BẢNG THU HOẠCH
Học tập chuyên đề “ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “ về nâng cao ý thức
trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục cụ nhân dân, gắn với
kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.
Họ và tên: Nguyễn Khánh Toàn, chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Hội Trung.
Sinh hoạt tại chi bộ : THCS Tân Hội Trung.
Qua học tập chuyên đề “ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “ về nâng cao ý
thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục cụ nhân dân, bản thân
nêu ra những ưu, khuyết điểm cũng như đề ra phương hướng làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh Như sau:
I.Về Nhận Thức:
Nói về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, Bác Hồ chỉ rõ:
Mỗi người đều phải tuân theo đạo đức công dân. Đạo đức công dân, theo Bác là
hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc,
cần, kiệm xây dựng nước nhà… Người nói, mỗi người đều phải có bổn phận với
đất nước. Nước là của dân và dân là chủ của nước. Tổ quốc là Tổ quốc chung.
Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ.
Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm công dân trước hết và bao trùm
nhất là trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân.
Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Người yêu cầu, vừa phải
thực hiện đạo đức công dân, vừa thực hiện đạo đức của người cán bộ - đạo đức
cách mạng, nghĩa là: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với
nước. Tận hiếu với dân”. Xuất phát từ quan niệm “dân là chủ và dân làm chủ”;
Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Chính phủ, cán bộ, công
chức nhà nước là công bộc của dân, phải nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ
nhân dân. Trong bức thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng ngày
17-10-1945 Bác viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ
toàn quốc đến các làng đều là đày tớ của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung
cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của
Pháp, Nhật”.
Với cán bộ, đảng viên, cần nhận thức rõ, nêu cao ý thức trách nhiệm hết
lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, là mục đích và bản chất của
Đảng. Bác Hồ đã khẳng định, Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời
là đảng của nhân dân lao động, của dân tộc. Đảng là đội tiên phong của giai cấp
và dân tộc; đại biểu cho lợi ích giai cấp và dân tộc. Đảng lấy dân làm gốc. Đảng
cầm quyền, nhưng dân làm chủ. Đảng cầm quyền là để bảo đảm cho dân làm
chủ. Người dân uỷ thác quyền lực đó cho những chức danh cụ thể, kể cả chức vụ
Chủ tịch nước. Trong buổi gặp các nhà báo đầu năm 1946, Bác Hồ đã tuyên bố:
“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải
gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng làm…”.
Cán bộ, đảng viên, công chức phải phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân vì
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành.
Nhân dân là người làm ra lịch sử. Sức mạnh của nhân dân là vô địch. Không có
nhân dân, Đảng, Chính phủ không có lực lượng. Có dân là có tất cả: “Dễ mười
lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng,
hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trước hết, về ý thức trách nhiệm,
theo Bác Hồ, đó là thể hiện trong mối quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công
việc phải làm. Khi được giao việc gì, bất kỳ to, hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải
dồn hết tâm huyết làm đến nơi, đến chốn, tự giác làm. Nếu làm việc theo lối cẩu
thả, dễ làm, khó bỏ, làm cho qua chuyện, gặp sao làm vậy… là không có tinh
thần trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm còn thể hiện không thụ động, trông chờ, ỷ
nại; phải chủ động nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ,
thực hiện đúng đường lối quần chúng.
Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viên, Đảng, Chính phủ đề ra đường lối,
chính sách; cán bộ phải nghiên cứu, hiểu suốt, thấm nhuần… Từ đó, căn cứ tình
hình thực tế đơn vị, địa phương mình rồi đặt ra kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết
thực; tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thi đua thực hiện. Đồng thời,
phải bàn với dân, hỏi han, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần
chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình, “Phải đi đúng đường lối quần
chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với
nhân dân”.
Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là mọi người đều phải có trách nhiệm với Đất nước - Tổ quốc. Tổ
quốc và nhân dân có mối quan hệ máu thịt, theo nghĩa “đồng bào”. Thế nên,
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân
dân lên trên hết, trước hết. Phải tận tâm, tận lực, tận tình phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân. Và phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, xác định vì
nhân dân mà làm việc: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho
dân, ta phải hết sức tránh”. Bác Hồ đã nói: “Nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Phục vụ nhân
dân là phải “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”.
II. Về Tự Liên Hệ Bản Thân, Những Ưu Khuyết Điểm Về Phẩm Chất Đạo Đức,
Lối Sống:
1.Về ý thức trách nhiệm:
Tôn trọng và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ của cơ quan
phát huy quyền làm chủ tập thể cán bộ viên chức , thường xuyên phê bình và tự
phê bình một cách trung thực , thẳng thắn trên tinh thần đấu tranh , giúp nhau
cùng tiến bộ. Tích cực học tập tốt về mọi mặt để nâng cao trình độ chính trị và
chuyên môn nghiệp vụ từ đó nâng cao nhận thức về quan điểm chính trị củng
như hiểu biết chuyên môn cho bản thân nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mức
caonhất. .
2.Về phẩm chất chính trị:
Có lập trường tư tưởng vững vàng , kiên định với lí tưởng cộng sản ,tham
gia học tập đầy đủ các nghị quyết , quan điểm đường lối chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước , tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong
công cuộc đổi mới , trên tinh thần quán triệt nội dung chính sách pháp luật nhà
nước , các chỉ thị , nghị quyết của cấp trên cũng như của chi bộ đề ra .
Tích cực thực hành tiết kiệm trong công tác trên cơ sở thực hiện tốt qui chế
chi tiêu nội bộ của cơ quan đã được xây dựng , kiên quyết chống tham nhũng,
chống lãng phí , tiêu cực , sách nhiểu và mưu lợi cá nhân , có lối sống trung thực
, giản dị và lành mạnh , hoà đồng với tập thể.
III. Phương Hướng và Giải Pháp Của Bản Thân Trong Việc Phấn Đấu, Rèn
Luyện Tu Dưỡng Đạo Đức, Lối Sống Qua Đợt Học Tập “Tấm Gương Đạo Đức
HỒ Chí Minh”:
Bản thân là cán bộ, Đảng viên trước hết là thông suốt và quán triệt các chuyên
đề về nâng cao đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là giải pháp trong bài
“Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ:
- Thứ nhất: mỗi cán bộ, Đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng,
của nhân dân lên trên hết, trước hết.
- Thứ hai: phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.
1/ Những việc làm cụ thể:
Chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, không ngừng rèn luyện về
phẩm chất, đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường tư tưởng, có lối sống lành
mạnh, hoà đồng cùng tập thể, không quan liêu mệnh lệnh, hách dịch cửa quyền,
đặt lợi ích của tập thể trên lợi ích cá nhân, mỗi người vì mọi người. Đấu tranh
phòng chống tham nhũng lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị.
Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật trong Đảng và
tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở. Có mối quan hệ gắn bó với nhân dân
và chi Đảng bộ nơi cư trú.