Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 96 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

—^ɔ^a^^—

ĐẶNG THÙY DƯƠNG

PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐĨI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - năm 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

—^ɔ^a^^—

ĐẶNG THÙY DƯƠNG


PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐĨI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chun ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thái Hưng

HÀ NỘI - năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Đặng Thùy Dương
Là học viên khóa Cao học 20 tại Học viện Ngân hàng
Tơi xin cam đoan rằng luận văn đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng đối với
các doanh nghiệp ngành chăn ni tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam” này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn do Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam cung cấp và do cá nhân tơi tìm hiểu, tổng hợp từ các tài liệu, số
liệu từ các nguồn liên quan. Toàn bộ các nội dung được trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng 04 năm 2021
Người thực hiện

Đặng Thùy Dương



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn người hướng dẫn khoa học - TS. Nguyễn Thị Thái
Hưng, đã tận tình hỗ trợ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn đề
tài “Phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn ni tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Học viện Ngân hàng, Khoa
Sau Đại học và các thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị kiến thức và hỗ trợ tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác, các anh chị đồng nghiệp, cũng như
các anh chị và các bạn học viên đã tích cực quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian hồn thành khóa học và n tâm nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng 04 năm 2021
Người thực hiện

Đặng Thùy Dương


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NI TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.......................................................................................................9
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.............................................9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng ngân hàng..............................................9
1.1.2. Vai trị của tín dụng ngân hàng............................................................12
1.2. PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN
NI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................12
1.2.1. Khái niệm phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại...................12

1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại ...13
1.2.3. Ngành chăn ni và sự cần thiết phát triển tín dụng đối với các doanh
nghiệp ngành chăn nuôi.................................................................................. 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................25
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG
THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020.................................................26
2.1. KHÁI QT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................26
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam...................26
2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam
giai đoạn 2017-2020.......................................................................................28
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM..........................................................................................34
2.2.1. Thực trạng ngành chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay............................34
2.2.2. Các quy định cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP
Cơng Thương Việt Nam.................................................................................37


STT
ĩ
2

2.2.3. Thực trạng phát DANH
triển tín MỤC
dụng đối
VIẾT
vớiTẮT
khách hàng doanh nghiệp ngành

Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
chăn nuôi tại NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020.......38
2.3. ĐÁNH GIÁ CƠNG
TÁC
TRIỂN
TÍN Á
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
ASEAN
Hiệp hội
cácPHÁT
quốc gia
Đơng Nam
NGHIỆP NGÀNH CHĂN NI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG
BCTC
Báo cáo tài chính
VIỆT NAM............................................................................................................49
2.3.1. Những kết quả đạt được......................................................................49
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.........................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................54
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.............................................................................55
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ...................................55
3.1.1. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam........................55
3.1.2. Dự báo xu hướng ngành chăn nuôi.....................................................55
3.2. Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp ngành chăn ni tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.........................................................56
3.2.1. Xây dựng và truyền thơng định hướng phát triển tín dụng đối với doanh
nghiệp ngành chăn ni..................................................................................56

3.2.2. Nhóm giải pháp cải thiện quy định, quy trình nội bộ..........................56
3.2.3. Giải pháp khác....................................................................................66
3.3. Một số kiến nghị với các bên liên quan nhằm phát triển tín dụng đối với
các doanh nghiệp ngành chăn ni .....................................................................69
3.3.1. Kiến nghị đối vớiChính phủ.............................................................69
3.3.2. Kiến nghị với cácBộ, Cơ quan liên quan..........................................71
3.3.3. Kiến nghị đối vớiNHNN Việt Nam..................................................72
3.3.4. Kiến nghị đối vớicác doanh nghiệp chăn nuôi..................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................75
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................77


3

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia

4

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

5

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương

6

CTCP

Cơng ty Cổ phần

7

DN

Doanh nghiệp

8

EVFTA

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Au

9

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

ĩ0

GHTD


Giới hạn tín dụng

ĩĩ
ĩ2

HĐKD
KH-CN

Hoạt động kinh doanh
Khoa học - cơng nghệ

ĩ3
ĩ4

KHDN
MTV

Khách hàng doanh nghiệp
Một thành viên

ĩ5
16

NHNN
NHTM

Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại

ĩ7


NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ĩ8

QĐTD

Quyết định tín dụng

ĩ9
20

RRTD
SME

Rủi ro tín dụng
Nhỏ và vừa



SPDV

Sản phẩm dịch vụ

22

SXKD


Sản xuất kinh doanh

23

TĂCN

Thức ăn chăn ni

24

TCTD

Tổ chức tín dụng

25

TMCP

Thương mại cổ phần


STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

26

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

27

TP

Thành phố

28

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

29
30

TTTM
Vietinbank

Tài trợ thương mại
Ngân hàng Thương mại Cô phần Công thương Việt Nam

31

XHTD

Xep hạng tín dụng




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính cơ bản từ năm 2017-2020.......................................29
Bảng 2.2: Ket quả huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2017 - 2020.................30
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay của Vietinbank giai đoạn 2017 - 2020 phân
theo đối tượng khách hàng......................................................................................31
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động cho vay của Vietinbank giai đoạn 2017 - 2020 phân
theo ngành...............................................................................................................32
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng của KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank giai đoạn
2017 - 2020.............................................................................................................39
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng của các KHDN ngành chăn ni tại VietinBank phân
theo khu vực năm 2018 -2020...............................................................................42
Bảng 2.7: Thị phần tín dụng của VietinBank đối với nhóm KHDN ngành chăn nuôi
phân theo khu vựcnăm 2020................................................................................45
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay KHDN ngành chăn ni tại Vietinbank phân theo nhóm
nợ............................................................................................................................ 46
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng của một số KHDN ngành chăn nuôi tại các TCTD thời
điểm cuối năm 2020................................................................................................48
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mơ hình chuỗi giá trị ngành chăn ni.................................................18
Sơ đồ 1.2: Mơ hình chuỗi giá trị ngành chăn ni.................................................19
Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn hình thành và phát triển của VietinBank........................27
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của VietinBank.............................................................28
Sơ đồ 2.3: Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank phân theo
kỳ hạn giai đoạn 2017 - 2020..................................................................................40
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ tín dụng KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank phân

theo khu vực năm 2020...........................................................................................43


Biểu đồ 2.3: Số dư cam kết ngoại bảng cuối năm và doanh số cam kết ngoại bảng
của KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank giai đoạn 2017 - 2020........................43
Biểu đồ 2.4: Thu nhập từ hoạt động tín dụng liên quan đến các KHDN ngành chăn
nuôi tại VietinBank giai đoạn 2018 - 2020.............................................................. 44


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đang từng bước hội nhập với thế giới, không
chỉ hội nhập về mặt thương mại, mà cịn có sự kết nối sâu rộng trên tất cả lĩnh vực
tài chính, tri thức, khoa học, cơng nghệ.... Điều này địi hỏi thị trường tài chính của
Việt Nam phải phát triển tương đồng với nền tài chính thế giới, các cơng cụ tài
chính cần được sử dụng linh hoạt và các DN Việt Nam trong giao thương với bạn
hàng cần biết phát huy lợi thế của mình. Nhà nước hiện nay cũng đang rất chú trọng
phát huy thế mạnh về nông nghiệp nước ta, phát triển nông nghiệp, nông thơn bền
vững. đặc biệt là khuyến khích các DN ứng dụng KH-CN cao trong các ngành chăn
nuôi, trồng trọt.
Trong những năm gần đây. hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng cho các
DN đang là một công cụ tài chính quan trọng được Việt Nam vận dụng. trong đó.
việc phát triển hoạt động tín dụng đối với các DN ngành chăn nuôi là thực sự cần
thiết bởi:
Thứ nhất, về tình hình kinh tế thế giới. giai đoạn 2019-2020 đang có tốc độ
tăng trưởng thấp nhất trong thập kỷ vừa qua, thậm chí cịn đối mặt với nguy cơ suy

thối kéo dài khi cả 4 chỉ tiêu về tăng trưởng. thương mại đầu tư. lãi suất và lạm
phát đều ở mức thấp. Nguyên nhân là do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chiến
tranh chính trị giữa các nước lớn. xu hướng bảo hộ mậu dịch quay trở lại và đặc biệt
là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến mọi ngành nghề. lĩnh vực và người dân.
Thứ hai, về định hướng trong nước, Chính phủ đã phê duyệt iiChien lược phát
triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại
Quyết định số 986/QĐ-TTg. theo đó. cần hiện đại hóa NHNN Việt Nam và phát
triển hệ thống các TCTD “theo hướng ổn định kinh tế vĩ mơ. ưu tiên kiểm sốt lạm
phát. thúc đẩy tăng trưởng bền vững; đảm bảo mọi người dân và DN có cơ hội tiếp
cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng”. Tại Quyết
định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31/08/2018, NHNN Việt Nam cũng đã ban hành “Kế
hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự
phát triển bền vững”. trong đó nêu rõ mục tiêu: “mở rộng và đa dạng hóa kênh phân
phối, phát triển SPDV ngân hàng; hướng đến đa dạng khách hàng hơn ở nhiều độ


2

tuổi, vùng địa lý và loại hình DN; đồng thời tích cực hướng đến các mục tiêu phát
triển bền vững quốc gia”. Đây chính là định hướng cho các TCTD phát triển hoạt
động tín dụng trong thời gian sắp tới.
Thứ ba, ngành chăn nuôi từ trước đến nay luôn là một nhân tố quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế và sản phẩm của
ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giỏ hàng hóa CPI. ôn định và phát triển được ngành
chăn nuôi sẽ giúp hỗ trợ giảm đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực trong giai
đoạn kinh tế đang có dấu hiệu suy thối. Trong khi đó ngành chăn ni Việt Nam
vẫn cịn nhiều hạn chế do quy mơ nhỏ, năng suất thấp, giá cả đầu vào - đầu ra không
ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Các hộ
chăn nuôi với số vốn thấp sẽ rất dễ ngã gục mỗi khi có dịch bệnh bùng phát hoặc
khi Trung Quốc bất ngờ dừng nhập khẩu thịt từ Việt Nam. Bởi vậy, việc tái cơ cấu

ngành chăn nuôi ứng dụng KH-CN cao là thực sự cần thiết. Điều này địi hỏi Việt
Nam cần có những giải pháp cấp tín dụng phù hợp nhằm khuyến khích và tài trợ
cho các DN tham gia vào làm chăn nuôi với quy mô trang trại lớn, đầu tư KH-CN
cao, chế biến sâu, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
VietinBank hiện đang là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam về
quy mô vốn và mạng lưới chi nhánh, vì vậy VietinBank ln là một trong những
ngân hàng được các DN tin cậy đến giao dịch và đề xuất cấp tín dụng nhằm phục vụ
hoạt động SXKD, trong đó có khơng ít KHDN đang hoạt động trong ngành chăn
nuôi. Tuy nhiên với đặc thù của ngành chăn nuôi dễ gặp rủi ro do thời tiết hay thị
trường, các DN gặp nhiều rào cản khi bắt đầu gia nhập ngành nên số lượng và quy
mô DN hoạt động trong ngành chăn nuôi đề xuất vay vốn tại VietinBank vẫn cịn
tương đối hạn chế.
Do đó, học viên đã lựa chọn đề tài iiPhat triển hoạt động tín dụng đối với các
doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương
Việt Namn làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Tài chính Ngân hàng nhằm mang lại những ý nghĩa khoa học thực tiễn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, học viên đã tham khảo, tiếp
cận nhiều tài liệu gồm các luận văn, luận án, sách và tạp chí chun mơn về đề tài


3

phát triển tín dụng ngân hàng đối với khách hàng ngành chăn nuôi. Nguồn tài liệu
chủ yếu từ Thư viện trường Học viện ngân hàng, Học viện Tài chính, Tài chí tài
chính, mạng internet... Trong giới hạn luận văn này, học viên chỉ đề cập đến một số
cơng trình tiêu biểu, có liên quan, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

>


Nguyễn Thị Tuyến (2012), “Phát triển cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng NN & PTNT tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nằng.
Luận văn này đã xây dựng hệ thống cơ sở luận về phát triển cho vay hộ sản
xuất của NHTM, nêu rõ đặc điểm hoạt động cho vay của các TCTD đối với hộ sản
xuất, các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay hộ sản xuất của NHTM, bao gồm:
nhóm chỉ tiêu về tăng quy mô cho vay, mức độ tăng trưởng của thị phần cho vay,
mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất, sự phù hợp trong cơ
cấu cho vay, chất lượng cung ứng dịch vụ và mức độ kiểm soát rủi ro cho vay.
Về phần thực trạng, luận văn đã phân tích và đánh giá tình hình phát triển cho
vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định trong ngắn hạn
2009-2011. Luận văn có phân tích ngắn gọn mơi trường kinh doanh trên địa bàn
tỉnh, đưa ra các số liệu về: tăng trưởng dư nợ; tăng trưởng số lượng khách hàng;
tăng trưởng thị phần; tăng trưởng thu nhập; cơ cấu cho vay phân theo ngành nghề,
theo hình thức cho vay, hình thức bảo đảm, thời hạn vay vốn; kết quả kiểm sốt rủi
ro tín dụng và khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ. Chương thực trạng
tương đối sát, so sánh đầy đủ các chỉ tiêu đã nêu ở cơ sở luận, từ đó đưa ra các đánh
giá về những mặt làm được và những hạn chế để nêu các giải pháp nhằm thực hiện
định hướng tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng, tăng thị phần.
Tuy nhiên, khi nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ sản xuất của
NHTM, luận văn chưa có liên hệ, phân tích được chi tiết về sự ảnh hưởng của các
nhân tố bên trong và bên ngoài vào kết quả thực tế, do đó phần giải pháp chưa gắn
với việc thay đổi, cải thiện các nhân tố này.

>

Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung, Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh

doanh, Trường Đại học Cần Thơ, “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Quận Ơ Mơn, Cần
Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị,



4

Kinh tế và Pháp luật: 36 (2015).
Bài viết tập trung phân tích về thực trạng vay vốn của hộ chăn ni heo Quận
Ơ Mơn, Cần Thơ, cho thấy nhiều nơng hộ cịn tình trạng vay vốn khơng chính thức
mà vay qua đoàn thể, người thân, vay với lãi suất cao, thậm chí vay tín dụng đen.
Từ đó tác giả nêu một số giải pháp và đề xuất để các hộ chăn ni heo được cấp vốn
chính thức từ các quỹ tín dụng, TCTD có uy tín.

>

Nguyễn Thị Yến (2018), “Tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất nơng nghiệp tại

Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sỹ tài
chính, Học viên Khoa học Xã hội.
Luận văn đã phân loại và phân tích chi tiết các đặc điểm, vai trò của kinh tế hộ
sản xuất nông nghiệp cũng như sự quan trọng của phát triển tín dụng đối với hộ sản
xuất nơng nghiệp. Để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng đối với hộ sản xuất
nơng nghiệp, tác giả đưa ra 2 nhóm chỉ tiêu định lượng và định tính. Luận văn cịn
phân tích sâu thêm liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng, các
nhân tố ảnh hưởng tín dụng hộ sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, tác giả đã nêu một
số bài học thực tiễn về tăng trưởng tín dụng phục vụ hộ sản xuất của các Ngân hàng
Agribank tỉnh An Giang, Ngân hàng nhân dân Indonesia, từ đó tổng kết các kinh
nghiệm mà Ngân hàng Agribank tỉnh Bắc Giang có thể tham khảo.
Cơng trình chủ yếu nghiên cứu thực trạng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh
tỉnh Bắc Giang trong 3 năm từ 2015 đến 2017, các số liệu được phân tích rất chi
tiết, gồm sự tăng trưởng doanh số, dư nợ, số lượng hộ sản xuất, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ
xấu, thu nhập từ hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng được phân theo kỳ hạn,

ngành kinh tế, theo TSBĐ. Luận văn có nêu chi tiết nguyên nhân cho những kết quả
đạt được cũng như một số tồn tại, nhờ đó rút ra những giải pháp rất sát với thực tế.
Tác giả đã đưa ra nhóm giải pháp cho cơ chế nghiệp vụ của ngân hàng, về
cơng tác cán bộ và kiến nghị hữu ích với nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương
và ngành ngân hàng. Tuy nhiên, tại thời điểm hoàn thành nghiên cứu, tác giả chưa
có định hướng về các nhóm sản phẩm mới cho khách hàng, chỉ tập trung vào tăng
trưởng dư nợ, ngồi ra chưa có giải pháp hay kiến nghị dành cho các khách hàng.

>

Hoàng Thị Việt (2020), “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Tài chính.


5

Theo đánh giá của tác giả, tỉnh Nghệ An có nhiều thuận lợi cho phát triển
nơng nghiệp, một số chính sách của nước ta đã có tác động tích cực đến ngành nông
nghiệp giai đoạn từ 2014 đến nay, nhưng vốn đầu tư vào đây chưa cao, thực tiễn
phát triển vẫn cịn một số hạn chế như: quy mơ đầu tư vốn vào phát triển nơng
nghiệp cịn thấp, cơ cấu vốn thiếu cân đối, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cịn thấp.
Bài nghiên cứu khơng tập trung vào đánh giá thực trạng và nguyên nhân nói
chung, mà tập trung vào việc đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát
triển nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An, bao gồm việc hồn thiện chính sách phát triển
cơ sở hạ tầng; chính sách đất đai; cải thiện nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn; hỗ trợ các DN ngoài quốc doanh đầu tư, ứng dụng KH-CN tiên tiến vào
sản xuất nông nghiệp và phát triển thị trường tiêu thụ nơng sản. Như vậy, bài nghiên
cứu cịn chưa có giải pháp cho các DN đầu tư để thu hút vốn tín dụng ngân hàng,
trong khi đây là nguồn vốn quan trọng, làm địn bẩy tài chính tạo ra động lực cho
các DN khi muốn đầu tư dự án mới.


>

TS. Tô Thiện Hiền (Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ

Chí Minh) - ThS. Lê Thiên Kim (NHNN Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp), “Mở
rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh
Đồng Tháp”, Tạp chí Cơng thương.
Bài nghiên cứu đã hệ thống hóa về hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân
hàng TMCP Việt Nam, bao gồm mở rộng tín dụng và quy trình tín dụng. Về thực
trạng, tác giả đưa ra một số đánh giá về hiệu quả HĐKD, thực trạng cho vay lĩnh
vực nông nghiệp tại Vietcombank tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2017.
Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động cho vay lĩnh
vực nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp đến năm 2023. Cụ thể là các giải
pháp: “triển khai các SPDV phục vụ phát triển nông nghiệp; mở rộng kênh phân
phối cũng như mạng lưới khách hàng; xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng; tăng
cường cung cấp thông tin cho khách hàng; thường xuyên bám sát và mạnh dạn triển
khai các chủ trương, chính sách mới liên quan đến sản xuất nơng nghiệp; tích cực
huy động nguồn vốn giá rẻ; kiểm soát tốt rủi ro trong cho vay”. Tác giả đã đề xuất
một số giải pháp mới như cung cấp thông tin cho khách hàng, tuy nhiên nhiều giải
pháp còn chưa được chi tiết, cụ thể.


6

2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Với mục tiêu thực hiện đề tài nghiên cứu ở quy mô luận văn thạc sĩ, trên cơ sở
các tài liệu đã phân tích ở trên, học viên nhận thấy chỉ có một số cơng trình chú
trọng đến nội dung phát triển tín dụng cho ngành nơng nghiệp nói chung và ngành
chăn ni nói riêng, có thể tham khảo nội dung cơ sở luận, tuy nhiên vẫn còn một

số vấn đề còn chưa được làm rõ. Dựa vào các tài liệu này, học viên có thể tham
khảo để nghiên cứu và trình bày trong luận văn của mình như sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đưa ra được những đánh giá
về thực trạng ngành nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian gần đây và đề xuất
một số giải pháp nhất định.
Thứ hai, các đề tài hầu hết chưa tiếp cận với góc độ cấp tín dụng cho DN
ngành chăn ni, chủ yếu đề cập đến việc cấp tín dụng cho các hộ gia đình, người
nơng dân, và thường đề cập đến lĩnh vực nơng nghiệp nói chung, chưa chú trọng
phân tích sâu về ngành chăn nuôi.
Thứ ba, tác giả đề tài nhận thấy các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu đánh
giá cục bộ tại một Chi nhánh Ngân hàng nhất định, trong khi các trang trại chăn
nuôi không chỉ được đầu tư tại một khu vực vùng miền nhất định. Chưa có nghiên
cứu tương tự nào tại VietinBank.
Vì vậy trên cơ sở kế thừa những cơng trình nghiên cứu trên về hệ thống lý
thuyết, đánh giá thực trạng cấp tín dụng dành cho KHDN ngành chăn nuôi của các
NHTM Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ tổng hợp và đưa ra cơ sở lý luận về phát
triển tín dụng cho các KHDN ngành chăn ni tại các NHTM, phân tích thực trạng
ngành chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cho
KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank trong giai đoạn từ 2017 đến nay, nhằm đưa
ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng dành cho KHDN ngành chăn nuôi tại
VietinBank trong giai đoạn sắp tới.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về phát triển tín dụng
của ngân hàng, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cho KHDN
ngành chăn nuôi tại VietinBank trong giai đoạn gần đây, đề xuất ra một số giải pháp
và kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với KHDN ngành chăn ni tại


7


VietinBank trong thời gian sắp tới.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, cần phải trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng cho KHDN ngành chăn
ni tại VietinBank:
+ Nhân tố nào quyết định hay ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, thị hiếu của
khách hàng?
+ Quy trình cấp tín dụng của VietinBank như thế nào?
+ Các chỉ tiêu dùng để đánh giá sự phát triển tín dụng ngân hàng là gì?
+ Dự kiến xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng trong giai đoạn 5 năm tới
như thế nào?
- Đánh giá những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển tín dụng nhằm đưa
ra các giải pháp tháo gỡ:
+ DN gặp những khó khăn, rào cản gì khi gia nhập ngành chăn ni và trong
suốt q trình hoạt động?
+ Điểm mạnh, điểm yếu của ngành hàng?
+ Ngành chăn ni có đóng góp gì cho nền kinh tế? Chính phủ cùng ngành
ngân hàng có chính sách ứng xử như thế nào đối với doanh nghiệp ngành chăn
nuôi?
+ VietinBank có những khó khăn, hạn chế như thế nào?
+ Những vướng mắc về quy định, quy trình, sự phối hợp giữa các phịng ban
trong q trình triển khai cấp tín dụng cho khách hàng là gì?
+ Từ phía Khách hàng có đề xuất, yêu cầu ra sao đối với quy trình, cách thức
triển khai? Khách hàng có đề xuất được ưu đãi hay đưa ra những ý kiến đóng góp
nào khác?
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động tín dụng đối với các DN ngành
chăn nuôi.
- Phạm vi nghiên cứu: Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm

2017 đến năm 2020, phản ánh rõ thực trạng cấp tín dụng cho KHDN ngành chăn
nuôi tại Vietinbank đồng thời làm cơ sở đề ra những giải pháp phát triển cho giai


8

đoạn sắp tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu là:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn thu thập các dữ liệu:
+ Thơng tin cơng khai từ sách báo, tạp chí, quảng cáo, website chính thức của
VietinBank;
+ Các cơng văn quy định, quy trình, BCTC, số liệu thực tiễn tại VietinBank;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ nguồn dữ liệu nêu trên, học viên tổng
hợp thông tin, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng, từ đó
đánh giá, nêu nhận xét về thực trạng phát triển tín dụng cho KHDN ngành chăn
ni tại VietinBank nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp.
- Phương pháp so sánh: từ số liệu thu thập được, kết hợp sử dụng bảng biểu,
biểu đồ, tác giả so sánh thực trạng phát triển tín dụng với KHDN ngành chăn ni
tại VietinBank qua các năm. Qua đó có thể thấy được tác động của chính sách và thị
trường có ảnh hưởng thế nào đến phát triển tín dụng với đối tượng khách hàng này
tại VietinBank.
6. Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận văn nghiên cứu được kết cầu thành
3 chương với các tiểu mục như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp ngành
chăn nuôi tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành
chăn nuôi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2017-2020
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn

ni tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


9

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NI
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng ngân hàng
a. Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một định chế tài chính với vai trị trung gian trong lưu thơng tiền tệ,
là trung gian thanh toán. NHTM cũng là nơi nhận, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ tất
cả các thành phần trong nền kinh tế xã hội, bao gồm cả của cơ quan nhà nước... và
sau đó cấp tín dụng, cho vay các đối tượng cá nhân, tổ chức, thành phần kinh tế.
nhằm mục tiêu quan trọng là lợi nhuận. Đây chính là đặc trưng quan trọng để phân
biệt NHTM với các TCTD, định chế tài chính, cho phép các NHTM huy động vốn
gấp nhiều lần thực có để đưa vào các HĐKD của mình.
Tóm lại, theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày
16/06/2010, iiNHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật nhằm
mục tiêu lợi nhuận" và “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường
xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung
ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản'”.
b. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là quan hệ giữa các bên khi vay mượn tài sản trong một khoản thời
gian nhất định, mà trong thời kỳ kinh tế hàng hóa - tiền tệ phát triển thì tài sản được
vay mượn chủ yếu là tiền tệ. Khi thừa vốn tạm thời, người sở hữu tài sản có thể cho
vay (đầu tư) lấy lãi, ngược lại, người đang thiếu hụt vốn có thể đi vay và trả lãi cho
việc sử dụng vốn.

Tuy nhiên trong thực tế, người dư thừa vốn và người thiếu hụt vốn ít có cơ hội
trực tiếp tìm đến nhau, khó có khả năng thỏa mãn, đáp ứng được yêu cầu về loại
tiền, số lượng, thời gian vay trả, lãi suất và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau.
Vì vậy, các TCTD, trong đó chủ yếu là các NHTM có thể đứng ra làm trung
gian, thực hiện việc vay vốn từ người dư thừa vốn và cấp tín dụng cho người thiếu
hụt vốn, đảm bảo luân chuyển vốn giữa các chủ thể kinh tế.


10

Luật các TCTD số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010 đưa
ra khái niệm “tín dụng ngân hàng” là việc các TCTD, mà chủ yếu là các NHTM
“thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử
dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp
tín dụng khác””.
c.
Các thuật ngữ liên quan
• Cấp tín dụng: là “việc các TCTD thỏa thuận để khách hàng sử dụng hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền có hồn trả, bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu DN, phát hành thẻ tín dụng, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN, bao
gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà NHTM chịu rủi ro
theo quy định của pháp luật”.
• Khách hàng: là pháp nhân, cá nhân hoạt động tại Việt Nam hoặc nước ngồi
có nhu cầu cấp tín dụng tại NHTM, bao gồm:
i)
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, pháp nhân được
thành lập theo pháp luật nước ngoài thuộc phân khúc KHDN;
ii)

Định chế tài chính phi TCTD được thành lập theo pháp luật Việt
Nam, định chế tài chính phi TCTD được thành lập theo pháp luật nước ngoài;
iii)
Chủ DN tư nhân thuộc phân khúc KHDN được xét cấp tín dụng phục
vụ nhu cầu của DN tư nhân.
• GHTD: là “số dư tín dụng tối đa một NHTM cấp cho khách hàng trong một
thời kỳ bằng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, mua, đầu
tư trái phiếu DN, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo
quy định của NHNN, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân
khác mà NHTM chịu rủi ro theo quy định của pháp luật và việc ủy thác cho TCTD,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác cấp tín dụng”.
• GHTD có bảo đảm: là “GHTD được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản của
khách hàng, bên thứ ba hoặc bảo lãnh của bên thứ ba”.
• GHTD có bảo đảm một phần: là “GHTD không được bảo đảm đầy đủ

bằng
tài sản của khách hàng, bên thứ ba hoặc bảo lãnh của bên thứ ba”.


11
• GHTD khơng bảo đảm: là “GHTD khơng được bảo đảm bằng tài sản của

khách hàng, bên thứ ba hoặc bảo lãnh của bên thứ ba”.
• Hoạt động cấp tín dụng: là “việc giải ngân cho vay, mua, đầu tư trái phiếu
DN, phát hành bảo lãnh, L/C, chiết khấu, thực hiện bao thanh tốn, phát hành thẻ tín
dụng và các hoạt động cấp tín dụng khác phù hợp với thỏa thuận tại Hợp đồng cấp
tín dụng”.
(Nguồn: Cơng văn nội bộ quy định về hoạt động cho vay tại VietinBank)
d.
Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

• Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Các TCTD quyết
định
cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên những yếu tố:
- Năng lực, uy tín, thiện chí của khách hàng
- Tính khả thi của phương án kinh doanh
- Bảo đảm tín dụng
• Thứ hai, tín dụng ngân hàng có tính thời hạn, người được cấp tín dụng phải
hồn trả vốn và lãi sau một khoảng thời gian nhất định. Thời hạn cấp tín dụng phải
phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của khách hàng để đảm bảo người được cấp tín
dụng có thể thực hiện nghĩa vụ đúng hạn.
• Thứ ba, tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên tắc sinh lời, tức là người được
cấp tín dụng khơng chỉ trả vốn mà cần phải trả lãi cho ngân hàng. Khoản lãi này
phải bù đắp được chi phí hoạt động, tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất kinh doanh
của các TCTD.
• Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao đối với các TCTD. Nguyên
nhân là do thơng tin bất cân xứng dẫn đến việc TCTD có thể khơng thu hồi được
vốn.
• Thứ năm, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện.
e.
Phân loại tín dụng ngân hàng
• Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn
- Tín dụng trung hạn
- Tín dụng dài hạn
• Căn cứ vào bảo đảm tín dụng


12

- Tín dụng có bảo đảm

- Tín dụng khơng có bảo đảm
• Căn cứ vào chủ thể vay vốn
- Tín dụng DN (bán bn)
- Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (bán lẻ)
- Tín dụng cho các định chế tài chính
• Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng
- Hạn mức
- Từng lần
1.1.2. Vai trị của tín dụng ngân hàng
a.
Đối với nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng có vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Nếu
khơng có tín dụng ngân hàng thì việc ln chuyển vốn giữa các chủ thể kinh tế sẽ bị
ách tắc. Tín dụng ngân hàng giúp phân bổ một cách hiệu quả những nguồn lực tài
chính trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng chính là cơng cụ điều tiết kinh tế xã hội của Nhà nước.
b.
Đối với khách hàng
Tín dụng ngân hàng giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng
vốn cho khách hàng.
Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DN.
Tín dụng ngân hàng cũng là một thước đo mức độ uy tín của khách hàng.
c.
Đối với ngân hàng
Tín dụng ngân hàng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng
Thông quan việc cấp tín dụng, ngân hàng phát triển thêm được các SPDV
khác như mở tài khoản thanh toán, thu hút tiền gửi, chuyển tiền trong nước và quốc
tế, mua bán ngoại tệ, ...
1.2. PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN
NUÔI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại
ii
Phat triển” là “sự gia tăng liên tục của đối tượng nghiên cứu trong một thời
kỳ nhất định””, thể hiện ở quy mô và tốc độ. Để "phá! triển”” gắn với “bền vững”
thì


13

sự tăng trưởng này phải có chất lượng tốt. Như vậy, “phát triển" có thể hiểu là “sự
gia tăng về mọi mặt của một chủ thể, trong đó bao gồm sự tăng tiến cả về mặt chất
và lượng”.
Khi nói đến “phát triển tín dụng” là nói đến việc gia tăng quy mơ và nâng cao
chất lượng tín dụng tại các NHTM. Để đánh giá về quy mơ tín dụng, có thể đánh giá
dựa trên dư nợ tín dụng, doanh số cấp tín dụng, số lượng khách hàng, đánh giá quy
mơ GHTD, quy mơ từng khoản tín dụng, ... Đối với chất lượng tín dụng, có thể
đánh giá thơng qua lợi nhuận mà các TCTD thu về được, mức độ đảm bảo bằng tài
sản, các chỉ tiêu phản ánh về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, mức dự phòng rủi ro, từ đó
cũng phản ánh được mức độ an tồn vốn, chất lượng phục vụ khách hàng.
1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại
a.
Chỉ tiêu định lượng

Tăng trưởng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu dư nợ tín dụng phản ánh hoạt động tín dụng của TCTD trong một thời
kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Dư nợ tín dụng có thể bao gồm dư nợ,
số dư bảo lãnh, số dư L/C, số dư trái phiếu đầu tư, dư tín dụng khác.
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng giúp so sánh dư nợ tín dụng tại các thời
điểm, thường là cuối quý, cuối năm để đánh giá việc mở rộng tệp khách hàng, khả
năng cấp GHTD và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thì TCTD càng hoạt động ổn định và hiệu quả, ngược lại
thì TCTD đang gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng và thực hiện kế hoạch
chưa hiệu quả.
Cách tính tốn chỉ tiêu này như sau:
Dư nợ tín dụng năm nay - Dư nợ tín dụng
năm trước
Tăng trưởng dư nợ tín dụng = x 100%
Dư nợ tín dụng năm trước



Tăng trưởng doanh số cấp tín dụng

Doanh số cấp tín dụng là tổng số tiền TCTD đã cấp tín dụng cho khách hàng
trong một giai đoạn nhất định.
Dư nợ tín dụng và doanh số cấp tín dụng đều phản ánh quy mơ tín dụng nhưng


×