Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.54 KB, 3 trang )

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG 4.0
Nguyễn Đình Hương*
TĨM TẮT:
Giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước những khó khăn về phân luồng, liên thông và
quản lý Nhà nước. Nếu trung học cơ sở thực hiện 10 năm thì phân luồng sẽ dễ dàng hơn.
Nếu trung học phổ thông 2 năm và học dự bị đại học thì phân ban sẽ dễ dàng hơn và sẽ rút
ngắn được thời gian đào tạo ở Đại học. Giáo dục nghề nghiệp cần chuyển sang đào tạo kỹ
năng và đổi mới quản lý Nhà nước. Giáo dục nghề nghiệp đóng vai trị quan trọng để tăng
cường nguồn lực và xuất khẩu lao động. Đổi mới giáo dục nghề nghiệp là cấp bách đáp ứng
yêu cầu cách mạng 4.0 ở Việt Nam.
Từ khóa: Phân luồng, liên thơng, đào tạo kỹ năng, quản lý Nhà nước và tự chủ
quản lý.

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đáp
ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao. Trong thời kỳ hội nhập với cuộc cách mạng
4.0, GDNN đang đứng trước nhu cầu to lớn về số lượng và chất lượng. Cần quan
niệm GDNN theo nghĩa rộng bao gồm các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng,
đại học. Thực chất giáo dục đại học cũng là GDNN ở trình độ cao. Do đó, cần có
chiến lược GDNN để liên thơng trình độ, học tập và nâng cao trình độ suốt đời
cho người lao động.
Hiện tại, GDNN ở nước ta đang có nhiều bất cập, đặc biệt là sự phân luồng,
liên thông giữa các cấp học, chương trình, nội dung học tập, đội ngũ giáo viên,
mơ hình đào tạo, quản lý cơ sở giáo dục và cách thức quản lý Nhà nước trong hệ
thống giáo dục.
GDNN cần được phân luồng ngay từ giáo dục phổ thông, sau khi học sinh
học xong trung học cơ sở. Tuy nhiên, do trung học cơ sở 9 năm, các cháu mới 15
tuổi, chương trình phổ thơng chưa hồn chỉnh nên đa số không phân luồng sang
học nghề và cố đeo bám học hết trung học phổ thông, nếu không vào được đại học
mới đi học nghề. Đây là sự lãng phí lớn nguồn lực của cá nhân và xã hội.
Nội dung chương trình đào tạo giữa học nghề các trình độ khơng liên thơng


với trình độ đại học nên khơng tạo cơ hội cho những người tốt nghiệp nghề nghiệp
ở trình độ trung học lên đại học. Đây là lỗi về hệ thống.
* Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

170


Đội ngũ giáo viên dạy nghề ở nước ta đang thiếu về số lượng và tay nghề để
hướng dẫn cho học sinh thực hành.
Mơ hình đào tạo GDNN các trình độ kể cả đại học ở nước ta đang theo mơ
hình hàn lâm, thi cử. Trong khi hầu hết các nước đã chuyển sang mơ hình đào tạo
kỹ năng, trong đó có kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng nghề trở thành
nòng cốt để đào tạo cơng dân tồn cầu và thời gian đào tạo ngắn so với nước ta.
Nước ta đã nhiều năm xuất khẩu lao động, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông
mà chưa có chiến lược đào tạo nghề thành thạo ngoại ngữ và có tay nghề để xuất
khẩu. Đây là sự hạn chế lớn về trình độ và năng suất lao động ở nước ta.
Hệ thống cơ sở GDNN ở nước ta chưa được quy hoạch theo ngành nghề,
địa phương, công lập, dân lập, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Gần như các cơ sở
GDNN yếu kém về cơ sở vật chất, thiếu phịng thí nghiệm thực hành và chưa gắn
kết với hệ thống doanh nghiệp.
Việc quản lý Nhà nước đối với hệ thống GDNN lại bị chia cắt, không thống
nhất trong một bộ quản lý.
Để phát triển hệ thống GDNN nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu
cầu cuộc cách mạng 4.0 cần phải đổi mới tư duy và có chiến lược phát triển phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2045.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2045
phải coi đào tạo nhân lực là khâu đột phá trong đó GDNN các trình độ phải được
coi là ưu tiên hàng đầu. Như vậy đổi mới GDNN phải gắn liền với đổi mới cả hệ
thống giáo dục. Giáo dục phổ thơng phải thiết kế chương trình phân luồng, phân
ban gắn với GDNN. Trong giáo dục phổ thơng có hệ thống giáo dục nghề để học

sinh học xong trung học cơ sở một bộ phận chuyển sang học trung học phổ thông,
một bộ phận lớn chuyển sang học nghề. Nếu điều chỉnh được trung học cơ sở học
10 năm thì sự phân luồng này sẽ dễ dàng hơn. Trung học phổ thông học 2 năm,
chủ yếu là phân ban và học dự bị đại học như mơ hình của Anh và nhiều nước
trên thế giới. Nếu đổi mới được giáo dục phổ thơng có chương trình học dự bị đại
học thì đây là điều kiện để giảm thời gian học đại học. Phần lớn các nước trên thế
giới thời gian học đại học từ ba năm đến ba năm rưỡi. Thời gian học thạc sĩ là một
năm đến một năm rưỡi. Học Tiến sĩ tùy theo từng chuyên ngành mà thời gian đào
tạo khác nhau.
GDNN cần đổi mới toàn diện theo hướng đào tạo kỹ năng gắn với thực hành
theo yêu cầu thị trường. GDNN phải gắn chặt với doanh nghiệp. Doanh nghiệp
không chỉ là nơi thực hành, thực tập mà là đầu ra của các cơ sở đào tạo. Doanh
nghiệp có thể cử những chuyên gia giỏi tham gia giảng dạy nghề ở các cơ sở đào
tạo. Cơ sở đào tạo nghề nghiệp không là công lập mà phần lớn sẽ là tư thục theo
mơ hình quản trị tự quản năng động, sáng tạo.
171


Cần qui hoạch hệ thống cơ sở GDNN theo hướng ngành nghề, địa phương.
Quan tâm các cơ sở GDNN ở vùng sâu, vùng xa, biển, đảo. Cần nghiên cứu mơ
hình GDNN đa ngành, đa cấp. Các trường đại học địa phương nên hướng vào đại
học cộng đồng đa cấp bao gồm đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đại
học cộng đồng là mơ hình hiệu quả đối với các địa phương mà các nước đã áp
dụng hiệu quả.
Cơ sở GDNN cần có quy mơ lớn, nên ghép các cơ sở GDNN nhỏ thành cơ
sở lớn và phải được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nhất là máy móc thiết bị, phịng
thí nghiệm, thực hành, thư viện, sân chơi, bãi tập.
Cần cải tiến cơ chế quản lý cơ sở GDNN theo hướng tự chủ. Có chính sách
thu hút nước ngoài đầu tư vào cơ sở GDNN. Nếu có thêm cơ sở GDNN nước ngồi
thì sự cạnh tranh về GDNN sẽ lớn hơn và đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽ nhiều,

hướng đến đào tạo công dân khu vực xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng lớn.
Khi các cơ sở GDNN tự chủ quản lý thì việc quản lý Nhà nước đối với GDNN
cũng cần thay đổi. Cơ sở GDNN chỉ liên quan đến Bộ chủ quản ở mức độ. Bộ chủ
quản chỉ cần định hướng chiến lược, quy hoạch và thanh tra đánh giá chất lượng.
Hiện tại quản lý Nhà nước đối với GDNN từ Trung ương đến địa phương đang
có qui mơ lớn. Nếu cải tiến được quản lý Nhà nước đối với hệ thống giáo dục đào
tạo nói chung và GDNN vào một đầu mối thì vai trị tự chủ của các cơ sở GDNN
sẽ phát huy tốt hơn.
GDNN ở nước ta đang đứng trước những thách thức lớn để tạo ra nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng 4.0.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2020 – 2030 tầm nhìn 2045 phải lấy
nguồn nhân lực là khâu đột phát. GDNN đóng vai trị hết sức quan trọng đối với
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành TW. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”.
2. Chính phủ. (2018). Quyết định số Số: 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 về việc “Phê duyệt Đề
án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai
đoạn 2018 - 2025”.
3. Quốc hội. (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 của Quốc
hội khóa XIII.
4. Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa IV.

172




×