Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

DỰ án áp dụng các công nghệ khử trùng tiên tiến để chống nhiễm khuẩn, lây chéo trong các phòng chuyên môn bệnh viện của tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.86 KB, 49 trang )

SỞ Y TẾ HÀ GIANG
BÊNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ GIANG
----------o0o----------

HỒ SƠ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
NƠNG THƠN MIỀN NÚI

TÊN DỰ ÁN
Áp dụng các công nghệ khử trùng tiên tiến để chống nhiễm khuẩn, lây
chéo trong các phịng chun mơn bệnh viện của tỉnh Hà Giang

Chủ nhiệm dự án: TTƯT-BSCKII. Hoàng Tiến Việt
Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang

Hồ sơ bao gồm :
- Đề xuất đặt hàng dự án
- Thuyết minh dự án
- Lý lịch hoạt động khoa học và cơng nghệ của Tổ chức chủ trì
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm
- Lý lịch hoạch động khoa học và công nghệ của Tổ chức chuyển giao công
nghệ

Hà Giang - 2016


MỤC LỤC
1. Đề xuất đặt hàng dự án………………………………………………………3
2. Thuyết minh dự án…………………………………………………………..7
3. Lý lịch hoạt động khoa học và công nghệ của Tổ chức chủ trì..................50
4. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm...............................


5. Lý lịch hoạch động khoa học và công nghệ của Tổ chức chuyển giao công
nghệ........................................................................................................

2


ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG DỰ ÁN
thuộc Chương trình Nơng thơn miền núi

B1.1-ĐXDA

1. Tên dự án: Áp dụng các công nghệ khử trùng tiên tiến để chống nhiễm khuẩn, lây
chéo trong trong các phịng chun mơn bệnh viện của tỉnh Hà Giang.
2. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung: Xây dựng mơ hình nâng cao hiệu quả công tác chống nhiễm khuẩn,
lây chéo trong các phịng chun mơn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Đa
khoa Bắc Quang của tỉnh Hà Giang bằng cách sử dụng các thiết bị khử trùng khơng
khí và khử trùng bề mặt, các vật phẩm y tế trên cơ sở các công nghệ tiên tiến, thân môi
trường.
- Mục tiêu cụ thể: Lắp đặt 33 thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ xúc tác
quang có các loại công suất 100, 300 và 500 m 3/h để khử trùng khơng khí trong các
phịng chun mơn của bệnh viện; 5 bàn rửa khử trùng Gia Thanh để rửa tay, khử
trùng một số vật dụng y tế và 2 thiết bị sản xuất anolit Gia Sinh có cơng suất 60 và 120
L/giờ để ngâm quần áo bệnh nhân, ngâm dụng cụ, lau sàn,.. tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh và Bệnh viện Đa khoa Bắc Quang của tỉnh Hà Giang.
3. Tính cấp thiết của Dự án (Tầm quan trọng, tính thời sự hoặc cấp bách,...) :
Thời gian gần đây, ở nước ta có nhiều nạn dịch bệnh bùng phát với tốc độ lây lan
nhanh và gây ra rất nhiều những hậu quả hết sức đau lòng về số bệnh nhân tử vong,
gây hoang mang dư luận như: dịch sởi, dịch cúm A, chân tay miệng,…Bên cạnh
nguyên nhân là do yếu tố chủ quan con người thì một nguyên nhân rất lớn là tình trạng

nhiễm khuẩn trong các phịng bệnh, dẫn đến hiện tượng lây nhiễm chéo trong bệnh
viện, kết quả là sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của nhân viên y tế và người bệnh, làm
tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh và chi phí
điều trị - còn gọi là hiện tượng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Theo ước tính hằng
năm nước ta có khoảng 700 nghìn bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ do NKBV gây ra.
Khảo sát từ Cục quản lý khám chữa bệnh cho thấy, nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài
thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân từ 9 đến 24,3 ngày đồng thời kéo theo
tăng chi phí điều trị trung bình từ 2-32,3 triệu đồng/bệnh nhân. Điều tra của Bộ Y tế
vào tháng 8 năm 2012 trong số 522 bệnh viện cả nước cho thấy chỉ có 33% các bệnh
viện có đơn vị kiểm sốt nhiễm khuẩn đạt tiêu chuẩn.Trong khi đó, trên 50% các bệnh
viện còn thiếu điểm vệ sinh tay ở mỗi buồng bệnh, bất chấp quy định nhân viên trước
và sau chăm sóc bệnh nhân, sau khi cầm dụng cụ, sau khi làm thủ thuật đều phải rửa
tay.
Trên thực tế để kiểm sốt, ngăn ngừa NKBV trong các phịng mổ và hậu phẫu,
các bệnh viện ở Hà Giang thường sử dụng dung dịch Natri Hypoclorit,
Glutaraldehyde, Cloramin B, Surfanios, Preseft để khử trùng bề mặt phòng, bàn, trang
thiết bị, vật dụng y tế, quần áo của y tá và bệnh nhân, do đó gây ra mùi khó chịu và
độc hại (nếu tiếp xúc lâu dài) trong các phịng bệnh. Đới với không khí, phần lớn các

3


bệnh viện không trang bị hệ thống lọc và khử trùng chủ đợng khơng khí trước khi đi
vào phòng mở, phòng bệnh mà khơng khí được lấy trực tiếp từ bên ngồi vào và tại
mợt sớ thời điểm trong ngày, người ta phun loại hóa chất phổ biến, rẻ tiền là dung dịch
foocmon, trong phòng để khử trùng không khí, do đó gây ra mùi rất khó chịu và nguy
cơ mắc các bệnh hô hấp hoặc ung thư cho những người tiếp xúc nhiều với hóa chất
này như y tá, bác sỹ, bệnh nhân điều trị,...
Năm 2013, tại BVĐK tỉnh Hà Giang đã xảy ra hàng loạt các ca nhiễm khuẩn bệnh
viện (nhiễm trùng sau mổ), tuy chưa có trường hợp tử vong nhưng đã gây ra những thiệt

hại về kinh tế cho bệnh nhân và bệnh viện. Từ vấn đề NKBV, ngành y tế Hà Giang nói
chung và BVĐK tỉnh Hà Giang nói riêng, được sự hỗ trợ đắc lực của BV Bạch Mai đã
dành nhiều thời gian và cơng sức đầu tư cho cơng tác phịng chống NKBV. Song song
với đó, UBND tỉnh cũng đồng tình tiếp tục đầu tư các trang thiết bị phòng, chống nhiễm
khuẩn cũng như chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện đúng quy trình kiểm sốt nhiễm
khuẩn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của tỉnh cịn khó khăn, mới chỉ một, hai bệnh
viện được trang bị hệ thống phòng, chống nhiễm khuẩn tương đối hiện đại như bệnh
viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Bắc Quang, còn lại đa số các bệnh viện vẫn sử dụng các
phương pháp chống nhiễm khuẩn truyền thống nên hiệu quả chưa cao.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang là bệnh viện hạng II theo tiêu chuẩn của Bộ Y
tế và là cơ sở khám chữa bệnh công lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Hiện nay, trong một
số phòng mổ đặc biệt, đòi hỏi độ vô trùng cao, các bác sĩ đã thay thế foocmon bằng
loại hóa chất mới – Nocolyse ít độc hơn để khử trùng không khí, đồng thời có thể tiếp
xúc an toàn chỉ sau 30 phút xịt trong phòng. Tuy nhiên, loại hóa chất này có giá thành
rất cao, khoảng 2,9 triệu đồng/lít nên bệnh viện cũng không đủ kinh phí, không thể sử
dụng để vô trùng không khí trong phòng mổ mỗi ngày mà phải từ 1 đến 2 tuần mới
phun khử trùng 1 lần nên hiệu quả khử trùng khơng cao, chỉ mang tính chất thời điểm,
chưa kể thiết bị để phun xịt loại hóa chất này cũng rất đắt tiền, vài trăm triệu/máy.
Tương tự, để khử trùng các dụng cụ y tế, bệnh viện sử dụng hóa chất PRESEFT, cồn
90 độ, giaven,...có hiệu quả tốt nhưng giá thành cao và ảnh hưởng đến sức khỏe các
nhân viên y tế.
Bệnh viện Đa khoa Bắc Quang là bệnh viện hạng II, thu dung bệnh nhân các
huyện phía nam của Bắc Giang như Quang Bình, Hồng Xu Phì, Xín Mần, Hàm n
của Tun Quang. Để khử trùng khơng khí phịng mổ, các nhân viên y tế phun dung
dịch Anios special DJPSF bằng thiết bị phun sương AEROSEPT 100VF. Hóa chất này
cũng có giá thành khá cao, 2,2 triệu đồng/can 5 lít, do đó bệnh viện cũng khơng phun
thường xun, chỉ phun 1 tuần/lần, mỗi lần phun trong 40 phút, do đó hiệu quả khử
trùng khơng khí chỉ mang tính chất thời điểm mà khơng được duy trì thường xun.
Khơng khí trong các phịng chun mơn khác như khoa sản, khoa nhi, hậu phẫu,.. lấy
trực tiếp khơng khí ngồi trời mà khơng qua xử lý. Các dụng cụ y tế thông thường

được khử trùng bằng cách ngâm rửa trong dung dịch anoiosyme sau đó hấp tiệt trùng.
Với các dụng cụ nội soi, được ngâm rửa trước bằng dung dịch anoiosyme sau đó ngâm
trực tiếp trong steranios 2% trong 20 phút, cuối cùng được luộc hấp tiệt trùng. Để lau
rửa sàn các phòng bệnh, bệnh viện sử dụng dung dịch Preseft và cồn 90°. Các biện

4


pháp khử trùng bề mặt và dụng cụ này có hiệu quả nhưng giá thành cao và ảnh hưởng
đến sức khỏe các nhân viên y tế do tiếp xúc nhiều
Như vậy, các phương pháp khử trùng khơng khí và bề mặt dụng cụ hiện tại của
bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Đa khoa Bắc Quang, Hà Giang đều chưa đem lại
hiệu quả như mong muốn, về hiệu lực khử trùng hay hiệu quả kinh tế. Do đó, việc tìm ra
một giải pháp khử trùng toàn diện môi trường bệnh viện, hiệu quả và kinh tế để phòng
tránh NKBV đang là nhu cầu cấp thiết của các bệnh viện và cơ sở y tế ở Hà Giang.
4. Các nội dung chính và kết quả dự kiến:
4.1. Các nội dung chính:
- Khảo sát đánh giá thực trạng vi sinh (tổng vi khuẩn hiếu khí, nấm) trong khơng khí
của một số phịng chun mơn và trên bề mặt của một số dụng cụ y tế của Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Hà Giang và Bệnh viện Đa khoa Bắc Quang.
- Chuyển giao và lắp đặt các thiết bị làm sạch khơng khí bằng công nghệ xúc tác
quang, Bàn rửa khử trùng Gia Thanh và thiết bị sản xuất Anolyte Gia Sinh tại các
phịng chun mơn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và Bệnh viện Đa khoa Bắc
Quang.
- Đánh giá khả năng diệt khuẩn (tổng vi khuẩn hiếu khí, nấm) của các thiết bị làm sạch
khơng khí, Bàn rửa khử trùng Gia Thanh và thiết bị sản xuất Anolyte Gia Sinh tại các
phịng chun mơn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và Bệnh viện Đa khoa Bắc
Quang.
- Đánh giá khả năng diệt khuẩn (tổng vi khuẩn hiếu khí, nấm) của các thiết bị làm sạch
khơng khí, Bàn rửa khử trùng Gia Thanh và thiết bị sản xuất Anolyte Gia Sinh tại các

phịng chun mơn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và Bệnh viện Đa khoa Bắc
Quang sau khi các thiết bị làm việc liên tục trong 5 tháng.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật của 2 bệnh viện về vận hành thiết bị và ứng dụng các công
nghệ và tổng kết dự án.
4.2. Kết quả dự kiến:
- Thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ xúc tác quang công suất 100 m3/h: 12
chiếc.
- Thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ xúc tác quang công suất 300 m3/h: 19
chiếc.
- Thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ xúc tác quang công suất 500 m3/h: 2
chiếc.
- Bàn rửa khử trùng Gia Thanh công suất 10 L/giờ : 5 chiếc.
- Thiết bị sản xuất anolyte Gia Sinh công suất 60 L/giờ : 1 chiếc.
- Thiết bị sản xuất anolyte Gia Sinh công suất 120 L/giờ : 1 chiếc.
5. Dự kiến thời gian thực hiện (Số tháng, bắt đầu từ ..): 24 tháng, bắt đầu từ 6/2016
đến 5/2018

5


6. Dự kiến kinh phí (từ ngân sách sự nghiệp KH&CN của Trung ương, đối ứng từ
ngân sách địa phương và nguồn khác): 5.000 triệu đồng, trong đó:
+ Từ ngân sách sự nghiệp KH&CN của Trung ương: 4.500 triệu đồng;
+ Từ ngân sách địa phương: 500 triệu đồng;
+ Từ nguồn khác: 0 triệu đồng.
7. Đề xuất Tổ chức chủ trì và đánh giá năng lực của Tổ chức chủ trì (điều kiện cơ sở
vật chất, nguồn nhân lực, khả năng huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
để thực hiện dự án):
- Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang
- Cá nhân chủ trì: Ơng Hồng Tiến Việt, Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà

Giang.
8. Đề xuất Tổ chức chuyển giao công nghệ và đánh giá năng lực của Tổ chức chuyển
giao công nghệ (quyền chuyển giao công nghệ và năng lực chuyển giao công
nghệ).
- Cơ quan chuyển giao công nghệ: Viện Công nghệ môi trường- Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ngày....tháng....năm 20...
CHỦ TỊCH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ
(Ký tên, đóng dấu)

6


B1.2-TMDA
THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình Nơng thơn miền núi
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án: Áp dụng các công nghệ khử trùng tiên tiến để chống nhiễm khuẩn,
lây chéo trong trong các phịng chun mơn bệnh viện của tỉnh Hà Giang.
2 . Mã số:
3 . Cấp quản lý:

- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cấp tỉnh, thành phố: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang

4. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 06 /2016 đến tháng 05/2018
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 5.000 triệu đồng
Trong đó:
-Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương: 4.500 triệu đồng

-Ngân sách địa phương: 500 triệu đồng
-Nguồn khác: 0 triệu đồng
6. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
Tên tổ chức: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang
Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Điện thoại: 02193.886.411

Fax: 02193.888.020

7 . Chủ nhiệm Dự án
Họ, tên: Ơng Hồng Tiến Việt
Học hàm, học vị: bác sĩ chuyên khoa II
Chức vụ: giám đốc
Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Điện thoại: CQ:
NR:
Mobile: 01255155669
E-mail:
8. Tổ chức chuyển giao công nghệ:
Tên cơ quan: Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam
Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04-37569136

9. Tính cấp thiết của dự án:
9.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, y tế của tỉnh Hà Giang

7



Hà Giang là tỉnh miền núi cao nằm ở cực bắc tổ quốc, phía Bắc giáp các tỉnh Vân
Nam và Quảng Tây – Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đơng giáp
tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Tỉnh Hà Giang có 1 thành phố
(Hà Giang) và 10 huyện với 193 xã, phường, thị trấn. Vùng có dân số ít, mật độ dân số
thấp, 94 người/km2, trong đó người Mơng chiếm đa số, cịn lại là các sắc dân gồm
Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giáy và Lơ Lơ... Cũng vì địa thế toàn rừng núi
nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Các vùng núi thấp như Vị Xuyên, Bắc
Quang có kinh tế phát triển hơn vùng núi.
Về y tế, tồn tỉnh Hà Giang hiện có 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 3 bệnh viện đa khoa
khu vực và 8 bệnh viện tuyến huyện. Ngồi ra, tỉnh cịn có nhiều phòng khám đa khoa
khu vực, các trung tâm y tế huyện và trạm y tế phường xã. Đội ngũ cán bộ y tế gồm
hơn 4.000 người, trong đó có gần 500 bác sĩ và 40 dược sĩ đại học. Nhân sự mới tuyển
dụng nhiều, đang trong quá trình đầu tư cho đào tạo, tuy nhiên vẫn chưa đủ về số
lượng cũng như chất lượng.
Trang thiết bị tại các bệnh viện của Hà Giang còn thiếu và chưa đồng bộ, máy móc
hiện có thường xuyên hư hỏng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các khoa. Do chưa có
thiết bị phục vụ một số kỹ thuật cao nên các bệnh viện vẫn phải chuyển bệnh nhân lên
tuyến cao hơn. Ngoài ra, vấn đề vận chuyển an tồn người bệnh cịn gặp khó khăn.
Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho người dân,
ngành y tế đã nỗ lực hết mình từ củng cố, ổn định và phát triển mạng lưới khám chữa
bệnh các tuyến cũng như triển khai cải tiến chất lượng bệnh viện theo Quyết định
4858/QĐ-BYT, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đã được cải thiện hơn trước; các
chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách,
khám chữa bệnh BHYT, khám chữa bệnh cho người nghèo được thực hiện đầy đủ. Tình
trạng quá tải ở một số Bệnh viện chuyên khoa và Bệnh viện tuyến huyện có giảm,
nhưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn cao; hoạt động chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ
Bệnh viện tuyến dưới bằng hình thức cầm tay chỉ việc được tích cực triển khai. Ngành
cũng đã tổ chức, phối hợp tốt với các Bệnh viện Trung ương thực hiện Đề án bệnh viện
vệ tinh giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao ngay tại địa phương

nhằm giảm thiểu tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến. Nhiều kỹ thuật mới được chuyển giao
cho các Bệnh viện tuyến huyện, qua đó chất lượng công tác khám chữa bệnh được nâng
lên. Chỉ tính riêng trong năm 2015, cơng suất sử dụng giường bệnh tại tuyến tỉnh có 11
Bệnh viện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, một số Bệnh viện chưa đạt chỉ tiêu thậm chí cịn

8


khá thấp; Công suất sử dụng giường bệnh (Kế hoạch) chung của toàn tỉnh là 104,0%;
Ngoài ra ngành y tế cịn tổ chức các hoạt động truyền thơng trên các phương tiện thơng
tin đại chúng về phịng chống ngộ độc bột ngơ mốc, lợi ích tiêm vắc xin viêm gan B,
phòng chống bệnh nấm, lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, sốt rét và các biện pháp
phịng chống…. Chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến tỉnh tăng cường hỗ trợ tuyến huyện trong
việc đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã góp phần cải
thiện chất lượng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại tuyến cơ sở phịng chống dịch,
bệnh và phòng chống ngộ độc thực phẩm cho nhân dân trong toàn xã.
Củng cố và hoàn thiện xây dựng mạng lưới hệ thống y tế dự phòng rộng khắp từ
tỉnh đến các thôn, bản. Hoạt động y tế dự phịng được tăng cường, cơng tác giám sát
dịch được triển khai chặt chẽ, khống chế kịp thời, ứng phó được các vấn đề sức khỏe
liên quan đến thiên tai, thảm họa Xác định công tác đào tạo, phát triển nhân lực là một
vấn đề quan trọng giúp cho các cán bộ y tế nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề để
đáp ứng phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Ngành đã liên kết với các Trường Đại
học Y - Dược (Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình) và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư
cho đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ y tế. Áp dụng nhiều hình thức đào tạo (địa chỉ,
liên thơng, chính quy...). Năm 2015, đã có 112 bác sỹ và 09 Dược sỹ đại học tốt
nghiệp theo các đề án của tỉnh và 42 bác sỹ và 9 dược sỹ đại học hệ liên thông tốt
nghiệp. Trong năm, đã cử đi đào tạo sau đại học 78 cán bộ, đào tạo đại học và cử nhân
37 người, đào tạo quản lý cho cán bộ lãnh đạo 161 người. Ngành cũng chỉ đạo các đơn
vị y tế trong tồn tỉnh đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học, áp dụng sáng kiến
trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, bồi

dưỡng phương pháp giáo dục y học cho cán bộ là giáo viên, giảng viên của tỉnh. Trong
những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND các cấp,
sự phối hợp liên ngành trong cơng tác chăm sóc sức khỏe đã có nhiều chuyển biến tích
cực về nhận thức vai trị quan trọng của sức khỏe trong q trình phát triển kinh tế xã
hội tại địa phương và sự tham gia của người dân vào cơng tác chăm sóc sức khỏe ngày
càng sâu rộng. Tình trạng sức khỏe của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được cải
thiện rõ rệt, hầu hết các chỉ số về sức khỏe đã được cải thiện và tăng lên đáng kể;
Khống chế được các bệnh sốt rét, HIV/AIDS và các dịch bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
Hệ thống tổ chức mạng lưới y tế tiếp tục được kiện toàn, củng cố nhằm ổn định là điều
kiện phát triển trong thời gian tới.

9


Năng lực quản lý của đơn vị y tế được tăng cường, sự nhiệt tình cơng tác, tận tâm
với người bệnh của cán bộ y tế ngày càng nâng cao là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,
UBND tỉnh và nhân dân giao phó.
9.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện và nhu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn ở Hà Giang
Thời gian gần đây, ở nước ta có nhiều nạn dịch bệnh bùng phát với tốc độ lây lan
nhanh và gây ra rất nhiều những hậu quả hết sức đau lòng về số bệnh nhân tử vong,
gây hoang mang dư luận như: dịch sởi, dịch cúm A, chân tay miệng,…Bên cạnh
nguyên nhân là do yếu tố chủ quan con người thì một nguyên nhân rất lớn là tình trạng
nhiễm khuẩn trong các phòng bệnh, dẫn đến hiện tượng lây nhiễm chéo trong bệnh
viện. Thực vậy, khi không khí hoặc bề mặt các trang thiết bị phẫu thuật, dụng cụ chăm
sóc bệnh nhân, áo của phẫu thuật viên, hoặc bề mặt sàn, phòng bệnh,... không được vô
trùng sẽ dẫn đến sự có mặt của các vi khuẩn, virút trong các phòng bệnh, phòng xét
nghiệm, do đó sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của nhân viên y tế và người bệnh, làm
tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh và chi phí
điều trị - còn gọi là hiện tượng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). NKBV thường tập

trung cao ở khu vực hồi sức cấp cứu và ngoại khoa. Trong đó có 3 loại nhiễm khuẩn
thường gặp là nhiễm khuẩn hơ hấp, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiêu hóa. Các
bệnh nhân khơng có miễn dịch tốt, người đặt xơng dẫn lưu, xông bàng quang, xông
niệu đạo, dùng máy thở hỗ trợ hơ hấp dễ có nguy cơ nhiễm trùng và bệnh càng nặng
hơn. Theo ước tính hằng năm nước ta có khoảng 700 nghìn bệnh nhân bị nhiễm trùng
vết mổ do NKBV gây ra. Khảo sát từ Cục quản lý khám chữa bệnh cho thấy, nhiễm
khuẩn bệnh viện kéo dài thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân từ 9 đến 24,3
ngày đồng thời kéo theo tăng chi phí điều trị trung bình từ 2-32,3 triệu đồng/bệnh
nhân. Điều tra của Bộ Y tế vào tháng 8 năm 2012 trong số 522 bệnh viện cả nước cho
thấy chỉ có 33% các bệnh viện có đơn vị kiểm sốt nhiễm khuẩn đạt tiêu chuẩn.Trong
khi đó, trên 50% các bệnh viện còn thiếu điểm vệ sinh tay ở mỗi buồng bệnh, bất chấp
quy định nhân viên trước và sau chăm sóc bệnh nhân, sau khi cầm dụng cụ, sau khi
làm thủ thuật đều phải rửa tay.
Như vậy, vấn đề NKBV không mới nhưng chưa có giải pháp triệt để và vẫn
trong tình trạng báo động đỏ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có thể ngăn ngừa
NKBV qua những chương trình kiểm sốt NKBV. Một chương trình kiểm sốt NKBV
tốt sẽ đưa ra những chuẩn mực về chất lượng chăm sóc vào trong những thực hành

10


lâm sàng, giúp nhà lâm sàng hạn chế bớt những rủi ro do chăm sóc dẫn tới lây nhiễm.
Nghiên cứu về hiệu quả của chương trình kiểm soát NKBV của SENIC (Study on the
Efficacy of Nosocomial Infection Control) năm 1970-1976 đã chứng minh rằng một
chương trình kiểm sốt NKBV bao gồm giám sát và áp dụng kỹ thuật có thể làm giảm
33% NKBV.
Trên thực tế để kiểm soát, ngăn ngừa NKBV trong các phòng mổ và hậu phẫu,
các bệnh viện ở Hà Giang thường sử dụng dung dịch Natri Hypoclorit,
Glutaraldehyde, Cloramin B, Surfanios, Preseft để khử trùng bề mặt phòng, bàn, trang
thiết bị, vật dụng y tế, quần áo của y tá và bệnh nhân, do đó gây ra mùi khó chịu và

độc hại (nếu tiếp xúc lâu dài) trong các phịng bệnh. Đới với khơng khí, phần lớn các
bệnh viện không trang bị hệ thống lọc và khử trùng chủ đợng khơng khí trước khi đi
vào phòng mở, phòng bệnh mà khơng khí được lấy trực tiếp từ bên ngồi vào và tại
mợt sớ thời điểm trong ngày, người ta phun loại hóa chất phổ biến, rẻ tiền là dung dịch
foocmon, trong phòng để khử trùng không khí, do đó gây ra mùi rất khó chịu và nguy
cơ mắc các bệnh hô hấp hoặc ung thư cho những người tiếp xúc nhiều với hóa chất
này như y tá, bác sỹ, bệnh nhân điều trị,...
Năm 2013, tại BVĐK tỉnh Hà Giang đã xảy ra hàng loạt các ca nhiễm khuẩn bệnh
viện (nhiễm trùng sau mổ), tuy chưa có trường hợp tử vong nhưng đã gây ra những thiệt
hại về kinh tế cho bệnh nhân và bệnh viện. Từ vấn đề NKBV, ngành y tế Hà Giang nói
chung và BVĐK tỉnh Hà Giang nói riêng, được sự hỗ trợ đắc lực của BV Bạch Mai đã
dành nhiều thời gian và công sức đầu tư cho cơng tác phịng chống NKBV. Song song
với đó, UBND tỉnh cũng đồng tình tiếp tục đầu tư các trang thiết bị phòng, chống nhiễm
khuẩn cũng như chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện đúng quy trình kiểm sốt nhiễm
khuẩn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của tỉnh cịn khó khăn, mới chỉ một, hai bệnh
viện được trang bị hệ thống phòng, chống nhiễm khuẩn tương đối hiện đại như bệnh
viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Bắc Quang, còn lại đa số các bệnh viện vẫn sử dụng các
phương pháp chống nhiễm khuẩn truyền thống nên hiệu quả chưa cao.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang là bệnh viện hạng II theo tiêu chuẩn của Bộ Y
tế và là cơ sở khám chữa bệnh cơng lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Tính đến thời điểm
hiện tại với quy mô 570 giường bệnh, 515 cán bộ CCVC với 6 phòng chức năng, 3
đơn vị hậu cần, 21 khoa lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng. Trung bình lượng khám
trong ngày có từ 350 - 400 người bệnh. Thu dung cấp cứu và điều trị nội trú từ 80 100 người bệnh/ngày. Người bệnh điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng từ 400 - 500

11


người bệnh. Hiện nay, trong một số phòng mổ đặc biệt, đòi hỏi độ vô trùng cao, các
bác sĩ đã thay thế foocmon bằng loại hóa chất mới – Nocolyse ít độc hơn để khử trùng
không khí, đồng thời có thể tiếp xúc an toàn chỉ sau 30 phút xịt trong phòng. Tuy

nhiên, loại hóa chất này có giá thành rất cao, khoảng 2,9 triệu đồng/lít nên bệnh viện
cũng không đủ kinh phí, không thể sử dụng để vô trùng không khí trong phòng mổ
mỗi ngày mà phải từ 1 đến 2 tuần mới phun khử trùng 1 lần nên hiệu quả khử trùng
khơng cao, chỉ mang tính chất thời điểm, chưa kể thiết bị để phun xịt loại hóa chất này
cũng rất đắt tiền, vài trăm triệu/máy. Tương tự, để khử trùng các dụng cụ y tế, bệnh
viện sử dụng hóa chất PRESEFT, cồn 90 độ, giaven,...có hiệu quả tốt nhưng giá thành
cao và ảnh hưởng đến sức khỏe các nhân viên y tế.
Bệnh viện Đa khoa Bắc Quang là bệnh viện hạng II, thu dung bệnh nhân các
huyện phía nam của Bắc Giang như Quang Bình, Hồng Xu Phì, Xín Mần, Hàm n
của Tun Quang. Bệnh viện có 260 cán bộ, 26 khoa phịng trong đó có 4 phịng chức
năng và 22 phịng chun mơn với 300 giường bệnh, với 250 - 350 bệnh nhân thường
trú, khám kê đơn ngoại trú: 200 người/ngày. Lượng người qua lại bệnh viện mỗi ngày
khoảng 1000 người. Để khử trùng khơng khí phòng mổ, các nhân viên y tế phun dung
dịch Anios special DJPSF bằng thiết bị phun sương AEROSEPT 100VF. Hóa chất này
cũng có giá thành khá cao, 2,2 triệu đồng/can 5 lít, do đó bệnh viện cũng khơng phun
thường xun, chỉ phun 1 tuần/lần, mỗi lần phun trong 40 phút, do đó hiệu quả khử
trùng khơng khí chỉ mang tính chất thời điểm mà khơng được duy trì thường xun.
Khơng khí trong các phịng chun mơn khác như khoa sản, khoa nhi, hậu phẫu,.. lấy
trực tiếp khơng khí ngồi trời mà không qua xử lý. Các dụng cụ y tế thông thường
được khử trùng bằng cách ngâm rửa trong dung dịch anoiosyme sau đó hấp tiệt trùng.
Với các dụng cụ nội soi, được ngâm rửa trước bằng dung dịch anoiosyme sau đó ngâm
trực tiếp trong steranios 2% trong 20 phút, cuối cùng được luộc hấp tiệt trùng. Để lau
rửa sàn các phòng bệnh, bệnh viện sử dụng dung dịch Preseft và cồn 90°. Các biện
pháp khử trùng bề mặt và dụng cụ này có hiệu quả nhưng giá thành cao và ảnh hưởng
đến sức khỏe các nhân viên y tế do tiếp xúc nhiều
Như vậy, các phương pháp khử trùng khơng khí và bề mặt dụng cụ hiện tại của
bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Đa khoa Bắc Quang, Hà Giang đều chưa đem lại
hiệu quả như mong muốn, về hiệu lực khử trùng hay hiệu quả kinh tế. Do đó, việc tìm ra
một giải pháp khử trùng toàn diện môi trường bệnh viện, hiệu quả và kinh tế để phòng
tránh NKBV đang là nhu cầu cấp thiết của các bệnh viện và cơ sở y tế ở Hà Giang.

10.

Tính tiên tiến và thích hợp của cơng nghệ được chuyển giao

12


10.1. Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng
a) Công nghệ xúc tác quang xử lý ô nhiễm không khí
Xúc tác quang (XTQ) được nghiên cứu từ năm 1970 [1] và phát triển không
ngừng cho đến ngày nay nhờ tiềm năng ứng dụng phong phú trong lĩnh vực cơng
nghệ mơi trường của nó. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của phương
pháp này trong việc xử lý các họ hợp chất hữu cơ rất khác nhau như các hydrocacbon
bão hịa và khơng bão hịa, các hợp chất oxy hóa, các hợp chất thơm [2, 3], thuốc trừ
sâu [4], các chất màu [5], các axit béo [6, 7], các hợp chất chứa asen [8], NO x [9] và
các vi khuẩn [10],….
Vật liệu XTQ chủ yếu là từ các nguyên tố chuyển tiếp như TiO2, ZnO, WO3,
CdSe. v.v..., trong đó TiO2 có hoạt tính XTQ cao nhất và là vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, trơ
về mặt hóa học và khơng độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ chế xử lý các chất ô
nhiễm trong khơng khí bằng XTQ trên vật liệu nano TiO2 được mơ tả trên hình 1.

Hình 1. Cơ chế phản ứng XTQ của TiO2
Dưới tác dụng của ánh sáng tử ngoại (UV), các điện tử từ vùng hóa trị chuyển
lên vùng dẫn thành các điện tử tự do (e -) và để lại các lỗ trống (h +) ở vùng hóa trị. Điện
tử và lỗ trống sau đó sẽ khuếch tán ra bề mặt và phản ứng với H 2O và O2 sẵn có trong
khơng khí được hấp thụ trên bề mặt màng và tạo ra các gốc có khả năng ơxy hóa khử
các chất hữu cơ (các gốc siêu oxy hóa). Các tế bào vi khuẩn cũng được cấu tạo chủ
yếu bởi các chất hữu cơ như protein, lipid, hydrat cacbon,.. do đó cũng sẽ bị phân hủy
bởi các gốc siêu oxy hóa này, dẫn đến làm giảm 77 đến 93% khả năng hô hấp của tế
bào, khiến cho tế bào suy yếu dần và cuối cùng là bị tiêu diệt [11].

Trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm không khí (ONKK) bằng XTQ, có thể nói nước
Nga là một trong những nước đi tiên phong. Viện Các Vấn đề Vật lý trong Hóa học

13


(CVĐLH) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học (HLKH) Nga là nơi đạt được nhiều thành
tựu nhất trong nghiên cứu ứng dụng vật liệu XTQ cho mục đích xử lý ơ nhiễm mơi
trường khơng khí bởi các chất hữu cơ và các loài vi khuẩn gây bệnh. Các nhà khoa học
của Viện đã chế tạo thành công bột nano TiO 2 có có hoạt tính oxy hóa cao đặc biệt,
bởi vì họ đã nắm trong tay bí quyết cơng nghệ chế tạo vật liệu XTQ trên cơ sở nano
TiO2. Theo các nhà khoa học này, ngồi yếu tố kích thước hạt và độ phân bố kích
thước hạt, hiệu quả oxy hóa của các hạt nano TiO 2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác mà mỗi nhà sản xuất đều giữ riêng cho mình như một “know-how”.
* Thiết bị xử lý ô nhiễm không khí trên cơ sở XTQ:
Năm 2000, một tập thể các nhà khoa học thuộc Viện CVĐLH đã đăng ký và
được cấp bằng sáng chế số RF 2151632 “Phần tử xúc tác quang và phương pháp chế
tạo nó”. Phần tử XTQ này là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả xử lý ONKK vượt trội
của thiết bị do họ sản xuất với nhãn hiệu TIOKRAFT so với các thiết bị cùng chức
năng được sản xuất trên thế giới. Ngồi ra, qua q trình nghiên cứu, thử nghiệm và áp
dụng trên thực tế các thiết bị TIOKRAFT đã khơng ngừng được hồn thiện và đã đạt
được sự tín nhiệm cao nhất ở nước Nga về thiết bị xử lý ONKK. TIOKRAFT đã được
thương mại hóa và được xuất khẩu sang nhiều ở châu Âu như Đức, Hy Lạp… từ nhiều
năm nay.

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị TIOKRAFT của LB Nga

Thiết bị TIOKRAFT có cơng suất xử lý khơng khí từ 250 m 3/h trở lên có cấu tạo
hồn chỉnh gồm nhiều tầng lọc, mỗi tầng lọc đều có chức năng riêng mà các tầng lọc
khác không thay thế được. Cấu tạo thiết bị gồm các bộ phận chính được thể hiện như

trên hình 2.
1- Bộ tiền lọc: bao gồm 2 tầng lọc:

14


a) Tầng lọc thơ: có tác dụng loại bỏ các hạt bụi có kích thước trên 3 µm.
b) Tầng lọc hiệu suất cao HEPA (hoặc lọc tinh) có tác dụng loại bỏ các hạt bụi tới
0,3 µm.
2- Bộ lọc tĩnh điện: lọc tăng cường các phần tử bụi nhỏ còn lại có kích thước đến
0,01 μm.
3- Bộ lọc XTQ: là các ống thủy tinh thạch anh xốp có phủ lớp XTQ nano TiO2, bên
trong có đèn tử ngoại. Dưới tác dụng của tia tử ngoại, lớp XTQ có tác dụng phân
hủy các chất độc hại thành nước và khí CO 2, đồng thời diệt vi khuẩn và diệt nấm.
Dịng khơng khí thường được bố trí đi từ trong lịng ống xuyên qua thành ống ra
ngoài.
4- Bộ lọc hạt mang điện làm bằng vải không dệt PP kết hợp lưới kim loại tiếp đất có
tác dụng giữ lại các hạt mang điện, được sinh ra khi khơng khí đi qua bộ lọc tĩnh
điện, và truyền điện tích xuống đất. Bộ lọc này có thể đặt trước hoặc sau bộ lọc
XTQ.
5- Bợ lọc than hoạt tính: có tác dụng loại bỏ mùi và các siêu oxit sinh ra trong quá
trình phân hủy quang hóa.
6- Quạt gió áp suất cao: đảm bảo lưu lượng khơng khí cần thiết đi qua thiết bị.

Hình 4: Sắp xếp phần tử XTQ và bộ
lọc hạt mang điện trong thiết bị.

Hình 3: Bộ lọc hạt mang điện và
phần tử xúc tác quang.


Phần tử XTQ có hình dạng ống xốp hình trụ (đường kính ngồi 80 mm, dày 5-10
mm, chiều dài >200 mm), hở hai đầu. Nó được chế tạo từ những hạt thạch anh có
đường kính chủ yếu nằm trong khoảng 0,6-0,8 mm bằng cách thiêu kết. Độ xốp của
thành ống lớn, dễ dàng cho khơng khí đi qua (hình 3, ống bên phải).

15


Quy trình xử lý khơng khí của thiết bị TIOKRAFT như sau: khơng khí lần lượt đi
qua các bộ lọc bụi thô, lọc thứ cấp, lọc tĩnh điện đảm bảo giảm nồng độ bụi thấp tối
thiểu. Sau đó nó đi tiếp qua bộ lọc XTQ, đây là bộ phận quan trọng nhất, nơi xảy ra
các phản ứng quang hóa nhờ có lớp xúc tác TiO2 dưới tác dụng của tia cực tím làm
phân hủy các hợp chất hữu cơ bay hơi VOC và tiêu diệt vi sinh nguy hại có trong mơi
trường khơng khí.
Đặc tính nổi trội của các thiết bị xử lý khơng khí bằng XTQ là các thành phần ơ
nhiễm khơng tích tụ lại trong thiết bị mà được phân hủy hồn tồn thành khí vơ hại mà
khơng phải thêm bất kỳ hóa chất nào như Ơzon, Clo... và khả năng xử lý đa năng (khói
thuốc, vi khuẩn, mùi hơi, NH3, H2S ....). Ngồi ra, các bộ lọc có thuổi thọ cao, trong
điều kiện máy hoạt động liên tục bộ lọc tinh 4 tháng mới phải thay, bộ phận phân hủy
siêu ôxit là 5 năm.
b) Công nghệ hoạt hóa điện hóa và ứng dụng trong khử trùng y tế
Dung dịch hoạt hóa điện hóa (HHĐH) là một chất lỏng trong suốt khơng màu, có
mùi clo nhẹ, chứa hỗn hợp các chất oxy hoá chứa oxy và clo như: HClO, ClO 2, HClO3,
HClO4, H2O2, O2, ClO-, ClO2-, ClO3-, O-, HO2-, OH-, là những chất hoạt động diệt vi
trùng, virus và bào tử rất hiệu quả nên chỉ cần dùng ở nồng độ nhỏ và vì vậy ít độc hại
[12]. Các thông số đặc trưng của dung dịch HHĐH: pH: từ 6,5 đến 8,0; tổng nồng độ
các chất hoạt tính (tương đương clo hoạt tính): 250-350 mg/l; thê oxy hố khử cao: từ
+ 800 mV đến +1000 mV.
So với các chất diệt khuẩn truyền thống, dung dịch HHĐH có nhiều ưu thế nổi
trội [12]:

- Hiệu quả diệt khuẩn cao: diệt được rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh,
kể cả những loại có sức đề kháng cao như nha bào, vi trùng bệnh lao...; Thời gian diệt
vi khuẩn, vi trùng ngắn hơn nhiều so với các loại hóa chất khác; Khơng bị hiện tượng
“nhờn thuốc” như các loại hóa chất khác.
- Ít độc hại cho người sử dụng, tiếp xúc nó thường xun do lượng khống thấp
và nồng độ các hoạt chất trong dung dịch HHĐH khá nhỏ.
- Dung dịch HHĐH tập hợp nhiều hoạt chất sát khuẩn nên có khả năng sát khuẩn
cao, diệt được hầu hết các nhóm vi khuẩn gam (+), gam (-), kể cả nha bào, virus, nấm
mốc, xạ khuẩn.

16


- Có khả năng kết hợp sử dụng với nhiều loại hóa chất tẩy rửa khác, làm tăng
hiệu quả của cả hai quá trình tẩy rửa và sát trùng.
- Được sản xuất tại nơi sử dụng bằng quy trình rất đơn giản; người vận hành thiết
bị khơng cần có chun môn cao; không cần phải dự trữ và bảo quản; cần lúc nào có
ngay lúc đó.
- Giá thành rẻ, với cùng hiệu quả sử dụng yêu cầu chi phí thấp hơn các biện pháp
khác.
Điều khác biệt cơ bản của dung dịch HHĐH so với hoá chất tẩy rửa, khử trùng
truyền thống như Natri hypoclorit, Cloramin và các hợp chất chứa Clo khác ở chỗ:
- Do có tổng lượng khống nhỏ nên dung dịch HHĐH có tính chất gần giống
nước khống thông thường và đảm bảo sạch về phương diện sinh thái. Dung dịch
HHĐH không làm nhiễm bẩn môi trường và khơng cần phải trung hồ nó sau khi sử
dụng vì sau khi được sản xuất 5 ngày dung dịch trở về dạng nước muối ban đầu trước
khi được kích hoạt điện hoá.
- Nồng độ các hoạt chất trong dung dịch HHĐH khơng lớn (trung bình từ 0,2 –
0,3g/l) nên nó khơng gây nguy hiểm gì khi tiếp xúc với da và niêm mạc, bảo vệ an
toàn các dụng cụ y tế được làm từ các vật liệu dễ bị ăn mòn.

- Việc dung dịch HHĐH là tập hợp của nhiều hoạt chất (Hydroperoxit, Ozon,
Oxy nguyên tử, các hợp chất clo chứa oxy...) tồn tại đồng thời do dung dịch nước
được kích hoạt điện hố, bảo đảm cho dung dịch vừa có tính diệt vi khuẩn, virút và
bào tử cao, vừa có tính tẩy rửa rất tốt.
- Để pha chế dung dịch HHĐH chỉ cần sử dụng nước cất, nước đã được làm sạch
hoặc nước sinh hoạt để hòa tan NaCl tinh khiết hay muối ăn với nồng độ  5g/l. Sau
đó dung dịch nước muối này được kích hoạt điện hoá bằng thiết bị ECAWA.
* Cơ chế diệt khuẩn của dung dịch HHĐH:
Thành phần của dung dịch HHĐH gồm nhiều hoạt chất oxy hoá. Các tế bào của
cơ thể người ngay trong quá trình hoạt động sống cũng tham gia vào các phản ứng oxy
hoá khử, chúng sản sinh ra và sử dụng có mục đích các chất oxy hố hoạt tính cao như
HO*, HO2-, H2O2, O3, HClO, ClO.... Các tế bào này có hệ thống cấu tạo bảo vệ chống
oxy hoá, ngăn ngừa tác dụng độc hại của các chất tương tự đến cấu trúc tế bào sống
nhờ sự có mặt của các cặp Lipoproteit 3 lớp có chứa các cấu trúc nối đôi (- C = C -)

17


có khả năng nhận electron. Các vi khuẩn, virus thì khơng có hệ thống bảo vệ để chống
oxy hố nên dung dịch HHĐH là chất cực độc đối với chúng. Thêm nữa, mức độ
khoáng hoá thấp của dung dịch HHĐH và khả năng hydrat hố cao của nó làm tăng
mức độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn đối với các chất oxy hố. Các vi bọt khí
mang điện được tạo ra trong vùng tiếp xúc với polyme sinh học cũng góp phần làm
chuyển dịch mạnh mẽ các chất oxy hố vào trong tế bào vi khuẩn [13]. Vì thế, dung
dịch HHĐH có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhưng lại ít gây hại cho tế bào cơ thể người.
* Ứng dụng dung dịch HHĐH trong y tế:
Chính nhờ khả năng diệt khuẩn mạnh, dung dịch HHĐH đã được sử dụng rộng
rãi trong vệ sinh bệnh viện tại các nước Anh, Nga, Nhật Bản... Năm 2001, Trung tâm
Quốc gia Kiểm sốt an tồn vệ sinh y tế thuộc Bộ Y tế CHLB Nga đã đưa ra tài liệu
hướng dẫn điều chế dung dịch hoạt hoá điện hoá và sử dụng nó trong khử trùng và tiệt

trùng trong bệnh viện [14]. Cơng trình này là kết quả nghiên cứu và thử nghiệm nhiều
năm của các cơ quan đầu ngành về chống nhiễm khuẩn của CHLB Nga.
Theo bản hướng dẫn này, dung dịch HHĐH nồng độ clo hoạt động 300 - 500
mg/l được sử dụng thường quy trong bệnh viện để rửa tay phẫu thuật viên y tế trước
khi mổ, khử trùng buồng mổ, buồng bệnh (nền, tường, đồ đạc, khơng khí), các dụng cụ
y tế như dụng cụ bằng thuỷ tinh, hợp kim titan, nhựa, silicon, cao su thiên nhiên, bát
đĩa, vải trải giường, quần áo bệnh nhân, đồ dùng vệ sinh, mỗi chủng loại đồ dùng có
qui trình khử khuẩn khác nhau.
Như vậy, phương pháp xử lý mới có hiệu quả cao hơn, an tồn mơi trường tốt
hơn, ít độc hại và nên được khuyến khích sử dụng để khử khuẩn trong các cơ sở y tế.
Theo Sukhova O.I [15], các chi phí sản xuất dung dịch HHĐH bằng phương pháp điện
hoá trên các thiết bị STEL đã cho thấy 1 lít dung dịch HHĐH rẻ hơn 1 lít tác nhân hoá
học khử khuẩn như precept, Ca(ClO2), Cloramin, Clorcept và Coldspor là 55, 93, 107,
134 và 214 lần tương ứng, ngồi ra dung dịch HHĐH cịn làm giảm nguy cơ ô nhiễm
môi trường xung quanh bởi các chất oxy hoá mạnh và các muối khống, độc tính của
dung dịch HHĐH so với Precept và clozcept là tối thiểu.
10.2. Tính ưu việt của công nghệ dự kiến áp dụng so với các công nghệ đang áp
dụng tại địa phương
Công nghệ xử lý ơ nhiễm khơng khí bằng XTQ là cơng nghệ thân thiện với môi
trường do không sinh ra các sản phẩm phụ độc hại. Thật vật, qua quá trình XTQ, các

18


hợp chất ô nhiễm hữu cơ và các vi sinh vật bị phân hủy hoàn toàn thành CO 2 và hơi
nước. Vật liệu XTQ, như bột nano TiO 2, là vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Hơn nữa, trong
quá trình xử lý ơ nhiễm khơng khí, khơng phải đưa thêm bất kỳ loại hóa chất nào, chỉ
cần sử dụng nguồn điện, do đó hiệu quả kinh tế cao. Thiết bị lại có cách sử dụng đơn
giản, chỉ cần bật tắt và thay đổi tốc độ xử lý khơng khí bằng các nút chuyển chế độ.
Đây là những ưu điểm nổi trội so với cơng nghệ khử trùng khơng khí hiện đang áp

dụng ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và bệnh viện Đa khoa Bắc Quang.
Mặt khác, thiết bị LSKK bằng XTQ hoạt động trên nguyên lý chạy liên tục trong
ngày, do đó đảm bảo khơng khí trong các phịng bệnh ln ln được làm sạch. Thiết
bị chạy êm, không ảnh hưởng đến các nhân viên y tế và người bệnh trong phòng. Đây
cũng là một ưu điểm nổi trội của thiết bị LSKK bằng XTQ so với công nghệ khử trùng
khơng khí hiện đang áp dụng ở 2 bệnh viện trên cũng như các bệnh viện khác ở Hà
Giang. Các bệnh viện trên hiện đang sử dụng phương pháp phun hóa chất để khử trùng
khơng khí và khi phun, toàn bộ y bác sĩ và bệnh nhân phải ra khỏi phịng, sau khi phun
hóa chất một thời gian mới mở cửa phòng cho bệnh nhân và các y bác sĩ vào phịng,
khi đó, khơng khí hữu trùng từ bên ngồi sẽ tràn vào trong phịng, làm cho mức độ
sạch khơng khí trong các phịng bị giảm đáng kể.
Cơng nghệ khử trùng bề mặt (dụng cụ y tế, sàn phịng bệnh,...) bằng dung dịch
HHĐH cũng là một cơng nghệ khử trùng tiên tiến thân thiện với môi trường và hiệu
quả kinh tế cao do đầu vào chỉ sử dụng một ít ngun liệu là muối sạch mà khơng phải
sử dụng thêm bất kỳ hóa chất nào khác. Sản phẩm nước khử trùng HHĐH (anolyte) có
hàm lượng clo thấp, nhưng do chứa nhiều gốc tự do nên có hiệu quả khử trùng rất cao.
Do đó việc áp dụng cơng nghệ này trong các bệnh viện, dưới dạng chế tạo thành các
bàn rửa khử trùng Gia Thanh và thiết bị sản xuất dung dịch HHĐH Anolyte Gia Sinh,
sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành so với các phương pháp khử trùng bề mặt đang
được áp dụng ở các bệnh viện Hà Giang. Khi sử dụng cơng nghệ này có thể thay thế
quá trình khử trùng bề mặt thường quy đang được áp dụng, tiết kiệm chi phí, an tồn
và thân thiện hơn với mơi trường.
10.3. Tính thích hợp của cơng nghệ dự kiến áp dụng
Với những ưu điểm nêu trên của cơng nghệ khử trùng khơng khí bằng XTQ và
khử trùng bề mặt bằng dung dịch Anolyte, việc áp dụng trong các phịng chun mơn
của các bệnh viện nói chung, các bệnh viện ở Hà Giang nói riêng, là rất thích hợp.

19



Ngồi ra, các thiết bị có cấu tạo nhỏ gọn, dễ dàng tháo lắp, khơng chiếm nhiều diện
tích, khơng cần phải sử dụng các giải pháp mặt bằng.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
10.1.Mục tiêu chung: Xây dựng mơ hình nâng cao hiệu quả cơng tác chống nhiễm
khuẩn, lây chéo trong các phịng chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh
viện Đa khoa Bắc Quang của tỉnh Hà Giang bằng cách sử dụng các thiết bị khử trùng
khơng khí và khử trùng bề mặt, các vật phẩm y tế trên cơ sở các công nghệ tiên tiến,
thân môi trường.
10.2. Mục tiêu cụ thể: Lắp đặt 33 thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ xúc tác
quang có các loại công suất 100, 300 và 500 m3/h để khử trùng không khí trong các
phịng chun mơn của bệnh viện; 5 bàn rửa khử trùng Gia Thanh để rửa tay, khử
trùng một số vật dụng y tế và 2 thiết bị sản xuất anolit Gia Sinh có cơng suất 60 và 120
L/giờ để ngâm quần áo bệnh nhân, ngâm dụng cụ, lau sàn,.. tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh và Bệnh viện Đa khoa Bắc Quang của tỉnh Hà Giang.
12. Nội dung (nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể mà dự án cần triển
khai thực hiện để đạt được mục tiêu):
12.1. Mơ tả cơng nghệ chuyển giao

Hình 5. Hình ảnh thiêt bị LSKK đặt sàn 750m3/h : (a):bên ngoài; (b): bên trong

Với những thành tựu về công nghệ chế tạo vật liệu XTQ nano TiO 2 và ứng dụng
nó để chế tạo các thiết bị làm sạch khơng khí (LSKK) của các nước trên thế giới (đặc
biệt là của Viện CVĐLH LB Nga), cùng với những kết quả đạt được trong công nghệ
chế tạo vật liệu XTQ trong nước, thừa hưởng kết quả của Nhiệm vụ hợp tác quốc tế

20


theo Nghị định thư KH-CN của Viện CNMT với Liên bang Nga ‘Nghiên cứu phát

triển và ứng dụng hệ thống xử lý ơ nhiễm khơng khí Tiokraft trên cơ sở vật liệu xúc
tác quang TiO2 (Cấp nhà nước) đã nghiệm thu Số 3958/QĐ-BKHCN 18 tháng 12 năm
2013. Nhóm nghiên cứu đã nắm vững được cơng nghệ xử lý khơng khí ô nhiễm bằng
XTQ và đã chế tạo thử thành công một số thiết bị LSKK bằng XTQ có cơng suất vừa
và nhỏ (25, 40, 100, 250, 500 và 750 m 3/h). Trong đó, thiết bị LSKK cơng suất từ 100
m3/h có cấu tạo khá hồn chỉnh gồm nhiều tầng lọc : lộc thô, lọc tinh, lọc tĩnh điện, lọc
XTQ, lọc than hoạt tính (hình 5).
Sơ đồ ngun lý hoạt động của các thiết bị LSKK bằng XTQ do Viện CNMT chế
tạo như sau:

Khơng khí vào

Khơng khí ra

Bộ lọc bụi màng
cơ học

Quạt gió

Bộ lọc xúc tác
quang

Bộ lọc các phần
tử siêu oxy hóa

Giải thích sơ đồ cơng nghệ:
Dịng khí cần lọc đi vào thiết bị nhờ có áp suất âm bên trong do quạt gió tạo nên.
Đầu tiên qua bộ lọc cơ học gồm có 2 lớp màng thơ và tinh. Lớp màng thơ giữ lại các
hạt bụi có kích thước trên 0,5 µm chủ yếu trên 1 µm. Màng lọc tinh giữ lại các hạt bụi
chủ yếu cỡ 0,3 µm . Khơng khí đã rất sạch bụi đi vào trong lịng ống thủy tinh thạch

anh có phủ xúc tác quang hóa và chiếu tia cực tím , vi khuẩn và các hợp chất VOC sẽ
bị phân hủy. Khi ra qua thành ống thủy tinh khơng khí đã được xử lý có thể chứa các
hạt mang điện tích và các phân tử O3 sinh ra do quá trình làm việc của các bộ phận sẽ
được trung hòa hoặc hấp phụ vào lớp lọc PP và các-bon hoạt tính ở phía sau. Quạt gió
sẽ tạo lực hút khơng khí đã xử lý ra khỏi thiết bị.
Các thiết bị LSKK bằng XTQ này đã được chạy thử nghiệm ở 3 bệnh viện: bệnh
viện E Trung ương, Bệnh viện 354 và bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Kết quả đánh giá
tại 3 bệnh viện cho thấy thiết bị LSKK bằng XTQ do Viện CNMT chế tạo có cấu tạo
nhỏ gọn; khơng sử dụng hóa chất, không tạo sản phẩm phụ độc hại, không gây mùi;
khả năng khử khuẩn khơng khí đạt tới 95% (xem phụ lục).

21


Trong lĩnh vực khử trùng các bề mặt như dụng cụ, thiết bị y tế, bàn, tường, sàn,
rửa tay của y tá, bác sỹ, với những ưu điểm vượt trội và thành tựu đạt được trong lĩnh
vực sản xuất dung dịch HHĐH, chúng tôi đề xuất giải pháp khử trùng các bề mặt bằng
dung dịch Anolyte được điều chế bằng thiết bị Gia Sinh. Thiết bị sản xuất ra dung
dịch Anolyte bằng phương pháp điện phân nước muối loãng sử dụng buồng phản ứng
điện hóa có các điện cực catốt và anốt điện cực dạng ống lồng vào nhau, ở giữa chúng
có màng ngăn và khi vận hành có dịng dung dịch chảy liên tục trong hai khoảng
không gian giữa anốt và màng ngăn, giữa catốt và màng ngăn. Buồng phản ứng này
được sản xuất tại công ty Delfin Aqua (Nga), có ký hiệu MB 11 và được dùng trong
chế tạo các thiết bị sản xuất dung dịch khử trùng. Hình 8 dưới đây mơ tả sơ đồ cơng
nghệ của thiết bị sản xuất Anolyte Gia Sinh.

(a)

(b)


Hình 8. Sơ đồ lưu dẫn (a) và cấu tạo (b) của buồng điện hóa sản xuất dung dịch
HHĐH của thiết bị Gia Sinh
W - Nước muối vào; S - Buồng tách khí và chia dòng; V - Van điều chỉnh
Còn rửa tay, khử trùng các dụng cụ y tế chúng tôi đề xuất sử dụng dung dịch
HHĐH trên cơ sở là 1 hệ thống “Bàn rửa khử trùng Gia Thanh” trong đó vòi hoàn toàn
cảm ứng, cung cấp 2 loại nước: nước khử trùng là dung dịch HHĐH được điều chế từ
buồng điện hóa sản xuất dung dịch HHĐH và nước sạch để rửa tay thông thường. Trên
cơ sở những yều cầu và đặc tính nói ở trên chúng tơi đưa ra sơ đồ công nghệ tổng thể
của thiết bị ‘Bàn rửa và khử trùng’ ở hình 6,7 sơ đồ này cũng sẽ được áp dụng trong
việc chế tạo các thiết bị là sản phẩm của đề tài. Nhân viên, y tá, người bệnh thay vì

22


phải khử trùng tay thường quy, có thể khử khuẩn trực tiếp dưới vòi của ‘Bàn rửa và
khử trùng’ khi chọn nước khử trùng HHĐH, sau đó tráng rửa bằng nước sạch rất tḥn
tiện.
Muối
Nước

Máy RO

Điện
Buồng
điện hóa
sx dd khử
trùng

Vịi cảm
ứng

Thùng
chứa

Bơm

Dung
dịch
khử
trùng

Tín hiệu điều
khiển bơm

Hình 6. Sơ đờ cơng nghệ tởng thể bàn rửa, khử trùng

sensor

Hộp điều
khiển

(b)

(a)

Hình 7. Sơ đồ cấu tạo vịi cảm ứng (a) và bồn rửa (b)
Hệ thống ‘Bàn rửa và khử trùng’ này đã được chạy thử nghiệm ở 3 bệnh viện:
bệnh viện E Trung ương, Bệnh viện 354 và bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Kết quả đánh
giá tại 3 bệnh viện cho thấy “Bàn rửa và khử trùng” do Viện CNMT chế tạo có cấu tạo
nhỏ gọn; khơng gây ồn, vận hành đơn giản, an tồn; khơng sử dụng hóa chất, dung dịch
khử trùng có mùi clo nhẹ; khả năng khử khuẩn có thể đạt 100% (xem phụ lục).

Như vậy, sự kết hợp sử dụng thiết bị LSKK bằng XTQ Thanh Phong, bàn rửa
khử trùng Gia Thanh và thiết bị sản xuất Anolyte Gia Sinh sẽ tạo thành 1 hệ thống khử
khuẩn toàn diện cả không khí và các bề mặt, vật dụng, dụng cụ y tế và khử khuẩn tay

23


phẫu thuật của nhân viên y tế và người bệnh mà không phải sử dụng bất kỳ một hóa
chất độc hại nào khác, chỉ phải cung cấp nước muối loãng 0,5% chạy qua buồng điện
hóa để sản xuất dung dịch HHĐH. Các thiết bị có cấu tạo nhỏ gọn, bố trí ở những vị trí
hợp lý trong phòng, tiết kiệm không gian sử dụng.
Trên cơ sở hiện trạng và nhu cầu kiểm sốt nhiễm khuẩn của các phịng bệnh của
bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và bệnh viện Đa khoa Bắc Quang, chúng tôi đề xuất
sử dụng các thiết bị ứng dụng các công nghệ được chuyển giao như sau:
- Đối với bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang:
+ Lắp đặt 11 thiết bị LSKK Thanh Phong công suất 100 m 3/h tại 10 phòng hậu
phẫu và 01 phòng cất giữ dụng cụ vơ trùng (thể tích mỗi phịng 60 m3)
+ Lắp đặt 12 thiết bị LSKK Thanh Phong cơng suất 300 m 3/h tại 10 phịng mổ,
01 buồng xét nghiệm huyết học và 01 buồng xét nghiệm sinh hóa (thể tích mỗi phịng
160 m3).
+ Lắp đặt 02 thiết bị LSKK Thanh Phong công suất 500 m 3/h tại 02 buồng hồi
sức tích cực (thể tích mỗi buồng 320 m3).
+ Lắp đặt 03 bàn rửa khử trùng Gia Thanh tại khu vực mổ, khoa ngoại chấn
thương và khoa sản.
+ Lắp đặt 01 thiết bị sản xuất Anolyte Gia Sinh công suất 120 L/h tại khoa chống
nhiễm khuẩn.
- Đối với bệnh viện Đa khoa Bắc Quang:
+ Lắp đặt 01 thiết bị LSKK Thanh Phong công suất 100 m 3/h tại khoa nhi sơ
sinh (thể tích phịng khoảng 80 m3)
+ Lắp đặt 07 thiết bị LSKK Thanh Phong công suất 300 m 3/h tại 03 phòng mổ,

04 buồng của khoa hồi sức tích cực (thể tích mỗi phịng 120 m3).
+ Lắp đặt 02 bàn rửa khử trùng Gia Thanh tại khu vực mổ và khoa sản.
+ Lắp đặt 01 thiết bị sản xuất Anolyte Gia Sinh công suất 60 L/h tại khu vực mổ.
12.2. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết
Trên cơ sở các mục tiêu đề ra, nội dung triển khai chủ yếu của đề tài là:

24


- Thiết kế, chế tạo các thiết bị LSKK Thanh Phong có công suất tối đa 100, 300
và 500 m3/giờ và lắp đặt, đưa chúng vào vận hành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà
Giang và bệnh viện Đa khoa Bắc Quang.
- Thiết kế, chế tạo các thiết bị sản xuất anolit Gia Sinh 60 L/giờ, 120 L/giờ và lắp
đặt, đưa chúng vào vận hành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và bệnh viện Đa
khoa Bắc Quang.
- Thiết kế, chế tạo các thiết bị bàn rửa khử trùng Gia Thanh công suất 10 L/giờ
và lắp đặt, đưa chúng vào vận hành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và bệnh viện
Đa khoa Bắc Quang.
- Đánh giá hiệu quả khử trùng không khí của thiết bị LSKK Thanh Phong khi lắp
đặt tại phịng chun mơn của các bệnh viện và đánh giá lại hiệu quả khử trùng khơng
khí của các thiết bị sau một thời gian dài chạy liên tục (1000 giờ).
- Đánh giá hiệu quả khử trùng bề mặt sàn, tường trong các phịng chun mơn
bệnh viện của thiết bị Gia Sinh và đánh giá lại hiệu quả khử trùng của thiết bị sau một
thời gian dài chạy liên tục (1000 giờ).
- Đánh giá hiệu quả khử trùng một số dụng cụ y tế trong các phòng chuyên môn
bệnh viện của bàn rửa khử trùng Gia Thanh và đánh giá lại hiệu quả khử trùng của
thiết bị sau một thời gian dài chạy liên tục (1000 giờ).
- Tập huấn hướng dẫn cán bộ bệnh viện sử dụng và vận hành các thiết bị Thanh
Phong, Gia Sinh và Gia Thanh.
12.3. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện

Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh dự án
Nội dung 2: Thiết kế chế tạo thiết bị làm sạch không khí Thanh Phong, thiết bị
sản xuất anolit Gia Sinh và bàn rửa khử trùng Gia Thanh
2.1. Công việc 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi sinh (tổng vi khuẩn hiếu khí,
nấm) trong khơng khí của một số phịng chun môn và trên bề mặt dụng cụ y tế, bề
mặt sàn phòng bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và Bệnh viện Đa khoa Bắc
Quang.
* Lấy mẫu vi sinh trong khơng khí tại bệnh viện:

25


×