Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây xà lách xoong (Nasturtium officinale) vào giai đoạn cây con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.41 KB, 6 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY XÀ LÁCH XOONG (Nasturtium officinale)
VÀO GIAI ĐOẠN CÂY CON
TRẦN THỊ HOA
HỒ ĐẮC THỊ MƠ - HOÀNG THỊ THANH TÙNG
Khoa Sinh học
Tóm tắt: Cây xà lách xoong được đem trồng trên 5 môi trường giá thể khác
nhau trên cạn, giá thể được sử dụng là đất, xơ dừa và tro trấu với các tỉ lệ
khác nhau. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các môi trường giá thể
này không thích hợp cho sự sinh trưởng của rau xà lách xoong. Tuy nhiên,
có thể sử dụng mơi trường giá thể xơ dừa : tro trấu với tỉ lệ 2:1 và môi
trường xơ dừa để tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh trưởng của rau xà lách
xoong vào môi trường và mùa thích hợp.
Từ khóa: rau xà lách xoong (Nasturtium officinale), xơ dừa, tro trấu, sinh
trưởng

1. MỞ ĐẦU
Nghề trồng rau đã phát triển từ xa xưa và ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng vấn đề
rau sạch cung cấp hiện nay không đảm bảo, cùng với sự hạn hẹp của đất nông nghiệp đã
ảnh hưởng không nhỏ đến ngành trồng rau. Đăc biệt là đối với cây xà lách xoong, môi
trường sống chủ yếu của loại cây này là môi trường nước nhưng môi trường nước hiện
nay đang đối mặt với tình trạng ơ nhiễm, làm hạn hẹp mơi trường sống của chúng. [1]
Xà lách xoong là loại rau chứa các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt
nguồn vitamin E và C phong phú , có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ
giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp và
chữa trị ung thư. Vì vậy sản xuất rau xà lách xoong rất cần thiết. Có nhiều ngun liệu
tự nhiên như xơ dừa, bã mía, vỏ cà phê, tro trấu, rơm, được dùng làm giá thể trồng rau.
Trong đó xơ dừa và tro trấu là hai ngun liệu có vai trị rất lớn đối với sự sinh trưởng
của cây xà lách xoong, xơ dừa có khả năng giữ ẩm rất tốt đảm bảo cây này luôn sống
trong môi trường ẩm ướt cùng với tro trấu có rất nhiều ngun tố khống bao gồm cả
ngun tố đa lượng và nguyên tố vi lượng đặc biệt là nguyên tố Silic. Hơn nữa nếu


trồng cây xà lách xoong trong mơi trường nước thường có hiện tượng sán lá gan bám ở
thân và lá rau. Để có nhiều cây con xà lách xoong đem ra gieo trồng thì cần phải làm
tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt khi gieo và có những cây con sinh trưởng tốt trước đi đem
trồng vì vậy việc nghiên cứu để lựa chọn mơi trường giá thể thích hợp cho cây xà lách
xoong vào giai đoạn cây con là rất cần thiết.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 337-342


338

TRẦN THỊ HOA và cs.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu [2]
Loài: Xà lách xoong (Nasturtium officinale)
Chi: Nasturtium
Họ: Brassicaceae
Bộ: Brassicales
Giới: Plantae
2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Chuẩn bị vật liệu [6]
- Giống: Hạt giống rau xà lách xoong.
- Thùng xốp có chiều dài 50-60cm, rộng 30-40cm và cao 25-30cm.
- Giá thể: xơ dừa và tro trấu đã ủ, phân bón cần thiết.
* Quy trình kỹ thuật [6,7]
- Đặt thùng xốp trên các giá đỡ, nơi bóng mát, chịu ít tác động của nhiệt độ cao.
- Chuẩn bị thùng xốp: Thùng xốp cần phải được đục lỗ để thốt nước, lót rơm rạ tại đáy
thùng giúp giữ ẩm.

- Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng:
Đối chứng: Trồng trên giá thể đất ẩm.
Môi trường 1: Trồng trên giá thể xơ dừa
Môi trường 2: Trồng trên giá thể tro trấu
Môi trường 3: Trồng trên giá thể xơ dừa - tro trấu theo tỉ lệ 1: 1
Môi trường 4: Trồng trên giá thể xơ dừa - tro trấu theo tỉ lệ 2: 1
Môi trường 5: Trồng trên giá thể xơ dừa - tro trấu theo tỉ lệ 1: 2
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi[5]
- Tỉ lệ nảy mầm: Sau khi quan sát thấy hạt nảy mầm thì tiến hành đếm số hạt nảy mầm,
mỗi ngày đếm 1 lần cho đến khi số hạt nảy mầm không đổi thì chấm dứt việc đếm, từ
đó xác định tỉ lệ nảy mầm.
- Chiều cao cây: Chiều cao cây đo bằng thước kẻ centimet, đo từ cổ rễ đến đỉnh lá cao
nhất vào giai đoạn cây con tuần thứ 2, tuần thứ 3 sau khi hạt nảy mầm hoàn toàn.
- Số lá/cây: Đếm tất cả lá có trên 1 cây qua các giai đoạn cây con tuần thứ 2 và tuần thứ
3 sau khi hạt nảy mầm hoàn toàn.


ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY XÀ LÁCH...

339

- Khả năng sống sót: đếm số cây cịn lại trong các mơi trường giá thể vào tuần thứ 3, thứ
4 thứ 5 sau khi hạt nảy mầm hoàn toàn.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu [4]
Số liệu được phân tích và xử lí theo phương pháp thống kê sinh học.
3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của rau xà lách
xoong

3.1.1. Tỉ lệ nảy mầm

Bảng 1. Ảnh hưởng của các môi trường giá thể đến sự nảy mầm của hạt xà lách xoong (%)
Môi trường
Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5

x±m
90,3 ± 0,65
91,1 ± 1,45
26,1 ± 0,6
91,7 ± 0,65
85,6 ± 0,98
73,7 ± 0,86

σ
2,06
3,63
1,91
1,89
1,76
2,71

CV%
2,27
3,99
7,32
2,06

2,06
3,68

%SĐC
100
100,89
28,90
101,55
94,78
81,62

Qua bảng 1, chúng tôi nhận thấy: Qua các giai đoạn theo dõi, tỷ lệ nảy mầm của môi
trường 1 và 3 cao nhất và cao hơn so với đối chứng từ 0,89% đến 1,55%. Điều này
chứng tỏ nếu trồng xà lách xoong bằng hạt thì mơi trường giá thể có xơ dừa hoặc xơ
dừa phối hợp với tro trấu với tỉ lệ như nhau khá thích hợp cho sự nảy mầm của hạt. Mơi
trường 2 có tỷ lệ hạt nảy mầm rất thấp, thấp so với đối chứng 71,1%, do môi trường giá
thể chỉ chứa tro trấu là mơi trường khơ và nóng làm cho hạt rất khó nảy mầm. Mơi
trường 5 có tỉ lệ nảy mầm thấp hơn môi trường 3 và môi trường 4 chứng tỏ trong mơi
trường giá thể có xơ dừa, thành phần tro trấu càng nhiều càng làm giảm khả năng nảy
mầm của hạt. Vì vậy, khi trồng xà lách xoong nên gieo hạt trên môi trường giá thể chứa
nhiều xơ dừa sẽ cho hiệu quả nảy mầm tối ưu nhất.
3.1.2. Chiều cao cây
Chiều cao là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức sống và phản ánh sự thích nghi và khả
năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của các môi trường giá thể đến chiều cao cây xà lách xoong (cm)
Giai đoạn
Tuần thứ 2

Môi trường

Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5

x±m
2,75 ± 0,21
2,17 ± 0,06
0
2,33 ± 0,10
2,57 ± 0,06
1,45 ± 0,44

σ
0,66
0,17
0
0,32
0,2
0,14

CV%
24,00
7,83
0
13,73
7,78
9,66


%SĐC
100
78,91
0
84,73
93,45
52,73


TRẦN THỊ HOA và cs.

340

Tuần thứ 3

Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5

4,62 ± 0,10
3,18 ± 0,14
0
3,05 ± 0,09
3,37 ± 0,12
2,97 ± 0,20


0,33
0,45
0
0,26
0,37
0,63

7,14
14,15
0
8,52
10,98
21,21

100
72,29
0
66,02
72,94
64,29

Kết quả bảng 2 cho thấy: Chiều cao cây con qua các giai đoạn theo dõi đều thấp hơn so
với đối chứng từ 35,08% đến 6,55 % chứng tỏ các môi trường giá thể không phù hợp để
tăng chiều cao của cây con xà lách xoong. Tuy nhiên, từ kết quả ta thấy ở môi trường
giá thể 1 và môi trường giá thể 4 có kết quả cao hơn hẳn các mơi trường giá thể khác,
qua đó có thể thấy mơi trường 1 và mơi trường 4 thích hợp nhất để tăng chiều cao của
cây con. Môi trường 2 không đo được chiều cao cây cũng như các chỉ tiêu khác bởi vì
hầu hết cây con chết sau khi nảy mầm hoặc chậm lớn, chiều cao cây không thay đổi so
với lúc mới nảy mầm bởi vì ở mơi trường này tỉ lệ nảy mầm rất thấp (28,90%) đồng thời
môi trường tro trấu rất khơ và nóng cùng với điều kiện thời tiết với nhiệt độ khá cao

trong khi nước và độ ẩm cao của môi trường là yếu tố quan trọng giúp hạt xà lách
xoong sau khi nảy mầm sinh trưởng tốt.
3.1.3. Số lá/cây
Lá là bộ phận đặc biệt quan trọng của mọi cây trồng, các hoạt động sống và tổng hợp
các chất hữu cơ đều xảy ra chủ yếu ở lá. Số lượng lá/cây nhiều hay ít đều tác động trực
tiếp đến khả năng quang hợp, tích lũy chất khơ và năng suất cây trồng. [3]
Bảng 3. Ảnh hưởng của môi trường giá thể đến số lá trên cây (số lá/cây)
Giai đoạn
Tuần thứ 2

Tuần thứ 3

Môi trường
Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5
Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5

x±m
2, 89 ± 0,12
2,33 ± 0,13
0

2,59 ± 0,12
2,87 ± 0,14
2,23 ± 0,09
4,76 ± 0,21
3,13 ± 0,2
0
3.47 ± 0,14
3.53 ± 0,17
3,07 ± 0,12

σ
0,39
0,41
0
0,37
0,45
0,28
6,65
0,63
0
0,45
0,53
0.37

CV%
13,49
17,60
0
14,29
15,68

12,56
13,66
20,13
0
12,97
15,01
12,05

%SĐC
100
80,62
0
89,62
99,31
71,16
100
65,76
0
72,90
74,16
64,50

Kết quả bảng 3 cho thấy: Số lượng lá/cây thu được ở các môi trường qua các giai đoạn
đều thấp hơn so với đối chứng từ 0,69 đến 28,4% chứng tỏ các mơi trường giá thể
khơng thích hợp để tăng chỉ tiêu số lá/cây. Tuy nhiên, số lá/cây ở môi trường giá thể 3
và môi trường giá thể 4 cao hơn các mơi trường cịn lại, đặc biệt ở mơi trường giá thể 4
số lá/cây chỉ thấp hơn so với đối chứng 0,69% vì vậy có thể sử dụng cây con ở môi
trường giá thể này đem gieo trồng. Đồng thời, từ kết quả số lá/cây vào giai đoạn tuần



ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY XÀ LÁCH...

341

thứ 3 ta thấy được rằng số lá/cây ở các môi trường giá thể tăng chậm so với đối chứng
vì vậy khơng nên trồng cây con trong các môi trường giá thể quá lâu mà khi cây con
xuất hiện 4- 5 lá thì cần đem ra trồng ở môi trường nước hoặc đất ẩm.
3.2. Ảnh hưởng của mơi trường dinh dưỡng đến khả năng sống sót của cây
Mơi trường giá thể có thích hợp và thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây con hay không
được phản ánh một phần qua tỷ lệ sống sót của cây.
Chúng tơi tiến hành đếm số cây cịn sống sót trong các môi trường giá thể từ tuần thứ 3,
thứ 4 và tuần thứ 5 sau khi hạt nảy mầm. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.
Qua bảng 4, chúng tơi thấy rằng: Khả năng sống sót của cây xà lách xoong của các môi
trường dinh dưỡng giảm dần qua các giai đoạn dù là môi trường đối chứng hay các môi
trường giá thể. Tuy nhiên, môi trường 4 và mơi trường 1 có tỉ lệ cây sống sót cao hơn
các mơi trường cịn lại. Như vậy, thời gian trồng cây con trong các môi trường giá thể
càng dài thì khả năng sống sót của cây càng giảm. Vì vậy, chỉ trồng cây con trong các
giá thể đến tuần thứ 3 sau khi gieo.
Bảng 4. Ảnh hưởng của môi trường giá thể đến khả năng sống sót của cây( %)
Giai đoạn
Tuần thứ 3

Tuần thứ 4

Tuần thứ 5

Môi trường
Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2

Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5
Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5
Đối chứng
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Môi trường 5

x±m
78,3 ± 1,15
22,9 ± 0,86
0
19,5 ± 0,5
33,6 ± 0,65
14,6 ± 0,54
64,71 ± 1,33
13,9± 0,74
0
10,5 ±0,52
20,6 ± 1,00
8,50 ± 0,40
45,3 ± 1,27

5,6 ± 0,45
0
3,1 ± 0,23
9,8 ± 0,42
1,2 ± 0,36

σ
3,62
2,73
0
1,58
2,07
1,71
4,19
2,33
0
1,65
3,17
1,27
4,03
1,43
0
0,73
1,32
1,14

CV%
4,62
11,92
0

8,10
6,16
11,71
6,48
16,76
0
15,71
15,39
14,94
8.90
25,54
0
23,55
12,47
95,00

%SĐC
100
29,25
0
24,90
49,91
18,65
100
21,48
0
16,23
31,84
13,14
100

12,36
0
6,84
21,63
2,65

4. KẾT LUẬN
- Các mơi trường giá thể khơng thích hợp cho sự sinh trưởng của rau xà lách xoong, đặc
biệt là sau khi hạt nảy mầm 3 tuần. Vì mơi trường xơ dừa và tro trấu làm hạn chế khả
năng bám của rễ, hạn chế khả năng đâm xuyên của rễ vì vậy làm hạn chế khả năng hút
nước của cây.


TRẦN THỊ HOA và cs.

342

- Có thể sử dụng các môi trường giá thể để gieo hạt nhằm tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt xà
lách xoong và sử dụng môi trường giá thể 1 và môi trường giá thể 3 để trồng cây con
trước khi đem ra trồng. Điều này khá phù hợp với việc sản xuất xà lách xoong bằng hạt,
các môi trường giá thể này nên sử dụng để giúp hạt nảy mầm rồi mới đem trồng vào
môi trường nước – môi trường sống chủ yếu của loài này.
- Qua kết quả nghiên cứu, bước đầu chúng tơi kết luận: Mơi trường đất ẩm (đối chứng)
có thể sử dụng để trồng rau xà lách xoong ở giai đoạn cây con. Có thể sử dụng mơi
trường 3 và môi trường 1 để tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh trưởng của rau xà lách
xoong vào mùa thích hợp, nơi có nhiệt độ khá thấp phù hợp với nhu cầu sống của rau xà
lách xoong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]
[5]

[6]
[7]

Tạ Thu Cúc (2005). Giáo trình kỹ thuật trồng rau, NXB Hà Nội.
Đường Hồng Dật (2002). Sổ tay người trồng rau, NXB Hà Nội.
Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (1999). Sinh Lý học thực vật, NXB
Giáo dục.
Bảo Huy (2009). Thống kê tin học trong lâm nghiệp, NXB Giáo dục.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội nghị phát triển sản xuất rau, quả, chè
an tồn theo quy trình VietGap (2013). Nghiên cứu quy trình gieo trồng rau an toàn
trên một số loại giá thể, Hà Nội.
/> />
TRẦN THỊ HOA
HỒ ĐẮC THỊ MƠ
HOÀNG THỊ THANH TÙNG
SV lớp Sinh 4A, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ĐT: 0168 427 4122, Email:



×