Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 137 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ YẾN

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU
TRÌNH
MUA HÀNG VÀ THANH TỐN TẠI CƠNG TY
CỎ PHẦN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ YẾN

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH
MUA HÀNG VÀ THANH TỐN TẠI CƠNG TY
CỎ PHẦN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 8.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THANH THỦY



HÀ NỘI - 2020


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là đề tai nghiên cứu do tôi thực hiện, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tơi nghiên cứu và mang tính trung
thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yến


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở học viện, kết hợp với
kinh nghiệm trong q trình thực tiễn cơng tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới q thầy giáo, cơ giáo Học viện Ngân
hàng đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tơi. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Thanh Thủy là người trực tiếp hướng dẫn khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến Công ty Cổ phần dịch vụ Giao hàng
nhanh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn cũng như
trong công tác.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân ln bên cạnh động
viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.

Hà Nội , ngày tháng năm 2020

Nguyễn Thị Yến


iii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA
HÀNG VÀ THANH TỐN
1.1.

7

Error! Bookmark not defined.

1.1.1.

Error! Bookmark not defined.

1.1.2.

Error! Bookmark not defined.

1.1.3.


Error! Bookmark not defined.

1.1.4.

Error! Bookmark not defined.

1.2.

Error! Bookmark not defined.

1.2.1.

Error! Bookmark not defined.

1.2.2.

Error! Bookmark not defined.

1.2.3.

Error! Bookmark not defined.

Ket luận chương 1

41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA
HÀNG VÀ THANH TỐN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIAO
HÀNG NHANH


42

2.1 Error! Bookmark not defined.
2.1.1.

Error! Bookmark not defined.

2.1.2.

Error! Bookmark not defined.

2.1.3.

Error! Bookmark not defined.

2.2.

Error! Bookmark not defined.

2.2.1.

Error! Bookmark not defined.

2.2.2.

Error! Bookmark not defined.

2.3.

Error! Bookmark not defined.


2.3.1. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH
MUA HÀNG VÀ THANH TỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIAO
HÀNG NHANH

91


ιv
v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
3.1 Error! Bookmark not defined.
TẮT

3.2 Error! Bookmark not defined.
3.2.1.

Error! Bookmark not defined.

3.2.2.

Error! Bookmark not defined.

3.3 Error! Bookmark not defined.
3.3.1

Error!Bookmark not


defined.

3.3.2

Error!Bookmark not

defined.

3.3.3

Error!Bookmark not

defined.

3.3.4

Error!Bookmark not

defined.

3.3.5

Error!Bookmark not

defined.

3.4 Error! Bookmark not defined.
3.4.1


Error!Bookmark not

defined.

3.4.2

Error!Bookmark not

defined.

3.4.3

Error!Bookmark not

defined.

Ket luận chương 3

116

KẾT LUẬN

117

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Nghĩa tiếng việt


BCTC

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính

CEO

Chief Executive Officer

Tổng giám đốc

COSO

The Committee of Sponsoring

Ủy ban Chống gian lận khi lập

Organizations of the Treadway

Báo

Commission

cáo tài chính thuộc Hội đồng

CSDL

Cơ sở dữ liệu


quốcsở dữ liệu


DN

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp

GHN

Công ty cổ phần dịch vụ Giao

Công ty cổ phần dịch vụ Giao

hàng

hàng nhanh

HRM

nhanh
Human Resource Management

KPI

Key Performance Indicator

Hệ thống quản trị nguồn nhân
lực

Chỉ số đánh giá thực hiện cơng
việc

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

Kiểm soát nội bộ

KTNB

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ

NCC

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp


MCS

Mail control system

Hệ thống thư nội bộ

POSM


Poin Of Sales Material

Các vật dụng thiêt kê tại điểm
bán



vi

DANH MỤC HÌNH, BẢNG

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu tổ chức tại Cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao HàngNhanh45
Hình 2.2:

Sơ đồ mạng lưới hoạt động của Công ty

cổ phầndịchvụ Giao

Hàng
Nhanh 48
Hình 2.3: Quy trình đào tạo nội bộ của GHN

57

Hình 2.4:Quy trình đào tạo bên ngồi của GHN

57

Bảng 2.1: Thẩm quyền phê duyệt Hợp đồng tại Công ty cổ phần dịch vụ Giao hàng
nhanh


51

Bảng 2.2: Quy trình ký kết hợp đồng tại Công ty cổ phần dịch vụ Giao Hàng
Nhanh........53
Bảng 2.3: Thẩm quyền phê duyệt đề nghị mua hàng tại Công ty cổ phần dịch vụ
giao hàng nhanh

64

Bảng 2.4: Cấu trúc tài khoản

71

Bảng 3.1: Chỉ số đánh giá KPIcủa nhân viên mua hàng

95

Bảng 3.2: Báo cáo thử việc

97

Bảng 3.3: Phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việcsau thử việc

98

Bảng 3.4: Báo cáo đánh giá rủi ro

101


Bảng 3.5: Phiếu yêu cầu mua hàng

102

Bảng 3.6: Báo cáo đánh giá nhà cung cấp

104

Bảng 3.7: Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

105

Bảng 3.8: Báo cáo công nợ theo thời hạn và tuổi nợ

108

Bảng 3.9: Thời hạn thanh toán kể từ ngày kế toán nhận đủ chứng từ

109

Bảng 3.10: Báo cáo đánh giá phần mềm, hệ thống

111

Bảng 3.11: Báo cáo chi tiền hàng ngày

112

Bảng 3.12: Báo cáo kết quả thực hiện công việc trong tuần


113

Bảng 3.13: Báo cáo tình hình thực hiện mua hàng

114


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Nen kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập, địi
hỏi các cơng ty phải có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ để đảm bảo sự phát triển bền
vững. Vì vậy việc quản trị tốt và kiểm soát rủi ro trở thành nền tảng cho sự phát
triển lâu dài và ổn định của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
khốc liệt và gay gắt, để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp cần xây dựng và
hồn thiện Kiểm sốt nội bộ (KSNB) hiệu lực hiệu quả nhằm giảm nguy cơ rủi ro
tiềm ẩn trong kinh doanh, bảo vệ tài sản khỏi thất thốt, lãng phí, đảm bảo số liệu
kế tốn và báo cáo tài chính, đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy định của
công ty, pháp luật.
Hơn nữa trong tình hình kinh tế hiện nay, để thu hút vốn đầu tư, các doanh
nghiệp không chỉ dựa vào kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính đã được kiểm
tốn mà chính bản thân doanh nghiệp cần kiểm sốt được hoạt động của mình để có
thể sử dụng đồng vốn hiệu quả. Việc hoàn thiện KSNB hiệu lực, hiệu quả có thể
bảo vệ được quyền lợi của các nhà đầu tư, cổ đơng, gây dựng lịng tin đối với họ.
Đặc biệt cuối năm 2015 với sự thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC),
khu vực ASEAN nổi lên là một trong những thị trường thương mại điện tử hứa hẹn
nhất trên thế giới. Sự phát triển của Thương mại điện tử kéo theo sự ra đời của một
loạt các doanh nghiệp dịch vụ logistic và quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt trong
ngành logistic, vận chuyển được coi là xương sống của thương mại điện tử. Sau khi

các giao dịch mua bán trên thị trường thương mại điện tử hoàn tất, hàng hóa cần
được vận chuyển từ người bán đến người mua. Đây là lúc phải sử dụng đến dịch vụ
logistics để đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng người mua với thời gian nhanh
nhất và chi phí thấp nhất. Ngoài các doanh nghiệp vận tải truyền thống như Viettel
Post, VNPost hay nhóm tự vận chuyển như Tiki Express Delivery, Lazada Express,
phải kể đến nhóm các doanh nghiệp cơng nghệ như Ninja Van, Lalamove, Giao
hàng nhanh, Giaohangtietkiem... Tiêu biểu Công ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng
Nhanh là công ty về vận tải với ngành nghề chính là cung cấp dịch vụ chuyển phát


2

nhanh, lọt top 3 đơn vị giao nhận tại Việt Nam, trong lĩnh vực thương mại điện tử
với lượng đơn hàng, nhân viên lớn, mạng lưới kho bãi, bưu cục, điểm giao dịch tên
63 tỉnh thành Việt Nam. Với quy mô lớn, rộng khắp, ứng dụng công nghệ vào việc
vận chuyển hàng hóa thì việc phải thiết lập KSNB hồn thiện, đủ mạnh để hỗ trợ
công tác quản lý là một tất yếu khách quan đối với công ty. Trong đó, KSNB chu
trình mua hàng và thanh tốn là nhiệm vụ quan trọng của KSNB doanh nghiệp.
Hiện tại, công ty đã thiết lập các thủ tục KSNB chu trình mua hàng và thanh toán
nhưng chưa thật sự hữu hiệu.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn lựa đề tài:
“Hồn thiện kiểm sốt nội bộ chu trình mua hàng và thanh tốn tại cơng ty Cổ phần
dịch vụ Giao Hàng Nhanh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng đối với hoạt
động của các doanh nghiệp tại Việt Nam của KSNB nói chung và KSNB chu trình
mua hàng và thanh tốn nói riêng, đến nay đã có nhiều đề tài về vấn đề này. Các đề
tài đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của KSNB cũng như KSNB chu trình
mua hàng và thanh tốn trong các doanh nghiệp. Một số đề tài tiêu biểu có thể kể
đến là:

Trần Huy Quang (2019): “Kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Đông Đô”. Bằng phương pháp phỏng
vấn, quan sát, thống kê mơ tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp kết hợp với
phân tích cơ sở lý luận về KSNB để đánh giá cụ thể về thực trạng KSNB tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Đơng Đơ. Từ đó đưa ra các giải pháp
hồn thiện.
Bùi Thị Tĩnh (2018): “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ trong các doanh nghiệp
sản xuất giấy Việt Nam”. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng KSNB hướng đến
quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp (DN) sản xuất giấy Việt Nam, từ đó đề xuất
các giải pháp hồn thiện KSNB hướng đến quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động cho các DN sản xuất giấy Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các DN sản


3

xuất giấy Việt Nam có cơng suất 10.000 tấn/năm.
Nguyễn Thị Hạnh (2016): “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ về hoạt
động kinh doanh dịch vụ tại bệnh viện Nhi Đồng 1”. Bằng phương pháp tổng
hợp, phân tích kết quả khảo sát tác giả đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại của hệ
thống KSNB tại bệnh viện Nhi đồng 1 và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB đối hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bệnh viện Nhi đồng 1.
Nguyễn Văn Cường (2015): “Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ chu trình
mua hàng và thanh tốn tại Cơng ty cổ phần thương mại và đầu tư Thăng Long”.
Bằng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, mô tả phương thức thực chứng để đối
chiếu, đánh giá vấn đề, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng KSNB chu
trình mua hàng và thanh tốn tại nhà máy sơn tĩnh điện của Công ty cổ phần thương
mại và đầu tư Thăng Long từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện chúng.
Phạm Vũ Thúy Hằng (2015): “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ
trong cơng tác kiểm tra tại chi cục thuế quận 9”. Tác giả đã phân tích thực
trạng các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB trong việc kiểm tra thuế, đề xuất các

giải pháp theo các yếu tố cấu thành KSNB theo INTOSAI 1992 và vận dụng cho
phù hợp vào ngành thuế.
Trương Thị Hồi (2015) “Hồn thiện hệ thống KSNB tại cơng ty cổ phần
nhựa bao bì - Vinh” Tác giả đã nghiên cứu, phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống
KSNB tại cơng ty từ đó đánh giá, đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện từng yếu tố
đó.
Nguyễn Thanh Trang (2015), “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong
các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” Tác giả đặc biệt đi
sâu điều tra, khảo sát và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ
thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay đến hệ thống KSNB và thực trạng của hệ thống
KSNB hiện nay tại các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Từ đó
đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh
nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam.
Tóm lại, có thể thấy hồn thiện KSNB là một đề tài được nhiều đối tượng lựa


4

chọn nghiên cứu cho đến nay, các đề tài tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của
KSNB đến các khía cạnh khác nhau, các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó
thương mại điện tử và logistic cũng là ngành nghề hot và đáng quan tâm, tuy nhiên,
chưa có đề tài nào nghiên cứu về KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn tại các
cơng ty logistic trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. Do đó, việc tác giả
chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện KSNB chu trình mua hàng và thanh
tốn tại cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh” nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu cấp thiết trong thực tế tại đơn vị.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hồn thiện KSNB chu trình mua hàng
và thanh tốn tại công ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu

cụ thể sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa kiến thức tổng quan về KSNB và KSNB chu trình
mua hàng và thanh toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá thực trạng về KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn tại
cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh, qua đó chỉ ra những hạn chế trong
KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn tại chính đơn vị nghiên cứu.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp, kiến nghị mang tính khả thi nhằm hồn thiện
KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn tại cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng
Nhanh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này được thực hiện nhằm
trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn tại doanh nghiệp được tổ
chức và thực hiện như thế nào?
Thứ hai, điểm mạnh và hạn chế trong KSNB chu trình mua hàng và thanh
tốn tại cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh, nguyên nhân tồn tại những hạn
chế đó là gì?
Thứ ba, giải pháp nào nhằm hồn thiện KSNB chu trình mua hàng và thanh


5

tốn tại cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn
tại cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh. Tác giả nghiên cứu lý luận chung về
KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn tại doanh nghiệp, từ đó đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp hồn thiện KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn tại cơng ty
Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh.

5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là:
+ Không gian: công ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh
+ Thời gian: dữ liệu thu thập năm 2015 đến năm 2019
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Tác giả sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu các sự vật hiện tượng có
mối quan hệ biện chứng với nhau qua đó khái quát thành lý luận chung.
Phương pháp cụ thể: Tác giả sử dụng các phương pháp để thu thập dữ liệu
như sau:
+ Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu này được thu thập từ các cơng trình nghiên cứu,
bài báo, hội thảo, tài liệu giáo trình có liên quan đến KSNB, các văn bản pháp quy,
quy định của Nhà nước, các quy định, quy chế, nội quy, chính sách liên quan đến
KSNB.
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập qua điều tra, trao đổi với Ban lãnh
đạo, nhân viên phòng kiểm sốt nội bộ, phịng kế tốn ... tại cơng ty. Tác giả tập
trung vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến 5 thành phần của KSNB
gồm: Mơi trường kiểm sốt; quy trình đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin và trao đổi
thông tin; hoạt động kiểm soát và giám sát kiểm soát.
Từ các dữ liệu thu thập được, tác giả xử lý thông tin về KSNB chu trình mua
hàng và thanh tốn tại cơng ty bằng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu..


6

Cuối cùng, bằng các phương pháp diễn giải, quy nạp, thống kê... tác giả tổng
hợp kết quả khảo sát và đưa ra các ý kiến đánh giá, qua đó đề xuất các giải pháp
hồn thiện phù hợp.
6. Đóng góp của luận văn

Kết quả của luận văn đã đề xuất các giải pháp hồn thiện cụ thể KSNB chu
trình mua hàng và thanh toán theo từng yếu tố cấu thành. Những giải pháp này được
đưa ra trên cơ sở phân tích, đánh giá cụ thể, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực
tế, có tính khả thi và giá trị ứng dụng lâu dài. Do đó kết quả nghiên cứu là tài liệu
tham khảo cho các công ty đặc biệt là các công ty về logistic khi nghiên cứu về
KSNB nói chung hay KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn nói riêng.
Kết quả của luận văn chỉ ra các điểm mạnh, các vấn đề cịn tồn tại từ đó chỉ
ra phương hướng giải quyết các tồn tại đó trong KSNB chu trình mua hàng và thanh
tốn của cơng ty. Nó sẽ góp phần khơng nhỏ để cơng ty cổ phần dịch vụ Giao hàng
nhanh có thể hồn thiện KSNB chu trình mua hàng và thanh tốn của mình.
7. Ket cấu luận văn
Luận văn được thực hiện theo 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh
tốn
Chương 2: Thực trạng kiểm sốt nội bộ chu trình mua hàng và thanh tốn tại
cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh
Chương 3: Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ chu trình mua hàng và
thanh tốn tại cơng ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH
MUA HÀNG VÀ THANH TỐN
1.1.

Khái qt về kiểm sốt nội bộ

1.1.1.


Khái niệm, mục tiêu của kiểm soát nội bộ

1.1.1.1.

Khái niệm Kiểm soát nội bộ

Đã từ lâu, KSNB là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm. Trong thời
kỳ sơ khai, KSNB xuất phát ban đầu từ sự quan tâm của kiểm toán độc lập. Một
trong những khái niệm đầu tiên về KSNB được Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ đưa ra
vào năm 1929 chỉ ra rằng: “KSNB là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác
đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, đây là một cơ sở phục vụ cho việc
lấy mẫu thử nghiệm của kiểm tốn viên.” Từ đó đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu, chuẩn mực quốc tết ban hành về KSNB trong mối liên hệ với KTNB và quản
trị doanh nghiệp, khái niệm của KSNB theo đõ cũng không ngừng được mở rộng.
Tuy nhiên trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm về KSNB chỉ dừng lại như
một phương tiện phục vụ kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC.
Trong giai đoạn từ năm 1970 đến 1980, nền kinh tế Hoa kỳ phát triển mạnh
mẽ, kéo theo đó là các vụ gian lận tai tiếng khơng ngừng gia tăng, gây thiệt hại nặng
nề đến nền kinh tế. Năm 1985 COSO (The Committee of Sponsoring Organizations
of the Treadway Commission - Ủy ban Chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính
thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ) ra đời, kèm theo đó là Báo cáo COSO 1992 - tài
liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về KSNB.
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập ngày nay, với sự tăng trưởng kinh tế ngày
càng cao, áp lực suy thối và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh
nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Quản trị rủi ro và KSNB, COSO cho ra
đời bản cập nhật mới Báo cáo COSO 2013. Theo đó, KSNB là q trình do người
quản lý, hội đồng quản trị (HĐQT) và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được
thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo
sự tin cậy của báo cáo tài chính (BCTC); Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật



8

pháp; Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “Kiểm sốt nội bộ: Là quy
trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực
hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn
vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất
hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.” [Chuẩn mực Kiểm tốn
Việt Nam số 315, Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06
tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính].
Theo Luật kế tốn năm 2015: “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức
thực hiện trong nội bộ đơn vị kế tốn các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội
bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý
kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.” [Điều 9, Luật kế tốn số 88/2015/QH13].
Có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB do u cầu và góc nhìn nhận khác
nhau. Tuy nhiên có thể thấy các khái niệm đều tập trung đề cập đến các điểm sau:
Một là, KSNB là một quá trình: Mọi hoạt động của đơn vị đều được thực
hiện thơng qua q trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu
của đơn vị, mỗi hoạt động này đều cần được kiểm soát. KNSB khơng chỉ là một thủ
tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận
hành liên tục ở mọi cấp độ, ở mọi hoạt động của đơn vị.
Hai là, KSNB bị chi phối bởi con người: KSNB được thiết kế và vận hành
bởi con người, bao gồm nhà quản lý và nhân viên trong đơn vị đó. Suy nghĩ và hành
động của các thành viên trong đơn vị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến KSNB. Một KNSB
chỉ hữu hiệu khi từng thành viên trong đơn vị hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn
của mình. Từng thành viên cần hiểu rõ mối liên kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ, trách
nhiệm của bản thân với nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên khác trong đơn
vị, thiết lập lên cơ chế kiểm soát và vận hành chúng, nhằm thực hiện và hướng tới

các mục tiêu của đơn vị.
Ba là, KSNB cung cấp sự đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ có thể cung cấp sự
đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị chứ không
thể mang đến sự đảm bảo tuyệt đối. KSNB có thể phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa


9

các rủi ro có thể xảy ra nhưng khơng thể đảm bảo chắc chắn tuyệt đối khơng xảy ra
sai phạm.
Có thể thấy KSNB là một phần của quản trị doanh nghiệp, là sự tích hợp
những hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy, chính sách và nỗ lực
của mọi thành viên trong tổ chức giúp kiểm soát mọi hoạt động đang diễn ra trong
doanh nghiệp, ngăn ngừa và xử lý các rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo cho doanh
nghiệp hoạt động theo đúng phương hướng, chiến lược đã đề ra, đạt hiệu quả, hiệu
suất hoạt động cao nhất với mức rủi ro thấp nhất trong phạm vi có thể chấp nhận
được.
1.1.1.2.

Mục tiêu của kiểm sốt nội bộ

KSNB là việc thiết lập cơ chế giám sát mà ở đó doanh nghiệp khơng quản lý
bằng lịng tin, mà bằng những quy định bằng văn bản nhằm: giảm bớt nguy cơ rủi
ro tiềm ẩn trong kinh doanh; bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian
lận, lừa gạt, trộm cắp...; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo
tài chính; đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy
định của luật pháp; đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt
ra; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đơng và gây dựng lịng tin đối với họ.
Kiểm soát nội bộ được thiết kế, thực hiện và duy trì nhằm giải quyết các rủi
ro kinh doanh đã được xác định, gây ra nguy cơ đơn vị không đạt được một trong

các mục tiêu liên quan đến:
Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhấn mạnh đến hiệu quả, hiệu suất hoạt động
của việc sử dụng các nguồn lực. Đảm bảo sự phối hợp, làm việc của toàn bộ nhân
viên để đạt được mục tiêu của đơn vị với hiệu suất cao, tránh được các chi phí
khơng đáng có phát sinh;
Nhóm mục tiêu về báo cáo: Nhấn mạnh đến độ tin cậy của quy trình lập và
trình bày BCTC, phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho cả bên trong lẫn bên ngồi;
Nhóm mục tiêu về tn thủ: Nhấn mạnh đến việc tuân thủ các quy định hiện
hành của pháp luật và các quy định, các chính sách, quy trình nghiệp vụ, chuẩn
mực, giá trị cốt lõi của đơn vị.


10

Một KSNB hữu hiệu được mong đợi cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được
các mục tiêu nêu trên. Tuy nhiên không thể yêu cầu các mục tiêu được thực hiện
một cách tuyệt đối mà KSNB chỉ có thể đảm bảo hợp lý việc thực hiện các mục
tiêu. Điều này xuất phát từ những rủi ro tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận
hành KSNB, sự đánh đổi lợi ích-chi phí, chi phí kiểm sốt khơng được vượt q lợi
ích mong đợi từ q trình kiểm sốt dẫn đến việc không thực hiện được mục tiêu.
1.1.2.

Các bộ phận cấu thành kiểm sốt nội bộ

1.1.2.1. Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm soát bao gồm các chức năng quản trị và quản lý, các quan
điểm, nhận thức, hành động cuả Ban quản trị và Ban giám đốc liên quan đến KSNB.
Mơi trường kiểm sốt được thể hiện thơng qua các quy định, quy trình, cơ cấu tổ
chức, tác động trực tiếp đến ý thức của từng thành viên trong nội bộ đơn vị giúp
mỗi thành viên nhận thức được tầm quan trọng của KSNB. Mơi trường kiểm sốt là

nền tảng cho mọi bộ phận khác của KSNB.
Mơi trường kiểm sốt bao gồm cả các nhân tố bên trong và nhân tố bên
ngồi. Các nhân tố của mơi trường kiểm sốt thể hiện thái độ, quan điểm, nhận thức
của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài khơng chịu sự kiểm
sốt của các nhà quản lý doanh nghiệp tuy nhiên lại ảnh hưởng đến quan điểm, thái
độ, phong cách kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến việc thiết kế và
vận hành các thủ tục kiểm sốt. Các nhân tố bên ngồi bao gồm sự kiểm soát của
các cơ quan chức năng, các yếu tố pháp lý, sự cạnh tranh của thị trường, nhà đầu tư,
chủ nợ, chính sách kinh te... Tuy nhiên tác động trực tiếp và có ảnh hưởng mạnh
mẽ phải kể đến là các nhân tố bên trong bao gồm:
Thứ nhất là truyền đạt thơng tin và u cầu thực thi tính chính trực và các giá
trị đạo đức. Đây là những yếu tố then chốt tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc
thiết kế, vận hành và giám sát các kiểm sốt. Tính chính trực và hành vi đạo đức là
sản phẩm của chuẩn mực về hành vi và đạo đức của đơn vị cũng như việc truyền đạt
và thực thi các chuẩn mực này trong thực tế. Nếu một doanh nghiệp có đội ngũ lãnh
đạo, đội ngũ cơng nhân viên trình độ chun mơn cao, chính trực, đạo đức tốt và


11

đồn kết gắn bó với nhau thì dù cho các thủ tục kiểm sốt cụ thể lỏng lẻo, khơng
chặt chẽ thì các gian lận, sai sót cũng ít có cơ hội xảy ra. Ngược lại, nếu đội ngũ
lãnh đạo, đội ngũ cơng nhân viên của doanh nghiệp trình độ yếu kém, phẩm chất
đạo đức khơng tốt, đố kỵ nhau thì dù các thủ tục kiểm sốt có chặt chẽ thì các sai
sót, gian lận vẫn sẽ xảy ra. Doanh nghiệp cần thiết lập bộ quy tắc ứng xử, sổ tay
nhân viên... nhằm truyền đạt các nguyên tắc, giá trị đạo đức mà doanh nghiệp
hướng đến và truyền đạt thông tin đến từng nhân viên, từng bộ phận. Các quy định
cần được áp dụng cho nhân viên ở tất cả các cấp độ, đặc biệt là nhà quản lý, cấp
lãnh đạo. Bản thân các nhà quản lý doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ chặt chẽ các
quy định về tính chính trực, giá trị đạo đức sẽ làm gương cho người lao động và

nhân viên tự giác hành động phù hợp với giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới.
Vì vậy không chỉ đội ngũ công nhân viên mà các nhà quản lý cũng cần đảm bảo
tính chính trực, đạo đức nghề nghiệp, tạo tiền đề cho một doanh nghiệp phát triển
bền vững.
Thứ hai, là cam kết về năng lực. Yếu tố con người ln đóng vai trị quan
trọng trong mọi q trình quản lý của doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến việc
thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm sốt của đơn vị. Vì vậy Ban giám đốc cần có
cái nhìn, sự cân nhắc kỹ lưỡng về các mức độ năng lực cần đáp ứng cho mỗi nhiệm
vụ cụ thể, các kỹ năng và kiến thức cần thiết tương ứng từ đó phân chia cơng việc
phù hợp với từng người trong đội ngũ công nhân viên của mình thơng qua bản mơ
tả cơng việc quy định rõ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ
chun mơn cho từng vị trí trong tổ chức.
Thứ ba, sự tham gia của Ban quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về
kiểm soát của đơn vị. Ban quản trị cần độc lập với Ban giám đốc đơn vị, Ban kiểm
sốt. Tính tích cực và độc lập của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban
kiểm sốt là điều kiện cần để duy trì mơi trường kiểm soát mạnh. Các thành viên
trong Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên không tham gia điều hành doanh
nghiệp tuy nhiên mỗi cá nhân cần phải có có kinh nghiệm, vị thế, am hiểu về lĩnh
vực chuyên môn để tham gia vào việc giám sát sự tuân thủ pháp luật của doanh


12

nghiệp, giám sát q trình thu nhận, xử lý thơng tin và lập BCTC; kiểm tra, giám sát
công việc của kiểm tốn viên nội bộ; dung hồ những bất đồng giữa doanh nghiệp
với kiểm toán viên. Ban quản trị cần theo sát việc xử lý của Ban Giám đốc, và cách
làm việc của Ban Giám đốc với kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đảm bảo
doanh nghiệp hoạt động đúng chiến lược, mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó Ban quản
trị cũng cần thường xuyên đánh giá lại các chính sách, thủ tục giúp KSNB được
thực thi một cách hiệu quả trong doanh nghiệp.

Thứ tư, quan điểm nhận thức của người quản lý, triết lý và phong cách điều
hành của Ban Giám đốc. Nhà quản lý là người ra quyết định, điều hành mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Vì vậy nhận thức, quan điểm, thái độ, phong các điều hành
của nhà quản lý là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng KSNB
hữu hiệu.
Triết lý, phong cách điều hành của Ban giám đốc thể hiện ở cách tiếp cận đối
với việc quản lý và chấp nhận rủi ro. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
luôn tồn tại các rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát và rủi ro từ sự thay đổi. Thái độ ứng
xử với rủi ro, chấp nhận hay không chấp nhận tham gia vào các sự kiện kinh tế chứa
đựng các rủi ro đó thể hiện quan điểm của các nhà quản lý. Có các nhà quản lý họ
hài lòng với kết quả hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận
cao, có những nhà quản lý lại thận trọng hơn với rủi ro trong kinh doanh. Sự khác
biệt trong cách tiếp cận quản lý, chấp nhận rủi ro tác động trực tiếp đến các bộ phận
cấu thành khác của KSNB và việc thực hiện mục tiêu của đơn vị.
Triết lý, phong các điều hành của Ban giám đốc còn thể hiện ở quan điểm và
hành động đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính, việc lựa chọn ước tính kế
tốn, phương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán. Nếu nhà quản lý có quan điểm kinh
doanh lành mạnh, vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, họ sẽ coi trọng hơn tính
trung thực, hợp lý của BCTC đồng thời có các biện pháp giảm thiếu rủi ro kinh
doanh. Ngược lại, nếu nhà quản lý có tư tưởng gian lận, khơng lành mạnh thì BCTC
sẽ có nhiều sai phạm, thiết kế KSNB nghèo nàn, lỏng lẻo, yếu kém.
Ngoài ra, triết lý, phong cách điều hành của Ban giám đốc còn được phản


13

ánh qua quan điểm của họ đối với việc thực thi ngun tắc , thủ tục kiểm sốt trong
q trình xử lý thơng tin, kế tốn và nhân sự.
Thứ năm, cơ cấu tổ chức một cách khn khổ. Theo đó các hoạt động của
đơn vị được lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và soát xét nhằm đạt được mục tiêu.

Một cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh được hệ
thống xuyên suốt từ trên xuống dưới, từ việc lên kế hoạch, ban hành các quy định,
quy chế, thực hiện việc triển khai đến giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế
đó. Cơ cấu tổ chức thực chất là việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá
nhân trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ hợp tác, phối hợp, kiểm
sốt, chia sẻ thơng tin, giúp mỗi cá nhân, bộ phận phát huy được năng lực, sở
trường, sự nhiệt huyết của mình để đạt mục tiêu đã đề ra.
Thứ sáu là sự phân công quyền hạn và trách nhiệm. Cách thức phân công
quyền hạn và trách nhiệm đối với các hoạt động được xem là phần mở rộng của cơ
cấu tổ chức. Nó cụ thể hóa quyền hạn trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận trong
nội bộ doanh nghiệp, giúp họ hiểu được nhiệm vụ cụ thể của mình và từng hành
động của họ sẽ ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp và việc thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp tránh việc bỏ sót kiểm sốt đối với bất cứ bộ phận nào cũng như tránh
việc kiểm sốt chồng chéo. Do đó mỗi doanh nghiệp cần thể chế hóa việc phân chia
quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận, mối quan hệ giữa cá cá nhân
bộ phận bằng các văn bản quy định, quy chế, nội quy doanh nghiệp. Tùy vào đặc
điểm của mỗi doanh nghiệp, nhà quản lý tiến hành phân chia quyền hạn, trách
nhiệm, sử dụng các quy trình, cơng nghệ thích hợp để phân cơng cho các cấp độ
quản lý khác nhau trong doanh nghiệp.
Thứ bảy, các chính sách và thông lệ về nhân sự. Nguồn nhân lực là yếu tố
then chốt trong kiểm soát nội bộ. Nếu nhân viên có năng lực và trung thực thì cho
dù thiếu vắng các thủ tục kiểm soát quan trọng, báo cáo tài chính được lập ra vẫn
đảm bảo độ tin cậy. Ngược lại, nếu nhân viên khơng có đủ các kỹ năng và kiến thức
cần thiết, luôn muốn thực hiện các hành vi gian lận thì các hoạt động kiểm sốt cần
được tăng cường để ngăn ngừa các gian lận và sai sót có thể. Tuy nhiên, kể cả


14

trường hợp nhân viên trung thực và có năng lực, kiểm sốt nội bộ vẫn có thể có

nhiều hạn chế do nhân viên khơng hài lịng về chính sách nhân sự. Chính sách nhân
sự là các chính sách và thơng lệ liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, định
hướng, đào tạo, đánh giá, hướng dẫn, sa thải, thăng tiến nhân viên, lương, khen
thưởng, kỷ luật và các biện pháp khắc phục sai sót. Chính sách nhân sự và việc áp
dụng chúng vào thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, trong đó có người
làm cơng tác kiểm sốt. Vì vậy nó ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các thủ tục kiểm
soát được thiết kế và vận hành, tác động đến các nhân tố khác trong môi trường
kiểm soát như việc đảm bảo về năng lực, sự trung thực và các giá trị đạo đức..., từ
đó làm ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm sốt. Các chính sách nhân
sự được quy định thơng qua các quy định, thủ tục trong quá trình thu hút, đào tạo,
đánh giá, duy trì nguồn nhân lực.
Mơi trường kiểm sốt khơng trực tiếp ngăn ngừa, phát hiện hay sửa chữa các
sai sót, gian lận trọng yếu. Một mơi trường kiểm sốt tốt chưa chắc KSNB cũng tốt.
Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến hiệu quả của các thủ tục kiểm sốt, chi phối đến các
bộ phận khác của KSNB. Mơi trường kiểm soát tốt là nền tảng cho hoạt động của
KSNB hữu hiệu.
1.1.2.2.

Quy trình đánh giá rủi ro

Khơng phụ thuộc vào tính chất, loại hình hoạt động, đặc điểm kinh doanh
của bất kỳ doanh nghiệp nào, trong quá trình hoạt động kinh doanh ln tồn tại các
rủi ro rình rập, được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, tác động làm giảm
khả năng thực hiện mục tiêu của đơn vị. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải ý thức được
với việc nhận diện rủi ro và đối phó rủi ro mà đơn vị mình có thể gặp phải. ủi ro
được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra có thể tác động tiêu cực đến việc
đạt được mục tiêu. ủi ro được tạo ra từ các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
đơn vị, ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Quy trình đánh giá rủi ro là các hoạt động xác định mục tiêu, nhận diện, đánh
giá các rủi ro kinh doanh, từ đó quyết định các hành động thích hợp nhằm đối phó

với các rủi ro đó.


15

COSO (1992) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu là điều
kiện tiên quyết trong quá trình đánh giá rủi ro. Vì vậy nhà quản trị cần thiết lập mục
tiêu trước khi nhận diện các rủi ro làm giảm khả năng thực hiện mục tiêu đó. Việc
thiết lập mục tiêu được thực hiện ở tất cả các cấp của doanh nghiệp nhằm thực hiện
mục tiêu chung của đơn vị. Hầu hết các doanh nghiệp đều thiết lập mục tiêu, kế
hoạch, định hướng phát triển khác nhau tại mỗi thời điểm. Mặc dù mục tiêu của đơn
vị luôn biến đổi theo các mốc thời gian tuy nhiên chúng đều hướng đến các mục
tiêu chiến lược của doanh nghiệp với các quy trình đánh giá rủi ro cụ thể:


Các mục tiêu hoạt động: liên quan đến sự hữu hiệu, hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp



Các mục tiêu báo cáo gắn liền với sự trung thực và hợp lý của báo cáo,
bao gồm cả báo cáo tài chính và báo cáo phi tài chính. Các báo cáo đáng tin
cậy
cung cấp cho nhà quản lý các thông tin đầy đủ để điều hành, giám sát hoạt
động

của

doanh nghiệp. Quy trình đánh giá rủi ro gắn với mục tiêu báo cáo bao gồm
việc


Ban

Giám đốc xác định các rủi ro kinh doanh có liên quan như thế nào đến việc
lập



trình bày báo cáo tài chính theo khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài
chính,
ước tính độ rủi ro, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và quyết định các hành
động
nhằm xử lý, quản trị rủi ro và kết quả thu được. Ví dụ, quy trình đánh giá rủi
ro

của

đơn vị có thể gồm đánh giá cách đơn vị xem xét khả năng ghi nhận thiếu các
giao
dịch, hoặc cách xác định và phân tích các ước tính quan trọng được ghi nhận
trên
báo cáo tài chính. Các rủi ro liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính
bao

gồm


×