Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu vòng đời và bước đầu thử nghiệm khả năng gây hại của sâu đục thân (Neurostrota gunniella Busck, 1906) trên cây mai dương (Mimosa pigra L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.28 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU VÒNG ĐỜI VÀ BƢỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG
GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC THÂN (Neurostrota gunniella Busck, 1906)
TRÊN CÂY MAI DƢƠNG (Mimosa pigra L.)
LÊ QUANG VŨ - LÊ THỊ CHÂU
ĐÀO THỊ THÙY TRANG - NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO
Khoa Sinh học

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng, đất đai sử dụng cho canh tác nơng nghiệp
đang dần bị thu hẹp; thêm vào đó hoạt động sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với
những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Trong lúc đó, sự xuất hiện của cây mai
dƣơng - lồi thực vật ngoại lai có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ với khả năng
sinh trƣởng mạnh, phát tán nhanh, nguy cơ xâm lấn hệ sinh thái nông nghiệp, làm suy
giảm đa dạng sinh học các loài động, thực vật địa phƣơng [4], [6]. Trƣớc tình hình này,
các biện pháp nhằm diệt trừ loài cây này đã đƣợc thực hiện nhƣ biện pháp thủ công cơ
giới: nhổ, đào gốc, chặt, đốt; biện pháp hóa học nhƣ phun xịt hóa chất không mang lại
hiệu quả lâu dài do ảnh hƣởng không tốt đến mơi trƣờng sinh thái mà vơ tình cịn giúp
cho loài thực vật này phát tán nhanh hơn. Biện pháp sinh học đang trong giai đoạn
nghiên cứu thử nghiệm sử dụng các lồi thiên địch trên chính cây mai dƣơng đƣợc xem
là giải pháp lâu dài, an toàn và mang tính bền vững. Vì vậy, việc tìm hiểu vịng đời, theo
dõi các hoạt động sống của sâu đục thân Neurostrota gunniella cũng nhƣ đánh giá khả
năng gây hại của nó trên cây mai dƣơng là một vấn đề cần thiết nhằm góp phần tìm ra
giải pháp diệt trừ lồi cây này theo biện pháp sinh học.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng
Sâu đục thân (Neurostrota gunniella Busck, 1906) gây hại trên cây mai dƣơng (Mimosa
pigra L.).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp theo dõi vòng đời
Tiến hành bắt sâu non ngồi thực địa đem về ni trên ký chủ là các cây mai dƣơng
đƣợc trồng trong chậu thí nghiệm có lồng lƣới bao quanh với diện tích 0,5 m2 và theo


dõi sự phát triển của chúng từ giai đoạn sâu non  hóa nhộng  vũ hóa của con trƣởng
thành  con trƣởng thành đẻ trứng  trứng nở thành sâu non để hồn tất vịng đời. Mỗi
cây mai dƣơng nghiên cứu đƣợc thả một con sâu non để theo dõi vòng đời. Tiến hành
theo dõi để mơ tả, phân tích, ghi chép cẩn thận đặc điểm sinh học của từng giai đoạn
trong vòng đời kết hợp với định loại.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 111-116


LÊ QUANG VŨ và cs.

112

2.2.2. Phân tích mẫu vật và định loại
Sử dụng các dụng cụ nhƣ kính hiển vi soi nổi, kính lúp cầm tay, kẹp cơn trùng, kim nhọn
để tiến hành phân tích mẫu vật. Việc định loại căn cứ vào các đặc điểm hình thái của cơn
trùng, các bộ phận cũng nhƣ các phần phụ của chúng và theo khóa định loại của các tác
giả Nguyễn Viết Tùng [5], Nguyễn Thị Thu Cúc [2] hoặc các tài liệu liên quan khác.
2.2.3. Bố trí thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm nhân thả gồm các lô thực nghiệm và lô đối chứng để đánh giá khả
năng gây hại của sâu đục thân. Yêu cầu đặt ra cho thí nghiệm là các cây mai dƣơng thí
nghiệm phải có kích thƣớc khá đồng đều, sinh trƣởng tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. Sâu
đục thân đƣợc thả phải có kích thƣớc tƣơng đồng nhau. Thao tác thả sâu phải tỉ mỉ, cẩn
thận, đảm bảo các yếu tố ngoại cảnh thích hợp cho khu vực thí nghiệm.
- Lơ thực nghiệm 1: Trồng 3 cây mai dƣơng, tiến hành thả sâu với mật độ 2 con/cây.
- Lô thực nghiệm 2: Trồng 3 cây mai dƣơng, tiến hành thả sâu với mật độ 4 con/cây.
- Lô thực nghiệm 3: Trồng 3 cây mai dƣơng, tiến hành thả sâu với mật độ 6 con/cây.
- Lô đối chứng: Trồng 3 cây mai dƣơng, không thả sâu.
Theo dõi hoạt động gây hại của sâu đục thân trên cây mai dƣơng trong thời gian 5 ngày.

Ghi chép kết quả cẩn thận.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Vòng đời của sâu đục thân (Neurostrota gunniella Busck, 1906)
Qua thời gian theo dõi ngoài tự nhiên kết hợp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm,
chúng tơi xác định đƣợc sâu đục thân Neurostrota gunniella có q trình biến thái hồn
tồn và có vịng đời từ 33 ngày đến 37 ngày, (Hình 1).

Con trƣởng thành

Mắt kép

Cánh

Nhộng

Trứng

Sâu non

Hình 1. Vịng đời của (Neurostrota gunniella Busck, 1906).


NGHIÊN CỨU VÒNG ĐỜI VÀ BƢỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG GÂY HẠI...

113

3.1.1. Trứng
Trứng là giai đoạn đầu tiên của vịng đời sâu đục thân, có hình dạng ơvan; kích thƣớc:
0,12 x 0,35 mm. Trứng đƣợc đẻ ở mặt trên của lá non cây mai dƣơng; trứng đƣợc đẻ rời
từng cái một, khơng có kén trứng; số lƣợng trứng đƣợc con trƣởng thành đẻ khoảng 80

trứng. Thời gian trứng nở thành sâu non là 4 - 5 ngày.
3.1.2. Sâu non
Thời gian của giai đoạn sâu non là từ 21 – 24 ngày. Cơ thể lúc nhỏ có màu vàng mơ,
sau lớn dần có màu xanh lá, phần đầu màu nâu cam; kích thƣớc: 0,5 – 5 mm. Cơ thể có
sự phân đốt rõ rệt, đƣợc chia làm 14 đốt. Toàn thân có lơng cứng, tập trung nhiều ở các
đốt phần đầu và phần cuối cơ thể. Phần đầu với hai mắt đơn ở hai bên, cơ quan miệng
kiểu nghiền, hàm dƣới với mỗi bên có 4 răng nhọn. Hai bên miệng có hai tuyến tơ,
(Hình 2).

Hình 2. Cơ quan miệng kiểu nghiền của sâu non Neurostrota gunniella.

Phần bụng có 3 đơi chân (các đốt 2,3,4) có gai nhọn, riêng 3 đơi chân (các đốt 7,8,9)
khơng có gai nhọn mà chỉ là các mấu bám (đặc trƣng của ấu trùng bƣớm). Sau khi trứng
nở, sâu non N. gunniella bắt đầu xâm nhập vào phần ngọn của cây mai dƣơng. Vị trí
trên cây mai dƣơng mà sâu non xâm nhập trong khoảng 10 cm tính từ ngọn cây xuống.
Khi xâm nhập vào thân cây mai dƣơng, sâu non N. gunniella gây hại chủ yếu ở phần mô
mềm ruột của thân cây và có xu hƣớng di chuyển lên phần ngọn, (Hình 3).

Hình 3. Bổ dọc thân cây mai dương có sâu non Neurostrota gunniella xâm nhập.


114

LÊ QUANG VŨ và cs.

Sâu non N. gunniella có khả năng chuyên hóa ký chủ rất cao, tiến hành thử nghiệm thả
chúng lên một số cây nhƣ lúa, ngô, sắn, lạc… thì lồi này khơng có khả năng gây hại.
Sâu non N. gunniella từ 14 – 18 ngày tuổi đạt kích thƣớc 3 – 4 mm, có khả năng gây hại
lớn nhất. Trải qua nhiều lần lột xác để đạt kích thƣớc tối đa (khoảng 5mm), sâu non N.
gunniella lúc này có màu xanh lá và giảm khả năng gây hại. Chúng di chuyển ra khỏi

thân cây mai dƣơng để bắt đầu q trình kết kén hóa nhộng.
3.1.3. Nhộng
Đây là giai đoạn “tĩnh”, nhƣng thực chất lại là giai đoạn tu chỉnh cơ bản lại cơ thể bằng
tiêu mô và sinh mô, tiêu biến các cơ quan sâu non và hình thành các cơ quan trƣởng thành
[1]. Tồn thân có màu nâu nhạt, kích thƣớc 1,0 x 5,0 mm. Thời gian vũ hóa là 7 ngày.
3.1.4. Con trưởng thành
Thời gian sống của giai đoạn trƣởng thành khoảng 3 ngày; kích thƣớc: 3,5 – 4 mm. Con
trƣởng thành N. gunniella là một loài bƣớm đêm họ Gracillariidae , thuộc
bộ Lepidoptera [3]. Ngay sau khi vũ hóa, chúng thực hiện nhiệm vụ quan trọng của lồi
đó là kết đơi, đẻ trứng để duy trì nịi giống trong cùng một ngày. Con cái sau khi giao
phối sẽ đẻ trứng lên lá cây mai dƣơng. Nhìn bề ngồi rất khó phân biệt đực, cái; tuy
nhiên cả con đực và con cái đều có một vài đặc điểm chung nhƣ: Cơ thể phủ vảy màu
nâu sẫm, cơ quan miệng kiểu hút, vòi ở dạng cuộn, mắt kép, đơi anten dài, có một dải
màu trắng chạy dọc rìa cánh, phần bụng có các vạch sáng màu xen kẽ nhau. Một điều
đặc biệt khi nghiên cứu ở con trƣởng thành N. gunniella đó là trong 3 đơi chân thì 2 đơi
chân trƣớc có nguồn gốc từ các đôi chân ở phần ngực của giai đoạn sâu non, đơi cịn lại
có nguồn gốc từ các đơi chân ở phần bụng của sâu non. Con trƣởng thành loài N.
gunniella có khả năng “ngụy trang” rất độc đáo: khi đứng yên, hai cánh khép lại và
cong lên ở phần đuôi, đôi anten úp sát xuống cánh và phần đầu anten cử động làm đánh
lạc hƣớng kẻ thù, tấn công nhầm vào phần đi thay vì nghĩ đó là phần đầu. Điều này
giúp loài N. gunniella sinh tồn trong tự nhiên khắc nghiệt.
3.2. Bƣớc đầu thử nghiệm trong phịng thí nghiệm khả năng gây hại của sâu đục
thân (Neurostrota gunniella Busck, 1906) trên cây mai dƣơng (Mimosa pigra L.)
Các kết quả thu đƣợc từ việc nghiên cứu vòng đời của sâu đục thân Neurostrota
gunniella là cơ sở khoa học ban đầu cho nội dung thử nghiệm nhân thả sâu đục thân để
đánh giá khả năng gây hại của nó lên cây mai dƣơng.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên các cây mai dƣơng có chiều cao tƣơng đối đồng đều ở
độ tuổi trên 3 tháng. Cây đƣợc trồng trong các chậu thí nghiệm có ghi nhãn, mỗi chậu
có 3 cây. Kết quả thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 1.



NGHIÊN CỨU VÒNG ĐỜI VÀ BƢỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG GÂY HẠI...

115

Bảng 1. Kết quả thử nghiệm khả năng gây hại của sâu đục thân Neurostrota gunniella
trên cây mai dương
Chậu
cây
mai
dƣơng
Thời
gian

Biểu
hiện
cây

Chậu
thí nghiệm 1
(Thả sâu với mật
độ 2 con/cây)
Ngày
5 ngày
thứ 1
sau
Bình
thƣờng

Bình

thƣờng,
sinh
trƣởng
nhanh

Chậu thí nghiệm 2
(Thả sâu với mật
độ 4 con/cây)

Chậu thí nghiệm 3
(Thả sâu với mật độ 6
con/cây)

Chậu đối chứng
(Không thả sâu)

Ngày thứ
1

5 ngày
sau

Ngày thứ
1

5 ngày sau

Ngày
thứ 1


5 ngày
sau

Bình
thƣờng

Ngọn
cây khơ
héo, gãy
đổ
khoảng
3-5 cm;
cây sinh
trƣởng
chậm lại

Bình
thƣờng

Ngọn cây
khơ héo, gãy
đổ khoảng 35 cm; cây
sinh trƣởng
chậm lại

Bình
thƣờng

Bình
thƣờng,

sinh
trƣởng
rất
nhanh

Hình 4. Trước khi thả sâu đục thân Neurostrota gunniella lên cây mai dương

Chậu TN1

Chậu TN2

Chậu TN3

Chậu đối chứng

Hình 5. Sau khi thả sâu đục thân Neurostrota gunniella lên cây mai dương

Sau 5 ngày tính từ ngày thả sâu, cây mai dƣơng thí nghiệm biểu hiện triệu chứng. Ở
chậu thí nghiệm 2 (mật độ 4 con/cây) và chậu thí nghiệm 3 (mật độ 6 con/cây) nhận
thấy tốc độ sinh trƣởng của cây mai dƣơng thí nghiệm chậm lại, phần ngọn khơ héo;
trong khi đó, ở chậu thí nghiệm 1 (mật độ 2 con/cây) và chậu đối chứng, cây sinh


LÊ QUANG VŨ và cs.

116

trƣởng bình thƣờng. Do vậy, với mật độ sâu đƣợc thả 4-6 con/cây có khả năng ảnh
hƣởng đến sinh trƣởng của cây mai dƣơng. Giai đoạn sâu non N. gunniella có khả năng
xâm nhiễm tƣơng đối cao, thời gian tác động khá ngắn (khoảng 5 ngày sau khi xâm

nhiễm cây đã biểu hiện triệu chứng), tính chuyên hóa ký chủ khá cao nên có thể xem nó
là lồi thiên địch quan trọng để sử dụng trong cơng tác phịng trừ dịch hại cây mai
dƣơng.
4. KẾT LUẬN
Neurostrota gunniella là một loài bƣớm đêm họ Gracillariidae , thuộc bộ Lepidoptera. Thời
gian vòng đời của N. gunniella là 33 – 37 ngày, giai đoạn sâu non của nó chiếm phần lớn
thời gian của vòng đời và chúng gây hại bên trong thân cây mai dƣơng. Trong điều kiện thí
nghiệm, với mật độ sâu từ 4 - 6 con/cây cho kết quả gây hại tƣơng đối cao, tính chun hóa
ký chủ cao, thời gian xâm nhiễm và gây hại ngắn nên lồi N. gunniella có thể xem là một
lồi thiên địch có ý nghĩa trong cơng tác phịng trừ dịch hại cây mai dƣơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

[3]

[4]
[5]

Thái Trần Bái (2007). Động vật học không xương sống, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2003). Giáo trình Cơn trùng học đại cương, Trƣờng Đại học
Cần Thơ.
Donald R. Davis, Richard C. Kassulke, Ken L. S. Harley and John D. Gillett (1991).
Systematics, Morphology, Biology and host specificity of Neurostrota gunniella
(Busck) (Lepidoptera: Gracillariidae) an agent for the Biological control of Mimosa
pigra L., Proc. Entomol. Soc. Wash, 93(1): 16 - 44.
I. W. Forno, J. Fichera and S. Prior (1999). Assessing the Risk to Neptunia oleracea
Lour. by the Moth, Neurostrota gunniella (Busck), a Biological Control Agent for
Mimosa pigra L., Proceedings of the X International Symposium on Biological

Control of Weed, Montana State University, Bozeman, Montana, USA Neal R.
Spencer [ed.]: 449-457.
Nguyễn Viết Tùng (2006). Giáo trình Cơn trùng học đại cương, NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
Phạm Văn Lầm, Phạm Bình Quyền. Cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) lồi
ngoại lai rất khó phịng trừ, mối đe dọa đa dạng sinh học,15/09/2014
( />
LÊ QUANG VŨ
LÊ THỊ CHÂU
ĐÀO THỊ THÙY TRANG
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO
SV lớp Sinh 4A, Khoa Sinh học, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế
ĐT: 0122 240 6434, Email:



×