Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ trong chương trình TH và cách đọc hiểu các bài thơ đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.72 KB, 76 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục tiểu
học trờng Đại học S Phạm Hà nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
hoàn thành đề tài.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Đỗ
Huy Quang, ngời đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong việc triển
khai, nghiên cứu để đạt kết quả tốt.
Tôi mong muốn tiếp tục nhận đợc sự đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài thêm chất lợng và hữu ích.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hoà, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trơng Thị Hải
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
1
Khoá luận tốt nghiệp
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan với hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp, tài
liệu này do em tự nghiên cứu, tự tìm hiểu dới sự giúp đỡ chính của
thầy giáo Đỗ Huy Quang. Kết quả khoá luận không trùng với bất kì
đề tài nào trớc đây.Nếu những lời trên là sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
2
Khoá luận tốt nghiệp
Mục lục
Trang
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu


4. Đối tợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khách thể nghiên cứu
8. Phơng pháp nghiên cứu
Nội dung
Chơng 1: Đặc điểm thể loại thơ và đặc điểm những bài thơ trong chơng
trình tiểu học
1.1.Bảng thống kê các bài thơ trong sách giáo khoa tiểu học
1.2.Đặc điểm của thể loại thơ và đặc điểm của những bài thơ trong chơng trình
tiểu học
1.2.1Đặc điểm của thể loại thơ
1.2.2.Đặc điểm của thơ trong chơng trình tiểu học
1.2.2.1.Ngôn ngữ thơ
1.2.2.1.1.Từ ngữ trong văn bản thơ đợc chọn lọc chính xác, mang tính chuẩn
mực, biểu cảm.
1.2.2.1.2. Ngôn ngữ trong thơ giàu hình ảnh.
1.2.2.1.3. Ngôn ngữ trong thơ giàu nhạc điệu
1.2.2.2.Hình tợng nghệ thuật
1.2.2.2.1.Hình tợng nghệ thuật trong thơ Võ Quảng.
1.2.2.2.2.Hình tợng nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ.
1.2.2.2.3.Hình tợng nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa.
Chơng 2: Đọc hiểu văn bản thơ
2.1. Mỗi một bài thơ là tiếng nói của một ngời thân thơng
2.1.1. Lời ông, lời bà nói với các cháu.
2.1.2. Lời cha, lời mẹ nói với con.
2.1.3. Lời anh, chị nói với nhau và nói với các em.
2.1.4. Lời của trẻ em nói với ông, bà, cha, mẹ.
2.1.5. Lời bạn bè cùng trang lứa nói với nhau.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH

3
Khoá luận tốt nghiệp
2.2. Hoàn cảnh diễn ra lời nói
2.3.Nội dung cua lời nói
2.3.1. Tình cảm trong gia đình
2.3.2. Tình cảm đối với trờng lớp, bạn bè
2.3.3. Tìnhcảm đối với Bác Hồ, các anh bộ đội
2.3.3.1. Tình cảm đối với Bác Hồ
2.3.3.2. Tình cảm đối với các anh bộ đội
2.3.4. Tình cảm đối với quê hơng, đất nớc
2.3.5. Thế giới tự nhiên với vô vàn điều hấp dẫn, mới lạ.
2.4. Nghệ thuật của bài thơ
2.4.1. Nghệ thuật ngôn từ
2.4.1.1. So sánh
2.4.1.2. Nhân hoá
2.4.1.3. Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp
2.4.1.4. ẩn dụ
2.4.1.5. Hoán dụ
2.4.2. Thế giới nghệ thuật
2.5. Đích của lời nói.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
4
Khoá luận tốt nghiệp
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Nhận thức đợc tầm quan trọng trong việc sử dụng văn học vào giáo dục
con ngời, từ xa xa ông cha ta đã dùng văn học dân gian một cách tự giác nh
một phơng tiện tốt nhất để giáo dục thiếu nhi. Khi chữ viết cha ra đời, trẻ em
đã đợc tiếp xúc với văn học thông qua những tiếng hát ru của bà và mẹ, qua
những bài đồng dao, những câu chuyện kể đợc truyền miệng từ đời này qua

đời khác. Nhờ đó các em hiểu đợc cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình,
có đợc tình cảm yêu thơng, gắn bó với quê hơng, đất nớc. Đồng thời các em
cũng đợc rèn rũa trở thành con ngời có nhân cách, có phẩm chất đạo đức phù
hợp với yêu cầu của xã hội.
Từ khi chữ viết ra đời cùng với nó hệ thống trờng lớp cũng dần dần xuất
hiện, trẻ em đợc cắp sách tới trờng để tiếp thu kho tàng văn minh của nhân
loại. Trong kho tàng ấy phải kể đến bộ phận văn học viết dành cho thiếu nhi.
Văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam thực sụ hình thành với t cách một
bộ phận văn học. Từ khi nhà xuất bản Kim Đồng đợc thành lập
(17/6/1957).Mặc dù văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam mới đợc hình
thành nhng nó đã đạt đợc những thành tựu đáng kể, đợc các em đón nhận một
cách nồng nhiệt vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.
Mỗi một loại văn học là một kiểu kết hợp giữa nội dung và hình thức, là
một kiểu khám phá và thể hiện đời sống, mỗi loại văn là một kiểu giao tiếp
nghệ thuật độc đáo của tác giả. Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện t tởng,
tình cảm nhng tác phẩm thuộc loại thơ lại biểu hiện tình cảm theo cách riêng.
Thơ là sản phẩm sáng tạo của tâm hồn và trí tuệ con ngời.Thởng thức thơ
là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của mỗi ngời. Do đó các tác phẩm thơ
u tú, các hiện tợng thơ tiêu biểu đều có giá trị lâu dài trong đời sống tình cảm
dân tộc và nhân loại.
Thông qua việc đọc và giảng dạy thơ trong nhà trờng cũng nh hoạt động
của phê bình văn học, thơ đi vào các thế hệ ngời đọc và phát huy tác dụng lâu
bền, có khi là suốt đời. Nh vậy việc đọc thơ, hiểu thơ là nhu cầu không thể
thiếu đợc của con ngời.
Trên thực tế, thể loại thơ là một mảng lớn đợc đa vào chơng trình SGK bậc
TH từ lâu. Việc dạy và học thơ trong nhà trờng đợc coi nh công cụ hữu hiệu của
giáo dục. Vai trò của thể loại thơ quan trọng nh vậy, song việc giảng dạy thơ
trong nhà trờng chỉ diễn ra thông qua kinh nghiệm và cảm nhận của giáo viên.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
5

Khoá luận tốt nghiệp
Vấn đề tiếp nhận thể loại thơ ở TH còn gặp nhiều khó khăn, nhiều điều cha đợc
tờng minh. Vì vậy khó khăn cho ngời dạy và học sinh khi đọc bài thơ là tất yếu.
Mặt khác trong thực tiễn giảng dạy: Trong các giờ tập đọc khi các văn bản
đọc là thơ, ngời dạy chỉ biết làm theo hớng dẫn trong sách giáo viên để thao tác
theo. Từ đọc văn bản sau đó trả lời các câu hỏi, Nhng trong ý thức của giáo viên
không chỉ muốn hớng dẫn học sinh của mình dập khuôn theo sách giáo viên mà
còn muốn tìm hiểu, muốn biết con đờng tiếp cận thơ ca phải làm đợc những việc
gì để ngời giáo viên có thể làm chủ thể hoạt động dạy học sinh làm chủ thể hoạt
động học.
Chính vì vậy nếu giáo viên có biện pháp tích cực giúp học sinh tiếp cận
với thể loại thơ thì việc các em hiểu và cảm nhận đợc giá trị nghệ thuật của
tác phẩm sẽ dễ dàng hơn. Nói cách khác nếu cho học sinh TH cảm thụ bài thơ
bằng cách tiếp cận thể loại thơ theo con đờng chung là cách làm khoa
học,chắc chắn sẽ đạt đợc kết quả nh mong muốn.
Từ các nhận xét trên, tác giả của luận văn nhận thấy hớng khai thác.
Thể loại thơ trong chơng trình tiếng việt tiểu học và cách đọc hiểu là một
việc làm quan trọng , có tính thời sự, cần thiết và thiết thực với bậc TH.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
6
Khoá luận tốt nghiệp
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
Thơ viết cho thiếu nhi trong và ngoài nhà trờng luôn đợc Đảng, Bác Hồ và
nhà nớc ta quan tâm, chăm lo thích đáng. Từ những thập kỷ 50 của thế kỷ trớc,
trong lúc đất nớc ta còn gặp vô vàn khó khăn, NXB Kim Đồng, một NXB dành
riêng cho thiếu nhi đã ra đời. Tại đây, nhiều tập thơ và các đầu sách viết cho các
em đợc ấn hành giúp cho thiếu nhi có điều kiện học tập, vui chơi và giải trí.
Ngay từ khi có cuốn SGK đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục
của nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Các nhà soạn giả đã chú ý đến việc
biên soạn thơ thiếu nhi cho chơng trình. Từ cuốn sách lớp 1 mang tên Sách

Vỡ Lòng trong chơng trình đã có các bài thơ có nội dung mang tính giáo dục
cao nh các bài: Cây hồng; Chó bảo gì?; Gà cùng ngan vịt.(Không đề tên tác
giả), và từ lớp 2 trở đi gọi là sách Tập đọc. Cho đến chơng trình sách giáo
khoa cải cách, các nhà biên soạn đều rất chú ý đa các tác phẩm thơ hay đợc
chọn lọc vào nội dung, chơng trình. Với thể loại đa dạng: Thơ hai tiếng, ba
tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, thơ lục bátVà đợc vận dụng với nhiều chủ điểm
phong phú: Gia đình, nhà trờng , măng non,Với sức mạnh hấp dẫn của riêng
mình, các em thiếu nhi với những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi hồn nhiên,
trong sáng, vô t, chân thực luôn có những giấc mơ đẹp, trí tởng tợng phong
phú đã nồng nhiệt đón nhận, vàđem lại giá trị giáo dục rất tốt đối với các em.
Thơ dành cho thiếu nhi cũng có điểm giống thơ ngời lớn, nhng cũng có
nhiều yêu cầu khác xa so với ngời lớn. Bởi tại yêu cầu về nhận thức của thơ
thiếu nhi có những phẩm chất riêng, cần có một con đờng riêng, một cách
thức riêng để đi tới đó. Để đi từ hiện thực rồi nhận thức đợc, tiến tới gợi mở,
sau đó gắn nối các em với một khát vọng sâu xa về cái : Chân , Thiện, Mỹ
Trong cuốn giáo trình phơng pháp dạy họctiếng việt, phần tập đọc thờng
chỉ để cập đến quy trình dạy học đối với một tác phẩm nói chung. Còn riêng
đối với các văn bản đọc là thơ có thêm phần dạy học thuộc lòng, còn quy trình
dạy thể loại thơ, văn xuôi hay truyện đều giống nhau. Quy trình đó đợc thể
hiện qua các bớc: Luyện đọc đúng, tìm hiểu bài, luyện đọc lại. Còn cụ thể các
vấn đề luyện đọc ở thơ có khác gì so với truyện không? Tìm hiểu bài ở thơ có
gì khác so với truyện không? Những vấn đề này cha đợc làm rõ.
Cuốn Dạy văn cho học sinh tiểu học của tác giả Hoàng Hoà Bình chỉ
nói đến cảm thụ văn nói chung còn đi sâu vào cảm thụ thơ cha đợc đề cập đến.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
7
Khoá luận tốt nghiệp
Tạp chí Giáo dục tiểu họccác số đã ra trong suốt một năm 2007 cũng
không thấy đề cập đến vấn đề đọc hiểu thể loại thơ trong chơng trình TH mà
chỉ di khái quát những vấn đề trong giảng dạy bộ môn tập đọc nói chung.

Chơng trình sách giáo khoa mới hiện nay đợc Bộ Giáo dục và Đào tạo
chính thức triển khai vào các trờng TH trên toàn quốc từ năm 2002-2003 và kết
thúc vào năm học 2006-2007 đòi hỏi phải thực sự đổi mới cách dạy văn, học
văn nói chung và cách tiếp cận các tác phẩm thơ nói riêng trong trờng tiểu
học.Từ thực tế đó đã đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ mới về nội dung, phơng pháp,
cách thứcđể ngời dạy và ngời học tiếp cận đợc với các tác phẩm thơ trong nhà
trờng.
Đứng trớc yêu cầu đó em xin đợc đi sâu nghiên cứu về vấn đề ít đợc đề
cập đến trong sách vở và tài liệu Thể loại thơ trong chơng trình tiếng việt tiểu
học và cách đọc hiểu
3. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ trong chơng trình TH và cách đọc hiểu các bài
thơ đó. Từ đó góp phần nâng cao chất lợng, hiệu quả cho phân môn tập đọc
theo hớng ngời dạy chủ động trớc thể loại thơ.
Góp phần tờng minh các văn bản thể loại thơ để định hớng cho hoạt động
đọc và hiểu văn bản thơ, làm hành trang cho học sinh tiếp tục học lên bậc học
trên( Trung học cơ sở, phổ thông trung học) .
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
8
Khoá luận tốt nghiệp
4. Đối tợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tợng nghiên cứu: Các bài thơ trong chơng trình TH
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài thơ trong nớc đợc đa vào trong chơng trình SGK
hiện nay ở bậc học TH. Không đề cập đến các bản dịch thơ nớc ngoài.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm ra đợc đặc điểm của thể loại thơ và con đờng chung để tiếp cận với
văn bản thơ.
- Tiến hành thống kê các bài thơ từ lớp 1 đến lớp 5, phân loại các thể,
dạng của từng đối tợng thơ.
- Xác lập các nhân tố giao tiếp trong văn bản thơ, tạo cơ sở cho việc đọc

hiểu văn bản thơ.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
- Nếu đề tài nghiên cứu chỉ ra đợc đặc điểm của thể loại thơ và cách tiếp
cận thể loại thơ sẽ góp phần làm cho giờ dạy thơ ở TH thêm hấp dẫn, đem lại
hiệu quả cao.
7. Khách thể nghiên cứu
- Đề tài này nghiên cứu liên quan đến giáo viên và học sinh trong giờ tập
đọc.
8. Phơng pháp nghiên cứu
- Căn cứ vào nội dung và mục đích của luận văn, tác giả nghiên cứu lựa
chọn ba phơng pháp chủ yếu sau:
+ Phơng pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn
+ Phơng pháp thống kê, khảo sát.
+ Phơng pháp thử nghiệm.
Phần hai: nội dung
Chơng I: Những bài thơ trong chơng trình tiểu học
1.1. Bảng thống kê các bài thơ trong sách giáo khoa tiểu học
Trong chơng trình sách giáo khoa mới của bậc tiểu học hiện nay, số lợng
các bài thơ khá nhiều, đợc phân bố từ lớp 1 đến lớp 5. Qua khảo sát có thể
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
9
Khoá luận tốt nghiệp
nhận thấy những bài thơ này viết bằng thể 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ; bên cạnh đó
một số bài đợc viết theo thể thơ lục bát, thất ngôn tứ tuyệt và thể tự do. Có
những bài thơ do ngời lớn viết cho thiếu nhi, ngời lớn viết về thiếu nhi, ngời
lớn viết về ngơi lớn nhng để cho thiếu nhi. Bên cạnh đó còn có những bài thơ
của thiếu nhi viết về thiếu nhi. Cụ thể:
Lớp 1: ở học kỳ I do đặc điểm là các em học sinh mới học cách đánh
vần,ghép chữ và làm quen với đọc trơn văn bản, nên trong SGK cha có các bài
thơ hoàn chỉnh mà chỉ có các đoạn thơ ngắn khi các em đọc phần ứng dụng cho

bài mới. Đến giữa học kỳ II bắt đầu xuất hiện những bài thơ ngắn. Trong tổng
số 20 bài thơ đợc đa vào SGK tiếng việt lớp 1 có 8 bài thơ của ngời lớn viết cho
thiếu nhi chiếm tỷ lệ 45%; có 6 bài thơ của ngời lớn viết về các em thiếu nhi
chiếm tỷ lệ 30%; 5 bài thơ của thiếu nhi viết cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 25%.
Thể thơ 3 chữ, 3 bài:
Ai dậy sớm, Mời vào của Võ Quảng. Xỉa cá mè của Phạm Hổ.
Thể thơ 4 chữ, 2 bài:
Kể cho bé nghe - Trần Đăng Khoa Ngôi nhà - Tô Hà
Thể thơ 5 chữ, 9 bài:
Mẹ và cô - Trần Quốc Toàn Quyển vở của em - Quang Huy
Quà của bố - Phạm Đình Ân Sáng nay - Thi Ngọc
Chuyện ở lớp - Tô Hà Ngỡng cửa - Vũ Quần Phơng
Đi học - Minh Chính Làm anh -Phạm Thị Thanh Nhàn
Gửi lời chào lớp một - Hữu Tởng
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có 1 bài:
Tặng cháu - Hồ Chí Minh
Lớp 2: trong tổng số 23 bài thơ trong nội dung chơng trình có 11 bài thơ
ngời lớn viết cho các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 48%; có 4 bài thơ ngời lớn viết
cho về các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 17,3%; có 1 ài thơ ngời lớn viết về ngời
lớn nhng để dành cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 1,12%, có 2 bài thơ thiếu nhi viết
về thiếu nhi chiếm tỷ lệ 2,27%.
Thể thơ 4 chữ, 7 bài
Cái trống trờng em - Thanh Hào Thơng ông - Tú Mỡ
Bé nhìn biển - Trần Mạnh Hảo Con Vện - Nguyễn Hoàng Sơn
Lợm - Tố Hữu Đàn gà mới nở - Phạm Hổ
Tiếng Võng kêu - Trần Đăng Khoa
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
10
Khoá luận tốt nghiệp
Thể thơ 5 chữ, có 8 bài

Ngày hôm qua đâu rồi - Bế Kiến Quốc Gọi Bạn - Định Hải
Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh Th trung thu - Hồ Chí Minh
Dậy sớm - Thanh Hào Hoa Phợng - Lê Huy Hoà
Ông và Cháu - Phạm Cúc Thỏ thẻ - Hoàng Tá
Thể thơ 7 chữ: 2 bài
Gió - Ngô Văn Phú Ma bóng mây - Tô Đông Hải
Thể thơ lục bát: 2 bài
Mẹ - Trần Quốc Minh Cháu Nhớ Bác Hồ - Thanh Hải
Lớp 3: Trong tổng số 37 bài thơ trong nội dung chơng trình có 24 bài thơ
ngời lớn viết cho các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 65 %, có 9 bài thơ ngời lớn viết
cho về các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 24,3%; có 3 ài thơ ngời lớn viết về ngời
lớn nhng để dành cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 18%, có 2 bài thơ thiếu nhi viết về
thiếu nhi chiếm tỷ lệ 6,7% trong số 37 bài. Trong đó:
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
11
Khoá luận tốt nghiệp
Thể thơ 4 Chữ, 14 bài:
Vẽ Quê Hơng - Định Hải Bàn tay cô giáo - Nguyễn Trọng Hoàn
Hai bàn tay em - Huy Cận Thì Thầm - Phùng Ngọc Hùng
Thể thơ 8 chữ, 1 bài:
Cái cầu - Phạm Tiến Duật Thể thơ lục bát: 9 Bài
Chị em - Trần Đắc Trung Tiếng ru - Tố Hữu
Nhớ bé ngoan - Nguyễn Trung Thu Nhớ Việt Bắc - Tố Hữu
Về quê ngoại - Hà Sơn Khói chiều - Hoàng Tá
Suối - Võ Duy Thông Dòng Suối Thức - Quang Huy
Nghệ nhân Bát Tràng - Hồ Minh Hà
Lớp 4: Trong tổng số 25 bài thơ trong nội dung chơng trình có 7 bài thơ
của ngời lớn viết cho các em thiếu nhi, chiếm tỷ lệ 28%, 1 bài thơ ngời lớn
viết về các em thiếu nhi, chiếm 4 %, còn lại là các bài thơ thiếu nhi viết về
thiếu nhi.

Thể thơ 4 chữ: 2 bài:
Đôi que đan - Phạm Hổ Con chim chiền chiện - Huy Cận
Thể thơ 5 chữ, 6 bài:
Nàng tiên ốc - Phạm Thị Thanh Nhàn
Tuổi ngựa - Xuân Quỳnh
Bè xuôi sông la - Vũ Duy Thông
Trăng ơi từ đâu đến - Trần Đăng Khoa
Lắng nghe lời chim nói - Nguyễn Trọng Tạo
Chuyện cổ tích về loài ngời - Xuân Quỳnh
Thể thơ 6 chữ, 1 bài:
Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải
Thể thơ 7 chữ, 2 bài:
Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận Ngắm Trăng - Hồ Chí Minh
Thể thơ 8 chữ: 2 bài
Chợ tết - Đoàn Văn Cừ
Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
Thể thơ lục bát, 6 bài:
Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa
Truyện cổ nớc mình - Lâm Thị Mỹ Dạ
Cháu nghe câu chuyện của bà - Nguyễn Văn Thắng
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
12
Khoá luận tốt nghiệp
Cô Tấm của mẹ - Lê Hồng Thiện
Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo
Vè dân gian ( nói ngợc)
Thể thơ tự do: 4 bài
Tre Việt Nam - Nguyễn Duy
Thợ rèn - Khánh Nguyên
Ma - Trần Đăng Khoa

Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
Lớp 5: Trong tổng số 24 bài thơ trong nội dung chơng trình, có 7 bài thơ
ngời lớn viết cho các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 29%, 2 bài thơ ngời lớn viết về
các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 8,3% còn lại là các bài thơ ngời lớn viết về ngời
lớn nhng dành cho các em thiếu nhi, các em thiếu nhi viết cho các em thiếu
nhi.
Thể thơ 4 chữ: 2 bài
Sắc mầu em yêu - Phạm Đình Ân Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa
Thể thơ 5 chữ: 7 bài
Cánh cam lạc mẹ - Ngân Vịnh Hà Nội - Trần Đăng Khoa
Cao Bằng - Trúc Thông Chú đi tuần - Trần Ngọc
Sang năm con lên bảy - Vũ Đinh Mệnh
Trờng sa rằm trung thu - Phạm Đình Ân
Dáng hình ngọn gió - Đàm Thị Lam Luyện
Thể thơ 6 chữ, 1 bài:
Cửa sông - Quang Huy
Thể thơ 7 chữ, 2 bài:
Bài ca về đất nớc - Đinh Hải Đất nớc - Nguyễn Đình Thi
Thể thơ lục bát, 4 bài:
Bầm ơi - Tố Hữu Hành trình của bầy ong - Nguyễn Đức Mậu
Việt Bắc - Tố Hữu Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi
Thể thơ tự do, 5 bài:
Tiếng đàn Ba la lai ca trên sông đà - Quang Huy
Trớc cổng trời - Nguyễn Đình Anh
Tiếng vọng - Nguyễn Quang Thu
Vẽ ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
13
Khoá luận tốt nghiệp
Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông

Qua thống kê trên ta nhận thấy các bài thơ của ngời lớn viết cho thiếu nhi
chiếm tỷ lệ tơng đối cao, gồm 58 bài trong tổng số 129 bài thơ đợc viết trong
nội dung chơng trình tiểu học, chiếm tỷ lệ 45%, các bài thơ của ngời lớn viết
về thiếu nhi tỷ lệ còn khiêm tốn, gồm 22 bài trong tổng số 129 bài thơ đợc đa
vào nội dung chơng trình tiểu học, chiếm 17%. Thơ của ngời lớn viết về ngời
lớn nhng để cho thiếu nhi có 5 bài và một số ít bài của thiếu nhi viết cho thiếu
nhi. Các bài thơ đợc viết theo các thể loại: 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8
chữ, thất ngôn bát cú, lục bát, tự do nhng số lợng các bài thơ 4 chữ, 5 năm chữ
chiếm tỷ lệ cao nhất.
Thể thơ 4 chữ có 29 bài/129 bài chiếm 22,48%
Thể thơ 5 chữ có 43 bài/129 bài chiếm 33,33%
Thơ đa vào chơng trình sách giáo khoa tiểu học hiện nay đã xác định đợc
nội dung và mục đích giáo dục. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, lời thơ giầu
vần điệu, nhạc điệu giúp các em dễ thuộc, dễ nhớnội dung các bài thơ cơ
bản là phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em: Tâm hồn các em ngây thơ, trong
sáng. Các em dễ xúc cảm, hay bắt chớc và muốn làm theo gơng sáng, các em
tin tởng tuyệt đối vào ngời trên và nhất là thầy cô giáo.
Thơ viết về các em, viết cho các em, có trong nội dung chơng trình
không những chỉ có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu trớc mắt là giáo dục đi đôi với
giải trí mà còn có tính thời đại lâu dài: Thiếu nhi đã đợc cả xã hội chăm
sóc,nâng niu, dậy dỗ nh thế nào Thơ dành cho thiếu nhi đã phản ánh đợc
điều đó bằng bút pháp riêng, nghệ thuật riêng. Vì vậy thơ trong chơng trình
tiểu học hiện nay đã đạt đợc tới những giá trị của văn học.
1.2. Đặc điểm của thể loại thơ và đặc điểm của những bài thơ trong chơng
trình tiểu học
1.2.1. Đặc điểm của thể loại thơ
1.2.2. Đặc điểm của thơ trong chơng trình tiểu học
1.2.2.1. Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học: là chất liệu, là phơng tiện mang tính
chất đặc trng của văn học, không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học.

Bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hoá và vật chất
hoá sự biểu hiện của chủ đề, t tởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu
tố đầu tiên mà nhà văn chuẩn bị trong quá trình sáng tác văn chơng. Một sáng
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
14
Khoá luận tốt nghiệp
tác văn học bao giờ cũng gồm 2 phần: văn bản và tác phẩm. Ngời đọc, ngời
cảm thụ muốn lĩnh hội đợc tác phẩm phải thông qua văn bản mà chất liệu làm
nên văn bản chính là ngôn ngữ. Văn bản là cầu nối giữa ngời đọc và tác phẩm
trong đó ngôn ngữ góp phần tạo ra văn bản.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nói chung cũng nh ngôn ngữ trong
sáng tác thơ văn nói riêng là thứ ngôn ngữ giầu hình ảnh, giầu cảm xúc, từ ngữ
đợc chọn lọc chính xác, ngôn ngữ giầu tính nhạc.
1.2.2.1.1. Từ ngữ trong văn bản thơ đ ợc chọn lọc chính xác, mang tính chuẩn
mực biểu cảm.
Trong bài thơ Quạt cho bà ngủ - SGK Tiếng Việt 3 tập 1 tác giả có
viết:
Hoa cam, hoa khế
Chín lặng trong vờn
Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hơng thơm
Tại sao tác giả không dùng từ chín thơm mà lại dùng chín lặng.
Thông thờng khi nói tới hoa thì ngời ta thờng hay dùng từ thơm nhng trong
bài thơ này tác giả đã không thuận theo cái thờng tình ấy. Dụng ý của tác giả
khi chọn từ Chín lặng làm tăng thêm vẻ tĩnh của không gian vốn rất tĩnh để
nâng giấc ngủ cho bà trong bài thơ. Rõ ràng từ ngữ đợc dùng trong trờng hợp
này đã có sự chọn lựa rất chính xác, phù hợp với văn cảnh.
Trong bài thơ Vàm cỏ đông - Hoài Vũ ( SGK TV3 - Tập 1) có viết:
Đây con sông xuôi dòng sữa mẹ
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nớc chơi vơi
Nghệ thuật của ngời viết là làm cho ngời đọc không ngắm cảnh mà thấy
cảnh. Tác giả Hoài Vũ của bài thơ Vàm Cỏ Đông đã đạt tới nghệ thuật đó.
Đọc những dòng thơ của ông ta thấy cảnh sắc nh hiện ra ngay trớc mắt mình.
Còn có điều đặc biệt hơn bằng cách chọn lọc từ ngữ chính xác tác giả đã làm
cho con sông đang miêu tả nh rộng hơn. Rõ ràng dòng sông dù lớn đến đâu
cũng không thể chứa hết cả bầu trời rộng lớn bao la, nhng trong thơ tác giả lại
có thể làm cho con sông rộng lớn đến nh vậy đấy. Nhng bằng từ mảnh
trong câu thơ Bốn mùa soi từng mảnh mây trời , nh thế bầu trời rộng lớn đã
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
15
Khoá luận tốt nghiệp
đợc chia thành nhiều mảnh in bóng xuống dòng sông. Dòng sông bỗng rộng
lớn nh ôm lấy cả bầu trời.
Trong câu thơ:
Từng ngọn dừa gió đa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nớc chơi vơi
Vàm Cỏ Đông còn hiện ra đẹp hơn, chan hoà hơn, tác giả không dùng từ
in nh thờng lệ các nhà thơ khác hay dùng để miêu tả bóng cây trên mặt n-
ớc.Nếu nh vậy lối miêu tả đó giản đơn quá, mà ở đây tác giả lại chọn từ
lồng để dùng thay cho từ in . Chính việc sử dụng từ ngữ ấy trong hoàn
cảnh này đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên chan hoà, sông nớc, mây trời,
cảnh vật hoà quện vào nhau. Những sự vật đơn lẻ đã mà hoà làm một, tạo nên
một bức tranh tuyệt đẹp.
Trong bài Gió của Ngô Văn Phú:
Gió ở rất xa, rất rất xa
Gió thích chơi thân với mọi nhà
Gió cù khe khẽ anh mèo mớp
Rủ đàn ong mật đến thăm hoa

Gió đa những cánh diều bay bổng
Gió ru cái ngủ đến la đà
Hình nh gió cũng thèm ăn quả
Hết trèo cây bởi lại trèo na
Đọc bài thơ ấn tợng để lại trong lòng ngời đọc là gió thật hồn nhiên, ngây
thơ, tinh nghịch, giống hệt nh một đứa trẻ. Do đâu mà gió lại trở nên nh vậy?
Do con mắt tinh tế và do ngòi bút tài ba của tác giả. Với chúng ta gió từ xa
thổi đến mọi nhà, gió làm cho bộ lông của chú mèo mớp động đậy, chú ta
buồn chú ta lắc lắc ngời là chuyện không lạ. Gió có mặt ở khắp nơi, gió đa h-
ơng thơm của hoa tới ong bớm, ong bớm tới thăm hoa, gió làm cho diều bay
cao, gió mát ru em bé ngủ, gió cũng thổi qua các vờn quả làm rung những cây
bởi, cây na. Những chuyện đó với chúng ta rất bình thờng nhng với con mắt
nghệ thuật nhà thơ đã gắn cho gió những hành động nh con ngời bằng cách sử
dụng những từ chỉ hoạt động của ngời nh gió cù, gió thích, gió rủ, gió đa,
gió thèm ăn quả, gió trèo.Gió trở lên đáng yêu hơn bao nhiêu. Bằng cách sử
dụng những từ ngữ chọn lọc đó tác giả đã biến gió thành một đứa trẻ rất đáng
yêu, biết đùa với anh mèo mớp, biết trèo cây, và đặc biệt rất yêu cuộc sống của
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
16
Khoá luận tốt nghiệp
mình, gió thấy ai cũng đáng để kết bạn, mỗi một ngời bạn là một thế giới có
nhiều điều hay để khám phá.
Nh vậy bằng những từ ngữ đợc chọn lọc chính xác mà ngời viết đã truyền
tải đợc dụng ý của mình tới ngời đọc, làm cho ý thơ sâu sắc hơn, độc đáo hơn.
1.2.1.3.2. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh
Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện t tởng tình cảm nhng tác
phẩm thơ lại biểu hiện t tởng tình cảm theo cách riêng.ở những tác phẩm tự
sự,tác giả xây dung bức tranh về cuộc sống trong đó các nhân vật có đờng đi
va số phận riêng.Bằng những đối thoại và độc thoại tác giả kịch thể hiện tính
cách và hành động của con ngời qua những mâu thuẫn xung đột.Còn ở càc tác

phẩm thơ có khác, thế giới chủ quan của con ngời:cảm xúc,tâm trạng,ý nghĩ
có khi đợc trình bày trực tiếp cũng có khi đợc trình bày gián tiếp thông qua
các hình ảnh.Chính vậy mà ngôn ngữ trong các tác phẩm thơ là ngôn ngữ giàh
hình ảnh,giàu cảm xúc.Chính những hình ảnh mà tác giả đa vào trong thơ làm
cho những vần thơ giàu cam xúc,góp phần chuyển tải nội dung của bài thơ.
Trong bài Mặt trời xanh của tôi SGK Tiếng Việt 3
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tơi
Lá xoè từng tia nắng
Giống hệt nh mặt trời
Rừng cọ ơi ! rừng cọ !
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thờng vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi
- Nguyễn Viết Bình-
Hình ảnh Mặt trời xanh để miêu tả lá cọ trong bài thơ trên đã đem đến
cho rừng cọ một sức sống tràn trề. Bằng sự liên tởng về hình dáng bề ngoài:
những chiếc lá cọ xoè rộng nh những tia nắng mặt trời tác giả bài thơ đã đa ra
một hình ảnh rất táo bạo Mặt trời xanh. Bằng hình ảnh đó những chiếc lá cọ
đã trở nên đẹp biết bao nhiêu. Đặc biệt ở đây không phải Mặt trời hồng nh th-
ờng lệ mà là Mặt trời xanh, dùng hình ảnh đó vừa thể hiện đợc màu sắc bao
phủ lên rừng cọ là màu xanh tơi tắn, đông thời nó vừa đúng với tâm lý của trẻ
thơ, rất ngộ nghĩnh rất tự nhiên.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
17
Khoá luận tốt nghiệp
Cũng là hình ảnh mặt trời trong ngôn ngữ thơ, nhng mặt trời trong
khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ không phải là những chiếc lá xanh rờn
nữa mà là những em bé bé bỏng trên lng mẹ. Trong khúc hát ru đó Nguyễn
Khoa Điềm có viết:

Mặt trời của bắp thì nằm trên núi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lng.
Tác giả đã mợn hình ảnh mặt trời thực, mặt trời ngày ngày vẫn đi qua
núi mang ánh sáng, sự sống đến cho muôn loài để so sánh với đứa trẻ nằm trên
lng mẹ.
Cả bài thơ có hai câu thơ này đọng lại trong lòng ngời đọc nhiều suy t
nhất. Phải thừa nhận rằng, ngòi bút của tác giả quá thông minh, quá tinh tế khi
chỉ cần dùng một hình ảnh mặt trời của mẹ con nằm trên lng mà có thể diễn
tả bao điều muốn nói, làm nổi bật tình yêu bao la của mẹ đối với đứa trẻ bé
bỏng trên lng. Nếu nh vạn vật cần mặt trời ngày ngày vẫn đi qua núi để tồn tại
cũng nh mẹ cần con. Con chính là sự sống của mẹ,là niềm tin,là tất cả những
gì quí giá nhất của mẹ
Thơ có thể diễn đạt những điều mà văn xuôi không thể làm đợc, đó là bởi
vì ngôn ngữ thơ giầu hình ảnh nh vậy đấy và việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình
ảnh là cách thức tự nhiên đa ngời đọc đến với cái đích của bài thơ.
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận (SGK - TV 4) ngôn ngữ thơ
mới giàu hình ảnh làm sao.
Mặt trời xuống biển nh hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu biển đông nh đoàn thoi.
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sán
Đến dệt lới ta đoàn cá ơi.

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.

Trơng Thị Hải K30A- GDTH
18
Khoá luận tốt nghiệp
Đọc bài thơ lên chúng ta không có cảm giác đợc nghe mà thấy nh đợc
ngắm cảnh biển vậy. Chỉ bằng những dòng thơ rất ngắn ngủi, tác giả đã đa ng-
ời đọc đến với một không khí lao động trên biển sôi động, hứng khởi, một
cảnh biển đẹp đến mê hồn. Trong bài thơ tác giả đã đa vào rất nhiều hình ảnh
đẹp Mặt trời xuống biển nh hòn lửa, Sóng đã cài then đêm sập của,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, Mặt trời đội biển nhô màu mới. Từ
những hiểu biết về cuộc sống lao động của những ngời dân vùng biển, cùng
với lối quan sát tinh tế nhà thơ đã dùng trí tởng tợng vẽ nên một cách rất có
không khí và đậm đà màu sắc của biển. Một bức tranh có sự giao hoà giữa
thiên nhiên và con ngời. Những cảnh vật chúng ta vẫn thờng gặp hàng ngày
nh bớc lên những trang thơ của Huy Cận. Nó bỗng trở lên đẹp lạ thờng, một vẻ
đẹp mang đầy nét chấm phá Mặt trời nh hòn lửa, đoàn thuyền lớt trên
sóng nh chạy đua cùng với mặt trời Những hình ảnh đó làm cho biển trở
lên đẹp huy hoàng, gợi ra không khí lao động sôi động trên biển, vẽ lên bức
tranh mang hơi thở cuộc sống mới.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nói chung và trong các tác phẩm thơ
nói riêng nó nh con đờng đa ta vào thế giới nội tâm của những nhà văn nh vậy.
Thứ ngôn ngữ giầu hình ảnh ấy mà các nhà thơ đã sử dụng cho những trang
thơ của mình khiến ngời đọc thấy đợc cái cụ thể trong cái trừu tợng đồng thời
cảm nhận đợc cái trìu tợng trong những hình ảnh cụ thể.
1.2.2.1.3. Ngôn ngữ trong thơ giầu nhạc điệu
Những t tởng, tình cảm đợc đa vào tâm hồn bạn đọc một cách hiệu quả
nhất, sâu lắng nhất, bền vững nhất phải thông qua hình tợng văn học là ngôn
ngữ văn học. Đợn vị cơ bản nhất của nó là từ và câu. Từ lại gồm hai thành
phần không thể tách rời là âm thanh và ngữ nghĩa của từ. Cho nên đã nói về
nghệ thuật chữ nghĩa không thể không chú ý đến cách sử dụng âm thanh, nói
đến thơ ca không thể không bàn về nhạc điệu. Nhạc điệu là đặc trng cơ bản

nhất trong mỗi tác phẩm thơ, nó chính là nhịp điệu, âm sắc, thanh sắc, vần vế
của câu thơ đó.
a) Ngắt nhịp.
Mỗi một bài thơ có cách ngắt nhịp riêng. ở bài Trông Trăng - Trần
Đăng Khoa, là thơ ngữ ngôn và để phù hợp với tâm trạng nhộn nhịp, rộn ràng,
vui vẻ đã ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3:
Em chạy nhảy/ tung tăng
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
19
Khoá luận tốt nghiệp
Múa hát/ quanh ông trăng
Em nhảy/ Trăng cùng nhảy
Mái nhà / ớt ánh vàng
Nhng bỗng nhiên trong bài thơ xuất hiện nhịp 1/ 4
Khuya/ không trông trăng nữa
Nhịp thơ bỗng nhiên thay đổi thể hiện tâm trạng ngời trông trăng đang
luyến tiếc một điều gì đó rất thú vị.
Trong bài thơ Giếng nớc Bác Hồ của Phan Thị Thanh Nhàn. Thông
thờng ở các khổ thơ đầu các câu 6 thờng ngắt nhịp đầu đặn 3/3 hoặc 2/2/2, còn
các câu thơ 8 đợc ngắt nhịp 4/4 hoặc 3/5. Tạo ra một khung cảnh thanh bình,
một cảm giác ấm áp khi kể về Bác.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
20
Khoá luận tốt nghiệp
Làng con nghèo/ ở ngoại ô
Một chiều vui/ đợc Bác Hồ về thăm
Bác xem/ chỗ ở,/ chỗ ăn
Đến bên giếng nớc,/ băn khuăn Bác buồn
- Làng ta ! /rồi phải sạch hơn
Giữ cho đôi mắt/ nh gơng trong ngần

Nhng bất chợt ở đoạn cuối. Giọng thơ trầm hẳn xuống. Những câu thơ có
cách ngắt nhịp đặc biệt: ngắt nhịp ở cuối câu gợi không khí buồn: giọng thơ
nghẹn ngào, xúc động trớc sự thật đau xót:
Bác không còn ?\
Bác ơi!\\
Qua một số ví dụ ta thấy những trạng thái, cung bậc tình cảm có sự tơng
ứng với cách ngắt nhịp trong câu thơ. Cách ngắt nhịp đó tạo nên nhạc điệu cho
những vần thơ.
b)Thanh điệu
Có thể nói thanh điệu tạo ra âm sắc trầm, bổng, tính nhạc cho câu
thơ.Trong đó thanh bằng, trắc có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra giai
điệu. Đến với bài Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa:
Em nghe thầy đọc bao ngày
B B B T B B
Tiếng thơ đó nắng xanh cây xanh nhà
T B T T B B B B
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
T B B T B B
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xa
B B B T T B B B
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
21
Khoá luận tốt nghiệp
Sự tập trung thanh bằng trong bài thơ có ý nghĩa làm nên sức mạnh của
cảm giác đó là đi theo dòng hồi tởng về tiếng thơ của ngời thầy năm xa.
Quá khứ và thực tại đan xen vào nhau tạo nên một cảm giác man mác. Âm t-
ởng của bài thơ nh du dơng, êm dịu.
Nh vậy đóng góp vào việc tạo nên nhạc điệu cho ngôn ngữ thơ phải kể
đến các thanh điệu.
c) Cách gieo vần

Cách gieo vần đóng vai trò quan trọng tạo nên nhạc điệu cho thơ. Tú Mỡ
cho rằng: Thơ phải có vần, không có vần không gọi là thơ.
Việc chọn vần để nhấn mạnh điều khá phổ biến trong ngôn ngữ thơ. Đến với
bài thơ Vót chông của Võ Quảng ta sẽ thấy đợc cách gieo vần rất nhịp
nhàng:
Chông rắn nh đồng,
Dài nh gơm sắc
Chông vót nhọn hoắt
Nh mũi dao găm
Tôi vót hàng trăm
Nhiều không đếm hết
Vần câu trên sẽ hiệp với vần câu dới thành từng cặp sóng đôi. Thơ thiếu
nhi chủ yếu gieo vần chân ( vần nằm cuối câu) tạo sự móc mối chặt chẽ giữa
các câu thơ, làm bài thơ gần giống bài vè, câu hát.Bài Bận của Trinh Đờng
đợc gieo vần theo quy luật này
Trời thu bận xanh
Sông hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hoặc cũng có khi trong cả khổ thơ dài, đoạn thơ dài tác giả chỉ gieo vần
ở hai hoặc câu nhng vẫn làm cho nhịp thơ biến mạch, dễ nhớ:
Chiều chiều từ mái rạ vàng
Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
22
Khoá luận tốt nghiệp

Biết là bếp lửa bà nhen chiều chiều
Nghe thơm ngậy bát canh riêu
Với nồi tép ủ cạnh niêu tép đầy
Thông qua một số bài thơ trên đã khẳng định vai trò của việc gieo vần
trong việc góp phần tạo ra nhạc điệu trong thơ. Cách gieo vần đó giúp bộc lộ
cảm xúc của bài thơ một cách hiệu quả.
1.2.2.2. Hình tợng nghệ thuật.
Mỗi một tác phẩm văn học là một chỉnh thể toàn vẹn. Một trong những
yếu tố quan trọng hình thành nên một tác phẩm văn học đó là hình tợng nghệ
thuật. Nếu không có hình tợng nghệ thuật sẽ không có sự tồn tại của bất cứ
một tác phẩm văn học nào. Sức sống của một tác phẩm văn học trong lòng ng-
ời đọc chính là sức sống của hình tợng nghệ thuật mà họ xây dựng. Hình tợng
nghệ thuật trong một tác phẩm văn học chính là linh hồn của tác phẩm đó và
nó thể hiện t tởng của ngời làm nghệ thuật. Tuy nhiên hình tợng nghệ thuật
xuất hiện trong từng thể loại văn học khác nhau sẽ có đặc trng khác nhau.
Kiểu nh trong các tác phẩm văn xuôi, kịch, các tác giả thờng xây dựng hình t-
ợng nghệ thuật là những con ngời cụ thể. Bằng cách thổi vào hình tợng ấy
những tính cách, những số phận trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của
xã hội. Tác giả đã gián tiếp nói lên nội dung, t tởng của mình, làm nổi bật hiện
thực xã hội. Nhng trong tác phẩm thơ, hình tợng nghệ thuật có khi không cụ
thể nh hình tợng nghệ thuật trong các thể loại văn học khác. Đặc biệt hơn
trong các tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi, hình tợng nghệ thuật rất phong phú
và đa dạng, đồng thời nó cũng có những nét riêng biệt. Hình tợng nghệ thuật
trong thơ viết cho thiếu nhi có khi là con ngời nhng cũng có khi là thiên nhiên,
là cỏ cây, hoa lá hay bất kỳ một con vật, sự vật nào đó.
Điều tất yếu là tính phổ biến của các hình tợng nghệ thuật trong thơ là
không giống nhau đối với các nhà thơ khác nhau. Có nhà thơ tập trung xây
dựng những hình tợng về thiên nhiên, nhng cũng có những nhà thơ thờng
xuyên cảm thấy cảm hứng trong sáng tác thơ về các con vật, cũng không ít
nhà thơ khắc họa thành công chân dung của những ngời nông dân, những ngời

lao động
Để hiểu một cách cặn kẽ cụ thể hơn về hình tợng nghệ thuật trong thơ
chúng ta điểm qua một số nhà thơ điển hình viết cho thiếu nhi và những hình
tợng thờng trở đi trở lại trong những trang viết của họ.
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
23
Khoá luận tốt nghiệp
1.2.2.2.1. Hình t ợng nghệ thuật trong thơ Võ Quảng.
Có thể nói rằng trong thơ Võ Quảng có cả một thế giới loài vật và cỏ
cây hoa lá- có một mảnh vờn bách thú và bách thảo mà những em bé nào có
may mắn đợc vào đều say mê, yêu thích. Vờn thơ của ông khá giầu các loài
chim thú. Đó là những con vật gần gũi với con ngời nh mèo, gà, vịt, là
những con chim trời nh chào mào, chim khuyên, cò, vạc,là những con thú
nh thỏ, nai, cáo, voi, là những con vật quen thuộc khác nh châu chấu, cóc,
ếch nhái, chuột. Tất cả họp lại thành một xã hội chim thú rất đông vui, đầy
những tiếng hót, tiếng kêu, tiếng vỗ cánh ríu rít, inh ỏi nh thế giới trẻ thơ đầy
ắp tiếng nói, tiếng cời tiếng hát thật nhộn nhịp và đáng yêu. Võ Quảng đã thổi
vào trong các loài vật ấy một tâm hồn khiến chúng trở thành hình tợng rất
đáng yêu, ngộ nghĩnh nh con ngời vậy. Bạn đọc rất thú vị khi gặp trong thơ
ông một con trâu mộng:
Trợn tròn đôi mắt
Nó cứ nhìn nhìn
Coi bộ không tin
Những ngời lạ mặt
( Con Trâu mộng)
Hay trong một bài thơ khác hình tợng chú chẫu chàng nhanh nhẹn và hơi
nhát gan giống hệt nh một đứa trẻ tinh nghịch vậy.
Bỗng cạc, cạc, cạc
Chú Chẫu chàng
Nh tia chớp

Vụt xuống nớc
Biến đâu mất
Vờn thơ Võ Quảng còn có những bức tranh lộng lẫy của cảnh vật thiên
nhiên. Cỏ cây bớc vào trong thơ Võ Quảng có một sức sống mãnh liệt. Tả
mầm non vào mùa xuân tác giả viết:
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy ma bay hối hả
Thấy lất phất ma phùn
Đây là một thoáng thay đổi của đất trời, khi mùa xuân chợt đến qua sự thức
tỉnh kì diệu của chồi biếc. Rồi cả đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
24
Khoá luận tốt nghiệp
suối rì rào, mầm non cũng bật dậy trong không khí tràn đầy sức sống, hoà
thêm một sắc mầu với mùa xuân:
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo mầu xanh biếc
( Có một chỗ chơi)
Cây cỏ trong thơ Võ Quảng thờng mang một sức sống mãnh liệt. Khiêm
nhờng nh một mầm non cũng biết Bật chiếc vỏ rơi để đứng dậy giữa
trời Có thể nói, Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới cỏ cây và
vạn vật xung quanh. Ông đã thổi vào đó sự sống, chính vì thế dù chỉ là những
cây cỏ, những con vật ta vẫn thấy thờng ngày bớc vào thơ ông trở thành hình t-
ợng nghệ thuật đợc tô đậm khiến thơ của ông thờng có những sững sờ, đột
ngột chất chứa một cái gì đột biến trong bừng tỉnh, trong nảy nở và sinh sôi,
vô cùng tơi mới.
1.2.2.2.2. Hình t ợng nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ
Thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm Hổ thờng ngộ ngĩnh, dễ hiểu,

dễ nhớ, giầu tởng tợng, có nhạc điệu, hợp với tâm lý trẻ thơ.
Thơ viết cho thiếu nhi ông có 10 tập, điển hình là các tập:
- Chú bò tìm bạn
- Chuyện hoa chuyện quả
- Những ngời bạn yên lặng
- Nàng tiên nhỏ thành ốc
Tập thơ Chú bò tìm bạn là một tập thơ tiêu biểu của nhà thơ về việc
miêu tả các thuộc tính của các con vật, chúng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nhng
sự xuất hiện của các con vật mà Phạm Hổ vẫn gọi là Những ngời bạn nhỏ
trong thơ của ông không giống nh sự xuất hiện các con vật trong thơ của Võ
Quảng. Mỗi con vật xuất hiện trong thơ của ông đều gắn với một câu chuyện
nhỏ xinh, một tiếng cời hóm hỉnh, sảng khoái. Những ngời bạn đáng yêu đó
đã đợc nâng lên thành hình tợng nghệ thuật để nhà thơ gửi gắm vào trong nó
chiều sâu triết lý, những bài học cụ thể về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Trong bài thơ Chú bò tìm bạn tác giả đã giới thiệu một chú bò thật
thà, hơi ngốc một tí, nhng hiền hậu, dễ thơng, nhất là chú ta đang mong muốn
có bạn:
Mặt trời rúc bụi tre
Trơng Thị Hải K30A- GDTH
25

×