Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

1355 quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 113 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ LIỆU
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ LIỆU
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân Hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH


HÀ NỘI - 2020


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày.....tháng......năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Trang


11
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................5
1.1. THẺ NGÂN HÀNG VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG THẺ...........5
1.1.1. Thẻ ngân hàng........................................................................................5
1.1.2. Lợi ích của việc sử dụng thẻ................................................................15
1.2. RỦI RO THẺ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN
DỮ
LIỆU................................................................................................................18
1.2.1. Khái niệm rủi ro thẻ và quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu...18
1.2.2. Các loại rủi ro thẻ.................................................................................20
1.2.3. Các tiêu chí đo lường rủi ro thẻ thông tin dữ liệu................................27
1.2.4. Các nhân ảnh hưởng đến quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại
Ngân hàng thương mại....................................................................................29

1.3. MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ
LIỆU................................................................................................................31
1.3.1. Bài học của một số quốc gia trên thế giới............................................31
1.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam..................................................................33
1.3.3. Bài học đối với Agribank.....................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ
THÔNG TIN DỮ LIỆU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.............................................................. 38
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AGRIBANK..............................................38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank....................................38
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của dịch vụ thẻ tại Agribank............................40
2.2. KHÁI QUÁT RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ LIỆU TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM....................................................................................43
2.2.1. Tình hình hoạt động thẻ tại Việt Nam..................................................43
Nam44
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ
LIỆU TẠI AGRIBANK..................................................................................45


iii
ιv
DANH
TỪ VIẾT TẮT
2.3.1. Thực trạng quản
lý rủiMỤC
ro thẻCÁC
tại Agribank...........................................46
2.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro thẻ thông tin dữ liệu tại Agribank...............48
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ
THÔNG TIN DỮ LIỆU TẠI AGRIBANK.....................................................64

2.4.1. Kết quả đạt được..................................................................................64
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế.........................................................................65
2.4.3. Nguyên nhân........................................................................................67
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI
VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ LIỆU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM...........................................70
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI AGRIBANK
70
3.1.1. Bối cảnh phát triển...............................................................................70
3.1.2. Định hướng phát triển..........................................................................77
3.1.3. Mục tiêu...............................................................................................78
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THƠNG TIN DỮ
LIỆU TẠI AGRIBANK..................................................................................79
3.2.1. Nhóm giải phápliên quan đến kỹ thuật.............................................. 79
3.2.2. Nhóm giải phápliên quan đến quytrình, nghiệp vụ, chính sách.........88
3.2.3. Nhóm giải phápliên quan đến conngười............................................89
3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
3.3.4.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ...........................................................XUẤT
93
Đối với Chính phủ................................................................................93
Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..............................................94
Đối với Bộ Công an.............................................................................95
Đối với Hội thẻ Ngân hàng.................................................................. 95


KẾT LUẬN....................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................99
Viết tắt

Nguyên nghĩa

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Việt Nam

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

HĐTV

Hội đồng thành viên

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTV

Ngân hàng thành viên



TCPHT

Tổ chức phát hành thẻ

TCTTT

Tơ chức thanh tốn thẻ

TCTQT

Tổ chức thẻ Quốc tế

TCCMT

Tổ chức chuyên mạch thẻ

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTT

Ngân hàng thanh toán



v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dịch vụ thẻ giai đoạn 2016-2019...........................42

Bảng 2.2: Tổng hợp các khoản rủi ro, tốn thất trong nghiệp vụ thẻ đã phát
sinh và được xử lý...........................................................................................47
Bảng 2.3: Tổng hợp Rủi ro, tổn thất do gian lận, giả mạo theo loại thẻ........50
Bảng 2.4: Tổng hợp rủi ro, tổn thất do thẻ của Agribank bị sao chép thông tin
dữ liệu tại ATM...............................................................................................52
Bảng 3.1: Tổng hợp dân số, thu nhập bình quân, Chỉ số giá tiêu dùng bình
quân, Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam giai đoạn 2010-2019...............71
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng rủi ro, tổn thất liên quan đến gian lận, giả mạo các loại
thẻ của Agribank giai đoạn từ 2016- 2019......................................................51
Biểu đồ 2.2: Rủi ro, tổn thất do thẻ của Agribank bị sao chép thông tin dữ liệu
tại ATM trong giai đoạn 2016-2019................................................................53
Biểu đồ 2.3: Số lượng ATM bị gắn thiết bị sao chép thông tin dữ liệu của
Agribank so với các NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2019.........................56
Biểu đồ 3.1: So sánh dân số với thu nhập bình quân năm của Việt Nam giai
đoạn 2010-2019............................................................................. ...............72
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ.................................................................13
Sơ đồ 1.2: Quy trình sử dụng và thanh tốn thẻ..............................................14
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức Trung tâm ThẻAgribank.....................................40
Hình 1.1: Mặt trước và mặt sau của sản

phẩmthẻ nội địa hạng vàng của

Agribank........................................................................................................... 6
Hình 1.2: Mặt sau của thẻ quốc tế.....................................................................7
Hình 1.3: Các tổ chức thẻ quốc tế phổ biến....................................................11
Hình 2.1: Thứ hạng của 9 ngân hàng Việt trong danh sách Brand Finance
Banking 500................................................................................................... 39
Hình 2.2: Thẻ Agribank đồng hành cùng Tam nơng.......................................43
Hình 2.3: Các bước sao chép của hình thức POS Malware...........................60
Hình 3.1: Thẻ Chip nội địa của Agribank......................................................81


Hình 3.2: Các bước khóa thẻ qua ứng dụng Agribank E-Mobile Banking ....92


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) và trước sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế tiền tệ nói riêng phải đối
mặt với ngày càng nhiều các yêu cầu phát triển kinh tế và tốc độ chu chuyển
tiền tệ.
Không những vậy, với sự phát triển khơng ngừng của khoa học kỹ thuật
đã góp phần nâng tầm những hoạt động của HTNH lên những tâm cao mới.
Hiện nay, thanh tốn thẻ khơng chỉ tại các điểm giao dịch xuất trình thẻ như
ATM, POS mà cịn có thể thực hiện dễ dàng qua điện thoại, máy tính, v.v....
Điều này đã tạo nên một thách thức lớn cho các ngân hàng, bởi nạn làm thẻ
giả ngày càng tinh vi.
Hiện nay, tội phạm thẻ đặc biệt là tại các quốc gia vẫn chưa chuyển đổi
thẻ từ sang thẻ chip trong đó có Việt Nam đã gây tổn thất lớn về kinh tế cũng
như uy tín của Ngân hàng. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách nêu trên, tôi
đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu và tính cấp thiết của đề tài, luận văn nghiên cứu
nhằm đạt được những mục đích sau:
- Nghiên cứu và hệ thống lý thuyết về thẻ và các dịch vụ liên quan đến thẻ
tại NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại
Agribank.

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ
liệu tại Agribank.


2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý rủi ro đối với thẻ thông
tin dữ liệu tại NHTM mà chủ yếu là rủi ro đối với thẻ bị sao chép thông tin dữ
liệu tại ATM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung tại Agribank trong giai đoạn
4 năm: từ năm 2016 đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Luận tư duy.
- Thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh.
- Bảng, biểu số liệu thực tế để luận chứng.
5. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến rủi ro đối với
thẻ thông tin dữ liệu tại Agribank.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ và thực trạng
rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại Agribank, luận văn đã đưa ra một số
giải pháp có tính thực tiễn nhằm hạn chế rủi ro đối với thẻ thơng tin dữ liệu
nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, qua đó góp
phần thúc đẩy và phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường thẻ Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Về hình thức, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thẻ và rủi ro trong hoạt động thẻ tại NHTM.

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại
Agribank.


3
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ
liệu tại Agribank.
7. Tổng quan nghiên cứu
Những tài liệu trước đây đã có nghiên cứu đến rủi ro đối với thẻ thông tin
dữ
liệu tại NHTM. Cụ thể , trong luận văn của tác giả Nguyễn Hải Hà năm 2017
với
đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ tại Ngân
hàng
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” và một số luận văn liên quan
khácđã đưa ra một cái nhìn tổng quan tất cả các loại rủi ro thẻ đối với NHTM

góp phần thúc đẩy và phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường thẻ Việt Nam. Tuy
nhiên những tài liệu trước chưa đi sâu làm rõ được nguyên nhân, thực trạng rủi
ro
đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NHTM cũng như cũng chưa đưa ra những giải
pháp cụ thể đối với thẻ thông tin dữ liệu nhằm thúc đẩy và phát triển dịch vụ
thẻ
tại thị trường Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa, phát huy đề tài trước đó cùng tập trung nghiên cứu
các
tài liệu tham khảo khác liên quan như: tạp chí, thời báo, báo cáo cũng như các
nghị định... Luận văn đi sâu nghiên cứu một loại của rủi ro hoạt động thẻ, một
trong những loại rủi ro nguy hiểm, thường gặp nhất ở thị trường Việt Nam đó
là rủi ro liên quan đến thẻ thơng tin dữ liệu và quản lý rủi ro đối với thẻ thông

tin dữ liệu ở phạm vi cụ thể là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Việt Nam trong những năm gần đây. Ở chương 1, luận văn sẽ mang đến những
khái niệm cơ bản về thẻ, lợi ích của việc sử dụng thẻ và bức tranh tổng quan
về
thị trường thẻ Việt Nam- một thị trường có sự cạnh tranh ngày càng khắc
nghiệt và khái quát những rủi ro mà các thành viên của thị trường đang phải
đối
mặt. Qua một số trường hợp, sự việc thực tế đã phát sinh ở các quốc gia và cả
Việt Nam, luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro thẻ
thông tin dữ liệu đối với Agribank. Đến chương 2, luận văn sẽ đi sâu phân tích
về thực trạng rủi ro đối với thẻ thông tin và quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin


4
dữ liệu ở Agribank. Từ những thực trạng đó đưa ra những kết quả Agribank đã
làm được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cho những tồn tại hạn chế
đó.
Ở chương 3, từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức luận văn sẽ đưa ra một vài giải pháp mang tính thực tế nhằm tăng cường
quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại Agribank và đưa ra các kiến nghị
đề xuất cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và Hội
thẻ Ngân hàng nhằm quản lý rủi ro tốt hơn đối với thẻ thông tin dữ liệu tại
Agribank nói riêng và thị trường thẻ nói chung.


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. THẺ NGÂN HÀNG VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG THẺ

1.1.1. Thẻ ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm:
Thẻ ngân hàng (dưới đây gọi tắt là thẻ) theo Thông tư số 19/2016/TTNHNN [12]: là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành
để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên
thỏa thuận.
Các tổ chức phát hành thẻ hiện nay bao gồm các ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số cơng ty tài chính.
1.1.1.2. Đặc điểm của thẻ
Theo Điều 12, Thông tư 19/2016/TT-NHNN [12], Thẻ ngân hàng bao
gồm các yếu tố như:
- Tên TCPHT (tên viết tắt hoặc logo thương mại của TCPHT) trên mặt
trước của thẻ;
- Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà TCPHT là thành viên (tên viết tắt hoặc
logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ);
- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
- Số thẻ;
- Thời hạn hiệu lực (hoặc thời Điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;
- Họ, tên đối với chủ thẻ là cá nhân; tên tổ chức đối với chủ thẻ là tổ chức
và họ, tên của cá nhân được tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ. Quy định này
không áp dụng đối với thẻ trả trước vô danh.


6

tro
Hình 1.1: Mặt trước và mặt sau của sản phẩm thẻ nội địa hạng vàng của
Agribank
Trong các thông tin cơ bản trên thì thơng tin để nhận diện và phân biệt
chủ

thẻ quan trọng nhất chính là số thẻ. Theo quy định hiện nay ở Việt Nam, số thẻ
của thẻ vật lý có 2 loại là: loại 16 chữ số và loại 19 chữ số. Tại Agribank thẻ
được
phát hành hiện nay là loại thẻ gồm 16 chữ số. Trong đó:
- 6 chữ số đầu tiên ở mặt trước thẻ tín dụng được gọi là IIN (Issuer
Identification Number) hay BIN (Bank Identification Number);
+ Chữ số đầu tiên là MII (Major Industry Identifier) đại diện cho nhà
phát hành. Ví dụ: thẻ đầu 4 hoặc 5 biểu thị cho các ngân hàng hoặc tổ chức tài


7
chính, thẻ đầu 9 biểu thị cho Nhà nước, ...
+ 4 chữ số đầu của thẻ là mã do Nhà nước ấn định, mã ấn định của thẻ
nội địa ở Việt Nam thường sẽ là 9704;
+ 2 chữ số kế tiếp là sự mã hóa của các ngân hàng. Đối với Agribank mã
này là 05.
Vậy đối với thẻ nội địa, đầu thẻ của Agribank hoàn chỉnh sẽ là 970405
- 8 chữ số ở giữa đại diện cho số CIF của khách hàng
- Các chữ số cuối giúp nhận diện và phân biệt tài khoản của khách hàng.
Dãy số này có mục đích thơng qua thuật tốn Luhn kiểm tra checksum nhằm
kiểm tra độ chuẩn của thẻ tín dụng.
Ngồi các thơng tin quy định trên, TCPHT được quy định thêm các thông
tin
khác trên thẻ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam ví dụ
như
dẫy số bảo mật của thẻ thường gồm 3 chữ số ở mặt sau của thẻ- CSC (Card
Security Code) được biết đến dưới tên CVV (Card Verification Value) đối với
thẻ quốc tế thuộc thương hiệu Visa và CVC (Card Verification Code) đối với
thẻ
quốc tế thuộc thương hiệu MasterCard.


Hình 1.2: Mặt sau của thẻ quốc tế
Ngồi ra, mỗi ngân hàng trên thị trường đều có mã định dạng là ACQ ID
(Acquirer Identification Number) đối với thị trường thẻ nội địa, mã của
Agribank


8
là 90499. Mã BIN này của mỗi ngân hàng là riêng và duy nhất giúp dễ dàng
phân
biệt các ngân hàng khác nhau giao dịch qua mạng lưới của Napas.
a. Phân loại thẻ
Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ hay mã tổ chức phát hành thẻ
(Bank Identification Number- BIN)
- Thẻ nội địa: được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ và sử dụng các dịch vụ khác trong nước.
- Thẻ quốc tế: được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ và sử dụng các dịch vụ ở cả trong nước và ở nước ngoài. Các thương
hiệu thẻ quốc tế đã được các ngân hàng tại Việt Nam phát hành là Visa,
MasterCard, JCB, American Express, UP.
Việc phân loại thành thẻ nội địa hay thẻ quốc tế là dựa trên phạm vi chủ
thẻ có thể sử dụng thẻ, cịn về mặt tính năng thì cả thẻ nội địa hay thẻ quốc tế
đều có thể là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước.
Tuy nhiên, hiện nay, thông qua kết nối của tổ chức chuyển mạch thẻ
trong nước là Cơng ty Thanh tốn Quốc gia Việt Nam (NAPAS) với một số tổ
chức chuyển mạch ở nước ngoài, thẻ nội địa của một số ngân hàng ở Việt
Nam phát hành đã có thể sử dụng để giao dịch tại ATM và các điểm chấp
nhận thẻ ở một số nước khác.
Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ:
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao

dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ
mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn được phép nhận tiền gửi
khơng kỳ hạn.
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch
thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức


9
phát hành thẻ. Thơng thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ
với một hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín
dụng, mức lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà
chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng
- Thẻ trả trước (Prepaid Card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao
dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà
chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm: thẻ trả
trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước khơng xác
định danh tính (thẻ trả trước vô danh). Điểm khác biệt cơ bản về tính năng
giữa thẻ trả trước vơ danh và thẻ trả trước định danh là sau lần nạp tiền lần
đầu, thẻ trả trước vô danh sẽ không được nạp thêm tiền và chỉ được sử dụng
thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, số dư trên một thẻ trả trước vô danh
không được vượt quá năm triệu đồng Việt Nam theo quy định hiện hành.Các
loại thẻ trả trước hiện nay chủ yếu sử dụng để thanh tốn chi phí mua xăng,
dầu, dịch vụ giải trí, dịch vụ giao thơng - vận tải và thanh toán trên các
website thương mại điện tử.
Theo đặc tính kỹ thuật
- Thẻ in nổi (Embossed Card): là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc
nổi các thông tin cần thiết. Ngày nay loại thẻ này ít được sử dụng vì cơng
nghệ in q thơ sơ, dễ bị làm giả.
- Thẻ từ (Magnetic Stripe): là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ
tính với hai băng từ ở mặt sau của thẻ chứa các thông tin về thẻ và chủ thẻ.

Thẻ từ hiện nay chiếm phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trên thị
trường. Thè từ có nhược điểm là số lượng các thơng tin được mã hóa khơng
nhiều, mang tính cố định, không gian chứa dữ liệu hẹp nên không áp dụng
được các kỹ thuật mới đảm bảo an toàn cho thẻ.


10
- Thẻ chip (Smart Card): là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử
lý tin học, trên mặt trước thẻ có gắn một con chíp điện tử có cấu trúc hồn
tồn như một máy tính. Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, có đặc tính bảo mật và
an tồn rất cao.
Phân loại theo hình thức hiện hữu của thẻ:
- Thẻ vật lý (Physical Cards): là thẻ có hình thức hiện hữu vật chất, thơng
thường được làm bằng chất liệu nhựa, có gắn dải từ hoặc chip điện tử để lưu
giữ dữ liệu thẻ (khoản 6 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN).
- Thẻ phi vật lý (Virtual cards): là thẻ khơng hiện hữu bằng hình thức vật
chất nhưng vẫn chứa các thông tin trên thẻ quy định tại Điều 12 Thông tư số
19/2016/TT-NHNN, được TCPHT phát hành cho chủ thẻ để giao dịch qua
internet, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử chấp nhận thẻ khác. Thẻ
phi vật lý có thể được TCPHT in ra thẻ vật lý khi chủ thẻ có yêu cầu (khoản 7
Điều 3 Thơng tư số 19/2016/TT-NHNN).
b.

Chức năng, tiện ích của thẻ
Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thẻ ngày nay, ngồi những
chức năng, tiện ích phổ biến của thẻ như: Rút/Ứng tiền mặt, chuyển khoản
liên ngân hàng qua số tài khoản/số thẻ, thanh toán trực tuyến, vấn tin số dư tài
khoản, đổi mã PIN, in sao kê,...; các TCPHT nếu muốn giữ vững và gia tăng
thị phần trong thị trường thẻ, khơng những cần đa dạng hố các sản phẩm thẻ
mà cịn khơng ngừng gia tăng các chức năng, tiện ích của thẻ thoả mãn nhu

cầu ngày càng cao của chủ thẻ.
c. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
Hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng có sự tham gia chặt chẽ của 05
thành phần cơ bản là: TCPHT, TCTTT, Chủ thẻ, ĐVCNT và Tổ chức chuyển
mạch thẻ. Để phát huy tối đa tính năng của thẻ ngân hàng, mỗi chủ thể đóng


11
vai trò khác nhau.
- Tổ chức chuyển mạch thẻ (TCCMT): Là tổ chức trung gian cung ứng
dịch vụ kết nối hệ thống xử lý giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT theo
thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan. Đối với thẻ quốc tế, tổ chức
chuyển mạch thẻ chính là các TCTQT

r■

1

HĩasterCa/ơ
k WJ

WSΛ

∣∣ifa⅛

Electron

Hình 1.3: Các tổ chức thẻ quốc tế phổ biến

- Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT): Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín

dụng hoặc cơng ty phát hành và thanh tốn thẻ quốc tế. Ví dụ: tổ chức thẻ
Visa, tổ chức thẻ MasterCard, cơng ty thẻ American Epress, công ty thẻ JCB,
công ty Diners Club, công ty Mondex... Đây là những đơn vị đầu não quản lý
mọi hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình, có
mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn thế giới. TCTQT đưa ra những quy
định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh tốn thẻ, đóng vai trị
trung gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và
cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.
- Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT): Là các tổ chức tài chính, tín dụng
thực hiện việc phát hành thẻ cho chủ thẻ sử dụng một cách hợp pháp. Thẻ của
TCPHT phát hành ra mang thương hiệu riêng hoặc được TCTQT, Công ty thẻ
trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và cơng ty này
và có tên in trên thẻ thể hiện đó là sản phẩm của mình. Các quy định các điều
khoản, điều kiện sử dụng thẻ sẽ được TCPHT đưa ra cho chủ thẻ. TCPHT có
quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba, là một ngân hàng hoặc một tổ
chức tài chính tín dụng khác trong vệc thanh tốn hoặc phát hành thẻ tín dụng.


12
- Tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT): Là các tổ chức tài chính, tín dụng
thực hiện việc thanh tốn thẻ thông qua mạng lưới ĐVCNT, điểm ứng tiền
mặt, ATM một cách hợp pháp. Thông qua việc ký hợp đồng với các ĐVCNT,
thẻ sẽ được NHTT chấp nhận như một phương tiện thanh toán. NHTT sẽ cung
cấp các thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ cùng các dịch vụ hỗ trợ,
hướng dẫn cho ĐVCNT cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng
như quản lý và xử lý những giao dịch thẻ tại các đơn vị này. TCTTT sẽ thu
được các khoản phí chiết khấu đại lý từ các ĐVCNT khi tham gia thanh tốn
thẻ, mức phí này có thể tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị
mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ. Mức chiết khấu cao
hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược của

ngân hàng với các ĐVCNT.
- Chủ thẻ: Là cá nhân đứng tên xin cấp thẻ hoặc người được ủy quyền, có
tài khoản tại ngân hàng và được TCPHT cấp thẻ với tên trên thẻ (trong một số
trường hợp có thể có cả chữ ký và ảnh trên thẻ), được phép sử dụng thẻ theo
những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng với TCPHT. Chủ thẻ gồm: chủ
thẻ chính và chủ thé phụ. Chủ thẻ chính là người đứng tên đăng ký sử dụng
thẻ. Chủ thẻ phụ là người được chủ thẻ chính đề nghị TCPHT cấp thẻ phụ cho
sử dụng chung một tài khoản với thẻ chính. Hai chủ thẻ đều có quyền thực
hiện các giao dịch thanh tốn bằng thẻ nhưng chủ thẻ chính là người chịu
trách nhiệm thanh toán cuối cùng các khoản phát sinh trong kỳ với ngân hàng.
- Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT): Là tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ làm
phương tiện thanh toán bao gồm: cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ; các ngân
hàng đại lý và điểm ứng tiền mặt được ủy quyền. Các ngành kinh doanh của
các ĐVCNT là đa dạng và phong phú nhưng vẫn nằm trong phạm vi được
luật pháp cho phép. Điều kiện để trở thành ĐVCNT là đơn vị phải có tình
hình tài chính và có năng lực kinh doanh và và đáp ứng các tiến hành đáng giá


13
của TCTTT. ĐVCNT phải trả cho TCTTT một khoản phí chiết khấu đại lý
trên mỗi giao dịch thanh toán thẻ.
d.

Quy trình phát hành thẻ
Hoạt động phát hành thẻ bao gồm việc quản lý và triển khai quá trình
phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ từ chủ thẻ (nếu là thẻ tín dụng hoặc thẻ
có hạn mức thấu chi). Hoạt động phát hành thẻ được dựa trên cơ sở các quy
định của NHNN về hoạt động kinh doanh thẻ, các hợp đồng ký kết với các
TCCMT.


Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ
(1) Khách hàng tới chi nhánh ngân hàng làm thủ tục đề nghị phát hành
thẻ theo quy định của ngân hàng.
(2) Chi nhánh ngân hàng tiếp nhận các thông tin của khách hàng, tiến
hành xét duyệt, thẩm định tính chính xác, hợp lệ của các thơng tin do khách
hàng khai báo, phân loại khách hàng và chuyển hồ sơ về Trung tâm thẻ.
(3) Trung tâm thẻ thực hiện phát hành thẻ, in mã PIN và chuyển cho chi
nhánh phát hành.
(4) Chi nhánh phát hành thẻ tiến hành giao nhận thẻ, mã PIN và hướng
dẫn khách hàng sử dụng thẻ.
e. Hoạt động thanh toán thẻ
Hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng bao gồm: xây dựng và quản lý
hệ thống thông tin về ĐVCNT, cung cấp trang thiết bị cho các ĐVCNT phục
vụ hoạt động thanh toán thẻ, tổ chức đào tạo kỹ năng thanh toán thẻ tại các


14
ĐVCNT, quản lý hoạt động của mạng lưới ĐVCNT và tổ chức thanh toán các
giao dịch sử dụng thẻ cho các ĐVCNT.

Sơ đồ 1.2: Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ
1. Sau khi thực hiện giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua thẻ,
ĐVCNT thực hiện giao hàng cho chủ thẻ và nộp hoá đơn giao dịch tới NHTT.
2. NHTT thanh tốn cho ĐVCNT và gửi thơng tin địi tiền giao dịch thẻ
để được thanh quyết tốn
3. NAPAS/TCTQT thực hiện thanh quyết toán cho NHTT, ghi nợ NHPH
và gửi thơng tin giao dịch tới NHPH
4. NHPT hạch tốn số tiền giao dịch mua hàng hoá, dịch vụ vào tài
khoản của chủ thẻ và gửi sao kê hàng tháng cho chủ thẻ
5. Chủ thẻ nhận sao kê hàng tháng và thực hiện thanh tốn cho NHPH.

Chu trình chấp nhận thanh toán thẻ và thanh toán bù trừ giao dịch thẻ là
chu
trình khép kín, từ khi chủ thẻ thực hiện giao dịch đến khi nhận được sao kê.
Các
bước của chu trình được quy định bởi NAPAS/TCTQT, chủ thể tham gia phải
đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc vận hành. Bất kỳ việc vi phạm nào của
các
bên tham gia sẽ dẫn đến rủi ro, tổn thất phát sinh.


15
Chủ thẻ có quan hệ trực tiếp với NHPH, chịu sự điều chỉnh của hợp
đồng sử dụng thẻ giữa chủ thẻ và NHPH, có trách nhiệm thực hiện giao dịch
theo đúng quy định và thanh toán số tiền giao dịch phát sinh cho NHPH.
ĐVCNT có quan hệ trực tiếp với NHTT, chịu sự điều chỉnh của hợp đồng
chấp nhận thanh tốn giữa ĐVCNT và NHTT, có trách nhiệm thực hiện quy
trình
chấp nhận thanh tốn theo đúng quy định và được thanh toán số tiền giao dịch
mua hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT. Để tránh rủi ro, tổn thất phát sinh, khi thực
hiện giao dịch, ĐVCNT có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của thẻ

chủ thẻ, bao gồm: Kiểm tra tình trạng của thẻ, đảm bảo thẻ phải cịn ngun
vẹn,
khơng sứt, mẻ; khơng có dấu hiệu bị tẩy, xóa, sửa chữa các thơng tin trên thẻ;
Kiểm tra, đối chiếu các yếu tố bảo mật trên thẻ và lưu giữ hóa đơn phục vụ
cho
tra
sốt khiếu nại có thể xảy ra.
1.1.2. Lợi ích của việc sử dụng thẻ
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế - xã hội

- Trên phương diện vĩ mơ, thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong đó có
thanh toán thẻ trước hết sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho ngành tài chính.
Thanh tốn khơng dùng tiền giúp tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu
thơng, từ đó giảm bớt những chi phí to liên quan đến việc phát hành và lưu
thông tiền. Nếu như với phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống như
hiện nay sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí in, kiểm đếm, rồi chi phí vận chuyển từ
ngân hàng (NH) tổng ra các NH nhỏ lẻ, thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo
quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách; chưa kể hạn chế được nạn in tiền già...
- Thanh toán phi tiền mặt giúp chống lại việc thất thu thuế từ những giao
dịch chui hoặc không minh bạch; giảm rủi ro rửa tiền, nói cách khác là kiểm
sốt và phát hiện các thanh tốn phạm pháp.
- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt giảm tỉ lệ chủ thể thanh tốn trữ tiền bên
mình. Điều này có vai trị quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn


16
vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo
nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một
nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của NHTM. Khi ngân hàng
tăng được tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc NH thu hút
được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào NH. Trên cơ sở nguồn vốn tăng
thêm đó, NH sẽ có điều kiện mở rộng cho vay, tăng vốn cho nền kinh tế.
Như vậy, thanh tốn khơng dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh
vịng quay vốn cho xã hội, vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội.
1.1.2.2. Đối với người sử dụng thẻ
- Quản lý tài chính tốt hơn: Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã được ngân hàng
cung cấp một dịch vụ thanh tốn có độ bảo mật cao, độ tiện dụng lớn. Ngày
nay, với trình độ kĩ thuật ngày càng cao, việc làm thẻ giả trở nên khó khăn
hơn, điều này đồng nghĩa với việc các chủ thẻ có thể n tâm hơn về tiền của
mình. Thêm nữa, khi những cơ sở thanh toán thẻ ngày càng nhiều, các máy

ATM ngày càng trở nên phổ biến, thẻ sẽ là một cơng cụ thanh tốn lí tưởng
cho các chủ thẻ. Việc trả lương qua tài khoản thẻ ATM cá nhân của các cơ
quan, doanh nghiệp và các tổ chức tiết kiệm được tối đa chi phí, thời gian
đồng thời giảm thiểu được những rủi ro thường xảy ra khi sử dụng tiền mặt.
Chỉ với chiếc điện thoại có kết nối internet bạn có thể dễ dàng tra cứu thơng
tin tài khoản, quản lý chi tiêu của mình thông qua ứng dụng được ngân hàng
cung cấp mọi lúc mọi nơi.
- Giao dịch nhanh hơn, dễ dàng hơn: Hiện nay, hầu hết ngân hàng đều có
dịch vụ Banking cho phép khách hàng có thể tự giao dịch tiền mặt thông qua
điện thoại thông minh hoặc laptop, các thiết bị có kết nối internet. Nhờ đó,
việc chuyển tiền của chủ thẻ trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Cùng vớii việc
ngân hàng có thẻ cấp tín dụng trước cho khách hàng để thanh tốn hàng hóa
dịch vụ mà khơng bị tính bất kì một khoản lãi nào, khách hàng đã được ngân


×