Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐIỂM KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.07 KB, 2 trang )

ĐIỂM KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỚI CHI
PHỐI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
1. CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG HỌC VẸT, HỌC TỦ
Cái hay của chương trình sách mới là chấm dứt học tủ, học vẹt, thầy đọc, trò chép rồi
về nhà đắp chăn đọc thuộc ý của thầy rồi chờ đến ngày kiểm tra, thi cử để trả lại cho
thầy. Chương trình mới khơng có chuyện đó. Vì sao? Với chương trình mới, mỗi
trường có quyền chọn cho mình bộ sách chẳng hạn trường A có thể chọn sách Cánh
Diều nhưng trường B có quyền chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống dù 2 trường
cũng 1 địa bàn. Vì vậy khi đi thi nếu chọn 1 ngữ liệu trong sách thì chọn sách nào?
Chẳng lẽ mỗi lần ra đề là phải ra 3 đề sao? Nếu là thi HSG thì lại mỗi phịng thi cũng
lập danh sách HS trường nào học sách nào để phát đề sao? Nếu ra 3 mã đề thì thước
đo nào cho sự cơng bằng? Đó là chưa nói đến như thế là đi trật mục tiêu chương
trình, phức tạp, tốn kém… khi thi quốc gia
2. RA ĐỀ NHƯ THẾ NÀO?
Người ra đề sẽ bám sát vào mục tiêu tổng thế chương trình, khơng bám vào bất kì
quyển sách nào cả, cũng có nghĩa là người ra đề sẽ khơng chọn bất kì ngữ liệu nào
trong 3 bộ sách. Ví dụ: Sách kết nối có bài “con chim chào mào” nhưng nhưng ở hai
bộ sách cịn lại khơng có bài đó, càng khơng thể chọn những bài nào chung cả 3 bộ
sách để làm ngữ liệu thi vì như vậy càng dễ học vẹt hơn. Trong q tình thực hiện,
chắc chắn sẽ sẽ khơng tránh được việc một số thầy cô ra để chọn ngữ liệu trong sách
làm đề thi. Ví dụ như phân tích ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần (truyện Thạch Sanh),
hay cảm nhận chi tiết a, b trong đoạn thơ nào đó, hoặc kể tiếp câu chuyện Thánh
Gióng…Nếu ra đề như thế thì khơng hiểu gì về mục tiêu chương trình, và chương
trình 2018 chẳng khác nào chương trình cũ cả.
3. DẠY NHƯ THẾ NÀO?
Cái này thì chỉ có chun gia mới dạy tốt được ngay từ bài đầu tiên còn những giáo
viên như chúng ta phải học nhiều và và chạm nhiều rồi rút kinh nghiệm theo kiểu
“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá / Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ ”. Mục tiêu cụ
thể chương trình sách mới là “dạy cho HS biết, hiểu và biết cách làm” chứ khơng
phải là dạy ghi nhớ. Ví dụ khi dạy thể loại truyền thuyết thì học sinh nắm được đặc
điểm của truyền thuyết rồi soi nó vào từng tác phẩm, câu chuyện, phát hiện ra vấn đề


cốt lõi lịch sử và đánh giá của nhân dân, yếu tố haong đường…hay dạy thơ là hiểu
được đặc trưng của thơ, hiểu được cách phân tích, cảm nhận thơ thì căn cứ vào đâu,
viết như thế nào…chứ khơng có việc thầy cô cảm nhận thay cho HS rồi viết thành
đoạn thành bài rồi in ra cho các em đọc. Vì vậy nếu thầy cô cứ cày kĩ, cày sâu theo
từng đơn vị bài học cụ thể trong sách thì sẽ rất “nguy hiểm”, phản tác dụng. Cho nên
dạy trên lớp là đi theo ngữ liệu sách để rút ra đặc điểm kiến thức cho học sinh hiểu,
còn dạy thêm là mở rộng, khắc sâu bằng ngữ liệu mới hoàn toàn để các em không thể
dùng sách giải hay tra trên mạng để trả lời thầy cô như một con vẹt biết nói. Nêu
muốn biết HS có hiểu hay khơng thì dùng ngữ liệu hoàn toàn mới để đo năng lực của
học sinh.


4. KHƠNG CĨ MỘT BỘ ĐỀ CHO TỪNG BỘ SÁCH
Nếu bạn hỏi: “Có bộ đề cho sách kết nối hay cánh diều…” là sai hồn tồn. Như đã
nói ở trên, đề thi khơng lấy ngữ liệu bất kì quyển sách nào vì thế chỉ có đề chung cho
cả 3 bộ sách. Đó là 3 bộ sách chứ giả sử nhà nước cho in 30 bộ sách khác nhau chẳng
lẽ cứ mỗi lần ra đề thì ta phải ra 30 đề sao. Cho nên đề thi là hướng đến Đọc biết, đọc
hiểu và vận dụng nhé các thầy cơ.
(Vì nó khó như thế nên mình chưa làm được bộ đề luyện HSG 6 (chắc chắn sẽ có).
Hiên tại mới làm được 3 bộ giáo án dạy thêm cho 3 quyển sách thôi)
Nguyễn Văn Thọ
(Nghệ An.)
/>----------------------------



×