Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPKINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.46 KB, 123 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HOÀNG MẠNH HƯNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2019


⅛μ ................................................. ,

_ IW

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HỒNG MẠNH HƯNG


QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ngọc Trâm

Hà Nội, năm 2019
Ì1

íf


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội cung cấp và do cá
nhân tôi thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các kết quả nghiên cứu
có liên quan đến đề tài đã được cơng bố, các trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 07 năm 2019
Người thực hiện

Hoàng Mạnh Hưng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội”, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với TS Trần Thị Ngọc Trâm, đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Học viện Ngân hàng,
Khoa Sau Đại học, các Giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa học trang bị cho tơi
những kiến thức q báu về Tài chính Ngân hàng.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội, các anh chị đồng nghiệp, các anh
chị và các bạn học viên đã động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ
tơi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của q thầy cơ giáo, đồng
chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 07 năm 2019
Người thực hiện

Hoàng Mạnh Hưng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN...............................10
1.1. Rủi ro tín dụng................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng............................................................................. 10
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng............................................................................... 10
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng................................................ 12
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng............................................................ 16
1.1.5. Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản...................18

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng................................................................................... 22
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng................................................................ 22
1.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng.............................................................. 22
1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.................................................................. 24
1.2.4 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng....................................................................31
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản................................................................................................. 33
1.2.6. Một số tiêu chí đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng..............................38
1.3. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản tại một số NHTM...............................................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG I......................................................................................45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NHTMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH TP HÀ NỘI...........................................46
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam - CN
thành phố Hà Nội....................................................................................................46


2.1.1 Lịch sử hình hành và phát triển VietinBank - Chi nhánh thành phố Hà Nội ..46
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự........................................................................... 47
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh thành phố Hà Nội
48
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại
NHTMCP Công thương Việt Nam - CN TP Hà Nội................................................ 53
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN TP Hà Nội....................................60
2.3.1. Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN TP Hà Nội....................................61
2.4. Khảo sát về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh
tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội................................70

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 70
2.4.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát...................................................................... 71
2.5. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN TP Hà Nội......................79
2.5.1. Những kết quả đạt được............................................................................... 79
2.5.2 Hạn chế còn tồn tại...................................................................................... 80
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế............................................................................. 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................84
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG
SẢN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH

PHỐ HÀ NỘI........................................................................................................85
3.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp..........................................................................85
3.1.1 Căn cứ định hướng hoạt động kinh doanh.................................................... 85


3.1.2 Căn cứ định hướng DANH
hoạt động
tín dụng
86
MỤC
TỪ .........................................................
VIẾT TẮT
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản tại NHTMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh TP Hà
Nội.......................................................................................................................... 88
3.2.1 Hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro có hiệu quả và phù hợp với đặc thù ngành
kinh doanh bất động sản.......................................................................................... 88
3.2.2 Hoàn thiện đo lường RRTD.......................................................................... 90

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng.............91
3.2.4 Nhóm giải pháp liên quan đến q trình thẩm định tín dụng........................92
3.2.5 Nâng cao chất lượng, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ,lãnh đạo
kiểm sốt tín dụng................................................................................................... 94
3.3 Một số kiến nghị.............................................................................................95
3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Công thương............................................................... 95
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam....................................................... 96
3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố......97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................98
KẾT LUẬN............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................100

STT

Từ viết tắt

Ngun nghĩa

ĩ

BĐS

Bất động sản

2

^CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng


^CN

Chi nhánh

4

DNBĐS

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

5
6

GHTD
HĐQT

Giới hạn tín dụng
Hội đồng quản trị

7

KVRR

Khẩu vị rủi ro

8-

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


9

NHTM

Ngân hàng thương mại




NHCT
ĩ0

NHCTVN

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

VietinBank
ĩĩ

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

ĩ2
ĩ3

QLRRTD
TGĐ


Quản lý rủi ro tín dụng
Tổng giám đốc

ĩ4

TMCP

Thương mại cổ phần

ĩ5

^TP

Thành phố

16 TSBĐ

Tài sản bảo đảm

ĩ7
ĩ8

RRTD
UBRR

Rủi ro tín dụng
Ủy ban rủi ro

ĩ9


XHTDNB

Xep hạng tín dụng nội bộ



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng........................................................................11
Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng..........................................................25
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của Vietinbank Hà Nội................................47
Sơ đồ 2.2 Mô hình QLRRTD tại NHCT..................................................................61
Sơ đồ 2.3: Nội dung QTRRTD tại VietinBank - CNTP HàNội............................64
Sơ đồ 2.4: Đo lường RRTD tại VietinBank -chi nhánh TPHà Nội......................66
Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn của Vietinbank CN TP Hà Nội giai đoạn 2016 2018........................................................................................................................ 51
Bảng 2.2: Tỷ lệ ROA và ROE của các TCTD.........................................................52
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng DN kinh doanh BĐS......................................54
của Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018.........................................................54
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng DNBĐS theo đối tượngkhách hàng..............................55
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng DNBĐS theo thời gian.................................................55
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn của DNBĐS tại chi nhánh Hà Nội........................56
Bảng 2.7: Nợ quá hạn DNBĐS theo kỳ hạn nợ.......................................................57
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn DNBĐS theo tài sản đảm bảo..............................58
Bảng 2.9: Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ tại VietinBank - CN TP Hà Nội.............59
Bảng 2.10: Tình hình trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tại VietinBank -...............59
CN TP Hà Nội giai đoạn 2017 - 2018.....................................................................59
Bảng 2.11: Hệ thống chính sách QLRRTD tại NHCT.............................................63
Bảng 2.12: Hệ thống chấm điểm của VietinBank....................................................67
Bảng 2.13: Bảng lựa chọn kích thước mẫu.............................................................70
Bảng 2.14: Bảng thống kê khảo sát dựa trên vị trí và số năm cơng tác...................71
Bảng 2.15: Thống kê ý kiến về quy định siết chặt tín dụng đối với doanh nghiệp

kinh doanh bất động sản..........................................................................................72
Bảng 2.16: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về mô hình quản trị rủi ro..........73


Bảng 2.17: Đánh giácủa cácđối tượng khảo sát về công tác................................74
nhận diện rủi ro tín dụng.........................................................................................74
Bảng 2.18: Đánh giácủa cácđối tượng khảo sát về đo lường rủi ro tín dụng.......75
Bảng 2.19: Đánh giácủa cácđối tượng khảo sát về kiểm soát rủi ro tín dụng......76
Bảng 2.20: Đánh giácủa cácđối tượng khảo sát về giám sát rủi ro tín dụng........77
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Hà Nội giai đoạn 20162018........................................................................................................................49
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng DNBĐS theo thời gian...................................56
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ quá hạn của DNBĐS theo kỳ hạn nợ.................................57


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, hoạt động tín dụng
là mảng kinh doanh mang lại thu nhập chiếm tỷ trọng 60-80% thu nhập của ngân
hàng thương mại, nhất là thu nhập đến từ việc cho vay đối với các khách hàng
doanh nghiệp. Trong đó, tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là
lĩnh vực mà ngân hàng liên tục phải cân nhắc về tỷ trọng trong tổng mức tín dụng
hiện nay bởi đây là lĩnh vực kinh doanh chứa khơng ít rủi ro, phụ thuộc nhiều vào
yếu tố thị trường, do vậy quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
(NHCTZVietinBank) là một trong số những ngân hàng có tỷ trọng tín dụng đối với
doanh nghiệp khá cao. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng doanh nghiệp của
Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, đóng

góp lớn vào tổng thu nhập và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt là chi
nhánh thành phố Hà Nội - chi nhánh lớn nhất hệ thống với quy mô lớn gấp nhiều
lần so với các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ khác. Hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng của Ngân hàng Cơng Thương, trong đó có chi nhánh thành phố Hà Nội về cơ
bản đạt được những mục tiêu đề ra, luôn đảm bảo thực hiện tốt các quy định, chỉ
đạo của NHNN đối với cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên với
tình hình diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, lượng vốn tồn đọng trong
lĩnh vực này còn khá lớn, mặt khác thời hạn áp dụng chính thức Basel II đã gần kề
và chuẩn bị cho các quy chuẩn quốc tế tiếp theo đòi hỏi NHCT nói chung và chi
nhánh thành phố Hà Nội nói riêng phải ln tìm kiếm những giải pháp nhằm tăng
cường hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh
BĐS.
Với tầm quan trọng như trên, học viên quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội ”


2

để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm tăng cường cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng của NHCT đối với việc cho vay doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
Quản trị rủi ro tín dụng ln là vấn đề quan trọng đối với ngân hàng thương
mại, chính vì vậy đã có một khối lượng đồ sơ các cơng trình nghiên cứu về quản trị
rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu này, tác giả đã tiếp cận được rất nhiều tài liệu là luận án, luận văn, sách chuyển
khảo, giáo trình và các bài báo khoa học, trong đó chủ yếu là nguồn tài liệu của Thư
viện Học viện Ngân hàng và từ các nguồn khác. Trong khuôn khổ của luận văn này
tác giả chỉ đề cập đến một số cơng trình tiêu biểu phù hợp với tính chất của luận văn
thạc sĩ.

Do luận văn được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Chi nhánh thành phố Hà Nội và tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đối
với các đối tượng là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nên tác giả chủ yếu tổng
quan các cơng trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, đối
với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam.
Một số cơng trình tiêu biểu:
- “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Văn Tiến,
2015. Cơng trình này đã đề cập đến các vấn đề chung về rủi ro tín dụng trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng như: Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các tiêu
chí đo lường rủi ro tín dụng, các cơng cụ, biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng. Đặc
biệt, nghiên cứu này cịn chỉ ra các đặc điểm chung đối với các khoản nợ có vấn đề
và đưa ra các bước cần thực hiện để xử lý các khoản nợ này.
- “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, tác giả Nguyễn Đức Tú, 2012. Luận án dựa trên
những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng. Chỉ ra các mặt đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong cơng tác quản trị
rủi ro tín dụng tại NHCT. Luận án nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại


3

ngân hàng Công Thương trong giai đoạn 2008-2011, là giai đoạn ngân hàng chưa áp
dụng mơ hình quản trị theo Basel II, chính vì vậy, luận án chỉ hướng đến mục tiêu
đề xuất những mơ hình thích hợp để ngân hàng Cơng Thương có thể áp dụng.
- “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc
sĩ, tác giả Lê Như Hoa, 2012. Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về rủi ro trong hoạt
động cho vay tại ngân hàng thương mại, tác giả đã đi sâu và nghiên cứu, phân tích
quy trình cho vay, kiểm sốt món vay và cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Cơng Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008-2011.
- “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, tác giả Bùi Thị Thúy
Hằng, 2013. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong
kinh doanh ngân hàng và rủi ro tín dụng bao gồm các loại hình và các ngun nhân,
điều kiện có thể gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM. Từ đó, có
phương pháp đánh giá chính xác về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP
Quốc tế Việt Nam. Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - chiếm phần ít trong cơ cấu khách hàng của
ngân hàng thương mại, nêu thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro tác giả đề cập chủ
yếu đối với nhóm khách hàng này.
- “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)” - Luận văn thạc sĩ tài chính
ngân hàng của tác giả Nguyễn Quốc Toản, 2015. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn
đề cơ sở lý luận về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh
nghiệp, hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá
thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
và các vấn đề cần khắc phục, từ đó đưa các giải pháp chủ yếu để hồn thiện cơng
tác này.
- “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của tác giả Đồn Ngọc Hà, 2017.


4

Luận văn đã thực hiện mục đích nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý luận về RRTD và
QTRRTD, nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài và trong nước
đồng thời đánh giá thực trạng tình hình quản trị rủi ro tại NHCT theo chuẩn Basel
II, từ đó đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng ở mức độ quản trị theo danh
mục.

- “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hà Nội” - Luận văn thạc sĩ của
tác giả Trần Đình Hịa, 2018. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động
tín dụng của các NHTM và chất lượng tín dụng, tuy nhiên chưa đề cập đến cơng tác
quản trị tín dụng. Luận văn cũng đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng từ đó
đưa các đánh giá và đề xuất các giải pháp dựa trên các chỉ số về tài chính, phi tài
chính để đánh giá chất lượng tín dụng.
- “Giải pháp hồn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà
Nội” - luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Quốc Lộc, 2018. Luận văn đã hệ thống một
số vấn đề về lý luận cơ bản của công tác thẩm định đối với các dự án đầu tư, kinh
doanh bất động sản, trong đó tập trung trong việc nghiên cứu quy trình trình,
phương pháp thẩm định, nội dung thẩm định, các tiêu chí đo lường, đánh giá và các
nhân tố ảnh hưởng. Tác giả cũng đã phân tích đánh giá thực trạng cơng tác thẩm
định dự án đầu tư bất động sản tại chi nhánh thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2014
đến 31/07/2017 dựa trên việc đối chiếu với quy định của NHCT và từ đó đưa ra các
kiến nghị, giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định đến năm 2020. Luận văn
mới chỉ đề cập đến công tác thẩm định - một bước trong hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng.
Việc phát hiện ra khoảng trống một cách tuyệt đối là điều khơng thể, bởi đã
có q nhiều các nghiên cứu về chủ đề này. Với mục tiêu thực hiện một nghiên cứu
ở quy mô luận văn thạc sĩ, đồng thời trên cơ sở các tài liệu đã tổng quan nói trên,
tác giả sẽ tiếp cận một khung phân tích theo cách tiếp cận thông lệ quốc tế về đánh
giá quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.


5

Các thông lệ được quốc tế chấp nhận dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro
gồm các trụ cột chính:

- Thiết lập mơi trường rủi ro tín dụng hợp lý;
- Hoạt động ln tn thủ theo quy trình cấp tín dụng tốt;
- Duy trì hoạt động quản lý tín dụng, quy trình đo lường, giám sát phù hợp;
Đồng thời, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về chủ đề quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu
nào thực hiện tại Chi nhánh Hà Nội (là nơi học viên công tác) cập nhật thực tiễn đến
hết năm 2018 và chưa có một đề tài nào đánh giá về công tác quản trị RRTD đối với
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Giai đoạn 2016-2018, Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam triển khai mạnh trong tồn hệ thống cơng tác quản trị rủi ro,
trong đó hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ln là vấn đề trọng tâm, nhất là trong
bối cảnh NHNN liên tục có các chỉ thị về việc kiểm sốt tín dụng trong lĩnh vực
kinh doanh bất động sản, NHCT đã ban hành các văn bản về khung QLRRTD, về
các chỉ đạo trong việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Từ đó đã
làm thay đổi căn bản mơ hình, chính sách quản trị rủi ro tín dụng so với giai đoạn
trước, tiến tới đáp ứng đầy đủ điều kiện của các thơng lệ quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, hệ thống và đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại NHCT - CN Thành phố Hà Nội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ sở về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại NHCT Việt Nam - CN Thành phố Hà Nội, từ đó
đi đến những nhận định về mặt tích cực và hạn chế của cơng tác quản trị này.


6


Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại NHCT Việt Nam - CN Thành
phố Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản trị RRTD đối với doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại NHCT
Việt Nam - CN Thành phố Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
V
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích cơng tác quản trị
RRTD đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại NHCT - CN Thành phố
Hà Nội.
V
về không gian: Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam - CN Thành phố Hà Nội.
V
về thời gian: Thông tin nghiên cứu từ năm 2016 đến 2018.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập
thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - chi nhánh Hà Nội. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và
thông tin thứ cấp.
* Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung
nghiên cứu của đề tài. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo,
số liệu thống kê, tổng kết chuyên đề qua các năm của Chi nhánh Hà Nội. Cụ thể là
các dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội từ năm 2016 - 2018. Trong các báo cáo này có

đầy đủ các thơng tin mà tác giả cần để sử dụng trong đề tài như số lượng doanh
nghiệp kinh doanh BĐS trên địa bàn, tình hình tín dụng của các doanh nghiệp kinh
doanh BĐS tại chi nhánh. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu


7

thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng: tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế
Việt nam và các trang web có liên quan,...
* Thu thập thơng tin sơ cấp
Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ q trình tính tốn, nghiên cứu,
đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh
BĐS tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội tác giả đã
tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát
phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi
nhánh Hà Nội.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ tín dụng các phịng KHDN, lãnh đạo phòng
KHDN, ban lãnh đạo chi nhánh, cán bộ phòng hỗ trợ tín dụng và cán bộ phịng tổng
hợp tại chi nhánh.
- Cơ mẫu: Do điều kiện về thời gian, kinh phí nên tác giả lựa chọn điều tra
34
cán bộ hiện đang cơng tác tại Chi nhánh. (Cụ thể được trình bày ở kết quả khảo sát).
- Nội dung khảo sát được thể hiện ở phụ lục.
5.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thơng tin
Tồn bộ dữ liệu thu thập được xử lý bởi các chương trình, phần mềm tin học
trên máy tính, số liệu được trình bày trong các bảng, biểu đồ, đồ thị, mơ hình để có
thể mơ tả, đối chiếu, so sánh,... để đưa ra được những kết luận, đánh giá khách quan.
5.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp định lượng và định tính: Đề tài có sử dụng phương pháp

lượng hóa các mối quan hệ tác động của các nhân tố tới hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng của Ngân hàng bằng các chỉ số; các biến độc lập và biến phụ thuộc, sử dụng
mô hình tượng quan để phân tích. Từ đó, đưa ra những kết luận có tính chất định
tính cho các vấn đề liên quan.
- Phương pháp lơgíc: Dựa trên cơ sở lý luận về kinh nghiệm của các ngân
hàng trong và ngồi nước được hệ thống hóa; đề tài phân tích thực trạng hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại Ngân hàng, từ


8

đó đưa ra những đánh giá cụ thể. Đề tài đưa ra những quan điểm, định hướng và đề
xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng.
- Phương pháp diễn dịch: Đề tài tiếp cận nghiên từ những cái khái quát đến
cái cụ thể. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu khái quát về hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại Ngân hàng, phân tích những
nguyên nhân chủ quan và khách quan của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể, có so sánh với một số ngân hàng khác trong
cùng địa bàn.
- Phương pháp quy nạp: Đề tài tiếp cận nghiên từ những cái cụ thể đến cái
khái quát. Theo đó, khi nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với các
doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại Ngân hàng, đề tài sử dụng cách tiếp cận từ những
vấn đề cụ thể thực tiễn về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh
nghiệp kinh doanh BĐS tại Ngân hàng để đưa ra những đánh giá khái qt thành
những kết luận có tính quy luật và hệ thống.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh
đạo ngân hàng, các cán bộ quản lý, các tổ chức và cá nhân có kinh nghiệm trong
việc quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp liên quan đến việc thu thập

số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh
một cách tổng quát hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh
doanh BĐS tại Ngân hàng.
- Phương pháp so sánh: Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và
các số liệu thứ cấp đã điều tra, tiến hành so sánh thơng qua các tiêu chí cụ thể để
xem xét hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh
BĐS tại Ngân hàng, so sánh giữa các năm, so sánh hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng của Ngân hàng với các ngân hàng khác. Từ đó, xác định rõ thực trạng hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại Ngân
hàng.


9

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
S Hệ thống hóa lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
kinh doanh BĐS.
S Từ thực trạng về công tác quản trị rủi ro, đánh giá kết quả đã đạt được và
các hạn chế còn tồn tại trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
kinh
doanh bất động sản tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN Thành phố Hà Nội.
S Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị RRTD nói
chung và đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nói riêng tại NHTMCP
Cơng thương Việt Nam - CN Thành phố Hà Nội.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản.
Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh

doanh BĐS tại NHTMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Thành phố Hà Nội.


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Các phương châm quản trị rủi ro hiện đại được xây dựng trên cơ sở “khơng
có rủi ro thì khơng có lợi nhuận”, và “rủi ro là để quản lý chứ khơng phải để tránh”.
Trên thực tế có nhiều cách định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, ví dụ theo nhà
kinh tế A. Saunder và H. Lange thì RRTD được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng
khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu
nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện
đầy đủ về cả số lượng và thời gian” còn theo định nghĩa của Ủy ban Basel thì: “Rủi
ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không
thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”.
Cịn ở Việt Nam, theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN được NHNN ban hành
ngày 21/01/2013 thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả
năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngồi do
khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn
bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm rủi ro tín dụng
nhưng tựu chung lại có thể hiểu RRTD như sau: Rủi ro tín dụng là những tổn thất
tiềm tàng có thể xảy ra do khách hàng khơng có hoặc không đủ khả năng thực hiện

các nghĩa vụ đã cam kết một cách đầy đủ và đúng hạn, từ đó có khả năng xảy ra sự
khác nhau giữa thu nhập thực tế và thu nhập theo kỳ vọng đúng hạn của ngân hàng,
làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường vốn.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được phân chia như sau:


11

Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng
(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2010)
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng, trong đó ngun nhân
phát sinh chủ yếu đến từ những hạn chế trong quá trình giao dịch và cơng tác xét
duyệt cấp tín dụng, đánh giá thơng tin khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận
chính, bao gồm:
- Rủi ro lựa chọn là rủi ro có thể đến từ cơng tác thẩm định, phân tích thơng
tin tín dụng của NHTM để lựa chọn khách hàng và đưa quyết định cấp tín dụng.
Trong hoạt động này, NHTM rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm do yếu tố
“thông tin bất cân xứng” xảy ra.
- Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo cho quan hệ giao dịch
giữa NHTM và khách hàng được diễn ra một cách thuận tiện và an toàn cho ngân
hàng. Các quy định về tài sản bảo đảm, điều kiện về vốn tự có và các điều kiện tín
dụng khác được thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng là nhằm mục đích giảm thiểu rủi
ro trong giai đoạn này.
- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến các lỗi tác nghiệp trong quá trình
thực hiện khoản tín dụng. Trong q trình này, các lỗi tác nghiệp của cán bộ cấp tín
dụng trong khi thực hiện giải ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là
động cơ nảy sinh cho các rủi ro từ đạo đức của khách hàng. Ví dụ việc lơ là chủ
quan khơng thực hiện kiểm tra kiểm sốt sau giải ngân có thể làm cho khách hàng
nảy sinh ý định dùng vốn vay sai mục đích, thất thốt giá trị khoản vay. Ngoài ra

việc xem nhẹ các thủ tục pháp lý theo quy định yêu cầu trước khi giải ngân cũng
là một kẽ hở dẫn đến việc khách hàng chiếm dụng và sử dụng vốn vào mục đích
khơng chính đáng.


12

Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD trong đó nguyên nhân gây ra là
do các hạn chế trong hoạt động quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, được
phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic Risk) và rủi ro tập trung
(Concentration Risk).
+ Rủi ro nội tại là rủi ro đến từ chính các yếu tố mang tính riêng biệt của
chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. Ví dụ như đối với ngành nơng nghiệp thì các
biến cố đặc trưng có thể kể đến như rủi ro thiên tai, mất mùa, hoặc là yếu tố tồn
kho ứ đọng trong ngành công nghiệp, xây dựng... Rủi ro nội tại được cho là không
thể triệu tiêu hồn tồn vì các yếu tố đặc trưng ln gắn liền với đối tượng được cấp
tín dụng.
+ Rủi ro tập trung đến từ “cho tất cả trứng vào một giỏ” tức là việc tập trung
vốn vào một số ít khách hàng, một số ngành, lĩnh vực, một số loại hình cấp tín dụng
hoặc một khu vực địa lý, trái ngược với nguyên tắc phân tán rủi ro bằng cách đa
dạng hóa. Rõ ràng với đặc tính khơng thể triệu của rủi ro nội tại đã nêu ở trên thì
cơng tác kiểm sốt rủi ro tập trung và đa dạng hóa danh mục là việc làm cần thiết
đối với các NHTM trong q trình xây dựng chính sách tín dụng.
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
> Nguyên nhân khách quan
a. Nguyên nhân bất khả kháng
+ Thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, động đất).
+ Thói quen, nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi (ví dụ người dân
chuyển từ đi xe đạp sang đi xe máy hay mọi người chuyển từ nhà đất sang nhà

chung cư).
+ Có sự chuyển đổi về kỹ thuật, cơng nghệ trong một ngành nghề/lĩnh vực
nào đó.
+ Biểu tình, đình cơng, chiến tranh,...
b. Thông tin bất cân xứng


13

+ Thơng tin bất cân xứng (asymmetric information) là tình huống phát sinh
khi một hoặc các bên khơng có thơng tin nhận định đầy đủ. Chính xác về đối tác,
dẫn đến việc đưa ra quyết định khơng chính xác trong q trình giao dịch.
Ví dụ khi khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn thì khách hàng là người biết rõ
họ và/hoặc các hồ sơ của họ cung cấp có trung thực hay khơng, trong khi đó ngân
hàng khơng thực sự nắm rõ điều này. Chính sự tồn tại của thông tin bất cân xứng
dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.
Lựa chọn đối nghịch (adverse selection) xuất hiện khi xảy ra yếu tố thông tin
không cân xứng trong giao dịch: những người có rủi ro tín dụng cao lại rất tích cực
tìm kiếm khoản vay. Như vậy những khách hàng có thể mang lại rủi ro cao cho ngân
hàng lại là những người muốn được vay tiền. Do đó, sự lựa chọn đối nghịch có thể
dẫn tới việc khoản tín dụng sẽ được cấp cho đối tác mang nhiều rủi ro và ngược lại.
Rủi ro đạo đức (moral hazard) phát sinh sau khi giao dịch được thực hiện, ví
dụ như khách hàng sau khi rút vốn, sử dụng vốn để đầu tư sai mục đích cam kết,
dùng vốn vay để đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro khác với mục đích vay vốn làm cho
khả năng hồn trả nợ khó khăn hoặc có nguy cơ không trả được nợ.
c. Môi trường kinh tế
Một nền kinh tế đang trong giai đoạn hưng thịnh hay suy thối có ảnh hưởng
lớn đến khả năng trả nợ và thực hiện nghĩa vụ của người được cấp tín dụng. Và
thậm chí, trong giai đoạn hiện tại các nước tiến tới hội nhập, bỏ qua hàng rào thuế
quan và mở rộng việc giao thương thì mơi trường kinh tế càng có tác động lớn đến

RRTD, tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và từ
đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
d. Chính sách của Nhà nước và mơi trường pháp lý
Cũng như các ngành kinh tế khác, hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bởi
pháp luật và các chính sách của nhà nước. Ví dụ như việc áp dụng các chính sách
tiền
tệ lỏng hay thắt chặt, hay việc quy định tỷ lệ dự phòng, hạn chế hoặc thúc đẩy cho
vay đối với ngành/lĩnh vực nào cũng có sự tác động khơng nhỏ đến rủi ro tín dụng.
> Ngun nhân chủ quan


×