Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.15 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 4
1.1 Khái niệm vốn lưu động 4
1.2 Vai trò vốn lưu động 12
1.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 20
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC 25
2.1 Giới thiệu chung về công ty 25
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn 37
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 53
3.1 Định hướng phát triển 53
3.2 Các giải pháp 53
3.3 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Cơ cấu vốn và nguồn vốn 38
Bảng 2-2: Cơ cấu vốn lưu động 40
Bảng 2-3: Tình hình công nợ của Công ty VTC 43
Bảng 2-4: Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty VTC 47
Bảng 2-5: Tình hình luân chuyển VLĐ 49
Bảng 2-6: Bảng phân tích khả năng thanh toán 51
2

MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập phát triển cùng nền kinh tế khu vực và thế giới đã ra


cho nước ta nhiều cơ hội và thử thách mới. Hội nhập đồng nghĩa với hàng hoá
bên ngoài tràn vào với giá rẻ hơn và những hàng hóa có lợi thế trong nước sẽ
xuất sang thị trường nước ngoài, nhưng đồng thời cũng làm tăng sức ép cạnh
tranh vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó để
đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp phải vận động tối đa với các
chính sách tín dụng, quản lý tiền mặt và dự trữ hàng tồn kho. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp phải biết ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến của nhân loại vào sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, các Nhà
quản trị phải quản lý tốt vốn lưu động để phát triển hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, quản trị vốn lưu động là một việc rất quan trọng giúp doanh
nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình điển hình.
Với mục đích nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty CP Viễn thông VTC. Để từ đó tìm ra nguyên nhân làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn lưu động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty là nội dung chính của chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn,
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
3

Chương 1: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 Khái niệm vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm chung về vốn
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong xã hội khi đã nắm trong
tay những nguồn tài lực (hay nguồn tài chính) nhất định là đã nắm trong tay
một sức mua để có thể phục vụ cho mục đích tích luỹ hay tiêu dùng.
Trong thực tế, nguồn tài chính nói trên được nói đến duới nhiều tên gọi:
Vốn bằng tiền, vốn hiện vật và những tên gọi khác trong những trường hợp cụ
thể như : Vốn trong dân, vốn tín dụng, vốn ngân sách, vốn kinh doanh…
Với sự phát triển năng động và với tốc độ cao của nền kinh tế thị trường

làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về vốn để đầu tư dài hạn cũng
như để đáp ứng nhu cầu chi dùng thưòng xuyên. Như vậy vốn là tiền đề, là
yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định tới mọi khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh. Vậy vốn là gì?
Thông qua thị trường, vốn được trao đổi mua bán và thể hiện đầy đủ bản
chất, vai trò của nó. Các Mác đã khái quát phạm trù của vốn thông qua phạm
trù tư bản: “Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư”. Định nghĩa này đã
phản ánh được nội dung, các đặc trưng và vai trò, tác dụng của vốn. Để nhận
thức đúng quan điểm của Các Mác, cần phải hiểu sâu sắc hơn phạm trù vốn
qua các đặc trưng của vốn
• Trước hết, vốn được biểu hiện duới hình thái giá trị của những tài sản,
tức là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất
định.
4

• Vốn phải vận động nhằm mục đích sinh lời. Trong quá trình vận động,
vốn tiền tệ có điểm xuất phát và kết thúc là giá trị- là tiền, sau một chu
kì vận động, nó phải được lớn lên và quay về nơi xuất phát với giá trị
lớn hơn.
Sự vận động của vốn bằng tiền (T) thể hiện qua ba phương thức:
• T - H… SX … H’-T’: Đây là phương thức vận động của các doanh
nghiệp sản xuất. H là hàng hoá, dịch vụ được lưu thông và thực hiện
giá trị.
• T - H - T’: là phương thức vận động vốn của các DN thương mại.
• T-T’: là phương thức vận động vốn của các tổ chức tài chính trung gian
Thông qua các phương thức vận động trên, vốn thường phải thay đổi hình
thái và nhờ đó đã tạo ra khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của vốn vừa là
mục đích kinh doanh, vừa là tiền vốn vận động ở chu kì tiếp theo.
Vốn phải được tập trung đến một lượng nhất định. Trong đầu tư sản xuất
kinh doanh đòi hỏi phải có môt lượng vốn nhất định mới có thể đầu tư sản

xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả đồng thời tăng sức cạnh tranh lẫn nhau.
Vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này cũng có nghĩa phải xem xét về
yếu tố thời gian của đồng vốn.
Vốn phải gắn với chủ sở hữu. Mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu
nhất định và đồng vốn có xác định rõ chủ sở hữu mới được sử dụng tiết kiệm
và có hiệu quả cao.
Như vậy, từ những phân tích trên đây về pham trù vốn trong nền kinh tế
thị trường, ta có thể có đươc định nghĩa chung: Vốn đầu tư là các tài sản xã
hội được đưa vào đầu tư nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai. Đối với
doanh nghiệp, căn cứ vào mục đích kinh doanh thì vốn đầu tư đồng nghĩa với
5

vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài
sản được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Tuỳ từng loại hình
doanh nghiệp mà quy mô vốn kinh doanh, cơ cấu thành phần của chúng cũng
khác nhau. Tuy nhiên nếu căn cứ vào nội dung kinh tế thì vốn kinh doanh của
một doanh nghiệp sản xuất thông thường bao gồm 3 thành phần là: Vốn cố
định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính.
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bô phận của vốn đầu tư ứng trước
về tài sản cố định.Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài
sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Một bộ phận của vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư ngắn hạn
và dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời gọi là vốn đầu tư tài chính của
doanh nghiệp.
1.1.2 Vốn lưu động và đặc điểm luân chuyển vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, DN cần có
các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, đối tượng lao động
(như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm …) chỉ tham gia vào một chu kỳ

sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được
chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên, nếu xét về hình thái hiện vật được
gọi là các tài sản lưu động(TSLĐ).Trong doanh nghiệp, người ta thường chia
TSLĐ thành hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất bao gồm các tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên,
nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang
6

trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến.
TSLĐ lưu thông của doanh nghiệp gồm các sản phẩm hàng hoá chờ tiêu
thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí
chờ kết chuyển, chi phí trả trước…
Trong quá trình SXKD, các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận
động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được tiến hành liên tục.
Để hình thành nên các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, doanh
nghiêp phải bỏ ra một lượng vốn đầu nhất định để đầu tư vào các tài sản ấy.Vì
vậy có thể nói: VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư,
mua sắm các TSLĐ của doanh nghịêp.
Như vậy VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ, nên đặc điểm vận động
của VLĐ luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của TSLĐ của doanh
nghiệp.VLĐ có các đặc điểm sau:
• VLĐ của doanh nghiêp không ngừng vận động chuyển hoá từ hình thái
vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vât tư hàng hoá dự trữ và vốn
sản xuât rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ ban đầu thông qua
các giai đoạn của chu kì kinh doanh: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu
thông.
• VLĐ vận động liên tục, thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi
là chu kỳ tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ.

• Giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản
phẩm, hàng hoá và được bù đắp khi kết thúc một quá trình SXKD
• VLĐ chỉ tham gia một lần vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn
thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ SXKD
7

1.1.3 Phân loại và kết cấu vốn lưu động
1.1.3.1 Phân loại VLĐ
Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại VLĐ
của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Có nhiều cách phân loại
VLĐ, mỗi cách có những tác dụng riêng nhằm giúp cho các nhà quản trị tài
chính DN đánh giá được tình hình tổ chức, quản lý, sử dụng VLĐ của DN từ
đó đề ra những biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN
mình.Thông thường có những cách phân loại sau đây:
*Phân loại theo vai trò của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này VLĐ có thể chia thành 3 loại sau:
• VLĐ trong quá trình dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các loại nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế,
công cụ, dụng cụ.
• VLĐ trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
• VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm các loại giá trị thành phẩm, vốn
bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá quý…); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn
(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…); các khoản thế
chấp, ky cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán ( các
khoản phải thu, các khoản tạm ứng ).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của VLĐ trong từng
khâu của quá trình SXKD từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lý
sao cho có có hiệu quả sử dụng cao nhất.
*Phân loại theo hình thái biểu hiện

8

Theo cách phân loại này VLĐ có thể chia làm 2 loại:
• Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng
hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm thành phẩm…
• Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn bàng tiền như tiền mặt tồn
quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu
tư chứng khoán ngắn hạn.
Cách phân loại này giúp cho các DN xem xét, đánh giá mức tồn kho dự
trữ và khả năng thanh toán của DN.
*Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách này người ta chia VLĐ thành 2 loại:
• Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của DN, DN có đầy
đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối, định đoạt. Tuỳ theo loại
hình DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu
có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; Vốn
do chủ DN tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn
góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung
từ lợi nhuận doanh nghịêp…
• Các khoản nợ: Là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân
hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua
phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. DN
chỉ có thể sử dụng trong một thời gian nhất định.
Cách phân loại này cho thấy VLĐ của DN được hình thành bằng vốn của
bản thân DN hay từ các khoản nợ.Từ đó có các quyết định trong huy động
quản lý sử dụng VLĐ hợp lý hơn, đảm bảo an ninh sử dụng vốn của DN.
9

*Phân loại theo nguồn hình thành

Nếu xét theo nguồn hình thành VLĐ có thể chia thành các nguồn sau:
• Nguồn vốn điều lệ: Là số VLĐ được hình thành từ nguồn vốn điều lệ
ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình
sản xuất kinh doanh của DN
• Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do DN tự bổ sung trong quá trình
SXKD từ lợi nhuận của DN được tái đầu tư.
• Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số VLĐ được hình thành từ vốn góp
liên doanh của các bên tham gia DN liên doanh.Vốn góp liên doanh có
thể là tiền mặt hoặc hiện vật là vật tư, hàng hoá… theo thoả thuận của
các bên liên doanh.
• Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ
chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong DN, vay các DN
khác.
• Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu,
trái phiếu.
Việc phân chia VLĐ theo nguồn hình thành giúp cho DN thấy được cơ
cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong kinh doanh của mình.Từ góc độ
quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó DN
cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để hạ thấp chi phí sử dụng vốn của
mình.
1.1.3.2 Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng
* Kết cấu VLĐ
Từ các cách phân loại trên DN có thể xác định được kết cấu VLĐ của
10

mình theo những tiêu thức khác nhau.Kết cấu VLĐ phản ánh thành phần và
mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số VLĐ của DN.
Ở các DN khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giống nhau.Việc phân
tích kết cấu VLĐ của DN theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp các
DN hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng vế số VLĐ mà mình đang quản lý, sử

dụng từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ một cách
có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của DN. Mặt khác, thông qua việc
thay đổi kết cấu VLĐ của mỗi DN trong từng thời kỳ khác nhau có thể thấy
được những sự biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công
tác quản lý VLĐ của từng DN.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ
Các nhân tố ảnh hương đến kết cấu VLĐ của DN có nhiều loại.Có thể
chia làm 3 nhóm chính sau:
• Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: Khoảng cách giữa DN với nơi
cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối
lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đạc điểm thời vụ của
chủng loại vật tư cung cấp.
• Các nhân tố về mặt sản xuất như: Đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản
xuất của DN; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ
sản xuất; trình độ tổ chức của quá trình sản xuất.
• Các nhân tố về mặt thanh toán như: Phương thức thanh toán được lựa
chọn; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các
DN.
11

1.2 Vai trò vốn lưu động
1.1.4 Vai trò của quản lý VLĐ và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả
sử dụng VLĐ đối với các doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành SXKD đều phải có một lượng vốn nhất
định, không có vốn sẽ không có bất kì một hoạt động SXKD nào.Vấn đề là ở
chỗ DN “lấy” vốn từ những nguồn nào, chi phí ra làm sao và quản lý sử dụng
vốn như thế nào để có thể đảm bảo cho hoạt động SXKD có hiệu quả mới là
nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của DN.Với ý nghiă đó,
việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD nói chung và VLĐ nói
riêng là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính DN.

Để có thể quản lý tốt và nâng cao được hiệu qủa sử dụng VLĐ,trước hết
ta phải hiểu được quản lý VLĐ như thế nào được coi là có hiệu quả.Quan
niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ có thể được hiểu trên hai khía
cạnh sau:
• Một là: với số VLĐ hiện có, DN có thể sản xuất thêm một lượng sản
phẩm với với chất lượng tốt hơn, với giá thành hạ để tăng doanh thu,
tăng thêm lợi nhuận cho DN.
• Hai là: đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản
xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng của lợi
nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.
Hai khía cạnh trên đây cũng chính là mục tiêu cần đạt tới trong công tác
quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng của mọi DN
Trước đây trong cơ chế bao cấp, các DN quốc doanh được nhà nước bao
cấp vốn hoặc cho vay với lãi xuất ưu đãi, bao cấp về giá, SXKD theo chỉ tiêu
pháp lệnh, lỗ đã có nhà nước bù, lãi nhà nước thu…Hệ quả là công tác quản
12

lý sử dụng vốn trong các DN dã không được quan tâm đúng mức, vai trò của
vốn bi xem nhẹ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Chuyển sang cơ chế thị trường, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận buộc
DN phải mở rộng hoạt động SXKD của mình và do đó nhu cầu về vốn kinh
doanh nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ
hết. Trong khi đó các DN không còn được bao cấp về vốn nữa, phải tự tìm
nguồn tài trợ vốn, tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi.Thực tế
này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho DN phải tìm mọi biện pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng vì nếu sử dụng
đồng vốn không có hiệu quả, không làm cho nó sinh lời thì sẽ dẫn đến tình
trạng doanh nghiệp bị ăn mòn vốn, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và sẽ
phá sản.
Việc tổ chức, quản lý sử dụng tốt VLĐ sẽ mang lại hiệu quả cho doanh

nghiệp, điều này thể hiện ở các mặt sau:
• Thứ nhất: Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích
hợp sẽ giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết, do
đó tác động rất lớn đến việc tăng lợi nhuận của DN .
• Thứ hai: DN sử dụng VLĐ huy động được một cách hợp lý, tiết kiệm
sẽ tác động tích cực đến việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm, tiết kiệm các chi phí về bảo quản đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng, nó không chỉ giúp DN phát huy được tính chủ động trong
sản xuất, kinh doanh mà còn giúp DN chớp được thời cơ, tạo được lợi
thế trong kinh doanh.
• Thứ ba: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử
dụng VLĐ nói riêng còn là “thước đo” để đánh giá tính hữu hiệu của
13

những biện pháp kỹ thuật cũng như những cố gắng trong tổ chức quản
lý nhằm thúc đẩy DN phát triển. Hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao
có nghĩa là VLĐ được thu hồi nhanh, rút ngắn thời gian chu chuyển từ
đó giảm bớt được số lượng VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn thành khối
lượng sản phẩm hàng hoá hoặc cùng với số lượng VLĐ hiện có, DN
sản xuất được nhiều sản phẩm hơn từ đó góp phần làm tăng doanh thu,
và cuối cùng tăng lợi nhuận. Đây cũng là mục tiêu mà tất cả các DN
đều hướng tới.
Tóm lại, tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ một bộ phận trọng
yếu trong công tác quản lý tài chính và là một trong những vấn đề quyết định
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
1.1.5.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ trước hết thể hiện ở tốc độ luân

chuyển VLĐ là nhanh hay là chậm.VLĐ luân chuyển ngày càng nhanh thì
hiệu suất sử dụng VLĐ ngày càng cao và ngược lại.Tốc độ luân chuyển của
VLĐ có thể được đo bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển
vốn.
• Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện
trong một thời kỳ nhất định (thường tính là một năm).Công thức tính
toán như sau:
ldV
M
L =
Trong đó:
L : Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm
14

M : Tổng mức luân chuyển vốn trong năm
V
ld
: VLĐ bình quân trong năm
• Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay
VLĐ:
L
360
K =
hoặc
M
360V
K
ld ×
=
Trong đó:

K : kỳ luân chuyển VLĐ
M : Tổng mức luân chuyển vốn trong năm
V
ld
: VLĐ bình quân trong năm
Trong các công thức trên, tổng mức luân chuyển vốn phản ánh tổng giá
trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong một năm của DN. Nó được xác
định:
M = Doanh thu – Các khoản giảm trừ
Trong đó các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Hai chỉ tiêu trên đây có thể dùng để tính toán cho toàn bộ VLĐ của DN
đồng thời có thể dùng để tính toán cho từng khâu riêng biệt của chu kỳ kinh
doanh, từ đó làm cơ sở cho công tác quản lý VLĐ nói chung và VLĐ ở từng
khâu nói riêng.
15

1.1.5.2 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ ln chuyển
Mức tiết kiệm VLĐ là do tăng tốc độ ln chuyển vốn nên DN có thể
tăng thêm tổng mức ln chuyển vốn song khơng cần tăng thêm hoặc tăng
khơng đáng kể quy mơ VLĐ .Cơng thức xác định:
)K(K
360
M
V 01
1
tk −×=
Hoặc
0

1
1
1
tk
L
M
L
M
V −=
Trong đó
V
tk
: Số VLĐ tiết kiệm được
M
1
: Tổng mức ln chuyển vốn năm kế hoạch
L
1
, L
0
: Số lần ln chuyển vốn năm kế hoạch
K
1
, K
0
:Số kỳ ln chuyển vốn năm kế hoạch
1.1.5.3 Hiệu suất sử dụng VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu đơng
doanh thu thuần.Số doanh thu thuần tạo ra trên một động VLĐ càng lớn thì
hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao.Cơng thức xác định:

quân bình động lưu Vốn
thuần thu Doanh
vốn dụng sửsuất Hiệu =
1.1.5.4 Hàm lượng VLĐ (hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ)
Hàm lượng VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Đây là
chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ .Cơng thức xác định:
thuần thu Doanh
kỳ trong quân bình động lưu Vốn
VLĐ lượng Hàm =
16

1.1.5.5 Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước (hoặc sau) thuế thu nhập DN.Cơng thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận =
100%
kỳ trong quân bình LĐ
thuế sau) (hoặc trước nhuận Lợi
nhuận lợisuất Tỷ ×=
V
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng
cao.
1.1.5.6 Các hệ số về khả năng thanh tốn
Đây là các chỉ tiêu được rất người quan tâm như các nhà đầu tư, người
cho vay, các nhà cung cấp, các ngân hàng…Thơng qua các chỉ tiêu này để họ
có thể biết được khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn của DN như thế
nào?
• Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt:
Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà
hiện nay DN đang sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài

hạn…)
Cơng thức tính:
hạn dàinợ và hạn ngắnNợ
sản tài Tổng
quát tổng toán thanh số Hệ =
Nếu hệ số này <1 báo hiệu sự phá sản của DN ,vốn chủ sở hữu bị mất tồn
bộ, tổng số tài sản hiện có (tài sản lưu động, tài sản cố dịnh) khơng đủ trả số
nợ mà DN phải thanh tốn.
• Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn:
17

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ
ngắn hạn.Hệ số thanh tốn nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản
lưu động với nợ ngắn hạn.
Cơng thức:
hạn ngắnnợ Tổng
hạn ngắn tư đầu và động lưu sản Tài
hạn ngắnnợ toán thanh năng Khả =
Trong đó:
Nợ ngắn hạn = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn trả
Độ lớn của hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn còn phụ thuộc vào
ngành nghêDN kinh doanh.Ngành nghề nào tài sản lưu động chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản(ví dụ như thương mại) thì hệ số này lớn và ngược lại.
• Hệ số khả năng thanh tốn nhanh
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nợ ngắn hạn của DN đuợc đảm bảo
bằng bao nhiêu đồng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền.
Tuỳ theo mức độ kịp thời của việc thanh tốn nợ, hệ số khả năng thanh
tốn nhanh có thể được xác định bằng hai cơng thức sau:
hạn ngắnNợ
kho tồn hàng-động lưu sản Tài

nhanh toán thanh năng Khả =
Hoặc
hạn ngắnNợ
tiền đương Tương Tiền
thời tức toán thanh năng Khả
+
=
18

1.1.5.7 Các chỉ số về hoạt động
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của DN
bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh duới các tài sản
khác nhau.
• Số vòng quay hàng tồn kho:Là số lần mà hàng tồn kho bình qn
ln chuyển trong kỳ.
kho tồn hàng quân bình dư Số
bán hàng vốn Giá
kho tồn hàng quay vòng Số =
• Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu phản ánh số ngày
trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Cơng thức xác định
kho tồn hàng quay vòng Số
kỳ trong ngày Số
kho tồn hàng quay vòngmột ngày Số =
• Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định
theo cơng thức:
thu phải khoản các quân bình dư Số
thu Doanh
thu phải khoản các quay Vòng =
Số dư bình qn các khoản phải thu được tính bằng phương pháp

bình qn các khoản phải thu trên bảng cân đối kế tốn.
Doanh thu ở đây bao gồm cả thuế gián thu.
• Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các
khoản phải thu.
thu phải khoản các quay Vòng
360
bình trung tiền thu Kỳ =
19

1.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp.
1.2.1 Các nguyên tắc quản lý VLĐ
♦ Bảo đảm thoả mãn nhu cầu VLĐ cho SXKD đồng thời sử dụng VLĐ có
hiệu quả:
Tương ứng với mỗi quy mô SXKD đòi hỏi phải có một lượng VLĐ thường
xuyên ở mức độ nhất định.Lượng vốn này thể hiện nhu cầu VLĐ thường
xuyên mà DN cần phải có để đảm bảo cho nhu cầu SXKD được tiến hành
thường xuyên, liên tục. Trong thực tế thường xuyên xuất hiện mâu thuẫn giữa
khả năng VLĐ thì có hạn mà nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD thì quá lớn.
Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi DN phải chủ động, linh hoạt trong kinh
doanh để làm sao đảm bảo nhu cầu VLĐ cho DN mình.
Một nhiệm vụ quan trọng nữa là với số vốn đó, DN phải sử dụng như thế
nào để hiệu qủa sử dụng ngày càng cao từ đó doanh nghiệp mới có thể phát
triển lớn mạnh.
♦Sử dụng VLĐ phải kết hợp với sự vận động của vật tư hàng hoá:
VLĐ là biểu hiện bằng tiền của vật tư, hàng hoá, sự luân chuyển của VLĐ
và sự vận động của vật tư, hàng hoá kết hợp chặt chẽ với nhau.Do đó quản lý
tốt VLĐ phải đảm bảo sử dụng vốn trong sự kết hợp với sự vận động của vật
tư, hàng hoá.Điều đó có nghĩa là tiền chi ra phải có một lượng vật tư nhập vào
theo một tỷ lệ cân đối hoặc số lượng sản phẩm được tiêu thụ phải đi kèm với

số tiền thu về nhằm bù đắp lại phần vốn đã chi ra. Có như vậy mới không xảy
ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, đảm bảo được nhu cầu VLĐ của DN.
♦DN tự cấp phát, bảo toàn vốn
20

Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của các DN trong quá trình tái
sản xuất trong khuôn khổ các nhiệm vụ đề ra của mục tiêu kế hoạch.Quán
triệt nguyên tắc này, một mặt bản thân DN phải chủ động khai thác các nguồn
vốn tự có mặt khác phải tìm cách huy động khai thác các nguồn vốn bên
ngoài theo các hình thức phù hợp nhất sao cho đảm bảo chi phí sử dụng vốn
là thấp nhất, đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp và phải sử dụng vốn vay
một cách thận trọng và tiết kiệm. Bên cạnh đó DN cần quản lý, sử dụng VLĐ
đúng mục đích, có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá thành,
không ngừng nầng cao chất lượng sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận của
DN. Ngoài ra, DN cần tổ chức thực hiện các giai đoạn của quá trình SXKD
một cach ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng đem lại hiệu quả cao từ đó đảm bảo
vừa bảo toàn, vừa phát triển được vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói
riêng của DN.
1.2.2 Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Các nhân tố ảnh hương đến kết cấu VLĐ của DN có nhiều loại.Có thể
chia làm 3 nhóm chính sau:
• Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: Khoảng cách giữa DN với nơi
cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối
lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đạc điểm thời vụ của
chủng loại vật tư cung cấp.
• Các nhân tố về mặt sản xuất như: Đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản
xuất của DN; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ
sản xuất; trình độ tổ chức của quá trình sản xuất.
21


Các nhân tố về mặt thanh toán như: Phương thức thanh toán được lựa chọn;
thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các DN.
Quá trình SXKD của DN chịu tác động của nhiều nhân tố làm tăng hoặc
giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nhưng có thể tóm lược ở hai nhân tố khách quan
và nhân tố chủ quan
1.2.2.1 Các nhân tố khách quan.
♦ Nền kinh tế lạm phát hoặc giảm phát: Do tác động của nền kinh tế có
lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư,
hàng hoá. Nếu DN không điều chỉnh kịp thời giá trị của vật tư, hàng hoá sẽ
làm cho VLĐ hao hụt theo tốc độ trượt giá của đồng tiền thậm trí dẫn đến tình
trạng mất vốn.
♦ Rủi ro trong kinh doanh: Trong quá trình SXKD, DN có thể gặp phải
những rủi ro khi cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia,
cùng cạnh tranh…nếu thị trường không ổn định, sức mua có hạn sẽ làm tăng
thêm sự rủi ro của DN. Ngoài ra DN còn có thể gặp phải những thiên tai như
hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn khó có thể lường trước được.
♦ Biến động của cung cầu hàng hoá: Những biến động của thị trường đầu
vào, thị trường đầu ra, giá cả của nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, giá cả các
sản phẩm cùng loại sẽ tác động đến khả năng huy động các yếu tố đầu vào
cho sản xuất cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn kinh doanh.
♦ Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho sản phẩm sản
xuất ra luôn có sự cải tiến về cả chất lượng và mẫu mã với giá rẻ hơn trước.
Nếu DN không tìm cách giảm thiểu chi phí, giảm giá cả để thích ứng DN có
thể sẽ bị thua lỗ, gay thất thoát vốn cho DN.
22

♦ Các chính sách vĩ mô của nhà nước như hệ thống pháp luật, chính sách
thuế… cũng có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ hoạt động SXKD của DN. Các
chính sách này có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động SXKD của DN và do

đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
1.2.2.2 Các nhân tố chủ quan từ phía DN
Ngoài các nhân tố khác quan nêu trên còn nhiều nhân tố chủ quan của
chính bản thân DN làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như toàn
bộ quá trình SXKD. Những nhân tố này bao gồm:
♦Xác định nhu cầu VLĐ: Do việc xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác
của DN dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa vốn trong SXKD. Điều này sẽ gây
ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng VLĐ, gây lãng phí vốn lưu động,
gián đoạn quá trình SXKD.
♦Trình độ quản lý, sử dụng VLĐ: Nếu trình độ quản lý VLĐ của DN yếu
kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư, hàng hoá trong quá trình mua sắm dự trữ sản
xuất, trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm làm lãng phí VLĐ, hiệu quả
sử dụng VLĐ thấp.
Hoặc do kinh doanh thua lỗ kéo dài của DN, đặc biệt là các DN nhà nước
chưa thích ứng kịp thời với cơ chế mới đưa đến tình trạng mất vốn kinh doanh
nói chung và VLĐ nói riêng.
♦Việc lựa chọn phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Nếu DN đầu tư sản xuất ra những sản phẩm
lao vụ, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
đồng thời hạ giá thành thì DN sẽ thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng
vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
23

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của
DN. Tuỳ theo điều kiện của mỗi DN của mỗi DN mà trong quá trình hoạt
động còn có thể phát sinh các nhân tố khác nhau làm giảm hiệu quả sử dụng
VLĐ. Để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi đó DN cần nghiên cứu một cách
kỹ lưỡng từn nhân tố tố để tìm ra biện pháp thiết thực, hợp lý để hiệu quả của
đông VLĐ mang lại là cao nhất.
24


Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
VTC được chính thức thành lập theo quyết định số: 618/1999/QĐ – TCCB
ngày 08 tháng 9 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện và Giấy
chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông VTC, số
056681 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 30 tháng
12 năm 1999.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Viễn thông VTC thành lập theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0113002867 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp ngày 16 tháng 09 năm 2003 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 12
tháng 01 năm 2006.
Quá trình phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn như sau:
• 1988: Xí nghiệp Liên doanh Sản xuất Thiết bị Viễn thông Việt Nam
(Vietnam Telecommunications Company – VTC), được thành lập giữa
Tổng cục Bưu điện Việt Nam (DGPT) với Công ty VIBA Handel
GmbH của Ðức. Thiết kế chế tạo các loại tổng đài DTS-128, DTS-256,
DTS-480, DTS-512. Đây là loại sản phẩm kỹ thuật cao lần đầu tiên
được thiết kế chế tạo tại Việt Nam do các kỹ sư của công ty, đã được sử
dụng rộng rãi và hiệu quả cho mạng viễn thông nông thôn.
• 1993: Sau khi hợp đồng liên doanh hết hạn, sáp nhập vào Công ty Thiết
bị Ðiện thoại (VITECO) thành lập Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất và
Bảo dưỡng Thiết bị Thông tin 1 (VTC1) tại Tp HCM.
25

×