Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.03 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ Chính sách phát triển nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn :
TS Dương Hồng Anh

Sinh viên thực hiện:
Ngơ Thị Ngọc
Mã sinh viên: 18D160182

HÀ NỘI - 2021


TĨM LƯỢC
Nơng nghiệp Việt Nam là một ngành cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
nó có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế quốc gia cũng như góp một phần
khơng nhỏ vào GDP. Đặc biệt, hơn 70% dân số nước ta tham gia vào các hoạt động nơng
nghiệp. Vì vậy việc phát triển tốt một nền nơng nghiệp hiện đại sẽ đóng góp một vai trò
rất lớn trong phát triển kinh tế nước nhà. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Việc nghiên cứu về vấn đề chính sách phát triển nông nghiệp là vô cùng cần thiết
đối với sự phát triển nền nơng nghiệp cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tân Uyên
nói riêng.
Bằng các phương pháp nghiên cứu, đề tài chỉ ra nội dung chính sách phát triển
nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, thực trạng chính sách phát triển nơng nghiệp


trong những năm gần đây. Từ đó thấy được những mặt tích cực, những vấn đề cịn tồn tại
trong chính sách phát triển nơng nghiệp, sự cần thiết của việc hồn thiện chính sách phát
triển nơng nghiệp để có những giải pháp, kiến nghị hợp lý phát triển nông nghiệp nhằm
phát triển hạ tầng thương mại tạo nền tảng cho hoạt động thương mại hiệu quả

i


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ...................................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ............................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận ...........................................................1
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................2
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ......................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNNÔNG
NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG ......................................................................................5

1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................5
1.1.1

Khái niệm chính sách................................................................................................................... 5

1.1.2


Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp ............................................................................... 5

1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nơng nghiệp của địa phương .....................6
1.2.1

u cầu của chính sách phát triển nơng nghiệp của địa phương .................................................... 6

1.2.2

Mục tiêu của chính sách phát triển nơng nghiệp của địa phương ................................................... 7

1.2.3

Vai trị của chính sách phát triển nơng nghiệp .............................................................................. 7

1.2.4

Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp ........................................................................... 8

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp
của địa phương .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU 12

2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. ....... 12
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội .............................................................................................. 12

2.1.2 . Thực trang phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2016-2021 .................................................................................... 15
2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện

Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ................................................................................................ 20

2.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên,

i
i


tỉnh Lai châu .................................................................................................................. 21

2.3.1.

Chính sách thu hút đầu tư phát triển nơng nghiệp ...................................................................... 21

2.3.2. Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nơng nghiệp23
2.3.3.

Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ...................................................... 25

2.3.4.

Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản ............................................ 26

2.4. Đánh giá thực trạng các chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân
Uyên, tỉnh Lai Châu ....................................................................................................... 27
2.4.1 Thành công và tồn tại ................................................................................................................... 27

2.4.2. Nguyên nhân........................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 30

3.1. Quan điểm và định hướng hồn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo ......... 30

3.1.1.

Quan điểm ................................................................................................................................ 30

3.1.2.

Định hướng .............................................................................................................................. 30

3.2. Kiến nghị các giải pháp hồn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trênđịa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.......... 31

3.3 Kiến nghị ................................................................................................................. 34
3.3.1.

Đối với Trung ương .................................................................................................................. 34

3.3.2.

Đối với Sở nông nghiệp và PTNN tỉnh Lai Châu ....................................................................... 34

3.4. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 35
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 37

i

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1 . Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 ............... 7
Biểu đồ 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân uyên giai đoạn 2016-2021 ............. 8
Bảng 2. Tình hình ngành chăn nuôi huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 ............... 10

i
v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cơ sở hạ tầng

CSHT
CSVCKT
KCN

Cơ sở vật chất kỹ thuật
Khu công nghiệp
Khoa học công nghệ

KHCN
KH – KT

Khoa học kỹ thuật

v



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Nơng nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của
sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp.
Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm khơng những gắn liền với q trình kinh
tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông
nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật
kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp
ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc,
cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn nuôi bao
gồm việc ni súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm...
Tân Un là tỉnh có vị trí địa chính trị, chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an
ninh, nhưng hiện vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, phần đa là
các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực nông thôn, kết cấu hạ tầng
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn yếu kém; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự
cung, tự cấp vẫn là chủ yếu; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển
kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên đã có nhiều
cố gắng, vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giá trị sản
xuất hàng năm đạt trung bình 89 tỷ đồng, lợi nhuận trung bình đạt trên 46 tỷ đồng; đời
sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các chính sách về nơng nghiệp
đã được trung ương ban hành và huyện Tân Uyên cũng đã có những chính sách riêng về
phát triển sản xuất nơng nghiệp; các chính sách này đã có tác động nhất định đến tình hình
kinh tế - xã hội nói chung, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp ở huyện Tân Un nói riêng.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện cịn bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp thực tiễn,
chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào
lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tư cho ngành nơng nghiệp cịn thấp, chiếm 9,9% tổng đầu tư xã

hội, đóng góp 37,7% tổng giá trị sản xuất. Hoạt động đầu tƣ còn dàn trải, thiếu trọng tâm
trọng điểm, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp chủ lực của tỉnh. Đầu tư trong nội
bộ ngành nơng nghiệp cũng có biểu hiện mất cân đối giữa trồng trọt, chăn ni và lâm
nghiệp. Vì vậy, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá cụ thể để có sự đột phá về cơ
chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, nâng cao
quy mô sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hóa nơng sản; đẩy mạnh

1


liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học và công nghệ vào
sản xuất, tiếp cận thị trường…

Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Chính sách phát triển nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “ , là đề tài mang tính cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính
sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

2.2.

Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận là nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây
dựng chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn đến
2025.

2.3.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu đã nêu, sinh viên xác định nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài khóa luận như sau

- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Từ những vấn đề tồn tại trong xây dựng chính sách phát triển nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021, trên quan điểm và định
hướng phát triển chính sách nơng nghiệp của huyện Tân Uyên, đề xuất giải
pháp xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân
Uyên giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
- Phạm vi thời gian: Nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ
năm 2016 đến nay( thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 9 năm 2021)
giai đoạn 2016-2021; các giải pháp áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025 và
những năm tiếp theo.
- Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số chính sách phát
triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
2


Tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong
nghiên cứu đề tài khóa luận


4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
a) Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa
học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ
quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ
chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Các phương pháp thu
thập dữ liệu:

- Dữ liệu thứ cấp từ Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông nghiệp ( PTNN)
huyện Tân Uyên: Tất cả các báo cáo tình hình hình tế- xã hội, báo cáo đề án,
báo cáo quy hoạch, tài liệu từ Phịng Nơng nghiệp và PTNT…
- Dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài: Thu thập số liệu qua các văn bản, sách bảo, qua
luận văn của sinh viên trường Đại học Thương mại, từ các trang Website…
b) Phương pháp phân tích
Là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng
bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này được sử dụng trong toàn
bộ luận văn. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những thành cơng và hạn
chế trong các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phương pháp này được sử
dụng để phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Uyên để chỉ ra những thành công và hạn chế. Phương pháp phân tích cịn
đƣợc sử dụng để đề xuất các giải pháp nhằm thực thi tốt hơn nữa chính sách nơng
nghiệp ở huyện Tân Un trong thời gian tới.

c) Phương pháp tổng hợp
Là liên kết từng mặt, từng bộ phận thơng tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý
thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với
phương pháp phân tích. Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp đã khái quát
thành cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển nơng nghiệp ở chương1;
những thành tựu và hạn chế trong thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở chương 2 và

đề xuất các giải pháp ở chương 3.

d) Phương pháp so sánh

3


Là phương pháp xem xét quan hệ giữa các trị số của một chỉ tiêu phân tích. Các trị số
chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là số gốc . Tùy mục đích lựa chọn gốc so
sánh thích hợp. Nhờ phương pháp này, luận án làm rõ được những thay đổi cả vê chất
và lượng qua thời gian.

e) Phương pháp phân tích chi tiết
Là phương pháp mà khi tiến hành phân tích một đối tượng nghiên cứu phức tạp, người
phân tích thường khơng chỉ đánh giá một cách tổng quát mà còn tiến hành phân chia nhỏ
đối tượng để nghiên cứu kỹ hơn. Phương pháp này nhằm cụ thể hóa từng vấn đề, từng bộ
phận cấu thành và quá trình diễn biến, phát triển hiện tượng, sự kiện trong không gian, thời
gian khác nhau.

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngồi các phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu,
kết luận và tài liệu tham khảo kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nơng nghiệp ở địa phương.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa
bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Chương 3: Định hướng và hoàn thiện chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoán đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

4



CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm chính sách
Theo James Anderson: “Chính sách là một q trình hành động có mục đích theo
đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Theo
Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường
lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh
vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính
chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa,
mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số
nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên
nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.
Đinh Dũng Sỹ (2008) cho rằng chính sách có mối tương quan rất mật thiết với
chính trị và phápluật, chính sách là cụ thể hóa đường lối chính trị của Nhà nước.
Franc Ellis cho rằng "trên tầm vĩ mơ, chính sách được xem như đường lối hành động
màChính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó, có thể là kinh tế, xã
hội và mơi trường”.
Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động
về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được
và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện
trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội
– mơi trường.

1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển nơng nghiệp

Chính sách phát triển nơng nghiệp là chính sách bảo vệ lợi ích kinh tế của nông dân
thông qua các biện pháp như trợ giá, trợ cấp thu nhập trực tiếp và khuyến

5


khích nâng cao hiệu quả thơng qua việc hỗ trợ họ trong q trình cơ giới hóa, áp
dụng cơng nghệ mới và hình thức tổ chức mới.
Theo PGS. TS. Lê Đình Thắng: "Chính sách phát triển nơng nghiệp được hiểu là tổng
thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nơng nghiệp và các ngành có liên
quan, nhằm tác động vào nơng nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn nhất
định"
Chính sách phát triển nơng nghiệp thể hiện hành động của Chính phủ nhằm thay
đổi môi trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
Các quan niệm về chính sách, chính sách phát triển nơng nghiệp trên đây đứng trên
các góc độ nghiên cứu, phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung đều thống
nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm vào mục đích phát triển nền kinh tế nói
chung và nơng nghiệp nói riêng từ sự can thiệp của Chính phủ.
Chính sách phát triển nơng nghiệp có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực sản xuất,
phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các
tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất, các tác động đến
sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các vấn đềcó liên quan đến tổ chức phối
hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyền sản phẩm gồm thị trường
sản phẩm của nông nghiệp, giá bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản phẩm, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu dùng sản phẩm gồm
chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu sản phẩm...

1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nơng nghiệp của địa phương
1.2.1 u cầu của chính sách phát triển nơng nghiệp của địa phương
Chính sách nơng nghiệp của các quốc gia, khu vực, vùng miền đều mang những nét đặc

thù với màu sắc riêng. Chính sách nơng nghiệp thường bao hàm cả chính sách kinh tế và
chính sách phi kinh tế. Ngày nay nông nghiệp không chỉ lànơi sản xuất ra của cải vật chất
mà cịn là địa bàn có số lượng dân cư rất đông. Nông nghiệp, nông thôn là nơi lƣu giữ các
giá trị văn hóa tinh thần của xã hội, là nơi thực hiện các q trình bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài
nguyên quốc gia. Nông nghiệp không chỉ sản xuất ra của cải cho xã hội mà còn là môi trường
tự nhiên, môitrường xã hội cho phát triển bền vững. Vì vậy, chính sách phát triển của các quốc
gia đều mang những đặc trƣng riêng. Các chính sách này khơng chỉ nhằm phát triển kinh
tế mà cịn phải góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến văn hóa, xã hội, truyền
thống. Đảm bảo cho nơng nghiệp phát triển bền vững chính là đảm bảo sự cân bằng của xã
hội. Trên thực tế nông dân luôn là lực lượng bị thiệt

6


thịi nhất trong q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đất đai bị thu hẹp, do
năng suất lao động thấp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên... cho nên
thu nhập của ngƣời nông dân thƣờng thấp trong xã hội. Các chính sách phát triển nơng
nghiệp ngồi mục đích kinh tế cịn phải hƣớng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí,
lưu giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa tinh thần...

1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển nơng nghiệp của địa phương
Trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, chính
sách phát triển nông nghiệp của địa phương cần đạt được những mục tiêu tổng quát sau:
Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm cho nông nghiệp, nông thơn
phát triển tồn diện. Sự phát triển tồn diện của nơng nghiệp được thể hiện đa dạng hố các
sản phẩm nông nghiệp, vừa phát huy thế mạnh của việc sản xuất sản phẩm vừa tận dụng mọi
khả năng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Chính
sách phát triển nơng nghiệp còn nhằm kết hợp phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn
như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nơng nghiệp, và thương mại dịch vụ.
Thứ hai, Chính sách phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp

bền vững, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Trong
lĩnh vực kinh tế một mặt vừa bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phải phát triển toàn
diện các ngành nông nghiệp phải cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng ở trong nước và phát huy lợi thế so sánh của các ngành hướng mạnh
ra xuất khẩu). Về mặt xã hội, chính sách nông nghiệp một mặt phải tạo ra môi trường sản
xuất - kinh doanh thuận lợi, mặt khác phải hướng đến xố đói, giảm nghèo trong nơng
thơn, từng bước thực hiện sự cơng bằng xã hội. Chính sách nơng nghiệp cịn hướng đến
việc bảo vệ mơi trường sinh thái.
Thứ ba, Chính sách phát triển nông nghiệp phải bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn
định, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và quốc phịng.

1.2.3 Vai trị của chính sách phát triển nơng nghiệp
- Chính sách phát triển nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong việc định
hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, định hướng chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nơng nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện.
Thứ hai, định hướng điều tiết sự mất cân đối trong nơng nghiệp. Trong nơng
nghiệp,chính sách nơng nghiệp định hướng cân bằng các lĩnh vực: sản xuất - tiêu

7


dùng, đầu vào - đầu ra, tích luỹ - đầu tư, xuất khẩu - nhập khẩu, thu - chi ngân
sách…

- Chính sách phát triển nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong việc phát
triển cân đối các vùng lãnh thổ: gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển.
- Chính sách nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong việc khai thác có hiệu
quả các tiềm năng trong nơng nghiệp, đó là đất đai và lao động và đây cũng là hai
nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và nơng nghiệp nói riêng.
- Chính sách nơng nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo

vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
- Chính sách nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong việc tác động đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế. Trong thời gian dài nước ta áp dụng cơ chế quản lý kinh tế
kế hoạch hoá tập trung đã phát sinh ra nhiều tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến
phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng, đặc biệt là hiện tượng quan
liêu bao cấp. Trong giai đoạn hiện nay,chính sách nơng nghiệp phải có vai trò to
lớn trong việc tác động đổi mới cơ chế này, từng bước xoá bỏ hiện tượng quan liêu
bao cấp trong nền kinh tế.
1.2.4 Nội dung của chính sách phát triển nơng nghiệp
a) Chính sách thu hút đầu tư phát triển nơng nghiệp
Có hai nhóm chính sách có tác động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp
huyện. Một là, nhóm chính sách ưu đãi đầu tư của chính quyền Trung ương đối với doanh
nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp. Các chính sách này được áp dụng chung đối với tất cả các
địa phương trong cả nước. Chính quyền huyện tổ chức thực hiện các chính sách này trên
địa bàn huyện, nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nơng nghiệp huyện.Chính sách
ưu đãi của chính quyền trung ương gồm các chính sách thuế và khuyến khích về thuế
đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, chính sách ưu đãi tín dụng, ưu đãi
về đất đai, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách bảo hiểm
nơng nghiệp (hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp,..). Hai là, nhóm các chính sách
ưu đãi riêng của chính quyền huyện , được áp dụng riêng cho các doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp của địa phương.Trên cơ sở các quy định chung của pháp luật, chính sách
của chính quyền Trung ương, điều kiện đặc thù của địa phương và chính sách của chính
quyền huyện, chính quyền huyện có thể xây dựng một số chính sách của địa phương để
thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp.

b) Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp

8



Nhà nước đã có những định hướng về mặt cơ chế cho phát triển khoa học, công
nghệ như: Cơ chế đặt hàng, cơ chế quỹ, cơ chế khoán, cơ chế liên kết và cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó là hệ thống các chính sách hỗtrợ nghiên cứu,
ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội, trong
đó có ngành nông nghiệp, được thể hiện thông qua các chương trình quốc gia về
KHKT đến năm 2020, chương Phát triển sản phẩm quốc gia; Hỗ trợ phát triển tài
sản trí tuệ; Đổi mới công nghệ quốc gia; Phát triển công nghệ cao; Nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; Chương trình KHKT phục
vụ phát triển nơng thơn mới; Các Chương trình/đề án Phát triển và ứng dụng kỹ thuật
sinh học trong nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo phát triển Khoa học kỹ thuật phù hợp với phát triển sản xuất nông
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã ban hành Chiến lược phát triển Khoa học kỹ
thuật cho nơng nghiệp đến năm 2020 với những nhóm chính sách cụ thể như:

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia
nghiên cứu, hồn thiện cơng nghệ và chuyển giao cơng nghệ mới, mua cơng
nghệ trong nước hoặc nước ngồi để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
- Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế theo
các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Nhà nước đảm bảo quỹ đất cho tổ chức khoa học và công nghệ ngành nơng
nghiệp và phát triển để nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm. Các tổ chức và cá
nhân đang sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, giữ giống gốc, giống
đầu dịng, nhân giống, mơ hình trình diễn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
nghiên cứu, chuyển giao đƣợc sử dụng lâu dài, được hưởng chính sách ưu đãi
cao nhất tiền thuế sử dụng đất.
c) Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao
động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một nềnnông nghiệp bền

vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nơng thơn, đa dạng hố nơng nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính chất
quyết định là vốn. Liên quan đến vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, trong những năm
gần đây Đảng ta khẳng định: Nhà nước cân đốicác nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng
cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và

9


điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp, nơng thơn.
Về chính sách huy động đầu tư vốn cho nông nghiệp, Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã
ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cụ thể hóa
chỉ đạo của Nghị quyết 26, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản liên quan trực
tiếp đến chính sách đầu tư cho nơng nghiệp, như : Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định
61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn và các chính sách hỗ
trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, hay Quyết định 315/QĐ-TTg (về bảo hiểm nông
nghiệp), Quyết định 1956/QĐ-TTg (về đào tạo nghề nông thôn)... và mới đây nhất, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 210/NĐ - CP ngày 19/12/2013 về một số chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp.

d) Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản
Bên cạnh Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho nơng nghiệp, chính sách liên kết sản xuất
gắn với chế biến và tiêu thụ nơng sản đóng vai trị rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn kinh
tế đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo cơ chế thị trường. Từ năm 2002, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ- TTg về khuyến khích tiêu thụ nơng sản thơng
qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện
như : Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg, ngày 25-8-2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông
sản thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về khuyến khích
phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn;

Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản
xuất, tiêu thụ nông sản theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn.

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông
nghiệp của địa phương
Một là, nhân tố quan trọng và chi phối trước tiên đến chính sách nơng nghiệp là thể chế
chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Đó chính là chế độ chính trị - xã hội của các quốc gia được
hiến pháp qui định với bản chất và hình thức tổ chức của nhà nước. Mỗi chế độ chính trị - xã
hội khác nhau có bản chất và hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và cũng có những khác
biệt nhất định khi xây dựng và thực thi hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, trong đó có chính
sách phát triển nơng nghiệp.
Hai là, chính sách nơng nghiệp chịu sự tác động và chi phối của việc định hướng,
chiến lược phát triển của nhà nước. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chiến

1
0


lược phát triển của Đảng thành những chính sách cụ thể nhằm thực hiện thành cơng
chủ trương lớn đó.
Ba là, q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến chính sách phát triển
nơng nghiệp. Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế nói chung và khu vực
kinh tế nơng nghiệp nói riêng của các quốc gia khơng thể khơng hịa nhập vào khu vực và toàn
cầu, các sản phẩm từ nơng nghiệp đang đƣợc tồn cầu hóa. Nó chi phối mạnh mẽ các chính
sách nơng nghiệp; chẳng hạn nhƣ chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành nông sản... Do vậy, trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, nền nơng
nghiệp nước ta khơng thể khơng hịa nhập vào nền kinh tế nơng nghiệp thế giới.
Bốn là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến chính sách nơng
nghiệp. Q trình hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp chịu tácđộng

của những thành tựu khoa học, công nghệ của quốc gia đó và của thế giới. Khoa học kỹ
thuật ngày nay đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành động lực
cho sự tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia. Chính mức độ và quy mơ áp dụng trình độ
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của một quốc gia sẽ quy định việc xây dựng
và thực hiện chính sách nơng nghiệp. Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ tạo ra động lực và
mục tiêu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách nơng nghiệp cho mỗi quốc gia.
Năm là, điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, mơi trường, địa hình, thổ nhưỡng,
nguồn nước... có ảnh hưởng rất quan trọng đến chính sách nơng nghiệp. Chính sách nơng
nghiệp ở một quốc gia mà hội tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp sẽ
khác với các nƣớc có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Sáu là, quy mơ, tốc độ gia tăng dân số có tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính
sách nông nghiệp của một quốc gia. Một quốc gia mà có quy mơ dân số lớn, có tốc độ gia tăng
dân số nhanh thì nhu cầu về lương thực,thực phẩm là rất lớn, do đó sẽ có cách quan tâm tương
đối đặc thù so với một quốc gia quy mô dân số nhỏ, tốc độ gia tăng chậm.
Bảy là, chính sách nơng nghiệp cịn chịu sự tác động của điều kiện thực hiện bản thân
chính sách. Chính sách nơng nghiệp được xây dựng phải dựa trên điềukiện kinh tế, trình độ
phát triển của một quốc gia cụ thể. Các mục tiêu và giải pháp của chính sách nơng nghiệp
khơng thể vượt quá các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng khu vực, vùng miền.
Nếu thoát ly điều kiện thực thi chính sách nơng nghiệp sẽ khó có cơ hội thành cơng.

1
1


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU.

2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnhLai
Châu.


2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Huyện Tân Uyên được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2009 theo Nghị
định số 04/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ. Là một huyện thuộc vùng
sâu, vùng xa của cả nước, Tân Un nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Lai Châu, cách
thành phố Lai Châu khoảng 60 km; cách Sa Pa, điểm du lịch lớn của quốc gia
43 km. Thị trấn huyện lỵ cách trung tâm huyện Than Uyên 40 km và cách thị
trấn huyện lỵ Tam Đường 25 km.
- Huyện có tọa độ địa lý từ 22o07’ đến 22o17’ vĩ độ Bắc và 103o33’ đến
103o53’ kinh độ Đông với vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu;
+ Phía Nam giáp huyện Than Un, tỉnh Lai Châu;
+ Phía Đơng giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai;
+ Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Huyện Tân Uyên được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 90.326,75 ha diện tích tự
nhiên và 42.221 nhân khẩu của huyện Than Uyên (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và
nhân khẩu của các xã: Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc,
Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít và thị trấn Tân Uyên).

1
2


b) Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Tân Uyên chia cắt khá phức tạp. Có thể chia thành 2 khu vực
chính:

- Khu vực phía Đơng là sườn núi phía Tây của dãy Hồng Liên Sơn, núi cao địa
hình hiểm trở, có độ dốc lớn.

- Phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m.
Địa hình huyện thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của
huyện có độ cao trên 800 m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25o và bị chia
cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam; có nhiều dãy núi có
độ cao từ 1.500-2.000 m so với mực nước biển. Có sơng,nhiều khe, suối; có những
dải đồng bằng ở độ cao trung bình khoảng 500-600 m so với mực nước biển. Xen kẽ
núi đồi có nhiều thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp.

c) Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa
khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường
xuất hiện gió khơ hanh, ít mưa nên lượng nước rất ít.
Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 19,6oC. Tổng tích ơn cả năm trung bình
là 8.121oC. Do có cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng

1
3


cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu
mát, lạnh và ẩm quanh năm.
Lượng mưa ở Tân Uyên khá lớn và có sự phân bố khơng đều trong năm. Mưa lớn tập
trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6,7, 8 và thường chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.
Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm
nghiệp cũng như việc thi cơng cáccơng trình xây dựng trên địa bàn huyện.

d) Thủy văn
Huyện thuộc lưu vực sơng Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5- 1,7km/km2). Hệ
thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không

đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;
ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếu nước, dòng chảy thường bị cạn kiệt nên có nguy cơ bị
hạn hán.

e) Tài nguyên
Tân Uyên có 7.298 ha đất nơng nghiệp, trong đó có 2.516 ha ruộng nước, 1.902 ha
màu, 1.232 ha chè…

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tiềm năng kinh tế
Tân Uyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp vàchăn
ni đại gia súc.

b) Văn hố, xã hội
Tân Un là nơi sinh sống của bà con 8 dân tộc gồm: Thái, Kinh, Mông, Khơ
Mú, Dao, Lào, Giáy và Tày. Trong đó, người Thái chiếm số đơng với gần 52%. Dự kiến
khi 2 cơng trình thủy điện Huội Quảng và Bản Chát hồn thành, dân số Tân Un sẽ có
sự biến động lớn vì phải tiếp nhận thêm gần 2.000 hộ dân tái định cư.
Người Thái (cịn có tên gọi khác là Táy, Hàng Tổng, Pa Thay, Thổ Đà Bắc)ở Tân Uyên
gồm 2 nhóm là Thái đen và Thái trắng, 2 nhóm được phân biệt qua trang phục và cách vấn
tóc của phụ nữ có chồng. Phụ nữ Thái đen khi đã lấy chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc lên đỉnh
đầu) cịn với phụ nữ Thái trắng thì vấn tóc bình thường như các thiếu nữ. Trang phục của
phụ nữ Thái rất độc đáo với chiếc áo cóm bó sát người đính hàng cúc bướm bằng bạc;
chiếc váy màu đendài chấm gót, đầu đội khăn piêu.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật tưới nước, đắp phai, đào
mương... lúa nước là nguồn lương thực chính, ngồi lúa nước, dân tộc Thái còn nổi
tiếng với các sản phẩm như vải thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, đệm ngủ
làm từ bông lau bền, đẹp. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có từ 30 – 80 nóc nhà
kề nhau, sinh sống dọc theo các con suối, nguồn nước.


1
4


Dân tộc Giáy (tên gọi khác là Pú Giáy hoặc Hún Giáy hay Nhắng, Dẳng, Xạ...) chủ yếu
sống bằng nghề trồng lúa nước, ngồi ra cịn làm rẫy, chăn ni và nghề thủ công đan lát các
sản phẩm phục vụ nghề chài lưới. Người Giáy rất thích màu đỏ, theo quan niệm của dân tộc
Giáy, màu đỏ là biểu tượng của may mắn và hưng phát, người Giáy có hình thức hát giao
duyên rất sôi nổi và hấp dẫn.

c) Tiềm năng du lịch
Tân Uyên hấp dẫn du khách nhờ những lễ hội truyền thống của bà con dân tộc thiểu
số như lễ hội Lồng tồng, cầu cho mùa màng tốt tươi của dân tộc Giáy; lễ Mừng mưa rơi
(Om đim, Om đang); lễ Cầu mưa (Pa sưm); lễ xin lửa Thần bếp; lễ hội Mah grợ và điệu
múa Vêlr guông, lễ cúng Hồn lúa, Mẹ lúa (Hmạl, Hngọ) của dân tộc Khơ Mú.
Vào dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, người Khơ Mú thường đốt nương gieo trồng, trỉa
hạt xuống đất. Họ làm lễ Palr Hmal Phlưa (lễ xin lửa với hồn bếp), đồng thời tổ chức Lễ
Pa Sưm (cầu mùa, cầu mưa), đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho
nương rẫy được bội thu.
Tháng 3, tháng 4 âm lịch những năm hạn hán, người già trong bản thường bày trò
cho trẻ em múa sạp, múa mắc chân ba người để trời làm sét cho mưa. Trai gái mặc áo
mưa, đội nón giữa trời nắng, đi đến từng nhà trong bản, đến nhà nào thì nhà đó lấy
chậu nước vo gạo hay nước trong ống dội vào họ. Người Khơ Mú tin rằng làm như vậy
thì trời sẽ đổ mưa giúp cây lúa lên xanh tốt.
Vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, khi cây lúa đã trổ bơng. Những bà chủ nướng sẽ đóng
vai “Mẹ lúa” (Ma ngọ) lên nương cắt những bông lúa xanh làm cốm, bơng vàng đem về
luộc chín, khơi khơ làm cốm để làm lễ Mah Quai, dâng cơm, lúa non cho tổ tiên.
2.1.2 . Thực trang phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2016-2021
Giai đoạn 2016-2021, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đối mặt với

khơng ít thách thức; trong tỉnh, những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế cùng với những
thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND huyện,
cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và tồn thể nhân dân trong huyện,
tình hình kinh tế của huyện cơ bản ổn định và đạt được những kết quả tích cực.

a) Lĩnh vực trồng trọt

1
5


Bảng 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021
(Đơn vị: Tấn)

(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tân Uyên năm20162021)
Biểu đồ 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân uyên giai đoạn 2016-2021

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững.
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện 6 tháng đầu năm 2021 đạt
2.683/2.650 ha, đạt 101,2% KH, giảm 95 ha so với năm 2020; Sản lượng lương thực 6
tháng đầu năm ước đạt 14.031,7/13.780 tấn, đạt 101,8% KH, tăng 371,5 tấn so với năm
2020. Tổng diện tích chè trên địa bàn huyện 3.152,4 ha, trong đó chè
1
6


kinh doanh 2.441,5 ha. Sản lượng chè búp tươi toàn huyện tính đến ngày 25/5/2021
đạt 7.319 tấn, đạt 38,5% KH, tăng 1.868 tấn so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó: Cơng ty
Cổ phần trà Than Un là 1.983 tấn, Công ty Chè Hồng Đức 655 tấn, Hợp tác xã Phúc

Khoa 900 tấn, Hợp tác xã Mường Khoa 930 tấn, HTX Tân Tiến 500 tấn, HTX Vinh Tâm
650 tấn, các đơn vị chế biến khác và nhân dân thu hái, chế biến 1.701 tấn). Dự kiến đến
hết tháng 5, sản lượng Chè búp tươi trên địa bànhuyện ước đạt 8.500 tấn. Qua bảng số
liệu ta thấy nhìn chung sản lượng các loại cây trồng giai đoạn 2016-2021 tăng đều qua các
năm. Cụ thể là :
Đối với cây lương thực: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2017 là
6.973,4/6.840 ha, đạt 102% KH, tăng 23,4 ha so với năm 2016. Tổng sản lượng lương thực
ước đạt 31.885,6 tấn, đạt 102,3% KH, tăng 913,6 tấn so với năm 2016. Tổng diện tích gieo
trồng cây lương thực năm 2018 là 6.947,2/6.950 ha, đạt 99,9% KH, giảm 26,2 ha so với năm
2017; Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 32.551,3/32.000 tấn, đạt 101,7% KH, tăng
665,8 tấn so với năm 2017. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2019 là
6.915,8/6.870 ha, đạt 100,7% KH, giảm 31,4 ha so với năm 2018; Tổng sản lượng lương thực
cả năm ước đạt 32.269,4/32.200 tấn, đạt 100,2% KH, giảm 281,7 tấn so với năm 2018.Tổng
diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2020 là đạt 6.762/6.733 ha, đạt 100,4% KH, giảm
153,8 ha so với năm 2019; Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 31.850/32.200 tấn, đạt
98,9% KH, giảm 390 tấn so với năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2021: Lúa vụ Đông Xn có tổng diện tích gieo cấy
1.777/1.750 ha đạt 101,5% KH, giảm 18 ha so với cùng kỳ năm 2020, năng suất trung
bình ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 9.773,5/9.600 tấn, đạt 101,8% KH, tăng 572,3 tấn so
với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng ngơ có xu hướng bị thu hẹp dần theo các năm
: 6 tháng đầu năm 2021 thực hiện trồng 906/900 ha đạt 100,5% KH, giảm 77 ha so với
cùng kỳ năm trước (trong đó trồng trên ruộng 1 vụ 415,9 ha, ngơ bán ngập 36 ha, trồng
trên đất bãi 454,1 ha), năng suất ước đạt 47 tạ/ha, sản lượng ước đạt 4.258,2/4.180 tấn đạt
101,9% KH, giảm so với cùng kỳ năm trước 361,9 tấn.
Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp vấn đề bảo đảm an ninh lương thực là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhất là trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp. Do đó, cùng với việc chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, thời gian
qua, bà con nông dân trong huyện đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao
năng suất, bảo đảm mục tiêu về sản lượng.
Đối với cây công nghiệp và cây trồng trồng khác: Theo như số liệu thống kê tổng diện

tích chè trên địa bàn huyện 3.152,4 ha, trong đó chè kinh doanh 2.441,5 ha. Sản lượng chè búp
tươi tồn huyện tính đến ngày 25/5/2021 đạt 7.319 tấn, đạt

1
7


38,5% KH, tăng 1.868 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng chè tăng đều qua các
năm từ 12.500 tấn năm 2016 lên 20.050 tấn năm 2020. Theo đó, cùng với việc hồn thành mục
tiêu về diện tích gieo trồng cây hàng năm trong vụ đông xuân 2020-2021, huyện đã đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế. Năm nay, thực hiện theo định
hướng của ngành nông nghiệp, các địa phương tập trung mở rộng diện tích lúa sản xuất theo
chuỗi giá trị và các cây trồng hàng hóa gắn với tiêu thụ, chế biến. Ưu tiên trồng các loại cây có
thể thực hiện sơ chế thủ công, thời gian bảo quản dài, như: ngơ, khoai tây, hành, tỏi, bí đỏ, cây
gai xanh...
Hiện nay, hầu hết cây trồng được gieo trồng trong vụ đông xuân đang bước vào giai
đoạn cuối vụ, chuẩn bị thu hoạch. Đây là thời điểm quyết định đến năng suất và sản lượng
của tồn vụ. Vì vậy, ngành nơng nghiệp cùng chính quyền các địa phương và bà con nơng dân
sẽ tiếp tục thực hiện cơng tác phịng, trừ sâu bệnh cuối vụ. Tập trung điều tiết nước hợp lý trên
diện tích lúa đang trỗ, chín sữa, duy trì việc tưới đủ ẩm cho cây trồng cạn, kết hợp việc tích
trữ, sử dụng tiết kiệm nước để chuẩn bị cho sản xuất vụ thu mùa 2021.

b) Lĩnh vực chăn ni
Bảng 2. Tình hình ngành chăn ni huyện Tân Un giai đoạn 2016-2021
(Đơn

vị

:


con)

(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nơng nghiệp huyện Tân Uyên năm 2016-2021)
Những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện được quan tâm, chú trọng phát triển
những lồi vật ni có tiềm năng, lợi thế hướng tới tăng năng suất, sản lượng và giá trị
sản phẩm. Tuy nhiên, quy mơ chăn ni cịn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu sự liên kết sản xuất
theo chuỗi.
Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Đối với chăn nuôi gia súc tổng đàn gia súc
năm 2016 là 45.806 con giảm xuống còn 39.506 con năm 2020. Tổng đàn

1
8


gia cầm tăng từ 180.373 con năm 2016 lên 221.000 con năm 2020. Đặc biệt là
trong chăn nuôi lợn, do bệnh dịch tả lợn châu Phi, tổng chăn nuôi lợn giảm đều qua các
năm. Nhưng theo số liệu thực tế sản lượng thịt hơi không ngừng tăng qua các năm, bình
qn giai đoạn 2016-2020 tăng 3,4%/năm. Có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu giống
các loại vật nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn và gia cầm, người chăn nuôi đã sử
dụng nhiều giống vật nuôi nhập nội, giống lai có tốc độ sinh trưởng và phát triển
nhanh, kết hợp chăn nuôi theo tiêu chuẩn với sử dụng thức ăn cơng nghiệp, góp phần
nâng cao năng suất trong chăn ni.
Tình hình chăn ni 6 tháng đầu năm tương đối ổn định, tổng đàn gia súc,gia cầm trên
địa bàn huyện đến 10/5/2021 có 251.549/271.572 con, đạt 92,6% KH, tăng 19.685 con so
với cùng kỳ năm 2020, giảm 8.957 con so với tháng 12/2020. Đàn gia súc có 39.465/41.572
con, đạt 94,9% KH, tăng 1.986 con so với cùng kỳ năm 2020, giảm 41 con so với tháng
12/2020. Tổng đàn gia cầm có 212.84/230.000 con, đạt 92,2% KH, tăng 17.699 con so với
cùng kỳ năm 2020, giảm 8.916 con so với tháng 12/2020.
Cơng tác kiểm sốt giết mổ và kiểm dịch vận chuyển được thực hiện chặt chẽ, từ
01/1/2021 đến 12/5/2021 đã tổ chức kiểm soát giết mổ 1.344 con gia súc (Trong đó Lợn

1.116 con, Trâu bị 228 con). Phun tiêu độc khử trùng năm2021: Chỉ đạo các xã, thị trấn
tổ chức phun định kỳ đợt I, đến nay thực hiện cấp phát 597 lít cho 07 xã, thị trấn, tiến hành
phun khử trùng được 55 lít (trong đó riêng phun xã Phúc Khoa phun được 32 lít tại khu vực
xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục). Hiện các xã, thị trấn đang tiếp tục triển khai phun khử
trùng.Triển khai đăng vắc xin tiêm phòng đợt 1 năm 2021, đến nay đã có 10/10 xã, thị trấn
đăng ký với số lượng 6.490 liều, thực hiện tiêm được 2.328 liều (trong đó riêng vắc xin
Viêm da nổi cục tiêm được 375/375 liều). Tiêm phịng dại chó mèo: Các xã, thị trấn đăng ký
3.250 liều, hiện đã triển khai tiêm phòng được 2.236 liều.

c) Thủy sản
Cơng tác phát triển diện tích ni trồng được đẩy mạnh, tổng diện tích ni trồng đạt
132 ha. Nhân dân thực hiện công tác cải tạo ao nuôi, vệ sinh môi trường nuôi, thực hiện thả
cá cho mùa vụ mới. Tổng sản lượng thu hoạch cả năm đạt 500 tấn, trong đó sản lượng từ
ao ni là 440 tấn, sản lượng từ đánhbắt ở lòng hồ là 60 tấn.
Triển khai ni cá lồng trên lịng hồ thủy điện, tổng số lồng trên địa bàn toàn
huyện là 209 lồng (thể tích khoảng 25.080 m3) tăng 62 lồng so với năm 2020, trong đó
có 180 lồng hiện đang ni các giống cá như cá Trắm, cá Rô phi đơn tính, cá Chép và
một số loại cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng, Cá Bống.

1
9


×