Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TIỂU LUẬN kết THÚC môn học hệ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP trình bày khái niệm về hệ thống lên kế hoạch quản trị nguồn lực (ERP) mục đích ứng dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.56 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA MARKETING
______________________

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP

Đề số: 04
Mã học phần: MAR1315
Họ và tên: Nguyễn Vân Anh
Mã sinh viên: B19DCMR011
Nhóm lớp học: 04
Giảng viên giảng dạy: Trần Thanh Hương

download by :


HÀ NỘI – 2021

Câu 1. Trình bày khái niệm về hệ thống lên kế hoạch quản trị nguồn lực (ERP).
Mục đích ứng dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp là gì.
 Khái niệm
ERP (Enterprise Resource Planning) – Hệ thống lên kế hoạch quản trị nguồn lực là một
thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm
máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt, bao gồm: kế tốn,
phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất,
quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng,… Hiểu đơn giản, ERP chính là một mơ
hình cơng nghệ all-in-one, tức là bao gồm tất cả hoạt động của doanh nghiệp chỉ trong
một phần mềm liên kết và thống nhất nhiều ứng dụng hay các module có chức năng khác
nhau phục vụ của từng bộ phận của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ tự động hóa các hoạt động
liên quan đến tài nguyên doanh nghiệp để nhằm giảm thời gian xử lí cũng như tối ưu hố


việc quản lý doanh nghiệp hơn, cho phép tiếp cận các dữ liệu nội bộ được chia sẻ nhằm
quản lý được toàn bộ hoạt động của ty.

Hình 1. Hệ thống ERP

Để hiểu thêm về bản chất, ta có thể phân tích như sau:
R-Resource: Ứng dụng ERP vào trong doanh nghiệp chính là tận dụng được tồn
bộ tài ngun của cơng ty, đặc biệt là nguồn nhân lực. Khi doanh nghiệp bắt đầu
triển khai hệ thống ERP, cần có sự trao đổi chặt chẽ giữa người quản lý và nhà tư
vấn, giai đoạn này sẽ quyết định hơn 50% sự thành công của một hệ thống ERP.

11

download by :


P-Planning: Hệ thống ERP hỗ trợ công ty lên trước các kế hoạch, nghiệp vụ
trong sản xuất, kinh doanh. Phần hoạch định sẽ vạch ra hướng đi cho doanh
nghiệp, việc tính tốn và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong tương lai sẽ
tác động tới các hoạt động sau đó.
E-Enterprise: Mục đích chính của hệ thống này là kết nối và đồng bộ cơng việc
giữa các phịng ban, cập nhật mọi thông tin cần thiết theo thời gian thật, thêm tính
tự động trong hoạt động cơng ty và giảm sai sót trong q trình xử lý nghiệp vụ.
 Mục đích ứng dụng hệ thống ERP
1. Chuẩn hóa quy trình kinh doanh và tăng hiệu suất làm việc
Hệ thống phân hệ của ERP yêu cầu xác định quy trình kinh doanh rõ ràng, địi hỏi phải
phân cơng cơng việc đầy đủ, điều này sẽ tạo ra quy trình làm việc liền mạch và không rối
rắm.
“Nếu doanh nghiệp xuất hiện các tình huống xấu như thời gian đóng sổ cuối năm của
doanh nghiệp vượt quá 30 ngày, hoặc khi doanh nghiệp không biết được các số liệu về

hàng tồn, hoặc lượng vật tư dự trữ cho kế hoạch sản xuất, hoặc các lãnh đạo khi đi công
tác mà vẫn phải liên lạc với công ty mỗi 15 phút để nhắc nhở… thì nên ứng dụng hệ
thống ERP” – Tập đồn PwC.
Việc chuẩn hóa quy trình kinh doanh trong hệ thống ERP đồng thời sẽ đưa các kế hoạch
sản xuất theo đúng quy trình. Ví dụ nếu khơng có quy trình này rất dễ tính tốn sai và thắt
cổ chai kế hoạch sản xuất, rồi không tận dụng hết công suất của máy móc và nhân cơng.
Nhờ ERP, doanh nghiệp có thể vận hành gần sát với thời gian thực, hầu như khơng có độ
trễ, rút ngắn thời gian thực hiện và tăng năng lực đáp ứng yêu cầu. ERP cung cấp cho các
nhà quản lý khả năng quản lý và điều hành tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức như:
tài chính-kế tốn, quản lý vật tư, quản lý SXKD và phân phối sản phẩm, quản lý dự án,
quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế
hoạch, báo cáo,...
2. Giảm thiểu các quy trình thủ cơng bằng tự động hóa
Cốt lõi của một phần mềm ERP là giảm thiểu quy trình thủ cơng bằng tự động hóa trong
cơng việc, hạn chế sai lầm trong việc nhập dữ liệu, xử lý thơng tin một cách nhanh chóng.
ERP tích hợp thơng tin và các kênh xử lý thơng tin vào trong một môi trường thống nhất
giúp cho các nhà quản lý dễ truy cập đến thơng tin tích hợp và đáng tin cậy; tích hợp đầy
đủ các chức năng chỉ trong một phần mềm.
Việc cung cấp thông tin hay quyền truy cập cho nhân viên sẽ được phân bổ trên ERP dễ
dàng. Nhân viên sẽ nhận được các thơng tin cơ bản như bộ phận mình làm việc, lương
thưởng, bảng chấm công, kho tài liệu (quy định công ty, mẫu hợp đồng, tài liệu đào tạo,
v.v…). Thêm vào đó là việc phân quyền truy cập dữ liệu cơng ty theo cấp bậc của nhân
viên, giúp kiểm soát những tài liệu quan trọng.

11

download by :


3. Tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng

Đối với các cơng ty sản xuất và có liên quan đến hàng tồn kho và chuỗi cung ứng, hệ
thống ERP sẽ tăng cường quản lý chuỗi cung ứng theo nhiều cách khác nhau. Cải tiến
này dẫn đến rút ngắn thời gian giao hàng, giao hàng đúng hạn hơn và nhiều lợi ích khác
giúp tăng cường hoạt động cung ứng. Chuỗi cung ứng được sắp xếp hợp lý cũng tạo điều
kiện cho các sáng kiến sản xuất, có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí và phát triển các
sản phẩm mới mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh cần thiết để đi trước đối thủ.
Ngồi ra, một ERP có thể cải thiện đáng kể lợi nhuận và giảm tình trạng dư thừa liên
quan đến hàng tồn kho và sản xuất.
ERP giúp xử lý đơn hàng hồn chỉnh và nhanh chóng. Quá trình từ khi nhận đơn hàng
cho đến khi xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu sẽ được cải thiện bởi ERP. Cụ thể, nhân
viên sẽ nhân được thông tin đầy đủ khi nhập đơn hàng vào hệ thống ERP như hạn mức tín
dụng của khách hàng, lịch sử mua bán từ phân hệ tài chính, lượng hàng tồn kho từ phân
hệ kho, hay lịch trình giao hàng từ phân hệ cung ứng. Thông qua một nền tảng ERP được
thiết kế tốt, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể trở nên tốt hơn và phản ứng nhanh
hơn thông qua dự báo nhu cầu được cải thiện, quản lý hàng tồn kho và hoạt động bán
hàng.
4. Chuẩn hóa quy trình, hạn chế sai sót
Việc ứng dụng giải pháp ERP có thể giuos doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng dịch
vụ chăm sóc tối ưu và dễ dàng hơn bao giờ hết. ERP giúp việc truy cập vào cơ sở thông
tin các khách hàng và lịch sử tư vấn dễ dàng và chính xác, nhờ đó, nhân viên kinh doanh
và chăm sóc khách hàng có thể tương tác với khách hàng tốt hơn và điều đó giúp cải
thiện mối quan hệ với khách hàng. Ví dụ thực tế là hoạt động chăm sóc khách hàng của
Thế Giới Di Động: khi khách hàng gọi đến call center, hệ thống nhận diện bộ lịch sử mua
hàng, khách hàng được chào đúng tên, thậm chí nhớ chi tiết quan trọng nào đó. Lưu trữ
đặc điểm và những lần tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tổng đài chăm sóc khách hàng
biết được nhân viên giao hàng hay nhân viên tư vấn bán hàng đã có những “đối thoại”
quan trọng nào với khách hàng.
5. Quản lý thơng tin hiệu quả
ERP tích hợp mọi cơng việc thơng tin của tất cả các phịng ban, mọi chức năng của các
cửa hàng của công ty trong một hệ thống máy tính duy nhất để dễ dàng theo dõi. Từ đó,

giúp cho nhà quản lí quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các tính năng kỹ thuật
quan trọng của phần mềm ERP là: cho phép quản lý đa tiền tệ, quản lý nhiều công ty,
nhiều chi nhánh, có giao diện đa ngơn ngữ, cho phép copy vào/ra (import/export) ra/vào
EXCEL, có khả năng phân tích dữ liệu Drill-Down… Thêm vào đó là việc phân quyền
truy cập dữ liệu công ty theo cấp bậc của nhân viên, giúp kiểm sốt những tài liệu quan
trọng hay theo dõi được cơng việc của nhân viên.
6. Tăng tính bảo mật và nâng cao chất lượng dữ liệu

11

download by :


Một trong những lợi thế lớn nhất của hệ thống ERP là bảo mật dữ liệu. Chia sẻ dữ liệu
trên các silo chức năng như dịch vụ khách hàng, bán hàng, tiếp thị và phát triển kinh
doanh giúp tăng cường sự hợp tác trong tồn cơng ty. Mặt khác, có thể truy cập dữ liệu
rộng rãi và kiểm soát ai có thể xem, chỉnh sửa thơng tin. Các giải pháp ERP có các
phương tiện kiểm sốt nội tại để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp. Cả hệ
thống ERP tại chỗ và trên nền tảng đám mây đều cung cấp cho doanh nghiệp mức độ bảo
mật cao hơn.
7. Cải thiện báo cáo và lập kế hoạch
Bằng cách tập hợp các nguồn thông tin trong hệ thống, ERP có thể dễ dàng tạo các báo
cáo và phân tích hữu ích bất cứ lúc nào. Phần mềm này cung cấp cho doanh nghiệp
những phân tích và so sánh các chức năng giữa các phịng ban mà khơng gặp rắc rối với
nhiều bảng tính và email. Các báo cáo tài chính tiêu chuẩn như báo cáo thu nhập và dịng
tiền nói chung được tích hợp và báo cáo tùy chỉnh có thể được tạo nhanh chóng mà
khơng cần sự can thiệp của cơng nghệ thơng tin.
 Kết luận
Nhìn chung hệ thống ERP đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ở mọi cấp độ quản lý
và mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức như: tài chính-kế tốn, quản lý vật tư, quản lý

SXKD và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản
lý nhân sự, v.v.. giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh và phát triển công ty
một cách nhanh chóng. Tuy nhiên hệ thống này cũng tồn đọng một vài khuyết điểm như:
mất nhiều chi phí đầu tư hệ thống và vận hành, khó nâng cấp, yêu cầu trình độ cơng nghệ
kỹ thuật tốt để sử dụng, … Chính vì vậy, doanh nghiệp khi ứng dụng ERP sẽ cần sự đầu
tư và quản lý, vận hành một cách thận trọng để đem về kết quả hoạt động kinh doanh tốt
nhất.
Câu 2. Chuỗi giá trị chính là tập hợp của các hoạt động chính liên quan trực tiếp
đến việc tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ, trong khi các hoạt động hỗ trợ giúp nâng cao
hiệu quả và công việc để có được các lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác.
Bằng tư duy của mình và những lý thuyết em có thể tìm hiểu được, hãy phân tích
vai trị của hệ thống thơng tin trong chuỗi giá trị của mỗi doanh nghiệp.
 Khái niệm về chuỗi giá trị
Theo Micheal Porter, chuỗi giá trị được hiểu là một chuỗi các hoạt động có liên kết theo
chiều dọc, là tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách
hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và
tại mỗi hoạt động sản phẩm lại được cộng thêm một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt
động cung cấp cho sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các
hoạt động cộng lại.
Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm 9 hoạt động được chia thành 2 nhóm chính:
nhóm các hoạt động cơ bản và nhóm các hoạt động bổ trợ.

11

download by :


Hình 2. Chuỗi giá trị

 Vậy hệ thống thơng tin ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi giá trị?

Trong quá trình cung ứng chuỗi giá trị đến với khách hàng, hệ thống thông tin là một yếu
tố rất quan trọng, góp phần vào sự thành cơng của doanh nghiệp. Hệ thông thông tin là
một tập hợp và kết hợp của các thành phần sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối,
chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của doanh nghiệp/ tổ
chức. Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý và chức năng nghiệp vụ, ta sẽ có
các hệ thống như:
 Mức tác nghiệp: Hệ thống thơng tin xử lý giao dịch (TPS)
 Mức tri thức: Hệ thống quản lý tri thức (KMS), Hệ thống tự động văn phịng
(OAS)
 Mức chiến thuật: Hệ thống thơng tin quản lý (MIS), Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
(DSS)
 Mức chiến lược: Hệ thống trợ giúp lãnh đạo (ESS)
Phân loại theo chức năng, nghiệp vụ: Hệ thống thông tin marketing, hệ thống thơng tin tài
chính kế tốn, hệ thống thơng tin sản xuất kinh doanh, hệ thống thông tin quản trị nguồn
nhân lực; các hệ thống thông tin khác như ERP và CRM.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của hệ thống thông tin đối với chuỗi giá trị của mỗi doanh
nghiệp, ta cần đi sâu vào phần tích sự ảnh hưởng của các hệ thống thông tin đối với 9
thành tố trong chuỗi giá trị dưới đây.
1. Đối với Logistic đầu vào

11

download by :


Hệ thống thông tin hỗ trợ báo cáo để lập kế hoạch gồm các thơng tin có tính lịch sử và
thông tin trong tương lai như thông tin về xu hướng bán hàng, khuynh hướng dự báo, các
thông tin thị trường, các yếu tố chi phí của dự án kinh doanh. Báo cáo hoạt động cung
cấp những thông tin sẵn có cho nhà quản lý và người giám sát về hoạt động thực tế như
việc nắm giữ hàng tồn kho, thu mua, đơn hàng vận tải, kế hoạch sản xuất và kiểm sốt,

vận chuyển.
Bên cạnh đó, hệ thống thơng tin nhận hàng sẽ ghi nhận số lượng và chất lượng hàng giao
nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận công nợ phải trả, kho và sản xuất. Hệ thống thông
tin cịn hỗ trợ tổng kết chi phí và thơng tin hoạt động ở các giai đoạn thích hợp, so sánh
ngân sách và chi phí hiện tại, chúng tạo ra nền tảng cho việc tiếp cận chiến lược hoạt
động và các sách lược của doanh nghiệp.

2. Đối với khâu vận hành
Các hệ thống thông tin quản lý sản xuất cung cấp thông tin cần thiết để lên kế hoạch, tổ
chức thực hiện, điều hành và quản lý sản xuất. Hệ thống này kiểm sốt gần như tồn bộ
các giai đoạn của quá trình chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sản xuất và quá trình biến
đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm. Với hệ thống quản lý sản xuất tốt, người quản lý có
thể quyết định cách thức tổ chức sản xuất và phương pháp sản xuất tối ưu nhất, nơi dùng
làm kho dự trữ hợp lý nhất và giải pháp vận chuyển hàng tốt nhất… Từ đó, doanh nghiệp
sẽ có được sản phẩm với chất lượng và chi phí hợp lý nhất.
Hệ thống thông tin quản lý sản xuất cung cấp các thơng tin hỗ trợ cho q trình ra các
quyết định quản lý sản xuất và gồm các chức năng cơ bản như sau: Kiểm tra chất lượng
các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất; quản lý hàng dự trữ và giao nhận hàng;
hoạch định và theo dõi năng lực sản xuất, các điều kiện sản xuất; phân chia nguồn lực,
kiểm tra kế hoạch sản xuất; thiết kế các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ; lập kế hoạch và
lựa chọn địa điểm kinh doanh;

11

download by :


xác định các quy trình thiết kế sản phẩm và tiến trình sản xuất… Các thơng tin đầu ra của
hệ thống thông tin quản lý sản xuất bao gồm các báo cáo như báo cáo kế hoạch nguyên
vật liệu, báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm, lịch sản xuất, mẫu sản phẩm, … các

quyết định chiến lược về sản xuất (phương án xây dựng nhà máy sản xuất, lựa chọn địa
điểm sản xuất, cơng nghệ sản xuất…). Ngồi ra, các hệ thông thông tin hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu cịn đem lại nhiều sự hữu ích như:
 HTTT hoạch định năng lực sản xuất: giúp xác định năng lực hiện có là đủ hay q
ít / q nhiều
 HTTT điều độ SX: giúp phân chia việc dùng các thiết bị sản xuất đặc thù cho việc
sản xuất các thành phẩm phù hợp với lịch trình sản xuất
 HTTT phát triển và thiết kế sản phẩm: giúp phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu
kế hoạch với chi phí ít nhật về nguồn lực
3. Đối với Logistics đầu ra
Trong quá trị vận hàng với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng và phân phối
hàng hóa, doanh nghiệp sẽ sự trợ giúp từ hệ thống thông tin phân phối giúp theo dõi hàng
hóa và dịch vụ phân phối nhằm xác định và sửa chữ những sai sót trong phân phối, tính
tốn thời gian phân phối.
Bên cạnh đó, hệ thống thơng tin kiểm tra chất lượng cịn cung cấp thơng tin tình trạng sản
phẩm từ ngun vật liệu đến sản phẩm dở dang cho tới thành phẩm cho những bộ phận
mua hàng, hệ thống phát triển và thiết kế sản phẩm. Hệ thông thông tin giao hàng hỗ trợ
và kiểm sốt q trình dự trữ và giao hàng. Mọi q trình đều được hỗ trợ bởi cơng nghệ,
giảm bớt quy trình thủ cơng, giúp rút ngắn thời gian thao tác và cũng vì vậy mà hàng hóa
sẽ đến tay khách hàng một cách nhanh chóng.
4. Đối với Marketing và bán hàng
Hệ thống thơng tin Marketing (MKIS) có những cấu trúc tập hợp các thủ tục và phương
pháp để thu thập, phân tích và trình bày thơng tin thường xun hay có kế hoạch để sử
dụng trong việc đưa ra các quyết định tiếp thị. Các chức năng cơ bản: xác định khách
hàng hiện tại, xác định khách hàng tương lai, xác định nhu cầu khách hàng, lập kế hoạch
phát triển sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu, định giá sản phẩm và dịch vụ, xúc tiến bán
hàng, phân phối sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng.
Khi sử dụng hệ thông tin Marketing ở các cấp tác nghiệp và chiến thuật, doanh nghiệp có
thể liên hệ với khách hàng một cách dễ dàng khi được hệ thống cung cấp thơng tin về
khách hàng, sở thích, hành vi, số liệu về quá trình mua hàng, hệ thống hướng dẫn hỏi

đáp/khiếu nại, giúp ghi nhận và xử lý, lưu trữ các khiếu nại phục vụ q trình phân tích
quản lý.
Ngồi ra, hệ thông thông tin ở các cấp tác nghiệp cịn hỗ trợ cơng đoạn quảng cáo, xúc
tiến như: hệ thống thông tin quảng cáo qua thư, danh sách được gửi từ tập tin dữ liệu
khách hàng, công nợ phải thu, khách hàng tương lai và cơ sở dữ liệu thương mại. Cịn có
hệ thống CRM giúp các chun gia Marketing hoàn tất các chiến dịch Marketing bằng

11

download by :


cách tự động hóa các cơng việc như tăng cường chất lượng của chiến dịch có tiêu điểm,
lập lịch và theo dõi thư marketing trực tiếp, thu thập và quản lý các dữ liệu trả lời của
khách hàng để tiến hành phân tích giá trị khách hàng và giá trị kinh doanh trong một
chiến lược Marketing.
Bằng việc sử dụng hệ thống thơng tin, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu kinh doanh
của các đối thủ bên ngoài cũng giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu từ
đó xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp để chiếm lĩnh thị trường. Dự đoán hành
vi của đối thủ cạnh tranh và vượt qua đối thủ cạnh tranh một cách nhanh chóng.
5. Đối với dịch vụ
Nhằm tăng cường và duy trì tốt giá trị sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần tới các khâu như
lắp đặt, sửa chữa, huyến luyện, điều chỉnh sản phẩm, v.v… và tất cả các công đoạn này
đều có thể được hỗ trợ bởi các hệ thống thơng tin. Trong đó, hệ thống thơng tin sản xuất ở
cấp chiến thuật – hệ thống thông tin Just-in-time sẽ giúp loại trừ lãng phí trong việc dùng
máy móc, khơng gian, thời gian làm việc và vật tư.
Các hệ thống thơng tin về marketing, bán hàng như CRM cịn có giúp kiểm tra yêu cầu
đã từng được giải quyết hay chưa, phân công giải quyết yêu cầu hỗ trợ và bảo trì, cập
nhật thơng tin về u cầu mới phát sinh giúp doanh nghiêp ứng biến kịp thời khi phản
ứng lại yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hệ thống CRM giúp

các nhà quản lý dịch vụ khách hàng tạo ra và quản trị các yêu cầu dịch vụ. Ví dụ như
phần mềm Call Center thực hiện chuyển hướng các cuộc gọi đến các bộ phận hỗ trợ
khách hàng, phần mềm Help Desk trợ giúp khách hàng khi gặp khó khan liên quan đến
sản phẩm/dịch vụ, … Các hệ thống CRM giúp doanh nghiệp xác định được các khách
hàng tiềm năng và trung thành nhất. Các công cụ này cho phép tổ chức xác định được ai
là khách hàng tiềm năng, ai là khách hàng trung thành để định hướng và đánh giá các
chiến lược Marketing.
6. Đối với việc thu mua các yếu tố đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị
Hệ thống thông tin sản xuất và kinh doanh ở cấp chiến lược giúp thiết kế bố trí sản xuất
trong doanh nghiệp, lên kế hoạch đánh giá công nghệ, lập kế hoạch yêu cầu vật tư, các
nguồn lực kinh doanh và phần mềm sản xuất tích hợp CiM (Computer - intergrated manufacturing). Bằng hệ thống thông tin sản xuất và kinh doanh, các hoạt động thu mua
các yếu tố đầu vào sẽ được kiểm soát, nhà quản lý dễ dàng điều khiển, phân chia nguồn
lựa để tối ưu hiệu quả sử dụng.
Không chỉ vậy, hệ thống thơng tin MRP (Material Requirement Planning) cịn hỗ trợ xác
định dòng thời gian, tồn kho và nguồn dữ liệu có thể được cân nhắc trong kế hoạch.
Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu này để đề xuất các vấn đề liên quan đến nguyên vật
liệu đang cần, cần cái gì, cần bao nhiêu và khi nào cũng như nhu cầu về tài nguyên. Khi
những đề xuất này được đánh giá, có thể tạo ra đơn đặt hàng sản xuất và mua hàng cần
thiết để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng với thời gian sản xuất được xác định.

11

download by :


7. Phát triển cơng nghệ
Về cơ bản, chính việc ứng dụng hệ thống thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp cũng
là một cách phát triển công nghệ, giúp tối ưu mọi quy trình và làm việc một cách khoa
học, năng suất hơn. Khi ứng dụng các hệ thống thông tin ở các cấp, kết hợp với những hệ
thống chuyên dụng như ERP (hệ thống lên kế hoạch quản trị nguồn lực) nâng cấp sự

chuyên nghiệp trong mọi khâu vận hành. Từ việc tự động hóa, giảm quy trình, bảo mật
thơng tin, cho đến việc chuẩn hóa các bước đem dịch vụ đến với khách hàng, hệ thống
thông tin giúp cho doanh nghiệp tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, tăng hiệu quả
cạnh tranh nhờ tối ưu nguồn lực.
8. Quản trị nguồn nhân lực
Hệ thống thông tin quản trị nhân lực sẽ cho ra các thông tin đầu ra như: báo cáo lương,
thưởng, các khoản phúc lợi, bảo hiểm; kế hoạch, nhu cầu nhân lực, hồ sơ lý lịch nhân sự,
báo cáo kỹ năng làm việc, v.v... Hệ thông phản ánh đầy đủ và toàn diện về tiềm năng về
trí lực của từng con người trong một tập thể, bao gồm cả số lượng, chất lượng.

Hình 4. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực

Hệ thống thông tin quản trị nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp và các cán bộ quản lý
những thông tin tổng hợp về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bằng hệ thống quản lý
lương, quản lý vị trí làm việc. Định kỳ, hệ thống thơng tin vị trí việc làm sẽ tiến hành
phân tích cơng việc theo u cầu củacác phịng ban (nếu có), sau đó lấy thơng tin những
nhân viên trong cơng ty phù hợp yêu cầu để tiến hành lập danh mục các vị trí lao động
theo ngành nghề, và danh mục vị trí việc làm cịn thiếu nhân lực. Hệ thống hỗ trợ quản lý
người lao động, đánh giá tình hình thực hiện công việc và con người, báo cáo lên cấp trên
để làm cơ sở đặt ra yêu cầu đào tào về bảo hộ lao động hay thay đổi môi trường làm việc
cho phù hợp.

11

download by :


Mặt khác, hệ thống quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ tuyển chọn nhân viên và sắp xếp công
việc một cách hợp lý. Bằng việc hỗ trợ nhàn quản lý ra các quyết định khi tuyển người
lao động, phân tích thiết kế việc làm, quyết định phát triển và đào tạo nhân viên, kế hoạch

hóa trợ cấp cho người lao động, hệ thống thông tin sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp những
lợi ích cho chính nhân viên, tạo ra mơi trường làm việc thân thiện, tăng khả năng cạnh
tranh với các đối thủ khác bởi chính năng lực của nhân viên trong công ty.
9. Cơ sở hạ tầng tổ chức
Hệ thống thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc quản trị tổng qt, lập kế hoạch, tài
chính, kế tốn, pháp lý, quan hệ với các cơ quan nhà nước và quản trị chất lượng. Không
giống như các hoạt động bổ trợ khác, cơ sở hạ tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị của doanh
nghiệp chứ không chỉ cho những hoạt động riêng lẻ nào.
Hệ thống thông tin nội bộ của doanh nghiệp đóng vai trị như một cây cầu, liên kết giữa
các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Nó thu thập, cung cấp thơng tin cho những đơn
vị cần thiết để thực hiện các mục đích khác nhau mà doanh nghiệp đề ra, giúp cho các
nhà quản trị của doanh nghiệp có bức tranh tồn cảnh về tình hình sản xuất, kinh doanh,
tài chính… của doanh nghiệp, từ đó có thể ra những quyết định kinh doanh phù hợp,
đúng đắn và có hiệu quả.
 Kết luận
Có thể nói, hệ thống thơng tin chính là một cơng cụ đắc lực, là cánh tay phải giúp các
danh nghiệp phát triển, tạo ra giá trị thương hiệu bằng việc cung cấp chuỗi giá trị nói
chung và vị thế cạnh tranh tối ưu trên thị trường không chỉ ở Việt Nam mà cịn ở các thị
trường quốc tế. Chính vì thế, nó đóng một vai trị quan trọng, khơng thể thiếu đối với
chuỗi giá trị của mỗi doanh nghiệp khi vừa hỗ trợ, cải thiện khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp điều hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí làm giảm giá
thành, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm được bán ra. Hơn nữa, hệ thống
thông tin cũng giúp rút ngắn và liên kết khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng,
nhà cung cấp; hỗ trợ trong nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh như phép lưu trữ một khối
lượng lớn thông tin cần thiết như thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, thông tin về sản
phẩm, giá bán, nhãn mác, chi phí, … giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ và các hoạt động
kinh doanh diễn ra trơn tru và tiết kiệm thời gian. Hệ thống thơng tin hiện nay đóng vai
trị trung gian giữa các doanh nghiệp với môi trường và xã hội. Mỗi doanh nghiệp cần
phải nắm bắt chính xác và kịp thời các nhu cầu của khách hàng và xã hội, cung ứng chuỗi
giá trị gia tăng theo thời gian để tránh bị thụt lùi, lạc hậu, cũng như tạo được chỗ đứng

trên thị trường.

11

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình hệ thống thơng tin quản lý, TS Trần Thị Song Minh, Đại học Kinh tế Quốc
dân (2011)
2. Management Information System, Kenneth C.Laudon & Jane P.Laudon (2017)
3. Lợi thế cạnh tranh – Michael Porter (2017) – Định nghĩa về chuỗi giá trị
4. Investopedia.com – Material Requirements Planning (MRP), by Will Kenton (2021)
/>5. Lyuong.net – Hệ thống thông tin Quản trị nhân lực
/>6. What is ERP - Helmut Klaus, Michael Rosemann, Guy G Gable - Information Systems
Management Resource Centre Queensland University of Technology Brisbane, Australia
/>
11

download by :



×