Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn giai phap de thuc hien tot cong tac tu danh gia kiem dinh chat luong giao duc o truong tieu hoc bong son

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.68 KB, 16 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết và tính khả thi của đề tài đề tài:
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải triển
khai cơng tác thu thập thơng tin về chất lượng dạy- học của nhà trường, trên cơ sở đó có
các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục. Bộ GD-ĐT đang triển khai đổi
mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh giá KĐCLGD ở các cấp học và
trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục.
Trong đó, có cơng tác triển khai thực hiện tự đánh giá KĐCLGD phổ thông được bắt đầu
từ năm học 2009–2010 với chủ đề: “Năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục”. (Chỉ thị số 46/2008/CT-BG-ĐT ngày 05/08/2008 của Bộ GD - ĐT).
Công tác tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường hiện nay là công việc hết sức quan
trọng nhưng lại cực kỳ khó khăn, qua thực tế ở trường đã được Sở GD-ĐT Bình Định về
kiểm tra và cơng nhận. Chính vì thế, tập thể Ban giám hiệu nhà trường chọn đề tài sáng
kiến kinh nghiệm: “Giải pháp để thực hiện tốt công tác tự đánh giá kiểm định chất
lượng giáo dục ở trường Tiểu học trong huyện Hoài Nhơn” nhằm góp phần vào việc tìm
ra lời giải đáp cho những khó khăn để cơng tác này những năm tiếp theo được bền vững,
đồng thời phần nào đó làm cơ sở cho các trường tiểu học trong huyện có thể tham khảo áp
dụng cho trường mình vào thời gian đến.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
1. Định hướng cho công tác xây dựng hồ sơ minh chứng cho mỡi năm học có khoảng
trên 200 tài liệu minh chứng không thể thiếu. Từng bộ phận xây dựng hồ sơ minh chứng
cần thiết theo quy định của bộ chỉ số đánh giá trên tinh thần công văn số
115/KTKĐCLGD; cách lưu trữ và sắp xếp hồ sơ minh chứng sao cho khoa học nhất; mã
hóa hồ sơ tài liệu minh chứng một cách cụ thể.
2. Qua đó định hướng cho việc viết báo cáo tự kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục
theo quy định của Bộ GD&ĐT một cách cụ thể.
3.Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tốt để
các trường Tiểu học tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu
chí, báo cáo tự đánh giá này sẽ được sử dụng như một công cụ để cải tiến và nâng cao
quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường, đề ra các biện pháp thực hiện đáp ứng các


tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng
cao chất lượng giáo dục và đăng ký KĐCLGD.
III. Phương pháp tiến hành:
1. Phương pháp tích luỹ kinh nghiệm.
2. Phương pháp điều tra, thống kê.

1


3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
IV. Phạm vi, cơ sở và thời gian nghiên cứu:
1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.1. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài không nghiên cứu tồn bộ cơng tác tự đánh giá KĐCLGD phổ thông mà chỉ
nghiên cứu giải pháp để thực hiện tốt công tác xây dựng hồ sơ tự đánh giá KĐCLGD của
trường Tiểu học theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT, ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học ra ngày 04/02/2008.
1.2.Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu và thực hiện tại trường Tiểu học Bồng Sơn Huyện Hoài Nhơn.
2. Cơ sở:
2.1. Cơ sở lý luận:
- Theo Luật số 38/2005/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 từ ngày 05/05 đến ngày 14/06/2005 đã thông qua Luật Giáo
dục và Điều 3 của Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT, ban hành quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học ra ngày 04/02/2008 có nêu: Tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường tiểu học được ban hành làm công cụ để trường tiểu học tự
đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và để giải trình các cơ quan
chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục tiểu học; để cơ quan chức năng đánh
giá và công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để cha mẹ học sinh
lựa chọn trường cho con em của họ.

- Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban
hành kèm theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ GD-ĐT: “
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ
thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với
từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành. “Tự đánh giá của cơ sở giáo
dục phổ thông” là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ
thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành để chỉ
ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực
hiện nhằm đáp
ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT, ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học ra ngày 04/02/2008.
- Công văn số 115/2010/KTKĐCLGD ngày 09/02/2010 của Cục khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thơng tin
và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.

2


Công văn số 7880/BGD&ĐT-KTKĐCLGD, về hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục
phổ thông, ngày 08/9/2009.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong nhiều năm qua, việc chỉ đạo của ngành cũng chưa thật sự quyết liệt và chặt chẽ;
nhà trường, chính quyền chưa quan tâm, cịn làm mang tính chất lấy có.
Việc lưu trữ, lựa chọn sắp xếp hồ sơ minh chứng chưa hợp lý, chưa thật sự khoa học,
có những minh chứng mà lâu nay nhà trường cho rằng không quan trọng thuộc về giáo
viên cho nên sau mỗi năm học thì giáo viên đem về nhà cất lấy hoặc vứt đi, không thu vào
đưa vào lưu trữ…
Yêu cầu cao trong cơng tác chất lượng giáo dục tồn diện trong tình hình hiện nay là
hết sức cần thiết trong nhà trường.

2. Thời gian nghiên cứu:
Trong 2 năm học từ năm 2010-2011 và 2011-2012.
PHẦN II : KẾT QUẢ
I.Thực trạng:
1. Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong thực hiện công tác tự đánh
giá KĐCLGD
1.1 Những thuận lợi:
- Trường đã đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1. Có đầy đủ các văn bản chỉ đạo
thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD từ trung ương đến địa phương.
-Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có sự đồn kết nhất trí, trình độ chun
mơn nghiệp vụ vững vàng và nhất là các thành viên Hội đồng tự đánh giá có tinh thần
trách nhiệm cao, biết phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quan chất lượng giáo dục của
nhà trường.
-Hội đồng tự đánh giá của trường đã có kế hoạch tự đánh giá một cách cụ thể như:
Phân cơng phân nhiệm từng thành viên, chi phí cho các hoạt động tự đánh giá, cơ sở vật
chất phục vụ tự đánh giá, dự kiến thông tin minh chứng cần thu thập, thời gian biểu hoạt
động tự đánh giá . . .
1.2 Những khó khăn
-Cơng tác tự đánh giá KĐCLGD là cơng tác hồn tồn mới, được triển khai và thực
hiện với thời gian tương đối ngắn nên ít nhiều cũng dẫn đến những thiếu sót trong q
trình tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở.
-Có những thơng tin minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá chất lượng của đơn
vị mà trước đây ngành giáo dục không quy định lưu trữ lâu dài nên Hội đồng tự đánh giá
vừa tự đánh giá song song với việc bổ sung hồn thiện các thơng tin minh chứng đó.
-Kinh phí cấp cho hoạt động tự đánh giá được quy định tại Điều 33 của Quy định về
quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm

3



theo Quyết định số 83/2008/QĐ.BGD- ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
nhưng trong thực tế chưa thực hiện nên các trường gặp nhiều khó khăn để chi cho các hoạt
động có liên quan đến cơng tác tự đánh giá KĐCLGD.
1.2.1 Đối với cấp quản lý:
Bộ GD&ĐT chỉ mới ban hành một loạt các Quyết định, thông tư, công văn nói về
kiểm định chất lượng giáo dục và đưa ra các minh chứng cần có… Song đối với Sở
GD&ĐT cũng như phòng GD&ĐT việc tập huấn một cách chi tiết, cụ thể cách làm ra sao?
Quản lý xây dựng hồ sơ thế nào? Cách thu thập minh chứng và viết báo cáo ra làm sao?
Kinh phí lấy từ đâu?... thì chưa có hướng dẫn cụ thể để cơ sở thực hiện.
1.2.2. Đối với lãnh đạo nhà trường:
Chưa thấy được tầm quan trọng của việc tự kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.
Đồng thời việc cấp trên chưa hướng dẫn cụ thể, chi tiết để làm nên trong 2 năm qua làm
mang tính chất lấy có.
1.2.3. Đối với giáo viên và học sinh:
Chưa thấu hiểu được tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục là kiểm tra cụ thể
những nội dung gì và cách làm ra sao, chỉ quan tâm đến việc giảng dạy cho tốt nhất trên
lớp, chưa quan tâm đến nội dung cụ thể trong kiểm định.
1.2.4. Đối với chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh:
Coi việc tự kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục ở nhà trường là việc làm của
trường, của ngành giáo dục. Xem cụm từ “chất lượng giáo dục” chỉ là kết quả học tập
của học sinh.
II. Biện pháp, giải pháp thực hiện:
Tự đánh giá của nhà trường được thực hiện đúng quy trình mà Bộ GD&ĐT đã
hướng dẫn, theo 7 bước:
1. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.
2. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
4. Thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin, minh chứng.
5. Mã hóa hồ sơ minh chứng đánh giá mức độ đạt được và viết báo cáo theo từng
tiêu chí.

6. Viết báo cáo tự đánh giá.
7. Công bố báo cáo tự đánh giá.
1. Xác định mục đích đánh giá và triển khai hệ thống các văn bản làm cơ sở
cho việc đánh giá:
Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Bình Định cũng
như các thơng báo của phịng GD&ĐT Hồi Nhơn về cơng tác tự đánh giá chất lượng giáo
dục cơ sở, hiệu trưởng cần nghiên cứu để nắm những yêu cầu cơ bản của công tác này
nhằm xác định:

4


-Mục đích KĐCLGD của đơn vị.
-Quy trình KĐCLGD.
-Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
-Điều kiện đăng ký KĐCLGD.
-Chu kỳ KĐCLGD.
Trên cơ sở những yêu cầu trên, Hiệu trưởng triển khai các văn bản sau đây đến Hội
đồng giáo viên toàn trường:
-Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/06/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc
tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD.
-Quyết định số 83/2008/QĐ/BGD- ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ GD-ĐT về quy trình
và chu kỳ KĐCLGD trường tiểu học.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT, ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học ra ngày 04/02/2008.
- Công văn số 115/2010/KTKĐCLGD ngày 09/02/2010 của Cục khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thơng tin
và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.
Công văn số 7880/BGD&ĐT-KTKĐCLGD, về hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục
phổ thông, ngày 08/9/2009.

Hội đồng giáo viên nhà trường sau khi tiếp thu những văn bản trên đã hiểu được tầm
quan trọng của công tác tự đánh giá KĐCLGD tại cơ sở nên đồng thuận cung cấp những
thơng tin minh chứng, cũng như những đóng góp ý kiến khách quan, trung thực của họ
vào báo cáo tự đánh giá của Hội đồng tự đánh giá nhà trường.
2. Thành lập hội đồng tự đánh giá, phân công nhiệm vụ và xác định phạm vi
và công cụ, dụng cụ phục vụ tự đánh giá:
2.1. Thành lập hội đồng tự đánh giá, phân công nhiệm vụ:
Hiệu trưởng triệu tập phiên họp của Ban lãnh đạo nhà trường gồm: Ban giám hiệu,
Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Cơng đồn và Bí thư Chi Đồn trường
để xin ý kiến thành lập Hội đồng tự đánh giá cơ sở có 13 thành viên:
- Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng.
-01 Phó Hiệu trưởng là Phó Chủ tịch Hội đồng.
-10 cán bộ chủ chốt gồm: Chủ tịch Công đồn, 5 tổ trưởng chun mơn; 01 tổ trưởng
hành chính; 01 kế tốn; 01 Tổng phụ trách Đội; 01 Bí thư Chi đoàn là Ủy viên Hội đồng.
-01 thư ký Hội đồng nhà trường là Ủy viên và thư ký Hội đồng tự đánh giá.
Sau đó, Hiệu trưởng ra Quyết định [Phụ lục 1] theo thẩm quyền để thành lập Hội đồng
tự đánh giá và thực hiện phân công:
Hội đồng đánh giá đã họp để triển khai thống nhất quy trình cơng tác tự đánh giá chất
lượng giáo dục của nhà trường, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm tới từng thành viên
trong Hội đồng. Hội đồng gồm 5 nhóm, mỡi nhóm 2 thành viên được phân cơng thu thập

5


tài liệu nghiên cứu đánh giá từ 1 đến 2 tiêu chuẩn, chịu trách nhiệm viết báo cáo cho từng
tiêu chí của từng tiêu chuẩn và tự đánh giá mức độ đạt hay chưa đạt.
Chủ tịch Hội đồng phân công cụ thể các thành viên Hội đồng tự đánh giá:
-Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm chính trước Phịng GD-ĐT Hoài Nhơn về
hoạt động tự đánh giá, viết báo cáo phần đánh giá đặt vấn đề, tổng quan chung, kết luận
của báo cáo tự đánh giá và bản báo cáo tự đánh giá cuối cùng của nhà trường. Bên cạnh

đó, Chủ tịch Hội đồng còn chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động tự đánh giá, điều động
nhân lực, tài chính, tổ chức các cuộc họp của Hội đồng tự đánh giá.
-Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công,
giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý công việc khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, kiểm tra tiến
độ công việc của các nhóm thư ký, nhóm cơng tác, góp ý cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu
chuẩn và báo cáo chung, tham gia tự đánh giá các tiêu chuẩn.
-Ủy viên thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân cơng, viết báo cáo
theo từng tiêu chuẩn của tiêu chí đã được phân cơng do nhóm mình phụ trách, góp ý cho
bản báo cáo các tiêu chuẩn, tiêu chí và báo cáo chung.
Hội đồng tự đánh giá họp khoảng 8-10 lần trong suốt cả q trình tự đánh giá, có
trách nhiệm góp ý cho bản báo cáo các đánh giá sơ thảo và báo cáo cuối cùng, tư vấn cho
Chủ tịch Hội đồng khi xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
Nhiệm vụ của nhóm thư ký: chịu trách nhiệm thu thập các dữ liệu thông tin minh
chứng, in ấn các phiếu tiêu chí, bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của trường, lập danh
mục mã thông tin minh chứng, trình bày bản báo cáo tự đánh giá.
Nhiệm vụ của các nhóm cơng tác: nhóm trưởng chịu trách nhiệm của nhóm, cùng
nhóm thư ký tìm các thơng tin minh chứng, viết tự đánh giá và tham gia góp ý báo cáo sơ
thảo, báo cáo cuối cùng bản tự đánh giá của trường cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: tự đánh giá tiêu chuẩn 1.
+ Nhóm 2: tự đánh giá tiêu chuẩn 2.
+ Nhóm 3: tự đánh giá tiêu chuẩn 3.
+ Nhóm 4: tự đánh giá tiêu chuẩn 4.
+ Nhóm 5: Tự đánh giá tiêu chuẩn 5 và 6.
Trong quá trình tự đánh giá báo cáo sơ thảo, các nhóm có sự tương tác qua lại lẫn
nhau vì có khi những minh chứng ở tiêu chí thuộc tiêu chuẩn này lại trùng với minh chứng
của tiêu chí thuộc tiêu chuẩn khác.
Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch tự đánh giá của đơn vị trong năm
học 2011-2012 [thời điểm mà Sở GD-ĐT về kiểm tra] trong đó xác định cho được:
2.2. Phạm vi và nguồn lực đánh giá:
- Đánh giá tồn bộ 6 tiêu chuẩn; 33 tiêu chí và 99 chỉ số có liên quan trong vịng 5

năm học từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012.

6


-Dự kiến các nguồn lực cần huy động: Xác định các nguồn cơ sở vật chất và tài chính
cần huy động, từng hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục của trường và thời gian được
cung cấp, cơ sở vật chất phục vụ cho tự đánh giá.
2.3.Công cụ, dụng cụ phục vụ tự đánh giá:
Sử dụng bộ công cụ tự đánh giá theo Công văn số 115/2010/KTKĐCLGD ngày
09/02/2010 của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT về việc hướng
dẫn xác định nội hàm, tìm thơng tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục
trường tiểu học.
Máy chụp hình, máy vi tính, máy pho to coppy…. Và các dụng cụ cần thiết khác để
giúp cho việc đánh giá có hiệu quả và chính xác cao.
3.Xây dựng kế hoạch tự đánh giá:
Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng tự
đánh gía nhà trường đã phân chia thành các tiểu ban đánh giá khác nhau tiến hành đánh
giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là bằng phương pháp khảo sát
thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chuẩn; sưu
tầm thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan, mã
hóa các hồ sơ minh chứng….Trong q trình tự đánh giá, nhà trường đã sử dụng nhiều
công cụ khác nhau như: bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học (theo
thông tư số 115/KTKĐCLGD ngày 09/02/2010) làm cơ sở cho việc tiến hành tự đánh giá
chất lượng giáo dục của nhà trường, sử dụng máy vi tính, máy in, mạng internet….để khai
thác thơng tin, minh chứng và viết báo cáo.
Từ ngày 01/8/2011 – 20/8/2011 các thành viên trong Hội đồng thu thập các thông tin
và tài liệu có liên quan đến tiêu chuẩn do nhóm mình phụ trách.
Từ ngày 21/8/2011 – 30/8/2011 Hội đồng hồn thành việc tự đánh giá các tiêu chí
của từng tiêu chuẩn tập hợp thành báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục.

Từ ngày 10/9/2011 hoàn thành báo cáo tự đánh giá, cơng bố kết quả tự đánh gía để
lấy ý kiến đóng góp tồn hội đồng sư phạm và Ban đại diện CMHS, để tiếp tục hoàn thiện
báo cáo. [ Phụ lục 2 ].
4. Thu thập và xử lý thông tin, minh chứng:
4.1. Thống kê, xác định nguồn minh chứng cho từng tiêu chí của các tiêu chuẩn:
Đây là giai đoạn quan trọng của công tác tự đánh giá, Hội đồng tự đánh giá vừa sắp
xếp công việc hàng ngày vừa tập trung trí tuệ cao độ để tìm các thơng tin minh chứng và
qua đó phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá 06 tiêu chuẩn, 33 tiêu chí và 99 chỉ số của
tự đánh giá KĐCLGD trường Tiểu học. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn 1 có ít nhất: 66 tài liệu minh chứng.
Tiêu chuẩn 2 có ít nhất: 34 tài liệu minh chứng.
Tiêu chuẩn 3 có ít nhất: 43 tài liệu minh chứng.
Tiêu chuẩn 4 có ít nhất: 26 tài liệu minh chứng.

7


Tiêu chuẩn 5 có ít nhất: 51 tài liệu minh chứng.
Tiêu chuẩn 6 có ít nhất: 09 tài liệu minh chứng.
Song cũng có những tài liệu minh chứng trùng lặp ở những tiêu chuẩn khác nhau. Việc
làm trên được cụ thể hóa theo một quy trình nhất định diễn ra theo kế hoạch để đảm bảo
về mặt khoa học cũng như về mặt thời gian. In danh mục tài liệu minh chứng của từng tiêu
chuẩn cho nhóm trưởng của từng nhóm cơng tác để tìm hiểu và thu thập. [ Phụ lục 3]
4.2. Xác định địa chỉ nguồn minh chứng nằm ở đâu? Ai nắm lấy nó?
Thơng thường có tất cả trên 200 tài liệu minh chứng theo bộ chỉ số mà công văn
115/KTKĐCLGD đã nêu được xác định ở từng nhóm như sau:
+ Nhóm các loại giấy tờ như: công văn đi, đến; các loại quyết định; giấy triệu tập đi
học; ( Văn thư lưu trữ cất giữ).
+ Nhóm hồ sơ của tổ chức Đảng như: Chỉ thị, Quyết định, nghị quyết, kế hoạch….
( Phó bí thư chi bộ lưu trữ).

+ Nhóm hồ sơ của Hội Đồng trường như: Quyết định thành lập; kế hoạch hoạt động;
biên bản các cuộc họp; báo cáo tổng kết; phân công thành viên… ( Chủ tịch Hội đồng
trường lưu giữ).
+ Nhóm hồ sơ của tổ chức Cơng đồn như: Quyết định thành lập; sổ ghi biên bản; kế
hoạch hoạt động; chương trình cơng tác; đánh giá thi đua; các báo cáo thanh tra nhân dân;
( Chủ tịch Cơng đồn lưu giữ).
+ Nhóm hồ sơ liên quan đến Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như: Quyết định
thành lập; sổ ghi biên bản; kế hoạch hoạt động; chương trình cơng tác….( Bí thư chi đồn
lưu giữ)
+ Nhóm hồ sơ liên quan đến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi
đồng như: Sổ theo dõi hoạt động; biên bản đại hội, danh sách lớp…( Tổng phụ trách lưu
giữ).
+ Nhóm hồ sơ liên quan đến công tác chuyên môn như: Hồ sơ phổ cập giáo dục tiểu
học; danh sách phân công giáo viên hằng năm học; theo dõi chất lượng hằng năm; sổ
điểm; sổ chủ nhiệm; hồ sơ tổ khối; sổ báo giảng; các sáng kiến kinh nghiệm; hồ sơ thanh
tra giáo viên hằng năm; quyết định công nhận học sinh giỏi các cấp; danh sách học sinh
đạt giải các kỳ thi, hội thi; báo cáo chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động
ngoại khóa của trường; sổ theo dõi phân cơng dạy thay dạy thế…(Văn thư, Phó hiệu
trưởng quản lý, lưu trữ)
+Nhóm hồ sơ liên quan đến cơng tác tổ chức như: cử giáo viên đi học, bồi dưỡng
chuyên môn; đánh giá hiệu trưởng; chuẩn nghề nghiệp giáo viên; đánh giá công chức hằng
năm; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; bằng cấp của giáo viên; các
giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi các cấp của giáo viên; báo cáo tổng kết năm học; báo
cáo sơ kết học kỳ; phương hướng nhiệm vụ năm học…(Văn phòng lưu trữ).

8


+ Các loại sổ theo quy định như: Sổ ghi biên bản họp Hội đồng sư phạm; sổ ghi biên
bản họp liên tịch; sổ danh bạ, sổ truyền thống…; các hồ sơ liên quan của Ban đại diện cha

mẹ học sinh…( Văn phịng lưu trữ).
+ Nhóm các loại hồ sơ liên quan đến cơng tác tài sản, tài chính như: sổ cấp đất; sổ theo
dõi tài sản; sơ đồ điểm trường; sơ đồ phòng học; kiểm kê tài sản hằng năm; sổ theo dõi thu
chi; báo cáo dự toán ngân sách; báo cáo kiểm toán; báo cáo quyết toán; hồ sơ mua sắm….
(Kế tốn – thủ quỹ lưu giữ)
+ Nhóm hồ sơ liên quan đến thư viện – thiết bị như: Dạnh bạ đồ dùng dạy học; sổ cho
mượn sách, thiết bị; sổ theo dõi trả sách; danh mục thiết bị, phiếu xuất nhập kho; phiếu
mua sắm tài liệu sách báo; nội quy thư viện; nội quy sử dụng máy tính; theo dõi số lượng
đặt báo….(Thư viện lưu trữ).
+ Nhóm hồ sơ có liên qua đến cơng tác chăm sóc sức khỏe học sinh như: Sổ theo dõi
cấp phát thuốc; sổ theo dõi sức khỏe từng học sinh; sổ theo dõi cân đo học sinh; kế hoạch
hoạt động y tế hằng năm; các bài nội dung tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; các tờ
rơi, apphich tuyên truyền….( Y tế học đường lưu giữ)
+ Nhóm hồ sơ khác như: sổ ghi chép cá nhân; sổ tự học chuyên môn của CBGV; sổ
liên lạc….( Do giáo viên chủ nhiệm và mỗi cá nhân lưu giữ)
5. Mã hóa hờ sơ minh chứng đánh giá mức độ đạt được và viết báo cáo theo từng
tiêu chí:
-Đầu tiên, nhóm thư ký khẩn trương thu thập các thông tin minh chứng
được lưu trữ trong hồ sơ của trường và hồ sơ lưu trữ theo 06 tiêu chuẩn từ năm học 20072008 đến đầu năm học 2011-2012. Nhóm thư ký sắp xếp phân loại thơng tin minh chứng
qua 05 năm học, nhất là thông tin minh chứng phải có đầy đủ của 03 năm học từ năm học
2009-2010 đến năm học 2011-2012 để mã hóa theo từng loại hồ sơ minh chứng sau đó
đưa vào hộp thư mã hóa thơng tin theo từng tiêu chí. Giải thích sự mã hóa minh chứng
như sau: [H1.1.01.01]
H1: Hợp thứ 1
1: Tiêu chuẩn 1.
01: Tiêu chí 1.
01: Minh chứng thứ nhất
Tổng cộng có trên 200 loại văn bản về thơng tin minh chứng. Ngồi ra, các thơng tin
minh chứng được thu thập ở nhiều cơ quan như: Phịng GD-ĐT Hồi Nhơn, Ủy ban nhân
dân Thị trấn Bồng Sơn và Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp. . .

Kiểm tra đối chiếu số minh chứng cụ thể cho từng tiêu chí của các tiêu chuẩn đủ, thiếu
thế nào? Có được nguồn minh chứng trong bao nhiêu năm? Có thêm nguồn minh chứng gì
khác khơng?.... Từ đó ta xác định mức độ đạt hay chưa đạt của các tiêu chí trong tiêu
chuẩn. Cũng qua đó khẳng định được điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất

9


lượng….Trên cơ sở đó từng nhóm cơng tác được phân cơng viết báo cáo cho từng tiêu chí
của từng tiêu chuẩn để báo cáo trước Hội đồng tự đánh giá.
Sau đây là phiếu đánh giá 1 tiêu chí trong 1 tiêu chuẩn của nhóm thư ký:
Cơ quan chủ quản: Phịng GD-ĐT Hồi Nhơn
Trường Tiểu học Bờng Sơn - Nhóm: I
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1: Trường có cơ cấu tở chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường
Tiểu học, bao gồm:
a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường
công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội
đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn).
b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ
chức xã hội khác.
c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
1. Mô tả hiện trạng:
Đến năm học này nhà trường có 1 Hiệu trưởng ; 1 Phó Hiệu trưởng và các hội đồng
như: Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn,
thực hiện đúng theo Điều lệ trường Tiểu học.
Hiện nay nhà trường có Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với số lượng 08 đảng viên,
có tổ chức Cơng đồn cơ sở nhà trường với số lượng 34 đồn viên; có chi Đồn thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh với số lượng 06 đồn viên, có tổ chức liên Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh với 7 chi đội và số đội viên là: 217em và 12 Sao Nhi đồng Hồ Chí
Minh, với số nhi đồng là: 378 em và các tổ chức xã hội khác như: Chi hội chữ thập đỏ; chi
hội khuyến học….
Theo quy định của ngành thì hiện nay nhà trường có 06 tổ chun mơn đó là: Tổ
chun mơn lớp 1;Tổ chun môn lớp 2; Tổ chuyên môn lớp 3;Tổ chuyên môn lớp 4, Tổ
chun mơn lớp 5 và Tổ văn phịng. Các tổ hoạt động đúng theo quy định của Điều lệ
trường tiểu học và có chất lượng, hằng tháng có tổ chức thao giảng, sinh hoạt bàn bạc biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách có hiệu quả.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đầy đủ các tổ chức theo quy định của Điều lệ nhà trường để lãnh đạo
đơn vị phát triển. Các tổ chức hoạt động đồng bộ; có nhiều nỡ lực trong cơng tác được
giao.
3. Điểm yếu:
Số lượng Đảng viên chưa ngang tầm với quy định, mới đạt 22,9% so với tổng số
CBCC.

10


4.Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức
chính trị, tư tưởng; giác ngộ lý trưởng Cộng sản cho từng cán bộ công chức để phát triển
đội ngũ Đảng viên nhiều về số lượng và mạnh về chất lượng trong những năm tiếp theo.
Phấn đấu mỗi năm kết nạp từ 1-2 quần chúng vào Đảng.
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a
Đạt:
Khơng đạt:


ý

Đạt:

Chỉ số b
ý

Chỉ số c
Đạt:

ý

5.2. Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt:
ý
; Khơng đạt:
Người viết báo cáo: Đặng Thị Bích Hòa – Phạm Thị Ngọc Liên( Ký tên)
6. Viết báo cáo tự đánh giá.
Sau khi có những thơng tin minh chứng cơ bản, Chủ tịch Hội đồng và các nhóm cơng
tác chuẩn bị đề cương báo cáo tự đánh giá, trong đó bao gồm:
Phần I: Cơ sở dữ liệu của nhà trường:
Thông tin chung của nhà trường (trường, lớp, học sinh, nhân sự qua 05 năm học, danh
sách cán bộ quản lý...). Cơ sở vật chất, tài chính, thư viện và tổng kinh phí từ các nguồn
thu của trường trong 05 năm gần đây. Giới thiệu tổng quan về trường (vài nét về sự hình
thành và phát triển của nhà trường; những thuận lợi và khó khăn của nhà trường; thực
trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường).
Phần II: Tự đánh giá:
I. Đặt vấn đề.
Tổng quan chung (Mục đích của tự đánh giá chất lượng giáo dục; bối cảnh chung của

nhà trường về cơ sở vật chất; một số phát hiện chính trong q trình tự đánh giá; các vấn
đề trọng tâm của báo cáo tự đánh giá).
II.Tự đánh giá: Tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn :
Trong mỡi tiêu chuẩn có phần mở đầu, kết luận, nêu đầy đủ những điểm mạnh, những
tồn tại cơ bản và kế hoạch cải tiến; có thống kê, so sánh kết quả các tiêu chí và chỉ số đạt
và khơng đạt trong từng tiêu chuẩn. Cần mô tả và đánh giá sát với nội hàm của các chỉ số
và các tiêu chí, thể hiện tính nhất quán trong từng tiêu chí và giữa các tiêu chí với nhau.
Sau đó tiến hành đánh giá từng tiêu chí của tiêu chuẩn. Trong đánh giá từng tiêu chí có
03 chỉ số (a;b;c) bao gồm:
1. Viết lại nội dung cụ thể từng chỉ số.

11


2. Mô tả hiện trạng của từng chỉ số.(Kèm theo mã hóa của từng minh chứng)
3. Nêu điểm mạnh và điểm yếu của từng chỉ số.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng của từng chỉ số: Biện pháp cải tiến chất lượng, kế
hoạch thực hiện, thời gian hoàn thành và người thực hiện.
5. Tự đánh giá kết quả đạt hay chưa đạt của từng chỉ số và tiêu chí.
Ví dụ: Cho 1 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường
Tiểu học, bao gờm:
a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường
công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội
đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn).
b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đồn, Đồn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí
Minh và các tổ chức xã hội khác.
c) Các tổ chun mơn và tổ văn phịng.
1. Mơ tả hiện trạng:

Đến năm học này nhà trường có 1 Hiệu trưởng; 1 Phó Hiệu trưởng [H1.1.01.01Qút định bở nhiệm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng];và các hội đồng như: Hội đồng
trường; Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn, thực hiện đúng
theo Điều lệ trường Tiểu học.; [H1.1.01.02- Quyết định thành lập Hội đồng trường];
[H1.1.01.03- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật];
[H1.1.01.04 - Quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn].
Hiện nay nhà trường có Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với số lượng 08 đảng
viên, [H1.1.01.05- Quyết định thành lập Chi bợ Đảng]; có tổ chức Cơng đồn cơ sở nhà
trường với số lượng 34 đoàn viên [H1.1.01.06- Qút định thành lập Cơng đoàn]; Có chi
Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với số lượng 06 đồn viên [H1.1.01.07- Quyết
định thành lập Chi đoàn]; có tổ chức liên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với 7
chi đội và số đội viên là: 217em và 12 Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với số nhi đồng là: 378
em ;[H1.1.01.08- Quyết định thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh];
[H1.1.01.09- Quyết định thành lập Sao nhi đồng Hồ Chí Minh], và các tổ chức xã hội
khác như: Chi hội chữ thập đỏ; chi hội khuyến học. [H1.1.01.10- Quyết định thành lập chi
hội chữ thập đỏ; chi hợi khún học].
Theo quy định của ngành thì hiện nay nhà trường có 06 tổ chun mơn đó là: tổ
chuyên môn lớp 1; tổ chuyên môn lớp 2; tổ chuyên môn lớp 3; tổ chuyên môn lớp 4, tổ
chuyên mơn lớp 5 và tổ văn phịng [H1.1.01.11- Qút định thành lập các tổ chuyên môn,
văn phòng]. Các tổ hoạt động đúng theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và có chất
lượng, hằng tháng có tổ chức thao giảng, sinh hoạt bàn bạc biện pháp nâng cao chất lượng

12


giáo dục học sinh một cách có hiệu quả. [H1.1.01.12- Kế hoạch công tác của tổ chuyên
môn, tổ văn phòng].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đầy đủ các tổ chức theo quy định của Điều lệ nhà trường để lãnh đạo
đơn vị phát triển. Các tổ chức hoạt động đồng bộ; có nhiều nỡ lực trong cơng tác được
giao.

3. Điểm yếu:
Số lượng Đảng viên chưa ngang tầm với quy định, mới đạt 22,9% so với tổng số
CBCC.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức
chính trị, tư tưởng; giác ngộ lý trưởng Cộng sản cho từng cán bộ công chức để tăng cường
phát triển đội ngũ Đảng viên nhiều về số lượng và mạnh về chất lượng trong những năm
tiếp theo. Phấn đấu mỗi năm kết nạp từ 1-2 quần chúng vào Đảng.
5. Tự đánh giá:
Đạt
Trong báo cáo, sau mỡi tiêu chuẩn phải có phần đánh giá tổng quát của tiêu chuẩn và
kết luận có bao nhiêu tiêu chí đạt? Bao nhiêu tiêu chí chưa đạt?
Sau cùng có kết luận chung của bản báo cáo tự đánh giá để xác định: Số lượng và tỷ lệ
% các chỉ số đạt và không đạt. Số lượng và tỷ lệ % các tiêu chí đạt và khơng đạt như sau:
Phần 3 : Kết luận
- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các chỉ số đạt và không đạt;
Tổng số chỉ số : 99
Số chỉ số đạt :
93
Tỉ lệ : 93,94 %
Số chỉ số không đạt:
06
Tỉ lệ : 6,06%
- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và khơng đạt;
Tổng số tiêu chí : 33
Số tiêu chí đạt : 28
Tỉ lệ : 84,85%
Số tiêu chí khơng đạt: 05
Tỉ lệ : 15,15%
Cơ sở giáo dục tự đánh giá: Đạt hay không đạt ở mức độ nào.

Căn cứ điều 24 của quyết định số 83/2008/QĐ/BGD&ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008;
căn cứ kết quả tự đánh giá của nhà trường, trường tiểu học Bồng Sơn - Huyện Hoài Nhơn
- Tỉnh Bình Định đạt : cấp độ 3.
7. Cơng bố báo cáo tự đánh giá.
Trong thời gian này Hội đồng tự đánh giá hoàn thành báo cáo sơ thảo tự đánh giá lần
1.
Nhóm thư ký chịu trách nhiệm tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo tự đánh giá để báo cáo
Hội đồng tự đánh giá của trường thẩm định. Hội đồng tự đánh giá họp để thơng qua tồn

13


bộ báo cáo tự đánh giá đã được nhóm thư ký hồn chỉnh và qua đó xác định lại mức độ
đạt, khơng đạt của từng tiêu chuẩn, tiêu chí của báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 2.
Báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 2 được Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá công bố trước
Hội đồng giáo viên nhằm xin ý kiến đóng góp của tập thể về nội dung, tính khách quan, về
mức độ đạt, khơng đạt của các tiêu chuẩn và tiêu chí. Nhóm thư ký tiếp tục hoàn thiện nội
dung của báo cáo dự thảo tự đánh giá qua đóng góp ý kiến của tập thể giáo viên để trở
thành báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 3.
Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá công bố báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 3 trong nội bộ
nhà trường để trở thành báo cáo tự đánh giá hồn chỉnh của nhà trường. Nhóm thư ký
trang trí và đóng thành tập báo cáo tự đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thông báo
để tất cả giáo viên có điều kiện nắm bắt được kết quả tự đánh giá KĐCLGD của nhà
trường.
Hội đồng tự đánh giá nộp báo cáo tự đánh giá của trường đến Phịng GD-ĐT Huyện
Hồi Nhơn.
III. Kết quả thực hiện:
Như trên đã nêu kết quả cách làm đó nhà trường đã được sở GD-ĐT Bình Định về
kiểm tra nhà trường đạt được 28/33 tiêu chí, tỷ lệ 84,85% và được UBND tỉnh Bình Định
ra quyết định số 2753/QĐ-CTUBND ngày 05/12/2011 Về việc công nhận và cấp Giấy

chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho trường phổ thông đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục cấp độ 3.
Một số trường đã vận dụng cách làm trên vào trường mình trong thời gian qua cũng
như nghiên cứu chuẩn bị làm cho những năm tiếp theo như:
Trung học cơ sở Hoài Đức.
Tiểu học Hoài Thanh Tây
Tiểu học Tam Quan Nam 1
Tiểu học Tam Quan Bắc 2
Tiểu học Hoài Phú
Tiểu học Hoài Hải…..
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Như vậy, tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD. Đó là q trình nhà
trường tự xem xét, nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT
ban hành để mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự
đánh giá theo từng tiêu chí. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm
của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tự
đánh giá là một quá trình liên tục cần nhiều cơng sức, thời gian, có sự tham gia của các
đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá địi hỏi tính khách quan, trung thực và
cơng khai. Các giải thích nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa

14


trên các thông tin, minh chứng cụ thể rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát đầy đủ các tiêu
chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thơng.
Qua q trình tổ chức thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở trường phổ
thơng nói chung và trường tiểu học chúng tơi nói riêng, nhà trường đã áp dụng vào làm và
kết quả đem lại đó là: Nhà trường được UBND tỉnh Bình Định ra quyết định và cấp bằng
công nhận trường đạt chất lượng giáo dục mức độ 3.

Nếu đem so sánh cơng việc làm này với 2 năm trước đây thì những năm đó chỉ làm
mang tính chất lấy có và cho hoàn thành nhiệm vụ một cách chung chung mà thơi chứ
chưa mang tính hiệu quả thiết thực.
II. Lợi ích và khả năng vận dụng:
1. Lợi ích:
Bước đầu tạo tiền đề, làm cơ sở cho việc xác lập quản lý hồ sơ của nhà trường một
các đầy đủ, khoa học, thuận tiên hơn trong công tác quản lý của nhà trường. Đồng thời
làm cơ sở cho việc xác định những mặt đã làm được và chưa được của từng bộ phận trong
nhà trường cũng như của các cấp các ngành, của địa phương từ đó có kế hoạch thực hiện
tốt hơn trong công tác này.
2. Khả năng vận dụng:
Với những công việc mà nhà trường chúng tôi đã làm và đã nghiên cứu trình bày
trong đề tài này thì nhiều đơn vị trường học trong huyện ta có thể thực hiện được một cách
dễ dàng trong những năm tiếp theo.
III. Kiến nghị đề xuất:
1. Đối với ngành cấp trên:
- Quan tâm chỉ đạo công tác này một cách thường xuyên, các hệ thống văn bản
thuộc phòng GD-ĐT đánh giá nhà trường trên mọi lĩnh vực cần phải gởi cho nhà trường
hằng năm vào cuối năm học để trường lưu trữ đầy đủ.
- Đầu tư kinh phí hằng năm cho trường thực hiện công tác này và cung cấp cơ sở
vật chất như tủ đựng hồ sơ riêng…
2. Đối với địa phương:
- Mọi chỉ đạo trong công tác giáo dục đều phải có văn bản để minh chứng cho một
số nội dung trong công việc.
- Các cuộc họp liên tịch giữa các ban ngành đoàn thể địa phương bàn về giáo dục
đều phải có văn bản liên tịch thực hiện hiệu quả.
IV. Bài học kinh nghiệm:
1. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến công tác này một cách thường xuyên thể
hiện qua việc thu thập hồ sơ một cách đầy đủ khi ban hành và đã sử dụng. Chỉ đạo các bộ
phận, các tổ chuyên môn lưu giữ hồ sơ một cách đầy đủ sau cuối mỗi năm học để đưa vào

lưu trữ.

15


2. Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương mọi chỉ đạo trong cơng tác giáo
dục của trường nói riêng và trong tồn xã (Thị trấn) nói chung đều phải có văn bản cụ thể.
3. Ban đại diện cha mẹ học sinh cần phối hợp thường xuyên với nhà trường xây
dựng một kế hoạch cụ thể trong quá trình hoạt động nhiệm vụ của nhà trường trên nhiều
lĩnh vực.
4. Đầu tư kinh phí, nhân lực vào cơng tác này một cách thường xun, có chiều sâu
trong mọi cơng việc.
Bồng Sơn, ngày 18 tháng 3 năm 2012
TM.Nhóm tác giả

16



×