Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=============================

NGUYỄN THỊ NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải

HÀ NỘI - 2013
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=============================

NGUYỄN THỊ NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60.22.56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải



HÀ NỘI - 2013
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. .........4
Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2005…………… .................................................................................................. .......11
1.1. Yêu cầu khách quan phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh 20012005……………………………………………………………………….................11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh…………… . ….....11
1.1.2. Thực trạng giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh trƣớc năm 2001………....13
1.1.3. Yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới(2001-2005)………………… ………...18
1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về giáo dục và đào tạo 20012005........................................................................................................................21
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào
tạo………………………………………………………………………………........21
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quán triệt, vận dụng chủ trƣơng của Đảng về giáo dục
và đào tạo vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng trong những năm 20012005……………………………………………………………………….................25
1.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo 20012005………………………………………………………………………................ 31
1.3.1. Chỉ đạo quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp và thực hiện phổ cập giáo dục
…………………………………………………………………………………... ......31
1.3.2. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo gắn liền với xây dựng đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo
dục…………………………………………………………………………........... ....33
1.3.3. Chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học, thực hiện kiên cố hóa trƣờng, lớp
học, xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia………………………… . …………............35
1.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục…………………... ……....38

3



CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010........................................41
2.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh................47
2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về giáo dục và đào tạo
trong những năm 2006-2010................................................................................15
2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo từ năm 20062010......................................................................................................................47
2.2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo.......................................................................................................51
2.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (20062010).....................................................................................................................57
2.3.1. Chỉ đạo quy hoạch mạng lƣới trƣờng, lớp và phổ cập giáo dục...................57
2.3.2 chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo gắn liền với xây dựng đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục..............60
2.3.3. Chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học, thực hiện kiên cố hóa trƣờng, lớp
học, xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia.....................................................................62
2.3.4.Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục............................................65
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM RÚT RATỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ
TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010……………………………………………….. ...........68
3.1. Kết quả quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào
tạo…………………………………………………………………………… ...........68
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân…………………………………………………..68
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân…………………………………………..................78
3.2. Kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo
dục và đào tạo 2001-2010…………………………………………………............. 81

4



3.2.1. Quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về
giáo dục và đào tạo để đề ra chủ trƣơng, chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của
tỉnh………………………………………………................................................................... 81

3.2.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục nân cao nhận thức về vị trí, vai trò
của giáo dục và đào tạo cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân………..84
3.2.3. Không ngừng chăm lo xây dựng, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…………………. ………….........88
3.2.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
các cấp, các ngành, của mọi tổ chức chính trị- xã hội, mọi ngƣời dân cho sự nghiệp giáo
dục và đào tạo………………………………………… ……………......................91
KẾT LUẬN…………………………………………………………………. ….....................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..................98

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với những bƣớc
tiến nhảy vọt, đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ
thông tin và kinh tế tri thức. Khoa học và công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự
phát triển kinh tế - xã hội, mà nền tảng của sự phát triển này là giáo dục và đào tạo. Vì
vậy, tất cả các quốc gia, từ những nƣớc đang phát triển đến những nƣớc phát triển đều
nhận thức đƣợc vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục.
Đảng CSVN đã sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Vì vậy, ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn quan
tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là một trong những
nhiệm vụ chính trị, một mặt trận đấu tranh của cách mạng. Bởi vậy, dù trải qua những biến
cố thăng trầm của lịch sử, phải vật lộn với muôn vàn những khó khăn thử thách, nền giáo

dục và đào tạo của Việt Nam vẫn luôn phát triển và đạt đƣợc những thành tựu rất đáng tự
hào, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nƣớc theo
con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng xác định: "Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và vững"[14, tr.108-109]. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) nhấn mạnh: “ Giáo dục và đào tạo cùng với
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”[16, tr.94-95]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
(2011) tiếp tục khẳng định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” [17, tr.77].
Thực hiện quan điểm, chủ trƣơng phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục và
đào tạo. Do đó đã giành đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào việc phát
6


triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, sự nghiệp
giáo dục và đào tạo của Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế nhất
định, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Hơn lúc nào hết, việc nhận
thức đúng và tổ chức thực hiện thắng lợi đƣờng lối giáo dục và đào tạo của Đảng, vận
dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng, đã và đang là vấn đề quan tâm đặc
biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, việc nghiên
cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm
2001 đến năm 2010 để đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra
những bài học kinh nghiệm là cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục và
đào tạo cuả tỉnh trong những năm tới là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “ Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo
sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp

cao học, ngành lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nó có tính chất
quyết định đến sự suy vong hay hƣng thịnh của nƣớc mỗi quốc gia. Do tính chất quan
trọng của vấn đề nên trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã có rất nhiều công trình khoa
học nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau, tiêu biểu là các nhóm nghiên cứu sau:
Nhóm các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài nghiên cứu về Giáo
dục và Đào tạo Việt Nam, bao gồm: Tổ chức văn hóa- Khoa học- Giáo dục của Liên
Hợp Quốc (UNESCO) có dự án: “Nghiên cứu tổng thể về giáo dục- đào tạo. Phân tích
nguồn lực VIE 89)/022” và dự án “ Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục- đào tạo Việt
Nam hiện nay”, đƣợc tiến hành trong 2 năm 1991,1992. Ngân hàng thế giới (WB) cùng
với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Lựa chọn chính
sách cải cách giáo dục đào tạo” tại Hà Nội (8/1993)…Những công trình này chủ yếu
nghiên cứu về sự tác động của các nguồn lực, các chính sách lớn đến giáo dục và đào
tạo Việt Nam.

7


Nhóm các tác phẩm và bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, tiêu
biểu nhƣ: Phạm Văn Đồng "Về vấn đề giáo dục - đào tạo", Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội,1999; Đỗ Mƣời "Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp
công nghiệp hóa đất nước", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996; Võ Nguyên Giáp, “Mấy vấn
đề về khoa học và giáo dục”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986; Lê Duẩn, Trƣờng Chinh,
Phạm Văn Đồng, “ Về đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa”, Nxb, Sự thật, Hà Nội,
1979…
Những công trình nghiên cứu trên đều thể hiện đƣợc vai trò vô cùng quan trọng và
cần thiết của việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đồng thời đƣa ra những
quan điểm, tƣ tƣởng cơ bản có tính chất định hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo, phục
vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa.
Nhóm công trình, bài viết khoa học của tập thể và cá nhân đã công bố có liên
quan, tiêu biểu nhƣ: Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo dục cho mọi người Việt Nam- Các
thách thức hiện nay và tương lai”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994; Phạm Minh Hạc, “
Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1999; Phạm Minh Hạc "Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa" , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Đặng Bá Lãm,
“Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển”, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2003; Đinh Văn Âu- Hoàng Thu Hòa, “Giáo dục và đào tạo chìa khóa của
sự phát triển”, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2008; Phan Ngọc Liên, “Đảng Cộng sản Việt
Nam với sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2010…
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết đã đăng tải trên các tạp chí nhƣ: Vũ Ngọc
Hải, “Đổi mới giáo dục và đào tạo nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí
Phát triển giáo dục, số 4 năm 2003, tr.3-4; Vũ Thiện Vƣơng, “Tiếp tục đổi mới sự
nghiệp giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Kinh
tế và phát triển, số 47 năm 2001, tr.36-39; Dƣơng Văn Khoa, “Phát triển mạnh mẽ giáo
dục- đào tạo theo hướng hiện đại, thiết thực, nhanh chóng nâng cao dân trí, tạo nguồn
8


nhân lực dồi dào và đội ngũ nhân tài cho đất nước”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 8
năm 2005, tr.4-7; Ngô Văn Hiển, “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo
dục- đào tạo thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Giáo dục, số 112
năm 2005, tr.8-10; Nguyễn Hữu Chí, “Những quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dụcđào tạo qua các chặng đường lịch sử”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10 năm 2010, tr.2024…
Đây là những công trình khoa học tiêu biểu, phản ánh nhiều mặt thực trạng nền giáo
dục nƣớc nhà, luận giải những quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục đào tạo trong
thời kỳ đổi mới; đề ra những phƣơng hƣớng giải pháp tích cực nhằm phát triển nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa…Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở những vấn đề
lớn, phạm vi rộng của giáo dục và đào tạo Việt Nam, chƣa đi sâu vào từng địa phƣơng
cụ thể. Song, đây là cơ sở và là nguồn tƣ liệu quý giúp tác giả định hƣớng nội dung

trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Nhóm những luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử Đảng về đề tài giáo dục và đào
tạo nhƣ: Nguyễn Hải Anh (2008), “Đảng lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển chiến
lược phát triển giáo dục đào tạo 1996 đến 2006”; Hà Văn Định, “Đảng bộ thị xã Vĩnh
Yên- tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo 1986-1999”; Nguyễn Tuấn
Anh (2011), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ
năm 1997 đến năm 2005”; Phạm Thị Giang (2009), “ Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo
phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1965 đến năm 1975”; Chu Bích Thảo (2005),
“Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo
1991-2001”; Trần Đình Cƣờng (2007), “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển giáo
dục và đào tạo từ năm 1996 đến năm 2006”; Lê Tiến Dũng (2005), “Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển giáo dục- đào tạo từ 1991 đến 2001” Lê Văn Nê
(2002), “Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục- đào tạo trong
thời kỳ đổi mới 1986-2000”…
Những công trình trên đi sâu vào nghiên cứu công tác giáo dục và đào tạo ở các địa
phƣơng khác nhau trong cả nƣớc, nhƣng đều có đặc điểm chung là đã quán triệt và vận
9


dụng một cách sáng tạo quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về giáo dục và đào tạo vào
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể địa phƣơng để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo trên
điạ bàn.
Nhóm các công trình nghiên cứu về giáo dục tỉnh Quảng Ninh nhƣ: Luận văn
thạc sĩ giáo dục học của Vũ Thị Cẩm Tú (2005), “Những biện pháp quản lý giáo dục
nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người hưởng lợi trong dự án phát triển cộng
đồng: Nghiên cứu trường hợp của dự án của tỉnh Quảng Ninh”; Luận văn thạc sĩ xã
hội học của Đoàn Thanh Huyền (2006), “Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia
đình nông thôn hiện nay: Nghiên cứu trường hợp thị trấn Mạo Khê- Đông Triều –
Quảng Ninh”…Các công trình trên đã cho tác giả hiểu một cách khái quát về tình
hình giáo dục của Quảng Ninh.

Nhƣ vậy, có thể nói những công trình trên đề cập đến giáo dục và đào tạo là rất đa
dạng và phong phú, nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cho
đến nay nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trên lĩnh vực giáo
dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010, dƣới góc độ Lịch sử Đảng thì chƣa có một
công trình nào đề cập một cách đầy đủ, hệ thống. Các công trình nghiên cứu liên quan
là những tƣ liệu quý để tác giả tiếp thu, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích: Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về sự
nghiệp giáo dục và đào tạo trong từ năm 2001 đến năm 2010. Trên cơ sở đó đánh giá
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng
vào hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ yêu cầu khách quan lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh trong những năm 2001- 2010.
Phân tích, luận giải làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010.
Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm về sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong
những năm 2001-2010.

10


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về giáo dục và
đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo toàn diện của Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng về vấn đề giáo dục và đào tạo.
* Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp lô gíc và kết hợp phƣơng pháp đó, đồng thời có kết hợp các phƣơng
pháp so sánh, đối chiếu, thống kê tổng hợp, để làm rõ nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong những năm 2001-2010.
Luận văn góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo
của Đảng từ cơ sở.
Luận văn có thể sử dụng làm tài tiệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập môn Lịch sử Đảng ở các trƣờng đại học, cao đẳng trong toàn
quốc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu 3 chƣơng.
Chương 1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005.
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ
năm 2006 đến năm 2010.

11


Chương 3. Kết quả và kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010.


12


CHƢƠNG 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH ĐỐI
VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Yêu cầu khách quan phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh
2001-2005.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh đƣợc thành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh
Hải Ninh. Tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Diện tích của
toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2, Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2, vùng
đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2. Vùng biển cùa Quảng Ninh có hơn 2000
đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chƣa có tên,
chiếm hơn 2/3 số đảo cả nƣớc (2078/2779). Tổng diện tích các đảo là 619,913 km2.
Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía
Tây Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và tỉnh Hải Phòng, phía Bắc giáp Sùng Tả và Phòng
Thành Cảng, Quảng Tây, (Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tƣờng.
Về phía biển ngoài có các đảo nhƣ đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô
Tô). Vùng nội thuỷ từ Bắc xuống Nam có những đảo chính nhƣ đảo Đầu Tán, đảo Vĩnh
Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vƣợc, đảo Thoi Đây, đảo Sậu
Nam, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng,
đảo Cảnh Cƣớc, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phƣợng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo
Thƣợng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ
Long. Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lý từ lãnh hải Trung Quốc ở phía
Đông đến địa giới thành phố Hải Phòng. Cực đông của tỉnh, cũng là điểm đầu tiên của
hình chữ S của nƣớc Việt Nam, là mũi Sa Vĩ, thuộc phƣờng Trà cố, thị xã Móng Cái.
4/5 diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện
tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều
đảo ven biển.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm
13


phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận về giá trị thẩm
mỹ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế Vân Đồn, hai Trung tâm thƣơng
mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thƣơng giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc
và các nƣớc trong khu vực.
Tính đến năm 2010, dân số Quảng Ninh là 1.154.900 ngƣời, mật độ dân số bình
quân khoảng 190 ngƣời/ km2. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, cùng với sự
thay đổi về tổ chức hành chính của cả nƣớc, Quảng Ninh đã nhiều lần thay đổi địa giới
và tên gọi. Hiện nay, Quảng Ninh có các đơn vị hành chính: 4 thành phố ( Hạ Long,
Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả), 1 thị xã (Quảng Yên ), 9 huyện (Vân Đồn, Yên Phong,
Hoành Bồ, Đầm Hà, Cô Tô, Đông Triều, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ); có 186
đơn vị hành chính cấp xã và tƣơng đƣơng bao gồm 115 xã, 61 phƣờng, 10 thị trấn.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và ngƣời nƣớc ngoài cùng sinh sống.
Trong đó, ngƣời Kinh đông nhất với 1.011.794 ngƣời, tiếp sau đó là ngƣời Dao đông
thứ hai với 59.156 ngƣời, ngƣời Tày 35.010 ngƣời, Sán Dìu có 17.946 ngƣời, ngƣời Sán
Chay có 13.786 ngƣời, ngƣời Hoa có 4.375 ngƣời, ngoài ra còn có các dân tộc ít ngƣời
nhƣ ngƣời Nùng, ngƣời Mƣờng, ngƣời Thái.
Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 Tôn giáo khác
nhau với 23.540 ngƣời, trong đó, nhiều nhất là Công Giáo có 19.872 ngƣời, Phật
giáo có 3.302 ngƣời, Đạo Tin Lành có 271 ngƣời, Đạo Cao Đài có 87 ngƣời, Hồi
Giáo có 7 ngƣời, ít nhất là Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam có 1 ngƣời.
Quảng Ninh có các đặc điểm riêng về kinh tế và xã hội . Trong những năm đổi
mới, sau khi đón nhận chính sách mở cửa của Đảng , bình thƣờng hoá quan hệ với
nƣớc láng giềng Trung Quốc, các ngành kinh tế thƣơng mại của tỉnh có những bƣớc

phát triển nhanh chóng. Quảng Ninh đƣợc xếp một trong tám tỉnh vùng kinh tế phát
triển trọng điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú, Hải
14


Dƣơng , Bắc Ninh, Hƣng Yên có ý nghĩa liên kết, làm đầu tầu thúc đẩy kinh tế cho các
tỉnh Bắc Bộ. Quảng Ninh là một khu vực phát triển năng động. Những năm gần đây
GDP bình quân tăng 12%/năm . GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 2060 USD/
năm thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 24 triệu/ năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hoạt động văn hóa, thông tin và
thể dục thể thao có bƣớc phát triển; hoạt động y tế, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân
đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng; khoa học công nghệ tiếp tục phát triển; quốc
phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc củng cố và giữ vững... Đó là những yếu tố
thuận lợi có tác động tích cực đến việc phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh trong
những năm qua. Tuy nhiên, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn
những khó khăn, thách thức, ảnh hƣởng trực tiếp tới việc phát triển giáo dục và đào tạo,
đó là: chất lƣợng và hiệu quả tăng trƣởng kinh tế còn hạn chế, thiếu bền vững, chƣa
phát huy hết tiềm năng và lợi thế so sánh; kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch
chậm; một số mục tiêu về phát triển văn hóa xã hội chƣa đạt kế hoạch, đời sống một bộ
phận nhân dân còn khó khăn...Từ đó đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân
tỉnh Quảng Ninh phải nỗ lực, phấn đấu phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững hơn
nữa làm tiền đề vững chắc cho việc phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đã tác động không nhỏ tới sự nghiệp phát triển
giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh trên cả hai chiều hƣớng tích cực và tiêu cực.
Do đó, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cần phải có chủ trƣơng, biện pháp lãnh đạo sát
đúng để phát huy những thế mạnh, khắc phục những mặt hạn chế, thúc đẩy sự nghiệp
giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày một phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh.
1.1.2. Thực trạng giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh trƣớc năm 2001
Trên tinh thần đổi mới giáo dục của Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Đại hội Đảng

bộ tỉnh lần thứ X (1996) tổng kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và đề ra những nhiệm vụ mới cho ngành giáo dục trong giai
đoạn tiếp theo.
15


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra mục tiêu là phải: “coi trọng
chiến lƣợc giáo dục và đào tạo, tích cực lựa chọn bồi dƣỡng nhân tài. Thanh toán nạn
mù chữ và chống tái mù chữ cho những ngƣời trong độ tuổi” [19, 19 ]. Đại hội cũng đề
ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục và đào tạo tỉnh trong nhiệm kỳ tới là phải nâng cao hơn
nữa chất lƣợng giáo dục toàn diện. Tính đến trƣớc năm 2001 công tác giáo dục và đào
tạo Quảng Ninh đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng nổi bật là:
Mạng lƣới trƣờng lớp và quy mô các bậc học, cấp học, nghành học bƣớc đầu
đƣợc mở rộng, chất lƣợng giáo dục và đào tạo đƣợc nâng lên.
Kết quả là năm học 1999-2000: Giáo dục mần non: 1001 lớp. Riêng trẻ 5 tuổi
huy động đƣợc 95% (vƣợt 15% so với chỉ tiêu của Bộ và tăng 2% so với năm học
trƣớc). Nhiều cơ sở mầm non dân lập, tƣ thục duy trì và phát triển tốt số cháu và nâng
cấp đƣợc trang thiết bị dạy học. Tỉ lệ trẻ trong các loại hình mần non tƣ thục chiếm
13,2% tổng số trẻ đƣợc huy động trong toàn ngành học mần non của tỉnh (Xem phụ lục
2).
Năm học 1999- 2000: Giáo dục Tiểu học: 4.579 lớp, 122.600 học sinh( giảm 741
HS so với năm học trƣớc). Nhƣ vậy quy mô học sinh Tiểu học ổn định, tỷ lệ trẻ 6 tuổi
huy động đi học đạt 98,97% phản ánh kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
khá tốt trong toàn tỉnh. Nhiều địa phƣơng đã phát triển mạng lƣới trƣờng lớp khá tích
cực và có hiệu quả nhƣ Quảng Hà, Móng Cái, Tiên Yên...(Xem phụ lục 3)
Việc duy trì sĩ số đƣợc đảm bảo: năm học 1999- 2000, có 463 học sinh bỏ học và
chuyển trƣờng (0,36%); tỷ lệ lƣu ban là 0,51% (623 học sinh).
Bậc THCS: có 1966 lớp; 75.958 học sinh. Bậc THPT: tỉnh có 719 lớp với 35.304
học sinh các hệ (tăng 99 lớp, 5.188 học sinh so với năm học trƣớc): Công lập có 487 lớp
23.176 học sinh, bán công có 220 lớp 11.528 học sinh, dân lập có 12 lớp 600 học sinh.

Đáng chú ý là sự ra đời và hoạt động ổn định của trƣờng THPT Dân lập Lƣơng Thế
Vinh ở thị xã cẩm Phả đã tạo tiền đề tốt cho việc phát triển loại hình trƣờng phổ thông
dân lập của tỉnh trong những năm tới (Xem phụ lục 4,5)
Cùng với giáo dục chính quy, giáo dục không quy trên địa bàn tỉnh cũng đƣợc
16


chú trọng phát triển. Các trƣờng bổ túc văn hóa, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên
đƣợc thành lập trong giai đoạn này. Trên cơ sở đó thu hút các đối tƣợng mọi lứa tuổi
tham gia giáo dục, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục các cấp. Bổ
túc văn hoá tiếp tục phát triển. Số học viên các đối tƣợng là 2439 ngƣời trong đó chủ
yếu là học sinh đã học xong THCS. Các trung tâm hƣớng nghiệp- dạy nghề đều tích cực
tham gia tổ chức các lớp bổ túc văn hoá và từng bƣớc có đội ngũ quản lý, đội ngũ giáo
viên ổn định so với năm học trƣớc.
Giáo dục chuyên nghiệp . ( gồm 2 trƣờng Cao đẳng và 7 trƣờng THCN) cơ bản
duy trì đƣợc quy mô đào tạo bồi dƣỡng. Trong đó các trƣờng trung học Y tế, Trung học
Nông- Lâm – Ngƣ nghiệp đang thu hút đƣợc nhiều học sinh vào học so với năm trƣớc.
Đáng chú ý là trong năm học 1999-2000, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm và có
những giải pháp quan trọng để chỉ đạo hoạt động đào tạo tại chức bậc đại học ở địa
phƣơng, nhằm tăng cƣờng quản lý và tăng cƣờng chất lƣợng công tác này. Năm học
1999-2000 đội ngũ giáo viên của tỉnh tuy đã từng bổ sung qua các năm nhƣng vẫn chƣa
đủ về số lƣợng theo yêu cầu phát triển quy mô giáo dục của tỉnh. Điều đáng khích lệ là
trong những năm qua, mặc dù số lƣợng giáo viên còn thiếu song Ngành và các địa
phƣơng đã bố trí lao động hợp lý để giải quyết cho gần 400 giáo viên THCS và tiểu học
tham gia chƣơng trình Đại học sƣ phạm theo phƣơng thức đào tạo tại chức và đào tạo từ
xa.
Đại bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giữ gìn đƣợc phẩm chất đạp đức, yêu
ngành, yêu nghề, có trách nhiệm và tình thƣơng với học sinh. Công tác quản lý giáo dục
đã có nliiềụ chuyển biến tích cực, việc đánh giá, phân loại đội ngũ hàng năm đƣợc chỉ
đạo thƣờng xuyên, việc tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp đƣợc duy trì đều đặn.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia có
bƣớc phát triển mới. Đến năm 2000 toàn tỉnh đã đƣa vào sử dụng đƣợc 223 phòng học
cao tầng, xóa đƣợc 128 phòng học tạm và xây dựng 132 phòng ở cho giáo viên Một số
địa phƣơng nhƣ: Đông Triều, Móng Cái, Hạ Long, Yên Hƣng tiếp tục có chính sách
17


đầu tƣ xây dựng trƣờng học đạt hiệu quả tốt, tỷ lệ trƣờng học đƣợc xây cao tầng và quy
mô của của từng trƣờng đều đƣợc nâng cao.
Công tác cung ứng, bảo quản và sử dụng sách - thiết bị trƣờng học có chuyển biến
tốt. Tỉnh đã ra chỉ thị về công tác quản lý, phát hành sách giáo khoa, thiết bị trƣờng học.
Nhiều trƣờng khai thác nguồn kinh phí để đầu tƣ phòng thí nghiệm, thƣ viện từng bƣớc
phát huy tác dụng giáo dục toàn diện và phục vụ mục tiêu nâng cao chất lƣợng (nhƣ
trƣờng THCS Hồng Gai, THCS Mạo Khê II- Đông Triều)
Nhƣ vậy, thực hiện chủ trƣơng phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh, vƣợt lên những khó khăn, thách thức với sự nỗ lực và quyết tâm cao của
toàn Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh, sự cố gắng lớn của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học
sinh, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Quảng Ninh đã thu đƣợc những kết quả đáng trân
trọng. Đây là tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến trình phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, đến trƣớc năm 2000, giáo dục và đào tạo Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục, đó là:
Mạng lƣới trƣờng lớp và quy mô giáo dục có sự phát triển, song giữa quy mô và
các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị, giữa quy mô và chất lƣợng còn chƣa cân
đối. Hệ thống các trƣờng nghề, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các trung tâm giáo dục
nghề nghiệp của tỉnh còn rầt mỏng quy mô các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên còn
quá nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục nghề nghiệp. Việc phân luồng học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn hạn chế . Tỉnh chƣa có Trung
tâm kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp dạy nghề và chƣa hình thành mạng lƣới Trung tâm
giáo dục cộng đồng nên rất khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu của xã hội học tập.

Chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa cao, chƣa quan tâm đúng mức đến công tác
đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài. Chất lƣợng giáo dục đại trà của học sinh
ở các cấp học ngành học, bậc học chƣa đồng đều, giáo dục mũi nhọn chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức. Tỉ lệ học sinh đƣợc học tin học còn quá thấp (mới chỉ có 1% học sinh
trung học cơ sở và 25% học sinh trung học phổ thông đƣợc học tin học). Tình trạng học
18


sinh vi phạm đạo đức, pháp luật nghiêm trọng vẫn còn, gây nhức nhối cho dƣ luận xã
hội. Nhiều học sinh trong độ tuổi phổ cập còn bỏ học để tham gia giúp đỡ gia đình sản
xuất.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (nhất là cấp trung học phổ thông) còn thiếu
nhiều. Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý còn ngại khó, ngại đi học để nâng cao
trình độ, nên tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn thấp, số lƣợng cán bộ quản lý có trình độ
trung cấp lý luận chính trị còn quá ít, ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý đào
tạo. Đời sống của giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều khó khăn. Công tác quản lý
giáo dục chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan
ngoài quy định chƣa đƣợc ngăn chặn có hiệu quả. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ, tổ chức
thi tuyển công chức hàng năm còn để lại những dƣ luận không tốt. Chƣa có cơ chế
chính sách thỏa đáng để động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên đi học nâng chuẩn.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học còn rất khó khăn. Hệ thống phòng
học chức năng trong trƣờng học còn rất thiếu thốn; còn nhiều trƣờng tiểu học và trung
học cơ sở chƣa đƣợc tách riêng cơ sở vật chất. Việc trang bị, khai thác, sử dụng đồ dùng
dạy học còn thiếu hiệu quả, nhiều trƣờng tiểu học và trung học cơ sở bàn ghế không
đúng quy cách, cũ nát không đảm bảo cho học sinh học tập. Tỉ lệ phòng học kiên cố cao
tầng còn thấp, việc xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia ở mầm non, THCS, THPT còn rất
khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau thiếu cơ sở vật chất, tỉ lệ phòng học không
đảm bảo.
Thực hiện chính sách xã hội hóa về giáo dục và đào tạo còn nhiều mặt hạn chế,
phát triển chƣa đều, thiếu chiều sâu, hiệu quả chƣa cao. Việc huy động các nguồn lực ở

các xã nghèo còn nhiều khó khăn. Chƣa khai thác, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Hạn chế, khuyết điểm trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan, trong đó đáng chú ý là: một số cấp ủy đảng, chính quyền nhất là cơ sở chƣa nhận
thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo; chƣa huy động
đƣợc sức mạnh tổng hợp cho việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cá biệt có
19


nơi còn trông chờ, ỷ lại, thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo
dục và đào tạo. Năng lực, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo
viên còn bất cập. Còn biểu hiện chạy theo thành tích, chƣa chú ý đến chất lƣợng thực tế
và chất lƣợng giáo dục toàn diện. Việc phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành thực hiện
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nhiều nơi chƣa chặt chẽ...
Thực trạng đó đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh
Quảng Ninh phải có chủ trƣơng, giải pháp chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo đáp
ứng nhu cầu xây dựng, phát triển của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc.
1.1.3. Yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới (2001-2005)
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục diễn ra với những bƣớc
tiến nhảy vọt mang tính đột phá. Khoa học và công nghệ trở thành lực lƣợng sản xuất
trực tiếp tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống
vật chất và tinh thần của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự
phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm
cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nƣớc trở nên hiện thực
hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu,
tạo nên những thay đổi sâu sắc về triết lý giáo dục, quan niệm, giá trị giáo dục đến xây
dựng hệ thống, xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo. Nhà
trƣờng từ chỗ “khép kín”, “kinh viện” chuyển sang “mở cửa”, đối thoại với xã hội và
gắn bó chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, với nghiên cứu khoa học và ứng

dụng; nhà giáo thay vì đơn thuần truyền thụ tri thức, chuyển sang vai trò hƣớng dẫn cho
ngƣời học phƣơng pháp tƣ duy, hình thành năng lực hành động, có khả năng thu nhận,
xử lý, sử dụng thông tin, sáng tạo tri thức mới.
Trong bối cảnh đó, tất cả các quốc gia, từ những nƣớc phát triển đến những nƣớc
đang phát triển đều nhận thức đƣợc vị trí, vai trò hàng đầu của giáo dục và đào tạo, đều
phải đổi mới giáo dục và đào tạo để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả
hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội đất nƣớc và hội nhập
20


quốc tế.
Xuất phát từ tình hình thế giới và yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thời kỳ mới,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã xác định mục tiêu của đất
nƣớc là: “Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành
một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại” [14, tr.24] và “con đƣờng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của nƣớc ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc, vừa
có những bƣớc tuần tự, vừa có bƣớc nhảy vọt” [14, tr.25]. Ở Việt Nam, quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trƣờng lao động đƣợc mở rộng, nhu cầu học
tập tăng lên; mặt khác cũng làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hƣởng đến việc lựa
chọn ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Cơ
chế thị trƣờng cũng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, góp phần tăng thêm sự cách biệt về
cơ hội học tập giữa các tầng lớp cƣ dân. Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo
phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của xã hội,
phải kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và
đào tạo để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa. Do đó, để đi tắt đón đầu từ một nƣớc kém phát triển thì vai trò của giáo
dục và đào tạo và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định. Chính vì lẽ đó, Đảng

và Nhà nƣớc luôn khẳng định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI (2001) xác định mục tiêu cơ bản đến
năm 2005 là:
“ Phát huy cao nhất nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, vƣợt
qua khó khăn thử thách để tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; giữ vững sự tăng trƣởng cao về kinh tế; tăng cƣờng cơ sở hạ tầng
21


kinh tế - xã hội; phát triển các ngành các lĩnh vực, các sản phẩm có lợi thế và sức cạnh
tranh; nâng cao năng lực và hiệu quả giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; coi
trọng phát huy nhân tố con ngƣời, chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm,
xóa đói, giảm nghèo, tai nạn, tệ nạn xã hội; từng bƣớc cải thiện, nâng cao đời sống nhân
dân; giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm quốc phòng an ninh, tạo tiền đề cần thiết cho
giai đoạn phát triển tiếp theo của tỉnh”[20, tr.22]
So với cả nƣớc Quảng Ninh là một tỉnh mặt bằng dân trí chƣa cao. Việc xây dựng
chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh đƣợc xác định cần quán
triệt theo tinh thần phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải
quyết đƣợc những tồn tại, hạn chế trong giáo dục, từng bƣớc hội nhập với giáo dục của
các nƣớc trong khu vực và quốc tế. vấn đề trên đặt ra cho giáo dục và đào tạo Quảng
Ninh trong những năm 2001-2005, đó là: giáo dục chuyển từ một hệ thống khép kín
sang một hệ thống mở với cộng đồng xã hội và phải gắn bó chặt chẽ với phát triển kinh
tế- xã hội. Việc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo từ chỗ chỉ đƣợc xem là phúc lợi xã hội
thì nay phải đƣợc xác định là đầu tƣ cho phát triển kinh tế- xã hội. Giáo dục và đào tạo
phải đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Do đó, quy mô giáo dục cần xác định rõ:
ổn định quy mô giáo dục phổ thông, mở rộng quy mô giáo dục nghề nghiệp theo hƣớng
vừa đào tạo mới nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự hình thành các khu công
nghiệp tập trung, vừa bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ lao động hiện có mạng lƣới

trƣờng lớp phải đƣợc quy hoạch cụ thể, nhanh chóng mở rộng mạng lƣới các trung tâm
hƣớng nghiệp, dạy nghề, các trung tâm đào tạo và bồi dƣỡng nghề cho ngƣời lao động
nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội. Các trung tâm phải đƣợc trang bị đầy đủ về
cơ sở vật chất và đội ngũ. Về chất lƣợng đào tạo, phải hết sức coi trọng chất lƣợng văn
hóa, chất lƣợng thực tiễn, thực hành, chất lƣợng ngoại ngữ, tin học cho ngƣời học. Đẩy
mạnh giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động
khuyến học để toàn xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
Củng cố kết quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học, từng bƣớc chỉ đạo phổ cập giáo
22


dục bậc trung học. Tập trung chỉ đạo thực hiện thành công đổi mới chƣơng trình giáo
dục phổ thông nhằm đổi mới căn bản việc dạy của thầy, việc học của trò; đổi mới căn
bản điều kiện dạy học từ đội ngũ đến cơ sở trƣờng lớp, thiết bị... Đây không chỉ là công
việc của ngành giáo dục, mà đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp của tất cả các cấp,
các ngành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Từ đó đòi hỏi
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cần bám sát đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về phát triển
giáo dục và đào tạo, đánh giá chính xác những diễn biến của bối cảnh trong nƣớc và
quốc tế, cũng nhƣ thời cơ và thách thức tác động tới giáo dục và đào tạo, gắn liền với
đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh để có chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển giáo dục và
đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh.
1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về giáo dục và đào tạo 20012005
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo
dục và đào tạo, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo là
một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời, chiến lƣợc con ngƣời
đứng ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Kế thừa, bổ sung và phát triển đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về phát triển giáo dục và

đào tạo trong các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, nhất là Hội nghị lần
thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII của Đảng (1/1993) về “Tiếp tục đổi mới sự
nghiệp giáo dục và đào tạo”, tháng 12/1996 Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển
giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm
2000”. Nghị quyết đã xác định những tƣ tƣởng chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ sau:

23


Một là, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo. Mục tiêu
cơ bản của giáo dục ở Việt Nam là nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha
gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa
của nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con ngƣời Việt Nam, có ý thức cộng
đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ
hiện đại, có tƣ duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có
tính tổ chức và kỷ luật. Giữ vững mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong nội dung phƣơng
pháp giáo dục và đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội.
Phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của cơ chế thị trƣờng đối với
giáo dục và đào tạo. Chống khuynh hƣớng “thƣơng mại hóa”, đề phòng khuynh hƣớng
phi chính trị hóa giáo dục và đào tạo không truyền bá tôn giáo trong trƣờng học.
Hai là, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trƣởng
kinh tế và phát triển xã hội, đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là đầu tƣ cho phát triển.
Thực hiện chính sách ƣu tiên, ƣu đãi đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chính sách
đầu tƣ và chính sách tiền lƣơng. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.
Ba là, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn

dân. Xây dựng xã hội học tập, mọi ngƣời đƣợc đi học, học thƣờng xuyên, học suốt đời;
phê phán thói lƣời học. Mọi ngƣời cùng chăm lo cho giáo dục. Các cấp ủy và tổ chức
đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia
đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục
và đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục và đào tạo. Kết hợp
giáo dục nhà trƣờng, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trƣờng giáo dục
lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể.
Bốn là, phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
những tiến bộ khoa học, công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả ba
24


mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và phát huy hiệu quả. Thực hiện giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi
với hành, nhà trƣờng gắn liền với gia đình và xã hội.
Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện để ai
cũng đƣợc học hành. Ngƣời nghèo đƣợc Nhà nƣớc và cộng đồng giúp đỡ để học tập.
Bảo đảm điều kiện cho những ngƣời học giỏi phát triển tài năng.
Sáu là, giữ vai trò nòng cốt của các trƣờng công lập đi đôi với đa dạng hóa các
loại hình giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở Nhà nƣớc thống nhất quản lý, từ nội dung
chƣơng trình, quy chế học, thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên, tạo cơ hội cho mọi
ngƣời có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình. Phát triển
các trƣờng bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bƣớc mở các trƣờng tƣ
thục ở một số bậc học nhƣ: mầm non, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp,
dạy nghề, đại học. Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng
bƣớc hiện đại hóa hình thức giáo dục.
Kế thừa, phát triển những quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của
giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
(2001) tiếp tục khẳng định và bổ sung, phát triển quan điểm về phát triển giáo dục và

đào tạo:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời
- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững... Phát triển
khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” [ 14, tr.108112].
Đại hội đã xác định những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục và
đào tạo: Một là, tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,
phƣơng pháp dạy và học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện
25


×