Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC: “TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.61 KB, 21 trang )

z
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẾN TRE
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT


CÔNG TÁC: “TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM
CÔNG TÁC: “TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM


ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC


TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”

LÊ CÔNG LỢI
LÊ CÔNG LỢI
NĂM HỌC 2010-201
NĂM HỌC 2010-201
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài....................................................................................1
2. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..............................................................2


4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu..........................................................2
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về công tác tự đánh giá KĐCLGD của trường THCS........3
2. Thực trạng của công tác tự đánh giá KĐCLGD trường THCS.................4
2.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển trường THCS Vĩnh Phúc...........4
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh...6
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong thực hiện công tác
tự đánh giá KĐCLGD...........................................................................7
2.3.1 Những thuận lợi....................................................................................7
2.3.2 Những khó khăn...................................................................................7
3. Các giải pháp để tiến hành thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD
trường THCS Vĩnh Phúc.......................................................................8
3.1. Công tác chuẩn bị tự đánh giá thực hiện 02 tuần (từ 04/10 đến
18/10/2009)...........................................................................................8
3.2. Công tác tự đánh giá được thực hiện từ tuần 03 đến tuần 23
(từ 19/10/2009 đến 28/03/2010)..........................................................11
3.2.1 Từ tuần 03 đến tuần 10 (19/10/2009 đến 13/12/2009).......................11
3.2.2 Từ tuần 11 đến tuần 23 (từ ngày 14/12/2009 đến 28/03/2010)..........13
3.2.3 Tuần 24 (từ ngày 29/03/2010 đến 28/03/2010)..................................13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................................14
PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm....................................................................15
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm........................................................16
3. Khả năng ứng dụng triển khai.................................................................16
4. Những kiến nghị, đề xuất........................................................................16
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-------****-------
KĐCLGD: Kiểm định chất lượng giáo dục.

GD-ĐT: Giáo dục - Đào tạo.
THCS: Trung học cơ sở.
PHÒNG GD-ĐT TP BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: Giải pháp để thực hiện tốt công tác: “Tự đánh giá kiểm định
chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở”.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ
một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học
và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất
là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Giáo dục; Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đang triển
khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh giá
kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm
nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Trong đó, công tác
triển khai thực hiện tự đánh giá KĐCLGD phổ thông được bắt đầu từ năm học
2009–2010 với chủ đề: “Năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục”. (Chỉ thị số 46/2008/CT.BGDĐT ngày 05/08/2008 của Bộ GD–ĐT).
2. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào thế kỷ XXI, giai đoạn hết sức quan trọng và mang
tính quyết định đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X, Chỉ thị số 40/CT.TW của Ban Bí thư trung ương Đảng ngày 15/06/2004,
1
Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ...

Vấn đề được đặt ra : Để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục là cần phải triển khai công tác thu thập thông tin về chất lượng dạy- học
của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo
dục.Vì vậy, tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường hiện nay là công việc hết sức
quan trọng mà trong đó giải pháp nào để thực hiện tốt việc tự đánh giá KĐCLGD.
Chính vì thế, bản thân chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp để thực hiện
tốt công tác tự đánh giá KĐCLGD của trường trung học cơ sở (THCS)” nhằm góp
phần vào việc tìm ra lời giải đáp cho vướng mắt kể trên.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
-Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không nghiên cứu toàn bộ công tác tự đánh giá
KĐCLGD phổ thông mà chỉ nghiên cứu giải pháp để thực hiện tốt công tác tự đánh
giá KĐCLGD của trường THCS theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày
12/05/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “ Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường THCS”.
-Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp để thực hiện tốt công tác tự đánh giá
KĐCLGD trường THCS từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2009–2010 của
trường THCS Vĩnh Phúc, thành phố Bến Tre.
4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tốt
để các trường THCS tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của
từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục và các biện pháp thực
hiện đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành nhằm
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và đăng ký KĐCLGD.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Cách thức lưu trữ hồ sơ thông tin minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh
giá KĐCLGD của nhà trường THCS qua xây dựng hồ sơ trường đạt chuẩn quốc gia
từng năm học.
2
Bản thân tự nâng cao năng lực quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường
trong thời gian qua và tự đánh giá để cải tiến chất lượng quản lý các hoạt động giáo

dục trong thời gian tới nhằm tạo hiệu quả chất lượng giáo dục cao nhất.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về công tác tự đánh giá KĐCLGD của trường THCS
- Theo Luật số 38/2005/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 từ ngày 05/05 đến ngày 14/06/2005 đã
thông qua Luật Giáo dục và Điều 17 KĐCLGD có nêu:
“KĐCLGD là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu,
chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với
từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và
giám sát”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện KĐCLGD:
- “ Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/08/2008 của Bộ GD-ĐT về
việc tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD: Xác định năm học 2009- 2010 là
Năm học đánh giá chất lượng giáo dục”.
- Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ
thông ban hành kèm theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008
của Bộ GD-ĐT:
“ Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá cơ
sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành.
“Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động tự xem xét, tự
kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu,
xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”
3
- Thông tư số 12/2009/TT.BGDĐT ngày 12/05/2009 của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT có Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS:
“Chất lượng giáo dục trường THCS” là sự đáp ứng các yêu cầu về mục

tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục THCS được quy định tại Luật Giáo dục”.
“Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS” là yêu cầu và
điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục”.
“Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS” là yêu cầu và điều
kiện mà nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi
tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục”.
“Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS” là yêu cầu và điều
kiện mà nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí”.
Như vậy, tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD. Đó là quá
trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục do Bộ GD-ĐT ban hành để mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch
cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo từng tiêu chí. Tự đánh giá thể hiện tính tự
chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục
theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá là một quá trình liên tục cần
nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà
trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải
thích nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông
tin, minh chứng cụ thể rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát đầy đủ các tiêu chí
trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Thực trạng của công tác tự đánh giá KĐCLGD trường THCS Vĩnh Phúc
2.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển trường THCS Vĩnh Phúc
Ngày 10-8-2004 theo Quyết định số 34449/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân
thị xã Bến Tre (nay là Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre) di dời trường THCS

×