Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.25 KB, 141 trang )


a

,

,,

,

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

_ ∣a

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----φ-----

NGUYỄN THU HUYỀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


a



,

,,

,

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

_ ∣a

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----φ-----

NGUYỄN THU HUYỀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐƠI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số
: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dần khoa học: TS. ĐINH NGỌC THẠCH


HÀ NỘI - 2016
-------------------⅛


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Huyền


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP........4
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
NHỮNG RỦI RO TÍN DỤNG........................................................................4
1.1.1. T ổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại..............4
1.1.2. Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại....................5
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................6
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng......................................................................6
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng........................................................................7
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng.....................................................9
1.2.4. Nguyên nhân rủi ro tín dụng................................................................15
1.2.5. Tác động của rủi ro tín dụng................................................................19
1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP..........................................................................................................21
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng....................................................... 21

1.3.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng.............................................21
1.3.3. Nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng...................................... 22
1.3.4. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng...............................................25
1.3.5. Các nhân tố tác động đến quản trị rủi rotíndụng.................................28
1.3.6. Các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng...................................................29
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM...........................................34
1.4.1. Kinh nghiệm Ngân hàng BangkokBank của Thái Lan........................34


1.4.2. Kinh nghiệm của ngân hàng CitiBank tại Mỹ......................................35
1.4.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của đa số các Ngân hàng thương
mại nội địa.......................................................................................................37
1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.......40
Kết luận Chương 1........................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
THÁI BÌNH................................................................................................... 43
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH......................43
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 43
2.1.2. Cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức...................................................44
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng..................................46
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH THÁI
BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015.....................................................................57
2.2.1. Tình hình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi
nhánh tỉnh Thái Bình.......................................................................................57

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình.................................................................62
2.2.3. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DN tại
Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình.................................................................69
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI


BÌNH...............................................................................................................81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................81
2.3.2. Những hạn chế.....................................................................................82
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................85
Kết luận Chương 2........................................................................................89
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHỆP TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH........................................................................ 90
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠNG TÁC QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH........................................................90
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank đến năm 2020........90
3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro tín dụng
đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình đến
năm 2020.........................................................................................................92
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH .. 93


3.2.1. Nhóm giải pháp chính..........................................................................93
Ký tự viết tắt
Ngun nghĩa
3.2.2. Nhóm giải pháp bổ trợ.........................................................................98
Agribank
Ngân hàng Nơng nghiêp và Phát triển Việt Nam
3.3. KIẾN NGHỊ.........................................................................................109
DN

3.3.1.
109
DNNVV
3.3.2.

Doanh
Đối vớinghiệp
Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác .
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đối với Agribank............................................................................... 112

113
DPRR Kết luận
DựChương
phòng rủi3......................................................................................
ro
KẾT LUẬN..................................................................................................114
NHNN

Ngân hàng nhà nước



NHTM
NQH

Ngân hàng thương mại
Nợ quá hạn

QHKH

Quan hệ khách hàng

QTRR

Quản trị rủi ro

QTTD

Quản trị tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

XHTD

Xếp hạng tín dụng




DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái
Bình từ năm 2013-2015...................................................................................47
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2013-2015........................................................................................50
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về dư nợ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2013-2015...............................................................................................52
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái Bình giai đoạn
2013-2015........................................................................................................56
Bảng 2.5: Cơ cấu Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh
tỉnh Thái Bình chia theo loại hình Doanh nghiệp............................................60
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình
đối với Doanh nghiệp năm 2013-2015............................................................60
Bảng 2.7: Cơ cấu Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh
tỉnh Thái Bình chia theo ngành nghề kinh doanh............................................61
Bảng 2.8: Dư nợ khách hàng Doanh nghiệp của Agribank chi nhánh tỉnh Thái
Bình phân theo nhóm nợ qua các năm............................................................ 63
Bảng 2.9 : Tình hình nợ xấu của các khách hàng Doanh nghiệp tại Agribank
chi nhánh tỉnh Thái Bình qua các năm............................................................65
Bảng 2.10: Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.............................................. 66
Bảng 2.11: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
giai đoạn 2013 - 2015......................................................................................67
Bảng 2.12: Cơ cấu tín dụng theo nhóm ngành đối với khách hàng doanh
nghiệp giai đoạn 2013 - 2015..........................................................................68
Bảng 2.13: Bảng xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp........................................77


Bảng 2.14: Phân loại nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro..................79

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình
.........................................................................................................................45
Biểu đồ 2.1: Thị phần nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thái Bình giai

đoạn 2013-2015..............................................................................................49
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng huy động vốn........................................................51
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng.......................................................53


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu như trước năm 2000, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng vẫn mang
tính tự phát, chưa được quan tâm đúng mức, chưa có khái niệm khoa học về
quản trị rủi ro. Các ngân hàng chỉ đơn thuần thẩm định trước khi cho vay và
đo lường rủi ro tín dụng định tính giản đơn. Từ năm 2000 trở đi, các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam (NHTMVN) đã thực hiện trích lập dự phịng, các
khoản nợ được hạch tốn ngoại bảng làm tỉ lệ xấu có xu hướng giảm đáng kể.
Tuy nhiên trong thực tế, các khoản nợ ngoại bảng vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn địi
hỏi các NHTMVN phải có sự quan tâm thích đáng đến cơng tác quản trị rủi ro
tín dụng nhằm duy trì sự an tồn hoạt động ngân hàng cũng như sự ổn định
của hệ thống tài chính quốc gia. Hiện nay nhiều ngân hàng đã bước đầu
nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các mơ hình quản trị rủi ro theo chuẩn
mực quốc tế, tuy nhiên do hạn chế về cơng nghệ, thơng tin, tài chính, nhân sự,
nên hiệu quả của công tác quản trị rủi ro chưa cao.
Tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm.Nó đóng
vai trị chủ đạo và đây cũng là kênh dẫn vốn quan trọng cho các DN khi mà
thị trường tài chính chưa phát triển.Đi kèm với nó là rủi ro tín dụng chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập.Trong

những năm gần đây, những khó khăn của nền kinh tế đã gây ra những tác
động không nhỏ đến các DN. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín
dụng của các ngân hàng đối với các DN. Vì vậy, việc đánh giá lại và nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng
trên là rất cần thiết.
Agribank là một trong những ngân hàng có tỷ trọng cho vay hộ sản xuất
khá cao.Tuy tỷ trọng cho vay đối với các DN chiếm thị phần khá khiêm tốn
nhưng tỷ lệ nợ xấu đối với đối tượng khách hàng này lại chiếm tỷ lệ khá cao


2
so với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống. Điều này địi hỏi Ngân hàng phải tìm ra
những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong
hoạt động cho vay DN.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng rủi ro tín
dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DN tại
Agribankchi nhánh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2015, qua đó nghiên cứu
tìm ra nguyên nhân, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cuờng quản
trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DN của Ngân hàng. Do vậy, tác giả đã
lựa chọn đề tài "Quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
tỉnh Thái Bình" làm đề tài luận văn
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đua ra những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thuơng mại.
Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối
với các DN tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình, từ đó đi đến những nhận
định về mặt tích cực cũng nhu những mặt hạn chế của công tác quản trị này.
Đề xuất một số giải pháp tăng cuờng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay đối với các DN tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tuợng nghiên cứu của đề tài là: Quản trị rủi ro tín dụng đối với các
doanh nghiệp của ngân hàng thuơng mại.
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thuơng
mại, cụ thể là quản trị rủi ro tín dụng đối với các DN tại Agribank chi nhánh
tỉnh Thái Bình.


3
Nghiệm thể nghiên cứu: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo cáo kiểm toán của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình, ý kiến, đánh giá
của các khách hàng DN, cán bộ Quản lý khách hàng.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình từ năm 2013
đến 2015, khối khách hàng DN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như lý thuyết hệ thống
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phân tích hoạt động kinh tế, tốn học, suy
luận logic; phương pháp điều tra và thu thập số liệu; phương pháp thống kê,
so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo thống kê của ngân hàng và sử
dụng phần mềm excel ...trong đó trọng tâm là phương pháp phân tích tổ hợp
trên cơ sở thống kê và xử lý dữ liệu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu nội dung chính của luận văn
gồm ba chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối
với khách hàng doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với khách

hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ NHỮNG RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Tín dụng nói chung được hiểu là quan hệ vay mượn, là sự chuyển
nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm người sử dụng tài
sản hiệu quả để có khả năng hồn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Xét về bản chất, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả
với các đặc trưng sau:
Thứ nhất, tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm hai hình thức
là tiền hay hiện vật.
Thứ hai, tín dụng phải tn thủ theo ngun tắc hồn trả, vì vậy người
cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin
rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.
Thứ ba, giá trị được hồn trả thơng thường phải lớn hơn giá trị lúc cho
vay hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
Thứ tư, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện, nghĩa là
bên đi vay cam kết hồn trả vơ điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh tốn.
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, mục 14 điều 04 ghi rõ: “Cấp tín dụng là việc thoả
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử
dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các

nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.


5
1.1.2. Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài
sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động, bao gồm các loại sau:
Rủi ro tín dụng: rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ
hoặc
đối
tác khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ
nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp
ngân hàng khơng thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay, hoặc là việc
thanh tốn nợ gốc và lãi khơng đúng kỳ hạn.
Rủi ro thanh khoản: rủi ro xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền,
liên quan đến khả năng chuyển các tài sản tài chính thành tiền một cách nhanh
chóng mà khơng chịu thất thốt về giá cả. Nói cách khác, rủi ro thanh khoản
là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng các khoản phải trả khi đến
hạn thanh tốn, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt.
Rủi ro lãi suất: Là rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này
phát sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó ngân hàng có những khoản đi vay
hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi.
Rủi ro tỷ giá: rủi ro xuất phát từ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa tiền bản
địa và ngoại tệ, gắn liền với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và sự biến động
của tỷ giá.
Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: là rủi ro xuất phát từ các hoạt động
ngoại bảng, chủ yếu bao gồm các khoản cam kết, bảo lãnh và các tài sản, giấy
tờ có giá ... mà ngân hàng đang nắm giữ trong quá trình hoạt động.
Rủi ro hoạt động: là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định khơng
đầy

đủ hoặc có sai sót, do con người, do các hệ thống hoặc do các yếu tố bên
ngồi, khơng bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược; nó có mối liên
hệ chặt chẽ với rủi ro cơng nghệ và có thể phát sinh bất cứ lúc nào hệ thống
công nghệ bị trục trặc hoặc khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động.


6
- Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro phát sinh do cơ chế vận hành của ngân
hàng khơng thích hợp, khơng tn thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ,
nhầm lẫn của con nguời, các hành động ngoại vi nhu lừa đảo, tin tặc, ...
Rủi ro khác: Là các rủi ro liên quan đến các truờng hợp bất khả kháng
nhu thiên tai, bão lụt, cháy, nổ, ... Để hạn chế rủi ro thì ngân hàng cho vay
phân tán, mua bảo hiểm cho các khoản cho vay đầu tu lớn, tài sản cố định,
cũng nhu vận động khách hàng mua bảo hiểm.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng đuợc ghi nhận trong các tài liệu
nghiên cứu của các học giả trong ngoài nuớc, có thể dẫn ra nhu sau:
Theo Joel Bessis đua ra khái niệm về rủi ro tín dụng trong cuốn Quản trị
rủi ro trong ngân hàng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân
hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo các quy định, rủi
ro tín dụng chia thành một vài thành phần rủi ro tín dụng: rủi ro vỡ nợ; rủi ro
giảm uy tín; rủi ro nguy cơ nguy cơ, tức là sự bất trắc về giá trị tương lai của
khoản tiền có thể thua lỗ vào thời điểm vỡ nợ chưa biết; thua lỗ do vỡ nợ
thường ít hơn lượng tiền phải trả bởi vì sự hồi phục nhờ đảm bảo hay thế
chấp của bên thứ ba; rủi ro đối tác là hình thức rủi ro tín dụng cụ thể xuất
phát từ phái sinh, có thể chuyển đổi từ đối tác này sang đối tác khác”.
Quan điểm của A.Saunder và H.Langge thì: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng
luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngan hàng không thể

thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian ”.
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh tốn Quốc tế:
“Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác khơng thực
hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”.


7
Quan điểm của Timmothy W.Koch: “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm
ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không
được thanh toán hay thanh toán trê hạn ”.
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tu số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01
năm 2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng
pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của tổ chức tín dụng. chi nhánh ngân hàng nuớc ngồi, rủi ro tín
dụng đuợc định nghĩa nhu sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng là khả năng xảyra tổn thất trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng do khách hàng khơngthực hiện được hoặc khơng có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết’”.
Nhu vậy, đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì rủi ro tín
dụng có thể đuợc diễn đạt duới các hình thức khác nhau, song các khái niệm,
các quan điểm đều tựu chung về bản chất của rủi ro tín dụng đó là: Rủi ro tín
dụng là khảnăng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà tổ chức tín dụng phải
gánh chịu dokhách hàng vay vốn khơng thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc
và lãi hoặc hồn trả khơng đúng hạn.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng



Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đuợc phân


chia
thành các loại sau đây:
- Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là rủi ro liên quan đến từng khoản
vay đơn lẻ hoặc từng khách hàng cụ thể mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế, sai sót trong q trình tác nghiệp nhu thẩm định xét duyệt tín
dụng, giải ngân, kiểm sốt sau khi cho vay hoặc thực hiện bảo đảm tiền vay
và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Bao gồm:
+ Rủi ro lựa chọn đối nghịch là do thông tin khơng cân xứng tạo ra truớc
khi quyết định tín dụng. Rủi ro phát sinh trong quá trình đánh giá các chỉ tiêu


8
của khách hàng và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương
án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các
điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản bảo đảm, chủ
thể bảo đảm, hình thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của tài sản bảo đảm.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ
thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục tín dụng là một hình thức của rủi ro tín dụng mà
nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng
của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn tín dụng quá
mức vào một/một số khách hàng, vào cùng một/một số ngành lĩnh vực hoặc
trong cùng môt/một số vùng địa lý nhất định.


❖ Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro
- Rủi ro trước khi cho vay là rủi ro xảy ra trong khâu lập hồ sơ và phân
tích tín dụng dẫn đến quyết định cho vay các khách hàng không đủ điều kiện
và không có khả năng trả nợ trong tương lai
- Rủi ro trong khi cho vay là rủi ro xảy ra trong quy trình giải ngân do sai
sót trong giải ngân, giải ngân không đúng tiến độ, không cập nhật thông tin
khách hàng thường xuyên hay không dự báo được rủi ro tiềm năng
- Rủi ro sau khi cho vay là rủi ro xảy ra khi ngân hàng khơng nắm được
tình hình và mục đích sử dụng vốn vay, thay đổi trong khả năng tài chính,


9
cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng.

❖ Căn cứ vào nguyên nhân khách quan hay chủ quan
- Rủi ro khách quan: là rủi ro tín dụng xảy ra do thiên tai, địch hoạ,
người vay trốn chạy, mất tích hoặc do những tác động ngoài dự kiến làm cho
thất thoát vốn vay.
- Rủi ro chủ quan: là rủi ro tín dụng xảy ra do người vay hoặc người cho
vay vơ tình hay cố ý làm cho thất thốt vốn vay.

❖ Căn cứ vào thời hạn khoản vay:
Theo cách phân loại này thì rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro theo khoản
vay ngắn hạn và rủi ro theo khoản vay trung dài hạn.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Để nhận biết rủi ro tín dụng, có thể căn cứ vào các chỉ tiêu trực tiếp
như: nợ q hạn, nợ xấu, dự phịng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu
gián tiếp cũng rất quan trọng cho biết dấu hiện nhận biết rủi ro đối với ngân
hàng như: Quy mơ tín dụng, mức độ tăng trưởng quy mơ tín dụng, cơ cấu tín

dụng, cơ cấu thu nhập,...
Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng:
Đây là các chỉ tiêu đặc biệt quan trọng, nó phản ánh rủi ro tín dụng của ngân,
cụ thể:

> Nợ quá hạn
Nợ quá hạn phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay
khơng có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người
cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ
tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả
năng mất vốn...Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ NQH = —--ɪ^ʒɪ- x 100%
T O ng dư nợ C h O vay


10
Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này càng
thấp càng tốt, nhưng ngược lại không thể đánh giá rằng khi chỉ số này vượt
quá tiêu chuẩn chung của ngành thì là xấu. Để có thể đánh giá được một cách
chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta cần phải đánh giá
kèm theo chỉ tiêu vòng quay của các khoản nợ quá hạn này, khả năng giải
quyết các khoản nợ quá hạn. Bởi vì, tỷ lệ nợ quá hạn cao mà khả năng giải
quyết nợ quá hạn hay vịng quay của các khoản nợ q hạn cao thì khả năng
ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ rất thấp.
Tỷ 1 ệ khách hàng C ó N Q H = :^ɪɪɪ::ɪ- x 100%
T ô ng khác h hàng C ó dư nợ

Nếu tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn này cao chứng tỏ chính sách tín
dụng của ngân hàng chưa hợp lý, không hiệu quả. Nếu chỉ tiêu này thấp hơn
chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng

lớn; ngược lại nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn” thì nợ quá hạn
lại tập trung vào các khách hàng nhỏ.

> Nợ xấu
Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
ngày 21/01/2013 của ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là nợ thuộc
các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có
khả năng mất vốn)” Cụ thể:

❖ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Nợ gia hạn nợ lần đầu.
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng khơng có khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tô chức, cá nhân thuộc đối
tượng mà tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp


11
tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ đuợc bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc cơng
ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay đuợc sử dụng để góp vốn vào một tổ
chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm
bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
+ Nợ khơng có bảo đảm hoặc đuợc cấp với điều kiện uu đãi hoặc giá trị
vuợt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài
khi cấp cho khách hàng thuộc đối tuợng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định
của pháp luật;
+ Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc

DN mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt có giá trị vuợt các tỷ lệ giới
hạn theo quy định của pháp luật;
+ Nợ có giá trị vuợt q các giới hạn cấp tín dụng, trừ truờng hợp đuợc
phép vuợt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
+ Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại
hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nuớc ngồi;
+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính
sách dự phịng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.
- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra

❖ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn duới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhung đã quá thời hạn thu hồi
đến 60 ngày mà vẫn chua thu hồi đuợc.


12

❖ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lần thứ hai.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn.

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi
trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà nước cơng
bố đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị
phong tỏa vốn và tài sản.
Γ∏,1A_____,Λ,

Tổng dư nợ xấu

_

Tỷ l ệ nợ xấu = —,


ượ

_inn0/

,------x 100%

> Dự phòng rủi ro tín dụng
Theo Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của ngân hàng
Nhà nước: “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch tốn vào chi phí
hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi” và “Sử dụng dự phịng để
xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi hạch
tốn chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục
theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã
thỏa thuận với khách hàng”
Tỷ lệ trí ch l ập D ự P hò n g R RT D = ŋɪfɪɪðng--'"i''',j/i"'h.'ập x100%

T ổ ng dư nợ b ì n h q u ân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng rủi ro có thể
xảy ra của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì khả năng bù đắp thiệt hại của


13
ngân hàng khi có rủi ro xảy ra càng tốt. Tùy theo cấp độ rủi ro mà ngân
hàng phải trích lập DPRR từ 0 - 100% giá trị của từng loại cho vay (sau khi
trừ đi giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại).
Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng:
Các chỉ tiêu gián tiếp mặc dù không phản ảnh cụ thể rủi ro tín dụng của
ngân hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ
trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu
hiệu phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng, trên cơ sở đó, ngân hàng có thể
xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá tồn diện về rủi ro tín dụng
Quy mơ tín dụng
Quy mơ tín dụng khơng phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín
dụng nhưng nếu quy mơ tín dụng tăng q nóng, khơng tương ứng với khả
năng kiểm sốt của ngân hàng thì lúc đó, quy mơ tín dụng sẽ phản ánh rủi ro
tín dụng. Quy mơ tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:
Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản
Dự nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nơ/Tổng số
cán bộ tín dụng bình quân
Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách
hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình qn
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế =
Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nếu ngân hàng mở rộng quy mơ tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho
các khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích,

khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn vay... điều này sẽ gây rủi ro cho
ngân hàng.


14
Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng phản ảnh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành
nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy khơng phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro,
nhung nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ
phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:
- Cơ cấu tín dụng theo ngành: Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ
rủi ro cao thì rủi ro khơng trả đuợc nợ ngân hàng cũng cao. Hoặc cơ cấu tín
dụng tập trung q nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì có thể mức độ rủi ro cao
khi ngành đó bị suy thối hay bị các ảnh huởng khác.
- Cơ cấu tín dụng theo loại hình: cho thấy tỉ lệ tập trung theo các đối tuợng
là doanh nghiệp Nhà nuớc, doanh nghiệp tu nhân, doanh nghiệp cố vốn đầu tu
nuớc ngoài.
- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này phải dựa trên cơ cấu
vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ổn định dài hạn thì có thể
cho vay trung dài hạn nhiều, và nguợc lại.
- Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ: Rủi ro tín dụng xảy ra khi có sự biến động
mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động
theo từng loại tiền tệ đối với du nợ cho vay.
- Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Nếu tỉ lệ các khoản cho vay có tài
sản đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro khi khách hàng không trả
đuợc nợ. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo phản ánh qua chỉ tiêu tỉ lệ du
nợ có tài sản đảm bảo trên tổng du nợ.
Cơ cấu thu nhập
Cơ cấu thu nhập phản ánh tỷ trọng từng khoản thu của ngân hàng trong
các năm. Bản chất hoạt động tín dụng luôn hàm chứa rủi ro cao, do vậy với cơ

cấu nguồn thu từ tín dụng lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro cao.


×