Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về giải tỏa khai thác khoáng sản vàng sa khoáng trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.67 KB, 26 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG CÁN BỘ - CÔNG CHỨC





LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH KHÓA XVI NĂM 2013
Tổ chức tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Từ ngày 02 tháng 10 năm 2013 đến ngày 02 tháng 01 năm 2014


Tình huống quản lý
Quản lý nhà nước về giải tỏa khai thác khoáng sản vàng sa khoáng trên địa
bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu



Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy
Chức vụ : Phó trưởng phòng
Đơn vị công tác : Phòng NN&PTNT Huyện Than Uyên
Tỉnh Lai Châu





Hà Nội, tháng 12 năm 2013


1
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian tham gia khóa học bồi dưỡng quản lý nhà nước
chương trình chuyên viên chinh, tôi đã được trang bị những kiến
thức quản lý nhà nước rất bổ ích cho công việc của một công chức
đã công tác tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Nhân dịp này, tôi
xin trân trọng cám ơn các giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền
thụ kiến thức giúp tôi có những kiến thức sâu hơn, áp dụng vào
công việc thực tế của mình trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Tôi xin được cảm ơn các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND-
UBND huyện Tân Uyên và các phòng ban, ngành cơ quan chức năng
có liên quan đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp đầy đủ thông tin có liên
quan, làm cơ sở cho việc hoàn thành bài tập tình huống này.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 3
1.1. Hoàn cảnh ra đời 3
1.2. Mô tả tình huống 3
PHÂN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 5
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống 5
2.1.1. Mục tiêu chung 5
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 5
2.2. Cơ sở lý luận 5
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 8
2.3.1. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác trái phép 8
2.3.2. Đối với nhân dân và chính quyền địa phương 9
2.3.3. Nguyên nhân xảy ra sự việc 10
2.3.4. Hậu quả 11

PHẦN III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 12
3.1. Mục tiêu giải quyết 12
3.2. Phương pháp giải quyết 12
3.3. Lựa chọn phương án giải quyết 13
3.4. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án 14
3.4.1. Các bước thực hiện 14
3.4.2. Kết quả thực hiện 18
PHÂN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
4.1. Kết luận 19
4.2. Kiến nghị 20
4.2.1. Đối với các Bộ, ngành Trung ương 20
4.2.2. Đối với tỉnh 21
4.2.3. Đối với huyện 21
4.2.4. Đối với UBND các xã, thị trấn và các tổ chức được cấp phép 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, đặc
biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên này được phân bố chủ yếu ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn tài nguyên khoáng sản đã đem lại
nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Tân Uyên được thành lập theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày
31/10/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Than
Uyên để thành lập huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Huyện Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, diện tích tự
nhiên 89.732,88 ha, 47.262 nhân khẩu với 10 dân tộc anh em cùng sinh sống,

dân tộc Thái chiếm 49,28%, dân tộc Kinh chiếm 14,99%, dân tộc Mông
chiếm 17,79%, dân tộc Khơ Mú 7,48%, dân tộc Dao 4,68%, dân tộc Lào
4,48%, dân tộc Giáy 1,06%, dân tộc Tày 0,13%, dân tộc Ê đê 0,01%, dân tộc
khác 0,1% (Số liệu tính đến ngày 31/12/2011), có vị trí giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
- Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Tân Uyên có địa hình chia cắt phức tạp, phổ biến là kiểu địa hình đồi
núi cao, địa hình thung lũng, có nhiều con sông, suối như: Nậm Mu, Nậm
Sỏ, Nậm Ngò, Nậm Cả, Nậm Ui rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ
cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Khoáng sản vàng sa khoáng được khai thác
từ năm 2008 dọc theo sông Nậm Mu và suối Nậm Sỏ, tại địa bàn các xã
Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít.
Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản vàng sa khoáng trong
những năm qua đã đạt được kết quả nhất định, một số Công ty đã đầu tư khai
thác, góp phần đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương, giải quyết
công ăn việc làm, cải thiện đời sống của một bộ phận người lao động. Tuy
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


2
nhiên, trong một vài năm gần đây nguồn khoáng sản vàng sa khoáng bị khai
thác bừa bãi, xảy ra tranh chấp, không quy hoạch cụ thể; một số Công ty và cá
nhân không tuân thủ theo các quy trình sản xuất và giấy phép thăm dò, khai
thác được UBND tỉnh cấp nên đã gây ra nhiều hậu quả xấu như: Ô nhiễm
nguồn nước trên sông, sạt lở đất, sạt lở đường, giao thông, bãi bồi, đất canh
tác sản xuất nông nghiệp gây bức xúc trong nhân dân. Đó là vấn đề mà các
cấp, các ngành của huyện Tân Uyên đã và đang kiên quyết giải quyết, nhằm
tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác khoáng sản, đảm

bảo nguồn thu cho ngân sách địa phương, giữ vững ổn định tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Qua một thời gian được học tập và tiếp thu những kiến thức về quản lý
Nhà nước chương trình chuyên viên chính, qua quá trình công tác thực tế tại
địa phương, tôi lựa chọn tình huống: “Quản lý nhà nước về giải tỏa khai thác
khoáng sản vàng sa khoáng trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”
thông qua một tình huống cụ thể nhằm làm sáng tỏ kiến thức đã học và đề
xuất một số giải pháp trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản trên địa bàn huyện Tân Uyên.












Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


3
PHẦN I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Tình huống là một sự việc xảy ra trong hoạt động quản lý Nhà nước về
tình hình thăm dò, khai thác khoáng sản vàng sa khoáng trên địa bàn huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Sự việc này đã xảy ra trong hoạt động quản lý Nhà

nước không những của huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu mà nhiều địa phương
trong và ngoài tỉnh Lai Châu cũng đang gặp phải. Đặt ra những vấn đề trước
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đòi hỏi cán bộ công chức, viên chức
nhà nước có thẩm quyền và những cán bộ có liên quan đến vụ việc, sự kiện đó
phải phân tích và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Tình huống xảy ra
thực tế trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn.
1.2. Mô tả tình huống
Tại địa bàn các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít, huyện Tân Uyên có 08
tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác vàng sa khoáng trái phép tại 10
điểm. Trong đó: xã Nậm Cần 01 điểm, xã Nậm Sỏ 07 điểm, xã Tà Mít 02
điểm thuộc khu vực sông Nậm Mu, suối Nậm Sỏ; 05/08 tổ chức, cá nhân vào
khai thác bắt đầu từ tháng 7/2011, còn lại 03/08 tổ chức, cá nhân vào khai
thác tháng 11/2011, diện tích khai thác lòng sông, suối khoảng 5,0 ha, đất sản
xuất nông nghiệp (đất trồng lúa) của nhân dân bản Phiêng Sỏ, xã Nậm Sỏ với
diện tích 0,5 ha.
Các tổ chức, cá nhân nêu trên dùng phương tiện khai thác là máy xúc,
sàng trượt và tàu để khai thác. Trong đó có 06 điểm dùng tàu khai thác, 04
điểm sử dụng máy xúc và sàng trượt.
Việc khai thác của các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của nhân dân, làm biến
dạng đất bãi bồi ven sông, suối, gây cản trở dòng chảy sông, suối ảnh hưởng
đến giao thông của nhân dân trong khu vực làm cho tình hình an ninh trật tự
trên địa bàn các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít nói riêng và địa bàn huyện Tân
Uyên càng thêm phức tạp.
Trong số các tổ chức, cá nhân nêu trên, chỉ có Công ty cổ phần tập
đoàn Sao Sáng được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khảo sát sơ bộ khoáng
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


4

sản vàng sa khoáng dọc theo suối Nậm Sỏ, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên (tại
Công văn số 771/UBND-CN ngày 30/6/2011, với diện tích 80 ha. Trong đó
Khu vực 1 diện tích 54 ha, khu vực 2 diện tích 26 ha, thời gian khảo sát 06
tháng kể từ ngày ký), còn lại các tổ chức, cá nhân khác không có giấy phép
khảo sát, khai thác.
Đặc biệt, tháng 9 năm 2011, UBND huyện Tân Uyên nhận được báo
cáo của UBND xã Nậm Sỏ về việc nhân dân bản Tho Ló, xã Nậm Sỏ và một
số công nhân thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Sao Sáng xảy ra xô xát, gây mất
trật tự trị an, đánh người gây thương tích, phá hoại tài sản công dân tại địa bàn
bản Tho Ló, xã Nậm Sỏ và một số đơn kiến nghị, đề nghị của nhân dân các
xã: Nậm Cần, Tà Mít về việc các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép vàng sa
khoáng làm mất đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân ảnh hưởng đến đường
giao thông đi lại của nhân dân, gây ô nhiễm môi trường mà không bồi
thường, hỗ trợ. Cụ thể sự việc như sau:
Tháng 6 năm 2011, UBND tỉnh Lai Châu cấp giấy phép, cho phép Công
ty cổ phần tập đoàn Sao Sáng được phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng
sản vàng sa khoáng trên địa bàn xã Nậm Sỏ. Đến cuối năm 2011, công ty tiến
hành khai thác vào khu vực bãi bồi thuộc bản Tho Ló không thông báo cho
UBND xã Nậm Sỏ và nhân dân trong khu vực được biết, nên việc khai thác của
Công ty đã bị một số công dân bản Tho Ló ngăn cản. Về phía Công ty vẫn tiếp
tục tổ chức thăm dò, khai thác vì đây là diện tích đã được cấp phép.
Ngày 20 tháng 12 năm 2011, một số công dân bản Tho Ló, xã Nậm Sỏ
kéo ra bờ sông nơi neo đậu tàu thuyền đã có hành vi chửi bới, ném đá vào tàu
thuyền và phương tiện sản xuất của các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép.
Công nhân của công ty đã dùng thuyền chở 20 người lên bờ cầm dao và gậy
đánh một số người dân, hậu quả làm bị thương 2 người dân. Chính quyền xã
Nậm Sỏ và các ngành chức năng đã giải tán đám đông và đưa người bị thương
đi cấp cứu. Đến 21 giờ 10 phút cùng ngày có hai công nhân của công ty cổ
phần tập đoàn Sao Sáng đang đi trên đường thuộc địa phận bản Tho Ló, xã
Nậm Sỏ, thì bị một số người dân bản Tho Ló chặn đánh. Tình hình an ninh,

trật tự tại bản Tho Ló trở nên mất ổn định.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


5
PHÂN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
2.1.1. Mục tiêu chung
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền trong
việc quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Uyên theo
quy định của Luật Khoáng sản và các quy định của pháp luật khác; giải quyết ổn
định tình hình an ninh chính trị tại các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước
về lĩnh vực khoáng sản, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác
tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Xác định rõ trách nhiệm của Công ty cổ phần tập đoàn Sao Sáng và các
tổ chức, cá nhân trong quá trình thăm dò, khai thác vàng sa khoáng tại địa bàn.
- Đưa ra các giải pháp nhằm chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản vàng sa khoáng trái phép.
- Giải tỏa dứt điểm các hoạt động thăm dò khai thác và di dời toàn bộ
tài sản phương tiện khai thác vàng sa khoáng trái phép của các tổ chức, cá
nhân tại các xã Tà Mít, Nậm Sỏ, Nậm Cần để bảo vệ môi trường, khôi phục
hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp , ổn định tình hình an ninh trật tự, an
ninh nông thôn, không tạo thành điểm nóng trong nhân dân; khi thực hiện giải
tỏa các cơ quan chuyên môn phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật;
yêu cầu các tổ chức, cá nhân nêu trên di dời toàn bộ tài sản, phương tiện khai
thác ra khỏi địa bàn huyện theo kế hoạch.
2.2. Cơ sở lý luận
- Để có cơ sở giải quyết tình huống này, các cơ quan quản lý Nhà nước,

cơ quan có liên quan và cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải
quyết vụ việc phải thực sự am hiểu pháp luật về lĩnh vực tài nguyên khoáng
sản và bảo vệ môi trường; nắm chắc các lý do thực tế của tình huống để phân
tích, lựa chọn các quy định của pháp luật để áp dụng giải quyết và ra văn bản,
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


6
quyết định xử lý tình huống đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo
quyền lợi và lợi ích của Công ty và của người dân; đồng thời phải có biện
pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các văn bản này.
- Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị
định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Khoáng sản và có hiệu lực thi hành từ ngày
25/4/2012; Tại Điều 81, Luật Khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày
17/11/2010 có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 quy định về trách nhiệm quản lý
Nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân các cấp.
- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác hoạt động thăm
dò, khai thác, chế biến, sử dụng, xuất khẩu khoáng sản, theo đó không cấp
phép mới khai thác vàng sa khoáng.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành các văn bản:
+ Công văn số 1129/UBND-CN ngày 30/9/2011 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc yêu cầu Công ty cổ phần tập đoàn Sao Sáng tạm dừng hoạt động
khảo sát và lập quy trình khảo sát sơ bộ.
+ Công văn số 1314/UBND-CN ngày 18/10/2011 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc rà soát, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
+ Công văn số 119/UBND-CN ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc không cấp phép đối với các hoạt động khai thác vàng sa khoáng
trên địa bàn tỉnh.

+ Công văn số 566/UBND-CN ngày 25/2/2012 của UBND tỉnh về việc
tăng cường giải tỏa dứt điểm các khu vực khai thác vàng sa khoáng trái phép
trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lai Châu. UBND huyện Tân
Uyên giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện,
UBND các xã Tà Mít, Nậm Sỏ, Nậm Cần thực hiện giải tỏa các tổ chức hộ gia
đình, cá nhân khai thác vàng sa khoáng trái phép đảm bảo tuân thủ theo quy
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


7
định của pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, lập lại trật tự kỷ cương trong
quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản.
+ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của UBND huyện
thành lập tổ công tác giải tỏa khai thác khoáng sản trái phép tại địa bàn các
xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít huyện Tân Uyên.
+ Kế hoạch số 01/KH-GT ngày 06/02/2012 của Tổ công tác giải tỏa
khai thác khoáng sản trái phép tại địa bàn các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
+ Thông báo số 01/TB-TGT ngày 06/02/2012 của Tổ công tác giải tỏa
kế hoạch làm việc với các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vàng sa
khoáng trái phép tại địa bàn các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít, huyện Tân
Uyên.
- Yêu cầu cuộc giải tỏa phải đạt được kết quả, tuân thủ đúng quy định
của pháp luật.
+ Giải quyết theo thẩm quyền; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội
tại khu vực có khoáng sản, khắc phục các hậu quả tồn tại, hạn chế trong quá
trình hoạt động khai thác khoáng sản như: Đảm bảo môi trường, nước sinh
hoạt, sản xuất của nhân dân, hoàn thổ các vị trí làm biến dạng đất bãi bồi ven
sông suối làm ảnh hưởng đến giao thông, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp

của nhân dân trong khu vực.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân
hiểu rõ được việc khai thác khoáng sản trái phép và tự giác chấp hành, không
phải thực hiện cưỡng chế buộc di dời.
- Đảm bảo lợi ích của nhân dân trong khu vực: Đây là mục tiêu được
xác định nhằm đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép và nhân
dân trong khu vực không tạo thành điểm nóng, gây xung đột, giảm bớt đơn
kiến nghị, đề nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân có thể khiếu kiện vượt cấp.
Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan quản lý nhà nước và cán
bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền cần phải tham mưu UBND huyện đề
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


8
ra các giải pháp và thực hiện giải quyết theo đúng quy định của Luật Khoáng
sản và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền các quy định pháp luật
về địa phương và nhân dân trong khu vực cùng phối hợp với các cơ quan nhà
nước các cấp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác trái phép
Tại địa bàn các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít thuộc huyện Tân Uyên có
08 tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác vàng sa khoáng trái phép tại 10
điểm. Trong đó: xã Nậm Cần 01 điểm, xã Nậm Sỏ 07 điểm, xã Tà Mít 02 điểm
thuộc khu vực sông Nậm Mu, suối Nậm Sỏ; 04/07 tổ chức, cá nhân vào khai
thác bắt đầu từ tháng 7/2011, còn lại 03/07 tổ chức, cá nhân vào khai thác tháng
11/2011, diện tích khai thác lòng sông, suối khoảng 5,0 ha, đất sản xuất nông
nghiệp của nhân dân bản Phiêng Sỏ, xã Nậm Sỏ với diện tích 0,5 ha.
Các tổ chức, cá nhân khai thác vàng sa khoáng trái phép dùng phương
tiện khai thác là máy xúc, sàng trượt và tàu để khai thác. Việc khai thác của
các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống, sinh

hoạt, sản xuất nông nghiệp của nhân dân, làm biến dạng đất bãi bồi ven sông
suối, gây cản trở dòng chảy sông, suối ảnh hưởng đến đường giao thông của
nhân dân trong khu vực.
Các tổ chức, cá nhân nêu trên, trừ Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Sáng
được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khảo sát sơ bộ khoáng sản sa khoáng
suối Nậm Sỏ, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên tại Công văn số 771/UBND ngày
30/6/2011 với diện tích 80 ha, dọc theo suối Nậm Sỏ tại 2 khu vực gồm: Khu
vực 1, diện tích 54 ha; khu vực 2, diện tích 26 ha; thời gian khảo sát 06 tháng,
kể từ ngày ký, hết hạn là ngày 31/12/2011; còn lại các tổ chức, cá nhân khác
không có giấy phép khai thác.
Việc tổ chức thăm dò, khai thác của Công ty cổ phần tập đoàn Sao
Sáng chưa đúng với vị trí được UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò, khai thác,
tại thời điểm giải tỏa đã quá thời hạn được cấp phép; còn các tổ chức, cá nhân
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


9
khác thì chưa được cấp phép khai thác gây nguy cơ làm mất dòng chảy, xuất
hiện tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm… Từ những vụ việc trên gây bức xúc
cho nhân dân và dẫn đến xô xát giữa một số người dân và công nhân khai thác
vàng sa khoáng.
Nguyên nhân của sự việc trên có trách nhiệm của Công ty chỉ tập trung
làm kinh tế, chưa làm tốt công tác phối hợp với UBND xã Nậm Sỏ và các cơ
quan quản lý nhà nước của huyện trong việc tuyên truyền, giải thích cho nhân
dân, chưa thực hiện công khai khu vực mỏ được phép khai thác và thực hiện
công khai trong việc giao mốc địa giới giữa Công ty và chính quyền địa
phương, chưa thực hiện đúng vị trí được phép thăm dò, khai thác và quy trình
sản xuất, chưa phối hợp với các ngành chức năng trong việc giải quyết những
vấn đề về an ninh trật tự trên địa bàn.
2.3.2. Đối với nhân dân và chính quyền địa phương

Từ mùa lũ năm 2008, đất bãi bồi này lắng đọng bồi trúc trên bản Tho
Ló, xã Nậm Sỏ, người dân tự canh tác không báo cáo UBND xã Nậm Sỏ.
Việc canh tác tại bãi bồi đã đem lại thu nhập cho người dân (có hộ thu được
0,5 tấn thóc/1 vụ và trồng các loại cây hoa màu khác), nên các hộ dân muốn
Công ty và các tổ chức, cá nhân ngừng thăm dò, khai thác để giữ đất canh tác.
Việc khai thác vàng sa khoáng trái phép đã làm mất diện tích sản xuất nông
nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Một bộ phận cán bộ, nhân dân trong xã còn nghi ngờ Công ty cổ phần
tập đoàn Sao Sáng chưa đủ tư cách pháp nhân để thăm dò, khai thác vàng sa
khoáng. Chính quyền và nhân dân địa phương chưa nắm được diện tích của vị
trí thăm dò, khai thác và các mốc giới tọa độ trên bản đồ và thực tế đến đâu,
chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm của Công
ty cổ phần tập đoàn Sao Sáng cũng như các tổ chức, cá nhân đã gây nên các
tình trạng bất ổn về an ninh xã hội. Khi thực hiện khai thác thì chưa làm rõ
trách nhiệm của Công ty cũng như các tổ chức, cá nhân khác với việc đảm
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


10
bảo môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, quyền lợi và trách nhiệm của nhân
dân trong khu vực khai thác như thế nào?
Vai trò lãnh đạo của ban chi ủy chi bộ, khu dân cư kém hiệu quả,
không lãnh đạo được nhân dân. Trong đó một bộ phận nhân dân bỏ sản
xuất nông nghiệp, các cháu học sinh bỏ học tập tham gia khai thác vàng
sa khoáng tại các điểm khai thác nói trên, cá biệt có hộ dân vì lợi ích
trước mắt chuyển nhượng cả diện tích đất ruộng cho Công ty cổ phần tập
đoàn Sao Sáng khai thác trái phép, việc chuyển nhượng này không thông
qua chính quyền địa phương.
2.3.3. Nguyên nhân xảy ra sự việc
- Ủy ban nhân dân các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít còn buông lỏng

công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản trên
sông, suối; việc thực hiện cấp phép thăm dò, khai thác vàng sa khoáng cho
Công ty cổ phần tập đoàn Sao Sáng của các cấp chính quyền chưa thực hiện
đầy đủ quy định của pháp luật về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch, sử
dụng đất theo Luật Đất đai; chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về
đất đai được quy định tại Điều 103 Luật Đất đai. Vì vậy, đã để nhân dân tự do
sản xuất trên bãi bồi.
- Tổ chức được cấp phép mới chỉ chú ý đến lợi nhuận chưa làm tốt
công tác phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương trong việc giữ gìn
an ninh trật tự trên địa bàn, tổ chức khai thác những điểm suối cổ khả năng có
vàng mà không chấp hành đúng vị trí, diện tích được cấp phép, các tổ chức
không được cấp phép ngang nhiên đào, bới lòng sông, suối để khai thác.
- Ý thức và sự hiểu biết, chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế.
- Cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, khi
có sai phạm chưa xử lý kịp thời. Việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn từ
tỉnh đến địa phương và doanh nghiệp chưa thống nhất, hiệu quả chưa cao.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


11
2.3.4. Hậu quả
Việc tổ chức thăm dò, khai thác vàng sa khoáng của công ty cổ phần tập
đoàn Sao Sáng và các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép đã gây ra hậu quả:
- Gây mất an ninh trật tự ở địa phương, nhân dân bức xúc không yên
tâm sản xuất và có thể ảnh hưởng đến cả nhiệm vụ chính trị ở địa phương,
điển hình là ở xã Nậm Sỏ, một số công dân bản Tho Ló, xã Nậm Sỏ đã phát
ngôn nếu chính quyền không giải quyết cụ thể sự việc thì họ sẽ tự giải
quyết và có khi sẽ đốt tàu Một số phần tử xấu lợi dụng sự việc trên kích
động nhân dân nói xấu cán bộ lãnh đạo xã, kích động nhân dân khiếu kiện
vượt cấp đông người.

- Làm biến dạng đất, thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp của
nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân, mất nguồn thu
ngân sách nhà nước.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương lúng túng trước sự việc xảy
ra, nội bộ mất đoàn kết.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


12
PHẦN III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

3.1. Mục tiêu giải quyết
Từ tình huống nêu trên, nhằm làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn
vị quản lý Nhà nước; các tổ chức, cá nhân, nhân dân trong việc khai thác tài
nguyên khoáng sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc khai thác
vàng sa khoáng trên địa bàn; tăng cường và nâng cao hiệu lực, quản lý nhà
nước, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành; phát huy vai
trò giám sát của nhân dân trong công tác tuyên truyền, giám sát việc khai thác
tài nguyên khoáng sản… giải tỏa dứt điểm việc khai thác vàng sa khoáng trên
địa bàn huyện Tân Uyên.
3.2. Phương pháp giải quyết
Từ nội dung, mục tiêu cụ thể của tình huống nêu trên, vận dụng kiến
thức về quản lý nhà nước với chức năng, nhiệm vụ công tác của mình, tôi xin
đề xuất 2 phương án giải quyết tình huống như sau:
- Phương án 1: Tuyên truyền, vận động, thuyết phục, thực hiện đình chỉ
khai thác, yêu cầu các tổ chức, cá nhân nêu trên phải tháo dỡ toàn bộ tài sản,
phương tiện, nhân công phục vụ khai thác ra khỏi địa bàn huyện và hoàn thổ
trả lại hiện trạng ban đầu như: Khơi thông lòng sông, suối, đắp trả lại đất sản
xuất nông nghiệp cho nhân dân.
- Phương án 2: Tổ chức cưỡng chế buộc di dời, yêu cầu các tổ chức, cá

nhân đang tiến khai thác khoáng sản vàng sa khoáng di dời toàn bộ tài sản ra
khỏi địa bàn huyện, nếu cố tình chuyển hồ sơ cho cơ quan pháp luật để giải
quyết nếu không chấp hành chống đối người thi hành công cụ.
Với 2 phương án trên, tôi thấy các phương án đều nêu lên được cách
giải quyết, nhưng ở từng phương án lại có ưu, khuyết điểm riêng.
* Ở phương án 1: Tuyên truyền, vận động, thuyết phục, thực hiện
đình chỉ khai thác, yêu cầu các tổ chức, cá nhân nêu trên phải tháo dỡ toàn
bộ tài sản, phương tiện, nhân công phục vụ khai thác ra khỏi địa bàn huyện.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


13
+ Về ưu điểm: Không gây căng thẳng giữa các tổ chức, cá nhân với cơ
quan quản lý nhà nước, không tốn kém về kinh phí phục vụ cưỡng chế, đảm
bảo hợp tình, hợp lý, có thời gian để các tổ chức, cá nhân tháo dỡ tận dụng tài
sản, có thời gian cho cơ quan quản lý nhà nước củng cố hồ sơ.
+ Hạn chế: Mất nhiều thời gian vì các tổ chức, cá nhân khai thác do đã
đầu tư nhiều tiền vào lắp ráp thiết bị trong khai thác; trong thời gian ngắn
chưa bù lỗ kinh phí; dùng các mối quan hệ gây sức ép ảnh hưởng công việc
giải tỏa; trông chờ vào công văn gia hạn của cấp trên.
* Ở phương án 2: Tổ chức cưỡng chế buộc di dời, yêu cầu các tổ chức,
cá nhân đang tiến khai thác khoáng sản vàng sa khoáng di dời toàn bộ tài sản
ra khỏi địa bàn huyện.
+ Ưu điểm: Nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, thể hiện được sự
cương quyết của chính quyền, tính nghiêm minh của pháp luật, không gây
bức xúc, kéo dài trong nhân dân.
+ Hạn chế: Tốn kém về kinh phí phục vụ giải tỏa, con người,
phương tiện phục vụ giải tỏa, gây căng thẳng giữa các tổ chức cá nhân
nêu trên với chính quyền.
3.3. Lựa chọn phương án giải quyết

Căn cứ vào ưu điểm và tính khả thi của từng phương án, qua nghiên
cứu áp dụng giữa lý luận và thực tế, tôi xin lựa chọn phương án thứ nhất là
phương án tối ưu để giải quyết tình huống đã nêu trên nhằm mục đích cụ thể
như sau:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản trên
địa bàn huyện, đặc biệt là các xã: Nậm Sỏ, Nậm Cần, Tà Mít.
- Giải tỏa, chấm dứt toàn bộ hoạt động khai thác vàng sa khoáng của
các tổ chức, cá nhân di dời toàn bộ tài sản, phương tiện máy móc phục vụ
khai thác ra khỏi địa bàn huyện.
- Tổ chức giải tỏa đảm bảo an toàn về người, tài sản, tiết kiệm kinh
phí giải tỏa.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


14
3.4. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
3.4.1. Các bước thực hiện
- Bước 1: Thành lập tổ kiểm tra, thành phần gồm: Lãnh đạo UBND
huyện làm tổ trưởng; lãnh đạo các cơ quan: Tài nguyên và Môi trường, Công
an huyện làm tổ phó; các thanh viên gồm: Trưởng Ban chỉ huy quân sự
huyện, Chủ tịch UBND, Trưởng công an, Trưởng Ban chỉ huy quân sự các xã:
Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ là thành viên.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch giải tỏa
+ Mục đích: Giải tỏa các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng
sản trái phép tại địa bàn các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít thuộc huyện Tân
Uyên ra khỏi địa bàn huyện Tân Uyên trước ngày 29/02/2112; đánh giá đúng
thực trạng các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đề
xuất biện pháp giải quyết, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định;
Chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động
khai thác khoáng sản.

+ Yêu cầu: Giải tỏa phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định, yêu cầu
các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành Luật Khoáng sản và các quy
định của pháp luật.
+ Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép tại địa bàn các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít, huyện Tân Uyên.
+ Phương pháp: Thực hiện đúng nội dung, thời gian giải tỏa theo kế
hoạch được phê duyệt.
+ Tổ chức giải tỏa: Tạm thời đình chỉ các hoạt động quản lý, các tổ
chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tổ công tác; tổng hợp
báo cáo kết quả giải tỏa; kiểm tra về an toàn phòng chống cháy nổ; an ninh
trật tự, tạm trú, tạm vắng, hợp đồng lao động, bảo vệ môi trường; bảo vệ lực
lượng giải tỏa; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp
luật; các thành viên của tổ giải tỏa theo chức năng, nhiệm vụ giải tỏa, tổng
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


15
hợp báo cáo đề xuất phương án quản lý sau giải tỏa, đồng thời có các biện
pháp yêu cầu các tổ chức, hộ cá nhân nêu trên chấp hành, trên cơ sở hồ sơ cụ
thể và kiến nghị, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
+ Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân bị giải tỏa cung cấp toàn bộ các
hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật khoáng sản, có đại diện các tổ chức, cá
nhân khi tổ đến giải tỏa, đồng thời có biện pháp khắc phục ngay những sai
phạm, yếu kém theo yêu cầu của tổ giải tỏa.
- Bước 3: Họp tổ công tác thông qua kế hoạch, quán triệt rõ mục đích
giải tỏa, thống nhất các nội dung, thời gian, phương pháp giải tỏa, các bước
thực hiện, công tác tổ chức triển khai công tác phối hợp thực hiện.
- Bước 4: Kiểm tra đánh giá tình hình đồng thời tiến hành đình chỉ khai
thác, niêm phong tài sản giao cho chính quyền địa phương và các tổ chức, cá

nhân quản lý, tạm giữ tài sản; trao đổi trực tiếp những người đứng đầu các tổ
chức, cá nhân thống nhất thời gian họp để di dời tài sản, máy móc, phương
tiện và thời gian di chuyển ra khỏi địa bàn huyện.
- Bước 5: Tổ chức họp tuyên truyền, vận động
* Thành phần: + Lãnh đạo UBND huyện.
+ Thành viên tổ công tác;
+ Lãnh đạo UBND các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít.
+ Đại diện các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép.
* Nội dung: + Lãnh đạo UBND huyện quán triệt nội dung cuộc họp.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình
các tổ chức, cá nhân khai thác vàng sa khoáng trái phép tại địa bàn các xã:
Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít, huyện Tân Uyên; ý kiến thảo luận của các cơ
quan chuyên môn và các tổ chức, cá nhân khai thác vàng sa khoáng trái
phép nhất trí với nội dung báo cáo, lãnh đạo UBND huyện, kết luận với các
nội dung sau:
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân chấm dứt mọi hoạt động khai thác vàng
sa khoáng trái phép tại các điểm khai thác thuộc các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ,
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


16
Tà Mít và di chuyển toàn bộ tài sản, nhân công phục vụ khai thác ra khỏi địa
bàn huyện và hoàn thổ, trả lại hiện trạng ban đầu như: Khơi thông lòng sông,
suối, đắp trả lại đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân:
+ Đối với các điểm khai thác vàng sa khoáng trái phép sử dụng máy
xúc, sàng trượt để khai thác di chuyển ra khỏi địa bàn huyện trước ngày
15/02/2012.
+ Đối với các điểm khai thác khoáng sản vàng sa khoáng trái phép sử
dụng tàu để khai thác di chuyển ra khỏi địa bàn huyện trước ngày 29/02/2012.
Các tổ chức, cá nhân khai thác vàng sa khoáng trái phép tại các điểm

khai thác có đơn cam kết, xây dựng kế hoạch thời gian hoàn thổ, tháo dỡ
phương tiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế có xác nhận của UBND huyện và
tổ công tác.
Sau thời hạn nêu trên các tổ chức, cá nhân không chấp hành tháo dỡ, di
chuyển UBND huyện xử lý theo quy định của pháp luật như: Xử lý vi phạm
hành chính, tạm giữ, tịch thu; cưỡng chế máy móc, phương tiện phục vụ khai
thác vàng sa khoáng trái phép ra khỏi khu vực theo quy định của Luật khoáng
sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mọi chi phí cưỡng chế do các tổ chức,
cá nhân chi trả.
- Giao Tổ công tác, UBND các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít theo dõi
thường xuyên, không để tái diễn, giám sát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoàn
thổ; tháo dỡ, di chuyển máy móc, phương tiện ra khỏi địa bàn huyện và báo
cáo kết quả, tiến độ thực hiện của các tổ chức, cá nhân về UBND huyện trước
16 giờ 30 phút hàng ngày, (qua đồng chí Chánh Văn phòng HĐND-UBND
huyện, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường) để có ý kiến chỉ đạo.
- Giao Công an huyện tham mưu UBND huyện đề nghị Công an tỉnh
mở niêm phong để các tổ chức, cá nhân tháo dỡ, di chuyển; chủ trì, phối hợp
với UBND các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít theo dõi đăng ký tạm trú; nắm
bắt tình hình an ninh trật tự đối với các đối tượng trông coi, tháo dỡ máy móc,
phương tiện để di chuyển ra khỏi địa bàn huyện.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


17
- Giao phòng Tài nguyên và Môi trường mở niêm phong đối với các tàu
đã bị các cơ quan của huyện niêm phong để các tổ chức, cá nhân tháo dỡ, di
chuyển; chủ trì, phối hợp phòng Tư pháp, các cơ quan có liên quan và UBND
các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít tham mưu UBND huyện thực hiện quy
trình, trình tự cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành theo
quy định của pháp luật; thời gian xong trước ngày 31/3/2012.

- Giao Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện các nội dung Thông báo kết luận của UBND huyện đối với UBND
các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít, các cơ quan, đơn vị có liên quan; các
thành viên tổ công tác báo cáo về UBND huyện.
+ Các tổ chức, cá nhân ký cam kết tháo dỡ, di dời tài sản ra khỏi địa
bàn huyện.
- Bước 6: Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện của các tổ
chức, cá nhân việc chấp hành tháo dỡ.
- Bước 7: Họp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt giải tỏa và
báo cáo cấp trên.
Trong các bước nêu trên bước nào cũng quan trọng xong bước 5 là
quan trọng nhất, vì nếu các tổ chức, cá nhân sau khi được tuyên truyền, vận
động mà thống nhất thoải mái về tư tưởng tự nguyện tháo dỡ, di dời, thực
hiện đúng cam kết thì kết quả đạt được theo yêu cầu. Do đó, lý luận của cơ
quan quản lý nhà nước phải rõ ràng có lý, có tình, thể hiện sự nghiêm minh,
cương quyết của pháp luật, nêu rõ việc khai thác trái phép, trách nhiệm, lợi
ích của các các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép trong việc chấp hành,
không chấp hành việc tháo dỡ di dời, nếu cố tình không chấp hành chuyển hồ
sơ đến cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, buộc phải cưỡng
chế, tịch thu tài sản, bán thanh lý tài sản nộp vào ngân sách nhà nước làm ảnh
hưởng đến kinh tế của các tổ chức, cá nhân.
Các tổ chức, cá nhân gây khó khăn, chống đối người thi hành công vụ
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, khởi tố nếu đủ điều kiện.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


18
3.4.2. Kết quả thực hiện
Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ công tác
mặc dù mất rất nhiều thời gian với ít người nhưng với nghiệp vụ chuyên môn,

vận dụng linh hoạt trong quá trình giải tỏa. Vì vậy, trong thời gian ngắn đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ, 100% tổ chức, cá nhân đã di dời ra khỏi địa bàn
huyện; ổn định đời sống sản xuất của nhân dân, môi trường trong sạch, chấp
hành đúng công tác chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh, đem lại niềm tin cho
nhân dân, thể hiện được tính nghiêm minh của cơ quan pháp luật Nhà nước.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét điều
chỉnh lại diện tích, vị trí đã được cấp phép hoặc thu hồi giấy phép đối với các
tổ chức đã được cấp phép không thực hiện theo đúng quy định của Luật
Khoáng sản.
- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên rà soát các tổ
chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện, chấn chỉnh các tổ
chức vi phạm hoạt động khai thác, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét
giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc.
- Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện tăng cường công tác quản
lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn mình quản lý, không để tái
diễn việc khai thác khoáng sản trái phép như trong thời gian vừa qua, kiên
quyết giải quyết các tổ chức, cá nhân ngay khi vào địa bàn hoạt động.









Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


19

PHÂN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu, học tập lý luận về quản lý nhà nước
(chương trình chuyên viên chính), nhất là phần quản lý nhà nước đối với
ngành, lĩnh vực và đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản. Xuất phát từ tình hình thực tế của huyện Tân Uyên trong việc quản lý
khai thác vàng sa khoáng tại địa bàn các xã: Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít,
huyện Tân Uyên, gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giữ vững
ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, với chức năng nhiệm vụ của
mình, bản thân tôi nhận thức:
- Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa
trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản và
môi trường. Hàng năm phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các dự án phép thăm dò, khai thác nhất là công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên khoáng sản. Khi cấp mới, cấp lại giấy phép hoặc gia hạn
phải đảm bảo đúng quy trình và khoa học: Từ lập hồ sơ, khảo sát, quy hoạch,
cấp phép đầu tư, xem xét đánh giá báo cáo tác động môi trường của quá trình
khai thác với dòng chảy, giao thông đường thủy, an toàn đê điều, phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương sở tại…
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân
dân, các doanh nghiệp cần quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về quản lý khai thác khoáng sản, tạo điều kiện
cho nhân dân giám sát các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước nhất là
lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản theo phương châm:
“Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
- Cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm túc những vi phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia khai
thác vàng sa khoáng trái phép trên địa bàn huyện.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính



20
- Các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản
phải thường xuyên báo cáo cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương nơi
có khoáng sản để tiến hành các hoạt động giám sát kiểm tra việc thực hiện các
nội dung được cấp phép thăm dò, khai thác, cung cấp đầy đủ các thông tin, số
liệu liên quan khi được yêu cầu.
- Trong việc quy hoạch các điểm mỏ, vị trí khai thác phải có quy hoạch,
những định hướng dài hạn, đặc biệt phải quan tâm đến tác động khai thác tài
nguyên khoáng sản với giao thông thủy lợi, ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhất là an
ninh trật tự trên địa bàn.
- Kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng có mối quan hệ khăng khít, chặt
chẽ không thể tách rời. Phát triển sản xuất, gắn với sự ổn định và phát triển
bền vững đó chính là mục đích phấn đấu của các cấp, các ngành trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với các Bộ, ngành Trung ương
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên, xây dựng các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, đến
nay chưa được ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành nên khó khăn
cho việc quản lý, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn,
thiết bị, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là
chế biến sâu, nhất là đối với các loại khoáng sản kim loại; tăng cường trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản trong việc sử dụng
hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Nhà nước cần có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức đủ
năng lực đầu tư một cách có hiệu quả, nhất là khai thác, sử dụng triệt để, tiết
kiệm tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản;

Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


21
đồng thời bảo vệ môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác, đạt mục tiêu
phát triển bền vững; đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản.
4.2.2. Đối với tỉnh
- Trong tình hình khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch, nhiều bất ổn
như hiện nay, đề nghị UBND tỉnh dừng lại việc cấp phép thăm dò, khai thác,
mặt khác phải tăng cường việc tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá và thẩm
định lại hoạt động của những đơn vị đã được cấp phép. Nâng cao năng lực và
vai trò của các tổ chức được cấp giấy phép và chính quyền cơ sở phải chịu
trách nhiệm đầu tiên về công tác quản lý khoáng sản. Khi phát hiện hoạt động
trái phép chính quyền và doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp
xử lý theo thẩm quyền, những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ
quan cấp trên để có biện pháp xử lý.
- Ngoài việc thiếu hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch, các quy
định về nội dung, trình tự thủ tục lập, thẩm định quy hoạch, các hướng dẫn kỹ
thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cũng chưa được xác định, làm cho việc triển
khai những hoạt động này trong thực tế hết sức khó khăn. Để quản lý tốt hoạt
động khai thác khoáng sản phải có những quy định cụ thể ngay từ khâu cấp
phép, thẩm định các dự án cho đến các chế tài xử lý các hành vi vi phạm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
dự án cấp phép thăm dò, khai thác nhất là công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên khoáng sản. Khi cấp mới, cấp lại giấy phép hoặc gia hạn phải đảm
bảo đúng quy trình và khoa học: Từ lập hồ sơ khảo sát, quy hoạch, cấp giấy
phép đầu tư, xem xét đánh giá báo cáo tác động môi trường của quá trình khai
thác không ảnh hưởng đến dòng chảy, giao thông đi lại của nhân dân, phát
triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương sở tại…
4.2.3. Đối với huyện

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng khoáng sản
của các tổ chức, cá nhân, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc những vi phạm
của các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác vàng sa khoáng trên địa bàn huyện.
Tình huống quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính


22
- Yêu cầu các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan
thường xuyên phối hợp giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động
khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Giải quyết dứt điểm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép
thuộc thẩm quyền, thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của
pháp luật trong giải quyết các vụ việc.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể nhân dân các cấp và doanh nghiệp quán triệt sâu sắc các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý khai thác khoáng sản,
tạo điều kiện cho nhân dân giám sát các cấp chính quyền trong quản lý nhà
nước nhất là lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản theo phương
châm: “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.
4.2.4. Đối với UBND các xã, thị trấn và các tổ chức được cấp phép
- Tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, thường xuyên
kiểm tra, chủ động nắm bắt tình hình, phối kết hợp với các cơ quan cấp trên
để có biện pháp xử lý kịp thời. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến
các tầng lớp nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu đây là cơ hội nhân dân
thực hiện quyền làm chủ của mình đối với tài nguyên quốc gia, khắc phục tâm
lý ỷ lại vào các cấp chính quyền.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản
phải thường xuyên báo cáo cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa
phương nơi có khoáng sản để tiến hành các hoạt động giám sát kiểm tra việc
thực hiện các nội dung được cấp phép thăm dò, khai thác, cung cấp đầy đủ

các thông tin, số liệu khi các cơ quan thanh tra, kiểm tra yêu cầu.





×