Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Bao cao ĐTN6_Dich te hoc (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.26 MB, 144 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH COVID-19 THEO
CON NGƯỜI, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TẠI MIỀN
BẮC VIỆT NAM

Nhiệm vụ:

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, VI RÚT
HỌC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO
CHỦNG VI RÚT CORONA MỚI 2019 (COVID-19)
TẠI VIỆT NAM

Mã số:

ĐTĐLCN.32/20

Cơ quan thực hiện:

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

Chủ nhiệm ĐTN:

PGS. TS. TRẦN NHƯ DƯƠNG

HÀ NỘI – 2021



Báo cáo đề tài nhánh gồm sản phẩm của 4 hoạt động thuộc công việc 8 và 12
(theo thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt)
1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của các ca bệnh Covid-19 tại miền Bắc
(hoạt động 1.8.1.1).
2. Thu thập các loại bệnh phẩm từ các ca bệnh Covid-19 ở miền Bắc qua thời gian
(hoạt động 1.8.1.2).
3. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của các người tiếp xúc gần ở miền Bắc
(hoạt động 1.8.2.1).
4. Tập hợp số liệu và xây dựng báo cáo đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm đường hô hấp
cấp do Covid-19 tại miền Bắc.
(hoạt động 1.12).


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ I
DANH SÁCH THAM GIA ĐỀ TÀI NHÁNH........................................................... II
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... IV
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................V
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1.
Định nghĩa ca bệnh ........................................................................................2
1.2.
Vi rút SARS-CoV-2 .........................................................................................4
1.3.
Dịch tễ học bệnh COVID-19 ........................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................32
2.1.
Mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của tối thiểu 50 ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc. ................................................................................................32

2.2.
Mục tiêu 2. Mô tả một số đặc điểm người tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc. ................................................................................................51
2.3.
Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................59
2.4.
Đạo đức nghiên cứu .....................................................................................59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................................60
3.1.
Mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của tối thiểu 50 ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc. ................................................................................................60
3.2.
Mục tiêu 2. Mô tả một số đặc điểm người tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc .................................................................................................69
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................91
4.1.
Mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của tối thiểu 50 ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc .................................................................................................91
4.2.
Mục tiêu 2. Mô tả một số đặc điểm người tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc .................................................................................................93
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...........................................................................................97
5.1.
Mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của tối thiểu 50 ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc .................................................................................................97
5.2.
Mục tiêu 2. Mô tả một số đặc điểm người tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19
tại miền Bắc .................................................................................................97
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................98
PHỤ LỤC .....................................................................................................................99



LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) qua
Dự án mã số VINIF.2020.COVID-19.DA01 và thuộc đề tài mã số TĐLCN.32/20 do Bộ
Khoa học và Cơng nghệ quản lý.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: Quỹ Đổi mới
sáng tạo Vingroup (VINIF); tập thể lãnh đạo và cán bộ các đơn vị: Bệnh viện Bạch Mai,
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh,
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc;
Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Khoa Vi rút và Trung tâm Đào tạo và Quản lý khoa
học – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

i


DANH SÁCH THAM GIA ĐỀ TÀI NHÁNH
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH COVID-19 THEO CON NGƯỜI, KHÔNG
GIAN, THỜI GIAN TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM
TT

HỌ VÀ TÊN

Đơn vị

Vai trò

1.

PGS TS Trần Như Dương


PVT

Chủ nhiệm đề tài

2.

GS TS Nguyễn Trần Hiển

HTQT

Thành viên chính

3.

TS Ngũ Duy Nghĩa

KSBTN

Thư ký

4.

TS Phạm Quang Thái

KSBTN

Thành viên chính

5.


ThS Nguyễn Cơng Khanh

KSBTN

Thành viên chính

6.

TS Vũ Hải Hà

TT TNLS

Thành viên chính

7.

TS Nguyễn Thành Chung

KSBTN

Thành viên chính

8.

ThS Ngơ Huy Tú

KSBTN

Thành viên thực hiện


9.

ThS Phạm Thị Cẩm Hà

KSBTN

Thành viên thực hiện

10.

ThS Trần Anh Tú

KSBTN

Thành viên thực hiện

11.

ThS Lưu Nguyên Thắng

KSBTN

Thành viên thực hiện

12.

TS Nguyễn Hải Tuấn

KSBTN


Thành viên thực hiện

13.

CN Trần Ngọc Thanh

KSBTN

Thành viên thực hiện

14.

TS Nguyễn Thị Thanh Hương

KSBTN

Thành viên thực hiện

15.

ThS Trần Mạnh Tùng

KSBTN

Thành viên thực hiện

16.

ThS Trần Thị Lan Anh


KSBTN

Thành viên thực hiện

17.

ThS Đinh Đức Thiện

KSBTN

Thành viên thực hiện

ii


18.

ThS Phạm Văn Khang

KSBTN

Thành viên thực hiện

19.

TS Nguyễn Thị Thu Hương

KSBTN


Thành viên thực hiện

20.

BS Nguyễn Văn Dũng

KSBTN

Thành viên thực hiện

21.

BS Lê Hải Đăng

KSBTN

Thành viên thực hiện

22.

BS Lê Thị Hà

KSBTN

Thành viên thực hiện

23.

BS Trần Quang Trí


KSBTN

Thành viên thực hiện

24.

PGS TS Nguyễn Thị Thuỳ Dương

ĐT-QLKH

Thành viên thực hiện

25.

TS Nguyễn Thị Phương Liên

KH-HTQT

Thành viên thực hiện

26.

PGS TS Vũ Đình Thiểm

TT TNLS

Thành viên thực hiện

27.


BS Đào Trung Nguyên

TT TNLS

Thành viên thực hiện

28.

BS Nguyễn Đăng Quang

TT TNLS

Thành viên thực hiện

29.

BS Phạm Đình Long

TT TNLS

Thành viên thực hiện

30.

CN Nguyễn Quyết Thắng

TCKT

Kỹ thuật viên, NVHT


31.

CN Nguyễn Mạnh Việt

KH-HTQT

Kỹ thuật viên, NVHT

32.

ThS Lương Minh Tân

KH-HTQT

Kỹ thuật viên, NVHT

33.

TS Trịnh Thị Thanh Hương

TTĐBCL

Kỹ thuật viên, NVHT

iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Cấu trúc virus SARS-CoV-2 (trái) và gai protein spike (S) (phải). ...................5

Hình 2. Thời kỳ lây truyền của bệnh COVID-19 ..........................................................16
Hình 3. Phân bố ca bệnh COVID-19 trên tồn cầu, đến 31/5/2021 84 ..........................26
Hình 4. Phân bố bệnh COVID-19 theo châu lục 84 .......................................................27
Hình 5. Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu: Số người đang điều trị trong các bệnh viện
trên một triệu dân (Nguồn: Worldometer).....................................................................28
Hình 6. Diễn biến dịch Covid-19 ở Ấn Độ (Nguồn: Worldometer) .............................28
Hình 7. Ước tính tỷ lệ tử vong do COVID-19 theo quốc gia, năm 2020 (theo kết quả từ
các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia) 85 .............................................................................30
Hình 8. Phân bố ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam trong đợt dịch thứ 4 88 ..................31
Hình 9: Quy trình điều tra dịch và các biểu mẫu thu thập thơng tin .............................49
Hình 10. Phân bố đường cong dịch theo thời gian (n=54) ............................................65
Hình 11. Phân bố ca bệnh theo tỉnh nơi phát hiện ca bệnh COVID-19 (n=54) ............66

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tải lượng vi rút và thời gian đào thải của vi rút SARS-CoV2 biến thể B.1.1.7 7
Bảng 2. Thời gian ủ bệnh của COVID-19 theo các kết quả nghiên cứu .......................14
Bảng 3. Các vắc xin COVID-19 được cấp phép khẩn cấp. ...........................................24
Bảng 4. Biến số nghiên cứu – Mục tiêu 1 .....................................................................34
Bảng 5. Biến số nghiên cứu – Mục tiêu 2 .....................................................................52
Bảng 6. Đặc điểm nhân khẩu học của ca bệnh (n=54) ..................................................60
Bảng 7. Tiền sử bệnh của các ca bệnh trong nghiên cứu (n=54) ..................................62
Bảng 8. Tiền sử phơi nhiễm của các ca bệnh (n=54) ....................................................63
Bảng 9. Thời gian ủ bệnh và đáp ứng của hệ thống giám sát với ca bệnh (n=54) ........66
Bảng 10. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng (n=54) .....................................................67
Bảng 11. Đặc điểm tuổi, giới tính, quốc tịch của người tiếp xúc gần theo hoàn cảnh tiếp
xúc .................................................................................................................................70

Bảng 12. Nghề nghiệp của người tiếp xúc gần..............................................................72
Bảng 13. Trình độ học vấn của người tiếp xúc gần.......................................................74
Bảng 14. Số lượng người tiếp xúc gần theo tỉnh/thành phố ..........................................75
Bảng 15. Hình thức và số người tiếp xúc trung bình ....................................................78
Bảng 16. Số người tiếp xúc có triệu chứng trong vịng 14 ngày ...................................80
Bảng 17. Khoảng cách gần nhất khi tiếp xúc ................................................................82
Bảng 18. Số ngày tiếp xúc trung bình của người tiếp xúc gần trong khoảng thời gian từ
2 ngày trước đến 14 ngày sau khi khởi phát của ca bệnh Covid-19..............................83

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lây truyền từ động vật sang người và gây
bệnh cho người từ cảm lạnh thơng thường đến các tình trạng bệnh nặng, đe dọa tính
mạng của người bệnh như Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và
Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Tháng 12 năm 2019, một chủng
vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây dịch viêm đường
hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sau đó
lan rộng ra tồn thế giới gây đại dịch toàn cầu. Từ khi được phát hiện lần đầu tiên cho
đến ngày 31/5/2021, toàn thế giới đã ghi nhận trên 171 triệu ca mắc COVID-19, với hơn
3,54 triệu ca tử vong do dịch, ghi nhận tại 228 quốc gia và vùng lãnh thổ [1], và số ca
mắc, tử vong vẫn đang tiếp tục tăng lên hàng ngày. Từ năm 2020 đến nay, ước tính thiệt
hại kinh tế do dịch COVID-19 trên toàn cầu khoảng trên 10 nghìn tỷ đơ la Mỹ.
Với tính cấp bách và nguy cơ lây lan dịch ra toàn cầu, ngày 30/01/2020, Tổ chức
Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp do Covid-19 gây ra là tình
trạng khẩn cấp y tế cơng cộng gây quan ngại tồn cầu. Dịch tễ của bệnh do Covid-19
thay đổi từng ngày.
Tại Việt Nam, tính từ khi ca bệnh COVID-19 đầu tiên được ghi nhận ngày
23/01/2020 đến ngày 23/7/2021, toàn quốc đã ghi nhận 81.678 ca mắc, 370 ca tử vong

do dịch. Để đáp ứng phòng chống dịch đạt hiệu quả, việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm
dịch tễ học của bệnh là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn
đầu của đại dịch, có rất ít thông tin về vấn đề này tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Do nhu cầu cấp thiết này, để có những thơng tin chi tiết hơn đặc điểm các ca bệnh
COVID-19 đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm
dịch tễ học bệnh Covid-19 theo con người, không gian, thời gian tại miền Bắc Việt
Nam” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của tối thiểu 50 ca bệnh Covid-19 tại miền Bắc.
2. Mô tả một số đặc điểm người tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19 tại miền Bắc.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa ca bệnh
Theo WHO1, tháng 12/2020:
1.1.1.

Ca nghi COVID-19 (suspected case)
Có 3 trường hợp được xếp nhóm ca nghi COVID-19:

1.1.1.1. Đối tượng thỏa tiêu chí dịch tễ và lâm sàng (như sau)

(*) Về lâm sàng: Thỏa 1 trong 2 tiêu chí sau
-

Khởi phát Sốt và ho (cấp tính).

-


Khởi phát ít nhất 3 trong số các dấu hiệu/ triệu chứng sau: 1. Sốt, 2. Ho, 3. Mệt
mỏi toàn thân, 4. Đau đầu, 5. Đau cơ, 6. Đau họng, 7. Sổ mũi, 8. Khó thở, 9.
Chán ăn /buồn nôn/ nôn, 10. Tiêu chảy, 11. Các vấn đề tâm thần thay thế khác.

(*) Về dịch tễ: Thỏa 1 trong 3 tiêu chí sau
-

Cư trú/ sinh sống/ làm việc tại một trong các nơi địa phương/ kv có nguy cơ cao
lây nhiễm virus cao sau đây: 1. Hộ dân cư khép kín 2. Các cơ sở nhân đạo (lều
hoặc dạng lều) dành cho người sơ tán..) trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát
triệu chứng.

-

Cư trú/ đi lại đến nơi có lây lan cộng đồng trong vịng 14 ngày trước khi khởi
phát triệu chứng.

-

Hiện làm việc tại bất kỳ cơ sở y tế nào (trong cơ sở y tế lẫn trong cộng đồng)
trong 14 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng.

1.1.1.2. BN thỏa tiêu chuẩn của SARI theo định nghĩa WHO
Tức là: Nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính kèm: tiền sử sốt (hoặc đo được sốt);
ho (đều khởi phát trong thời gian 10 ngày) và cần phải nhập viện.
1.1.1.3. Người khơng triệu chứng, cũng khơng thỏa tiêu chí dịch tễ
Nhưng có xét nghiệm antigen (kháng nguyên/ test nhanh) dương tính với SARSCOV-2 (lúc này cần thêm xét nghiệm NAAT như RT-PCR để kiểm chứng).

1


/>
2


1.1.2.

Ca COVID-19 có thể
Có 4 trường hợp được xếp nhóm ca COVID-19 có thể

1.1.2.1. Thỏa tiêu chí lâm sàng và dịch tễ sau

(*) Về lâm sàng: Thỏa 1 trong 2 tiêu chí lâm sàng sau
-

Khởi phát Sốt và ho (cấp tính).

-

Khởi phát ít nhất 3 trong số các dấu hiệu/ triệu chứng sau: 1. Sốt, 2. Ho, 3. Mệt
mỏi toàn thân, 4. Đau đầu, 5. Đau cơ, 6. Đau họng, 7. Sổ mũi, 8. Khó thở, 9.
Chán ăn /buồn nơn/ nôn, 10. Tiêu chảy, 11. Các vấn đề tâm thần thay thế khác.

(*) Về dịch tễ: Thỏa 1 trong 2 tiêu chí sau
-

Là ca tiếp xúc gần của một ca có thể (khác) hoặc của một ca xác định nào đó.

-

Hoặc có liên quan dịch tễ với chùm ca COVID-19 nào đó.


1.1.2.2. Là ca nghi + tổn thương hình ảnh học phổi/ lồng ngực gợi ý nhiều (hướng
chẩn đoán) đến COVID-19, bao gồm:
-

Với X-quang: các khối mờ, thường có dạng hình trịn tập trung ở ngoại vi và ở
vùng thấp phổi.

-

Với CT ngực: tổn thương đa ổ dạng kính mờ, thường có dạng hình trịn, tập trung
ở ngoại vi và ở vùng thấp phổi.

-

Với siêu âm ngực: hình ảnh dày đường màng phổi, dày đường B (thường đa ổ,
phân tán, hoặc đồng nhất) có thể có hoặc khơng có khí phế quản đồ.

1.1.2.3. Bất kỳ đối tượng khởi phát cấp tính triệu chứng mất mùi hoặc bị vị giác
(khứu/ vị giác) mà khơng có cách/ khơng lý giải bằng ngun nhân khác
được
1.1.2.4. Tử vong chưa rõ nguyên nhân, nhưng, với bệnh cảnh nguy kịch hô hấp
(respriratory distress) trước khi tử vong VÀ là trường hợp tiếp xúc gần với
1. Ca có thể HOẶC 2. Ca xác định HOẶC 3. Chùm ca COVID-19.
1.1.3.

Ca COVID-19 xác định
Là ca có chẩn đốn xác định từ labo bằng xét nghiệm sinh học phân tử (khuếch
đại vật liệu di truyền: RT-PCR/PCR) (bất kể triệu chứng hay không triệu chứng).


3


1.2. Vi rút SARS-CoV-2
1.2.1.

Tác nhân, đặc điểm của virus
Vi rút trong họ Coronaviridae có cấu trúc hình cầu với hệ gen RNA sợi đơn chiều

dương và với một nucleocapsid đối xứng xoắn ốc.2 Bộ gen của vi rút dài khoảng từ 26
đến 32 kilobase, lớn nhất đối với các vi rút RNA. Vi rút corona gồm các protein S tạo
các gai trên bề mặt vi rút, protein E (Envelope), M (Membran), và N (Nucleocapsid).
Vật chủ của vi rút corona bao gồm các loài chim cũng như nhiều loài động vật có vú
như lạc đà, dơi, cầy, chuột và chó mèo.3,4 Chủng mới hay xuất hiện và gây dịch trên
động vật có vú như chủng vi rút corona HKU-2 từ dơi gây dịch tiêu chảy cấp ở heo năm
2018.5
Trước 12/2019, có 6 chủng của vi rút corona được biết gây bệnh ở người. Trong
đó bốn chủng – 229E, OC43, NL63 và HKU1 – gây viêm đường hơ hấp cấp tính nhẹ và
lưu hành thường xuyên; 2 chủng lây truyền từ động vật sang người và gây nên viêm
đường hô hấp cấp tính nặng như vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp
(SARS-CoV) vào năm 2002-2003 với 8.000 ca mắc (774 tử vong) tại 37 nước6 và hội
chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) từ năm 2012 với 2.494 ca
mắc (858 tử vong).7 Một chủng mới của vi rút corona, SARS-CoV-2, được phát hiện tại
thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019.8
Bộ gen SARS-CoV-2 mã hóa bốn loại protein cấu trúc: S, M, N và E. Trong đó
protein S được xem là yếu tố quyết định kháng nguyên quan trọng có khả năng sinh
miễn dịch bảo vệ. Protein gai (Spike [S]) là một glycoprotein bề mặt xuyên màng, liên
kết với thụ thể men chuyển 2 (ACE2) trên tế bào biểu mô hô hấp và tế bào đường tiêu
hóa và làm trung gian cho sự xâm nhập của virus [2, 3]. Cấu tạo protein S gồm 2 tiểu
đơn vị S1 và S2, cùng với miền liên kết thụ thể (RBD) nằm trên S1. RBD trên protein S


2

Su S, Wong G, Shi W, Liu J, Lai ACK, Zhou J, et al. Epidemiology, genetic recombination, and pathogenesis of coronaviruses. Trends
Microbiol 2016; 24(6):490-502.

3

Cavanagh D. Coronavirus avian infectious bronchitis vi rút. Veterinary research 2007; 38(2):281-297.

4

Ismail MM, Tang AY, Saif YM. Pathogenicity of turkey coronavirus in turkeys and chickens. Avian diseases 2003; 47(3):515-522.

5

Zhou P, Fan H, Lan T, Yang XL, Shi WF, Zhang W, et al. Fatal swine acute diarrhoea syndrome caused by an HKU2-related coronavirus of
bat origin. Nature 2018; 556(7700):255-258.

6

Chan-Yeung M, Xu RH. SARS: epidemiology. Respirology 2003; 8 Suppl:S9-14.

7

Lee J, Chowell G, Jung E. A dynamic compartmental model for the Middle East respiratory syndrome outbreak in the Republic of Korea: A
retrospective analysis on control interventions and superspreading events. J Theor Biol 2016; 408:118-126.
8
Zhu N, Zhang D, Wang W, Li X, Yang B, Song J, et al. A novel coronavirus from patients with pneumonia in China, 2019. N Engl J Med
2020.


4


của SARS-CoV-2 có ái lực liên kết với thụ thể ACE2 cao hơn đáng kể so với SARSCoV, giải thích cho tính lây nhiễm cao của virus.

Hình 1. Cấu trúc virus SARS-CoV-2 (trái) và gai protein spike (S) (phải).
1.2.2.

Các biến thể
Với đà lây nhiễm nhanh chóng của vi rút này cũng như những tác hại nghiêm

trọng về kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu về vi rút đã được thế giới tiến hành từ rất sớm
nhằm tìm ra các biện pháp khống chế sự lây lan của vi rút [10]. Có nhiều nghiên cứu đã
được thực như các nghiên cứu giải trình tự tồn bộ bộ gene vi rút [11], nghiên cứu về
thụ thể của vi rút [12][13], và các nghiên cứu khác về dịch tễ học[14][15]. Tuy nhiên,
trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều
Vi rút SARS-CoV-2 là chủng vi rút corona mới với những đặc tính khác so với
các chủng vi rút corona được biết trước đây. Bản thân vi rút SARS-CoV-2 cũng có sự
biến đổi liên tục dẫn đến các biến thể có khả năng lây truyền, độc tính... khác nhau như
các biến thể mang đột biến D614G phát hiện từ đầu tháng 03/2020, biến thể B.1.1.7, và

5


biến thể B.1.617.2 đang lưu hành rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Tháng
12/2020, tại Anh ghi nhận biến thể mới có nhiều đột biến protein đột biến (mất đoạn 6970, mất đoạn 144, N501Y, A570D, D614G, P681H, T716I, S982A, D1118H) hiện diện
cũng như đột biến ở các vùng gen khác. Phân tích sơ bộ ở Anh cho thấy rằng biến thể
này dễ lây truyền hơn các biến thể lưu hành trước đó, với khả năng tăng hệ số lây truyền
cơ bản (R0) từ 0,4 trở lên với ước tính tăng khả năng lây truyền lên đến 70%.9

Tất cả các biến thể hiện tại đều thuộc chủng gốc SARS-CoV-2. Một số biến thể
mới xuất hiện của SARS-CoV-2 đang được chú ý rộng rãi vì sự xuất hiện nhanh chóng
trong quần thể và gia tăng khả năng lây truyền hoặc các tác động lâm sàng khác, bao
gồm10 11 12:
1.2.2.1. (*) B.1.1.7 (hay VOC 202012/01):
Phát hiện đầu tiên ở Vương Quốc Anh vào tháng 12/2020. Biến thể này có chứa
23 đột biến, trong đó có 3 đột biến có ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của biến thể
này, bao gồm:
-

Đột biến N501Y: là 1 trong 6 gốc tiếp xúc quan trọng trong vùng liên kết thụ thể
(RBD) trên protein spike và đã được xác định là làm tăng ái lực liên kết với ACE2
ở người. N501Y có liên quan đến việc tăng khả năng lây nhiễm và độc lực trên
mơ hình chuột.

-

Sự mất đoạn 69-70del: Một số xét nghiệm phân tử SARS-CoV-2 khơng thể phát
hiện ra gen đích S (gen mã hóa protein spike) khi có đột biến mất đoạn này. Tuy
nhiên, các test này vẫn có thể phát hiện RNA của virus vì các test sử dụng nhiều
hơn một gen đích và do đó sẽ khơng dẫn đến kết quả âm tính giả. Tuy nhiên, sự
thất bại trong việc nhắm gen S mục tiêu (SGTF) đã được dùng làm dấu chỉ
(marker) để phát hiện biến thể B.1.1.7, tuy nhiên, đột biến mất đoạn 69-70 có thể
xuất hiện ở các biến thể khác.

-

Đột biến P681H: ngay gần vị trí phân cắt furin - một vị trí đã biết có ý nghĩa sinh
học. Vị trí phân cắt S1/ S2 furin của SARS-CoV-2 khơng được tìm thấy trong
các coronavirus khác và đã được chứng minh là có khả năng thúc đẩy sự xâm


9

/> />11
/>12
/>10

6


nhập vào các tế bào biểu mô đường hô hấp và lây truyền trên các mơ hình động
vật.
Những phát hiện sơ bộ cho thấy có thể có mối liên quan giữa việc nhiễm biến thể
B.1.1.7 và tăng tải lượng virus. Cts RT-PCR (Ct) của biến thể này giảm khoảng 02 đơn
vị so với các biến thể khác, tương ứng với tải lượng vi rút tăng lên khoảng 04 lần13.
Một nghiên cứu của Trường YTCC thuộc Đại học Harvard (Mỹ) trên 65 người
bị nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 7 người nhiễm B.1.1.7 cho rằng biến thể B.1.1.7 có
thể gây nhiễm lâu hơn và thời gian nhiễm kéo dài với tải lượng virus tương tự so với
nhiễm SARS-CoV-2 không phải B.1.1.7. Khoảng thời gian nhiễm kéo dài này có thể
góp phần làm tăng khả năng truyền của biến thể B.1.1.714. Tuy nhiên, cần cân nhắc kết
luận này vì kết quả nghiên cứu chưa qua giai đoạn bình duyệt và cỡ mẫu nhỏ. Kêt quả
cụ thể:
Bảng 1. Tải lượng vi rút và thời gian đào thải của vi rút SARS-CoV2 biến thể
B.1.1.7
Người nhiễm biến thể Người nhiễm SARS-CoV-2
B.1.1.7

không phải B.1.1.7

(n=7)


(n=58)

Giai đoạn tăng sinh 5,3 ngày

2,0 ngày

virus trung bình

[0,7-3,3]

90%CI: [2,7-7,8]

Giai đoạn thanh thải 8,0 ngày

6,2 ngày

virus trung bình

[5.1-7.1]

Thời

gian

[6.1-9.9]

nhiễm 13,3 ngày [10,1-16,5]

8,2 ngày [6,5-9,7]


trung bình
Nồng độ đỉnh của 19,0 Ct [15,8 - 22,0], tương 20,2 Ct [19,0-21,4], tương
virus

đương 8,5log10 bản sao đương
RNA/ml [7,6-9,4]

13
14

8,2log10

bản

RNA/ml [7,8-8,5]

es/sites/default/files/publications/2020-12/technical-brief-viral-variant-voc-20201201-23-december-2020_0.pdf
/>
7

sao


Vào tháng 21/1/2021, các nhà khoa học Anh đã báo cáo bằng chứng ban đầu cho
thấy biến thể B.1.1.7 có thể liên quan đến tăng nguy cơ tử vong so với với các biến thể
khác. Nguy cơ tử vong tương đối (relative risk of mortality) cao hơn ở những cá thể mắc
B.1.1.7 so với nhiễm thể hoang dã (khoảng tỷ lệ nguy cơ từ 1,35-1,91), mặc dù tỷ lệ tử
vong do nhiễm trùng tuyệt đối (absolute infection fatality rate) vẫn thấp15.
Tại Anh, báo cáo vào tháng 3/202116 cho thấy từ dữ liệu 54,906 người mắc

COVID-19 cho thấy, tỷ lệ nguy cơ tử vong liên quan đến nhiễm B.1.1.7 so với nhiễm
các biến thể lưu hành trước đó là 1,64 (95% CI: 1,32 - 2,04). Trong nhóm nguy cơ tương
đối thấp, điều này thể hiện sự gia tăng số ca tử vong từ 2,5 lên 4,1 trên 1000 trường hợp
được phát hiện. Xác suất tăng nguy cơ tử vong do nhiễm biến thể này là cao.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy biến thể B.1.1.7 có thể ảnh hưởng
đến hiệu quả của vắc xin. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng huyết thanh từ những người
nhận vắc xin COVID-19 duy trì hoạt tính trung hịa chống lại biến thể B.1.1.7 và một
số vắc xin duy trì hiệu quả chống lại biến thể1. Tuy nhiên, theo phân tích bộ gen vẫn
đang tiếp diễn của các biến thể B.1.1.7 lưu hành ở Vương quốc Anh đã xác định được
một số trình tự có chứa đột biến E484K trong protein gai S (spike). Đột biến này cũng
có trong các biến thể B.1351 và P.1, và một số nghiên cứu đã gợi ý rằng đột biến này có
thể đại diện cho bằng chứng về khả năng trốn thoát hệ thống miễn dịch.
1.2.2.2. (*) B.1.351 (hay 20H / 501Y.V2):
Là một biến thể khác của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Nam Phi, độc lập với biến
thể B.1.1.7, được báo cáo vào tháng 12/2020. Biến thể này có nhiều đột biến trong
protein Spike, bao gồm K417N, E484K, N501Y. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy
rằng biến thể này có bất kỳ tác động nào đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có một số
bằng chứng chỉ ra rằng đột biến E484K có thể ảnh hưởng đến q trình trung hịa của
một số kháng thể đa dòng và đơn dòng17 18. Đột biến E484K trên protein spike này cũng
có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch khỏi nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trước

15

/>verity_for_SAGE_77__1_.pdf
16
/>17
/>18
/>
8



đó. Trong một báo cáo sơ bộ của một nghiên cứu đánh giá tác động của các đột biến
trên protein spike đối với sự trung hòa bởi các kháng thể trong huyết tương giai đoạn
hồi phục (convalescent plasma), trung bình, E484K làm giảm mức độ trung hòa nhiều
nhất so với các đột biến khác (với một số mẫu huyết tương, mức giảm là >10 lần) , mặc
dù sự tác động là khác nhau giữa các mẫu cá thể và theo thời gian giữa các mẫu từ cùng
một cá thể.
Trong một báo cáo khác chưa được peer-preview, việc đưa protein spike dịng
B.1.351 vào cấu trúc virus làm suy giảm hoạt tính trung hòa của huyết tương giai đoạn
hồi phục, với 48% mẫu huyết tương mất hoạt tính trung hịa; hầu hết các mẫu huyết
tương vẫn duy trì liên kết kháng thể khơng trung hịa với protein spike của B.1.351.
Huyết tương từ những người nhận vắc xin mRNA COVID-19 dường như vẫn duy trì
hoạt động trung hịa chống lại biến thể B.1.351, nhưng ở hiệu giá thấp hơn so với vi rút
thể hoang dã. Ý nghĩa lâm sàng của những hoạt động giảm trung hịa này là khơng chắc
chắn vì các tương quan miễn dịch chính xác của hệ thống miễn dịch chưa được làm sáng
tỏ, nhưng có vẻ như khả năng miễn dịch tạo ra bởi vắc xin mRNA COVID-19 vẫn sẽ
bảo vệ khỏi biến thể B.1.351. Các báo cáo sơ bộ về các thử nghiệm đánh giá các loại
vắc xin khác cho thấy chúng vẫn giữ được hiệu quả ở Nam Phi, mặc dù ở đó mức độ
bảo vệ có thể thấp hơn so với những nơi mà B.1.351 không phổ biến.
1.2.2.3. (*) P.1:
Là một biến thể thuộc 1 nhánh khác với dòng B.1.1.28, xác định lần đầu tiên vào
tháng 1 năm 2021 ở những du khách từ Brazil đến Nhật Bản. Biến thể P.1 có 17 đột
biến duy nhất, trong đó có 3 đột biến ở vùng liên kết thụ thể của protein Spike (K417T,
E484K và N501Y). Có bằng chứng cho thấy rằng một số đột biến trong biến thể P.1 có
thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết và vơ hiệu hóa vi-rút của các kháng thể (do lây
nhiễm tự nhiên hoặc tiêm chủng), nhưng vẫn cần các nghiên cứu bổ sung. Biến thể này
cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng khả năng lây truyền hoặc xu hướng tái
nhiễm SARS-CoV-2 của các cá nhân.

9



1.2.2.4. (*) A23: Biến thể A.23: 03 thay đổi đột biến F157L, Q613H và V367F.
Sự thay đổi V367F (vùng RBD của protein Spike) được báo cáo là làm tăng khả
năng lây nhiễm một cách khiêm tốn (tăng độ nhạy để trung hồ kháng thể đơn dịng mAbs); tuy nhiên lại tăng nhạy cảm với kháng thể trung hoà19.
Sự thay đổi Q613H có thể gây ra những hậu quả tương tự như sự thay đổi D614G
được quan sát thấy trong dòng B.1 chủ yếu được tìm thấy ở Châu Âu và Hoa Kỳ (tuy
nhiên, hiện chưa có nghiên cứu đưa ra bằng chứng cụ thể, nhận định này do spike
Q614H và D614G nằm gần cạnh nhau).
A.23 cũng có các thay đổi bổ sung trong các vùng không phải protein spike, bao
gồm nsp3: E95K, nsp6: M86I, L98F, ORF 8: L84S, E92K và ORF9 N: S202N, Q418H.
1.2.2.5. (*) A.23.1:
Biến thể A.23.1 mã hóa nhiều thay đổi đột biến, protein nsp6, ORF8 và ORF9,
và một số thay thế được dự đốn là có chức năng tương tự như những thay đổi được
quan sát thấy trong các biến thể dòng B. So với A.23, bên cạnh 03 đột biến F157L,
Q613H và V367F; có 02 thay đổi bổ sung là R102I và P681R.
Sự thay đổi P681R thuộc một axit amin cơ bản gần vị trí phân cắt furin của protein
spike. Sự thay đổi tương tự này đã được chứng minh trong ống nghiệm (in vitro) giúp
tăng cường hoạt động dung hợp (fusion activity) của protein spike, có thể là do sự phân
cắt tăng lên bởi enzyme furin protease của tế bào. Một thay đổi tương tự (P681H) được
mã hóa bởi chủng Anh B.1.1.7.
Ngồi ra cịn có những thay đổi trong vùng đầu cuối N của protein spike (NTD)
– 01 mục tiêu chọn lọc miễn dịch đã biết, được quan sát thấy trong mẫu từ dòng Kampala
A.23.1, bao gồm P26S và R102I cộng với 8 thay đổi singleton bổ sung (chỉ quan sát
thấy trong một bộ gen).
A.23.1 cũng có các thay đổi bổ sung trong các vùng không phải protein spike,
bao gồm nsp3: E95K, nsp6: M86I, L98F, ORF 8: L84S, E92K và ORF9 N: S202N,
Q418H.

19


Li Q, Wu J, Nie J, Zhang L, Hao H, Liu S, et al. The Impact of Mutations in SARS-CoV-2 Spike on Viral Infectivity and Antigenicity. Cell.

2020 Sep 3;182(5):1284-1294.e9

10


Vào T1/2021, một tập hợp con của vi rút A.23.1 ở Anh được phát hiện có một
đột biến đáng lo ngại trong protein Spike là E484K20. Dòng (Lineage) A.23.1 với đột
biến E484K được đặt tên là VUI 202102/01. Tính đến ngày 10 tháng 2, tổng số 43
trường hợp được xác nhận bộ gen với VUI 202102/01 đã được phát hiện ở Anh21. Giải
trình tự gen tại Viện Pasteur chưa phát hiện E484K trong biến thể lần này (E484K không
nằm trong định nghĩa cho nhóm A.23.1).
Như vậy, hiện tại, 2 đột biến quan trọng đáng chú ý của biến thể này là P681R
(nghi ngờ tăng khả năng xâm nhiễm) và E484K (có thể kháng vaccine). Hiện chưa rõ
độc lực của A.23.1.
1.2.2.6. (*) Fin-796H:
Theo thơng tin từ Phịng thí nghiệm Vita (Helsinki, Phần Lan), biến thể Fin-796H
này có 1 số đột biến giống biến thể Anh và Nam Phi nhưng khơng có đột biến N501Y.
Biến thể này cũng có đột biến trên gen N, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét
nghiệm kháng nguyên và XN RT-PCR xác định dựa trên gen N (Kĩ thuật của CDC)22.
Hiện chưa tìm thấy bài báo khoa học nào đề cập đến biến thể này.
1.2.2.7. (*) Riêng đối với một đột biến cụ thể là D614G:
Đây là đột biến xuất hiện trong bộ gen của cả 3 biến thể này. Nó cung cấp cho
các biến thể khả năng lây lan nhanh hơn23. Biến thể D614G có số lượng gai chức năng
(protein S) trên bề mặt nhiều hơn so với biến thể ban đầu. Ngoài ra, đột biến đã giúp ổn
định sự tương tác giữa các miền S1 và S2, hạn chế S1 rơi rụng (S1 shedding), và kết
hợp nhiều protein S hơn vào hạt pseudovirion , dẫn đến khả năng lây nhiễm tổng thể tốt
hơn. Biến thể G614 cũng tạo ra lượng virus gây nhiễm cao hơn24. Tuy D614G không

làm thay đổi ái lực liên kết giữa protein S với ACE2 nhưng các hạt virus mang SG614
xâm nhập vào các tế bào biểu hiện ACE2 hiệu quả hơn những tế bào mang SD614 cũng
giúp gia tăng khả năng lây truyền25. Đột biến D614G dường như không liên quan đến

20

Public Health England. Guidance for investigating and managing individuals with a possible or confirmed SARS-CoV-2 Variant of
Concern or Variant Under Investigation (updated 11th February 2021): />21
Public Health England. Variants: distribution of cases data (Updated 11 February 2021):
/>22
/>23

/>
24
25

/> />
11


nguy cơ nhập viện cao hơn và cũng không ảnh hưởng đến liên kết kháng thể chống
protein S1.
1.2.3.

Phương thức lây truyền
Lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người sang người là phương thức lây

truyền chính của SARS-CoV-226. Nó được cho là xảy ra chủ yếu khi tiếp xúc ở cự ly
gần (tức là trong khoảng sáu feet hoặc hai mét) qua các giọt hô hấp; vi rút được tiết ra
trong dịch tiết đường hô hấp khi một người bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện và có thể

lây nhiễm sang người khác nếu nó được hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy.
Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu bàn tay của một người bị ô nhiễm bởi các giọt nhỏ
hoặc do chạm vào bề mặt bị ơ nhiễm và sau đó họ chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của
họ, mặc dù các bề mặt bị ô nhiễm không được coi là một con đường lây truyền chính.
SARS-CoV-2 cũng có thể được lây truyền với khoảng cách xa hơn qua đường
trong khơng khí (thơng qua việc hít phải các hạt nhỏ hơn các giọt nhỏ hơn các giọt lưu
lại trong khơng khí theo thời gian và khoảng cách, nhưng mức độ mà phương thức lây
truyền này đã góp phần gây ra đại dịch cịn nhiều tranh cãi27. Một số báo cáo về các đợt
bùng phát SARS-CoV-2 (ví dụ: trong nhà hàng, trên xe buýt) đã nêu bật khả năng lây
truyền qua đường khơng khí ở khoảng cách xa hơn trong các khơng gian kín, kém thơng
gió. Tuy nhiên, khả năng lây truyền tổng thể và tỷ lệ tấn công thứ phát của SARS-CoV2 cho thấy rằng lây truyền trong khơng khí tầm xa khơng phải là phương thức chính 28.
Hơn nữa, trong một số báo cáo về các nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm trùng
chưa được chẩn đoán trong khi chỉ sử dụng các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc và phơi
nhiễm giọt bắn, khơng có nhiễm trùng thứ cấp nào được xác định mặc dù khơng có các
biện pháp phịng ngừa lây nhiễm qua đường khơng khí29.
Khi xem xét sự lây truyền của vi rút, không thể bỏ qua việc liệu vi rút hoạt động
có thể tồn tại trong mơi trường bao lâu. Người ta đã ghi nhận rằng, trong các điều kiện
thử nghiệm có tải lượng vi rút cao, SARS-CoV-2 có thể vẫn lây nhiễm ở khí dung trong
3 giờ và trên bề mặt (đặc biệt là nhựa và thép không gỉ) trong tối đa ba ngày.30

26

Transmission of SARS-CoV-2: A Review of Viral, Host, and Environmental Factors.
/>28
Airborne Transmission of SARS-CoV-2: Theoretical Considerations and Available Evidence.
29
COVID-19 and the Risk to Health Care Workers: A Case Report.
30
van Doremalen N, Bushmaker T, Morris DH, Holbrook MG, Gamble A, et al. Aerosol and surface stability of SARS-CoV-2 as compared
with SARS-CoV-1. N Engl J Med. 2020;382(16):1564-1567.

27

12


Bộ gen của SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong tất cả các bệnh phẩm lâm sàng:
ngoáy mũi họng, đờm, dịch rửa phế quản phế nang, sinh thiết phổi xuyên phế quản,
phân, nước mắt và máu.31,32,33
Một số nghiên cứu báo cáo sự hiện diện của RNA vi rút trong phân của những
bệnh nhân có mẫu hơ hấp chuyển sang âm tính.34,35,36,37,38,39 Đối với việc phân lập vi rút,
không dễ dàng để phân lập SARS-CoV-2 từ mẫu phân, mặc dù nồng độ RNA của vi rút
cao. Có rất ít bằng chứng về sự hiện diện của RNA vi rút SARS-CoV-2 trong nước tiểu
và chưa phân lập được vi rút lây nhiễm nào từ mẫu nước tiểu. Bên cạnh đó, mặc dù
RNA của vi rút đã được phát hiện trong huyết tương hoặc huyết thanh của 15% đối
tượng bị nhiễm bệnh,40 một đánh giá về chẩn đốn thử nghiệm kết luận rằng khơng thể
phát hiện axit hạt nhân của vi rút trong huyết thanh và nước tiểu41 và lây truyền qua
đường máu truyền máu vẫn chưa được chứng minh.42
1.2.4.

Thời gian ủ bệnh
Theo WHO, gian ủ bệnh từ 1-14 ngày, trung bình 5-6 ngày43 44. Tuy nhiên có

một số nghiên cứu quan sát và mơ hình có kết quả 5-10% có thời gian ủ bệnh hơn 14
ngày45, nhưng đó vẫn là ước tính và có thể do khơng điều tra rõ nguồn gốc phơi nhiễm.

31

Wenling W, Yanli X, Ruqin G, et al. Detection of SARS-CoV-2 in different types of clinical specimens. JAMA. 2020;323(18):1843-1844.
Cheng MP, Papenburg J, Desjardins M, Kanjilal S, Quach C, et al. Diagnostic testing for severe acute respiratory syndrome-related
coronavirus 2: a narrative review. Ann Intern Med. 2020;172(11):726-734.

33
Colavita F, Lapa D, Carletti F, Lalle E, Bordi L, et al. SARS-CoV-2 isolation from ocular secretions of a patient with COVID-19 in Italy
with prolonged viral rna detection. Ann Intern Med. 2020;173(3):242-243.
34
Wu Y, Guo C, Tang L, Hong Z, Zhou J, et al. Prolonged presence of SARS-CoV-2 viral RNA in faecal samples. Lancet Gastroenterol
32

Hepatol. 2020;5(5): 434-435
35

Lai MY, Cheng PK, Lim WW. Survival of severe acute respiratory syndrome coronavirus. Clin Infect Dis. 2005; 41: e67-e71

36

Chin AWH, Chu JTS, Perera MRA, Hui KPY, Yen HL, et al. Stability of SARS-CoV-2 in different environmental conditions. Lancet
Microbe. 2020; 1: e10

37

van Doremalen N, Bushmaker T, Morris DH, Holbrook MG, Gamble A, et al. Aerosol and surface stability of SARS-CoV-2 as compared

38

Tang A, Tong ZD, Wang HL, Dai YX, Li KF, et al. Detection of novel coronavirus by RT–PCR in stool specimen from asymptomatic child,

with SARS-CoV-1. N Engl J Med. 2020;382(16):1564-1567
China. Emerg Infect Dis. 2020; 26: 1337-1339
39

Liu Y, Li T, Deng Y, Liu S, Zhang D, et al. Stability of SARS-CoV-2 on environmental surfaces and in human excreta. J Hosp Infect. 2020

Nov 1:S0195-6701(20)30504-1.
40
Huang C, Wang Y, Li X, Ren L, Zhao J, et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China. Lancet.
2020;395(10223):497-506.
41
Cheng MP, Papenburg J, Desjardins M, Kanjilal S, Quach C, et al. Diagnostic testing for severe acute respiratory syndrome-related
coronavirus 2: a narrative review. Ann Intern Med. 2020;172(11):726-734
42
Chang L, Yan Y, Wang L. Coronavirus Disease 2019: Coronaviruses and blood safety. Transfus Med Rev. 2020;34(2):75-80.
43
/>44

/>
45

/>
13


Theo US CDC46, thời gian ủ bệnh của COVID-19 được cho là kéo dài đến 14
ngày, với thời gian trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với các triệu chứng khởi
phát. Một nghiên cứu báo cáo rằng 97,5% những người bị COVID-19 phát triển các
triệu chứng trong vòng 11,5 ngày kể từ khi nhiễm SARS-CoV-2.
Theo ECDC47, thời gian ủ bệnh trung bình từ 5-6 ngày, phạm vi từ 2-14 ngày.
Các nghiên cứu mơ hình hóa gợi ý rằng thời gian ủ bệnh có thể từ 2,3 ngày (KTC 95%,
0,8–3,0 ngày) trước khi khởi phát triệu chứng và lên đến 14 ngày.
Các thông tin chi tiết về nghiên cứu về thời gian ủ bệnh đã thực hiện:
Bảng 2. Thời gian ủ bệnh của COVID-19 theo các kết quả nghiên cứu
Tác giả


Bi et al 48

Địa điểm, thời

Phương

gian

pháp, cỡ mẫu

Trung

Quốc, Hồi cứu

1/8/20

Kết quả

Thời gian ủ bệnh (TGUB) trung

183 bệnh nhân bình: là 4.8 ngày (KTC 95% 4.2–
5.4). 95% những người phát
triển các triệu chứng trong vòng
14.0 ngày (KTC 95% 12.2–15.9)
sau phơi nhiễm

Qin et al 49

Trung


Quốc, Hồi cứu

14/08/20

TGUB trung bình: 7,76 ngày
bệnh (KTC 95% 7,02-8,53), phân vị
thứ 90 là 14,28 ngày (KTC 95%:

1084
nhân

13,64 đến 14,90). Có đến 5 đến
10% trường hợp có thời gian ủ
bệnh dài hơn 14 ngày
Li et al 50

Vũ Hán, 22/1/20

Cắt ngang

Thời gian ủ bệnh (TGUB) trung

425 bệnh nhân bình: 5,2 (KTC95%:4,1-7,0),

46

/>
47

/>

48

/> />50
/>49

14


Tác giả

Địa điểm, thời

Phương

gian

pháp, cỡ mẫu

Kết quả

khoảng phân vị thứ 95: 12,5
ngày
Zhang et al Trung
51

Quốc, Hồi cứu

7/2020

Guan et al 52 Trung


49 bệnh nhân
Quốc, Hồi cứu

30/4/20

TGUB trung bình: 5,2 (KTC
95%: 1,8-12,4)
TGUB trung vị: 4,0 (tứ phân vị:

291 bệnh nhân 2-7)

Linton et al Thế giới, 17/2/20

Hồi cứu

53

152 bệnh nhân 95%: 5,0-6,3)

Lauer et al 54 Thế giới, 05/05/20

Hồi cứu 181 TGUB trung bình: 5,1 (KTC
bệnh nhân

TGUB trung bình: 5,6 (KTC

95%: 4,5-5,8), 97,5% số ca phát
triển triệu chứng trong 11,5 ngày
đầu.


1.2.5.

Thời gian phát tán vi rút và thời kỳ lây nhiễm
Khoảng thời gian chính xác mà một cá nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể truyền

bệnh cho người khác là không chắc chắn. Khả năng lây truyền SARS-CoV-2 bắt đầu
trước khi phát triển các triệu chứng và cao nhất trong giai đoạn đầu của bệnh, khoảng
2-3 ngày trước khởi phát triệu chứng; nguy cơ lây truyền giảm sau đó. Chưa ghi nhận
lây truyền sau 7 đến 10 ngày kể từ khi khởi phát.
1.2.5.1. (*) Thời kỳ lây nhiễm cao nhất:
Những người bị nhiễm có nhiều khả năng bị lây nhiễm hơn trong giai đoạn đầu
của bệnh, khi nồng độ RNA của virus từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên là cao
nhất. Một nghiên cứu mơ hình hóa, trong đó khoảng thời gian nối tiếp trung bình khi bắt

51

/> />53
/>54
/>52

15


đầu các triệu chứng của 77 chuỗi lây truyền ở Trung Quốc là 5-8 ngày, cho thấy rằng
khả năng lây nhiễm bắt đầu 2,3 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, cao nhất là 0-7
ngày trước khi khởi phát triệu chứng và giảm trong vòng 7 ngày55.
Một nghiên cứu gộp đăng trên tạp chí Lancet ngày 19/11/2020 nhận thấy rằng tải
lượng vi rút đạt đến đỉnh điểm ở cổ họng và mũi (được cho là nguồn lây truyền chính)
rất sớm khi mắc bệnh, đặc biệt là từ ngày đầu tiên có triệu chứng đến ngày thứ năm của

triệu chứng - ngay cả ở những người có triệu chứng nhẹ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra
rằng vật liệu di truyền vẫn có thể được phát hiện trong mẫu ngốy họng hoặc mẫu phân
trong vài tuần. Nhưng khơng có vi rút sống nào được tìm thấy trong bất kỳ mẫu nào
được thu thập sau 9 ngày có triệu chứng. Mặc dù một số người, đặc biệt là những người
bị bệnh nặng hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch (ví dụ như do hóa trị liệu), có thể lây
nhiễm vi-rút lâu hơn, nhưng kết quả cho thấy những người bị nhiễm SARS-CoV-2 có
khả năng lây nhiễm cao vài ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu và năm ngày sau đó
56

.

Hình 2. Thời kỳ lây truyền của bệnh COVID-19

55

Temporal dynamics in viral shedding and transmissibility of COVID-19.
/> />56

16


1.2.5.2. (*) Thời gian phát hiện vi rút
Khả năng phát hiện vi rút có khả năng sao chép giảm sau khi khởi phát triệu
chứng. Ở những bệnh nhân COVID-19 nhẹ tới trung bình, vi rút khơng cịn khả năng
sao chép sau 10 ngày khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên có 1 báo cáo cho thấy một người
lớn mắc bệnh nhẹ đã phát hiện vi rút có khả năng sao chép lên tới 18 ngày sau khi khởi
phát.
Một số bệnh nhân COVID-19 nặng (trong đó có một số trường hợp bị suy giảm
miễn dịch) phát hiện được vi rút có khả năng sao chép ở khoảng 10-20 ngày sau khi
khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân này, ước tính có 88% mẫu

bệnh phẩm khơng cịn vi rút có khả năng sao chép sau 10 ngày khởi phát triệu chứng,
và 95% sau 15 ngày.
Ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nặng (chẳng hạn bệnh nhân bị bệnh bạch
cầu mãn tính dịng lympho và giảm gamma globulin huyết mắc phải, ung thư hạch bạch
huyết và điều trị miễn dịch – hóa trị liệu, cấy ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp tế bào
CAR-T, hoặc AIDS) có thể phát hiện những đoạn subgenomic RNA của vi rút SARSCoV-2 hoặc vi rút có khả năng sao chép sau 20 ngày, thậm chí sau 143 ngày khi phát
hiện dương tính với vi rút SARS-CoV-257.
Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, 32% bệnh nhân tiếp tục dương tính sau
40 ngày khi phát hiện dương tính với vi rút SARS-CoV-258.
Chưa ghi nhận tình trạng nhiễm vi rút ở người tiếp xúc với bệnh nhân COVID19 đã khởi phát từ 6 ngày trở lên.
Bệnh nhân đã hồi phục có thể phát hiện RNA của vi rút SARS-CoV-2 trong mẫu
bệnh phẩm đường hô hấp trên sau 12 tuần khởi phát. Một nghiên cứu 285 người trưởng
thành dương tính kéo dài (trong đó 126 người xuất hiện triệu chứng lại) cho thấy không
ghi nhận trường hợp nhiễm thứ phát nào trong số 790 người tiếp xúc với các ca bệnh
này; và nỗ lực phân lập vi rút có khả năng sao chép từ 108 mẫu bệnh phẩm không thành
công.

57

US CDC. Interim guidance on duration of isolation and precautions for adults with COVID-19 (Updated Feb. 13, 2021),

/>58

Shaikh A, Zeldis E, Campbell KN, Chan L. Prolonged SARS-CoV-2 Viral RNA Shedding and IgG Antibody Response to SARS-CoV-2 in

Patients on Hemodialysis. Clin J Am Soc Nephrol. 2021;16(2):290-292. doi:10.2215/CJN.11120720

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×