Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận cuối kỳ Đạo đức nghề trong Công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.12 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐẠO ĐỨC NGHỀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội, 2020


Câu I: Hãy trình bày và phân tích các ngun tắc đạo đức nghề cơng tác xã hội. Lấy
ví dụ cụ thể
- Chấp nhận thân chủ:
Chấp nhận đòi hỏi việc tiếp nhận thân chủ, khơng tính tốn, khơng thành kiến và
không đưa ra phán quyết nào về hành vi của họ. Thân chủ phục vụ của ngành công tác xã
hội là con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, nhóm người có hồn cảnh và nhu cầu
cơ bản chưa được đáp ứng. Mỗi con người đều có nhân phẩm, có giá trị riêng và có
quyền được tơn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, nhân viên
cơng tác xã hội cần có thái độ tơn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Sự thực
hiện nguyên tắc này giúp cho nhân viên công tác xã hội tạo được lịng tin từ thân chủ, qua
đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương
tác trong q trình giúp đỡ.
Ví dụ: Thân chủ là trẻ vị thành niên đi trộm cắp để lấy tiền chơi game, nhân viên công tác
xã hội không phán xét mà đối xử với thân chủ một cách công bằng vì mỗi cá nhân đều có
nhân phẩm, giá trị riêng, bất kể địa vị xã hội.
- Tạo điều kiện để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề:
Vấn đề là của thân chủ, họ sẽ hiểu hồn cảnh của mình hơn ai khác nếu được trợ giúp,
vì vậy họ là người cần tham gia chủ yếu tất cả quá trình từ việc đánh giá vấn đề, quyết
định, lựa chọn, thực hiện, lượng giá giải pháp đó. Việc thân chủ tham gia vào hoạt động
giải quyết vấn đề sẽ giúp họ tăng cường khả năng đối phó với tình huống có vấn đề. Nhân


viên cơng tác xã hội chỉ đóng vai trị định hướng trong q trình trợ giúp thân chủ thực
hiện giải pháp cho vấn đề mà không làm thay, làm hộ và chủ yếu là khích lệ họ có niềm
tin để giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Thân chủ là phụ nữ bị bạo hành gia đình và tìm đến nhân viên công tác xã hội,
nhân viên xã hội phải cùng đưa ra ý kiến, thảo luận từng vấn đề với thân chủ, không được
phép tự quyết định hay làm hộ thân chủ bất kỳ vấn đề gì.


- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ:
Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những quyết định
cảu người khác có thể hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt trên họ. Trong các tình
huống, nhân viên cơng tác xã hội khơng nên quyết định, chọn lựa hay lên kế hoạch cho
thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có khả năng tự quyết định về
mình.
Trong một số trường hợp đặc biệt thân chủ không tự quyết định được như trường hợp trẻ
cịn q nhỏ, người có rối loạn tâm thần NVCTXH cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ.
Trong trường hợp quyết định của thân chủ có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân
thân chủ hay của người khác thì NVCTXHcũng không cần phải chấp thuận quyết định
của thân chủ mà cần thông báo cho thân chủ về quy định của luật pháp.
Ví dụ: Thân chủ là phụ nữ bi bạo hành tìm đến nhân viên cơng tác xã hội, trong trường
hợp này nhân viên xã hội không nên khuyên bảo thân chủ về vấn đề nên ly dị mà chỉ nên
phân tích những mặt có lợi và hại nếu như thân chủ ly hơn, từ đó thân chủ sẽ có cơ sở để
đưa ra quyết định riêng mà không phụ thuộc vào người khác.
- Đảm bảo tính cá nhân hóa:
Mỗi cá nhân có những nhu cầu cơ bản giống nhau nhưng mỗi người do hồn cảnh
khác nhau, tính cách khác nhau, những nguyện vọng mong muốn khơng giống nhau vì
vậy nên cần cá biệt hoá trường hợp của thân chủ (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) giúp
nhân viên cơng tác xã hội đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ
thể. Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu và phát
hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp

dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp cho mỗi trường hợp cần
được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có. Thực hiện
nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép nhân viên cơng tác xã hội đảm bảo
lợi ích thiết thực của các nhóm thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ và rèn luyện


khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu,
cứng nhắc trong q trình trợ giúp.
Ví dụ: Ơng A và ơng B đều ở trại dưỡng lão và đều gặp tổn thương về mặt tình cảm từ
con cháu, tuy nhiên ơng A có hồn cảnh khác ơng B và họ có điều kiệ giải quyết vấn đề
khác nhau. Vì vậy khơng thể lấy cách giải quyết của ông A đặt lên ông B, như thế vấn đề
sẽ không được giải quyết hiệu quả.
- Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thơng tin về trường hợp của thân chủ:
Tiết lộ bí mật của người khác là hành vi vi phạm quyền con người. Nhân viên công
tác xã hội cần tôn trọng sự riêng tư và những thông tin của thân chủ, đảm bảo tính riêng
tư của trường hợp bằng cách bảo mật lưu trữ hồ sơ. Có thể tiết lộ thơng tin mật khi cần
thiết trong một số trường hợp ngoại lệ nếu như những hành vi của thân chủ đe doạ tính
mạng của bản thân họ hay của những người khác thì nhân viên cơng tác xã hội có quyền
trao đổi thơng tin với những người có thẩm quyền hoặc với sự đồng ý của thân chủ hay
của người được quyền hợp pháp thay mặt thân chủ. Việc đảm bảo bí mật thông tin của
thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ
và hợp tác.
Ví dụ: Thân chủ là trẻ em đã từng có hành vi xấu trong quá khứ và đang muốn hịa nhập
cộng đồng, nhân viên cơng tác xã hội không được tiết lộ bất kỳ thông tin gì về vấn đề của
thân chủ ra bên ngồi kể cả cho người thân nếu không được sự đồng ý của thân chủ.
- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp:
Do thân chủ tác động của nhân viên công tác xã hội là con người, nhân viên công tác
xã hội cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp. Những hành vi thể hiện mối
quan hệ nghề nghiệp của mình như tơn trọng quan điểm giá trị, ngun tắc nghề nghiệp;
khơng lợi dụng cương vị cơng tác của mình để địi hỏi sự hàm ơn của thân chủ, khơng

nên có quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự trợ giúp. Mối quan hệ giữa nhân viên công
tác xã hội và thân chủ cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan


và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn. Nguyên tắc này giúp cho nhân viên công tác xã hội
đảm bảo tính khách quan trong q trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự cơng bằng
trong giúp đỡ mọi thân chủ.
Ví dụ: Nhân viên công tác xã hội là khi giải quyết vấn đề cho thân chủ là người có chức
quyền khơng được phép lợi dụng cương vị của mình để đòi hỏi sự hứa hẹn từ thân chủ
một chức vụ, vị trí cao hơn trong cơng việc.
- Tự ý thức về bản thân:
Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xã hội nhân
viên công tác xã hội cần ý thức rằng vai trị của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề.
Phục vụ thân chủ là trách nhiệm của nhân viên xã hội, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền
lực, vị trí cơng việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời nhân viên công tác xã hội cũng cần
phải ý thức được khả năng trình độ chun mơn của bản thân có đáp ứng u cầu của
cơng việc được giao hay khơng (tức là cần nhận biết được trình độ kiến thức, kỹ năng
chun mơn của mình tới đâu)… Khi gặp trường hợp quá phức tạp và vượt quá giới hạn
khả năng cá nhân thì nhân viên cơng tác xã hội chuyển giao trường hợp đang thụ lý cho
nhân viên cơng tác xã hội khác giúp đỡ.
Ví dụ: Thân chủ là trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, nhân viên công tác xã hội không
được sử dụng quyền lực của mình để giảng dạy hay giáo huấn thân chủ về những hành vi
sai trái của thân chủ đã làm trước đây.


Câu II: Hãy trình bày những nguyên tắc đạo đức khi làm việc với một trong các
nhóm đối tượng sau: Nhóm thân chủ là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.
I. Tìm hiểu vấn đề:
1. Định nghĩa về trẻ em:
Theo Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi

con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành
được quy định sớm hơn. Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy
định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 thì trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hồn cảnh khơng bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hịa
nhập với gia đình, cộng đồng.
Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt gồm các nhóm sau:
- Trẻ em mồ cơi, khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi.
- Trẻ em khuyết tật, tàn tật.
- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học.
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS.
- Trẻ em lao động sớm.
- Trẻ em lang thang.
- Trẻ em bị xâm hại tình dục.
- Trẻ em nghiện ma túy.
- Trẻ em vi phạm pháp luật.


2. Xâm hại trẻ em:
- Định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi về
thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về
sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận,
lòng tin hoặc quyền hạn”. “Xâm hại tình dục trẻ em là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi
dụng lịng tin để lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm: sờ mó, làm
tranh/ảnh/video tình dục có trẻ em; ép buộc trẻ em quan hệ tình dục với nhau hoặc với
người lớn”.
Theo điều 4 Luật Trẻ em 2016, xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình

dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào
mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
- Các hình thức xâm hại trẻ em:
+ Xâm hại về thể chất: Là khi một người chủ đích gây thương tổn hoặc đe dọa gây
thương tổn về mặt thể chất cho trẻ bao gồm: đánh, đấm, quăng quật, đá, giam hãm,…
+ Xâm hại về tinh thần: Là việc ai đó lặp đi lặp lại các hình thức ngược đãi tình thần
trẻ em trong một thời gian dài, gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ, bao gồm: dọa dẫm.
chế nhạo, khủng bố tinh thần, cô lập trẻ,…
+ Xâm hại tình dục: Là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lịng tin để lơi kéo trẻ
em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm: sờ mó, làm tranh/ảnh/video tình dục
có trẻ em; ép buộc trẻ em quan hệ tình dục với nhau hoặc với người lớn.
+ Xao nhãng: Là việc không đáp ứng những hình thức chăm sóc cơ bản đối với trẻ,
bao gồm: bỏ mặc trẻ trước những nguy cơ, từ chối chăm sóc y tế hoặc các nhu cầu thiết
yếu đối với sự phát triển của trẻ.


3. Các vấn đề Bảo vệ trẻ em:
- Các vấn đề liên quan đến xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em: Những hành vi xâm hại
tình dục, bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, bạo lực thể chất, tinh thần, tình cảm,
lao động trẻ em, bn bán trẻ em.
- Còn thiếu sự hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.
- Thiếu sự hịa nhập cho các nhóm yếu thế như trẻ em nghèo, tị nạn, nhập cư, dân tộc
thiểu số và trẻ nhiễm HIV/AIDS.
- Số lượng trẻ em lang thang đường phố lớn.
- Việc cho nhận con nuôi trong nước và quốc tế chưa được quản lý một cách hợp lý.
- Thiếu chính sách xã hội phịng ngừa/hỗ trợ cho cha mẹ.
- Số lượng cán bộ xã hội chun nghiệp cịn ít.
- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơng tác xã hội cịn hạn chế và chưa đầy đủ.
4. Vấn đề pháp lý về Bảo vệ trẻ em:
- Công Ước Quốc tế về Quyền Trẻ em đã nêu các tiêu chuẩn về bảo vệ cho mọi trẻ em

khỏi:
+ Bị đối xử bạo lực/xâm hại (thân thể, tâm lý, tình dục)
+ Bóc lột (bao gồm cả bóc lột lao động, bóc lộ tình dục, bn bán vì mục đích tình
dục hoặc các dạng khác)
+ Xao nhãng
+ Bị tước đoạt quyền được cha mẹ chăm sóc
+ Bị tước đoạt tự do.


- Công Ước Quốc tế về Quyền Trẻ em chỉ rõ những ai là người có trách nhiệm bảo vệ
cho trẻ em:
+ Gia đình và những người trực tiếp chăm sóc
+ Cộng đồng và xã hội
+ Nhà nước.
II. Cơng tác xã hội đối với trẻ em:
1. Mục đích của cơng tác xã hội với trẻ em:
- Tuyên truyền, giáo dục gia đình và trẻ em trong việc phịng chống và ngăn ngừa xâm
hại tình dục.
- Kết nối với các nguồn lực hỗ trợ, dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống cho
trẻ.
- Hỗ trợ tâm lý – xã hội, luật pháp nhằm ngăn ngừa, phòng ngừa các vấn đề xã hội xảy ra
đối với trẻ.
- Kết nối với các mạng lưới dịch vụ, cá nhân, tổ chức, gia đình và cộng đồng trong việc
giúp đỡ trẻ.
- Xây dựng các chính sách chặt chẽ trong việc hỗ trợ và bảo vệ trẻ em.
- Đào tạo và tuyển dụng cán bộ xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động giúp đỡ
trẻ.
2. Những nguyên tắc đạo đức khi làm việc với nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt:
- Trong mọi hoạt động có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm
hàng đầu: Luôn quan tâm đến trẻ trong mọi giai đoạn phát triển và mọi bước của công

việc và quan tâm đến gia đình ruột thịt hoặc người ni hộ của đứa trẻ.
- Quyền được bảo vệ của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện


- Khơng phân biệt đối xử với trẻ em vì bất cứ lý do nào. Tăng cường phát huy hiệu quả sự
tham gia của trẻ em vào các hoạt động có liên quan: Nhân viên cơng tác xã hội phải tham
khảo ý kiến của đứa trẻ trước khi có quyết định.
- Ngăn ngừa và bảo vệ trẻ em không bị bạo lực, bóc lột, xâm hại,… là trách nhiệm của
mỗi người bao gồm: Cộng đồng và xã hội, gia đình và những người trực tiếp chăm sóc,
Nhà nước.
- Hành động khẩn cấp, kịp thời để ngăn chặn các vụ việc xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em
- Đảm bảo bí mật vì lợi ích tốt nhất của trẻ: Nhân viên công tác xã hội không cung cấp
những thông tin bí mật mang tính riêng tư cho những người khơng cần biết và nếu nhận
thấy cần chia sẻ với người cần thiết thì tiến trình này phải được bàn bạc, thông báo với
đứa trẻ.
- Nhân viên công tác xã hội phải luôn sẵn sàng và thấu cảm với trẻ: Khi trẻ biết cách tìm
đến nhân viên cơng tác xã hội thì nhân viên xã hội phải ln đáp ứng ngay lập tức.
- Luôn thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình của nhân viên cơng tác xã hội đối với trẻ.
- Nhân viên xã hội cần hiểu được những ước muốn và cảm xúc từ chính đứa trẻ.
- Nhân viên cần hình thành mối quan hệ tin tưởng, khơng được đưa ra những lời hứa hẹn
đối với trẻ.
- Luôn tôn trọng những ý kiến và quan điểm của trẻ, không nên đối xử với các em như
các em không biết gì cả và mình là người biết tất cả.




×