Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

PHIM “TWILIGHT” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.58 KB, 15 trang )

Đề tài:
PHIM “TWILIGHT” DƯỚI GĨC NHÌN
VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG

1


MỤC LỤC
Trang
I/ TỔNG QUAN ............................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
5. Dự kiến đạt được ................................................................................................... 4
II/ KẾT LUẬN .............................................................................................................. 5
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ................................................................ 5
1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5
1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 5
Chương 2. Giới thiệu về series phim “The Twilight Saga - Chạng vạng” ........... 5
2.1. Thông tin về series phim ................................................................................... 5
2.2. Nội dung của các tập phim trong series “The Twilight Saga - Chạng vạng” . 6
Chương 3. “Twilight” dưới góc nhìn văn hóa đại chúng ...................................... 7
3.1. “Twilight” và đại chúng ................................................................................... 8
3.2. “Twilight” - kinh doanh thương mại và công nghiệp Văn hóa ...................... 10
3.3. Sự mới mẻ, trẻ trung của “Twilight” .............................................................. 11
3.4 Sự thành công của “Twilight” đối với nền điện ảnh Hollywood .................... 12
III/ KẾT LUẬN ........................................................................................................... 13
PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 14


2


I/ TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là phức hợp các giá trị vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa trên
thế giới rất đa hình, đa dạng, mỗi quốc gia dân tộc có những nét giá trị riêng biệt đóng
góp tạo nên sự đa dạng đó. Ở mỗi quốc gia, khu vực có những sự vật hiện tượng thể
hiện mặt tâm linh của thế giới xung quanh mà có tác động ảnh hưởng đến con người.
Như ở phương Đơng, chúng ta có những đề cập đến như cương thi, bùa chú, linh hồn...
từ đó dẫn đến việc có nhiều thầy bà, thầy trừ ma, diệt quỷ,... thể hiện tư duy duy tâm
của con người phương Đơng. Cịn phương Tây có nhiều sử thi về ma cà rồng, tộc người
sói, phù thủy... dựa trên hình tượng bất tử và sức khỏe trường tồn, bên cạnh đó giúp tơ
đậm hơn giá trị văn hóa tín ngưỡng của họ. Những giá trị văn hóa thiên về mặt tâm linh
đó đã được ứng dụng xây dựng trong những bộ phim cơng chiếu và có sức ảnh hưởng
đến khán giả tồn cầu. Có thể những bộ phim đó thuộc về thể loại như kinh dị, hài kịch
hay thậm chí là tình cảm lãng mạn quá quen thuộc đối với khán giả, tuy nhiên do những
yếu tố tâm linh, ma thuật đã thu hút sự quan tâm lớn của cả những nhà phê bình phim
đến những khán giả trên khắp thế giới.
Trong đó, có một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết về mối tình giữa con người
và ma cà rồng trên màn ảnh của Hollywood đã tạo nên tiếng vang lớn - loạt series phim
“The Twilight Saga” hay còn được biết đến với cái tên “Chạng vạng” ở Việt Nam.
Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Stephenie Meyer, loạt phim đã tạo nên
tiếng vang lớn trong nền điện ảnh Hollywood nói riêng và thế giới nói chung. Với sự
nổi tiếng của mình, “The Twilight Saga” và các nhà làm phim đã tạo nên những thành
công lớn trong điện ảnh phim Hollywood. Với sự thành công ngay từ tập phim đầu tiên
“Twilight”, doanh thu khủng và được đón nhận bởi dàn diễn viên trẻ đẹp và nhiều triển
vọng, series phim đã được tiếp tục thực hiện những tập phim tiếp theo. Dưới góc nhìn
của văn hóa, mà cụ thể là Văn hóa Đại chúng series “The Twilight Saga” nói chung và
tập phim “Twilight” nói riêng trở thành một sản phẩm của Văn hóa Đại chúng.

Tuy nhiên để có thể nhìn nhận một cách rõ hơn về hình thức Đại chúng xung
quanh “The Twilight Saga” hay tập phim “Twilight” vẫn chưa có sự nổi trội và cụ thể.
Do đó đề tài mà tôi muốn mang đến là là “ Phim “Twilight” dưới góc nhìn Văn hóa Đại

3


chúng” để có thể làm rõ vấn đề xung quanh về bộ phim này nói riêng và cả series phim
“The Twilight Saga” nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu hướng đến mục đích nhìn nhận rõ được phim “Twilight” dưới
góc nhìn của Đại chúng và Văn hóa Đại chúng. Từ đó thấy được sự ảnh hưởng của hiện
tượng “Twilight” thời điểm những năm 2010 đến điện ảnh Hollywood và thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là điện ảnh mà hơn hết là điện ảnh
Hollywood, mà đi cụ thể hơn là bộ phim “Twilight” trong series phim “The Twilight
Saga” của đạo diễn Catherine Hardwicke được công chiếu vào năm 2008. Phạm vi
nghiên cứu xoay quanh về bộ phim “Twilight”, thời điểm những năm 2008 đến năm
2012 mà loạt phim này làm mưa làm gió.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bai nghiên cứu này, tơi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu
trong đề tài này. Từ việc thu thập tài liệu chủ yếu từ sách, từ các luận văn, từ trang mạng
Internet từ các bài báo liên quan đến đề tài nghiên cứu để tiến hành phân tích và tổng
hợp lại rồi đưa ra những tư liệu phù hợp nhất cho bài nghiên cứu. Đây là phương pháp
có thể mang lại những thơng tin cần thiết và có cách nhìn nhận đầy đủ nhất cho đề tài
này.
Phương pháp lịch sử: Trong đề tài này, có thể thấy tầm ảnh hưởng nhất của bộ
phim “Twilight” vào những năm 2008 lúc mà bộ phim này phát hành. Do đó, sử dụng
những nguồn tài liệu thiên về lịch sử là điều cần thiết.

5. Dự kiến đạt được
Qua bài nghiên cứu này tơi mong muốn mọi người nhìn nhận được giá trị của
một sản phẩm Văn hóa Đại chúng mà cụ thể là bộ phim “Twilight”. Thấy được tầm ảnh
hưởng của bộ phim nói riêng và cả series nói chung đối với nền điện ảnh Hollywood và
thế giới. Từ đó ta thấy được sức ảnh hưởng của điện ảnh trong nền công nghiệp thương
mại thế giới hiện nay như thế nào.

4


II/ KẾT LUẬN
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
Văn hóa
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” (Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc
Thêm, 1996, tr27).
Văn hóa đại chúng
Văn hóa đại chúng theo Barry Brummett là: Văn hóa Đại chúng đề cập đến những hệ
thống và những sản phẩm văn hóa mà phần đông nhân loại chia sẻ và biết đến”
1.2 Cơ sở thực tiễn
Điện ảnh
Điện ảnh là một khái niệm rộng dùng để bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung
hình chuyển động, kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ
phim.
Điện ảnh Hollywood
Điện ảnh Hollywood hay điện ảnh Hoa Kỳ là tên gọi ngành công nghiệp điện ảnh của
Mỹ. Ra đời ngay từ cuối thế kỷ 19, nền công nghiệp điện ảnh của Hoa Kỳ đã nhanh
chóng trở thành một trong những nền điện ảnh dẫn đầu thế giới cả về số lượng phim và

chất lượng nghệ thuật của mỗi bộ phim. Người ta hay gọi điện ảnh Hoa Kỳ là điện ảnh
Hollywood (đó chính là địa danh Hollywood - nơi tập trung các hãng phim và trường
quay lớn nhất tại Mỹ), tuy vậy cũng có rất nhiều bộ phim của điện ảnh Hoa Kỳ được
sản xuất bởi các hãng phim độc lập không thuộc Hollywood.
Chương 2. Giới thiệu về series phim “The Twilight Saga - Chạng vạng”
2.1. Thông tin về series phim
Bộ series tên là “The Twilight Saga” được chuyển thể dựa trên cuốn tiểu thuyết
cùng tên của nhà văn nữ Stephenie Meyer. Gồm 4 tập phim bao gồm: Chạng Vạng,
Trăng Non, Nhật Thực và Hừng Đông (2 phần). Tập phim đầu tiên mang tên “Twilight
- Chạng Vạng” được công chiếu năm 2008 thu hút sự quan tâm của khán giả trên toàn
5


thế giới. Với doanh thu khổng lồ mang về cho nhà sản xuất hơn 2 tỉ đơ la trên tồn thế
giới và nhiều đề cử của giải thưởng danh giá tại các lễ trao thưởng lớn trên thế giới.
“Twilight - Chạng vạng” quy tụ nhiều diễn viên trẻ như: Kristen Stewart (vai Bella
Swan - nữ chính), Robert Pattinson (vai Edward Cullen - nam chính), Peter Facinelli
(vai Carlisle Cullen), Elizabeth Reaser (vai Esme Cullen), Ashley Greene trong vai
Alice Cullen), Cam Gigandet (vai James - nhân vật phản diện của phim), Sarah Clarke
(vai Renée Dwyer - mẹ của Bella), Taylor Lautner (vai Jacob Black - tộc người sói)...
Series phim dành cho lứa tuổi từ thanh thiếu niên trở lên là chủ yếu, tuy nhiên đối với
phần 1 của tập phim “Hừng Đông” hạn chế người xem 16+ vì có nhiều yếu tố nhạy
cảm.
Tóm tắt nội dung: Cả series phim xoay quanh câu chuyện tình u lãng mạn và
đầy hiểm nguy giữa cơ nàng xinh đẹp Bella Swan và anh chàng ma cà rồng hơn 100
tuổi Edward Cullen. Bên cạnh đó là những tình tiết ly kỳ của thế giới giả tưởng về ma
cà rồng và người sói trong xã hội con người.
2.2. Nội dung của các tập phim trong series “The Twilight Saga - Chạng vạng”
2.2.1. Twilight - Chạng vạng
Mở đầu phim là nhân vật Bella Swan (do Kristen Stewart thủ vai) chuyển đến

sống với cha ruột sau khi mẹ đi thêm bước nữa trong hôn nhân. Cô chuyển đến nơi ở
mới với một tâm trạng bất an và buồn bã. Tại thị trấn nhỏ có tên Forks, Washington nơi ẩm ướt quanh năm mưa phùn - cô đã gặp gỡ Edward Cullen (do Robert Pattinson
thủ vai) - một anh chàng đẹp trai, lạnh lùng và đôi chút kỳ lạ. Hai người học chung
trường, qua nhiều lần gặp gỡ họ dần có tình cảm và cuốn hút nhau mãnh liệt. Cho đến
một ngày Bella tình cờ phát hiện phát hiện ra Edward là ma cà rồng, tuy nhiên cơ mặc
kệ điều đó và họ vẫn yêu nhau. Nhưng chuyện gì đến cũng sẽ đến, những hiểm nguy và
khó khăn, liệu tình cảm của họ có vững bền đủ sức vượt qua mọi thử thách hay không?
2.2.2. New Moon - Trăng non
Trong tập phim này, Bella đã trốn thoát khỏi Victoria (Rachelle Lefevre thủ vai)
- một ma cà rồng ác độc - nhờ vào người bạn thân thiết Jacob Black (Taylor Lautner
thủ vai) và tộc người sói là cứu sống. Edward thấy tộc ma cà rồng ác độc làm hại Bella
nên anh đã chọn chia tay Bella vì sợ cơ ấy ở cạnh mình sẽ tiếp tục gặp nguy hiểm. Do
đó, Bella vơ cùng đau buồn và khơng màng mọi thứ, tìm cách hủy hoại bản thân vì hy
6


vọng Edward quay lại với cơ. Một lần Bella cịn nhảy vực nhưng may mắn được Jacob
cứu. Edward vì tưởng Bella đã chết nên cũng không màng sống nữa, anh đã quyết định
tự vẫn ở Italia. Tuy nhiên em gái của Edward - một ma cà rồng có năng lực nhìn thấy
tương lai đã tìm đến Bella và nói cho cơ biết. Do đó, Bella đã đến Italia để tìm Edward
giúp anh thoát khỏi ý định tự tử, minh chứng bằng tình yêu mãnh liệt của mình cho
Bella.
2.2.3.Eclipse - Nhật thực
“Nhật thực” là tập phim thứ 3 của loạt phim này. Trong “Nhật thực” Bella và
Edward cưới nhau trong sự chúc phúc của mọi người. Sau kỳ trăng mật, hai người phát
hiện Bella đã mang thai và đứa trẻ đang lớn dần. Điều này khiến Bella trở nên héo mòn
tiều tụy và nguy hiểm đến tính mạng vì đứa trẻ này là con lai của ma cà rồng và con
người nhưng bản chất ma cà rồng trong nó ln chủ động hút máu để lớn lên. Edward
vì điều này mà rất đau khổ, giằng xé, anh từng có ý muốn Bella đừng sinh đứa trẻ ra,
muốn cơ có thể sống bên mình. Tuy nhiên bằng tình yêu của người mẹ, Bella đã kiên

trì thuyết phục Edward và hai người đã cùng nhau chống chọi đến ngày cô sinh ra đứa
trẻ. Bella gần như đã chết sau khi sinh đứa trẻ, Edward phải tiêm máu của mình để biến
Bella trở thành ma cà rồng, để cơ có thể sống tiếp và kỳ tích đã xuất hiện với họ. Bella
trở thành ma cà rồng và có những năng lực của riêng mình.
2.2.4. Dawn - Hừng đông
“Hừng đông” là tập phim cuối cùng trong series, tập phim này gồm có 2 phần
Trong 2 phần phim của “Hừng đông” đứa trẻ con của Bella và Edward dần lớn lên và
dòng tộc của ma cà rồng độc ác đang dần lăm le muốn giết chết đứa trẻ vì nghĩ đứa trẻ
là một ma cà rồng trẻ con khơng thể lớn lên và nó sẽ làm lộ hết bí mật của dịng tộc ma
cà rồng. Tuy nhiên, chúng không biết vốn dĩ đứa trẻ sinh ra lúc mà Bella vẫn là người
nên bên trong nó có một nửa vẫn là con người, nên vẫn có thể lớn lên. Sau đối đầu với
khó khăn và thách thức, cuối cùng mọi thứ đã trở về với sự yên bình lại, đứa trẻ vẫn
sống và được Jacob ln dõi theo và bảo vệ. Bella và Edward sống hạnh phúc mãi về
sau.
Chương 3. “Twilight” dưới góc nhìn văn hóa đại chúng
Để có thể làm rõ phim “Twilight” có phải là một sản phẩm Văn hóa Đại chúng,
thuộc về Đại chúng và Văn hóa Đại chúng hay khơng, chúng ta hãy cùng xét trên một
7


số phương diện. Đầu tiên về Masses (số đông, đại chúng) thì “Twilight” tiếp cận được
đa số giới trẻ và thậm chí là những người u mến tiểu thuyết, có thể thấy, bộ tiểu thuyết
của nhà văn Stephenie Meyer là tiểu thuyết ngơn tình lãng mạn, kỳ ảo với tình tiết của
ma cà rồng và người sói, thu hút được sự quan tâm của những người có sự tị mị về
những sự vật tâm linh, hơn nữa khi được chuyển thể thành phim công chiếu, “Twilight”
thật sự là một trong những bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết hay nhất, được đón
nhận trên tồn thế giới, trong buổi đầu công chiếu, dù là lúc nửa đêm mà đã thu hút
được sự quan tâm của công chúng người dân Hoa Kỳ. Tiếp đó là về Money (tiền)
“Twilight” thu được khoản lợi nhuận 7 triệu đô la Mỹ với tiền vé bán chiếu lúc nửa đêm
ngày 21/11/2008. Đây là bộ phim đứng thứ ba trong danh sách các phim có vé bán chạy

nhất trên trang bán vé trực tuyến của Fandango vào thời điểm lúc đó. “Twilight” thu
được lợi nhuận là 35,7 triệu đô la Mỹ trong ngày đầu ra mắt, lợi nhuận này của tập phim
này nói riêng đã giúp cho nhà sản xuất tiếp tục phần tiếp theo theo như bộ tiểu thuyết.
Và cuối cùng điều kiện để hình thành nên Văn hóa Đại chúng là Mechanis (truyền thơng
giao tiếp) có thể thấy “Twilight” hay “Chạng vạng” là một tiểu thuyết của nữ nhà văn
Stephenie Meyer, sau đó được chuyển thể sang lên bản điện ảnh, do đó khả năng tiếp
cận của sản phẩm này không chỉ giới hạn ở chữ viết mà cịn được truyền tải dưới dạng
hình ảnh cụ thể.
Do đó, bộ phim “Twilight” là một sản phẩm của Văn hóa Đại chúng, thuộc về
Văn hóa Đại chúng, từ đó bộ phim “Twilight” có một số đặc điểm của văn hóa đại
chúng.
3.1. “Twilight” và đại chúng
Có thể nói, bộ phim “Twilight” được phát hành vào năm 2008 đã tạo nên một
tiếng vang lớn cho nền công nghiệp điện ảnh tại Hoa Kỳ. Nó là bước đệm lớn, cũng như
là hiện tượng vang dội và lệch đi chuẩn của Hollywood. Nhưng nội dung này sẽ được
đề cập ở phần sau, trong phần này chúng ta tập trung vào sự ảnh hưởng của “Twilight”
đối với đại chúng. Đầu tiên, hãy nói sơ qua về tiểu thuyết của nữ nhà văn Stephenie
Meyer, đây là một tiểu thuyết ngơn tình, nhưng theo chiều hướng hiện đại, khơng phải
là một tình u phương Đơng mà là đậm chất phương Tây. Hình tượng nhân vật mà
Meyer xây dựng là hình ảnh của siêu nhiên như ma cà rồng và người sói. Có lẽ bên cạnh
nội dung về tình yêu của giới trẻ, vừa nhiệt huyết vừa lãng mạn, nhà văn đã có một cốt
8


truyện đầy hấp dẫn với những tình tiết đầy hấp dẫn và gay cấn, khơng những thế, hình
tượng nhân vật tạo cho độc giả sức hút bởi sự ly kỳ và ma mị của hình tượng văn hóa
tâm linh đặc trưng của phương Tây. Do đó, tiểu thuyết tình cảm thần thoại hiện đại
“Twilight” đã tạo nên sức hút cho giới trẻ trên toàn thế giới.
Khi chuyển thể thành phim vào năm 2008, thì trước đó vào năm 2004 Hãng MTV
đã gửi bản thảo bộ phim cho Stephenie Meyer và nữ tác giả đã cảm thấy choáng khi

thấy bộ phim lại nhắm vào phần kinh dị rùng rợn của thế giới ma cà rồng, và nhân vật
chính Bella lại là ngôi sao hành động cùng các pha hành động ly kỳ gay cấn với bọn ma
cà rồng, đúng chất Hollywood. Cô từ chối việc họ muốn chuyển thể tác phẩm của mình
vì bản thân cơ nghĩ nó sẽ bị biến đổi khi làm thành phim, khơng cịn là đứa con mà bản
thân cô đã dụng tâm xây dựng. Cho đến năm 2006, giám đốc Hãng sản xuất phim
Summit Entertainment - Erik Feig - đã liên hệ với Meyer. Nữ tác giả này từ chối bởi cô
không muốn đứa con của mình lại một lần trở thành phim hành động kinh dị Hollywood.
Tuy nhiên nhà đại diện của hãng phim đã cam kết với cô về cốt truyện lẫn nhân vật sẽ
được thực tế hóa dựa theo tiểu thuyết, Stephenie Meyer đồng ý và điện ảnh Hoa Kỳ nói
chung đã có một trong những kiệt tác phim chuyển thể từ tiểu thuyết thành cơng. Nói
đến “Twilight” chúng ta có thể nhắc đến những diễn viên đã nổi tiếng vang dội sau bộ
phim này, có thời kỳ người ta từng truyền tai nhau rằng: Nếu bạn khơng biết đến Robert
Pattinson (nam chính) thì chắc chắn bạn là người từ trên trời rơi xuống. Bộ phim
“Twilight” như một bước đệm tiến xa cho loạt series “The Twilight Saga” nói chung và
cho các diễn viên nói riêng sự nổi tiếng vượt bậc. Kể đến như Kristen Stewart thì từ
sau vai diễn Bella Swan trong "Twilight", cơ đã có một bước tiến vượt bậc thành ngơi
sao hạng A. Sau sự thành cơng đó của "Twilight", cô luôn xuất hiện trong Top 10 nữ
diễn viên kiếm nhiều tiền nhất trên thế giới. Robert Pattinson (Edward) từng tham gia
bom tấn phim chuyển thể khác là "Harry Potter" nhưng chỉ tham gia với vai phụ (Cedric
Diggory). Nhưng khi được diễn vai nam chính trong "Twilight" anh mới chứng minh
được năng lực trở thành một trong những ngôi sao trẻ đầy triển vọng của Hollywood và
có tên trong những ngôi sao quyền lực nhất thế giới thời bấy giờ. Taylor Lautner (Jacob)
đã tham gia diễn xuất từ khi còn bé, tuy nhiên đến khi tham gia "Twilight" thì sự nghiệp
của anh mới có bước đột phá, qua bộ phim anh đã thu hút một lượng lớn người hâm mộ
trên khắp thế giới,...
9


Có thể nói, những diễn viên và bộ phim đã tạo nên sự hấp dẫn cho người xem.
Với hướng đi liền mạch với cốt truyện và tạo hình nhân vật “Twilight” đã có thể thỏa

mãn những độc giả hâm mộ cuốn tiểu thuyết, bên cạnh đó với cách xây dựng tình huống
và nhân vật tạo nên sự tị mị cho chính những khán giả quan tâm đến điện ảnh. Cách
lựa chọn diễn viên khéo léo, không chú trọng vào độ nổi tiếng mà đánh vào trọng tâm
cách xây dựng nhân vật tạo nên bộ 3 nhân vật chính thành cơng của phim. Sau công
chiếu và thành công ở tất các các phần phim, những diễn viên từ “Twilight” đã thực sự
đã tạo được tiếng vang cho chính sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó sức hấp dẫn và thu
hút của bộ phim đến với công chúng nhân dân trên thế giới còn thể hiện qua doanh thu
phòng vé, với số tiền vượt mốc, xuất hiện hàng loạt trên các trang xếp hạng thế giới đã
cho thấy sức ảnh hưởng của “Twilight” là sâu rộng trong toàn thể người dân trên khắp
thế giới.
3.2. “Twilight” - kinh doanh thương mại và công nghiệp Văn hóa
“Twilight” là một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết rất thành công của
Hollywood, từ cốt truyện đến hình tượng nhân vật. Tiếng vang của “Twilight” khơng
chỉ dừng lại ở đó, mà nó như một hiện tượng trong giới trẻ lúc bấy giờ. Các diễn viên,
hay các nhân vật trong bộ tiểu thuyết được xem là khuôn mẫu hình tượng đáng theo
đuổi cho giới trẻ. Thật sự khơng thể phủ nhận “Twilight” không chỉ là hiện tượng ảnh
hưởng đến giới trẻ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến nền công nghiệp điện ảnh của Hoa
Kỳ. Đặc trưng về kinh doanh thương mại của “Twilight” đầu tiên có thể nhắc đến đó là
doanh thu lớn mà bộ phim thu nhập được khoản lợi nhuận hơn 7 triệu đô la Mỹ chỉ là
tiền bán vé vào nửa đêm công chiếu ngày 21/11/2008. Bộ phim nhanh chóng vươn lên
đứng thứ ba trong danh sách các phim có số vé bán chạy nhất. Lợi nhuận thu được tại
Mỹ trong ngày đầu ra mắt là 35,7 triệu đô la. Lợi nhuận buổi công chiếu khơng chỉ giúp
đánh bóng tên tuổi của “Twilight” mà còn là bước đệm để nhà sản xuất phim thực hiện
các dự án phim tiếp nối theo đó. Khi cơng chiếu tại Hoa Kỳ và Canada, “Twilight” thu
được 69,6 triệu đơ la Mỹ. Tính đến đến ngày 21/12/2008 (1 tháng sau khi công chiếu),
bộ phim đã thu được 210.356.190 đô la Mỹ trên toàn cầu. Bên cạnh những thước phim
đẹp, “Twilight” còn được ca ngợi với nhạc phim nhẹ nhàng và thu hút người nghe. Đĩa
nhạc của phim phát hành trong tuần đầu tiên cịn đạt vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng

10



Billboard 200, nhạc phim của “Twilight” đã trở thành album nhạc phim bán chạy nhất
tại Mỹ thời điểm bấy giờ.
Tuy bộ phim khơng có gì q nổi bật khi diễn viên theo đánh giá của nhà chuyên
môn là quá đơ, cốt truyện tình cảm bình thường khơng q hấp dẫn tuy nhiên chính
tình tiết lãng mạn khơng hấp dẫn đó khi kết hợp với sự ly kỳ, kịch tính, một chút rùng
rợn của truyền thuyết ma cà rồng và người sói đã hấp dẫn người xem. Cái hay ở nhà sản
xuất phim là họ biết tận dụng những sản phẩm có liên quan để “lăng xê” bộ phim một
cách tốt nhất. Như việc tung những bản teaser, những trích đoạn hấp dẫn để lơi kéo,
kích thích sự tị mị của khán giả; Bên cạnh đó, việc sử dụng át chủ bài là chuyện “phim
giả tình thật” của cặp đơi diễn viên chính đã thu hút sự quan tâm của dư luận thời điểm
đó, hàng loạt tờ báo lớn đã tốn khơng ít giấy mực để đưa tin, một phần cũng giúp đánh
bóng tên tuổi cho diễn viên lẫn bộ phim “Twilight”.
Như vậy, “Twilight” và các sản phẩm của Văn hóa Đại chúng ln mang lại tính
thương mại cao trong kinh doanh. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tính hấp dẫn cũng như
truyền thông rộng rãi về “Twilight” cũng gắn với một số ngành cơng nghiệp Văn hóa
nói chung khác. Trong nền kinh tế thị trường và thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, phim
ảnh được số đông công chúng ủng hộ, nhu cầu đáp ứng về mặt tinh thần của công chúng
ngày càng cao như hiện nay họ không chỉ xem phim để mà giải trí mà bên cạnh đó họ
muốn hơn về chất lượng, nội dung và hình ảnh bộ phim mang lại,... Do đó địi hỏi những
bộ phim cần phải được đẩy mạnh về truyền thông quảng bá bởi các sản phẩm Văn hóa
khác (báo chí, nền tảng Internet,..). Từ đó hình thành mối liên kết quan hệ gắn bó giữa
nền cơng nghiệp Văn hóa và các sản phẩm thuộc về Văn hóa Đại chúng nói chung.
3.3. Sự mới mẻ, trẻ trung của “Twilight”
“Twilight” đã tạo nên một thành công lớn khi được xuất bản dưới dạng tiểu
thuyết tình cảm, nó đã khiến cho bao thiếu nữ tương tư và say đắm trong một câu chuyện
tình đẹp của Bella và Edward. Khi được chuyển thể thành phim, “Twilight” cũng đã tạo
nên một cơn sốt cho toàn cầu. Bộ phim lơi cuốn khán giả trẻ bởi tính mới mẻ và trẻ
trung, nội dung phim kể về chuyện tình yêu giữa một cô gái mười bảy tuổi Bella và anh

chàng ma cà rồng Edward. Khi Bella chuyển đến sống cùng với cha - một cảnh sát
trưởng ở thị trấn Forks - cô đã gặp gỡ với Edward tại trường học - một thanh niên con
nhà giàu ở thị trấn, cả 2 người đã cảm mến nhau lúc đó, tuy nhiên Edward vốn là ma cà
11


rồng nên anh từ chối việc tiếp cận vì sợ làm hại cơ, cịn với Bella, cơ được cảnh báo nên
tránh xa gia đình của Edward. Nên họ đã khơng tìm đến để hiểu nhau hơn, tuy nhiên
điều gì đến cũng sẽ đến, sự hấp dẫn của đối phương làm tăng tính tị mị của bản thân,
họ bắt đầu nói chuyện và hiểu hơn về nhau. Mọi chuyện suôn sẻ cho đến lúc mà Bella
nhận ra cả gia đình của Edward đều là ma cà rồng và chính cơ lại bị săn đuổi bởi một
tộc ma cà rồng độc ác. Tình tiết của bộ phim hấp dẫn người xem, bên cạnh đó, lấy mối
tình của tuổi học trị đầy bồng bột và nhiệt huyết kết hợp với sự ly kỳ và hấp dẫn của
truyền thuyết ma cà rồng đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Bên cạnh đó, mối tình tay
ba giữa Edward - Bella - Jacob đã làm tăng sự lơi cuốn của bộ phim.
Có thể nói, về cốt truyện đối với các nhà phê bình chuyên mơn, “Twilight” thật
sự khơng có gì q nổi bật về một phim giả tưởng tình cảm, tuy nhiên chính bộ phim
này đã tạo nên tiếng vang cho cả Hollywood và thế giới. Năm 2008 - thời điểm
“Twilight” ra mắt chính là nguồn khởi đầu cho cơn nghiện của hàng triệu thanh thiếu
niên trên khắp thế giới đối với loạt series này. Series phim đã thu về hơn 3,3 tỷ đô trên
toàn thế giới và trở thành một hiện tượng Văn hố Đại chúng. Khơng chỉ vậy, thành
cơng của bộ phim đã đặt dấu mốc làm thay đổi về hình ảnh và vai trò của phụ nữ trong
nghệ thuật điện ảnh. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn
Stephenie Meyer, và được khai máy dưới sự chỉ đạo của nữ đạo diễn Catherine
Hardwicke đã tạo nên tiếng vang cho nền công nghiệp Điện ảnh của Hoa Kỳ thời gian
đó. Bỏ qua mọi sự chê bai và đánh giá thấp từ nhà chun mơn, thì họ vẫn làm được,
vẫn tạo nên một tác phẩm chấn động đối với cơng chúng thế giới. Bên cạnh đó, chiến
thắng của “Twilight” còn đánh một dấu mốc đầu tiên khẳng định về vai trò của nữ quyền
trong điện ảnh.
3.4 Sự thành công của “Twilight” đối với nền điện ảnh Hollywood

Sự thành công của “Twilight” không chỉ là chiến thắng của một bộ phim tình
cảm giả tưởng thời hiện đại, mà còn để lại hai dấu mốc quan trọng cho ngành công
nghiệp điện ảnh Hollywood: Đây là bộ phim của nữ đạo diễn thành công nhất về doanh
thu và khẳng định hãng phim độc lập không thuộc Hollywood vẫn thu hút được người
xem.
Đầu tiên, phải nói đến là chiến thắng của nữ đạo diễn Catherine Hardwicke, bà
đã khai máy và quay bộ phim “Twilight” trong 44 ngày với tổng ngân sách chỉ có 37
12


triệu đơ. Sau khi được cơng chiếu chính thức vào năm 2008, bộ phim vấp phải những
đánh giá tiêu cực của nhiều nhà chuyên môn, họ so sánh với những siêu phẩm về hình
tượng ma cà rồng được khắc họa trước đó, diễn viên khơng mấy được quan tâm và nổi
tiếng, họ dùng nhiều lý do để chỉ rõ “Twilight” sẽ khơng mang về thành cơng gì đáng
mong đợi. Tuy nhiên, đến khi cơng chiếu chính thức, đi ngược lại những lời phê bình,
cơng chúng Hoa Kỳ nói riêng và trên khắp thế giới nói chung đã biến “Twilight” trở
thành một hiện tượng lúc bấy giờ, chỉ trong tuần đầu tiên công chiếu, “Twilight” đã đạt
doanh thu gần 70 triệu đơ và chính thức trở thành bộ phim ăn khách nhất. Nó đánh dấu
một bước ngoặt lớn cho nền cơng nghiệp điện ảnh của Hoa Kỳ với thành công của một
nữ đạo diễn. “Twilight” một lần nữa chứng minh nữ giới cũng cần phải ra rạp xem
phim. Chính sức hút của nam nữ diễn viên chính và chuyện tình cảm của họ đã khiến
cho công chúng đến xem phim tại các rạp trên thế giới thời điểm cơng chiếu đó.
“Twilight” đã có thời gian khơng được thực hiện, bởi lẽ "Hollywood" theo nghĩa
đúng của nó vốn khơng mặn mà với tác phẩm thể loại này! Nói đúng hơn, các nhà sản
xuất phim của các hãng thuộc Hollywood không tin vào khán giả sẽ ra rạp để xem phim.
Họ đang mải chạy theo các hình ảnh mới với những đề tài liên quan về siêu anh hùng
và người máy. Do đó, sự biến đổi trong kịch bản và nhân vật đã khiến cho Stephenie
Meyer phải từ chối. Đến khi hãng sản xuất phim Summit Entertainment không thuộc
Hollywood đã liên hệ và đặt vấn đề với Meyer, và cô đã đồng ý đặt niềm tin vào cho
một hãng phim độc lập ở Hoa Kỳ khơng q nổi tiếng, kinh phí hạn hẹp chỉ có 37 triệu

đơ, “Twilight” được thực hiện với sự chỉ đạo của nữ đạo diễn Catherine Hardwicke và
dàn cast khơng tên tuổi. Tuy nhiên bằng khả năng của mình, hãng phim, nữ đạo diễn
Catherine Hardwicke và nhà văn Stephenie Meyer đã tạo nên bước đệm thành công tại
Hollywood, khẳng định tên tuổi và sức ảnh hưởng của “Twilight” trên khắp thế giới.
III/ KẾT LUẬN
Như vậy, qua đề tài “Phim “Twilight” dưới góc nhìn Văn hóa Đại chúng” đã
mang lại cách nhìn nhận một cách hiệu quả nhất vấn đề thuộc về Văn hóa Đại chúng.
Qua đó, những đặc điểm đã được thể hiện dưới góc nhìn Văn hóa Đại chúng của
“Twilight” đã giúp chúng ta thấy được những ảnh hưởng của bộ phim thời điểm đó.

13


Nói tóm lại, “Twilight” đã tạo nên những tiếng vang lớn trên toàn thế giới, về
những ảnh hưởng từ thành cơng của bộ phim. Cho đến tận bây giờ nhìn lại, thời điểm
đó “Twilight” đã tạo nên một cột mốc lớn cho điện ảnh Hollywood nói riêng và thế giới
nói chung. Nhìn một tổng quan thì Văn hóa Đại chúng và các sản phẩm thuộc Văn hóa
Đại chúng đã có sức ảnh hưởng đến toàn cầu, tạo nên những giá trị riêng cho thời đại,
cho ngành cơng nghiệp Văn hóa nói chung.
PHỤ LỤC ẢNH

The Twilight Saga – Nguồn: Internet

Poster “Twilight”– Nguồn: Internet

Nữ nhà văn Stephenie Meyer –
Nguồn: Internet

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiện tượng phim Chạng vạng & sự chệch "chuẩn" Hollywood - Phan Xi Nê, Báo
Tuổi trẻ Online
/>2. "Chạng vạng": Thành công về thương mại, thất bại về nghệ thuật - Thạch Thảo, Báo
Thanh niên Online
/>3. Chạng Vạng: Màn mở đầu xuất sắc cho một câu chuyện tình yêu - Khánh Nguyên
/>4. PHIM TWILIGHT VÀ CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM: PHÁT SÚNG NỮ QUYỀN
ĐẦU TIÊN />
15



×