Đảng. Từ đó đến nay,
trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm “hệ
thống chính trị” được sử dụng một cách thưịng xuyên và rộng rãi.
Hệ thống chính trị là một đối tượng phức tạp về cấu trúc tổ chức và các
mơì quan hệ nảy sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động. Vì vậy, để phản ánh
nó có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa phản ánh hoặc nhấn
mạnh một mặt, một khía cạnh, một chức năng, đặc điểm nào đó của hệ thống
chính trị.
2. Bản chất của hệ thống chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị của Việt Nam là một hệ thống các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội có quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện quyền lực của
nhân dân.
Cương lĩnh năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Toàn
bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong' giai đoạn mới là


nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”1 bảo
đảm quyền lực thuộc về nhân dân, do đó bản chất của hệ thống chính trị Việt
Nam chính là một hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân, thực
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t. 51, tr. 145.

download by :


hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị và các tổ chức thành viên của nó khơng có quyền lực
tự thân, quyền lực của hệ thống chính trị bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân,
do nhân dân uỷ quyền, “mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân là chủ thể
duy nhất và tối cao của quyền lực chính trị. Vì vậy, phải bảo đảm quyền lực
chính trị ln phục vụ lợi ích và ý chí của nhân dân, phịng ngừa các nguy cơ
lạm quyền, tha hoá quyền lực làm phương hại đến quyền lực của nhân dân,
không để nhân dân bị mất quyền sau khi đã uỷ quyền.
Quyền lực chính trị do nhân dân uỷ quyền được thể hiện trên ba nội dung
cơ bản:

-

-

Quyền quyết định đường lối chính trị.

-

Quyền thi hành đường lối chính trị.


Quyền kiểm tra, giám sát đối với việc quyết định đường lối chính trị

và thực thi đường lối chính trị.
Hệ thống chính trị cịn là một hình thức tổ chức thực hành dân chủ, mỗi
một tổ chức trong hệ thống chính trị là một phương thức bảo đảm địa vị “là
chủ” và quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo
Hồ Chí Minh, dân chủ tức “dân là chủ”, “dân làm chủ”, “dân là gốc”. Vì vậy,
mỗi một tổ chức trong hệ thống chính trị thực sự phải là một tổ chức dân chủ, là
khuôn mẫu của dân chủ để lãnh đạo, tổ chức và hướng dẫn các tầng lớp nhân
dân thực hành dân chủ. Hệ thống chính trị có thế nói là một trường học dân chủ,
giáo dục ý thức dân chủ và nâng cao năng lực thực hành dân chủ cho các tầng
lớp nhân dân. Thực chất của cơng cuộc đổi mới và hồn thiện hệ thống chính trị
của Việt Nam là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm
chủ của nhân dân. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
3. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị
Tương ứng với ba nội dung cơ bản trong sự uỷ quyền của nhân dân cho

download by :


hệ thống chính trị, hệ thống chính trị có ba loại thiết chế (tổ chức): Đảng cầm
quyền; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội.
-

Đảng Cộng sản Việt Nam: là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà

nước và xã hội. Đảng vừa là bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là “hạt nhân”
lãnh đạo hệ thống ấy. Đảng quyết định đường lối chính trị cho sự phát triển của

đất nước và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đảng gắn bó mật thiết với nhân
dân, tơn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để
xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp, pháp luật.
-

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: Nhà nước thực
hiện đường lối chính trị do Đảng cầm quyền đề ra để tiến hành và quản lý đất
nước thống qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước có
chức năng thể chế hố và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và
quản lý đất nước. Nhà nước là tổ chức chính trị do nhân dân bầu ra, thể hiện
tập trung quyền làm chủ, quyền dân chủ của nhân dân.
-

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện

quyền tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, giám sát, phản biện đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước trong việc
thực hiện quyền lực của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người
Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của
hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản
Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động
theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hoạt
động giữa các thành viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay có 46 tổ


download by :


chức thành viên trong đó có 5 tổ chức chính trị - xã hội là:
+

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

+

Hội Nơng dân Việt Nam.

+

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

+

Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Năm tổ chức chính trị - xã hội này vừa là tổ chức thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, vừa tồn tại độc lập và là những bộ phận của hệ thống chính
trị.
4.

Chức năng và các cơ sở của hệ thống chính trị Việt Nam trong


thời kỳ đổi mới
a)
-

Các chức năng cơ bản

Chức năng tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân (quyền quyết định

đường lối chính trị đối với sự phát triển đất nước; quyền thực hiện đường lối
chính trị trong điều hành và quản lý đất nước; quyền giám sát quá trình thực thi
quyền lực được nhân dân uỷ quyền).
-

Chức năng xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc (xây

dựng một xã hội đoàn kết, đồng thuận).
-

Chức năng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và bảo đảm dân chủ

(lãnh đạo tổ chức và hướng dẫn các quá trình dân chủ; giáo dục, nâng cao năng
lực thực hành dân chủ cho các tầng lớp nhân dân).
-

Chức năng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, đấu tranh

trấn áp các lực lượng thù địch âm mưu phá hoại sự nghiệp đổi mới trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b)

-

Các cơ sở của hệ thống chính trị

Cơ sở chính trị: là chế độ nhất nguyên chính trị với một đảng duy nhất

cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Khơng chấp nhận đa ngun chính trị, đa đảng đối lập.
-

Cơ sở kinh tế: là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

download by :


Cơ sở này đòi hỏi tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị phải tuân theo
các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giải quyết đúng đắn, hài hồ mối
quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
Cơ sở xã hội: là khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng liên

-

minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức. Trong thời
kỳ đổi mới, với sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, nên xuất hiện
nhiều giai tầng xã hội mới và những biến động trong mỗi giai tầng làm tăng lên
tính đa dạng và phức tạp trong các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng xã hội, nhu
cầu và cơ hội phát triển của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng.
Cơ sở tư tưởng: nền tảng tư tưởng của chệ độ chính trị và hệ thống


-

chính trị Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơ sở nhân dân: đó là lịng dân, lịng tin của nhân dân đối với Đảng,

-

Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Cơ sở này có ý nghĩa quyết định bởi vì
nhân dân là gốc của nước, được lòng dân là được tất cả, mất lòng dân là mất tất
cả. Lòng dân là yếu tố bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống
chính trị.
5.

Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ

chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị là một hệ thống các thiết chế được tổ chức và hoạt
động trên nền tảng chính trị. Vì vậy, các quan hệ trong tổ chức và hoạt động
giữa các thiết chế tổ chức trong hệ thống chính trị về bản chất là các quan hệ
chính trị. Đặc điểm quan trọng của các quan hệ chính trị này là tính khơng đồng
cấp của các quan hệ. Sự khơng đồng cấp này xuất phát từ vị trí, vai trò khác
nhau của các thiết chế tổ chức tham gia hệ thống chính trị. Các quan hệ này
ln tồn tại, vận động trong những quan hệ thứ bậc nhất định và phụ thuộc vào
tương quan giữa các thiết chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và
trách nhiệm của từng thiết chế.
Nhóm 1: Các quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhà nước, Mặt trận Tổ

download by :



quốc và các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Trong mối quan hệ này, Đảng đóng vai trị là lực lượng lãnh đạo tồn bộ
hệ thống chính trị. Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
chịu sự lãnh đạo của Đảng. Tính chất của mối quan hệ này được xác định bởi
nội dung lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo bằng
cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng
cơng tác tun truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và
bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu
tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của
hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo nhưng khơng làm thay Nhà nước và các tổ
chức khác trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo bằng phương thức dân chủ,
khơng áp đặt có tính chất hành chính mệnh lệnh.
Đảng khơng chỉ là tổ chức lãnh đạo mà cịn là tổ chức thành viên của hệ
thống chính trị. Điều đó khơng có nghĩa xếp Đảng ngang hàng với các tổ chức
khác trong hệ thống chính trị. Địa vị thành viên của Đảng trong hệ thống chính
trị bao hàm ý nghĩa Đảng tơn trọng và đề cao vị trí, vai trị và phát huy tính chủ
động, sáng tạo của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội; Đảng phục tùng pháp luật của Nhà nước, tơn trọng điều lệ, tơn chỉ, mục
đích của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể. Đảng tự đặt mình chịu sự kiểm tra,
giám sát của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân.
Nhóm 2: Mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức trong hệ thống
chính trị.
-

Mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng cầm quyền là mối quan hệ vừa

mang tính phụ thuộc, vừa mang tính độc lập.
Tính phụ thuộc được xác định bởi vai trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền
của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước, định hướng chính trị cho tổ chức và hoạt
động của Nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước ở các

cấp, các ngành.
Tính độc lập của Nhà nước thể hiện ở chỗ:

download by :


+

Nhà nước là tổ chức chính trị trụ cột trong hệ thống chính trị, là một tổ

chức cơng quyền, là hình thức tồ chức quyền lực của nhân dân. Trong bản chất
sâu xa, Nhà nước là của nhân dân, do nhân dần, vì nhân dân. Sứ mệnh của Nhà
nước là phụng sự lợi ích của nhân dân và chịu sự định đoạt của nhân dân.
+

Quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước là hai loại quyền lực chính

trị khác nhau. Đảng không thực hiện quyền lực Nhà nước.
+

Trong điều kiện nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vai trò tốì thượng,

pháp luật là cơng cụ điều chỉnh cơ bản và trọng yếu mọi quan hệ xã hội. Đảng
cũng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
-

+

Mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội:
Là quan hệ giữa hai đối tượng đều cùng chịu lãnh đạo chính trị của một


đảng cầm quyền.
+

Là quan hệ giữa hai chủ thể có tính chất, vai trò, địa vị rất khác nhau:

một bên là tổ chức cơng quyền, cịn một bên là các tổ chức tập hợp đại bộ phận
các công dân theo các tiêu chí khác nhau (về nghề nghiệp, giới, lứa tuổi...).
Nhóm 3: Quan hệ phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội trong hệ thống chính trị:
Các quan hệ này được xem xét trên hai phương diện:
-

Phương diện thứ nhất: Các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là

những tổ chức thành viên cùng với các đoàn thể quần chúng hợp thành tể chức
Mặt trận Tổ quốc.
-

Phương diện thứ hai: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

là những tổ chức có địa vị bình đẳng trong tư cách là những thành viên của hệ
thống chính trị.
Ngồi các mối quan hệ ngang trên đây, các tổ chức trong hệ thống chính
trị cịn có mối quan hệ dọc do tính chất “trên - dưới” của chúng.
Mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị là đa dạng, đan xen
nhau, tương tác, thúc đẩy và chi phối lẫn nhau. Do đó nguy cơ chồng chéo trong
các quan hệ, mâu thuẫn trong cơ chế vận hành dễ nảy sinh nếu không kịp thời

download by :



xác định rõ hành lang pháp lý cho sự vận hành của các quan hệ này.
6. Các đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
a) Tính nhất nguyên chính tri
Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một đảng cầm quyền. Hệ
thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức, hoạt động
trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
b) Tính pháp lý vững chắc
Các thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam (Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội) đều được Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam thừa nhận nên có tính chính đáng, có địa vị pháp lý vững chắc, hợp
hiến và hợp pháp.
c)

Thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc là một

đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Việt Nam
Lịch sử nền chính trị Việt Nam cho thấy, các vấn đề giai cấp ln gắn bó
các vấn đề dân tộc. Các giai cấp tiến bộ đều gắn mình với dân tộc. Đấu tranh
giải phóng giai cấp gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc. Lợi ích giai cấp
cơng nhân thống nhất với lợi ích dân tộc.
Ngày nay, hệ thống chính trị Việt Nam mang bản chất giai cấp cơng
nhân, đại diện trung thành lợi ích giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tồn
dân tộc. Hệ thống chính trị Việt Nam là đại biểu cho dân tộc, là yếu tố đoàn kết
dân tộc, dựa trên khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, là hình thức, công cụ
thể hiện và thực hiện quyền làm chủ, quyền dân chủ của nhân dân; là hệ thống
chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chịu sự giám sát của nhân

dân.
d)

Hệ thống chính tri được tổ chức rông khắp theo nguyên tắc tập

trung dân chủ

download by :


Hiện nay Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố, với 600 quận, huyện và hàng
chục nghìn phường, xã, thị trấn. Hầu như ở đâu cũng có đầy đủ các tổ chức
đáng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo hệ thống từ trên xuống
dưới cho đến tận .cơ sở, có mặt ở mọi cấp.
Hệ thống chính trị còn tồn tại theo các đơn vị, cơ quan, các tổ chức hành
chính - sự nghiệp, các doanh nghiệp. Tất cả tạo nên một mạng lưới chằng chịt,
gắn kết chặt chẽ.
Do đó, hệ thống chính trị có tính thống nhất cao về ý chí và hành động,
có tính ổn định trong nhiều năm qua.
II. ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
TRONG ĐIỂU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
1.

Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính tri trong điều kiện phát

triển nền kinh tế thỉ trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quôc
tế
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xưống và lãnh đạo đến nay đã gần 30 năm, đạt được những thành tựu to lớn và

có ý nghĩa lịch sử, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành
nước có thu nhập trung bình.
Trong cơng cuộc đổi mối, đổi mới hệ thống chính trị là một nội dung
trọng yếu.
Đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới nhận thức từ hệ thống chính trị, đổi
mới tố chức uà hoạt động của hệ thống chính trị nhằm xây dựng một hệ thống
chính trị vững mạnh, trong sạch, năng động, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, thực
sự gắn bó với nhân dân nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng là
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Việc đổi mới hệ thống chính trị xuất phát từ các yêu cầu cơ bản sau đây: Xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

download by :


nghĩa địi hỏi một hệ thống chính trị thật sự phù hợp, năng động, gắn kết giữa
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của kinh tế thị trường.
-

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế địi hỏi hệ thống chính trị phải

vững mạnh, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh
trong nước với sức mạnh quốc tế, nâng cao hiệu quả hội nhập, giữ vững độc
lập, tự chủ, kịp thời ứng phó với tình hình quốc tế biến đổi nhanh, phức tạp.
-

Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân địi hỏi tồn bộ hệ thống chính trị phải được tổ
chức và hoạt động theo đúng các yêu cầu của chế độ pháp quyền.

-

Hệ thống chính trị đang đứng trước những thách thức mới của phân

tầng xã hội, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới để đủ năng lực xử lý các quan hệ nảy
sinh trong quá trình phân tầng xã hội.
-

Yêu cầu nâng cao năng lực của hệ thống chính trị trong việc giải

quyết các vấn đề tơn giáo, dân tộc.
-

Sự phát triển đất nước trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI đòi hỏi phải

tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kiên định mục tiêu phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
-

Đổi mới hệ thống chính trị để nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu

quả hoạt động của hệ thống chính trị, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất
cập của hệ thống chính trị.
2. Các quan điểm, nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị
a)
-

Muc tiêu đổi mới hệ thống chính trị

Khắc phục các yếu kém, bất cập trong tổ chức và hoạt động của


Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đấu tranh
phịng, chống có hiệu quả với nạn quan liêu, tệ tham nhũng, cửa quyền, sách
nhiễu, vơ trách nhiệm, sự thối hố, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, công chức.

download by :


Khắc phục nguy cơ tụt hậu của hệ thống chính trị so với phát triển

-

kinh tế, đảm bảo mốì quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị.
* Nhằm xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ, dân tộc, tiên tiến và
hiện đại, trong sạch và vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả.
b)
-

Các quan điểm đổi mới hệ thống chính trị
Đổi mới hệ thống chính trị để thực hiện tốt mục tiêu độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, củng cố khối đại đoàn kết tồn dân tộc, giữ vững ổn định
chính trị, nâng cao chất lượng phát triển bền vững của đất nước.
-

Đổi mới hệ thống chính trị trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống văn hoá, lịch sử của

dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
-

Đổi mới hệ thống chính trị trên cơ sở nâng cao năng lực lãnh đạo và

sức chiến đấu của Đảng, bản lĩnh cầm quyền của Đảng, bảo đảm Đảng vừa là
“hạt nhân” lãnh đạo, vừa là thành viên của hệ thống chính trị.
-

Đổi mới hệ thống chính trị bảo đảm Nhà nước là trụ cột của hệ thống

chính trị, tập trung xây dựng và thực hiện đúng chức năng của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, có bộ máy tinh
gọn, năng động, trong sạch và hiệu quả.
-

Đổi mới hệ thống chính trị bảo đảm Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị - xã hội thật sự là các tổ chức đại biểu cho tiếng nói, lợi ích, nguyện
vọng làm chủ của nhân dân và thực hiện chức năng phản biện, giám sát xã hội
đối với hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước, của cán bộ, đảng viên, cơng
chức; khắc phục tình trạng hành chính hố, nâng cao tính tự chủ của các tổ chức
này.
-

Đổi mới hệ thống chính trị gắn liền vối mục tiêu xây dựng, tăng

cường và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với Nhà nứớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền.


download by :


c)

Các nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị

(1)
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tồn bộ q trình đổi mới hệ
thống chính
trị
Quyết định chủ trương, đường lối, mục tiêu nhiệm vụ đổi mới hệ

-

thống chính trị.
Quyết định phương hướng và nội dung đổi mới đối với Nhà nước,

-

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
-

Bảo đảm sự phối kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống

chính trị.
-

Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột có thể nảy sinh trong q trình


sắp xếp lại tổ chức, xác định chức năng, quyền hạn của các tổ chức thành viên
liên quan đến lợi ích cục bộ của tổ chức và các nhóm.
-

Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và

sức chiến đấu của Đảng để thúc đẩy đổi mới xã hội.
(2) Nguyên tắc kế thừa và phát triển
-

Đổi mới hệ thống chính trị khơng phải là thay đổi hệ thống chính trị

này bằng hệ thống chính trị khác mà chính là tiếp tục hồn thiện hệ thống chính
trị hiện có, phát huy ưu điểm, thành tựu, khắc phục khuyết điểm trong tổ chức
và hoạt động.
-

Phải kế thừa các thành tựu, kinh nghiệm lịch sử trong tổ chức và hoạt

động của hệ thống chính trị từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay.
-

Phải tiếp thu tinh hoa, các giá trị truyền thống về nền chính trị mang

bản sắc dân tộc, tham khảo kinh nghiệm, bài học của văn minh chính trị nhân
loại.
-

Tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về hệ thống chính trị để khơng


ngừng hồn thiện hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
(3) Nguyên tắc bảo đảm ổn định chính trị
Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến hàng triệu con

download by :


người, đến vận mệnh của Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội. Vì vậy, trong quá trình đổi mới hệ thống
chính trị phải giữ vững ổn định chính trị, phải có kế hoạch, lộ trình, bước đi
vững chắc, tránh nóng vội, cực đoan, vơ ngun tắc. Phải đề phịng các thế lực
thù địch lợi dụng, kích động, gây rối. Đồng thời khơng vì ổn định chính trị mà
khơng dám đổi mới khi điều kiện đã chín mười.
(4)
-

Nguyên tắc đồng bộ và hệ thống

Trước hết phải đồng bộ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

Phải đổi mới đồng bộ cả hệ thống và từng thành tố của hệ thống chính

trị bao gồm: Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
-

Đổi mới từ nhận thức lý luận đến cơ cấu tổ chức, cơ chế quan hệ,

phương thức hoạt động đến đội ngũ cán bộ, công chức.
-


Đổi mới hệ thống chính trị được tiến hành ở mọi cấp, mọi ngành, mọi

lĩnh vực, từ cấp trung ương đến cấp địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở.
(5) Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào q
trình đổi mới hệ thống chính trị
Đổi mới hệ thống chính trị khơng phải xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi
tổ chức trong hệ thống chính trị mà xuất phát từ lợi ích chung của sự phát triển
đất nước, dân tộc và nhân dân. Do vậy, cũng như đổi mới kinh tế, đổi mới hệ
thống chính trị là sự nghiệp của tồn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự tham
gia tích cực và tự giác của các tầng lớp nhân dân vào quá trình đổi mới hệ thống
chính trị là điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với thành bại của quá trình đổi
mới hệ thống chính trị.
3. Những thành tựu của đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam trong
những năm đổi mới đất nước
a) Bước đầu hình thành tư duy lý luận về hệ thống chính trị theo
quan điểm đổi mới; xác lập cơ sở lý luận, định hướng tư tưởng cho những
giải pháp đổi mới hệ thống chính trịở Việt Nam trong điêu kiên phát triển

download by :


kinh tế thị trường, đẩy manh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế
Cho đến nay, nhận thức chung về hệ thống chính trị đã cơ bản được xác
lập. Nói tới hệ thống chính trị là nói tới hình thức tổ chức dân chủ để thực hiện
quyền lực của nhân dân. Hệ thống chính trị bao gồm Đảng Cộng sản cầm
quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội. Thực chất đây là chỉnh thể thống nhất gồm các công cụ,
phương thức để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị

theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Mọi quyền hành và lực lượng đều tập trung ở nơi
dân.
Hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ”, trong đó Đảng vừa là bộ phận của hệ thống chính
trị, vừa là “hạt nhân” lãnh đạo hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật. Coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đảng phải vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn,
ra sức nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, nâng cao trình độ
trí tuệ, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức. Đảng coi trọng việc phát huy
mạnh mẽ vai trị, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong
hệ thống chính trị.
Trong đổi mới tư duy về hệ thống chính trị, vấn đề đổi mới nhận thức về
Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Đảng khẳng định phải xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhà nước bảo đảm
quyền công dân, quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước
và công dân; thực hành dân chủ đồng thời tăng cưòng kỷ cương, kỷ luật. Quyền
lực nhà nước là thống nhất; có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ
quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tăng cưòng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quản lý xã hội bằng pháp luật,

download by :


đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.
Nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò của dân chủ và dân chủ hố tồn
bộ đời sống xã hội, của việc phải từng bước xác lập và phát triển nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa; từng bước làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa
và nhất ngun về chính trị; bảo đảm vai trị lãnh đạo duy nhất của Đảng; giữa

dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền; yêu cầu và tác động của
phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế tới việc phát huy dân chủ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, từ hệ thống tổ

b)

chức Đảng đến Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội đươc sắp xếp lại
Từng bước, có nhiều tiến hộ
-

Các cấp uỷ đảng đã có một bước đổi mới về nội dung và phương thức

lãnh đạo. Các ban đảng vừa tăng cường công tác xây dựng Đảng, vừa quan tâm
hơn tới chức năng nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Ban hành và triển khai thực hiện các quy định, quy chế hoạt động của các
cấp uỷ và tổ chức đảng từ trung ương đến cơ sở, qua đó cụ thể hố nguyên tắc
tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng.
Đã ban hành một loạt các quy chế phối hợp giữa các ban đảng với nhau,
giữa các ban đảng với các bộ, ngành của Nhà nước và với các tổ chức chính trị xã hội.
Đầu mối tổ chức các ban và cơ quan đảng đã được tinh giản so với thời
kỳ trước đổi mới.
-

Quốc hội có những đổi mới quan trọng về nội dung và phương thức

hoạt động, từ khâu bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức
và phương thức hoạt động; tăng cưòng bộ phận chuyên trách; làm tốt hơn chức
năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước. Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội hoạt động thường xuyên hơn, ngày

càng dân chủ hơn; tranh luận, thảo luận một cách thẳng thắn, thiết thực; mở
rộng chất vấn; tăng cường lắng nghe và tiếp xúc cử tri... Nhờ vậy, hiệu quả và

download by :


hiệu lực được nâng cao, được nhân dân quan tâm nhiều hơn.
Đã có phương hướng chiến lược lập pháp; ban hành Hiến pháp năm
1992, sửa đổi Hiến pháp vào năm 2001, ban hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật
quan trọng liên quan tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế; loại
bỏ hàng trăm quy định lỗi thời; cụ thể hoá và thể chế hoá nhiều quyền công
dân và quyền con người. Từ năm 1987 đến tháng 6-2005, Quốc hội đã ban
hành tăng gấp ba lần số bộ luật, luật so với thời kỳ trước đổi mới. Những văn
bản luật đó đã tạo khung khổ pháp lý để Nhà nước quản lý bằng pháp luật
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội, đối ngoại, quốc phịng, an
ninh. Sự phân cơng, phối hợp được thể hiện ngày càng rõ ở các luật về tổ
chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là đối với các cơ quan nhà nước ở Trung
ương.
-

Kiện toàn tổ chức, bộ máy Chính phủ và cơ quan chính quyền địa

phương theo hướng giảm đầu mối, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của
từng cơ quan, hạn chế sự chồng chéo giữa các cơ quan; tăng cường phân cấp,
đồng thời bảo đảm sự điều hành, quản lý tập trung, thống nhất của Chính
phủ. sắp xếp các cơ quan bộ và ngang bộ để hình thành các bộ quản lý nhà
nước theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; tách dần chức năng quản lý nhà nước
với quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phân biệt chức năng của

cơ quan hành chính cơng quyền với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ cơng cộng,
cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng, đã rà soát, bước đầu tổng hợp
thành bộ thủ tục hành chính thống nhất và cơng bố cơng khai. Thực hiện thí
điểm đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền địa phương (không tổ chức hội
đồng nhân dân quận, huyện, phường) để rút kinh nghiệm.
-

Các cơ quan tư pháp được kiện toàn và đổi mới về tổ chức và hoạt

động. Tổ chức bộ máy Toà án nhân dân tối cao và cấp tỉnh có một số điều
chỉnh; lập mới các toà án chuyên trách (như toà kinh tế, toà lao động, toà hành

download by :


chính). Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cáo có điều chỉnh theo
hướng tập trung thực hiện chức năng công tố và chức năng kiểm sát tư pháp,
giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp.
Đầu năm 2002 đã ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân. Tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện, nâng cao chất lượng
tranh tụng tại phiên tồ, đề cao vai trị của luật sư trong tố tụng.
Việc thực hiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình
trạng điều tra, truy tố, xét xử oan, sai hay bỏ lọt tội phạm. Chất lượng hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên. Đã ban hành Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
-

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có bước

đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, ngày càng phát huy được vai

trị của mình trong việc tập hợp, đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân
tham gia các phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất, xố đói, giảm nghèo, xây
dựng đời sống văn hố, tinh thần, giữ gìn trật tự trị an, tích cực góp phần xây
dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
-

Đã giải quyết tương đối tốt mối quan hệ giữa Đảng với các bộ phận

khác trong hệ thống chính trị. Tình trạng Đảng bao biện, làm thay Nhà nước đã
giảm dần ở nhiều cấp; mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ giữa Đảng, Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội được phát triển. Đã có nhiều chủ trương,
biện pháp phát huy vai trị tích cực, chủ động của nhân dân.
c) Ý thức dân chủ của công dân và của xã hội được nâng cao, những
bảo đảm dân chủ về quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm đã được luật
hố và thưc hiện từng bước có kết quả
Trong các lĩnh vực thực hiện dân chủ, dân chủ về kinh tế có những bước
tiến rõ nhất, nhất là chính sách kinh tế nhiều thành phần, quyền sản xuất - kinh
doanh, bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của kinh tế tư nhân; các quyền của người
sử dụng đất được mỏ rộng tạo động lực phát triển kinh tế, giải phóng sức sản
xuất...

download by :


Dân chủ về chính trị, về xã hội được đề cao. Quyền dân chủ trong bầu cử,
ứng cử, giám sát đại biểu được thực hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân
tham gia vào các công việc của Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định
chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước được mở rộng và thực chất hơn.
Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên. Đã ban
hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở

xã, phường, thị trấn.
Dân chủ trên lĩnh vực thống tin đại chúng được mở rộng. Thơng tin đa
dạng, nhiều chiều, có định hướng đã mang lại đời sống tinh thần phong phú
hơn. Quyền sáng tạo và thưởng thức những thành quả văn hoá được đáp ứng tốt
hơn. Đời sống văn hoá tinh thần ngày càng cỏi mở hơn.
4. Một số hạn chế, yếu kém và những vấn đề đặt ra
-

Còn một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương

thức tổ chức hoạt động giữa các cơ quan đảng, nhà nước với các tổ chức chính
trị - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Vẫn còn tình trạng lấn sân, bao biện, làm thay của tổ chức đảng, cấp uỷ
đối với cơ quan nhà nước, hoặc có mặt bng lỏng vai trị lãnh đạo. Tổ chức
thực hiện và kiểm tra vẫn là khâu yếu.
-

Cơ cấu tổ chức, bộ máy còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ còn

chồng chéo giữa tổ chức đảng và tổ chức nhà nước cả theo chiều ngang và
trong hệ thống dọc, nhiều tầng nấc bất hợp lý, kém hiệu quả.
+ Mơ hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội chưa đáp ứng tốt yêu cầu
của cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyền quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Hệ thống pháp luật còn
thiếu, chưa đồng bộ, nhanh bị thay đổi.
+ Bộ máy Chính phủ vẫn chưa thật sự tinh gọn và hiệu quả. Cải cách
hành chính chưa đạt u cầu đề ra; thủ tục hành chính cịn gây phiền hà cho tổ


download by :


chức và cơng dân. Số lượng biên chế phình ra. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước.
+

Hệ thống các cơ quan tư pháp chậm được đổi mối và còn nhiều bất

cập, một số trường hợp chưa thực sự độc lập trong việc thực hiện quyền tư
pháp. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ,
truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị huỷ,
bị cải sửa còn nhiều.
+

Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức chính trị - xã hội vẫn chưa thốt khỏi tình trạng hành chính hố,
phương thức hoạt động chậm được đổi mới nên hiệu quả còn thấp; một số cán
bộ đồn thể bị “viên chức hố”, chưa thật gắn với quần chúng. Chưa xây dựng
được quy chế và cơ chế giám sát xã hội, phản biện xã hội của Mặt trận và các
đồn thể đốì với các tổ chức đảng, nhà nước, các cán bộ, đảng viên.
-

Hệ thống chính trị hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao

của công cuộc đổi mới, chưa theo kịp những biến đổi của kinh tế - xã hội, chưa
tạo được đột phá để đổi mới và phát triển như đã từng có đột phá trong kinh tế.
Là hệ thống chính trị của dân nhưng cách thức tổ chức và cơ chế điều hành hoạt
động lại chưa phát huy được sức mạnh toàn dân trong xây dựng thể chế dân

chủ, đấu tranh đẩy lùi quan liêu, tham nhũng. Cơng tác phịng, chống tham
nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra.
Cho đến nay chưa xây dựng và áp dụng cơ chế giám sát thực hiện Hiến
pháp; chưa có Luật trưng cầu ý dân, Luật vể quyền được thống tin... và một số
luật khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Báo cáo
chính trị và Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Đại hội đã đề ra mục tiêu “xây

download by :


dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc” 2; khẳng định quan điểm “đổi mới chính trị phải đồng
bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hồn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ
trong Đảng và trong xã hội”3.
Để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị cần phải tiếp tục đổi
mới từ nhận thức, lý luận đến toàn bộ hệ thống và các bộ phận cấu thành hệ
thống ấy.
1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về hệ thống
chính trị
Cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu các vấn đề như mơ hình tổ chức và
phương thức hoạt động của hệ thống chính trị; vấn đề Đảng cầm quyền; xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phương thức lãnh đạo của Đảng
đối vối Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; vấn đề phát huy dân chủ

trong điều kiện một đảng cầm quyền, vấn đề cơ chế phân cơng, phối hợp và
kiểm sốt quyền lực Nhà nước; vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức,
phịng, chơng quan liêu, tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức,
lối sống, V.V..
2.

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh

đạo và sức chiến đấu của Đảng
-

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẩng định sự lãnh đạo đúng đắn của

Đảng là nhân tô" hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, phải
tiếp tục coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đảng phải vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức
nâng cao trình độ, trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh
đạo. Tăng cường dân chủ và kỷ luật trong Đảng. Giữ vững truyền thống đoàn
2 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
3toàn quốc lần thứXĨ, Sđd, tr.188, 99-100.

download by :


kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phệ bình và phệ bình. Đảng phải
thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, năng lực
quyêt định đường lơi chính trị của Đảng, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trị,
tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị.
-


Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực
tiễn Việt Nam. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên
định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi
mới vô nguyên tắc.
-

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận.

Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chông chủ nghĩa cá
nhân.
-

Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống

-

Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.

-

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ.

-

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

chính trị.


-

Tiếp tục đổi mối phương thức lãnh đạo của Đảng đối vối hoạt động

của hệ thống chính trị, nhất là đối với Nhà nước, khắc phục tình trạng bao biện,
làm thay Nhà nước.
3. Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
-

Nâng cao nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa: vấn đề phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực, bảo đảm quyền lực
khơng bị tha hố và bị lạm dụng.
-

Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; nâng cao

năng lực thực thi đường lối chính trị.
+ Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao

download by :


nhất. Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội. Tiếp tục phát huy dân chủ,
công khai, đối thoại trong thảo luận, tăng cưòng hoạt động chất vấn tại diễn đàn
Qc hội. Nghiên cứu xây dựng và hồn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước.
+


Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật,

trước hết là quy trình xây dựng luật, pháp lệnh.
+

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây

dựng nền hành chính thống nhất, thống suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu
lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý. Đẩy mạnh cải cách hành chính.
+

Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn

trọng và bảo vệ quyền con người. Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020.
+

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các
cấp. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức Hội đồng nhân dân
huyện, quận, phường và sớm có kết luận về vấn đề này.
-

Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực đáp ứng

u cầu trong tình hình mới.
- Tích


cực thực hành tiết kiệm, phịng ngừa và kiên quyết chơng tham

nhũng, lãng phí.
4. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Khắc phục tình trạng hành chính hố, nhà nước hố, phát huy vai trị
nịng cốt tập hợp, đồn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân; thực hành dân chủ, nâng cao năng lực giám sát và phản biện xã hội,
tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong
trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng
quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.

download by :


Đổi mới mơ hình tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân.
5. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm
chủ thống qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình
thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và hình thức tự quản ở cộng đồng cơ
sở. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chệ hoá bằng pháp
luật, được pháp luật bảo đảm. Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân,
phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Thực hiện tốt phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cán bộ phải gần dân, trọng dân,
nghe dân nói và nói dân nghe. Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Nghiêm trị những hành vi vi
phạm quyền làm chủ của nhân dân hoặc lợi dụng dân chủ đề làm mất an ninh,

trật tự, an toàn xã hội.

download by :



×