Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

THU HOẠCH tư tưởng hồ chí minh về “đảng phải được thường xuyên chỉnh đốn”,vấn đề đặt ra đối với xây dựng và chỉnh đốn đảng ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 35 trang )

THU HOẠCH-Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng phải được
thường xuyên chỉnh đốn”,vấn đề đặt ra đối với xây dựng và chỉnh
đốn Đảng ta hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng
sản Việt Nam thành một Đảng cách mạng chân chính, đội tiên phong
của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, để lãnh đạo nhân dân tiến
hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và
đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong di sản tư tưởng của
Người để lại, những luận điểm của Người về xây dựng và chỉnh đốn
Đảng là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Những luận điểm đó được
hình thành và phát triển cùng với cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Đó là sự sự vận
dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản vào điều kiện
cụ thể của cách mạng Việt Nam và sự kết hợp nhuần nhuyễn học
thuyết đó với truyền thống bản sắc văn hoá cuả dân tộc Việt Nam.
Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người để


2

xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới là một trong những
nhiệm vụ then chốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, có ý
nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu:
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vấn đề thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn Đảng được chính
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đề ra từ khi ra đời các đảng vô sản.
C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, phong trào vô sản nhất thiết phải trải
qua các bước phát triển khác nhau, trong mỗi bước phát triển đó đều
có một số người dừng lại, họ khơng thể đi xa hơn nữa; vì thế, một


trong những nhiệm vụ hàng đầu của đảng vô sản là phải loại trừ những
con người đó. V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh và đưa ra khỏi Đảng
(thanh đảng) những phần tử cơ hội, những đảng viên thoái hoá, biến
chất, đi ngược lại mục đích của Đảng, lợi ích của giai cấp công nhân
để bảo đảm sự trong sạch trong đội ngũ đảng viên nhất là sau khi cách
mạng Tháng Mười Nga thành công, Đảng Cộng sản Nga trở thành
đảng cầm quyền. Theo V.I.Lênin, thanh đảng có nghĩa là thải loại các
phần tử phản động, cơ hội, làm trong sạch hàng ngũ Đảng; là nâng


3

đảng lên ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng; là khơi phục uy tín
chính trị của Đảng trước nhân dân; “vấn đề thanh đảng đã trở thành
một công tác nghiêm chỉnh và vô cùng quan trọng” 1. Thanh đảng là
vấn đề mang tính quy luật cịn bởi vì mỗi thời kỳ lịch sử của Đảng đều
có những kẻ thù khác nhau. Kẻ thù thay đổi, đối tượng tác chiến thay
đổi, tất nhiên bản thân Đảng - Bộ tham mưu, đội tiên phong chiến đấu
của giai cấp công nhân cũng phải tự chỉnh đốn.
Xuất phát từ mục tiêu xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhằm giữ
cho Đảng không đi chệch con đường cách mạng, để Đảng tiếp tục
xứng đáng là đại biểu cho trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc,
xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và quần chúng lao
động, V.I.Lênin yêu cầu cần đưa ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo,
những đảng viên cộng sản quan liêu hố, khơng trung thực, nhu nhược
và những đảng viên cản trở cuộc đấu tranh chung cho thắng lợi của
chủ nghĩa xã hội.
Trung thành và vận dụng sáng tạo những luận điểm của học
thuyết Mác - Lênin về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng muốn giữ vững vai trị lãnh đạo của mình đối với tồn

1

V.I.Lênin, Tồn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, Tập 44, tr. 151.


4

xã hội, Đảng phải thường xuyên tự xây dựng, tự chỉnh đốn. Tư tưởng
về chỉnh đốn Đảng được hình thành và phát triển nhanh chóng trong
q trình chỉ đạo xây dựng và rèn luyện Đảng ta của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Chúng ta có thể tìm thấy tư tưởng “tự chỉnh đốn” của Hồ Chí
Minh từ khi Người tham gia Đảng xã hội Pháp, rồi trở thành một trong
những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920.
Nguyễn ái Quốc đã nhiều lần khẳng định: Đảng Xã hội Pháp phải
đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản để lãnh đạo xã hội đấu
tranh chống áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, đồng thời đảng phải tự
phê phán, tự chỉnh đốn bản thân mình. Nhiều lần, Nguyến Ai Quốc đã
phê phán bệnh cơ hội hữu khuynh và thói “cách mạng đầu lưỡi”, nói
mà khơng làm của phái hữu trong Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn ái Quốc
đòi hỏi Đảng phải tự chỉnh đốn, phải thực sự sửa chữa sai lầm.
Ngay trong cuốn Đường cách mệnh năm 1925, thời kỳ dựng
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đảng “phải thường xuyên cả
quyết sửa lỗi mình”. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã
trở thành đảng cầm quyền, việc xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng lại
được Người coi là công việc thường xuyên của Đảng. Người nhìn thấy


5

rất rõ hai mặt của quyền lực: một mặt, quyền lực có sức mạnh rất to

lớn để cải tạo cái cũ và xây dựng cái mới trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, nếu biết sử dụng đúng quyền lực; mặt khác, nó cũng
có sức phá hoại rất ghê gớm, vì con người nắm quyền lực có thể thối
hố biến chất rất nhanh chóng, nếu đi vào con đường tham muốn
quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực; và khi có
quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền
đặc lợi, v.v.. Vì vậy Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn
và đổi mới Đảng để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn
do thoái hoá biến chất gây ra, trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính
quyền. Trong thư Người gửi cho Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện
năm 1946; thư gửi các đồng chí Bác Bộ và Trung Bộ năm 1947; tháng
10 măn 1947, Người đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là những
chỉ dẫn sâu sắc về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong điều kiện đã có
chính quyền.
Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trước những bước
chuyển của cách mạng, vì đây là thời điểm thường có những bất cập,
bên cạnh đó là những chao đảo, suy thối có thể xảy ra.


6

Ngày 18-1-1949, nói chuyện với Hội nghị cán bộ của Đảng lần
thứ sáu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên nhiệm vụ: phải “chấn chỉnh”
bộ máy chính quyền, “chỉnh đốn” các đoàn thể quần chúng và “Muốn
làm được những việc trên trước hết phải chỉnh đốn nội bộ Đảng” 2. Đây
là thời điểm quân và dân ta chuẩn bị cho Chiến dịch Biên Giới để mở
ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Khi cuộc kháng chiến chuyển mạnh sang tổng phản cơng
(1952), Người đã nói: Muốn lãnh đạo vững thì trước hết cán bộ và
đảng viên phải có tư tưởng và lập trường vững chắc để lãnh đạo, để

xung phong làm gương mẫu. Vì vậy, chỉnh Đảng là việc chính mà
chúng ta phải làm ngay.
Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
nhiềuđợt học tập chính trị để quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng
được tổ chức rộng khắp trong toàn Đảng. Phong trào “ba xây ba
chống” được phát động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân thực sự là
một cuộc vận động nhằm chỉnh đốn Đảng, củng cố đội ngũ của Đảng
trước nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà nội, 2000, Tập 5, tr. 551.


7

Nói chuyện với hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn đầu năm 1965,
Hồ Chí Minh đã nhận định, bên cạnh số đơng đảng viên xứng đáng với
danh hiệu của mình thì vẫn có một số “thấp kém về tinh thần và đạo
đức cách mạng... Họ hững hờ như những người không có lý tưởng,
đến đâu hay đó, qua tháng qua ngày... Họ ít gắn bó với tổ chức, khơng
tin ở lực lượng và trí tuệ của tập thể. Họ sống và làm việc một cách
riêng rẽ, khơng đồn kết và hợp tác với người khác. Hễ có đơi chút
hiểu biết, đơi chút thành cơng thì tự cao tự đại, vênh vang kiêu ngạo,
tự cho mình tài giỏi hơn người. ở cương vị phụ trách thì cho mình có
quyền hơn hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào
thì coi đó là giang sơn riêng, khơng biết đến lợi ích toàn cục. Họ coi
thường những quyết định của tổ chức, họ là “ơng quan liêu”, chỉ thích
dùng mệnh lệnh đối với đồng chí và nhan dân... số người đó coi Đảng
như một cái cầu thang để thăng quan phát tài. Họ không quan tâm đến

đời sống của nhân dân mà chỉ lo nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Họ
quên rằng mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là do mồ hơi nước mắt của nhân
dân, do đó mà sinh ra phơ trương lãng phí. Họ tự cho mình có quyền


8

sống xa hoa hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ơ, truỵ lạc, thậm chí sa
vào tội lỗi”3. Phải chỉnh đốn để tẩy rửa những lỗi lầm, sai trái ấy.
Đối với toàn Đảng, Người cũng chỉ ra là Đảng sống trong xã hội,
mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt và cái
xấu, cái hay và cái dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ
cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên nâng cao đạo đức
cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư của mỗi cán bộ, đảng
viên, thường xuyên chú ý đến việc chỉnh đốn Đảng. Trong Di chúc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành những dòng trân trọng và đầy tâm
huyết để dặn lại toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những công việc
phải làm sau khi Tổ quốc thống nhất, trong đó có nhiệm vụ xây dựng
và chỉnh đốn Đảng. Người viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước
tiên là phải chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên,
mỗi chi bộ đều ra sức làm trịn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình,
tồn tâm, tồn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù cơng
việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”4.

3
4

S.đ.d, Tập 11, tr.373-374.
S.đ.d, Tập. 12, tr. 503.



9

Quá trình nghiên cứu tư tưởng về “Đảng phải được thường
xuyên chỉnh đốn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rằng, đây
vừa là sự trung thành, vừa là sự phát triển sáng tạo tư tưởng “thanh
đảng” của V.I.Lênin vào điều kiện cụ thể xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam. Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng từ “thanh đảng” mà người
dùng từ “chỉnh đảng”. Tuy, việc sử dụng từ để trình bày có khác nhau,
song cùng có chung một ý nghĩa là nhằm xây dựng Đảng vững mạnh
chính trị, tư tưởng và tổ chức, đảm bảo cho Đảng ln có đủ năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng,
đặc biệt là trước những bước ngoặt của nhiệm vụ cách mạng. Đồng
thời, để không bị hiểu lầm là sự “thanh trừng lẫn nhau” trong nội bộ
Đảng. Người chỉ rõ: “Chỉnh Đảng là việc chúng ta phải làm ngay.
Chỉnh Đảng phải làm từng bước, phải có trọng tâm:
- Chỉnh huấn cán bộ trước rồi mới chỉnh đốn chi bộ.
- Chỉnh huấn tư tưởng rồi mới chỉnh đốn tổ chức.
- Chỉnh huấn cán bộ cao cấp phải do trung ương trực tiếp lãnh
đạo vì đó là mấu chốt của việc chỉnh đốn tồn Đảng.


10

- Chỉnh huấn nhằm vào: nâng cao trình độ tư tưởng và chính trị
của cán bộ và đảng viên, tẩy bỏ tư tưởng phi vô sản và tiểu tư sản,
thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, đoàn kết toàn Đảng để
Đảng làm tròn nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của mình” 5. Trong q
trình chỉnh Đảng, phải ln ln tẩy bỏ những phần tử thối hố, biến
chất ra khỏi Đảng. Nhưng phải xem công tác củng cố và phát triển

Đảng là một công tác quan trọng và thường xuyên, phải nắm vững
phương châm phát triển Đảng là trọng chất hơn lượng - “Thà ít mà
tốt”, đó vẫn là phương châm hành động của Đảng để tạo ra sức mạnh
thực chất của Đảng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cách làm tốt nhất để chỉnh đốn
Đảng là dựa vào dân để kiểm tra Đảng viên. Có thể nói rằng, cái trục
Đảng - Dân là xương sống trong hệ thống các quan điểm của Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng. Sự ra đời và trưởng thành của Đảng không
phải là ở bản thân Đảng mà là ở sự gắn bó mật thiết với dân. Hồ Chí
Minh khẳng định sức mạnh của Đảng là sức mạnh ở nơi dân, là khối
đại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo. Đảng ở trong lòng nhân dân,
được nhân dân che chở, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
5

S.đ.d, Tập 6, tr. 465.


11

trung thành của nhan dân. Từ luận điểm đó, Hồ Chí Minh đã đề ra
nhiều vấn đề về cơng tác xây dựng Đảng như Đảng phải gần dân, hiểu
dân và vì dân; chống quan liêu, mệnh lệnh đối với dân; điều gì có lợi
cho dân, dù nhỏ, thì vẫn cố gắng làm, điều gì có hại cho dân thì có
tránh; Đảng phải dể cho dân kiểm tra, vv..
Xây dựng và chỉnh đốn Đảng được Hồ Chí Minh coi là điều kiện
cần và đủ, là công việc thiết thực và thường xuyên. Khi cách mạng gặp
khó khăn, việc xây dựng Đảng được Người đề cập với thái độ bình
tĩnh, sáng suốt, giúp cho Đảng không rơi vào bị động, bi quan, dao
động. Khi cách mạng đang trên đà thắng lợi, Người vẫn nêu vấn đề
“trước hết phải chỉnh đốn Đảng” để ngăn ngừa bệnh “kiêu ngạo cộng

sản”, choáng ngợp trước những chiến công vĩ đại mà chủ quan, tự
mãn. Khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên của
Đảng dễ dàng “đánh mất mình”, “Một dân tộc, một đảng và mỗi con
người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định
hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”6.

6âS.đ.d, Tập 12, tr. 557-558.


12

Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn chỉ ra rất cụ thể: “Có những người
trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm,
không sợ cực khổ, không sợ qn địch, nghĩa là có cơng với cách
mạng. Song, đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu
ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, khơng tự giác, mà
biến thành người có tội với cách mạng” 7. Chính vì thế, chỉnh đốn Đảng
là khôi phục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và giáo dục,
đưa họ vào con đường cách mạng, là khơi phục uy tín chính trị của
Đảng đối với nhân dân - vấn đề cốt tử của đảng cầm quyền.
Những luận điểm trên đây thực sự là một chân lý phản ánh đúng
thực tiễn và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, không phải chỉ thực tiễn
nước ta, mà cịn nhiều nơi trên thế giới. Nó mãi mãi là lời cảnh tỉnh có
ý nghĩa rất sâu xa đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và đối với mỗi
đảng viên cộng sản.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng phải được thường
xuyên chỉnh đốn”, trải qua hơn 75 năm xây dựng tổ chức và hoạt động
của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên coi trọng tự chỉnh
đốn nhằm bảo đảm cho Đảng ln vững mạnh về chính trị, tư tưởng và

7

S.đ.d,Tập 6, tr. 494.


13

tổ chức, giữ vững và phát huy được vai trò lãnh đạo đối với toàn bộ sự
nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trước khi giành được chính quyền, có lúc cách mạng lâm vào
thoái trào, cán bộ và đảng viên của Đảng bị bọn thống trị thực dân và
phong kiến tay sai bắt bớ hàng loạt, nhưng mặc cho tù đày, bắn giết,
người trước ngã xuống, người sau tiếp bước đi lên khơng hề sờn lịng
nản chí. Có khi nhiều tổ chức cơ sở đảng, nhiều cấp uỷ, kể cả Trung
ương bị tan vỡ, nhưng Đảng vẫn phục hồi nhanh chóng, sự lãnh đạo
của Đảng vẫn đúng đắn kịp thời, nhạy bén, thông suốt từ trên xuống
dưới. Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi vĩ
đại của Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng
hồ - Nhà nước cơng nơng đầu tiên ở Đông Nam A, khi Đảng mới 15
tuổi với khoảng 5000 đảng viên cộng sản.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở
thành đảng cầm quyền. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
trong giai đoạn mới cũng như từ bản thân Đảng, với sự chỉ dẫn của tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tiến hành nhiều đợt chỉnh đốn. Đặc
biệt, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có lúc Đảng đã phạm phải


14

khuyết điểm sai lầm, một bộ phận cán bộ, đảng viên đã thoái hoá biến

chất, làm tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng. Với tinh thần
cách mạng của một đảng cách mạng, theo tưởng Hồ Chí Minh, Đảng
đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, dám
cơng khai thừa nhận khuyết điểm sai lầm trong công tác lãnh đạo,
công khai vạch rõ những tệ nạn đã có ở một bộ phận cán bộ, đảng
viên, từ đó đề ra những biện pháp cần thiết đẻ sửa chữa, khắc phục. Đó
là thái độ của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những sai lầm
trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức vào nửa sau những năm
50 của thế kỷ XX, cũng như đối với những suy thoái của cán bộ, đảng
viên ở những thời kỳ khác nhau. Đó là thái độ của Đảng ta đối với
những sai lầm về chủ trương chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lựơc và
tổ chức thực hiện trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên phạm
vi cả nước vào cuối những năm 70, để từ đó Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng (năm 1986) xác định đường lối đổi mới toàn diện,
mở ra một bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước ta.
Qua 5 năm thực hiên đường lối của Đại hội VI, Đảng ta đã kịp
thời kiểm định, đồng thời bổ sung và phát triển đường lối đó bằng việc


15

thông qua các văn kiện Đại hội VII (năm 1991). Đại hội xác định rằng:
“Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tỏ chức, phải thường
xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn”8. Như vậy, một vấn đề đặt ra là: muốn
đổi mới toàn diện đất nước, Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản
thân mình. Đảng ta là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi
mới. Nhưng sẽ thất bại, nếu Đảng bị trì trệ tren nhiều mặt, không
ngang tầm với nhiệm vụ mới. Nếu không đổi mới và chỉnh đốn bản
thân mình thì đổi mới đất nước sẽ trở thành là khẩu hiệu suông. Đổi
mới và chỉnh đốn Đảng, do đó, trở thành một vấn đề cốt tử của cách

mạng nước ta và là tư tưởng xuyên suốt các văn kiện của Đại hội VII.
Cần khẳng định rằng, trong những năm đầu tiến hành công cuộc
đổi mới, Đảng ta đã cố gắng vươn lên để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo
nhân dân tiến hành sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Chình vì vậy, tại Đại hội VII, Đảng ta khẳng
định: “công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất
quan trọng”9.Song Đảng ta cũng nghiêm khắc chỉ ra những yếu kém,
khuyết điểm là:
8

Cương lĩnh xây dựng đát nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà
nội, 1991, tr. 21.
9
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà nội,
1991, tr. 134.


16

Việc nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội vẫn là điểm hạn chế
của Đảng. Thực tiễn diễn ra vô cùng phong phú và phức tạp, Chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta khẳng định
là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Nhưng
việc hiểu cho đúng và vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của từng thời kỳ cụ thể ở nước ta vẫn là vấn đề khơng đơn giản. Trong
nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, với chính sách mở cửa và cơ
chế thị trường, một số quyết định về chủ trương chính sách của các tổ
chức đảng ở các cấp đã đi vào cuộc sống nhưng khó khăn cũng khơng
ít. Tổ chức bộ máy còn kém hiệu lực. Phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính

trị đang trong q trình đổi mới. Nhiều tổ chức cơ sở đảng còn chưa
chuyển kịp với cơ chế kinh tế mới, do đó vai trò lãnh đạo còn bị hạn
chế.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong xây
dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động của Đảng trong thực hiện bị vi
phạm ở nhiều nơi. Trên thực tế, việc thực hành dân chủ trong Đảng
đồng thời mắc cả hai khuyết điểm: một là, nhiều tổ chức đảng không


17

phát huy được tinh thần dân chủ trong việc quyết định các chủ trương,
biện pháp. thậm chí cịn nhiều nơi bóp nghẹt dân chủ, trù úm đảng
viên có ý kiến khác mình; độc đốn; chun quyền; khơng tơn trọng
ngun tắc lãnh đạo tập thể; hai là, trong Đảng đã xảy ra tình trạng tự
do vơ ngun tắc, làm giảm sút và tê liệt sức chiến đấu của Đảng và
đảng viên. Đáng chú ý là tệ tham nhũng, buôn lậu, quan liêu và các tệ
nạn khác đang diễn ra mà chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu. Đó
là sự vơ trách nhiệm đối với đời sống của nhân dân. những tệ nạn đó
làm rạn nứt mối quan hệ giữa Đảng với dân. Điều đáng chú ý là, ngay
cả tổ chức cơ sở đảng, lẽ ra là gần dân nhất, vẫn mắc bệnh quan liêu xa
rời quần chúng, có nơi khá nghiêm trọng.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn còn nhiều yếu kém, mặc dù đã có
nhiều thay đổi nhưng chưa tạo ra được chất lượng mới. Cơ chế tuyển
chọn, bố trí, và sử dụng cán bộ chưa chú ý đúng mức. Do vậy, số cán
bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới chưa nhiều. Đảng chưa thu hút được tất cả nhân tài để bố trí vào
những cơng việc quan trọng. Trong đội ngũ đảng viên, bộ phận thật sự
tiền phong, gương mẫu chưa cao. Trình độ, năng lực của nhiều đảng



18

viên còn hạn chế. Sự giác ngộ về lý tưởng của một bộ phận đảng viên
giảm sút đáng lo ngại. Tư tưởng hồi nghi, dao động trước tình hình
chính trị phức tạp trên thế giới khơng phải là ít. Một số đảng viên thối
hố, biến chất.
Trước thực trạng đó, khi nêu lên yêu cầu đổi mới và chỉnh đốn
Đảng, chúng ta thấy rõ vấn đề then chốt là nâng cao vai trò lãnh đạo
cũng như năng lực và sức chiến đấu của Đảng, bảo đảm cho Đảng
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để có thể đưa đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội giành thắng lợi. Đổi mới và chỉnh đốn bản thân
mình, tức là Đảng phải phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, giữ
vững và tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân, vững vàng
trước mọi thử thách, tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi. Đây
là vấn đề sống cịn, có quan hệ ổn định và phát triển lâu dài của đất
nước và vận mệnh của bản thân Đảng ta. Đại hội VII của Đảng đã đề
ra những nhiệm vụ mới về chỉnh đốn Đảng được thể hiện rõ nhất trong
Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng. Các nghị quyết Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng sau Đại hội VII cũng đã cố
gắng cụ thể hố và bổ sung, hồn chỉnh đường lối, quan điểm của


19

Đảng ta, đặc biệt là Hội nghị lần thứ ba, chuyên bàn về một số vấn đề
đổi mới và chỉnh đốn Đảng, vạch ra những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể
để đổi mới và chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, về
công tác cán bộ, về phương thức lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII có ý nghĩa

quan trọng khẳng định thêm: trong tình hình đất nước hiện nay, nhiệm
vụ xây dựng kinh tế là trung tâm và nhiệm vụ xây dựng Đảng là then
chốt.
Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của
Đảng (tháng 1 năm 1994) cũng đã nhấn mạnh tới việc đổi mới và
chỉnh đốn Đảng, củng cố mới quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân
dân, tiếp tục quán triệt và thực hiện các chủ trương, biện pháp mà
Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương đã đề ra.
Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
họp tháng 7- 1994 đã đề ra Nghị quyết về phát triển công nghiệp, công
nghệ theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và xây dựng
giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.


20

Trước thách thức và thời cơ, trách nhiệm của Đảng ta càng lớn
hơn. do đó, Đảng càng phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới và
chỉnh đốn.
Tổng kết 10 năm đổi mới đất nước, Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng, Đảng ta đã đánh giá kết quả thực hiện
công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương ba khoá VII và tiếp tục khẳng đinh đổi mới và chỉnh đốn Đảng là
nhiệm vụ then chốt. Đại hội đã chỉ rõ: Nhìn một cách tổng qt, trong
10 năm qua, cơng tác xây dựng Đảng đạt được những thành tựu sau
đây:
- Đảng đã đề ra và từng bước bổ sung, hoàn thiện dần đường lối
đổi mới một cách đúng đắn, sáng tạo, hình thành ngày càng rõ hơn con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là

nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. ở những
bước ngoặt của cách mạng, trước những diễn biến phức tạp của tình
hình, Đảng đã kịp thời có điịnh hướng tư tưởng chính trị đúng đắn,


21

uốn nắn những nhận thức lệch lạc, chống những luận điệu thù địch, tạo
cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng và trong nhân dân.
- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách. Có tiến bộ về thực hiện dân chủ trong Đảng vaf lãnh
đạo thực hiện dân chủ trong xã hội, phát huy dược trí tuệ tập thể, sức
mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết tồn dân.
-Đã có chủ trương và biện pháp đổi mới, chỉnh đốn Đảng gắn với
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiện tồn hệ thống chính trị. Đổi
mới một bước tổ chức cán bộ, nâng cao trình đọ và sức chiến đấu của
đội ngũ đảng viên; ngăn chặn được sự sa sút, yéu kém của nhiều tổ
chức cơ sở đảng; bước đầu cải tiến phương thức lãnh đạo và phông
cách công tác. Công tác kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt đảng, kiểm tra việc giữ gìn phảm chất đạo đức lối sống của
cán bộ, đảng viên và việc xử lý kỷ luật đangnr có tiến bộ.
Tuy nhiên, cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cịn nhiều khuyết
điểm, nổi bật là những vấn đề lớn:
-Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở
cửa với bên ngoài, cán bộ, đảng viên hằng ngày, hằng giờ chịu tác


22

động của nhiều nhân tố phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá

Đảng, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng đứng
trước những thách thức mới. Song, Đảng thiếu sự chuẩn bị đầy đủ cho
bước chuyển này, chưa chú ý đúng mức ván đề giáo dục, rèn luyện
phảm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ, đảng viên. Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai
nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, kém ý thức tổ
chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức, lối sống. Một số thoái hoá về chính
trị, tuy rất ít nhưng hoạt động của họ gây hậu quả hết sức xấu.
-Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có mặt chưa
theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Có nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn chưa được làm sáng tỏ.
-Tổ chức cơ sở đảng có nhiều nơi yếu kém, có nơi tê liệt; phương
thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túng, có tình trạng kém dân chủ vừa
thiếu kỷ luật, kỷ cương. Một số cán bộ và cấp uỷ chưa tôn trọng và thự
hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; bệnh quan liêu, độc đoán, cục
bộ, địa phương, kèn cựa địa vị, cá nhân chủ nghĩa rất nặng. Khơng ít
nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng.


23

- Công tác kiểm tra chấp hành đường lối, quan điểm, chỉ thị, nghị
quyết của Đảng chưa được chú ý.
Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội VIII nêu
ra, Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa
sức chiến đấu và nănng lực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được
các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực, yếu kém. Đảng phải vững
mạnh từ Trung ương đến cơ sở, ở tất cả các cấp, các ngành. Trong
công tác xây dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và tập trung
làm tốt những vấn đề cơ bản đó là: Giữ vững và tăng cường bản chất

giai cấp công nhân của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
và năng lực cán bộ, đảng viên; Củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện
nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; Chăm lo xây dựng độ ngũ cán
bộ; Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới công tác kiểm tra kỷ luật của
Đảng.
Sau một thời gian đưa nghị quyết Đại hội VIII của Đảng vào
cuộc sống, tình hình có chuyển biến nhất định, nhưng một số khuyết
điểm chậm được khắc phục, có mặt diễn biến xấu hơn. Đó là tình trạng


24

thiếu thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động; là sự sa
sút, thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên về đạo
đức, lối sống, nhất là tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu; là tình
trạng thực hiện khơng nghiêm túc ngun tắc tập trung dân chủ, chế độ
tự phê bình và phê bình trong Đảng, v.v.. Trước tình hình đó, Hội nghị
Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Ban chấp hành Trung ương đã ra nghị
quyết về Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay, quyết định mở Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình từ ngày 19-5-1999 đến ngày
19-5-2001 nhân dịp kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng, nhằm nâng cao
đạo đức cách mạng, chhóng chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng
viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức
Đảng. Đây là sự tiếp nối Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII, nhưng có
những yêu cầu cao hơn, nội dung tập trung hơn và chỉ đạo thực hiện
với tinh thần quyết liệt hơn. Với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và cách
làm thích hợp, cuộc vận động đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực



25

tiễn và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, nên đã tạo ra một khơng
khí mới trong cơng tác xây dựng Đảng.
Sau 2 năm thực hiện cuộc vận động, công tác xây dựng Đảng đạt
được những kết quả quan trọng, song chưa đạt yêu cầu đề ra. Qua
kiểm điểm, Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra những ưu điểm là: Đảng đã
sớm xác định xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, đã đề
ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng. Trên thực tế, công tác xây dựng nội bộ Đảng đã đạt được
những kết quả nhất định: Hoạt động lãnh đạo của Đảng - nhất là về
phương thức lãnh đạo của Đảng - đã có những chuyển biến tích cực,rõ
nét. Nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên đựơc nâng lên một
bước, nhất là về đường lối, quan điểm của Đảng; về sự kiên định đối
với các nguyên tắc, Cương lĩnh và điều lệ Đảng. ý thức đề phịng, ngăn
ngừa sự suy thối về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được
nâng cao. Nêu cao hơn tinh thần trách nhiệm, coi trọng việc mở rông
và phát huy dân chủ. Xử lý được nhiều vụ việc nổi cộm, tồn đọng,
thực hiện một bước chỉnh đốn, kiện toàn tổ chức đảng các cấp; thi
hành kỷ luật và thay đổi một số cán bộ vi phạm, trong đó có cả cán bộ


×