Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Mô hình tài tr v ợ ốn kinh doanh của công ty cổ phần than hà l vinacomin (mã ch ầm – ứng khoán HLC) giai đoạn 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.81 KB, 20 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

BÀI THI MƠN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi số: 01
Tiêu đề tiểu luận (theo mã đề): Mơ hình tài trợ vốn kinh doanh của Cơng ty cổ phần
than Hà Lầm – Vinacomin (mã ch ứng khoán HLC) giai đoạn 2019-2020
Thời gian làm bài thi: 3 ngày

Họ và tên: Phạm Th ị Thùy Trang

Mã Sinh viên: 19CL73402010198

Khóa/Lớp: (tín chỉ): CQ57/11CL3LT1

(Niên ch ế): CQ57/11.05CL

STT: 21

ID phịng thi: 582-058-1213

Ngày thi: 2/10/2021

Ca thi: 7h30

Hà N ội – 10.2021
1

download by :



HT thi: 213-ĐT


Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1. Cơ sở lý luận về nguồn vốn và mơ hình tài trợ vốn
1.1. Những nội dung cơ bản về nguồn vốn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp
1.1.2. Phân loại ngu ồn vốn
1.2. Lý luận chung về mơ hình tài trợ vốn
1.2.1. Mơ hình thứ nhất
1.2.2. Mơ hình thứ hai
1.2.3. Mơ hình thứ ba
Phần 2. Thực trạng về nguồn vốn và mô hình tài trợ vốn của Cơng ty cổ phần than Hà
Lầm
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần than Hà Lầm
2.1.1. Các thông tin cơ bản
2.2.2. Lịch sử phát triển
2.2.3. Đặc điểm ngành ngh ề kinh doanh
2.2. Thực trạng về nguồn vốn và mơ hình tài trợ vốn của Công ty cổ phần than Hà L ầm
2.2.1. Th ực trạng về nguồn vốn của Công ty cổ phần than Hà L ầm
2.2.2. Th ực trạng về mơ hình tài nguồn vốn tài trợ của Công ty cổ phần than Hà Lầm
2.3. Đánh giá chung về nguồn vốn và mơ hình tài trợ của Cơng ty cổ phần than Hà Lầm
2.3.1. Nh ững kết quả đạt được về mô hình tài trợ vốn của Cơng ty cổ phần than Hà Lầm
2.3.2. Nh ững hạn chế còn tồn tại trong mơ hình tài trợ vốn của Cơng ty cổ phần than Hà Lầm
Phần 3. Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện việc huy động vốn và mơ hình tài trợ vốn cho
công ty cổ phần than Hà Lầm
Kết luận
Tài liệu tham khảo


Phụ lục

2

download by :


Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận:
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác
nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng
và hồn thiện cơ cấu nguồn vốn đang trở thành thách thức đối v ới các nhà quản trị doanh
nghiệp. Ngoài việc chuẩn bị tốt về năng lực tài chính, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối
hợp sử dụng các nguồn vốn sao cho hợp lý để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn mang lại lợi ích tối
đa cho doanh nghiệp. Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với 75 năm
truyền th ống vẻ vang, từ cuộc t ổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành
đƣợc thắng lợi rực rỡ, đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng
vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Trong mỗi bƣớc đi của mình, ngành Than – Khống sản Việt Nam ln góp sức vào cơng
cuộc xây dựng phát triển nền kinh tế. Công nghiệp than không những đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân mà còn dành m ột phần quan trọng để xuất khẩu, bù lỗ cho thị trƣờng nội địa
và có tích lũy, đã bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh; Môi trƣờng vùng mỏ, điều kiện làm
việc từng bƣớc đƣợc cải thiện, đời sống thợ mỏ ngày càng ổn định và nâng cao. Công ty C ổ
phần Than Hà Lầm là một trong nh ững doanh nghiệp tiên phong cho sự phát triển của ngành
điện. Tuy nhiên hiện nay, cơ cấu nguồn vốn của cơng ty vẫn cịn m ột số bất cập. V ới những lý
do trên, đề tài tiểu luận: “Mơ hình tài trợ vốn kinh doanh của Công ty C ổ phần Than Hà Lầm”
đƣợc tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu: Tiểu luận tập trung vào nghiên cứu thực trạng mơ hình tài trợ vốn
kinh doanh của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm năm 2019-2020. Từ đó chỉ ra những ƣu, nhƣợc

điểm và đề ra một số khuyến ngh ị nhằm hoàn thiện nguồn vốn của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Mơ hình tài trợ vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng mô hình tài trợ vốn kinh doanh c ủa Cơng ty Cổ
phần Than Hà Lầm giai đoạn 2019-2020.
4. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết lu ận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục tiểu luận chia thành ba
phần:
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ MƠ HÌNH TÀI TRỢ VỐN.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ MƠ HÌNH TÀI TRỢ VỐN KINH DOANH CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM.
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGH Ị NHẰM HỒN THIỆN MƠ HÌNH TÀI TRỢ
VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM

3

download by :


Phần 1. Cơ sở lý luận về nguồn vốn và mơ hình tài trợ vốn
1.1. Những nội dung cơ bản về nguồn vốn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp
Vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp. Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần
có vốn để hình thành nên các tài sản. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt ngu ồn vốn.
Nguồn vốn là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc nghiên
cứu nguồn vốn để đƣa ra quyết định về chính sách vay n ợ.
1.1.2. Phân loại ngu ồn vốn
Để tổ chức và lựa ch ọn hình thức huy động vốn một cách thích h ợp và có hiệu quả cần có sự
phân loại nguồn vốn. Thông thƣờng trong công tác quản lý ngu ồn vốn thƣờng đƣợc phân loại

thành:
 Dựa vào quan h ệ sở hữu vốn có th ể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại:
Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
-

Vốn chủ sở hữu là ph ần vốn thuộc quyền sở h ữu của ch ủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn
chủ sở hữu bỏ ra và lợi nhuận tái đầu tƣ.
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

-

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải
thanh tốn.

 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp chia làm
nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
-

Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dƣới 1 năm) doanh nghiệp
có thể sử dụng để đáp ứng các u cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.

-

Nguồn vốn thƣờng xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh
nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

4

download by :



Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp - Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thƣờng xun cịn có thể xác định nguồn vốn lƣu động
thƣờng xuyên của doanh nghiệp.
-

Nguồn vốn lƣu động thƣờng xun (NWC): Là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn
để hình thành hay tài trợ cho tài s ản lƣu động thƣờng xuyên cần thiết trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh
doanh.
NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

 Những yếu tố làm tăng nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên:
+) Tăng vốn chủ sở hữu
+) Tăng các khoản nợ vay trung và dài hạn
+) Nhƣợng bán hoặc thanh lý tài sản cố định
+) Giảm đầu tƣ dài hạn vào chứng khoán
 Những yếu tố làm giảm nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên:
+) Giảm nguồn vốn chủ sở hữu
+) Hoàn trả các khoản nợ vay trung và dài hạn
+) Tăng đầu tƣ vào tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn khác
 Dựa vào phạm vi huy động vốn của doanh nghiệp có thể chia thành nguồn vốn bên
trong và nguồn vốn bên ngoài
-

Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn đƣợc huy động từ chính hoạt động của bản thân
doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Bao gồm lợi nhuận giữ lại để tài đầu tƣ.

 Điểm lợi:
+) Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn
+) Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn
+) Giữ đƣợc quyền kiểm soát
+) Tránh áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn

5

download by :


 Bất lợi:
+) Hiệu quả sử dụng vốn không cao
+) Có sự giới hạn về quy mơ
-

Nguồn vốn bên ngồi: Là nguồn vốn đƣợc huy động từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng
thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Bao gồm vốn vay, góp vốn liên doanh
liên kết, tín dụng thƣơng mại, thuê tài sản, phát hành chứng khốn.

1.2. Lý luận chung về mơ hình tài trợ vốn
1.2.1. Mơ hình tài trợ thứ nhấ t: Tồn bộ tài sản cố định và tài sản lƣu động thƣờng xuyên đƣợc
đảm bảo bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, toàn bộ tài sản lƣu động tạm thời đƣợc đảm bảo bằng
nguồn vốn tạm thời.

 Ƣu điểm:
-


Giúp doanh nghiệp hạn chế đƣợc rủi ro trong thanh tốn, mức độ an tồn cao hơn.

-

Giảm bớt đƣợc chi phí sử dụng vốn.

 Nhƣợc điểm: Chƣa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thƣờng vốn nào
thì nguồn ấy do đó đảm bảo đƣợc tính chắc chắn.
1.2.2. Mơ hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lƣu động thƣờng xuyên và một
phần của tài sản lƣu động tạm thời đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, và một phần
tài sản lƣu động tạm thời đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

6

download by :


 Ƣu điểm: Khả năng thanh toán và độ an tồn ở mức cao
 Nhƣợc điểm: Chi phí sử dụng vốn cao do phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung
hạn.
1.2.3. Mơ hình tài trợ thứ ba: Tồn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lƣu động thƣờng
xuyên đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, còn một phần tài sản lƣu động thƣờng
xuyên và toàn bộ tài sản lƣu động tạm thời đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

 Ƣu điểm: Chi phí sử dụng vốn thấp vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
 Nhƣợc điểm: Khả năng rủi ro cao hơn.
Phần 2. Thực trạng về nguồn vốn và mơ hình tài trợ vốn của Cơng ty cổ phần than Hà
Lầm

7


download by :


2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần than Hà Lầm
2.1.1. Các thông tin cơ bản

 Tên đầy đủ: CTCP Than Hà Lầm - Vinacomin
 Tên tiếng Anh: Vinacomin - Ha Lam Coal JSC
 Tên viết tắt: HLC
 Địa chỉ: Số 1 Tân Lập – Phƣờng Hà Lầm – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh
 Ngành: Khai khống (ngoại trừ dầu mỏ và khí đốt)
 Vốn điều lệ: 254,151,990,000
 Số cổ phiếu: 25,415,199
2.2.2. Lịch sử phát triển
Công ty Cổ phần Than Hà Lầm là công ty con của T ập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản
Việt Nam - Nhiệm vụ chính là khai thác than hầm lị. Sản phẩm than mà cơng ty khai thác là
loại than Atraxits, sản phẩm đạt tiêu chu ẩn TCVN. Với sản lƣợng than khai thác trên 1.800.000
tấn/năm. Công ty luôn đáp ứng thoả mãn về số lƣợng, chủng loại và chất lƣợng sản phẩm cho
quý khách hàng, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.
 Mỏ Than Hà Lầm, nay là Công ty than Hà Lầm – TKV, đƣợc thành lập từ ngày 01 tháng
08 năm 1960 ( sau gần 6 năm khôi phục và hàn gắn vết thƣơng chiến tranh do thực dân
Pháp gây ra và sự phá hoại của chủ mỏ Pháp trƣớc khi rút đi ) dựa trên cơ sở sản xuất
của khoáng sản khu vực Hà Lầm, tách ra từ Xí nghiệp qu ốc doanh than Hòn Gai, tiếp
quản từ thời Pháp để lại.
 Năm 1993, Bộ Năng lƣợng có Quyết định số 402 NL/TCCBLĐ ngày 30/6/1993 về việc
Mỏ Than Hà Lầm trực thu ộc Công ty than Hòn Gai.

8


download by :


 Đến năm 1997, Mỏ Than Hà Lầm đƣợc chuyển từ trực thuộc Cơng ty than Hịn Gai
thành doanh nghiệp nhà nƣớc thành viên.
 Ngày 01 tháng 10 năm 2001, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam có quyết
định đổi tên Mỏ Than Hà Lầm thành Cơng ty Than Hà Lầm.
 Cơng ty Than Hà Lầm chính th ức đi vào hoạt động theo mơ hình Cơng ty Cổ phần kể từ
ngày 01/02/2008 với tên gọi mới là “Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – TKV”
 Ngày 5/3/2009, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – TKV chính thức giao
dịch ngày đầu tiên tại Trung tâm Giao d ịch Chứng khoán Hà N ội v ới mã ch ứng khốn:
HLC.
 Hiện nay cơng ty có số vốn điều lệ lên tới 254,151,990,000 đồng. Năm 2020 vừa qua,
với tổng doanh thu 2,721,616 triệu đồng cùng lợi nhuận trƣớc thuế 43,383 triệu đồng,
công ty đã đóng góp 832 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp cho kho bạc nhà nƣớc.
 Những thành tích cơng ty đã đạt đƣợc:
-

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm hai lần đƣợc Nhà nƣớc phong tặng anh hùng: Anh hùng
lao động thời kỳ đổi mới (1996), Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân (2004).

-

Ngồi ra Cơng ty và nhiều tập thể, cá nhân đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng các
danh hiệu cao quý : 2 Huân chƣơng Chiến công, 2 Huân chƣơng Lao động hạng Nhất,
Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất, Đảng bộ Công ty đƣợc tặng Huân chƣơng Lao động
hạng Nhì, Cơng đồn Cơng ty đƣợc tặng Huân chƣơng lao động hạng Ba cùng nhiều tập
thể, cá nhân đƣợc Đảng và Nhà nƣớc, các Bộ ban ngành tặng thƣởng các danh hiệu cao
quý.


2.2.3. Đặc điểm ngành ngh ề kinh doanh
Cơng ty Cổ phần thanh Hà Lầm ngồi khai thác than h ầm lò là ngành nghề kinh doanh chính,
cơng ty cịn hoạt động chủ yếu trong một s ố lĩnh vực nhƣ:
 Khai thác, chế biến, tiêu thụ than và các khoáng sản khác
 Xây dựng các cơng trình mỏ, cơng nghiệp, giao thơng, dân dụng, đƣờng dây và trạm
 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch
 Kinh doanh xuất nh ập kh ẩu máy móc, thiết b ị, vật tƣ…

9

download by :


2.2. Thực trạng về nguồn vốn và mơ hình tài trợ vốn của Công ty cổ phần than Hà L ầm
2.2.1. Th ực trạng về nguồn vốn của Công ty cổ phần than Hà L ầm
31/12/2020
Chỉ tiêu

Số

tiền

(tr.đ)

31/12/2019
Tỷ
trọng
(%)

Số


tiền

(tr.đ)

So sánh
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền Tỷ lệ
(tr.đ)

(%)

Tỷ
trọng
(%)

C - NỢ PHẢI TRẢ

3,222,444 91.08

2,955,446 90.97

266,998 9.03

0.11

I. Nợ ngắn hạn


1,027,768 31.89

829,835

197,933 23.85

3.82

II. Nợ dài h ạn

2,194,676 68.11

2,125,611 71.92

69,065

3.25

-3.82

315,604

8.92

293,212

9.03

22,392


7.64

-0.11

315,604

100

293,212

100

22,392

7.64

0

289,390 8.91

0

D - VỐN CHỦ SỞ
HỮU
I. Vốn ch ủ sở h ữu
TỔNG

CỘNG


NGUỒN VỐN
-

3,538,048 100

28.08

3,248,658 100

Tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm cuối tại 31/12/2020 là 3,538,048
triệu đồng, trong khi tổng nguồn vốn của công ty tại 31/12/2019 là 3,248,658 triệu đồng,
tăng 289,390 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8.91%. Tổng nguồn vốn tăng thể hiện doanh
nghiệp có xu hƣớng mở rộng quy mơ kinh doanh do dự đốn nhu cầu thị trƣờng than
tăng. Tổng nguồn vốn tăng là do trong năm, doanh nghiệp huy động cả nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu để tài trợ cho nhu cầu đầu tƣ, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng quy mô
kinh doanh cho doanh nghiệp.

-

Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn Công ty Cổ phần Than Hà Lầm năm 2020
tăng 0.11% (cuối năm 2020 là 91.08%, cuối năm 2019 là 90.97%). Tỷ trọng vốn chủ sở
hữu của công ty năm 2020 giảm 0,11% (cuối năm 2020 là 8.92%, cuối năm 2019 là
9.03%). Chứng tỏ chính sách huy động vốn của công ty cuối năm so với đầu năm theo
xu hƣớng giảm tỷ trọng huy động từ vốn chủ sở hữu và tăng tỷ trọng huy động từ nợ
phải trả. Chính sách huy động vốn làm khả năng tự chủ về tài chính giảm, rủi ro tài
chính tăng. Việc tăng nợ vay trong tổng nguồn vốn sẽ khiến doanh nghiệp tăng nguy cơ

10

download by :



kiệt quệ tài chính, ảnh hƣởng đến việc gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp nhƣng cũng làm tăng lợi ích từ khoản "tiết kiệm thuế" mà doanh nghiệp
đƣợc hƣởng.
-

Nợ phải trả của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm cuối năm 2020 là 3.222.444 triệu đồng,
cuối năm 2019 là 2,955,496 triệu đồng, tăng 266,998 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9.03%.
Nợ phải trả tăng cho thấy doanh nghiệp đã gia tăng việc huy động thêm nợ để tài trợ cho
nhu cầu đầu tƣ. Xét về cơ cấu, tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm khoảng 30% trong khi đó
70% cịn lại trong cơ cấu nợ phải trả là nợ dài hạn. Điều này khiến doanh nghiệp phải trả
nhiều hơn chi phí lãi vay do tín dụng ngân hàng, điều đó làm giảm bớt lợi nhuận, làm
tăng áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.

-

Vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm cuối năm 2020 là 315,604 triệu
đồng, cuối năm 2019 là 293,212 triệu đồng, tăng 22,392 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,64%.
Nguồn kinh phí và quỹ khác khơng nhiều chứng tỏ doanh nghiệp tập trung nhiều vào
hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tăng thể hiện quy mô vốn góp của các
chủ sở hữu tại doanh nghiệp tăng. Sự gia tăng này chủ yếu là do trong cơ cấu vốn chủ sở
hữu, tỷ trọng lợi nhuận giữ lại có sự tăng trƣởng, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối tăng
từ 20,159 triệu đồng (6.88%) năm 2019 lên 42,551 triệu đồng (13.48%), tăng 22,392
triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 111.08%. Điều này chứng minh rằng doanh nghiệp đang
hoạt động kinh doanh có hiệu quả khi phải hoạt động trong tình hình kinh tế phức tạp
khó khăn tại thời điểm Covid-19 diễn biến phức tạp, giúp doanh nghiệp gia tăng tính tự
chủ tài chính đối với quyết định kinh doanh của mình tuy nhiên sẽ tạo áp lực cho doanh
nghiệp phải trả lãi định kỳ. Trong khi đó, quy mơ vốn góp của chủ sở hữu hầu nhƣ
khơng có sự gia tăng cho thấy doanh nghiệp chƣa tận dụng đƣợc ƣu thế của thị trƣờng

chứng khoán trong việc phát hành cổ phiếu nhằm gia tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.

 Cách thức huy động vốn của Công ty cổ phần than Hà Lầm:
-

Nhƣ đã phân tích ở trên, chính sách huy động vốn của công ty năm 2020 so với năm
2019 theo xu hƣớng giảm tỉ trọng huy động từ vốn chủ sở hữu và tăng tỉ trọng huy động
từ nợ phải trả. Điều này khiến cơng ty khó có thể đảm bảo đƣợc mức độ an tồn và tự
chủ tài chính của mình.

11

download by :


-

Bên cạnh đó, quy mơ và tỷ trọng nguồn vốn bên trong của Công ty cổ phần than Hà
Lầm đang có xu hƣớng gia tăng mạnh hơn so với quy mơ và tỷ trọng nguồn vốn bên
ngồi. Quy mơ nguồn vốn tăng, vốn chủ doanh nghiệp tăng chứng tỏ doanh nghiệp gia
tăng năng lực tự chủ. Nguồn vốn bên ngoài 70% từ huy động nợ dài hạn nên chi phí sử
dụng vốn tăng làm tăng áp lực trả nợ, vì vậy doanh nghiệp đầu tƣ mang tính chất dài hạn
hơn để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ. Doanh nghiệp chủ yếu lệ thuộc vào đi vay ngân hàng
hay các tổ chức tín dụng khác, tận dụng mọi cơ hội để có thể tăng tín dụng thƣơng mại
nên sẽ gia tăng áp lực về chi phí lãi vay, tính ràng buộc của Pháp luật. Ngồi tín dụng
ngân hàng, cơng ty đã huy động bằng hình thức phát hành cổ phần thƣờng, lợi nhuận giữ
lại để tái đầu tƣ. Nhƣ vậy, có thể thấy doanh nghiệp đã biết tận dụng khai thác lợi thế
của mình trên thị trƣờng.

2.2.2. Th ực trạng về mơ hình tài ngu ồn vốn tài trợ của Cơng ty cổ phần than Hà Lầm

Năm 2020
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)
= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Năm 2019

884,722

172,017

1,027,768

829,835

(143,046)

(657,818)

 CTCP Than Hà Lầm sử dụng mơ hình tài trợ thứ ba: Tồn bộ tài sản cố định và một
phần tài sản lƣu động thƣờng xuyên đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, còn
một phần tài sản lƣu động thƣờng xuyên và toàn bộ tài sản lƣu động tạm thời đƣợc đảm
bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
 Mơ hình tài trợ vốn của cơng ty trong 2 năm vừa qua có mức độ rủi ro cao, linh hoạt
trong tài trợ nhu cầu cầu vốn lƣu động vì NWC ở 2 năm ln âm, do vậy nguồn vốn dài
hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản dài hạn đƣợc tài trợ bằng
nguồn vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc
chắn đã mất thăng bằng.
 Ƣu, nhƣợc điểm khi cơng ty sử dụng mơ hình tài trợ vốn trên:


12

download by :


-

Ƣu điểm: Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và linh hoạt trong tài trợ nhu cầu vốn lƣu động
do sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn để đáp ứng nhu cầu
vốn thƣờng xuyên ổn định.

-

Nhƣợc điểm: Do tài trợ một phần vốn lƣu động thƣờng xuyên nguồn vốn ngắn hạn nên
có thể dẫn đến tình trạng bị căng thẳng về vốn, thâm chí thiếu vốn do nguồn vốn ngắn
hạn có thời gian sử dụng ngắn trong khi nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết
ổn định, lâu dài. Mức độ rủi ro cao do không đảm bảo cân bằng về thời gian giữ nhu cầu
và nguồn tài trợ, rủi ro thanh toán cao.

 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến mơ hình tài trợ vốn của cơng ty:
-

Các chính sách đầu tƣ: Đối với các gói thầu thu ộc dự án và tiến độ chung của các dự án
trong năm kế hoạch về cơ bản công ty đã xây dựng tiến độ của từng gói thầu cho phù
hợp với th ời gian th ực hiện dự án và mục tiêu đầu tƣ ở từng giai đoạn sản xuất kinh
doanh của cơng ty . Các hạng mục gói thầu thuộc dự án đều đáp ứng về tiến độ và giá trị
thanh toán theo kế hoạch đề ra cho từng h ợp đồng và tiến độ chung của toàn dự án.
Trong năm có 2 dự án bị ảnh hƣởng do các điều kiện bất khả kháng dẫn đến dự án b ị
kéo dài th ời gian thực hiện so với kế hoạch. Kết quả công ty đã ký kết đƣợc 6 hợp đồng,

4 gói thầu đang trong giai đoạn đấu thầu,… Nhƣ vậy khơng có tình hình lãng phí, thất
thốt vốn đầu tƣ.

-

Chính sách huy động vốn: Cơng ty huy động thêm cả về nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn
để gia tăng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngu ồn vốn ngắn hạn
tăng mạnh hơn do cơng ty lựa chọn tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp.

-

Tình hình dịch bệnh thiên tai: Ảnh hƣởng của hai lần bùng phát dịch bệnh Covid - 19 :
Cơng ty phải đầu tƣ chi phí thực hiện các giải pháp phịng ch ống dịch bệnh , chi phí hỗ
trợ cho cán bộ công nhân viên nghỉ cách ly ... làm phát sinh chi phí c ủa Cơng ty với số
tiền gần 4 tỷ đồng. Do tiến độ tiêu th ụ than ch ậm đã ảnh hƣởng lớn đến dòng tiền phục
vụ sản xuất , kinh doanh trong các k ỳ sản xu ất. Chi phí gia tăng, doanh thu bán hàng
giảm sẽ làm giảm lợi nhuận sau thuế và điều này có thể ảnh hƣởng đến lợi nhuận giữ lại
để tái đầu tƣ.

-

Lãi suất: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành và mặt bằng
lãi suất cho vay VND có xu hƣớng giảm so vớ i cuối năm 2019. Hiện lãi suất cho vay

13

download by :


ngắn h ạn tối đa bằng VND đối vớ i một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm. Điều này

tạo cơ hội cho DN vay vốn ngân hàng để đầu tƣ tài chính ngắn h ạn với chi phí thấp.
-

Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019. Nguyên
nhân gây kiềm chế CPI tăng là do giá các mặt hàng thiết yếu nhƣ xăng, dầu giảm
19,49% (tác động làm CPI chung giảm 0,81%); giá gas trong nƣớc giảm 3.63%; ảnh
hƣởng của dịch Covid-19 và giá cƣớc vận tải của các loại phƣơng tiện nhƣ tàu hỏa, máy
bay giảm. Lạm phát bình quân năm 2020 là 2,31% tăng so với bình quân năm 2019.
Lạm phát năm 2020 mang nặng yếu tố lạm phát tiền tệ và lạm phát ngoại nhập (do xu
hƣớng chung là n ới lỏng tài chính-tiền tệ, tăng đầu tƣ cơng và chi tiêu công, hỗ trợ
xã hội và doanh nghiệp), giảm thiểu sức ép từ lạm phát chi phí đẩy (do giảm thuế và chi
phí tài chính-tín dụng) và lạm phát cầu kéo (do tổng cầu xã hội tăng trƣởng âm).

2.3. Đánh giá chung về nguồn vốn và mơ hình tài trợ của Công ty cổ phần than Hà Lầm
2.3.1. Nh ững kết quả đạt được về mơ hình tài trợ vốn của Công ty cổ phần than Hà Lầm
-

Công ty cổ phần than Hà Lầm là công ty hoạt động lâu đời trong lĩnh vực khai thác than
nên ngu ồn vốn của công ty về cơ bản là hợp lý. Nguồn vốn của công ty ƣu tiên sử dụng
nợ phải trả là nguồn vốn ngắn hạn, có tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

-

Công ty đã khai thác và sử dụng cả khoản nợ vay ngắn hạn và dài h ạn. Điều này một
phần do tâm lý sợ rủi ro, cần một sự an toàn cao trong kinh doanh nên doanh nghiệp
thƣờng tập trung vào vay ngắn hạn; m ột phần vì các kh ản vay ngắn hạn có chi phí lãi
vay thấp, vì vậy sẽ gia tăng việc sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn h ạn. Bên
cạnh đó chi phí lãi vay cao cùng áp lực trả nợ của n ợ phải trả dài hạn cũng tạo động lực
cho công ty hoạt động hiệu qu ả hơn, sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý.


2.3.2. Nh ững hạn chế cịn tồn tại trong mơ hình tài trợ vốn của Cơng ty cổ phần than Hà Lầm
-

Nguồn vốn của công ty chƣa phát huy đƣợc tác dụng tích cực của địn bẩy tài chính bởi
cơng ty phần lớn sử dụng nợ phải trả, chƣa kết h ợp giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu một
cách h ợp lý. Thực tiễn cho th ấy, Công ty cổ phần than Hà Lầm chủ yếu đƣợc huy động
vốn từ T ập đồn cơng nghiệp Than-Khống sản Việt Nam với vốn điều lệ chiếm trên

14

download by :


50% (cụ thể là 74.21%). Điều này làm cho các quyết định về sản xu ất kinh doanh sẽ
chịu ảnh hƣởng đáng kể từ T ập đồn cơng nghiệp Than-Khống s ản Việt Nam.
-

Nguồn vốn ngắn h ạn là chƣa phù hợp với ngành than vì cơng ty cần đầu tƣ nhiều vào
máy móc, thiết b ị để phục vụ cho khai thác than. Nợ phải trả của doanh nghiệp chƣa đa
dạng, chủ yếu tập trung từ 1 ngu ồn chính là vay từ các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần.
Việc nguồn tài trợ nợ vay của công ty thiếu sự đa dạng xuất phát t ừ tâm lý, thói quen
của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp khi
huy động nguồn tài trợ nợ vay sẽ tiến hành tìm kiếm từ nguồn có chi phí huy động thấp,
dễ dàng đối với các th ủ tục huy động và đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng.

-

Công ty chƣa tận dụng đƣợc các khoản nợ mang tính chất thƣờ ng xuyên, những khoản
phát sinh (Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc, phải trả ngƣời lao động, doanh thu
chƣa thực hiện ngắn hạn, quỹ khen thƣởng phúc lợi) mà doanh nghiệp có thể coi đây là

một nguồn tài trợ có th ể tận dụng trƣớc. Khi sử dụng các nguồn tài trợ nêu trên, cơng ty
có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không m ất chi phí
sử dụng vốn. Tuy nhiên đây là những khoản nợ phải thanh tốn đúng hạn, nếu khơng sẽ
bị phạt tiền lãi nhƣ tiền thuế hoặc sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

Phần 3. Đề xuất, kiến ngh ị nhằm hồn thiện việc huy động vốn và mơ hình tài trợ vốn cho
công ty cổ phần than Hà Lầm
-

Khi kết qu ả hoạt động kinh doanh thuận lợi, công ty nên chủ động gia tăng nguồn vốn
bên trong từ lợi nhuận giữ lại để nâng cao tính độc lập và tự chủ trong các quyết định
sản xuất kinh doanh của mình.

-

Cơng ty nên đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhƣ gia tăng tín dụng thƣơng mại,
tận dụng các khoản có th ể chiếm dụng đƣợc, phát hành trái phiếu của cơng ty, cho th
tài chính hoặc huy động vốn qua các quỹ đầu tƣ khác nhau. Đối với vốn chủ sở hữu, đẩy
mạnh việc tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ đối với các dự án kinh doanh từ đó tạo cơ sở cho
việc gia tăng phần vốn góp của ch ủ sở hữu qua việc củng cố và phát triển thị trƣờng
chứng khốn. Cơng ty có thể thực hiện gia tăng qua các nguồn nhƣ: phát hành thêm cổ
phiếu thƣờng, phát hành cổ phiếu ƣu đãi, trả cổ tức bằng cổ phiếu...

15

download by :


-


Ngồi ra, cơng ty cần nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp, xây dựng h ệ thống
cảnh báo và quản trị rủ i ro hiệu quả và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp lý trong
doanh nghiệp. Cơng ty cần dựa trên điều kiện thị trƣờng và nguồn vốn của mình để đƣa
ra nh ững chính sách hồn thiện nguồn vốn m ột cách h ợp lý và có hiệu quả.

Kết luận
Ngành than Việt Nam là ngành có ý nghĩa quan trọng đối vớ i quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia. Công ty Cổ phần Than Hà Lầm là một trong những công ty tiên phong trong
lĩnh vực khai thác than. Công ty luôn khơng ngừng phát triển và tự hào đóng góp một phần
cơng sức của mình để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội cũng nhƣ cung cấp
nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng khác. Trên cơ sở
tìm hiểu, cập nhật số liệu thực tế, đánh giá về nguồn vốn và mơ hình tài trợ vốn của Cơng ty C ổ
phần Than Hà Lầm và đề xuất những giải pháp nh ằm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể, tiểu
luận đã đạt đƣợc những kết quả sau:
- Về lý lu ận: Đề tài đã trình bày đƣợc những nội dung cơ bản về nguồn vốn và mơ hình trài trợ
vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về thực trạng: Tiểu luận đã đánh giá đƣợc thực trạng về mô hình tài trợ nguồn vốn kinh
doanh của Cơng ty Cổ phần Than Hà Lầm giai đoạn 2019-2020 thông qua việc phân tích, đánh
giá thực trạng về nguồn vốn, chính sách huy động vốn, mơ hình tài trợ vốn, cơ cấu ngu ồn vốn
và tác động của cơ cấu nguồn vốn tới hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, tiểu luận đƣa ra
đƣợc những kết qu ả đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại cùng với nguyên nhân của những hạn chế
có trong Cơng ty Cổ phần Than Hà Lầm. Sau cùng, tiểu luận đƣa ra một số khuyến nghị nhằm
hồn thiện cơ cấu nguồn vốn của cơng ty.
Tài liệu tham kh ảo
1. Bùi Văn Vần TS., Vũ Văn Ninh TS., Giáo trình tài chính doanh nghiệp,2015
2. Báo cáo thƣờng niên năm 2020 Công ty cổ phần Than Hà Lầm
Phụ lục: BÁO CÁO TÀI CHÍNH C ỦA CƠNG TY C Ổ PHẦN THAN HÀ LẦM NĂM
2019-2020

16


download by :


17

download by :


18

download by :


19

download by :


20

download by :



×