Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và chiến lược hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 13 trang )

INTERNATIONAL

FORUM

ON

VIETNAM

EDUCATION

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
VÀ CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

GS. TSKH BÀNH TIẾN LONG
ĐÀO HIEN CHI

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
xác định rõ : Giáo dục là quốc sách hàng đầu và đã tập trung mọi nguồn lực để

phát triển giáo dục. Sau gần 18 năm đổi mới), giáo dục Việt Nam nói chung và
đặc biệt là giáo dục đại học nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng

nhưng tựu chung lại vẫn còn có những khó khăn, bất cập và lạc hậu so với nền
giáo dục đại học của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, bước
vào thế ky XXI, ky nguyên của nền kinh tế tri thức, của sự tồn cầu hố, vấn đề
làm sao để đổi mới và nâng cao được chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam,
từng bước hội nhập với nền giáo dục đại học thế giới đang đặt ra rất nhiều bài tốn
cho các nhà hoạch định chính sách. Bài viết này chủ yếu bàn luận về một số các
vấn đề liên quan đến chính sách đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục

đại học Việt Nam hướng tới hội nhập quốc tế. Đó là các vấn đề về tài chính cho


giáo dục, về chất lượng của đội ngũ giảng viên đại học, về đổi mới phương pháp

dạy và học trong các trường đại học, đổi mới quản lý giáo dục, về chương trình

giảng dạy và đặc biệt là vấn đề tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục. Tất cả
các giải pháp được nêu ra trong bài hy vọng sẽ là những bài học hay những gợi ý
cho các cơ sở giáo dục và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc

tiếp cận và tham gia vào nền giáo dục đại học quốc tế.

I - TONG QUAN VE QUA TRINH DOI MOI
1. Sứ mạng của giáo dục trong bối cảnh kinh tế — xa hoi Viet Nam
Giáo dục tạo ra kiến thức, kỹ năng, giá trị và hình thành nhân cách. Giáo
dục là sự cần thiết cơ bản đối với kỷ cương xã hội, là nguồn lực chính thúc đẩy
(1) Kể từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế.

132


DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM
sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Giáo dục cũng có nghĩa là văn hoá, là sự
quảng

bá những

thành tựu của nền văn minh nhân loại. Giáo dục, đó chính là

sự đầu tư vơ giá đem lại những lợi ích, những giá trị cho chúng ta và cho các
thế hệ tương lai.
Giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng có vai trị dẫn đầu hệ thống giáo dục vi


GDĐH là nơi đào tạo nhân lực có tri thức và bồi dưỡng tài năng, đồng thời là nơi
nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng những tri thức trình độ cao. Chất lượng đào tạo
và nghiên cứu, ứng dụng của các trường đại học có tác động rất mạnh mẽ đến sự

phát triển của đất nước, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước đang trong quá
trình đổi mới và hội nhập quốc tế. GDĐH cịn chủ động nghiên cứu dự báo, đón

đầu sự phát triển của tương lai. GDĐH là động lực để phát triển các cấp bậc học
và trình độ đào tạo khác. Thực hiện đổi mới GDĐH

là để nâng cao chất lượng

của việc đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao và hội nhập với GDĐH của khu vực
và quốc tế. Quá trình đổi mới GDĐH càng thành cơng thì hội nhập càng hiệu
quả. Hội nhập càng hiệu quả, thì đổi mới GDĐH càng được tăng cường.

Trải qua gần 18 năm (kể từ năm 1986), khi Đảng Cộng sản Việt Nam
tuyên bố bất đầu chương trình đổi mới tồn diện trên mọi lĩnh vực, hệ thống

giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng ở Việt Nam đã phát triển nhanh và đạt

được những thành tích đầy ấn tượng.
2. Những thành tích đã đạt được
Những giải pháp đổi mới GDĐH đến nay đều cố gắng thực hiện quan điểm

được nêu trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam là sát với
thực tiễn Việt Nam và phù hợp với xu thế thế giới. Quy hoạch về mạng lưới các

trường đại học đã được Chính phủ phê duyệt và đang trong quá trình hồn


thiện, tiếp tục bổ sung. Điều lệ trường đại học đã được ban hành ngày
30-7-2003 là cơ sở pháp lý để đổi mới GDĐH theo hướng hội nhập quốc tế.
Năm

học 2003, số sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng tăng lên tới

1.020.667 người (Bảng 1). Đội ngũ giảng viên tăng lên đến hơn 38.000 người
trong đó có khoảng 1700 giáo sư và phó giáo sư, hơn 5.000 tiến sỹ và gần

11000 thạc sỹ. Thực hiện chủ trương công bằng trong giáo dục, cùng với việc
tăng quy mơ, mạng lưới trường lớp và các loại hình đào tạo liên tục được củng

cố, mở rộng, kể cả vùng sâu, vùng xa... nhằm góp phần đáp ứng tốt hơn nhu
cầu học tập của con em nhân dân. Với mục tiêu xã hội hoá giáo dục, nhờ đa
dạng hoá loại hình sở hữu trường, tính đến tháng 4 năm 2004, số lượng cơ sở
133


INTERNATIONAL

FORUM

ON

VIETNAM

EDUCATION

đào tạo đại học, cao đẳng tăng lên đến 261 cơ sở, trong đó có 27 trường dân lập


và bán công. Xu thế đào tạo đa ngành ngày một khẳng định (ĐH Vinh, ĐH
Quy Nhơn, ĐH Hải Phòng) ; xuất hiện các trường đại học địa phương (ĐH
Hồng Đức, ĐH Tay Bắc, ĐH An Giang) và các trường cao đăng cộng đồng.
Việc thành lập các trường đại học này đem lại nhiều cơ hội tiếp cận với GDĐH
cho đông đảo nhân dân.
Xây dựng được cơ cấu hệ thống GDĐH

mới với 4 trình độ đào tạo chính :

cử nhân cao đẳng, cử nhân (kỹ sư), thạc sỹ và tiến sỹ. GDĐH đã từng bước phát
triển, đào tạo được một đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học — kỹ thuật đã và

đang cơng tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, xã hội.
Bang |. SO sinh viên đăng ký vào các trường đại học
Năm học

Tổng số sinh viên

1986 —- 1987

127.312

1997 — 1998

715.231

2001 - 2002


974.119

2002 - 2003

1.020.667

Nguồn : Trung tam Thong tin va Quản lý - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nội dung chương trình giảng dạy đại học được cải tiến, từng bước thiết kế
lại theo hướng đào tạo theo diện rộng, tăng cường GDĐH đại cương, làm rõ
giáo dục chuyên ngành, chuyển dần từ học chế niên chế sang đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, học phần; áp dụng cơng nghệ dạy học mới, giảm khối lượng học
tập trên lớp và phát huy tính chủ động của sinh viên ; từng buớc cải cách hệ
thống tuyển sinh đại học, cao đẳng với ứng dụng công nghệ thông tin để giám

sát các số liệu thống kê, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước cải tiến công tác
tuyển sinh đại học, thực hiện phương thức "3 chung"

(chung đề, chung đợt, sử

dụng chung kết quả thi), giảm chi phi ton kém cho nhân dân và các cấp quan
lý ; thiết kế ban hành chương trình khung đào tạo chuẩn và từng bước xây dựng

hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo đại học đối với tất cả các
loại hình trường nhằm tiến tới hội nhập với cộng đồng GDĐH trong khu vực và
trên thế giới.
134


DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM

Mở rộng những hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ, bước đầu mang lại một số hiệu quả tốt: đã bắt đầu có những nghiên cứu

về kinh tế tri thức, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Tích cực thực hiện xã hội hố

giáo dục, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, huy động nhiều nguồn lực để tăng
cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.
Từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, nhiều đại học lớn, đại học trọng điểm

đã xây dựng được thư viện, giảng đường hiện đại, phịng thí nghiệm, ký túc xá
sinh viên, nhà thi đấu thể thao như các trường : ĐH Bách Khoa Hà Nội,
ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, ĐH Đà Nắng, ĐH Xây dựng Hà Nội.
Về tài chính, ngân sách nhà nước hằng năm dành cho giáo dục đã tăng lên

gấp đôi từ năm 1998 đến năm 2003. Đây là sự nỗ lực cố gắng của Chính phủ
nhằm chia sẻ bớt gánh nặng về các chi phí dành cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng trong nhân dân.

Bảng 2. Chỉ phí của Chính phủ dành cho giáo dục
Chi phí (tính bằng tỷ đồng)

GDP
Tăng trưởng GDP

1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003
3610 | 399.9 | 444,1 | 4846 | 5391 | 611,1
58% | 48% | 68% | 68% | 7,0% | 7,3%

a chinh nh


80,0

993 | 1090 | 1298 |

147,0 |

167,7

Chỉ phí dành cho|
11,0
1440 | 164 | 197 | 2249
27,2
giáo dục và đào tạo | (13,7%) | (14,1%) | (15%) | (15,2%) | (15,6%) | (16,2%)
Nguồn : Báo cáo khảo sát của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) 2004

Bảng 3. Sự phân bổ ngân sách nhà nước trong giáo dục (%)
của các bậc học
1995 |

Tổng ngân sách nhà nước

1996 |

1997 |

1998 |

1999 |


100

100

100

100

100

hết lớp 12

72,3

71,9

72,6

73,3

73,7

Dai hoc, cao dang, day nghé

27,7 | 28,1 | 27,4 | 26,7 | 26,3

Giáo dục cơ sở từ mầm non đến

2000


100

Nguồn : Báo cáo khảo sát của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) 2004

135


INTERNATIONAL

FORUM

ON

VIETNAM

EDUCATION

Đặc biệt từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án kéo dài

trong 5 năm để gửi người đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn vốn của Ngân

sách nhà nước (đề án 322). Theo đề án này, hàng năm có khoảng gần 500 cán
bộ được gửi đi đào tạo sau đại học tại các nước trên thế giới.
Hợp tác quốc tế được coi như một chiến lược trong tiến trình cải cách.
Trong quá trình đổi mới GDĐH, Việt Nam đã hợp tác và khai thác một cách
toàn diện sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế đa phương như Ngân hàng thế giới

(WB) (103 triệu USD) để củng cố và tăng cường năng lực quản lý của hệ thống

GDDH Viét Nam, Ngan hang Chau A (ADB) (40 triệu USD) để bồi dưỡng đội


ngũ giáo viên...

Một mặt, Việt Nam chủ động khôi phục sự hợp tác truyền thống với cộng

đồng GDĐH Trung Quốc, Liên bang Nga, các nước cộng hồ thuộc Liên Xơ cũ

trước đây ; mặt khác, Chính phủ đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường
đại học, cao đẳng hợp tác với các đại học của các nước như : Australia, Cộng hoà

liên bang Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, Canađa, Mỹ, Nhật Bản... Nhiều chương trình

hợp tác song phương đã được ký kết và thực hiện có hiệu quả như : Dự án hiện

đại hoá Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức với hơn 7 triệu USD của Chính
phủ Đức; Dự án thí điểm 6 trường đại học cộng đồng với 4 triệu USD viện trợ
của Chính phủ Hà Lan ; Dự án 23 triệu USD của Nhật Bản viện trợ cho Khoa
Nông nghiệp Trường ĐH Cần Thơ, các dự án đào tạo giáo viên tiếng Anh của

Chính phủ Anh, đào tạo kỹ sư chất lượng cao của Pháp, Thuy Điển, Canađa, Hàn

Quốc và các chương trình đào tạo của EU, ACCT, AUPELF - UREE.

Trong

khu vực, Việt Nam

khối ASEAN

liên kết chặt chẽ với hệ thống đại học của


qua tổ chức SEAMEO

RIHED

để thúc đẩy sự hợp tác trong

lĩnh vực GDĐH.

Đến nay, GDĐH Việt Nam đã mở rộng quan hệ quốc tế với gần 70 nước,

19 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức phi chính phủ.

Có thể nói rằng, sau gần 18 năm đổi mới, GDĐH đã cùng với hệ thống
giáo dục quốc dân đã có những đóng góp tích cực vào những lĩnh vực sau :
1. Nâng cao trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật của phần lớn dân số

thuộc nhóm tuổi 18 - 34 (lực lượng lao động trẻ) với số năm đi học bình quan
là 9,5 năm, đứng thứ hai trong khối ASEAN.

Đội ngũ trí thức có trình độ đại

học, cao đẳng đã tăng lên 1,3 triệu vào năm 2000.
136


DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM

2. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu phân
công lao động ; đào tạo nhân lực góp phần tăng truởng GDP trong giai đoạn


1996 — 2000 tang từ 0,73% đến 1,39 %.
3. Nang cao chất lượng con người : Theo báo cáo của UNDP

2001, chi số

phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng từ 0,58 (1985) lên 0,671 (1998)
và đạt 0,682 (1999) xếp thứ 101/162 nước và đứng thứ sáu trong khối ASEAN.

Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, khi xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, đổi mới GDĐH cần phải được tăng
cường hơn nữa để quá trình rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước
nhanh

hơn.

Nhưng

đổi mới

như thế nào, các phương

thức đổi mới

được

lựa

chọn ra sao phải được tiến hành một cách hợp lý và phù hợp với những điều
kiện chính trị, xã hội, kinh tế đặc thù của từng nước.


Nếu so sánh với các nước trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới,

Việt Nam cịn nhiều khó khăn. Trình độ phát triển kinh tế chưa đủ mạnh, đầu
tư ngân sách cho giáo dục còn rất hạn chế và mới chỉ đạt trên 15%/năm. Vì

vậy, mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể như trên, nhưng để hội nhập
với nền GDĐH quốc tế, Việt Nam vẫn cần phải tích cực nhiều hơn nữa.

II - NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC
1. Về cơ chế quản lý và quản trị đại học
Việt Nam còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống
văn bản pháp lý đủ mạnh để tạo ra một cơ chế vận hành, quản lý GDĐH một
cách có hiệu quả với xu thế tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở cấp

trường, tăng cường vai trò giám sát của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN.

Theo Luật Giáo dục, tất cả các cơ sở GDĐH cơng lập, ngồi công lập đều
chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT

về tuyển sinh, cấu trúc chương trình

đào tạo, quy chế thi và kiểm tra, cấp phát văn bằng. Hai Đại học Quốc gia được

ban hành quy chế riêng và được tự chủ hơn trong tổ chức các hoạt động của
mình. Các đại học chuyên ngành trực thuộc sự quản lý và giám sát của Bộ,
ngành; các trường đại học địa phương, cao đẳng sư phạm, cao đẳng cộng đồng

trực thuộc sự quản lý của chính quyền tỉnh / thành phố. Hiện tại, mối quan hệ

137


INTERNATIONAL

FORUM

ON

VIETNAM

EDUCATION

giữa trường với Bộ, với các cấp quản lý nhà nước vẫn còn chồng chéo, chưa rõ
ràng; chưa xác định rõ cơ chế tự quản lý trong các trường đa cấp, đa ngành.
Với Nghị định 10/CP, Chính phủ khuyến khích các trường chuyển dần
sang tự chủ tài chính, chủ động đa dạng hoá các nguồn thu. Từ năm 1998, tất
cả các trường đại học, cao đẳng công lập được thu và sử dụng học phí, lệ phí.

Nguồn thu học phí chiếm 40% tổng nguồn thu. Ngồi ra, cịn có nguồn thu từ
nghiên

cứu

khoa học,

lao động

sản xuất, và các dịch vụ xã hội khác,


riêng

nguồn thu từ nghiên cứu khoa học chỉ chiếm 1% trong tổng nguồn thu. Đây là
điểm yếu nhất của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam so với cộng đồng
GDĐH trong khu vực và trên thế giới.

2. Mâu thuẫn giữa tăng quy mô và đảm bảo chất lượng
Để cung cấp nguồn nhân lực cao cho đất nước thì rất cần phải tăng quy mơ
đào tạo đại học và cao đẳng.

Tuy

nhiên, việc tăng quy



một

cách không

đồng bộ cùng với việc tăng điều kiện đảm bảo chất lượng và hệ thống giáo dục
chưa hoàn chỉnh trong thời gian qua đã dẫn đến :
1. Tỷ lệ cần thiết giữa GDĐH với trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và
các hình thức đào tạo khác bị mất cân đối. Trong giai đoạn 1990 — 1999, quy
mô sinh viên đại học tăng 6,4 lần nhưng quy mô học sinh học tại các trường

trung học chuyên nghiệp chỉ tăng có 1,4 lần.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thiếu, lạc hậu.
3. Đội
Tỷ lệ sinh

tỷ lệ 71/1
thế giới là

ngũ giảng viên không tăng đồng bộ với mức tăng quy mô sinh viên:
viên/giáo viên là 30/1 của năm 2000, thậm chí có nhóm trường với
(Kỹ thuật - Luật), 51/1 (Khoa học xã hội), trong khi đó tỷ lệ chuẩn
8/1.

4. Chi phí đơn vị (chi thường xuyên/1

sinh viên quy chuẩn) thực tế ngày

càng giảm và chỉ bằng 30% định mức ngân sách. Nguồn tài chính dành cho
giáo dục còn hạn hẹp.

3. Quan hệ giữa quy mô đào tạo với phát triển kinh tế
Giáo dục đại học chưa hướng đạo phân luồng cho các bậc học và trình độ
đào tạo khác, vì vậy, quy mơ học sinh tập trung học trung học phổ thông quá
lớn làm cho áp lực thi tuyển đại học ngày càng tăng. Do sự không phù hợp giữa

138


DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM
đào tạo với nhu cầu
Xu hướng này còn
Việt Nam phải tập
người học biết cách
sự biến động của thị


thực tế, khơng ít sinh viên đã khơng kiếm được việc làm.
có thể gia tăng. Điều này đòi hỏi các trường đại học của
trung đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, giúp
tự học, tạo ra việc làm và có khả năng thích nghi nhanh với
trường lao động.

4. Công bàng xã hội trong tiếp cận giáo dục đại học
Sự cách biệt trong tiếp cận GDĐH giữa các nhóm dân cư chia theo mức thu
nhập (giàu - nghèo) ngày càng lớn. Tình trạng “bao cấp ngược” trong GDDH
van con kha lớn và người giàu vẫn được hưởng lợi nhiều nhất trong tiếp cận
GDĐH. Hệ thống tín dụng cho sinh viên vay học tập vẫn chưa đạt hiệu quả
mong muốn. Chính sách học phí chưa mạch lạc, còn lẫn lộn giữa trách nhiệm
người đi học với chế độ phúc lợi xã hội làm hạn chế tính công bằng và gây lúng

túng cho các cơ sở GDĐH.

Cần tích cực tìm kiếm các giải pháp, chính sách

trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để giải quyết
tính cơng bằng trong trợ cấp ngân sách cho GDĐH.
5. Năng lực và trình độ quản lý giáo dục đại học ở cấp trường và cấp vĩ mơ
Có q nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những địi hỏi và những thay đổi

trong q trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chưa xây dựng được một cơ chế

vận hành GDĐH

hợp lý, khai thác tối đa khả năng xã hội hố, nâng cao tính

chủ động của nhà trường trong tạo nguồn thu và đảm bảo giám sát của quản lý

và điều tiết ví mơ của Bộ và các cơ quan Chính phủ.
6. Hệ thống giáo dục đại học
Cơ cấu ngành nghề đào tạo phát triển theo nhu cầu xã hội một cách tự phát,
chưa gắn chặt với cơ cấu đầu tư, do đó chưa phù hợp với nhu cầu phát triển

kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Phần lớn chương trình và nội dung tuy có thay đổi nhưng vẫn chậm, khơng
cập nhật kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ.
Phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập

chậm đổi mới.

Công tác tuyển sinh còn nhiều bất cập, chất lượng đào tạo còn thấp và rất

chênh lệch giữa các trường và giữa các phương thức đào tạo. Chưa có cơ chế và
tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.

139


INTERNATIONAL

FORUM

ON

VIETNAM

EDUCATION


7. Đội ngũ giảng viên
Kém

cập nhật kịp thời kiến thức mới về chuyên

môn,

về khoa

học công

nghệ ; lực lượng giáo viên có trình độ cao bị hãng hụt, đời sống q khó khăn
nên chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính là dạy học, ít nghiên cứu, ít học ngoại

ngữ và chuyên môn. Việc quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên cịn thiếu tính quy
hoạch và nhất qn, dẫn đến tình trạng cháp vá và thiếu đồng bộ.

II - CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIÁO

QUỐC TẾ

DỤC

Các nhóm giải pháp lớn để đổi mới GDĐH

ĐẠI HỌC

ĐỀ HỘI NHẬP


Việt Nam trong chiến lược hội

nhập quốc tế bao gồm :
1. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục. Theo đó “Thay đổi
phương pháp giáo dục truyền thống từ chỗ truyền đạt tri thức thụ động thầy
giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy hố trong q trình
tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thơng tin

một cách có hệ thống và khả năng phân tích tổng hợp; phát triển được năng lực
của mỗi cá nhân”), Các trường đại học của Việt Nam cần phải được khuyến

khích việc đổi mới mạnh mẽ chương trình theo hướng đa dạng hố, chuẩn hố,
hiện
các
u
hội

đại hố để mau chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào
nước phát triển về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ phù
cầu phát triển của đất nước, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh
của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương. Tiếp

tạo của
hợp với
tế - xã
tục đẩy

mạnh xây dựng chương trình khung, hồn chỉnh cải cách hệ thống và học chế
tín chỉ, đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học


tập, đổi mới thi tuyển sinh, xây dựng hệ thống đảm bảo kiểm định chất lượng.

2. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, quy hoạch lại cơ cấu
đội ngũ giảng viên để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; có cơ chế, chính

sách, chế độ đãi ngộ và phương thức quản lý phù hợp.| Hiện

tại, Việt Nam đang

phấn đấu làm sao để một mặt bổ sung và nâng cao trình độ của đội ngũ giảng

viên, mặt khác giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình đang ở mức quá cao
30 sinh viên/giáo viên xuống con 10 — l5 sinh viên/giáo viên. Lựa chọn các

sinh viên giỏi bổ sung nguồn giáo viên cho các trường đại học, cao đảng, tạo

(1) Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr.30.

140


DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM
điều kiện cho sinh viên được liên tục đào tạo trong và ngoài nước để tiếp cận
với tri thức và các thành tựu khoa học — công nghệ mới của thế giới, tăng cường
và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khoa học có trình độ cao, có kinh
nghiệm

thực tiễn đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý,

các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng


dạy ở các trường đại học và cao đẳng. Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ cải tiến chế độ
tiền lương và các chế độ đãi ngộ với các thầy cô giáo.
3. Đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường mạnh mẽ phân cấp, quản lý để
trường ĐH tự quản và tự chịu trách nhiệm. Như trên đã nói, Bộ Giáo dục và
Đào tạo (MOET) chịu trách nhiệm chung nhưng có một số các cơ sở giáo dục
đại học lại trực thuộc các bộ, ngành hoặc các tỉnh hay thành phố khác. Các bộ,

ngành này và các chính quyền địa phương có quyền về việc bố trí nhân sự và
tài chính của các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc trong khi MOET chịu trách

nhiệm về chương trình giáo dục. Chính vì vậy, quyền tự chủ của các trường đại
học chưa cao. Để tiến tới hội nhập với giáo dục đại học quốc tế, trong Chiến
lược phát triển giáo dục 2000 - 2010, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo “hồn
thiện quy chế quản lý hoạt động của các loại hình trường. Giao quyền chủ động
cao cho các trường đại học, cao đẳng để tạo điều kiện cho các trường chủ động
sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, đồng thời
cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn đối với xã hội và nhân dân”. Hơn thế nữa,
khi xã hội hố giáo dục phát triển mạnh, nhiều hình thức, loại trường tiếp tục
được mở rộng, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo
chất lượng giáo dục ở các loại hình trường mới này có thể đáp ứng nhu cầu của
đơng đảo quần chúng nhân dân. Việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học và tăng cường cơ chế giám sát đảm bảo chất lượng của các trường đại học sẽ
khiến các trường đại học cơng lập và ngồi cơng lập phải tự chịu trách nhiệm
về ngân sách của mình, về biên chế giáo viên và chất lượng đào tạo cũng như
tất cả mọi vấn đề liên quan khác. Đổi lại sự tự chủ này, các trường đại học phải
nộp các bản kế hoạch hoạt động chỉ tiết và báo cáo tài chính lên các bộ, ngành
chủ quản. Thêm vào đó, cần phải bồi dưỡng trình độ và năng lực quản lý cho

cán bộ quản lý GDĐH ở các cấp; triển khai thực hiện hệ thống đánh giá, kiểm
định và đảm bảo chất lượng chung cho các trường đại học của Việt Nam.

4. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục, triển khai Nghị
định 10/CP của Chính phủ về tự chủ tài chính trong các trường đại học; tiếp tục

hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống GDĐH, phát triển mạng lưới cơ sở trường lớp với
141


INTERNATIONAL

FORUM

ON

VIETNAM

EDUCATION

các trang thiết bị vật chất đầy đủ, phịng thí nghiệm hiện đại phục vụ cho nhu
cầu học tập và bắt kịp với tốc độ phát triển khoa học công ngÏệ tiên tiến trên
thế giới.
5. Tang cường phát triển hoạt động khoa học công nghệ trong trường dai
học, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất - kinh doanh, với giới
công

nghiệp và doanh

nghiệp,

với viện nghiên


cứu, với thị trường

lao động.

Giảng viên các trường đại học ở Việt Nam thiếu điều kiện và thời gian để
nghiên cứu khoa học, trong khi nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu lại có

ít cơ hội được tham gia vào giảng dạy để truyền bá những kinh nghiệm thực tế
cho sinh viên. Để tránh tình trạng này, cần phải từng bước

hình thành các

phịng thí nghiệm, các viện nghiên cứu khoa học công nghệ mạnh ở các trường

đại học, đồng thời xây dựng một chính sách cơ chế trao đổi cán bộ khoa học
giữa viện và trường làm sao để các trường đại học và các viện nghiên cứu là
một hệ thống thống nhất, các trường đại học là trung tâm nghiên cứu khoa học
công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống.
6. Đẩy

mạnh

xã hội hố

giáo dục,

xây dựng

một


xã hội học

tập. Tăng

cường phát triển các hình thức đào tạo từ xa, vừa học vừa làm, các hình thức
giáo dục khơng chính quy nhằm đem lại nhiều cơ hội học tập hơn nữa cho con

em các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Huy động sự đóng góp của các tổ
chức, các cá nhân vào việc đầu tư cho GDĐH nhằm xây dựng một xã hội học

tập. Tuy nhiên, cần có một cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, tiêu chuẩn và
phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo của các loại hình đào tạo này. Mặc

dù vậy, GDĐH cần phải phân tang trong dao tao: một mặt, hướng mục tiêu vào
đào tạo đại học đại chúng, mặt khác phải chú trọng đến dao tao tinh hoa, dao
tạo nhân tài.

7. Để hướng tới một chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện, ngoài việc phát
huy nội lực, giáo dục đại học Việt Nam còn phải tập trung tranh thủ sự ủng hộ
của các nguồn lực bên ngồi thơng qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo
dục đại học. Khung pháp lý dành cho việc hợp tác đào tạo quốc tế hiện nay là
các Nghị định số 06/2000/ND - CP về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong

lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo duc — đào tạo, nghiên cứu khoa học; Nghị định
18/2001/ND - CP vé lap và hoạt động của các cơ sở văn hố, giáo dục nước
ngồi tại Việt Nam

và Thơng tư hướng dẫn số 15/2003/TT - BGD&ĐT

của Bộ


Giáo dục và Đào tạo về thủ tục, các mẫu hồ sơ xin phép thành lập và hoạt động,
142


DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM
cấp, gia hạn... đối với văn phòng đại diện, cơ sở liên kết, cơ sở giáo dục độc lập
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Việt Nam

đang hợp tác một cách toàn diện với các tổ chức quốc tế như

Ngân hàng thế giới (World Bank), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) về các
dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói chung. Mặt khác, do hệ thống
giáo dục đại học của Việt Nam có nhiều khác biệt so với các nền giáo dục trên
thế giới nên ở thời điểm hiện tại chúng ta chỉ có thể hồ vào hệ thống văn bằng
quốc tế thông qua các chương trình liên kết đào tạo với những trường đại học
hay thương hiệu đại học đã được mặc nhiên thừa nhận trên thế giới. Chính vì
vậy, Chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích các trường đại học Việt Nam
tranh thủ khai thác các mối quan hệ và hợp tác song phương với các trường đại
học trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp và tập đoàn từ việc liên

kết đào tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên đến tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của

bạn trong giảng dạy và học tập. Trong quá trình hợp tác, làm sao để tăng cường
chất lượng và quốc tế hoá các ngành học trong nước để thu hút sự quan tâm của
các sinh viên quốc tế cũng như tránh tình trạng chảy máu chất xám đang diễn

ra ở một số nước đang phát triển là điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm.
Thực


hiện chiến

lược hội nhập quốc tế, trong hợp tác quốc

tế, GDĐH

Việt Nam những năm sắp tới cần chú trọng :

- Hoàn thành các thủ tục cần thiết cho việc phê chuẩn công ước cơng nhận
bằng cấp lẫn nhau về tương đương trình độ đào tạo của khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương mà Việt Nam ký tại Bangkok năm 1983.
- Tăng cường đẩy mạnh quan hệ hợp tác thông qua việc khuyến khích các

cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn
nước ngồi hoạt động tại Việt Nam.

- Sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn ngân sách của nhà nước để gửi cán
bộ đi đào tạo sau đại học tại các nước có trình độ phát triển khoa học — cơng
nghệ cao.

- Quốc tế hố một số chương trình đào tạo nhằm thu hút sự quan tâm chú ý
của sinh viên quốc tế, dần dần hướng tới việc xuất khẩu giáo dục tại chỗ.
- Lựa chọn

và tập trung xây dựng

một

số trường đại học trọng điểm,


khuyến khích các trường này hợp tác với một số trường đại học trên thế giới,
trong đó chú trọng việc hợp tác với các trường ĐH trong khu vực như : Trường

. 143


INTERNATIONAL

Đại

học NUS

FORUM

(Singapore),

ON

VIETNAM

Đại

EDUCATION

học POSTECH

(Hàn

Quốc)


; Đại

học Thanh

Hoa (Trung Quốc) v.v...

Trên đây là những nét chính trong chiến lược đổi mới GDĐH Việt Nam để

hội nhập với quốc tế. Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của khoa học công nghệ, của
kinh tế tri thức, của tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế. Những tiêu chí

của sự phát triển ở thế kỷ XXI đã thay đổi. GDĐH nếu theo tư duy cũ vận dụng
vào thế kỷ XXI chỉ hy vọng giải quyết được những nhu cầu trước mát mà

không thể đối phó kịp thời với những biến chuyển của thời đại. GDĐH là khâu

đào tạo nhân lực và nhân tài duy nhất có khả năng khắc phục những khó khăn

mang tính cơ cấu trong xã hội hiện đại, ví dụ như nạn thất nghiệp. Đổi mới hay

cải cách GDĐH nói riêng và giáo dục nói chung là cần thiết phải làm để hướng
tới sự quốc tế hoá GDĐH,

tạo điều kiện cho người học trong quá trình học tập

được trang bị, rèn luyện khả năng thích ứng với mơi trường và điều kiện thay

đổi, tự điều chỉnh hoặc đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho phù hợp với yêu cầu
phát triển mới. GDĐH Việt Nam đang được chú trọng đúng mức hơn, đúng tầm


hơn để sẽ tiếp tục đổi mới để hội nhập với GDĐH quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1.

Báo cáo khảo sát giáo dục Việt Nam

của Ngân hàng phát triển Quốc tế

Nhat Ban JBIC, 2004.

2.

Báo Giáo dục và Thời đại, số 45 + 46, 2003.

3.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nội, 2002.
4..

Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Báo cáo tại Hội thảo quốc tế Việt
Nam - CHLB Đức về việc thành lập Hội đồng Hiệu trưởng Việt Nam.

5...

Giáo dục và đào tạo Việt Nam 1945 — 2000 trước thêm thế kỷ XXI. Tap chí

Đại học và Giáo dục chuyén\nghiép, Ha Noi, 2000.

6.

Những tu tiên và chiến lược cho giáo dục — Nghiên cứu của Ngân hang

7.

Tổng kết Hội thảo Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam — Hội nhập và

thế giới. Ân phẩm của Ngân hàng thế giới, 1995.

thách thức. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, tháng 3 năm 2004.

144



×