Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ đường xa con hát của đỗ nhật nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

TRẦN THỊ DIỆU LINH

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP THƠ “ĐƯỜNG XA CON HÁT”
CỦA ĐỖ NHẬT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học

TH.S Nguyễn Ngọc Thi

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ
môn Văn học thiếu nhi đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và tạo
điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ- giảng viên chính
Nguyễn Ngọc Thi.Người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể bạn đọc
để đề tài được hoàn thiện hơn..
Tôi xin trân trọng cảm ơn!



Vĩnh phúc,ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Diệu Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các căn cứ trong
khóa luận là trung thực.Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình
khoa học nào.

Sinh viên

Trần Thị Diệu Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 4
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Cấu trúc ....................................................................................................... 4
NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. ĐƯỜNG XA CON HÁT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI
DUNG ............................................................................................................... 6
1.1. Nỗi nhớ, tình yêu của Nam dành cho gia đình ...................................... 6

1.1.1. Những kỉ niệm ùa về bất chợt trong nỗi nhớ ....................................... 6
1.1.2. Tình yêu Nam dành cho ông bà, bố mẹ .............................................. 13
1.1.3. Sự hứa hẹn của Nam với bố mẹ .......................................................... 19
1.2. Nỗi thấu hiểu, tình yêu thương của Nam dành cho cuộc đời............. 23
1.2.1. Cảm nhận nỗi mất mát, đau thương do thiên tai, tai nạn ................. 23
1.2.2. Nguyện cầu sự bình an cho muôn người ........................................... 25
1.2.3. Thấu hiểu mỗi số phận trong cuộc đời ............................................... 26
CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG XA CON HÁT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ
THUẬT........................................................................................................... 28
2.1. Kết cấu .................................................................................................... 28
2.2.Thể thơ ..................................................................................................... 31
2.3. Nhịp điệu ................................................................................................. 36


2.4. Biện pháp tu từ ....................................................................................... 41
2.4.1. Nhân hóa .............................................................................................. 41
2.4.2.So sánh .................................................................................................. 45
2.4.3. Điệp ngữ ............................................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
Nhiều năm lại đây, Đỗ Nhật Nam được nhắc đến như một thần đồng thời
nay.Trong dịch thuật cái tên đó đã trở nên vô cùng thân quen, gần gũi,nhưng
với vai trò là một “nhà thơ” thì vẫn còn nhiều mới lạ. Nam bước vào con
đường nghệ thuật một cách tình cờ, đó là vào năm em 13 tuổi.
Ở lứa tuổi đó, khác với những bạn cùng trang lứa, Nam đã phải rời xa nhà,

xa vòng tay che chở của gia đình để đến với nước Mỹ xa lạ. Có lẽ chính vì lý
do đó mà cảm xúc nhớ thương, những tâm tư tình cảm của em lại càng mãnh
liệt. Nỗi nhớ nhà, lòng hiếu thảo với bố mẹ, ông bà đã là cầu nối để em tìm
đến thơ. Em coi thơ như một trang nhật kí nhỏ để trải lòng mình, để giãi bày
tâm sự. Cứ thế, cứ thế, bao nhiêu thương nhớ được hòa quyện vào từng vần
thơ, ngấm vào từng câu chữ, và rồi em trở thành thi sĩ lúc nào không hay.
Thơ của Nam rất đỗi thân thuộc, giản dị, mà đi sâu vào lòng người. Mỗi
một bài thơ là một bầu tâm sự Nam muốn gửi đến người thân, như một lời
chuyện trò, thăm hỏi. Phần lớn các bài thơ em viết, đều là những câu chuyện
giản dị thân thương nói về bố mẹ. Phải chăng vì thế mà thơ Nam mới thẫm
đẫm vị ngọt ngào, thắm thiết đến vậy.
Với những cảm xúc chân thật, Nam đã lôi cuốn người đọc lạc vào thế giới
của mình. Qua từng câu chữ, người đọc dường như thấu hiểu được chính con
người em. Không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm, mà những dòng thơ ấy còn có
tính giáo dục cao. Đường xa con hát là tập thơ đầu tay đánh dấu mốc khởi đầu
sáng tác của Nam. Tập thơ này đã tạo nên một làn sóng lớn thu hút các độc
giả trong và ngoài nước. Sự hồn nhiên, giản dị trong cách suy nghĩ, cách viết
của cậu đã mang lại nhiều ấn tượng khó phai cho người đọc. 26 bài thơ là 26
bức thư tâm tình với nhiều nội dung khác nhau, có những bài thơ mang tình

1


cảm yêu thương, nỗi nhớ mong, có những bài thơ là lời dặn dò, động viên.
Bên cạnh đó lại có những bài thơ thể hiện cái nhìn sâu sắc của cậu về cuộc
đời. Các bài thơ được sắp xếp theo một trình tự nhất định,lần lượt từ bài thơ
mang phong thái hồn nhiên đến bài thơ đáng suy ngẫm thể hiện sự chững
chạc khiến người đọc không ngừng bị lôi cuốn theo mạch cảm xúc từ thú vị
đến bất ngờ.
1.2. Lý do sư phạm

Thơ là một thể loại chiếm vị trí quan trọng trong phân môn Tập đọc ở
Tiểu học. Thơ có sức hút mạnh mẽ, dễ thuộc, dễ nhớ, đi sâu vào tâm hồn các
em, hình thành cho các em những giá trị nhân cách nhất định.Những bài thơ
mộc mạc giản dị của Nam đã khơi dậy, nuôi lớn tình yêu, lòng biết ơn đối với
cha mẹ từ sâu trong trái tim của mỗi đứa trẻ, nhưng sự tiếp cận với thơ Nam
của học sinh còn chưa nhiều.
Là một giáo viên tiểu học tương lai, tôi muốn thông qua kết quả nghiên
cứu đề tài này để rút ngắn khoảng cách “một hiện tượng thơ mới” với các em
học sinh đồng thời có hướng giúp bản thân mình tích lũy vốn tri thức, giúp
học sinh hiểu và cảm nhận được cái đẹp, cái hay qua từng bài thơ. Giúp các
bậc phụ huynh quan tâm ,chia sẻ với con cái họ như một người bạn, để từ đấy
các em dễ bộc lộ cảm xúc, tâm sự với bố mẹ mình nhiều hơn.
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “giá trị nội dung và
nghệ thuật tập thơ Đường xa con hát của Đỗ Nhật Nam” góp phần khám phá
khẳng định tài năng của em.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ không chỉ đem đến cho con người những cảm nhận sâu sắc, những
cảm xúc thăng hoa, mà chính thơ cũng là nơi gửi gắm niềm thương nỗi nhớ,
là nơi giãi bày tâm sự. Cũng giống như những thi sĩ khác, Đỗ Nhật Nam đã
mượn thơ để nói lên nỗi lòng mình một cách tự nhiên, chân thật nhất. Mới

2


đầu em viết những bài thơ lên facbook cá nhân để bày tỏ nỗi nhớ, niềm
thương của mình khi ở đất nước Mỹ xa xôi. Sau đó với tài năng thiên bẩm của
mình, Nam đã chinh phục được đông đảo các độc giả trên mạng xã hội và rồi
đứa con đầu tay Đường xa con hát được ra đời vào năm 2015 do nhà xuất bản
Lao động. Tập thơ ra đời không chỉ là mốc đánh dấu tên tuổi của Đỗ Nhật
Nam mà còn là chìa khóa để ta bước vào cánh cửa tuổi thơ, được hòa mình

vào những cảm xúc hồn nhiên trong sáng. Nhà phê bình văn học Chu Văn
Sơn đã viết “sinh ra trong một gia đình trí thức, được hưởng cái “gen văn
chương ngôn ngữ” từ người bố là tiến sĩ ngôn ngữ học kiêm một tay bút tản
văn, Nam đã có mầm văn thơ sớm. Nhưng khi còn yên ổn bên bố mẹ, cái mầm
ấy vẫn nằm yên trong vỏ hạt. Chỉ khi xa bố mẹ, xa gia đình, xa quê hương để
du học ở một thế giới khác, cách quê hương tới nửa vòng Trái đất, thì khoảng
cách thăm thẳm đó mới là tác nhân trực tiếp khiến hạt mầm cựa mình, nứt vỏ,
nảy trồi, mọc cây…”[8,144-145]. Thật đúng vậy, khoảng cách địa lý đã mang
em đến với thơ,và cũng chính thứ tình cảm chân thật hồn nhiên ấy lại là cái
tạo ra thơ.
Trong lời giới thiệu đầu tập thơ Đường xa con hát Tiến sĩ Nguyễn Mạnh
Hùng nhận xét : “Đọc mỗi bài thơ một ngày.Tôi cứ cảm giác rằng đây là kho
lương khô, mỗi ngày anh bộ đội – tôi chỉ được ăn một phong. Phải như vậy
mới thấy hết giá trị của từng câu, từng chữ, của tâm huyết, của một tấm lòng.
Đọc rồi tôi có cảm giác như mình đi trong sương đêm, không thấy mưa nhưng
nước ngấm dần vào làm ướt hết quần áo tôi, ướt tóc ,ướt đầu tôi. Thơ của
Nhật Nam như sương đêm ngấm qua da, vào thịt, đi tiếp vào xương đến tận
tủy của tôi”[8,6].
Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa đã cảm nhận : “Thơ Nam là
những câu chuyện giản dị và rất đỗi thân thương về bố mẹ…..Thơ Nam viết

3


những gì con cảm nhận về cuộc sống sâu sắc đến không ngờ. Từng vần thơ
chứa niềm cảm thông, đau xót, sự sẻ chia đến tận cùng……”[9, 8-11].
Những ý kiến nhận xét trên đã khiến tôi thêm phần suy ngẫm, tôi như được
sáng tỏ thêm về cách viết thơ cũng như hiểu thêm về con người Đỗ Nhật
Nam.Sau khi đọc tập thơ Đường xa con hát theo ý kiến riêng của mình, tôi
nhận thấy những lời nhận xét trên thật sâu sắc, nó là một con đường dẫn tôi

cảm nhận chất thơ cũng như phong cách viết thơ của Nam.Tuy nhiên qua
khảo sát, thơ của Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Vấn đề đó là một khoảng
trống để tôi có cơ hội được nghiên cứu và bổ sung đầy đủ hơn.Trong khả
năng còn hạn chế của mình, tôi đã cố gắng tìm hiểu tài liệu liên quan, kế thừa
và mở rộng những vấn đề về giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ Đỗ Nhật
Nam để hoàn thành đề tài khóa luận hoàn toàn mới này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ Đỗ Nhật Nam.
- Nâng cao năng lực cảm thụ thơ của bản thân.
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nội dung và nghệ thuật tập thơ Đường xa
con hát
Văn bản khảo sát: Đường xa con hát - (2015) NXB Lao động
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
6. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm 2
chương:
CHƯƠNG 1 Đường xa con hát nhìn từ phương diện nội dung

4


1.1. Nỗi nhớ,tình yêu của Nam dành cho gia đình
1.1.1. Những kỉ niệm ùa về bất chợt trong nỗi nhớ
1.1.2. Tình yêu Nam dành cho ông bà,bố mẹ
1.1.3. Sự hứa hẹn của Nam với bố mẹ
1.2. Nỗi thấu hiểu,tình yêu thương của Nam dành cho cuộc đời

1.2.1. Cảm nhận nỗi mất mát, đau thương do thiên tai, tai nạn
1.2.2. Nguyện cầu sự bình an cho muôn người
1.2.3. Thấu hiểu mỗi số phận trong cuộc đời
CHƯƠNG 2 Đường xa con hát nhìn từ phương diện nghệ thuật
2.1. Kết cấu
2.2. Thể thơ
2.3. Nhịp điệu
2.4. Biện pháp tu từ
2.4.1. Nhân hóa
2.4.2. So sánh
2.4.3. Điệp ngữ

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐƯỜNG XA CON HÁT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
1.1. Nỗi nhớ,tình yêu của Nam dành cho gia đình
Trong lời nói đầu của tập thơ Đường xa con hát Nam đã viết “ …Thơ cũng
là cách giúp em nguôi đi nỗi nhớ nhà lúc nào cũng dâng lên trong lòng. Em
làm thơ mà không nghĩ mình đang làm thơ vì em không cầu kì về nghệ thuật.
Em gọi thơ là “trò chơi xếp hình với các con chữ”. Những cảm xúc, những ý
tưởng cứ theo từng con chữ, xếp thành từng dòng bé xinh, làm dịu vơi khoảng
cách địa lý dằng dặc giữa em và bố mẹ...”. Dường như cậu mượn thơ để giải
tỏa lòng mình, để đốt cháy khoảng cách, để xoa dịu con tim. Cái hình thức mà
cậu tìm tới để giãi bày những nhớ thương chất chứa trong lòng khá đặc biệt.
Nam gửi gắm trọn tình yêu, cảm xúc của mình vào từng con chữ, mỗi bài thơ
là một trang nhật kí nhỏ để cậu thổ lộ tâm tư, hay cũng là một bức thư để gửi
đến người thân yêu. Nam viết như để sống lại những kỷ niệm ngọt ngào khi ở

cạnh bố mẹ và cũng là để xua tan nỗi nhớ nhà luôn thường trực trong tim.
Trong 26 bài thơ thì có đến 23 bài thơ Nam viết về gia đình, về bố mẹ.
Mỗi bài thơ là mỗi cung bậc cảm xúc, mỗi dòng tâm trạng khác nhau. Có lúc
là nỗi nhớ nhà đến cồn cào “Giờ mình con ngồi với căn phòng không/Gió
mùa cũ thao thức cùng nỗi nhớ” với những lời hứa hẹn mong ước, có lúc lại
là những lời dặn dò lo lắng, quan tâm “Đừng buồn khi con đi xa/Đừng rơi
nước mắt chiều tà nhớ mong”.
1.1.1. Những kỉ niệm ùa về bất chợt trong nỗi nhớ
Lần đầu tiên trong cuộc đời phải xa nhà, xa người thân, cũng như những
đứa trẻ khác Nam nhớ bố nhớ mẹ, nhớ ông bà, nhớ những giây phút hạnh
phúc được đoàn tụ chung vui trong những ngày lễ, tết. Nhưng nỗi nhớ ấy lại
6


dâng trào hơn, cồn cào hơn khi cái không khí lành lạnh vây quanh, mùa đông
đến mang lại cái cảm giác cô đơn đến lạ. Nỗi nhớ lại dâng lên gấp bội khi đó
là vào mùa giáng sinh – mùa đoàn tụ, mùa ấm áp bên gia đình. Đây là giáng
sinh đầu tiên Nam phải xa nhà, nhìn khung cảnh Texas em lại nhớ mùa giáng
sinh khi mình còn thơ bé:
Giáng sinh đầu tiên con xa bố mẹ
Ngắm mênh mông lá đỏ rụng bên thềm
Texas mù mây những bình minh lớp lớp
Lấp lánh đèn hoa, rờm rợp nụ cười
Trong tim thắm con tìm về thơ bé
Nhớ miên man những cổ tích năm nào
Có ông già Noel chui gầm giường bụi phủ
Nửa đêm rồi vẫn sột soạt túi nilon
Ông già Noel chạy Dream tơi tả
Đi đến giữa đường huỳnh huỵch ngã lăn quay
Ông già Noel xoay tìm thư trong hộc tủ

Mướt mải mồ hôi lùng sục mua quà
Không chớp mắt, chờ giờ đêm thần thánh
Đặt gói quà cho con trọn niềm vui
Trước khung cảnh lá đỏ rụng “ mênh mông”, mây mù giăng kín,người đầu
tiên Nam nhớ đến chính là bố. Cái tên em đặt cho bố cũng rất trìu mến thể
hiện bao tình cảm chứa chan “ông già Noel” “Khốt Ta Bít”. Em nhớ bố trong
vai trò của ông già Noel “không râu dài tóc bạc” “không mũ đỏ trùm đầu diện
hài nhung” nhưng “mướt mải mồ hôi” để chọn món quà mà em thích, dành
cho em những bất ngờ thú vị.Tình yêu của người bố người mẹ dành cho con

7


là vô bờ, đó là sự hi sinh cao cả, nhưng không phải đứa con nào cũng có thể
cảm nhận, thấu hiểu nó. Với cậu bé mới chỉ 13 tuổi đã cảm nhận được thứ
tình cảm thiêng liêng đó, luôn trân trọng, với lòng biết ơn sâu sắc, để rồi kí ức
lại ùa về len lỏi trong từng nỗi nhớ bất giác trở về hiện tại :
Giáng sinh năm nay con xa bố mẹ
Chẳng còn chờ quà đến trong đêm
Không nao nức cây thông đèn lấp lánh
Đêm trăng trong chạy bạt cả trời sao
Trở về với hiện tại, cái cảm giác háo hức mong chờ món quà bất ngờ chỉ còn
là trong kỉ niệm, trong nỗi nhớ. Nỗi bâng khuâng bỗng rạo rực trong lòng khi
nơi đây hiện tại chỉ có một mình em- một mình em đón tết Noen, một mình
em trong khí trời giá lạnh. Chẳng còn được chờ mong quà, chẳng còn được
trang trí cây thông , cũng chẳng còn được bên bố mẹ sum vầy.
Trong bài thơ Đông ấm nỗi nhớ của Nam được bày tỏ rõ hơn , em nhớ nhà
đến “ thắt lòng”. Cậu thèm khát, mong ước được trở về với những ngày tháng
ở nhà, được thưởng thức hương vị rau muống, rau cần mẹ nấu, được ngồi
lòng bố, nắm tay, được rúc đầu vào lòng mẹ trong những đêm giá rét. Đối với

cậu, chỉ cần được sự che chở yêu thương, được ngồi trong lòng bố, được rúc
đầu trong lòng mẹ thì cái giá lạnh của mùa đông cũng trở nên ấm áp. Nam
cảm nhận được hương vị ngọt ngào, thơm mát khi rúc đầu vào lòng mẹ, sự an
toàn đến lạ với cảm giác được che chở khi ngồi vào lòng bố. Những ngày
tháng xa nhà, hình ảnh khung cửa nhỏ xung quanh là giàn hoa giấy luôn in
sâu trong lòng cậu. Đó là hình bóng nhà cậu và có lẽ hình ảnh đó sẽ không
bao giờ phai theo thời gian, năm tháng:
Hơn bốn tháng nay con chưa trở về nhà
Ăn bát cơm canh rau muống, rau cần mẹ nấu
Ngồi lòng bố, nắm bàn tay xương xẩu

8


Sao tay bố chai nhiều, bố ngủ có ngon không?
Mẹ ơi! Con thèm nhớ những đêm đông
Rúc đầu vào lòng mẹ lành thơm như suốt ngọt
Mặc kệ gió mùa âm u, ầm ù, khung cửa lọt
Cánh cò trắng hiện về sáng dịu điệu dân ca
Những tháng ngày dằng dặc con đường xa
Con luôn nhớ đến thắt lòng nhà mình nơi ấy
Khung cửa nhỏ với giàn hoa giấy
Bếp thơm chiều mẹ nhóm lửa thanh thao
Không sôi động, náo nhiệt như mùa hè, không tươi mát như mùa xuân, mùa
đông mang lại cảm giác buồn man mác, lạnh lẽo, cô đơn. Có lẽ chính vì vậy
mà cậu bé 13 tuổi này cũng bị ảnh hưởng đến tâm trạng :
Giờ mình con ngồi với căn phòng không
Gió mùa cũ thao thức cùng nỗi nhớ
Dù xa nhà, nhưng niềm tin, sự yêu thương vẫn đong đầy trong cậu, Nam vẫn
vững đôi chân trên bước đường dài của mình mong được gặt hái những thành

quả thỏa niềm mong đợi của bố mẹ. Cậu “xin bố mẹ yên lòng” về mình.Có
thể nói xa nhà khiến Nam tự lập hơn, trưởng thành hơn rất nhiều so với lứa
tuổi của mình:
Nếu biết yêu thương thì đâu cũng là nhà
Đâu cũng gặp con cò đến hát
Đâu cũng thấy lời hương quê bát ngát
Xin bố mẹ yên lòng…con vẫn ấm áp …mùa đông
Tết đến xuân về là dịp trao gửi yêu thương, là lúc được đoàn tụ, sum
vầy. Vậy mà, vào thời điểm sửa soạn đón Tết ấy Nam lại đang trên đất nước
Mỹ xa xôi, xa quê nhà đến nửa vòng trái đất. Nỗi nhớ nhà nhớ Tết Việt bỗng

9


chốc lại trào dâng trong lòng, len lỏi vào kí ức của em.Trong bài thơ Nhớ Tết
Nam tự vẽ ra cảnh tượng náo nức, tất bật trước mắt bằng trí nhớ của mình dựa
trên những câu hỏi rất đỗi thân thương:
Bố mẹ ơi sắm Tết được nhiều chưa
Mẹ đã muối dưa cải ngồng trong bếp
Bố đã đi chợ đong thêm vài cân gạo nếp
Bố mẹ ơi, sắm Tết được nhiều chưa?
Với phong tục truyền thống, Nam vẫn nhớ mẹ thường muối dưa cải ngồng,
bố thì đong gạo nếp mỗi khi tết đến. Sự mong ngóng của cậu được thể hiện
thông qua câu hỏi “ bố mẹ ơi, sắm Tết được nhiều chưa?” lặp lại đến hai lần
.Đây không phải là lời hỏi han bình thường mà đó là lời kể trong tiềm thức,
trong kí ức của cậu. Dù ở xa nhưng em vẫn đếm thời gian và ước chừng
những công việc mà cả nhà mình chuẩn bị cho ngày Tết. Em bỗng nhớ lại
hương sắc mùa xuân, cái vị ngọt ngào của từng cơn mưa bụi, cả đất trời phủ
một màu hồng tươi của hoa đào. Từng đoàn người tấp nập mua sắm, tay thì
giỏ phong lan, tay thì bánh chưng thoảng nơi đâu cũng có ánh mắt nụ cười.

Câu thơ “ mắt gập gờ trốn cả giấc ngủ trưa” đã nói lên sự bận rộn trong những
ngày giáp Tết, người người tưng bừng náo nức sắm sửa quên giờ giấc, có khi
lại “trốn cả giấc ngủ trưa”. Tuy không được ở nhà, không được thấy được sự
chuyển giao thay mình của mùa xuân, không được hòa mình vào không khí
đón Tết nhưng Nam vẫn gửi hồn mình về với quê nhà. Em lại tiếp tục đưa ra
những câu hỏi mà chắc hẳn giờ này năm trước vẫn diễn ra:
Bố có ngược đường lặn lội trời mưa
Đèo sau trước bánh, hoa, quà Tết
Phóng băng băng quên nỗi mình đang rét
Đủ phần quà cho tất cả người thân

10


Nhà bác Thu thịt lợn đã chia phần
Tiếng eng éc giục xuân về chạm ngõ
Ông ngoại thênh thao cười cùng với gió
Bánh chưng con này ông cất để phần Nam
Bà ngoại miên man ra vườn chăm hoa lan
Rồi giục cải nở vàng những nụ
Xập xòe trước sau nhịp nhàng đàn ong thợ
Rủ mùa xuân trêu bà ngoại xì tin
Ông bà nội cố lần giường tập đi
Mong ngày tết về quê thăm làng xã
Mới xa đó mà chừng nghe như đã
Lâu lắm rồi không được thở hương quê
Những hình ảnh thân thương của bố của bà của bác đều được Nam ghi nhớ.
Em miêu tả đến từng chi tiết hành động mà mọi người vẫn hay làm. Chắc hẳn
em phải dành tình cảm sâu sắc đến nhường nào mới có thể để ý từng người
từng dáng vẻ. Để rồi giờ đây khi xa nhà em lại tự vẽ lên bức tranh gia đình

bằng trí nhớ bằng tưởng tượng, em tự khoác lên mình không khí ấm áp, náo
nhiệt của những ngày giáp Tết. Nam không chỉ kể lại mà em còn gửi gắm trọn
nỗi nhớ đến người thân trong gia đình qua những câu thơ, qua những dòng
thư nhỏ.
Với bài thơ Bố mẹ đã yêu con như thế những kỉ niệm thời thơ bé lại ùa về
trong nỗi nhớ của một đứa con xa nhà:
Hồi con nhỏ xíu
Bố thường ôm rồi hỏi:
Nam ơi! Nam cứng cỏi
Nói xem yêu ai nào

11


Rồi bố mẹ “mời chào”
Bố đây này, yêu bố
Chẳng cần con phải cố
Nói yêu mẹ làm gì

Mẹ lập tức so bì
Yêu mẹ đương nhiên nhé
Nam của mẹ tuy bé
Mà hiểu hết mọi điều

Con không biết phải chiều
Bên mẹ hay bên bố
Thành ra không dám cố
Nói yêu ai, hì hì

Con sẽ ôm tức thì

Cả mẹ luôn với bố
Nhà mình đi chơi phố
Quên hết chuyện “tranh giành”
Một gia đình hạnh phúc là nền tảng vững chắc chắp cánh con bay xa, với
Nam gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng tình cảm, em thật hạnh phúc khi có bố
mẹ ở bên, luôn ủng hộ em vững bước trên con đường em tới. Giờ xa bố, trong
muôn vàn nhớ thương, Nam có những ân hận thật chân thành của một đứa
con từng có lúc vô tâm. Lòng nhớ thương còn khiến Nam tạo ra không ít
những hình ảnh nặng tình mà đầy bóng bảy thi vị.

12


1.1.2. Tình yêu Nam dành cho ông bà, bố mẹ
Tình yêu của người bố người mẹ dành cho con là vô bờ, đó là sự hi sinh
cao cả, nhưng không phải đứa con nào cũng có thể cảm nhận, thấu hiểu nó.
Với một cậu bé mới chỉ 13 tuổi, Nam đã cảm nhận được thứ tình cảm thiêng
liêng đó, luôn trân trọng, với lòng biết ơn sâu sắc. Mỗi khi nghĩ về bố Nam
luôn thấy chan chứa lòng biết ơn và yêu thương vô hạn, đôi khi là lời trách
móc nhưng trách chỉ để mà yêu, mà thương mà quý. Một câu hỏi thân thương
vang lên đầu bài thơ Khúc ru cho bố “ Bố ngủ ngon không?/ Trời đông rồi
đấy” đầy ấm áp, chan chứa tình yêu. Một câu hỏi thể hiện sự quan tâm lo lắng
Nam dành cho bố khi em đang ở xa nhà. Nam luôn muốn làm điểm tựa, để bố
có thể dựa vào, dù xa cách đến hàng vạn dặm nhưng em vẫn luôn khẳng định
tình yêu của mình:
Con xa biết mấy
Dằng dặc trời đêm
Sao trời nhiều lên
Tình yêu dâng mãi
Hay qua những lời dặn dò, răn đe với cái u vô tri vô giác cũng thể hiện sự lo

lắng, tình yêu sâu đậm Nam dành cho bố. Những lời dặn dò như sự ra lệnh
vừa hài hước lại vừa ấm áp yêu thương, khiến người đọc không khỏi bồi hồi
xúc động:
Đừng có mà làm khó
Đừng có mà làm đau
Đừng có mà lớn mau
Nằm yên thôi, nhớ nhé!
( Nói với cái u )

13


Trong mắt Nam cái u thật xấu xí và vô duyên khi đậu ngay trên trán bố. Em
xót xa, đau thay bố mình. Nam chỉ muốn gom được hết cái đau đó để bố khỏi
đau, khỏi suy nghĩ, đồng thời em luôn mong ước lớn thật nhanh để lo toan san
sẻ công việc với bố :
Bố ơi tay con đỡ
Con gom hết cái đau
Con sẽ lớn thật mau
Để lo toan cùng bố.
( Nói với cái u )
Tình yêu Nam đối với bố thật gần gũi giản dị. Nó xuất phát bằng cả tấm lòng
bằng những gì mộc mạc, bằng những gì hàng ngày em nhìn thấy nghe thấy từ
đó có những cảm nhận suy nghĩ, những lo lắng mà tạo nên tình yêu. Tình yêu
của em dành cho bố còn thể hiện qua những câu thơ thương tuổi thơ nhọc
nhằn lận đận của bố: “Bố nhớ cánh đồng thôn quê/ Tràn trề màu xanh cây lá /
Nơi bố mò cua bắt cá / Mồ hôi mặn cả ruộng cày” trong bài thơ Ru bố. Mỗi
lần Nam nhớ về tuổi thơ của bố là một lần em thấu hiểu bao nỗi buồn khổ,
nhọc nhằn bố mang trong tim.Tuổi thơ của bố không êm đềm, không đầy đủ
như em mà là những giọt mồ hôi, những ngày dầm mưa rãi nắng , những ngày

gió rét đêm thâu. Thấu hiểu nỗi vất vả đó em lại càng thương, càng quý.
Chính nỗi vất vả, nhọc nhằn của bố đã mang lại tuổi thơ đầy đủ, vui sướng
cho em, cuộc sống ngày hôm nay, càng khiến Nam thêm trân trọng :
Như hạt nảy trên đất cằn
Luôn vươn mình về ánh sáng
Tình yêu đậm đà lai láng
Bố dành cho tuổi thơ con
Con đi “gót đỏ như son”

14


Ngạt ngào hương sen thơm mát
Bình minh dâng lên bát ngát
Xòe tay đón ánh mặt trời
Bên cạnh người bố nghiêm khắc dạy dỗ con nên người luôn là một người mẹ
hiền lành, ấm áp. Nét hiền dịu ấy đã tạo nên sự gần gũi, ngọt ngào đến lạ. Có
lẽ chính vì thế mà hình ảnh người mẹ luôn là đề tài muôn thuở của các thi sĩ
nhí. Viết về người mẹ Trần Đăng Khoa thể hiện tình yêu của mình dành cho
người mẹ bằng những hành động giúp mẹ việc nhà cậu tình nguyện làm người
nội trợ đảm đang sẻ chia một phần gánh nặng với người mẹ một đời lam
lũ: “Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai/ Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo/
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm/ Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn/ Khi mẹ
vắng nhà, em quét sân và quét cổng”...(Khi mẹ vắng nhà). Cậu tự nhận mình
chưa ngoan vì vẫn để mẹ vất vả, nhọc nhằn. Lời tự nhận chưa ngoan đã thể
hiện được niềm thương, tình yêu cậu dành cho mẹ. Những lời thơ tự nhiên mà
giàu cảm xúc, thơ Khoa gắn với người mẹ lam lũ vất vả với ruộng đồng với
những hình ảnh thân quen “cái sân” “cây cối” “ruộng đồng sực nức hương
đồng gió nội, chất làng quê chất dân gian. Vượt qua bao thời gian, từ thời
chống Mĩ đến thời bình, từ “mái đình làng quê” đến “công nghệ hiện đại” thì

hình ảnh người mẹ vẫn luôn xuất hiện trong thơ ca, với bài thơ Người mẹ u
sầu và điều ước của tôi của Ngô Gia Thiên An cũng thể hiện những tình cảm
em dành cho mẹ em nói rằng :“Mẹ là người đàn bà muốn uống nước và lấy
cái ghế thì quát con/Mẹ luôn u sầu và không chơi với ai cả/ Mẹ là người đàn
bà muốn con viết cái gì đó nhưng hôm qua lại nói /Rằng biết rửa tay sạch đi
còn hơn làm thơ hay” nhưng ẩn sâu trong tâm trí, An luôn nghĩ mẹ đã hi sinh
rất nhiều để dành trọn niềm vui niềm hạnh phúc cho cô. Hay Hoàng Dạ Thi
cũng viết về người mẹ với những lời yêu thương: “Con thương mẹ nhiều như
lá cải” Tình yêu dành cho mẹ hiện lên thật ngây thơ hồn nhiên, hình ảnh lá

15


cải quen thuộc được em ví với tình thương em dành cho mẹ. Dù ở các thời đại
khác nhau, tất cả các em đều viết về mẹ với lòng biết ơn, yêu mến vô bờ, Đỗ
Nhật Nam cũng vậy, nhưng khác với các bạn nhỏ được ngắm nhìn mẹ hàng
ngày từ nỗi vất vả của người mẹ mà thành thơ ca thì với Nam chỉ thực sự
bung tỏa cảm xúc khi ở bên kia bán cầu.Tình yêu thương mẹ đều từ phương
xa gửi về, hình ảnh mẹ hiện lên chỉ trong tưởng tượng, trong trí nhớ. Có lẽ nó
không chỉ là tình yêu mà còn là sự khao khát, nhớ nhung được kề bên mẹ. Khi
viết về mẹ Nam luôn dành cho mẹ một vị trí đặc biệt, cách Nam viết thơ về
mẹ cũng khác so với viết về bố. Có gì đó dịu dàng, tha thiết, có gì đó ân cần
chia sẻ. Nam thương yêu mẹ bằng cả trái tim. Những hình ảnh em chọn lọc để
viết về mẹ cũng đẹp đến không ngờ, em ví mẹ mình như “Quan Âm tóc rối”
hiền lành chịu thương trong bài thơ Quan âm tóc rối:
Đến lượt mẹ làm “Quan âm tóc rối”
“Quan âm” hiền, “Quan âm” khóc tỉ ti
“Quan âm” chịu thương,”Quan âm” lặng lẽ
“Quan âm” buồn khi con đã vắng xa
Bao nhiêu từ ngữ đẹp nhất Nam đều dành cho mẹ, với Nam mẹ như một vị

quan âm sống, luôn hiền lành, và hay khóc. Không được quan sát trực tiếp
gần kề bên mẹ nhưng Nam vẫn tưởng tượng được nỗi nhớ con với lòng xao
xuyến mỗi khi chiều đông buông gió mẹ lại “mơ hồ ngồi tựa cửa”.Em mong
rằng những cánh cò trắng đừng chở thêm “nỗi niềm xa thăm thẳm” để mẹ thôi
buồn, thôi khóc vì nhớ em, đồng thời cũng gửi gắm nhờ những cánh cò trao
gửi yêu thương của em đến với mẹ, tạo cho mẹ những niềm vui khi ở nhà.
Nỗi khát khao được quẩn quanh mẹ lại rạo rực, trong bài thơ Trò chuyện cùng
mèo con Nam ghen tị, thèm khát được như chú mèo nhỏ được nũng nịu, được
mẹ vỗ về âu yếm. Nam đi xa mèo trở thành “em bé” luôn được mẹ vỗ về âu
yếm, luôn được nũng nịu trong lòng mẹ, được sớm tối gần bên mẹ, được nghe

16


mẹ than thở la lối hay được nhìn mẹ làm việc. Những điều đơn giản vậy thôi
nhưng đối với Nam lại xa vời, em ao ước thèm khát được bên mẹ hàng ngày,
được như chú mèo nhỏ cuộn tròn trong lòng mẹ. Niềm ao ước thèm khát
khiến Nam phải thốt lên:
Tao thèm như mày đó
Lúc nào cũng gần bên
Nhưng cũng không quên viết những lời yêu thương :
Cũng yêu mẹ nhiều thêm
Nhiều thêm và nhiều nữa
Nỗi khát khao cháy bỏng lại dâng lên hòa cùng tình yêu Nam dành cho mẹ,
tình yêu đó cũng thể hiện qua sự thương xót khi mẹ nhọc nhằn, vất vả lo toan.
Bài thơ Thương mẹ được Nam viết khi nghe tin mẹ ốm, thường ngày em khao
khát được bên mẹ bao nhiêu thì lúc mẹ ốm lại tăng lên gấp bội. Mở đầu bài
thơ là lời hỏi thăm đầy ân cần :
Mẹ ơi! Mẹ mệt nhiều không
Hình như phía ấy mưa dông tứ bề

Con xa xôi chẳng thể về
Nắm bàn tay mẹ bộn bề lo âu
Lời hỏi han ấy là tiếng lòng của đứa con hiếu thảo xa nhà. Biết tin mẹ ốm,
Nam lo lắng, bâng khuâng khi “chẳng thể về” để nắm bàn tay mẹ vỗ về, an ủi.
Dường như em chỉ có thể gửi vào thơ cảm xúc của mình, nhờ thơ gửi niềm
động viên đến mẹ mau khỏe. Em ru “à ơi” cho mẹ ngủ ngon quên đi nỗi nhọc
nhằn vất vả, em mượn bàn tay lau đi nước mắt tuôn rơi, em mong nỗi băn
khoăn muộn phiền tan biến. Dù có ở nơi xa nhưng Nam vẫn khẳng định trái
tim em vẫn hướng về gia đình với đầy ắp yêu thương:
Xa xôi dẫu có trăm miền
Tim con vẫn trọn nỗi niềm yêu thương

17


Những lời thơ nhắn nhủ tâm tình, những mong muốn em dành cho mẹ được
vang lên như tiếng chuông giục mẹ mau khỏi. Em nhờ bố thay mình chăm sóc
mẹ, thay mình nói lời yêu thương tiếp thêm phần động lực :
Nụ cười nào rạng trên môi
Cỏ cây hoa lá sinh sôi dạt dào
Mẹ ơi!Mau khỏe nhanh nào
Bố thay con đấy.. thì thào …lời thương!
Trong bài thơ “Bà ngoại xì tin” Nam dành cho bà một tình cảm đặc biệt,
em coi bà như một người bạn với biệt hiệu “bà ngoại xì tin”. Nam vẫn thường
nói chuyện với bà trên facebook để tâm sự buồn vui, bà ngoại tuy đã già
“ngoài bảy mươi” nhưng vẫn “like, comment” với những “ Hình icon rực rỡ”
mỗi bài em đăng hay mỗi lần nói chuyện. Giờ đây công nghệ hiện đại dù có
cách xa nửa bán cầu chỉ cần lên facebook là có thể nhìn thấy mặt nhau, chính
vì vậy mà Nam thấy được sự ngạc nhiên của bà khi thấy cháu yêu “cao lên”,
da “đen” đi lại còn biết làm thơ:

Bà ngạc nhiên tần ngần
Ôi! Cháu bà đây á
Nó cao lên nhiều quá
Sao da đen thế này!
Nó còn biết bày tỏ
Làm nhiều thơ tặng bố
Nhìn thấy bà qua màn hình nhỏ Nam lại bồi hồi nhớ thương. Em vẫn thấy
được gần kề bên bà, được bà vỗ về ru ngủ khi lạc vào giấc mơ mỗi đêm:
Bà ơi!
Thương nhớ dài như trời
Nhưng cháu bên bà đấy

18


Gần kề bà biết mấy
Lẫn vào từng giấc mơ
Bàn tay bà như thơ
Vỗ về ru cháu ngủ
Tim bà như gợi mở
Đến chân trời xanh xa
Bao nhiêu tình cảm dành cho bà Nam đều gửi vào thơ, lời thơ thật ngọt ngào
chân thật. Tất cả những chân trời em đi đều thấy bóng dáng hiền hòa của bà
với nụ cười “như nắng nỏ” “ như mùa xuân”. Bà như một nguồn sáng luôn
động viên giúp em vững bước trên mọi con đường. Những vần thơ cuối bài
vang lên khẳng định tình yêu của em đối với bà ngoại.Tình yêu đó thật nhiều
không thể đếm được :
Facebook có thêm bà
Thêm ngàn lần thương mến
Yêu bà không bờ bến

Bà ngoại xì tin ơi!
1.1.3. Sự hứa hẹn của Nam với bố mẹ
Tình yêu của Nam dành cho gia đình không chỉ là những câu yêu thương
ngọt ngào mà còn là những lời hứa hẹn, những lời dặn dò, động viên.Thông
qua những lời dặn dò trong bài thơ Dặn mèo Nam luôn muốn mẹ mình thật
mạnh mẽ đừng khóc, đừng buồn vì nhớ cậu. Cậu gửi gắm vào chú mèo nhỏ
mong sẽ thay mình an ủi, vỗ về, làm trò vui cho mẹ tươi cười. Nam biết rằng
mỗi khi cậu đi xa nỗi nhớ mong trong lòng mẹ dâng lên, nỗi buồn vô hình lại
ập đến mang theo dòng nước mắt nhớ thương:
Mẹ luôn luôn buồn so
Mắt lúc nào cũng ướt

19


Mi cứ tràn ngập nước
Em trách chú mèo nhỏ “chẳng chịu kêu an ủi” để mẹ có thể vui lên, hay
“chẳng biết kề vai” “nói những lời trong mát” để mẹ lại mang nỗi buồn chơi
vơi – nỗi nhớ con da diết. Đồng thời em cũng dặn mèo con hãy làm mẹ vui
lên bằng hành động nhỏ:
Mèo ơi nào, chạy ra
Ngồi lòng đi, thế nhé
Mắt lim dim he hé
Cọ đầu nào, nhẹ thôi
Mèo ơi nhớ chưa nào
Tao giao cho mày đó
Đừng làm mẹ nhăn nhó
Rơi nước mắt hàng ngày
Mày phải biết tỏ bày
Phải làm trò lí lắc

Làm cho mẹ nín khóc
Những lời dặn dò thật ân cần, ấm áp, mặc dù những lời nói ấy dành cho chú
mèo nhưng ẩn sâu trong đó là lời mong muốn động viên dành cho mẹ. Nam
mong rằng mẹ luôn tươi cười hạnh phúc để quên đi nỗi buồn, sự trống vắng
hụt hẫng khi em xa nhà.
Đối với mọi người, giao thừa là giây phút thiêng liêng nhất, là lúc đoàn tụ
gia đình, cùng nhau mong đợi đến khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và
năm mới. Vậy mà vào thời khắc thiêng liêng ấy, em lại đang trên chuyến xe
sang thăm bang khác. Bài thơ Khúc hát giao thừa được ra đời trong niềm
mong ước điều tốt đẹp sẽ đến với những người thân yêu của em. Em dặn dò
bố không cần bận tâm suy nghĩ cho em, có thời gian nghỉ ngơi để có sức
chăm mẹ:

20


×