Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.55 KB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến
xây dựng, phát triển nền giáo dục cách mạng. Sự nghiệp giáo dục cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng gắn liền với sự nghiệp gải phóng dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, ngoại giao, đấu tranh trên lĩnh vực giáo dục là một bộ phận quan trọng
của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục cách mạng vừa đấu tranh chống
nền giáo dục nô dịch của đế quốc, thực dân vừa duy trì, phát triển truyền
thống giáo dục Việt Nam để xây dựng nền giáo dục cách mạng mang tính dân
tộc, tính nhân dân sâu sắc. Sự nghiệp giáo dục cách mạng của Đảng là một
mặt trận trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước, giáo
dục cách mạng từng bước trưởng thành cùng với những thắng lợi của sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
2
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công,
giành được chính quyền về tay nhân dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra
đời. Những ngày đầu khó khăn, Đảng đã xác định “chống giặc dốt” là một
trong những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền cách mạng lâm thời. Trong
chín năm kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Đảng
tiến hành lãnh đạo sự nghiệp giáo dục cách mạng trên phạm vi cả nước,
phong trào chống nạn mù chữ thu hút hàng triệu người đi học với nhiều hình
thức tổ chức lớp học sinh động sáng tạo. Hệ thống giáo dục phổ thông được
cải tổ và xây dựng bước đầu nhằm thực hiện mục tiêu của nền giáo dục dân
chủ nhân dân với phưong châm “tôn trọng nhân phẩm,rèn luyện chí khí, phát
triển tài năng để phụng sự đoàn kết và góp phần vào cuộc tiến hóa chung của
nhân loại”[ Phan Ngọc Liên giáo dục và thi cử ,tr.263] đã đào tạo, bồi dưỡng
một lực lượng đông đảo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn; phẩm
chất chính trị và đạo đức tốt phục vụ cho nhu cầu công tác trong kháng chiến


chống Pháp. Những người được đào tạo đã cống hiến cho cho sự nghiệp giáo
dục kháng chiến và anh dũng hy sinh trong chiến đấu.
3
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), Đảng tiếp tục giữ
vững, phát huy sự nghiệp giáo dục cách mạng trong điều kiện chiến tranh,
xem đây là bộ phận quan trọng trong toàn bộ quá trình lãnh đạo sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục cách
mạng bảo vệ, phát huy những thành quả giáo dục kháng chiến Nam Bộ, nhằm
nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ
bổ sung lực lượng cho cách mạng. Sự nghiệp giáo dục cách mạng tập hợp
được quần chúng nhân dân để đào tạo nâng cao dân trí, giáo dục lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc hướng về cách mạng, bảo vệ phát huy truyền thống
văn hoá dân tộc. Dù trong điều kiện chiến tranh gian khổ, ác liệt nhưng nhờ
sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận và chính quyền cách
mạng các cấp, sự nghiệp giáo dục cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
miền Nam ở vùng giải phóng những năm 1961 – 1975 liên tục được giữ vững,
củng cố và phát triển cả về quy mô, chất lượng. Sự nghiệp giáo dục cách
mạng miền Nam không chỉ nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến
sĩ mà còn tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tin theo Đảng, hướng
theo cách mạng; đấu tranh với địch trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, góp phần
tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
4
Sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954), Đảng đã bố trí một số cán bộ, giáo
viên ở lại miền Nam tiếp tục sự nghiệp giáo dục, đồng thời đội ngũ giáo viên
ở miền Bắc chi viện thường xuyên ngày càng đông đảo cho vùng giải phóng
miền Nam. Ngoài ra, Đảng bộ miền Nam còn tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên tại chỗ ở các địa phương với sự phát triển hệ thống trường sư phạm
rộng khắp. Thực hiện sự nghiệp giáo dục cách mạng miền Nam trong điều
kiện chiến tranh ác liệt, Đảng bộ miền Nam linh họat bố trí địa điểm tổ chức
lớp học, tìm tòi hình thức, phương pháp, giáo dục thích hợp, xây dựng nội

dung chương trình phù hợp, nhằm từng bước giáo dục nâng cao trình độ cho
cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước.
Việc nghiên cứu Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục cách
mạng ở vùng giải phóng nhằm rút ra những kinh nghiệm lịch sử, khẳng định
vai trò giáo dục cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một yêu
cầu cấp thiết có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những suy
nghĩ trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự
nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ, với lòng yêu ngành khoa học Lịch sử Đảng, mong muốn góp phần vào
việc tổng kết lịch sử kháng chiến chống Mỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian gần đây có nhiều công trình của cá nhân, tập thể nghiên cứu
sự nghiệp giáo dục cách mạng của Đảng ở miền Nam trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Song những công trình này nghiên cứu sự lãnh đạo
của Đảng nói chung đối với sự nghiệp giáo dục và chỉ đề cập dưới dạng lịch
sử giáo dục, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể
5
Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng trong
kháng chiến chống Mỹ. Có thể kể một số công trình sau:
Đề tài trọng điểm cấp Bộ (đã in thành sách 2004 ) “Giáo dục cách
mạng ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 Những kinh nghiệm và bài học lịch
sử”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2002),“Giáo dục Nam bộ thời kỳ kháng chiến chống
Pháp 1945 – 1954”, Nxb Trẻ.
Phạm Minh Hạc (1992), “Sơ thảo giáo dục Việt Nam 1945 – 1992),”
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hội khoa học kinh tế Việt Nam – Trung tâm Thông tin và Tư vấn phát
triển (2005), “Giáo dục Việt Nam 1945 – 2000”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Có một số luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, nghiên cứu về giáo dục và

đào tạo nghiên cứu những giai đoạn khác nhau ở các địa phương Trung Bộ và
Nam Bộ:
Phạm Kim Dung (1998), “Đảng bộ Sa Đéc (Đồng Tháp) thực hiện
chiến lược giáo dục 1975 – 1986”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trần Văn Dũng (2001), “Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục đào tạo 1991 – 2000”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Lê Vũ Hùng (2000), “Đảng bộ Đồng Tháp với chiến lược phát triển
giáo dục (1976-1986)”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Lê Văn Nê (2002) “Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo sự nghiệp phát triển
giáo dục – đào tạo (1986 – 2000)”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh
Ngoài ra, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh miền Nam ít nhiều có đề cập đến
sự nghiệp giáo dục cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
6
Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu quí giá, bổ ích, có giá trị khoa
học lịch sử mà luận văn đã kế thừa.
Nghiên cứu “Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng
giải phóng 1961 – 1975” là vấn đề khá mới mẻ, hạn chế về nguồn tư liệu. Do
vậy, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ khó có thể trình bày đầy đủ toàn diện.
Thực tế, Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục giáo dục cách mạng
ở vùng giải phóng những năm 1961 – 1975 chắc chắn phong phú hơn nhiều
so với những kết quả luận văn nghiên cứu được.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn
Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục là nội dung rộng lớn. Do vậy, luận
văn chỉ giới hạn nghiên cứu Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục
những năm 1961 – 1975 ở vùng giải phóng, mà không nghiên cứu toàn bộ
quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục của Đảng trên phạm vi cả nước, cũng
như cả thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
– Mục đích

Thông qua thời gian lịch sử cụ thể 1961 – 1975, luận văn làm rõ những
chủ trương, chính sách của Đảng bộ miền Nam trong việc lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục cách mạng. Đặc biệt là quá trình thực hiện duy trì, phát triển giáo
dục cách mạng trong điều kiện kèm kẹp, đánh phá ác liệt của Mỹ-ngụy, đưa
sự nghiệp giáo dục cách mạng miền Nam hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của
mình.
– Nhiệm vụ
Trình bày sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ miền Nam thực hiện nhiệm
vụ giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng trong tổng thể sự lãnh cuộc kháng
7
chiến chống Mỹ cứu nước. Trên cơ sở đó, phân tích làm sáng tỏ những sáng
tạo của Đảng bộ miền Nam trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp giáo
dục cách mạng miền Nam. Bước đầu đúc rút những kinh nghiệm của Đảng bộ
miền Nam trong quá trình lãnh đạo công tác giáo dục cách mạng ở vùng giải
phóng 1961 – 1975.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đường lối của Đảng về
giáo dục- đào tạo, đảm bảo tính đảng, tính khoa học trong quá trình nghiên
cứu; kết hợp chặt chẽ phương pháp luận macxít và hiện thực lịch sử.
Luận văn thuộc khoa học lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng nên chủ
yếu sử dụng phương pháp lịch sử – lôgíc, ngoài ra còn kết hợp sử dụng
phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa luận văn
Luận văn hệ thống lại những đường lối, chủ trương của Đảng bộ miền
Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng; làm rõ nội
dung lãnh đạo thông qua tổ chức bộ máy giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên,
chỉ đạo tổ chức thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm của Đảng bộ miền Nam; phân
tích, đúc rút nhũng kinh nghiêm, làm rõ vai trò sự nghiệp giáo dục cách mạng
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng phát triển kinh tế – xã hội

hiện nay ở Nam Bộ
Luận văn góp phần tổng kết những kinh nghiệm, phương pháp lãnh đạo
giáo dục cách mạng của Đảng bộ miền Nam trong điều kiện chiến tranh cách
mạng giải phóng dân tộc. Kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là bước đầu
chắc chắn còn nhiều hạn chế thiếu sót, nhưng cũng gợi mở những vấn đề cần
8
tiếp tục bổ sung, nghiên cứu sự nghiệp giáo dục cách mạng trong kháng chiến
chống Mỹ.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 5 tiết.
Chương 1
ĐẢNG BỘ MIỀN NAM LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VÙNG
GIẢI PHÓNG 1961 – 1975
1.1. Kiên trì giữ vững và phát triển sự nghiệp giáo dục cách mạng
1.1.1 Thành tựu giáo dục cách mạng ở miền Nam (1945 –1954)
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công nước nhà độc lập, tự do, nhân
dân ta chưa hưởng trọn niềm vui được bao lâu thì ngày 23/9/1945 thực dân
Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta
lần thứ hai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam phải tiến hành cuộc
kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Trong bộn bề của cuộc kháng
chiến, Trung ương Đảng vẫn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục “chú trọng mở
mang giáo dục kháng chiến, mở trường chuyên môn về nghiệp vụ, chính trị,
quân sự,…xúc tiến bình dân học vụ…[ĐCSVN Văn kiện Đảng toàn tập, t8,
tr.182]
Nhân dân miền Nam đi đầu trong cuộc kháng chiến trường kỳ trải qua
bao gian lao, thử thách, nhưng vẫn đứng vững và giành được nhiều thắng lợi.
Đến đầu 1947 phong trào kháng chiến lên cao vùng tự do mở rộng, những căn
cứ địa được củng cố vững chắc, nhiều khu dân cư đông đúc được hình thành ở
các chiến khu như Đồng Tháp, U Minh, chiến khu Đ. Chính quyền nhân dân,

9
Ủy ban kháng chiến hành chính và các đoàn thể cứu quốc được thành lập và
củng cố từ tỉnh đến xã, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục kháng chiến miền
Nam phát triển. Trước tình hình chuyển biến thuận lợi, tháng 8/1947 Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định thành lập Sở giáo dục Nam Bộ
và Viện văn hóa kháng chiến Nam Bộ. Hai cơ quan này làm nhiệm vụ kháng
chiến trên lĩnh vực giáo dục nhằm xóa bỏ những tàn tích giáo dục ngu dân, nô
dịch của thực dân Pháp, xây dựng nền giáo dục cách mạng dựa trên ba
nguyên tắc: “dân tộc, khoa học và đại chúng”. Sở Giáo dục Nam Bộ tập hợp
lực lượng vận động nhà giáo yêu nước góp sức xây dựng nền giáo dục mới.
Viện văn hóa kháng chiến nghiên cứu xây dựng chương trình, phương pháp
giảng dạy các môn khoa học xã hội như chính trị, văn học, lịch sử, địa lý…
phù hợp với trình độ tiếp thu của quần chúng nhân dân trên cơ sở quán triệt
nguyên tắc chỉ đạo của Đảng vào việc xây dựng chương trình, thể hiện được
bản chất và mục đích của nền giáo dục cách mạng trong kháng chiến. Nhiệm
vụ chủ yếu của giáo dục kháng chiến miền Nam là chống mù chữ, nâng cao
trình độ văn hóa cho nhân dân, đồng thời phát triển giáo dục phổ thông trung
học đào tạo bồi dưỡng cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ nhiệm vụ
kháng chiến, kiến quốc. Có thể khái quát những thành tựu cơ bản của giáo
dục kháng chiến miền Nam trong chống Pháp 1945 – 1954:
– Công tác xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới luôn được quan
tâm
Sở giáo dục Nam Bộ xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới của
nước Việt Nam độc lập và biên soạn tài liệu giảng dạy đầu tiên cần thiết cho
sự khởi động bộ máy giáo dục ở các tỉnh miền Nam. Trong những ngày đầu
khó khăn, tập thể cán bộ Sở giáo dục Nam Bộ trước hết quyết tâm xây dựng
chương trình sách giáo khoa cho bậc tiểu học, sau đó đến bậc trung học phổ
10
thông. Phương pháp tiến hành việc soạn thảo chương trình, tài liệu, sách giáo
khoa là kết hợp những hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có với những yêu cầu

mới của cách mạng, nội dung chương trình với nền giáo dục mới trong điều
kiện kháng chiến, kiến quốc; đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng thanh thiếu niên tinh
thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, giáo dục đạo đức mới kiên
quyết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Do trong điều kiện kháng
chiến lớp học phải tổ chức ngắn hạn, nên xây dựng chương trình ngắn gọn
chủ yếu những nội dung cần thiết phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
như chính trị, văn hóa kháng chiến, lịch sử cách mạng Việt Nam…
– Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Sở giáo dục Nam Bộ đã tính đến
khâu quan trọng là đào tạo xây dựng đội ngũ giáo viên, trước mắt đào tạo cấp
tốc những giáo viên làm cán bộ cho phong trào giáo dục các tỉnh miền Nam.
Trong thời gian ba tháng học viên được tập huấn về một số vấn đề cơ bản của
nghiệp vụ sư phạm và chính trị. Viện khoa học kháng chiến mở lớp sư phạm
đặc biệt cho gần 100 giáo sinh đã qua trình độ học vấn bậc tú tài, sau một năm
đào tạo trở thành đội ngũ giáo viên trung học trẻ, nhiệt thành với công tác
giảng dạy. Trường sư phạm Nam Bộ mở hai khóa đào tạo 25 giáo viên. Số
giáo viên được đào tạo phân bổ về trường trung học kháng chiến, các Ty giáo
dục tỉnh miền Nam. Những khóa sư phạm đã đào tạo được đội ngũ giáo viên,
cán bộ giáo dục có tinh thần cách mạng, năng lực chuyên môn cần thiết, tận
tụy với công việc, luôn phát huy tính tự lực, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ
giảng dạy, làm lực lượng nồng cốt cho sự hình thành một loạt trường trung
học kháng chiến ở miền Nam.
– Phong trào bình dân học vụ phát triển rộng khắp ở miền Nam
11
Những năm kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, phong trào bình dân
học vụ chống mù chữ diễn ra rộng khắp ở vùng tự do các địa phương miền
Nam. Cán bộ Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc các cấp tích cực
vận động mọi người đi học, các xã, ấp ở vùng tự do đều có lớp bình dân học
vụ với khí thế thi đua sôi nổi, lớp bình dân học vụ trang bị cho người học một
số kiến thức như 4 phép tính, vệ sinh ăn ở, chống mê tín dị đoan… Tính đến

năm 1954 phong trào bình dân học vụ ở miền Nam đã xóa mù chữ cho hơn 3
triệu người, 20% trong số này được học qua lớp dự bị bình dân (lớp 3) để
thoát nạn mù chữ một cách chắc chắn, có kiến thức cơ bản cần thiết phục vụ
kháng chiến, kiến quốc. Hằng nghìn cán bộ, đảng viên các cấp các ngành
được học hết văn hóa bậc tiểu học. Mọi nguời đi học bình dân học vụ là hành
động yêu nước, biết đọc chữ quốc ngữ là niềm tự hào của người dân.
– Trường trung học kháng chiến – giáo dục phổ thông phát triển
Công tác giáo dục phổ thông phát triển nhanh chóng hầu khắp các
tỉnh Nam Bộ. Từ 1948, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và sự chỉ đạo
chặt chẽ của Sở giáo dục Nam Bộ nhiều trường trung học kháng chiến mở ra
ở các địa phương miền Nam như trường Thái Văn Lung, Lê Văn Trí, Huỳnh
Phan Hộ, Nguyễn Văn Tố, Tiền Phong… Tổng số học sinh các trường trung
học kháng chiến có khoảng 10 ngàn, nhiều cán bộ chủ chốt, công nhân quân
giới, chiến sĩ thi đua được bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học bậc
trung học phổ thông cơ sở (lớp 7, 8).
Ngành giáo dục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ và Ủy ban kháng chiến
hành chính Nam Bộ hoạt động tích cực, chủ động đạt được những thành tựu
đáng kể. Những người trực tiếp tham gia công tác giáo dục với lòng yêu nước
nồng nàn và tư duy sáng tạo, nhiệt tình cách mạng khắc phục mọi khó khăn,
12
thiếu thốn hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng được mô hình kháng
chiến mở đầu cho nền giáo dục cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Trong điều
kiện khó khăn của cuộc kháng chiến, các thầy cô giáo yêu nước đã đặt những
viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục mới với phương châm “học đi đôi với
hành”, “nhà trường gắn liền với sản xuất, chiến đấu và dân vận” Nhiều học
sinh được rèn luyện trong kháng chiến về sau trở thành những cán bộ nồng
cốt ở các địa phương và Trung ương, những kinh nghiệm dạy – học trong
kháng chiến chống Pháp ở miền Nam tiếp tục phát huy trong sự nghiệp giáo
dục cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguyên tắc giáo dục

“dân tộc, khoa học và đại chúng” trở thành đường lối cơ bản của giáo dục
kháng chiến miền Nam, được quán triệt thể hiện trong mọi hoạt động của
ngành, từ việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, sách giáo khoa, đến
phương pháp dạy – học… Giáo dục kháng chiến miền Nam không ngừng đẩy
mạnh phong trào bình dân học vụ, xóa mù chữ cho nhân dân vùng tự do, từng
bước nâng cao dân trí, bồi dưỡng sức dân xây dựng nền giáo dục mới, góp
phần đưa kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Giáo dục phổ thông phát
triển, nhiều trường trung học kháng chiến được thành lập đã đào tạo hàng vạn
cán bộ, chiến sĩ phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Những thành tựu giáo dục miền Nam trong kháng chiến chống Pháp
1945 – 1954 gây dựng nên mô hình giáo dục trong chiến tranh cách mạng,
mục đích động cơ dạy – học được xác định rõ ràng, quan hệ thầy trò với tình
thương và trách nhiệm hướng vào mục tiêu chung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
nâng cao dân trí cho nhân dân. Trong khó khăn thiếu thốn, ở xa Trung ương
không được chi viện và chỉ đạo chặt chẽ về chuyên môn, nhưng giáo dục
kháng chiến miền Nam đã vận dụng đường lối giáo dục của Đảng, tranh thủ
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Ủy ban kháng chiến hành chính
Nam Bộ đưa giáo dục kháng chiến miền Nam ngày càng phát triển. Với
13
những thành tựu giáo dục kháng chiến miền Nam đạt được cho thấy những
cán bộ tiến hành công tác giáo dục đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, đăt
nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục cách mạng miền Nam tiếp tục phát
triển ở giai đoạn sau.
1.1.2 Sức sống mạnh mẽ của nền giáo dục cách mạng ở miền Nam
(1955 – 1960)
Nối tiếp truyền thống giáo dục cách mạng trong kháng chién chống
Pháp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ, phong trào bình dân học
vụ, dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ tiếp tục duy trì, phát triển. Sau
Hiệp định Giơnevơ, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo hình thức đấu tranh chính trị là
chủ yếu, tất cả công tác của Đảng đều nhằm động viên tập hợp quần chúng,

chủ yếu đấu tranh chính trị. Giáo dục được quan tâm hơn lúc nào hết để động
viên nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Các cơ sở giáo dục
ở miền Nam thành lập trong kháng chiến chống Pháp không còn tồn tại một
cách hợp pháp như trước nữa, nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh
trong vùng căn cứ đã thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh mới của cuộc đấu
tranh cách mạng, tiếp tục duy trì hoạt động giáo dục và có ảnh hưởng tích cực
đến các tầng lớp nhân dân. Các cán bộ, giáo viên sống cùng với nhân dân để
bảo toàn lực lượng, vận động nhân dân học tập vào ban đêm hoặc rút vào
rừng, các chiến khu để học tập. Sự nghiệp giáo dục bấy giờ gắn liền với công
tác tuyên truyền vận động quần chúng chống lại nền giáo dục phản động của
Mỹ-ngụy. Những giáo viên trong vùng bị chiếm xin chuyển vùng đổi tên họ
hợp pháp để ra hoạt động dạy học ở các trường tư thục, hoặc trường bán công
tạo điều kiện hoạt động cách mạng. Tuy các trường tư này sử dụng chương
trình, sách giáo khoa của ngụy quyền Sài Gòn, nhưng trong quá trình giảng
dạy họ đã lồng nội dung giáo dục cách mạng, đề cao lòng yêu nước tự hào
dân tộc. Nhờ hoạt động tích cực nên từ đầu năm 1955 ở miền Nam mở được
14
trường tư thục đến bậc trung học. Bên cạnh đó, Nghiệp đoàn giáo dục ở các
địa phương Miền Nam cũng được thành lập vận động những giáo chức ở
vùng bị chiếm ủng hộ phong trào truyền bá quốc ngữ, xóa mù chữ, lực lượng
trường phổ thông ở các thành phố, thị trấn tham gia hổ trợ cho phong trào
bình dân học vụ khá tích cực. Những năm 1955 – 1960 ở vùng nông thôn
miền Nam lớp học xóa mù chữ được tổ chức ở các xóm, ấp bằng nhiều hình
thức hợp pháp hoặc bán hợp pháp, theo phương châm “người biết chữ dạy
người chưa biết chữ” học sinh theo học khá đông được nhân dân ủng hộ và
nhiệt tình giúp đỡ. Ở ấp chiến lược nơi địch tổ chức kiểm soát gắt gao, nhưng
những tổ nhóm học văn hóa vẫn được tổ chức nhằm xóa mù chữ cho bà con,
nhân dân đấu tranh đòi địch mở các lớp bình dân học vụ cho người lớn.
Nhìn chung những năm 1955 – 1960, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ
ủy Nam Bộ, giáo dục cách mạng vẫn được duy trì rộng khắp từ vùng nông

thôn đến thành thị với nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú hợp pháp
hoặc bán hợp pháp, tổ chức trường tư, vận động nhân dân xây cất trường ở
nông thôn, động viên giáo viên vùng bị chiếm về dạy, vừa chống mù chữ vừa
từng bước xây dựng lực lượng. Về cơ bản đã phát huy được thành quả giáo
dục các mạng trong kháng chiến chống Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
dục cách mạng sau phong trào đồng khởi phát triển mạnh mẽ hơn.
1.2. Đảng bộ miền Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục cách mạng
tiến lên một bước phát triển mới (1961 – 1975)
1.2.1 Những đường lối, chủ trương đúng đắn chỉ đạo sự nghiệp giáo
dục cách mạng
Trong hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
Đảng bộ và nhân dân miền Nam, quy mô vùng giải phóng vẫn không ngừng
được mở rộng. Đi đôi với các hoạt động xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội ở
15
vùng giải phóng và vùng căn cứ, hoạt động giáo dục cách mạng ngày càng
giữ vị trí quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ, chiến sĩ, dạy chữ
cho con em nhân dân lao động, tháng 5/1964, Trung ương Cục chỉ đạo các
cấp tăng cường công tác giáo dục trong vùng giải phóng, xác định rõ phương
hướng, nhiệm vụ công tác giáo dục cách mạng miền Nam là:
Dựa vào lực lượng nhân dân, cán bộ giáo dục và các nhà giáo
yêu nước, kiên quyết đấu tranh phá chính sách ngu dân và các hình
thức giáo dục nô dịch, phản động ngoại lai, đồi trị của Mỹ-ngụy,
tích cực xây dựng một nền giáo dục dân tộc, dân chủ và khoa học
theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm bồi dưỡng chính trị văn hoá cho
nhân dân lao động, trước hết là cán bộ, chiến sĩ, đào tạo thế hệ trẻ
toàn diện, biết căm thù giặc sâu sắc, biết yêu nước nồng nàn, có
kiến thức đạo đức và sức khoẻ để tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước và kiến thiết xã hội sau này. Xây dựng và duy trì phong trào
bình dân học vụ, phát triển giáo dục phổ thông cần chú trọng hai
mặt: phát động phong trào bình dân học vụ, tiến đến thanh toán nạn

mù chữ, bổ túc văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ; đào tạo đội ngũ giáo
viên đông đảo vừa đào tạo cấp tốc vừa đào tạo lâu dài cả về chính
trị, văn hóa, chuyên môn. Chú ý tận dụng một số giáo viên cũ, tránh
hẹp hòi thành kiến; tổ chức bộ máy giáo dục cấp tốc, bố trí cán bộ
đủ năng lực [Lịch sử Biên niên, tr.433].
Về phương châm công tác, Trung ương Cục cũng yêu cầu quán triệt tiết
kiệm, hiệu quả vì đang trong kháng chiến nên việc mở trường, lớp phải thích
ứng với điều kiện chiến đấu, chống quy mô, hình thức. Trong vùng giải phóng
đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống văn hoá của địch, tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác giáo dục coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của
các cấp ủy. Tháng 6/1967, Trung ương Cục ra Chỉ thị hướng dẫn các khu,
16
tỉnh, huyện về công tác giáo dục, tuyên truyền; công tác giáo dục phải hướng
vào việc chuyển biến những tư tưởng, tình cảm cách mạng thành những hành
động thiết thực, trở thành yếu tố thúc đẩy cuộc kháng chiến, đánh bại kế
hoạch và chiến tranh tâm lý của địch.
Tháng 7/1968 Trung ương Cục ra chỉ thị đặt vấn đề khôi phục lại phong
trào giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng và tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp uỷ Đảng đối với công tác giáo dục. Chỉ thị nhận định: Từ khi tổng công
kích – tổng khởi nghĩa có tình trạng sút kém trong phong trào giáo dục ở vùng
giải phóng một số nơi hầu như không còn trường học phổ thông, bình dân học
vụ nữa, các lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ, chiến sĩ phải ngừng dạy, học sinh
phải bỏ học. Từ đó Trung ương Cục chủ trương:
Mở rộng nâng cao chất lượng các trường, lớp phổ thông trong
vùng giải phóng, tích cực xoá mù chữ cho nhân dân, lấy vùng giải
phóng là chổ đứng để phát triển rộng ra. Vùng giải phóng được mở
rộng đến đâu thì phải nhanh chóng ổn định tình hình và phát triển
phong trào giáo dục phổ thông và bình dân học vụ đến đó. Các cấp
uỷ Đảng phải củng cố và từng bước tăng cường bộ máy chỉ đạo của
cấp mình, bộ máy chỉ đạo giáo dục ở cấp huyện xã, ấp phải được

củng cố và bồi dưỡng một cách cơ bản [Lịch sử …tr.672].
Những năm 1969 chiến tranh diễn ra ác liệt vùng giải phóng miền Nam
bị thu hẹp chỉ còn chủ yếu miền núi, ở nông thôn đông dân bị mất nhiều, giáo
dục cách mạng gặp nhiều khó khăn. Vận dụng Chỉ thị của Trung ương Cục về
chống phá kế hoạch bình định của địch, Tiểu ban Giáo dục Miền thuộc Trung
ương Cục đã đề ra nhiệm vụ: “Giáo dục tham gia đánh phá bình định”, trường
lớp không thể quy mô như trước nữa mà phải thu hẹp lại, mở nhiều lớp học
phân tán.
17
Chỉ thị của Trung ương Cục tháng 5/1964 và 7/1968 trở thành đường
lối cơ bản giáo dục cách mạng miền Nam. Trên cơ sở đó, các địa phương vận
dụng xây dựng phong trào giáo dục sao cho phù hợp với tình hình cụ thể, đảm
bảo duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng và toàn miền
Nam.
Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để đáp ứng yêu cầu chuyển
hướng mạnh mẽ phong trào giáo dục nói chung, giáo dục tư tưởng, chính trị
nói riêng nhằm góp phần trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng
bộ miền Nam là đánh bại kế hoạch “bình định phát triển” và chiến lược “Việt
nam hóa chiến tranh”. Tháng 8/1971, Thường vụ Trung ương Cục ra Chỉ thị
số 10/CT 71 về “Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng đào tạo
cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”. Phân tích một số điểm tồn
tại về nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên Trung ương Cục chỉ rõ:
Nhiều nơi chưa nắm rõ phương châm chiến lược của Đảng,
đánh giá tình hình địch, ta không đúng, không thấy hết thuận lợi
cũng như khó khăn, tư tưởng hoang mang dao động, chưa có lập
trường tư tưởng kiên định, hoài nghi đường lối chủ trương và sự
lãnh đạo của Đảng, không nắm vững nhiều mặt công tác cơ bản của
cách mạng nhất là công tác tuyên truyền, giáo dục. Các cấp các
ngành phải ra sức tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, chăm lo
bồi dưỡng đào tạo cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ cơ sở, đặc biệt

là ở chi bộ [ Lịch sử…tr.860].
Trung ương Cục cũng yêu cầu thường xuyên kiên trì giáo dục một cách
sâu sắc, toàn diện cho cán bộ, đảng viên về lý tưởng cộng sản, mục tiêu cách
mạng và phương châm chiến lược của Đảng, nhằm nâng cao nhận thức về
tình hình địch, ta và các bước đi của cách mạng, xây dựng lý tưởng cách
18
mạng lập trường giai cấp công nhân cho cán bộ, đảng viên tạo niềm tin tưởng
phấn khởi lạc quan cách mạng. Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao đạo đức
cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, khí tiết đảng viên cộng
sản. Để đảm bảo thực hiện tốt những yêu cầu trên ngành giáo dục phải nêu rõ
nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Tháng
11/1972, Thường vụ Trung ương Cục ra Chỉ thị về nhiệm vụ phương châm,
đào tạo bồi dưỡng cán bộ các cấp: “đi đôi với tích cực, thường xuyên, bồi
dưỡng, đào tạo cán bộ một cách toàn diện và cơ bản, phải cấp tốc bồi dưỡng
nâng cao cán bộ các cấp. Chú ý cán bộ mới xuất hiện trong phong trào quần
chúng.” [Lịchsử Biên Niên…….,tr.937] Như vậy, cùng với giáo dục phổ
thông, bình dân học vụ cho quần chúng nhân dân, công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng cho cán bộ, đảng viên được Trung ương Cục đặc biệt quan tâm.
Những năm 1968 – 1970, chiến trường miền Nam vô cùng ác liệt, địch
phản công mở rộng càn quét quy mô lớn vào vùng giải phóng. "sớm bom,
chiều pháo, tối cán gáo soi". Trong điều kiện khó khăn gian khổ ấy, cán bộ,
giáo viên lùi sâu vào vùng nông thôn để khôi phục, củng cố phong trào giáo
dục cách mạng "đột vùng yếu, níu vùng sâu". Cuộc tiến công chiến lược của
quân dân ta 1972 đã giành được những thắng lợi quan trọng, tiêu diệt một bộ
phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ-ngụy. Ta chuyển vùng yếu
và tiến lên giải phóng vùng nông thôn rộng lớn, làm chủ nhiều khu trên chiến
trường miền Nam, vùng giải phóng được mở rộng “giải phóng gần 1triệu dân
đưa tổng số dân được giải phóng lên 4 triệu người trên 11 triệu dân lúc bấy
giờ” [Hội đồng Trung ương …,tr.282] Tuy giành thắng lợi quyết định trên
chiến trường, nhưng phong trào giáo dục ở vùng giải phóng chưa đáp ứng đầy

một cách cơ bản ở vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, nơi tập trung đông dân.
Yêu cầu đặt ra cho sự nghiệp giáo dục cách mạng lúc bấy giờ là xây dựng
thực lực giáo dục cách mạng, nắm thế chủ động, tích cực vận dộng tuyên
19
truyền giáo dục cách mạng, đưa sự nghiệp giáo dục cách mạng lên bước phát
triển mới. Tình hình đó, Thường vụ Trung ương Cục ra Chỉ thị về phương
hướng, nhiệm vụ kinh tế – văn hóa năm 1974: Phải giữ vững kinh tế – văn
hóa ở vùng giải phóng hoàn chỉnh dần khu căn cứ lớn tạo bàn đạp và chỗ dựa
vững chắc cho việc đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch. Về giáo
dục trường học phải xây dựng theo hướng một nền giáo dục cách mạng, kiên
quyết xóa bỏ nền giáo dục nô dịch phản động của địch. Trước mắt tạm duy trì
hệ thống giáo dục cũ, như chương trình, sách giáo khoa cũ. Phát động phong
trào xóa mù chữ càng sớm càng tốt. Phải trừng trị ngay những phần tử chính
trị phản động chống đối đường lối hòa bình, độc lập, dân chủ, bọn phản động
ác ôn, mật vụ. Tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên cũ, từng bước giáo dục
chính trị, tư tưởng cho họ; gấp rút đào tọa cán bộ, để quản lý và sử dụng cơ sở
thông tin văn hóa, giáo dục. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng
kịp thời yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, trước mắt phải đào
tạo cán bộ cốt cán trong phong trào quần chúng với quy mô lớn mới có khả
năng đáp ứng một số công việc cấp bách. Cần trang bị những kiến thức cơ
bản về phương pháp công tác cách mạng, nghiệp vụ chuyên môn, mục đích lý
tưởng, nắm vững tình hình nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ cụ thể của địa
phương mình; có đạo đức của người cán bộ cách mạng và phương pháp công
tác phù hợp trong lãnh đạo, vận động quần chúng. Trong quá trình đào tạo các
cấp ủy Đảng phải vừa chỉ đạo vừa huấn luyện và tổ chức cán bộ từ cơ sở. Các
cấp ủy cần nhận thức một cách đầy đủ và phải tổ chức tập huấn cho cán bộ,
chiến sĩ…
Sau cuộc tiến công chiến lược 1972, quân dân ta giành những thắng lợi
quan trọng trên chiến trường, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo
dục phát triển, xây dựng phong trào với quy mô rộng lớn ở vùng giải phóng.

Các địa phương trong toàn miền Nam căn cứ vào tình hình thực tế đề ra
20
nhiệm vụ, phương hướng công tác giáo dục phù hợp. Xây dựng phát triển
mạnh mẽ giáo dục vùng giải phóng, nền giáo dục cách mạng bao gồm các bậc
học phổ thông, bình dân học vụ , bổ túc văn hoá, trường sư phạm, đáp ứng
nhu cầu học tập đa dạng của con em nhân dân, cán bộ, chiến sĩ. Tuyên truyền
vận động giáo dục cách mạng, hình thành một mặt trận đấu tranh chống nền
giáo dục của địch, góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng chung của dân tộc.
Việc xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục cách mạng vùng giải phóng trên
toàn Miền gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng nhằm không ngừng mở
rộng vùng tự do. Giải phóng đến đâu trường lớp mở ra đến đó “dân bám đất,
giáo dục bám dân, giáo viên bám trường lớp, học sinh”, “một em cũng dạy,
hai em cũng dạy”.
Tháng 01/1975, Hội nghị giáo dục toàn miền Nam đã kiểm điểm tình
hình giáo dục toàn miền Nam, nêu ra những ưu điểm, thiếu sót của sự nghiệp
giáo dục cách mạng; đồng thời đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển giáo dục,
đấu tranh chống văn hoá nô dịch của địch.
Trước yêu cầu to lớn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và công cuộc
xây dựng chế độ mới ở các vùng giải phóng đòi hỏi sự nghiệp giáo dục phải
phát triển mạnh mẽ. Sau Hội nghị giáo dục, ngày 27/01/1975, Thường vụ
Trung ương Cục ra Chỉ thị xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác phát
triển giáo dục ở vùng giải phóng:
Ra sức xây dựng, phát triển mạnh mẽ và vững chắc nền giáo
dục dân chủ nhân dân ở vùng giải phóng; khẩn trương xóa nạn mù
chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân;
đào tạo thanh thiếu niên thành những người kế tục sự nghiệp cách
mạng; ra sức tuyên truyền vận động các giới, các tầng lớp nhân dân
nhất là học sinh, sinh viên và các bậc cha mẹ, trí thức hình thành
21
một mặt trận chống nền giáo dục phản động của địch, đòi thực hiện

nền giáo dục dân tộc, dân chủ và tiến bộ.
Giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, kết hợp
với lao động sản xuất.
Phải thực hiện các phương châm giáo dục:
- Kết hợp giáo dục đạo đức và chính trị với giáo dục văn hóa
khoa học.
- Kết hợp lý luận với thực tiễn.
- Kết hợp giáo dục khoa học tiên tiến với trí thức cổ truyền
của dân tộc và kinh nghiệm thực tiễn quần chúng.
- Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.
- Kết hợp giáo dục của ta với đấu tranh chống giáo dục của địch.
- Kết hợp tác dụng chủ đạo của thầy với vai trò hoạt động của
học sinh.
Nhiệm vụ của ngành giáo dục trong hai năm tới ở vùng giải
phóng là: Phát triển mạnh hệ thống các trường phổ thông; tích cực
xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa nhân dân; xúc tiến việc xây dựng
các trường sơ cấp, trung cấp và đại học, nhất là ngành sư phạm; đẩy
mạnh công tác đấu tranh chống ảnh hưởng của nền văn hóa nô dịch,
phản động của địch.
Để thực hiện được các mục tiêu trên cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Ra sức đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên có đạo đức tư
tưởng tốt, biết công tác quần chúng, có trình độ văn hóa và khả
năng sư phạm.
22
- Phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia xây
dựng giáo dục và phong trào giáo viên, học sinh, học viên dạy tốt,
học tốt.
- Ban hành chương trình sách giáo khoa hệ 12 năm.
- Củng cố ổn định bộ máy chủ đạo giáo dục các cấp. [Lịch
sử…tr.1057- 1058]

Chỉ thị Trung ương Cục ra đời vào lúc toàn Đảng, toàn quân và dân ta
chuẩn bị cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Chỉ thị tăng thêm
sinh khí cho phong trào giáo dục cách mạng, các địa phương miền Nam khẩn
trương phát triển trường lớp, đào tạo cán bộ, giáo viên chuẩn bị cho thời cơ
cách mạng. Cuộc tiến công nổi dậy toàn miền Nam 4/1975, cán bộ, giáo viên
và học sinh miền Nam đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đấu, góp phần đưa
chiến dịch Hồ Chí Minh đến kết thúc thắng lợi. Miền Nam hoàn toàn giải
phóng đất nước thống nhất mở ra thời kỳ phát triển mới, giáo dục cách mạng
miền Nam hòa chung với sự nghiệp giáo dục cách mạng cả nước. Nhờ có sự
chuẩn bị chu đáo, giáo dục cách mạng đã tiếp quản thành công các cơ sở cách
mạng của địch, góp phần quan trọng và việc bình ổn đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân miền Nam.
1.2.2 Kịp thời hình thành hệ thống tổ chức để tiến hành sự nghiệp
cách mạng ở miền Nam
Những năm 1961 – 1968, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
nhân dân ta dưới sự tổ chức lãnh đạo của Đảng ngày càng gây go, ác liệt. Duy
trì sự nghiệp giáo dục cách mạng ở miền Nam được xem là một bộ phận quan
trọng góp phần vào cuộc kháng chiến gian khổ. Sau đồng khởi 1960, chính
quyền cách mạng được thành lập ở các địa phương miền Nam tạo thành một
vùng giải phóng rộng lớn. (2/3 đất đai vùng nông thôn) Các Uỷ ban tự quản
23
được thành lập từ khu cho đến huyện, xã làm cơ sở nồng cốt điều hành mọi
công việc của cuộc kháng chiến. Trong Uỷ ban tự quản có Ban giáo dục được
thành lập đến tận thôn, ấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo cán bộ thực
hiện nhiệm vụ cách mạng. Điều đó thể hiện sự năng động sáng tạo của những
cán bộ, chiến sĩ và những người tham gia trực tiếp công tác giáo dục trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Những người làm công tác giáo dục
có lòng nhiệt tình cách mạng, nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm,
chỉ thực hiện nhiệm vụ theo sự hiểu biết và kinh nghiệm riêng. Ban giáo dục
ở một số địa phương đã được thành lập nhưng toàn miền Nam chưa có tổ

chức lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục một cách thống nhất về đường lối,
tổ chức, chương trình, sách giáo khoa… Trước nhu cầu phát triển của sự
nghiệp giáo dục tháng 10/1962, Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục miền
Nam, gọi tắt là Tiểu ban Giáo dục Miền được thành lập để thống nhất chỉ đạo
công tác giáo dục toàn Miền. Tiểu ban Giáo dục Miền thuộc Ban Tuyên huấn
Trung ương Cục – lúc đầu có 5 cán bộ, nhân viên làm tham mưu cho Trung
ương Cục và Uỷ ban Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sự hình thành Tiểu ban Giáo dục Miền trải qua nhiều giai đoạn tuỳ theo
tình hình phát triển của phong trào giáo dục và sự chi viện của cán bộ, giáo
viên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Sau khi Tiểu ban Giáo dục Miền được thành
lập các Tiểu ban Giáo dục ở các khu, tỉnh, huyện đến cơ sở cũng từng bước ra
đời. Có thể nói khi Tiểu ban Giáo dục Miền thành lập (10/1962) sự nghiệp
giáo dục toàn miền Nam có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương Cục đến cơ
sở, về mục tiêu giáo dục, đào tạo giáo viên, chương trình, sách giáo khoa…
Nhiệm vu, vai trò của Tiểu ban giáo dục Miền
Tiểu ban Giáo dục Miền là một bộ phận của Ban Tuyên huấn giúp
Trung ương Cục phụ trách công tác giáo dục, làm nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo
24
phong trào giáo dục. Công việc đầu tiên của Tiểu ban Giáo dục Miền là làm
tham mưu cho Trung ương Cục dự thảo đường lối giáo dục cách mạng miền
Nam. Trước hết Tiểu ban Giáo dục Miền xây dựng chương trình học của hai
bậc phổ thông và bình dân học vụ, soạn vần quốc ngữ cho hai bậc học trên;
đồng thời soạn hai bộ sách giáo khoa cho cấp I phổ thông và bổ túc văn hoá
với 24 đầu sách. Được Trung ương Cục quan tâm Tiểu ban Giáo dục đã xây
dựng trường đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên; xây dựng trường huấn luyện
tại các khu, soạn các tài liệu giảng dạy … Tiểu ban Giáo dục đã khắc phục
mọi khó khăn, thiếu thốn để xây dựng trường, lớp và biên soạn sách giáo
khoa, tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy. “Cuối 1962, trường giáo dục Tháng
Tám khai giảng khoá I với hơn 80 học viên đại diện cho các khu, tỉnh trong
toàn miền Nam”.[Xứ uỷ… tr.334] (đến 1963, lực lượng của Tiểu ban Giáo

dục có gần 30 cán bộ, nhân viên tự túc sản xuất, tổ chức ăn, ở học tập, bảo
vệ… đều được nêu là điển hình trong Ban Tuyên huấn thuộc Trung ương
Cục)
Sau mùa khô 1961 – 1965, Mỹ-nguỵ thua nặng nề buộc thay đổi chiến
lược chiến tranh, (từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” chuyển sang chiến lược
“chiến tranh cục bộ” 1965) giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng gặp nhiều
khó khăn, gian khổ, nhiều cán bộ, giáo viên hy sinh trên đường đi làm nhiệm
vụ. Để củng cố phong trào 01/10/1967, Tiểu ban Giáo dục xác định: “Giáo
dục phải phục vụ nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ chủ yếu bấy giờ là bảo vệ
lực lượng, giữ vững và phát triển trường lớp ở vùng giải phóng. Việc xác định
giáo dục phải phục vụ cách mạng tức phải gắn liền với đời sống, chiến đấu và
lao động sản xuất của nhân dân, nhằm mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhân dân
và cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần chân lý của Bác Hồ “Không có gì quí hơn độc
lập tự do!”[ Hồ Chí Minh,tt,t12, tr.108-H 2000], sẵn sàng chiến đấu dũng cảm
để giải phóng và bảo vệ đất nước. “Quán triệt hơn nữa bình dân học vụ là
25

×