TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
------o0o------
BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN
Môn: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Đề tài:
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
Giảng viên bộ môn
: Ths. Công Hoàng Thuận
Họ và Tên sinh viên
: Nguyễn Trọng Hoàng Ân
Lớp
: Đ15CT2
MSSV
: 1557601010084
Chuyên ngành
: Công tác xã hội
Khóa
: 2015 - 2019
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
ĐIỂM
Ghi bằng sô
Chữ ký của giảng viên
Ghi bằng chữ
Giảng viên 1
MỤC LỤC
Giảng viên 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ............................................................................2
1.1. Một số khái niệm............................................................................................2
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ................................................................................2
2.1. Thực trạng nghề Công tác xã hội................................................................2
2.1.1. Thực trạng phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam hiện nay..............2
2.1.2. Thực trạng giá trị đạo đức của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã
hội với cá nhân...................................................................................................... 3
2.2. Nguyên nhân.................................................................................................6
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan................................................................................6
2.2.2. Nguyên nhân khách quan............................................................................6
2.3. Giải pháp....................................................................................................... 7
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Công tác xã hội là một nghề được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế
giới, đặc biệt là ở các nước phương tây và nó đã có lịch sử đào tạo chính thống hơn
một trăm năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu
hình thành, chưa được phát triển theo đúng nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh.
Thực tế hiện nay cho thấy, đa phần nhân viên làm công tác xã hội chưa được đào
tạo bài bản. Đội ngũ nhân viên này phát triển có tính tự phát, chủ yếu là của các tổ
chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, cán bộ
phường – xã,... Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng
khoa học, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề
xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng không cao, thiếu tính bền
vững.
Thực chất nghề công tác xã hội là một loại hình dịch vụ xã hội dành cho mọi
người dân. Mà đối tượng được chăm sóc, phục vụ chủ yếu là những đối tượng có
hoàn cảnh khó khăn, là những người đang gặp vấn đề cần chăm sóc sức khỏe, tâm
lý, cần được bảo vệ, che chở… Trong đó, nhân viên xã hội là người phục vụ họ chứ
không phải là người chủ. Người muốn làm công tác xã hội giỏi cần phải hội đủ hai
yếu tố đó là cái “tâm” và cái “tầm”. Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên công
tác xã hội cần phải được đào tạo rất nhiều về kỹ năng để phục vụ tốt nhất cho đối
tượng và thân chủ của mình. Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là
những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương nên cũng rất cần các nhân viên làm công
tác xã hội phải có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế, không
phải nhân viên công tác xã hội nào cũng có đủ cả hai yếu tố trên, đặc biệt là có cái
“tâm” với nghề, cái “tâm” với thân chủ mà mình làm việc. Do vậy, em chọn “Giá
trị đạo đức của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã hội với cá nhân” làm đề
tài cho bài tiểu luận của mình.
1
PHẦN NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ
1.1. Một sô khái niệm
- Công tác xã hội: Công tác xã hội là một nghề, một dạng hoạt động chuyên
nghiệp nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động
ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân,
nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình. (Theo định nghĩa cổ điển
trích từ tài liệu hội thảo (2004) của cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh)
- Công tác xã hội với cá nhân: Công tác xã hội với cá nhân là một phương
pháp can thiệp (của công tác xã hội) quan tâm đến một vấn đề mà thân chủ cảm
nghiệm. Mục đích của công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự
thực hành bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. (Theo cố
Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh)
- Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội
thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực xã hội.
Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu lợi ích của xã hội hoặc của giai
cấp biểu hiện dưới hình thức những quy định và những sự đánh giá đã được mọi
người thừa nhận và thành hình một cách tự phát, được củng cố bằng sức mạnh và
tấm gương của quần chúng, của thói quen, phong tục, dư luận xã hội. (Theo định
nghĩa chung của “Mạng lưới công tác xã hội Việt Nam” – congtacxahoi.net)
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1. Thực trạng nghề công tác xã hội
2.1.1. Thực trạng phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam hiện nay
Theo thống kế chưa cụ thể tại Hội thảo Quốc tế “Thực tiễn và hội nhập trong
phát triển công tác xã hội tại Việt Nam”, trong năm 2014, cả nước có gần 9 triệu
người cao tuổi, 6.7 triệu người khuyết tật, 2.7 triệu đối tượng bảo trợ xã hội thuộc
diện hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước, 1.5 triệu trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, khoảng 9.6% hộ nghèo và hàng trăm nghìn đối tượng nhiễm HIV, ma
túy, mại dâm,… cần trợ giúp từ các dịch vụ công tác xã hội.
2
Đặt mục tiêu phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam, Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Quyết định số: 32/2010/QĐ-TTg về
“Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020” và dành 2.347,4 tỉ
đồng để thực hiện đề án này. Khi đề án được ban hành, công tác xã hội được chính
thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã
ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Tính đến nay, cả nước có hơn 500 cơ sở
bảo trợ xã hội. Theo đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ công tác xã
hội chiếm khoảng 40% dân số. Cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác
viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa qua
đào tạo. Cũng theo đề án này, đến năm 2020 Việt Nam có khoảng 60.000 cán bộ,
nhân viên, cộng tác viên nghề công tác xã hội, trong đó có 35.000 người thông qua
đào tạo chính thức và đào tạo lại, 25.000 người được đào tạo qua các hoạt động tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức và mỗi xã/phường có ít nhất 2 nhân viên làm công tác xã
hội. Hiện nay, trên có nước có hơn 40 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành
công tác xã hội, mỗi năm có khoảng hơn 1000 sinh viên tốt nghiệp trên toàn quốc.
Đội ngũ này sẽ phục vụ, đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng xã hội.
2.1.2. Thực trạng giá trị đạo đức của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã
hội với cá nhân
Công tác xã hội là một trong những lĩnh vực mang tính đặc thù, đây không
chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc mang sứ mệnh cao cả. Với những người làm
công tác xã hội chỉ có kiến thức thôi là chưa đủ, họ còn phải có cái tâm với thân
chủ để có thể cống hiến hết mình cho thân chủ, cho cộng đồng, bởi lẽ công tác xã
hội còn là nghề của lòng nhân ái, yêu thương… Một người làm công tác xã hội
chuyên nghiệp cần hội đủ các tiêu chí như chọn và làm công tác xã hội như một
nghề chính thức, được đào tạo bài bản về công tác xã hội và có năng lực chuyên
môn đáp ứng yêu cầu công việc, sống được bằng nghề này, thái độ làm việc chuyên
nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên,
theo số liệu ở trên (cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm
việc trong lĩnh vực công tác xã hội, phần lớn (81,5%) chưa qua đào tạo) ta thấy
rằng, nhân viên công tác xã hội được đào tạo chính thống để có đủ các yếu tố làm
nghề là vô cùng ít. Chính vì chưa được đào tạo bài bản như thế, nên các nhận thức
về vấn đề của thân chủ, cũng như các giá trị đạo đức của đội ngũ nhân viên công
tác xã hội cũng sẽ không được đảm bảo. Chính vì thế, việc vi phạm phải các quy
3
điều đạo đức, các giá trị nghề nghiệp là điều khó tránh khỏi của một nhân viên công
tác xã hội.
Tại Việt Nam, đến giai đoạn hiện nay, chưa ghi nhận được được trường hợp
nào mà nhân viên công tác xã hội vi phạm các giá trị đạo đức nghề nghiệp. Tuy
nhiên, trên thế giới đã có trường hợp nhân viên công tác xã hội lợi dụng thân chủ
của mình. Cụ thể:
- Ben Hurt, 24 tuổi, đã khởi kiện một nữ nhân viên xã hội đã dụ dỗ và lạm
dụng tình dục anh trong thời gian Hurt điều trị tại một viện tâm thần ở vùng ngoại ô
Chicago, bang Illinois, Mỹ. Theo tin đưa trên trang CBS, luật sư Joe Cecala của
nạn nhân cho biết: "Bị cáo đã thực hiện rất nhiều hành vi tình dục sai trái với nạn
nhân, các bằng chứng hình ảnh chúng tôi thu được cho thấy rõ điều đó". Ben Hurt
tố cáo Christy Lenhardt, 53 tuổi đã lạm dụng tình dục anh tại Trung tâm Tâm thần
Elgin và gần như là đã lợi dụng anh làm một nô lệ tình dục trong suốt 3 năm qua.
"Lenhardt đã dụ dỗ và thao túng thân chủ của tôi nhiều lần, và sau 4 tháng liên tục
như vậy thì cô ta đã thành công trong việc lôi kéo Hurt quan hệ tình dục với mình
lần đầu tiên", luật sư Cecala cho biết "Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng cho hành vi
phạm tội của Lenhardt, bao gồm các email và ảnh khiêu dâm cô ta gửi cho thân chủ
của tôi". Việc lạm dụng tình dục này xảy ra ngay tại trung tâm, nơi Hurt là bệnh
nhân đang điều trị và Lenhardt là nhân viên xã hội được uỷ quyền phụ trách Hurt.
Hurt đã không nhận tội trong vụ tấn công một nhân viên cảnh sát vào năm 2014 do
có biểu hiện của bệnh tâm thần. Do đó, Hurt được đưa vào Trung tâm Elgin và
được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt. Mẹ của Hurt cho biết, lẽ ra anh đã
được ra viện từ 6 tháng trước, nhưng Lenhardt đã viện cớ để giữ Hurt lại "Họ cam
kết là sẽ giúp con trai tôi", bà D'Anntanette Lee, mẹ nạn nhân, tỏ ra bức xúc "Việc
cô ta làm với con tôi là hoàn toàn sai trái". Các luật sư cũng khởi kiện hai bác sĩ
tâm thần và giám đốc trung tâm, những người biết về vụ lạm dụng nhưng không lên
tiếng. Sau đó, Lenhardt đã bị đuổi việc sau khi Hurt được xuất viện và lên tiếng tố
cáo về vụ lạm dụng tình dục.
Qua ví dụ trên, ta thấy được rằng, làm công tác xã hội với thân chủ của mình
chỉ có kiến thức thôi là chưa đủ, mà cần phải có cả cái tâm và đạo đức thì mới phát
huy được hết giá trị của nghề nghiệp. Nếu chúng ta không kiềm chế được những
khát khao về nhu cầu bản thân dù là vật chất hay tinh thần thì không chỉ làm ảnh
hưởng đến thân chủ của chúng ta, tạo ra những dư luận không tốt cho nghề nghiệp
mà còn làm tổn hại đến danh dự của cá nhân. Vinh hay nhục cũng do cái nghề.
4
Nhìn nhận được các vấn đề nảy sinh trong công tác xã hội trên thế giới đồng thời
nhận định công tác xã hội là một nghề cao quý, phục vụ lợi ích cho xã hội, phát
triển cộng đồng và phục vụ cho các cá nhân, đối tượng gặp vấn đề. Nhằm phòng
ngừa và ngăn chặn các hành vi sai lệch đạo đức, chuẩn mực xã hội của nhân viên
xã hội, Nhà nước, Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội
đã ban hành Thông tư số: 01/2017/BLĐTBXH về việc “Quy định tiêu chuẩn đạo
đức nghề nghiệp đối với người làm nghề công tác xã hội”. Theo quy định của
Thông tư, người làm công tác xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản bao
gồm:
- Thứ nhất, tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà
không phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không
ảnh hướng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Thứ hai, thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối
tượng tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống;
- Thứ ba, tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của đối
tượng để thúc đẩy việc trao quyền; Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề
nghiệp công tác xã hội, đảm bảo đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội
phù hợp và chất lượng;
- Thứ tư, thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm nguồn lực một cách công
bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng;
- Thứ năm, tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi
tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế xã hội, màu da, chủng tộc,
quốc tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của
đối tượng.
Cũng theo thông tư trên, những người làm nghề công tác xã hội phải đảm
bảo các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối
tượng để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề
nghiệp.
5
- Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sang tạo trong việc cung cấp dịch vụ
công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng.
- Kiên nhân, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng.
- Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề
công tác xã hội.
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định
của pháp luật.
- Giữ gìn đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ
giữa các đồng nghiệp.
- Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động
cung cấp dịch vụ công tác xã hội, hiệu quả.
Như vậy, giá trị đạo đức của nghề công tác xã hội nói chung và giá trị nghề
công tác xã hội trong công tác xã hội với cá nhân nói riêng là điều vô cùng cần thiết
và bất cứ nhân viên công tác xã hội nào cũng cần phải có, phải hiểu biết nó.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Nhân viên công tác xã hội đã làm việc hết sức mình cái tâm đức của người
làm nghề. Hết lòng vì thân chủ của mình.
Ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong khi làm việc với thân
chủ.
Làm việc xuất phát từ tình yêu thương, bao dung, trái tim biết sẽ chia, thấu
cảm với những vấn đề mà thân chủ gặp phải.
2.2.2. Nguyên nhân khách quan
Do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn, việc
hội nhập và phát triển ngành nghề đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải có đầy đủ
tài đức thì mới có thể giữ vững được vị thế xã hội của mình.
6
Đề án 32 của Chính phủ và các thông tư, các văn bản pháp luật được ban
hành nhằm thúc đẩy trong việc nâng cao tay nghề chuyên môn, giá trị đạo đức của
nhân viên công tác xã hội ổn định, ngày càng hiệu quả.
Tư duy mở của các cá nhân, thân chủ cũng góp phần làm cho nhân viên công
tác xã hội nhận thức được nhiều hơn về hoàn cảnh, vấn đề của đối tượng gặp phải,
từ đó thúc đẩy nhân viên công tác xã hội phải tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu.
2.3. Giải pháp
Để tránh vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong công tác xã hội với cá nhân
thì nhân viên công tác xã hội cần phải luôn tâm niệm về giá trị nghề nghiệp của
mình, mà giá trị của nghề nghiệp xuất phát từ nền tảng là các nguyên tắc cơ bản
trong khi làm việc với thân chủ cũng như trách nhiệm của mình đối với thân chủ,
với đồng nghiệp, với nghề nghiệp công tác xã hội.
Thứ nhất, nhân viên công tác xã hội phải bảo mật tuyệt đối vấn đề của thân
chủ. Đây là một trong những nền tảng cho mối quan hệ nghề nghiệp giữa thân chủ
và nhân viên công tác xã hội, thiếu nó sẽ không có sự tin cậy và công tác xã hội sẽ
không thể tồn tại. Tất cả các thông tin liên quan đến mối quan hệ nghề nghiệp giữa
khách hàng và nhân viên công tác xã hội đều phải được giữ kín, hồ sơ thân chủ
phải được cất giữ cẩn thận để những người không liên quan không thể chạm đến.
Ví dụ khi khách hàng tiết lộ họ đang bị hành hạ ngược đãi về thể chất hay về tình
dục, nhân viên công tác xã hội không được quyền mang vấn đề của thân chủ kể cho
bất kỳ ai được biết dù đó là người thân của mình. Không mang vấn đề của thân chủ
ra làm chủ đề cho các cuộc nói chuyện, trao đổi nếu thân chủ chưa cho phép. Chỉ
khi giữ được nguyên tắc này thì công tác xã hội mới được người ta tin tưởng và
công nhận.
Thứ hai, đối xử với thân chủ bằng một thái độ quan tâm và kính trọng, tôn
trọng sự khác biệt văn hóa giữa thân chủ với ta, cổ vũ quyền tự quyết của thân chủ
trong tinh thần trách nhiệm; tìm các cơ hội phát triển và khả năng tạo ra sự thay đổi
của thân chủ để thỏa mãn những nhu cầu của họ, ý thức được trách nhiệm của mình
là phục vụ tận tâm cho thân chủ và phục vụ cho xã hội.
Thứ ba, khi phải lựa chọn giữa quyền lợi của bản thân và lợi ích của thân
chủ, thì nhân viên công tác xã hội chúng ta phải đặt quyền lợi của thân chủ lên
hàng đầu, quyền lợi của bản thân là thứ yếu. Tuyệt đối không được lợi dụng thân
7
chủ bằng bất cứ hình thức nào. Sai trái sẽ xảy ra khi nhân viên công tác xã hội đặt
điều kiện, nhận quà cáp, hối lộ, trao đổi từ khách hàng để giúp khách hàng đạt được
điều thuận lợi nào đó. Ví dụ, vấn đề của thân chủ chúng ta chỉ giải quyết trong
vòng 3 tháng, nhưng nhân viên công tác xã hội đã cố tình kéo dài lên tới 6 tháng, từ
đó thu được thêm nhiều lợi ích kinh tế, lợi ích tinh thần khác từ thân chủ. Làm như
thế, không chỉ đánh mất giá trị bản thân mà vô tình hạ thấp giá trị nghề nghiệp mà
chúng ta đang làm.
Thứ tư, nhân viên công tác xã hội khi làm việc với thân chủ cần hỗ trợ hết
mình cho thân chủ dù điều đó ban đầu không được thân chủ chấp nhận hoặc không
có nhu cầu cần tìm tới mình. Ví dụ, thân chủ chúng ta là một trẻ em bị bạo lực gia
đình, mặc dù bị bố mẹ đánh đập thường xuyên nhưng thân chủ nhất quyết không
cần tới sự giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội vì nhiều lý do, thì nhân viên công
tác xã hội cũng cần phải lên tiếng, báo cáo với các cơ quan chức năng địa phương
để can thiệp sớm tránh trường hợp tình trạng đánh đập kéo dài mà ảnh hưởng đến
sức khỏe, tinh thần của thân chủ. Điều cần lưu ý ở đây là cho dù biết trước thân chủ
sẽ không hợp tác, nhưng nhân viên công tác xã hội vẫn phải hỗ trợ hết mình vì thân
chủ. Chỉ có như vậy, xã hội mới có cái nhìn thiện cảm, tốt đẹp và tin tưởng hơn vào
nghề, tin tưởng hơn vào nhân viên công tác xã hội làm việc với cá nhân.
Thứ năm, nhân viên công tác xã hội phải luôn có ý thức rèn luyện phấn đấu,
nghiên cứu, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn để có thể giải quyết các vấn đề
của thân chủ một cách tốt hơn. Tinh thần tự giác, cần mẫn, chịu khó, có tinh thần
trách nhiệm cao. Trước các đối tượng của công tác xã hội, mình phải là những
người tận tụy, tận tâm với công việc có phẩm chất, nhân cách và lối sống trong
sáng, lành mạnh. Công tác xã hội với cá nhân thường liên quan tới đời sống, tâm lý,
tình cảm, tập tục, thói quen của các thân chủ. Bởi vậy, thành công sẽ không thể đến
chỉ trong một sớm một chiều. Sự thay đổi số phận một con người, hoàn cảnh sống,
những suy nghĩ và tình cảm, nhận thức và hành vi của cá nhân và cộng đồng là một
quá trình vận động lâu dài, đòi hỏi một sự kiên nhẫn cao độ.
Thứ sáu, cần phải tránh phát sinh các mối quan hệ tình cảm với thân chủ.
Đặc biệt là làm việc với các thân chủ có vấn đề về tâm lý, tình cảm. Trong công tác
xã hội với cá nhân thì giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ là quan hệ rất gần
gũi và bình đẳng. Nhân viên công tác xã hội là người có uy tín, kiến thức, hiểu rõ
và luôn luôn tôn trọng khách hàng, giúp khách hàng phục hồi và thăng tiến những
ưu điểm của mình để vươn lên. Những đặc tính này rất gần với đặc tính của một
8
người yêu lý tưởng. Bên cạnh con người lý tưởng này là khách hàng có những vấn
đề khúc mắc, đổ vỡ, cô đơn, đau khổ… Vì vậy tình trạng khách hàng, qua quá trình
làm việc gần gũi, phát sinh tình cảm đối với nhân viên công tác xã hội rất dễ xảy ra.
Trong thực tế rất nhiều khách hàng trải qua đổ vỡ luôn khao khát một người yêu lý
tưởng và cho đến khi gặp người công tác xã hội luôn hiểu ý mình thì họ xem như
người yêu lý tưởng. Nếu nhân viên công tác xã hội không đủ tỉnh táo và bản lĩnh sẽ
rất dễ mắc phải sai phạm nghiêm trọng về trách nhiệm nghề nghiệp khi nhân viên
CTXH có quan hệ tình cảm không tốt, cũng có thể là quan hệ bất chính, ví dụ như
quan hệ tình dục với thân chủ như trong tình huống trên. Như vậy, giá trị đạo đức
nghề nghiệp sẽ bị tổn hại một cách nghiêm trọng, lòng tin của thân chủ vào nhân
viên công tác xã hội sẽ giảm đi. Giá trị đạo đức nghề nghiệp bị xem thường, vị thế
của nhân viên công tác xã hội nói chung cũng như nhân viên công tác xã hội làm
việc với cá nhân cũng vì thế mà suy giảm.
Ngoài các giải pháp mang tinh chất nghề nghiệp nêu trên, việc ban hành một
pháp luật, luật định cụ thể để ràng buộc các mối quan hệ, cũng như các hành vi của
nhân viên công tác xã hội với thân chủ cũng là một điều hết sức cần thiết để giúp
nâng cao vị thế ngành nghề, đảm bảo được những giá trị đạo đức tốt đẹp mà nghề
công tác xã hội mang lại cho cá nhân và cộng đồng.
Nâng cao chuyên môn, trình độ và đạo đức của nhân viên công tác xã hội
nhiều hơn nữa để góp phần giữ vững giá trị đạo đức nghề nghiệp.
9
PHẦN KẾT LUẬN
Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội tạo được sự cân đối giữa phát
triển kinh tế và vấn đề xã hội. Chính vì vậy, công tác xã hội đã đến lúc phát triển
như một nghề chuyên nghiệp. Việc lựa chọn nghề công tác xã hội chính là lựa chọn
nghề của lòng nhân ái. Đối với những người làm công tác xã hội nói chung và làm
công tác xã hội với cá nhân nói riêng những giá trị đạo đức nghề nghiệp là yếu tố
cốt lõi làm nền tảng cho nhiệm vụ của nghề công tác xã hội. Những nguyên tắc đạo
đức phản ánh những giá trị cơ bản của nghề công tác xã hội và thiết lập những tiêu
chuẩn đạo đức cụ thể cho nhân viên công tác xã hội giúp nhân viên công tác xã hội
xác định những cân nhắc quan trọng khi xảy ra mâu thuẫn trong trách nhiệm
chuyên môn hoặc trong những tình trạng mơ hồ về đạo đức. Cung cấp những tiêu
chuẩn đạo đức để áp dụng đối với trách nhiệm nghề nghiệp của nhân viên công tác
xã hội, giúp những người mới vào nghề công tác xã hội hiểu được nhiệm vụ, giá trị,
nguyên tắc đạo đức, và tiêu chuẩn đạo đức của công tác xã hội. Đặt ra tiêu chuẩn để
đo đạt, xem xét nhân viên công tác xã hội có hành vi thiếu đạo đức hay không.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Công tác xã hội với cá nhân và gia đình, NXB Lao động – Xã hội.
2. Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội.
3. Giáo trình Tham vấn cơ bản, NXB Lao động – Xã hội.
4. Quyết định số: 32/2010/QĐ-TTg về “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội gia
đoạn 2010 – 2020” của Thủ tướng chính phủ.
5. Thông tư số: 01/2017/TT-BLĐTBXH về việc “Quy định tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp đối với người làm nghề công tác xã hội” của Bộ Lao động – Thương
binh & Xã hội.
6. />7. />8. />9. />10. />11. />12. />
11