Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ của Đỗ Nhật Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.46 KB, 7 trang )

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ CỦA ĐỖ NHẬT NAM
NGUYỄN THỊ GIANG
Khoa Giáo dục mầm non
Tóm tắt: Đỗ Nhật Nam là một gương mặt mới trong thi ca Việt Nam. Sinh
trưởng trong một gia đình có nền tảng văn hóa tốt cùng với năng khiếu đặc
biệt của mình, Đỗ Nhật Nam nhanh chóng trở thành một “hiện tượng”nhận
được nhiều yêu mến vả cảm phục. Thơ Đỗ Nhật Nam mang tinh thần của
một công dân thời đại mới nhưng vẫn vận dụng linh hoạt các yếu tố của văn
học dân gian. Vì vậy, bạn đọc đón nhận những câu chuyện thơ của em
nhưmột bản tin luôn mới mẻ, cập nhật những sự kiện nổi trội trên thế giới
nhưng vẫn văng vẳng tiếng vọng về từ quê hương Việt Nam. Thông qua
những bài thơ của mình, Nam đã truyền tải thơng điệp thẩm mỹ yêu thương
đến gia đình và quê hương về tình cảm của đứa con xa tự lập trên đất khách.
Đồng thời, tiếng thơ của thi sĩ “nhí” cũng mang những triết lý già dặn về
những trăn trở trước nỗi đau nhân loại, sâu sắc và thấm đượm tính nhân văn.
Từ khóa: Đỗ Nhật Nam, thế giới nghệ thuật thơ, yếu tố dân gian, thông điệp
thẩm mỹ

1. MỞ ĐẦU
“Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim của con người”. Câu
danh ngôn của William WordsWorth đã gói gọn ý nghĩa to lớn của thi ca trong cuộc
sống. Những cằn cỗi nơi tâm hồn của mỗi người sẽ được thi ca “hóa giải”, gọt giũa làm
nó trở nên nhẹ nhàng, bay bổng hơn. Vì thế, cuộc sống con người ln cần có thơ để
bầu bạn.
Thơ là tiếng nói của cảm xúc, vì thế nó không phân tầng độ tuổi và địa vị. Không chỉ có
người lớn mới có quyền làm thơ. Trẻ em nhiều thế hệ đã chứng minh khả năng đến với
thơ của lứa tuổi non trẻnày không hề kém “sắc”, kém “tài”. Và một trong những ví dụ
điển hình chính là cái tên Đỗ Nhật Nam. Cách đây 5 năm về trước, độc giả yêu thi ca Việt
Nam đã ngỡ ngàng đón nhận một nhà thơ nhí mà bấy lâu người ta vẫn thấy em trên sóng
truyền hình, chỉ có điều trên với cương vị là một MC, dịch giả nhí …Lần này, cậu bé
“Nam na”lại tiếp tục được đón nhận thêm một biệt danh nữa là: “thần đồng thơ Việt”.


2. NỘI DUNG
2.1. Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Đỗ Nhật Nam
Đỗ Nhật Nam là một trí năng vượt trội, là hoa quả ngọt ngào của một môi trường giáo
dục gia đình đầy tình u thương và khơng khí học thuật. Mọi người biết đến cậu bé
“trán rơ” với những thành tích khủng trên nhiều mảng học tập, hoạt động văn hóa. Đỗ
Nhật Nam sinh năm 2001 tại đất nước Nhật Bản. Mọi người ưu ái gọi Nam với cái tên
“thần đồng”. Chỉ cần lên Google gõ từ khóa “Đỗ Nhật Nam” thì chỉ trong vịng 0,81
giây sẽ cho ra 2.170.000 kết quả liên quan. Chưa vào lớp 1, Nam đã nhận chứng chỉ đại
195


NGUYỄN THỊ GIANG

học Cambridge, sau đó em vinh dự hồn thành khóa học Starter và hồn thành chứng
chỉ Mover của đại học Cambridge. Ngồi ra, Nhật Nam cịn đạt kỷ lục “Dịch giả nhỏ
tuổi nhất” và “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam”. Mới đây Nam “tồ tẹt” lại
xuất hiện và công chúng biết em trên danh nghĩa mới hơn – khả năng sáng tác thơ. Với
những khả năng “xuất thần” này, người ta không thể phủ nhận trí lực thơng minh và tâm
hồn đa cảm của em.Dường như dòng máu yêu thương, đồng cảm, bao dung đã nuôi
nấng em vàtừng ngàychực chờNam “xuất khẩu” thành thơ. Đỗ Nhật Nam “cảm” rất
nhanh những sự vật, hiện tượng xung quanh, từ đó em dễ dàngcó thơ và là thơ “thứ
thiệt”. Một q trình “thi vị hóa” q đỗi tự nhiên, sâu sắc và đa chiều: “Bố mẹ lòng
son/Yêu, lo nhiều “như thế”/Cịn con thì “khơng thế”/Mà …“hơn thế”… vạn lần!”(Bố
mẹ đã yêu con như thế).Những lời thơ trong sáng giản dị từ tình cảm của cậu bé khi xa
gia đình khiến bạn đọc thích thú và ngưỡng mộ vơ cùng. Bằng khả năng nhạy cảm và
vốn ngôn ngữ phong phú, mộc mạc Đỗ Nhật Nam đã thể hiện tình yêu cho gia đình nhẹ
nhàng nhưng rất chân thật và trong sáng.
Tuy may mắn hơn bạn đồng trang lứa với dòng máu thi ca, song tất cả sẽ chỉ dừng lại ở
mức độ “biết” nếu như em khơng có sự tương hỗ từ phía gia đình.Sinh ra trong một gia
đình có truyền thống văn chương từ bố là PGS. TS Đỗ Xuân Thảo và mẹ là Phan Thị

Hồ Điệp, Nam manh nha khả năng cảm thấu văn học từ nhỏ. Năm 13 tuổi, Đỗ Nhật
Nam đã một mình sống tự lập trên đất khách. Những nhớ thương của cậu bé “khao
khát” cần tình u thương săn sóc của gia đình đã kịp làm chất xúc tác cho những vần
thơ Nam “tràn” ra giấy. Gần đây trên facebook cá nhân, Nam chia sẻ: “Em mạnh mẽ từ
trái tim yếu mềm của mẹ”. Dù cách trở về địa lý nhưng tình yêu luôn là thứ không bị
giới hạn về “đường bay”, bố mẹ vẫn dành cho em những quan tâm hết mực ân cần. Vì
thế, em ln phát triển một cáchrất tự nhiên và rất – Nam.
2.2. Hoa trái đầu mùa của đời thơ Đỗ Nhật Nam
“Đường xa con hát”là tập thơ đầu tay của “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, gồm 27 bài được
em sáng tác vào năm 2015 khi đang du học tại nước Mỹ xa xôi. Tập thơ là sự kết tinh
của nỗi nhớ thương gia đình động lại trong em khi đang một mình “lớn lên” ở nơi xa
xứ. Cùng với “Đường xa con hát” là hai tác phẩm “Tròn một vòng yêu thương” của bố
Thảo và “Yêu thương mẹ kể” của mẹ Điệp. Cả 3 ấn phẩm ra đời lập tức đón nhận được
rất nhiều sự ủng hộ và ngưỡng mộ của bạn đọc. Mọi người đã có dịp hiểu hơn về quá
trình lớn lên của Đỗ Nhật Nam cùng với tình cảm thiêng liêng được nung nấu trong
ngơi nhà thân u của em.
Tiếp tục chặng hành trình cảm xúc của cậu bé “Nam na” chính là tập thơ “Hát cùng
những vì sao” được sáng tác vào năm 2016. Đây là tập thơ thứ 2 của Đỗ Nhật Nam trên
nước Mỹ. Chỉ trong vòng 2 năm xa gia đình và q hương, Nam đã gói tất thảy thương
nhớ của mình vào từng vần thơ. Em muốn nhờ những vì sao đêm làm tiêu để nhớ đến
mọi người ở quê nhà. Cả hai tập thơ “Đường xa con hát” và “Hát cùng những vì sao”
được ví như hoa trái đầu mùa của đời thơ Đỗ Nhật Nam. Tập thư – thơ – hát ba trong
một của Đỗ Nhật Nam vang lên như cuộn phim về tình máu mủ yêu thương. Nhật Nam
dành hơn phân nửa hai tập thơ đầu tay của mình để viết bố mẹ và người thân yêu của
196


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

em. Những hình ảnh, kỷ niệm khi bên nhau được Nam đưa vào từng vần thơ rất dung dị

và ngọt ngào. Qua đây, người đọc cảm nhận được hai từ “gia đình” thiêng liêng hơn cả.
Nó vốn là nơi ta sinh ra và là nơi chốn ta quay về. Đỗ Nhật Nam đã và đang làm đúng
tinh thần “đi thật xa để trở về” của một người conhiếu thảo.
Ngoài ra, chỉ với hành trình từ “Đường xa con hát” đến “Hát cùng những vì sao”, Nam
cịnkể cho mọi người nghe những câu chuyện, những sự kiện em “mắt thấy, tai nghe”.
Đó là những vấn đề của tồnthế giới ln trăn trở. Song chủ đề đã cũ nhưng câu chuyện
luôn mới. Dưới ánh mắt của cơng dân “nhí” của thời đại hội nhập, mọi chuyện được bày
tỏ khác hơn, chân thật và có phần ám ảnh hơn.
2.3. Âm hưởng của văn học dân gian trong thơ Đỗ Nhật Nam
Vận dụng thành cơng cấu tư thơ lục bát chính là điểm cuốn hút trong hai tập thơ đầu tay
của Đỗ Nhật Nam. Với thể thơ đậm chất dân tộc này, Nam đã thỏa sức tỏ tường tình
cảm dạt dào của mình qua sự nhịp nhàng, chảy trôi của cách gieo vần, ngắt nhịp: “Thôi
nào nước mắt đừng lăn/Thôi nào cất những băn khoăn muộn phiền/Xa xơi dẫu có trăm
miền/Tim con vẫn trọn nỗi niềm yêu thương” (Thương mẹ). Đây chính là cách lựa chọn
thể thơ hết sức thông minh của Nam. Nhờ sự hô ứng nhịp nhàng của thể thơ dân tộc
cùng nỗi niềm tình cảm của em đã khiến nhiều người không khỏi xúc động khi vang lên
những vần thơ bay bổng, êm đềm về tình cảm gia đình.
Dù sống ở thời đại đã quá xa rồi những hình ảnh đứa trẻ mục đồng dắt díu đàn trâu về
chuồng khi ánh tà dương xa xa nhưng em ln có cảm giác gần gũi với làng quê Việt
qua lời kể của bố. Nam cũng ít có cơ hội được tự mình trải qua những buổi “mò cua, bắt
cá” để mùi rơm rạ, mùi bùn dơ ni nấng mình như âm vang của các nhà thơ “mục
đồng” trước đây. Nhưng đọc thơ Nam, người ta vẫn ngỡ ngàng trước những hình ảnh
thơn q chân phương mộc mạc, những điệu lí lơi “ta – mình” với lối hát đối đáp giao
duyên vẫn vang lên đậm chất Việt Nam.
Ngồi ra, thơ Đỗ Nhật Nam cịn vận dụng linh hoạt thể loại truyện kể dân gian khiến
câu chuyện của em mang tính cổ tích, giáo dục niềm tin và triết lý sâu sắc hơn. “Thôi
thơ bé, con lại càng tin cổ tích/Về người hiền chắc chắn sẽ gặp may/Về “ăn quả” lại
“đền cây” tươi tốt/Sẽ nhiều tấm lịng như cơ bé bán diêm” (Giáng sinh Texas). Có lẽ
được ni dưỡng trong dịng sữa ngọt lành của “Quan Âm tóc rối” và những câu chuyện
tuổi thơ dơng dài của “ơng già nho” mà Nam đã có dịp sống thêm một cuộc đời nữa –

cuộc đờicách em hơn 30 năm khi bố mẹ cịn là là những cơ cậu lên 3, lên 5:“...Nơi bố
lấy đêm làm ngày/Thả câu bng lờ đơm vó/Cất sao rơi từ gọng vó/Trăng khuya sóng
sánh tràn về…”(Ru bố). Nam nhẹ nhàng dùng những hình ảnh rất đẹp của làng quê Việt
Nam như “cánh cò”, “cánh vạc”, “cà dầm tương”,…cùng thể thơ truyền thống lục bát
khiến thơ em dù vươn xa khắp toàn thế giới nhưng vẫn mang nét đẹp quê hương.
Thơ Đỗ Nhật Nam chỉ có tình người, có “cánh cị dáng mỏng”, có “răm rau”, có “cải
trời”, có “Quan Âm”, có “cơ bé bán diêm”,.. Qua đây, em sẽ truyền lại cảm hứng cho
người đọc về một “vé trở về tuổi thơ”, về triết lý sống “cứ đi rồi sẽ tới”, cứ tốt sẽ gặp

197


NGUYỄN THỊ GIANG

điều may và hạnh phúc luôn ở quanh ta. Dù “lòng mơ tới những chân trời rộng mở”
nhưng “một mai sớm con sẽ trở về”.
2.4. Tính hiện đại của thơ Đỗ Nhật Nam
Đỗ Nhật Nam cũng như bạn bè đồng trang lứa lớn lên khi thời đại công nghệ số đã len
sâu vào cuộc sống con người. Mạng xã hội dường như chính là cầu nối để giúp mọi
người đến gần với nhau hơn. Xa gia đình ở bên kia bán cầu, Nam chỉ có dịp gửi nỗi nhớ
của mình qua những icon thả tim bay bay. Em thấy những icon này thật tuyệt vì chỉ cần
thấy nó thì mọi người đã biết em nhớ và yêu mọi người nhiều như thế nào. Nam đã
khiến độc giả bật cười khi em dành riêng cho bà ngoại xì tin của mình những vần thơ
khơng thể dun dáng hơn trên facbook:“Bà vào like, comment/Hình icon rực rỡ/Bà “xì
tin” khó đỡ/Bà vui thêm ngàn lần” (Bà ngoại “xì tin”). Em khác với những nhà thơ nhỏ
tuổi trước đây. Em làm bạn với bàn phím máy tính thay vì viết thơ bằng ngịi bút của
mình. Với thể thơ tự do cùng với ngôn ngữ @ hết sức phá cách, tinh nghịch khiến thơ
Nam vừa nhí nhảnh, vừa đáng u. Đây hồn tồn là sự vận dụng thơng minh, hiệu quả
và có sức lan tỏa phù hợp với thời đại.
Nhà văn Chu Văn Sơn gọi Nam là nhà thơ của thời đại mới. Điều này còn được minh

chứng ở khả năng mở rộng nội dung phản ánh trong thơ em. Rõ ràng em đã khơng để
tình u của mình luẩn quẩn ở sau cánh cửa gia đình, q hương mà em ln khiến thơ
của mình vươn xa hơn và sâu hơn trên tồn thế giới. Những bài thơ của em như một bản
tin thời sự nhỏ cập nhật nhanh lẹ và đầy sức thu hút. Đó là trái tim biết run rẩy trước nỗi
đau của của nước Nhật trong thảm họa động đất, là sự phẫn nộ trước những thảm cảnh
chiến tranh trong thời bình tại Syria hay lột tả chân thực sự mất mát đầy “hào hoa” của
những sinh linh nước Pháp trong vụ khủng bố kinh hồng năm 2015,...”Em nằm xuống
chơn hận thù, chơn chua xót/Nước Pháp ru em liệm khúc ru tình/Thơitim nhé ngàn lần
xin tha thứ/Vì em là một phần của nước Pháp hào hoa!”(Vì em là một phần của nước
Pháp hào hoa). Nam nhẹ nhàng kể lại câu chuyện đau xót của nước Pháp qua những vần
thơ nhẹ nhàng nhưng ám ảnh. Những sinh linh bé bỏng ngã xuống khiến nước Pháp đau
thương. Đọc thơ Nam, mọi người vừa phải đặt mình trên nhiều vai trị khác nhau: Vừa
là người lớn để thấu đáo nhìn nhận sự việc, vừa phải trở về bản chất của trẻ em để có cái
nhìn thuần khiến và trong sáng hơn. Đó chính là điểm tạo nên nét đặc sắc trong thế giới
nghệ thuật thơ Đỗ Nhật Nam.
2.5. Hiện tượng tương tác thế loại trong thơ Đỗ Nhật Nam
Với đặc trưng viết thơ theo dòng mạch cảm xúc, Nhật Nam đã cất lên tình u thương
của mình qua sự kết hợp vẹn trịn của 3 thể loại thư – thơ – hát. Người đọc cầm những
tác phẩm thơ của em trên tay nhưng tai vẫn nghe những thanh âm trong trẻo văng vẳng
vọng về, ngọt ngào và sâu lắng. Điều đặc biệt trong thơ Đỗ Nhật Nam đó là hiện tượng
tương tác thể loại rất tinh tế và thành công.
Đỗ Nhật Nam đã lồng ghép thành công hai yếu tố thơ và truyện vào tác phẩm của mình.
Dưới hình thức là những bài thơ ngắn gọn với ngơn ngữ súc tích, giàu sức biểu cảm,
Nhật Nam đã kể lại những câu chuyện vọng về từ miền ký ức tuổi thơ. Người đọc
198


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

không cùng trang lứa với em nhưng vẫn cảm thấy thân quen gần gũi khi bắt gặp hình

ảnh của mình trong từng chi tiết câu chuyện:“Mặt đất cựa mình/Mặt đất rùng lên trong
đau đớn/Nứt/Gãy/Vỡ/Răng rắc/Rào rào/Ầm ầm những trận cuồng phong/Ầm ầm núi
tuyết chảy tan/Nháo nhào những tiếng kêu than/Quáng quàng những bàn tay
víu…”(Nguyện cầu). Tuy là bài thơ nhưng có cốt truyện rõ ràng, em đã miêu tả diễn
biến trận động đất bằng các động từ mạnh theo đúng trình tự thời gian và khơng gian
của trận động đất tại Nhật Bản. Mọi thứ hiện lên kinh hoàng, người dân Nepal quýnh
quáng chạy thoát thân trong hoang mang. Nhờ sự tương tác đầy sức hấp dẫn của thể loại
truyện khiến thơ Đỗ Nhật Nam thêm sinh động và mới mẻ.
Khơng chỉ có sự tương tác giữa thể loại truyện và thơ, Đỗ Nhật Nam còn kết hợp thể
loại ký trong những câu chuyện em kể. Nam có thói quen viết thơ theo sát những sự
kiện thời sự mà em quan tâm. Những trận lũ lịch sử tại miền Trung, tình hình chiến
tranh thế giới, kỳ thi Đại học đều được em đưa vào từng vần thơ của mình. Vì vậy, bạn
đọc tiếp nhận thông tin nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng có sức thuyết phục hơn.
Mới 13 tuổi, với trí thông minh và đa cảm của em, Đỗ Nhật Nam đã gửi tới bạn đọc trên
tồn thế giới những thơng điệp ý nghĩa về cuộc đời, nhân sinh và tình hình chính trị.
Yếu tố ký đã giúp thơ em thêm phần giá trị, nâng tầm lan tỏa và hội nhập với toàn cầu.
2.6. Tiếng vọng của thơ Đỗ Nhật Nam
Dù là câu chuyện về thế giới động vật hay những bản tin ngắn về chiến tranh khủng bố
thì sau cuối, điều đọng lại trong mỗi bài thơ của Nhật Nam đó là tình u thương con
người. Với em, tình u này đơn giản lắm. Trước hết, em yêu gia đình. Em luôn biết ơn
hai đấng sinh thành như: “Cây cải đắng qn lịng mình đang đắng/Trổ hoa vàng dọc
suối để ong bay”. Ngọt ngào từ những điều bình dị nhất, Nam “trán rơ” dù đi xa trên
vạn dặm hành trình song cuối đường vẫn khao khát được nũng nịu trên hành trình hạnh
ngộ với gia đình và quê hương Hà Nội.
Sinh ra tại đất nước Nhật Bản nhưng được may mắn sống tại mảnh đất kinh kỳ Hà
Thành. Những hình ảnh thanh lịch của mảnh đất cố đô ngàn năm văn hiến ln tạo cho
em tình cảm đặc biệt với nơi này. Dù Hà Nội là một mảnh đất không quá xinh đẹp, cũng
không quá hiện đại song mọi thứ diễn ra rất thật và rất gần gũi.Những chuyến du xn
trên nẻo đường Hồng Hoa Thám hay hình ảnh phố thị Hà Nội nhằm ngày tết Ơng
Cơng, ơng Táo hiện về linh thiêng và mộc mạc dưới ngòi bút của Nam. Em thi vị hóa sự

vật, hiện tượng của Hà Nội tuy bình dị nhưng rất - thơ. Ngay cả mùi hoa xuân mơ hồ và
khó nắm bắt như vậy nhưng Nam khiến ai đã từng gắn bó nơi này cũng phải ngưng lại
vài giây để nhớ về nơi “chôn rau cắt rốn”.
Hà Nội cịn đẹp cũng bởi vì nơi này có những người em u. Nam khơng khiến nhớ
nhung của bản thân mình trở nên bé mọn và chật chội mà em khiến nó làm địn bẩy để
mình u những điều xa hơn, thành hình hài và có sức lan tỏa. Bởi thế, mọi người có
dịp được học cách yêu thương của gia đình em, cách giáo dục đặc biệt mà bố mẹ dành
cho em:“Nếu biết yêu thương thì đâu cũng là nhà/Đâu cũng gặp con cò đến hát/Đâu

199


NGUYỄN THỊ GIANG

cũng thấy lời hương quê bát ngát/Xin bố mẹ n lịng… con vẫn ấm… mùa đơng…”
(Đơng ấm).
Từ những yêu thương dung dị cho gia đình và Hà Nội, Nam học cách gửi gắm tình yêu
và đồng cảm với mọi người. Em đã để ý và lắng nghe những thanh âm của “phận
người” trong mỗi miền đất em qua. Sống cùng cảm xúc với họ và dùng tình yêu của
mình để cảm thơng và chia sẻ. Trong tác phẩm “Tiếng hát con chim nhại”, Đỗ Nhật
Nam đã truyền tải thông điệp về nhân sinh khiến nhiều người phải suy ngẫm, chiêm
nghiệm:“...Hãy mở lòng đừng nghi ngại so đo/Đừng cho rằng mình “lành” hơn những
người thiếu thốn/Đừng làm giá băng những ngày mình đang sống/Trái đất này cần lắm
những vịng ôm...”
Nam muốn cảm hóa tất cả mọi trái tim đồng loại bằng tình yêu thương con người. Hãy
mở rộng mình, đừng so đo, đừng toan tính. Trái đất này sẽ thực sự ấm áp khi chính
chúng ta chọn một “cái ôm”, chọn một “nụ cười” để bao bọc và tương trợ nhau.
3. KẾT LUẬN
Cách nhau gần 60 năm cuộc đời, sau thần đồng thơ ViệtTrần Đăng Khoa thì Nhật Nam
lại được đọc giả trìu mến thân tặng em cụm từ “thần đồng thơ”. Đây thực sự là một

danh xưng xứng đáng cho Nam. TS. Nguyễn Thanh Tâm nhận xét về Đỗ Nhật Nam như
sau: “Trong nhiều tài năng không đợi tuổi đó, Đỗ Nhật Nam – nhà thơ xuất hiện muộn
hơn nhưng lại góp phần tái khẳng định vịng nguyệt quế vơ hình mà cơng chúng dành
tặng”[9]. Quả thực, tiếng thơ của Nam đã đi vào lòng người, chạm đến phần sâu nhất
của trái tim để truyền tải thông điệp.
Nếu đặt thơ Đỗ Nhật Nam để so sánh với các nhà thơ có tuổi đời lớn hơn trong dịng
chảy thơ Việt thì có lẽ khơng tránh khỏi những khập khiễng. Tại thời điểm hiện tại, khi
đang du học ở bên kia bán cầu, Nam đã biết cách làm cho hồn thơ mới hơn, vươn xa
hơn và phản ảnh nội dung sâu rộng hơn song vẫn mong mỏi ngày trở về. Bằng những
tác phẩm của mình, Đỗ Nhật Nam đã làm tốt “trọng trách” của một nhà thơ nhí của thời
đại @ - thời đại hội nhập và tồn cầu hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]

Đỗ Nhật Nam (2015), Những con chữ biết hát, NXB Lao động, Hà Nội.
Đỗ Nhật Nam (2016), Đường xa con hát, NXB Lao động, Hà Nội.
Đỗ Nhật Nam (2016), Hát cùng những vì sao, NXB Lao động, Hà Nội.
Đỗ Xuân Thảo (2015), Tròn một vòng yêu thương, NXB Lao động, Hà Nội.
Đỗ Xuân Thảo (2016), Ánh sao trong lịng bố, NXB Lao động, Hà Nội.
Hồng Phê (Chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội.
Phan Thị Hồ Điệp (2015), Yêu thương mẹ kể, NXB Lao động, Hà Nội.
Phan Thị Hồ Điệp (2016), Dưới sao mẹ kể con nghe, NXB Lao động, Hà Nội.

Nguyễn Thanh Tâm (2016), Nghĩ về hai thần đồng thơ đất Việt, 01/11/2017,
/>
200


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

[10]

Báo Dân Trí (2013), Rơi nước mắt bào thơ Đỗ Nhật Nam tặng con gái phi công
Trần Quang Khải, 31/10/2017, />
NGUYỄN THỊ GIANG
SV lớp GDMN 4B, khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ĐT: 0984. 035087, Email:

201



×