Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.09 KB, 88 trang )

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm nhân thọ ra đời từ rất sớm và đã trở nên quen thuộc đối với
ngời dân của các nớc phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại hình
bảo hiểm này vẫn còn khá mới mẻ. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên đợc
triển khai ở Việt Nam vào năm 1996 bởi Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam
(Bảo Việt). Sau đó, mãi đến năm 1999 một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ đợc thành lập và hình thành nên thị trờng bảo hiểm nhân thọ thực sự ở
Việt Nam.
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm con ngời, thực hiện theo
nguyên tắc số đông bù số ít và đặc điểm vừa khắc phục hậu quả rủi ro, vừa
là hình thức tiết kiệm có kế hoạch. Vì vậy, bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm bảo
đảm ổn định cuộc sống cho ngời dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về bảo đảm an toàn
của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội ngày càng cao, từ đó sẽ phát
sinh nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Hiện nay, bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc
độ tăng trởng cao, quy mô thị trờng ngày càng mở rộng, mạng lới hoạt động
đợc triển khai hầu hết các tỉnh, thành trong cả nớc. Tuy nhiên, thị trờng bảo
hiểm nhân thọ ở Việt Nam, với một lợng dân số trên 80 triệu ngời, là một thị
trờng đầy tiềm năng nhng mức độ khai thác thị trờng còn rất nhỏ bé cha đáp
ứng đợc nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ của các tầng lớp dân c trong xã hội.
Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu và đa ra những giải pháp nhằm phát triển thị tr-
ờng bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn . Do đó tôi lựa chọn đề tài: Phát triển thị trờng bảo hiểm
nhân thọ ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Kinh tế phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phát triển thị trờng bảo hiểm đã đợc đề cập nhiều trên sách báo, tạp
chí và các diễn đàn khoa học. Nhng nội dung nghiên cứu còn nhiều hạn chế,
nh:


1
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Trờng Đại học Ngoại thơng: Thị trờng bảo
hiểm và các giải pháp phát triển thị trờng bảo hiểm ở Việt Nam do PGS,TS
Nguyễn Nh Tiến làm chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 2005.
- Bản tin số 3- năm 2005 của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
- Đề tài: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa th-
ơng mại dịch vụ tại Việt Nam: Ngành bảo hiểm (Dự án VIE/02/009 của Bộ Kế
hoạch và Đầu t, xuất bản tháng 10/2005 ).
- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân Thọ-
PGS,TS Nguyễn Văn Định, đăng trên Tạp chí bảo hiểm (tháng 5/2005).
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tích những cơ
hội và thách thức đối với thị trờng bảo hiểm ở Việt Nam, thực trạng ngành
dịch vụ bảo hiểm, phân tích khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa
ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam và đề ra một số giải pháp phát triển thị tr-
ờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay.
Nhng cha có một công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển thị
trờng bảo hiểm nhân thọ một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy, việc
nghiên cứu nhằm phát triển thị trờng bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam là một
yêu cầu bức xúc hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích: Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trờng BHNT ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân
thọ và thị trờng bảo hiểm nhân thọ.
- Nghiên cứu thị trờng bảo hiểm nhân thọ ở một số nớc trên thế giới để
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển thị trờng bảo hiểm
nhân thọ ở Việt Nam.
- Thực trạng thị trờng bảo hiểm nhân thọ trong những năm vừa qua để
từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại.

4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tợng nghiên cứu: Tìm hiểu thị trờng bảo hiểm nhân thọ và thực
trạng ở một số nớc trên thế giới và bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong những
năm qua.
2
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ trên thị trờng Việt Nam từ năm 1996 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài
còn sử dụng tổng hợp các phơng pháp nghiên cứu nh: thống kê, phân tích,
tổng hợp, so sánh, khảo sát để thực hiện mục đích nghiên cứu.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài này là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lợc phát
triển và quản lý thị trờng bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, các doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, ngoài ra còn
phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập cho các trờng đại học, cao đẳng
khối kinh tế, tài chính có chuyên ngành bảo hiểm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chơng, 9 tiết.
3
Chơng 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Bảo hiểm nhân
thọ và thị trờng bảo hiểm nhân thọ
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ
ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con ngời luôn đợc coi là lực lợng
sản xuất chủ yếu, là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Song
trong lao động sản xuất cũng nh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con ng-
ời cũng không tránh khỏi những rủi ro nh: Tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc
làm, già yếu v.v. và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, vấn

đề mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục đợc hậu
quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con ngời. Thực tế, đã có nhiều
biện pháp đợc áp dụng nh: Phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm v.vnhng bảo hiểm
luôn đợc đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất.
Thực chất bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng là bảo hiểm con ngời và đã
xuất hiện từ lâu, song phạm vi đảm bảo cho các rủi ro vẫn còn hạn hẹp, cha đáp
ứng đợc nhu cầu cần thiết cho dân c trong xã hội. Trong khi đó, con ngời vẫn còn
quan tâm đến những vấn đề trong cuộc sống, chẳng hạn nh:
Việc mất hoặc giảm thu nhập của những ngời trụ cột trong gia đình ảnh
hởng đến cuộc sống con cái và ngời thân. Có lẽ không một ngời trụ cột trong
gia đình nào lại muốn những ngời đang sống nhờ vào thu nhập của họ phải
chịu những khó khăn về tài chính hoặc bị khánh kiệt khi họ gặp phải những
rủi ro (tử vong, ốm đau) nhất là khi con cái cha đến tuổi trởng thành, nợ nần
còn chồng chất. Vì vậy, đối với mỗi cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu
hiện tại để chuẩn bị cho tơng lai, cho việc giáo dục con cái, chuẩn bị hành trang
cho con cái vào đời là biện pháp hết sức thiết thực và có ý nghĩa.
Bên cạnh đó, việc chăm lo cho tuổi già hoặc khi về hu đang là vấn đề đ-
ợc xã hội quan tâm và coi trọng. Một số ngời khi hết tuổi lao động có thu nhập
từ lơng hu, nhng thực tế khó có thể đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiêu trong cuộc
sống. Ngoài ra, phần lớn những ngời già không có lơng hu phải sống nhờ vào
con cái hay vẫn phải lao động vất vả để kiếm sống đang là vấn đề xã hội bức
xúc. Chẳng ai muốn sống một tuổi già đau yếu bệnh tật, phụ thuộc hay là
gánh nặng cho con cái. Đặc biệt, tuổi thọ càng cao thì nguồn dự trữ tài chính
lại dần dần bị cạn kiệt. Vấn đề là phải tạo ra một công cụ để mọi ngời có thể
đều đặn dành ra từ thu nhập và tiết kiệm chi tiêu hiện tại của mình những
khoản tiền nhỏ mà vẫn đủ đảm bảo cuộc sống khi về già.
4
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con ngời ngày càng đợc nâng cao
thì ngời ta càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ra đời là hết sức

cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân c trong xã hội.
Bảo hiểm nhân thọ, nằm trong bảo hiểm con ngời và là loại hình của
bảo hiểm thơng mại, là hình thức bổ sung cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y
tế, nhằm bảo đảm ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trớc
những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất
thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của ngời tham gia bảo hiểm. So với
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ có đối tợng tham gia rộng
hơn, quỹ bảo hiểm đợc hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm do những ngời
tham gia đóng góp, số tiền chi trả căn cứ vào sự thỏa thuận và cam kết trong
hợp đồng. Hình thức bảo hiểm là tự nguyện. Còn đối với bảo hiểm xã hội, phí
bảo hiểm đợc xác định căn cứ vào tiền lơng của ngời lao động do Nhà nớc quy
định. Ngoài ra, sự khác nhau còn đợc thể hiện ở cơ sở pháp lý của sự cam kết,
cơ quan tổ chức thực hiện v.v
Tuy nhiên sự khác nhau giữa hai hệ thống bảo hiểm này không tạo ra sự
đối lập, mâu thuẫn, mà trái lại chúng bổ sung cho nhau. Các sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ có thể thay thế bảo hiểm xã hội trong những trờng hợp, những
khu vực của nền kinh tế, những nơi mà bảo hiểm xã hội cha đợc thực hiện
hoặc có nhng không đủ bù đắp thu nhập của ngời lao động bị giảm sút. Mặc
dù ngời lao động làm công ăn lơng đợc hởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nhng
đôi khi có những rủi ro, những nhu cầu nằm ngoài phạm vi bảo hiểm xã hội
hoặc các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội không đáp ứng đợc những nhu cầu
khắc phục hậu quả rủi ro. Phần chênh lệch và thiếu hụt về mặt tài chính sẽ đợc
bảo hiểm nhân thọ bù đắp.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ
1.1.2.1. Khái niệm
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa ngời bảo hiểm và ngời
tham gia bảo hiểm, mà trong đó ngời bảo hiểm sẽ trả cho ngời tham gia (hoặc
ngời thụ hởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện
đã định trớc xảy ra (ngời đợc bảo hiểm bị chết hoặc sống đến một thời điểm
nhất định), còn ngời tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói

cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến sinh
mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con ngời.
5
Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm của Việt Nam thì: "Bảo hiểm nhân thọ
là hình thức bảo hiểm cho trờng hợp ngời đợc bảo hiểm sống hoặc chết". Ngời
đợc bảo hiểm và ngời tham gia BHNT rất rộng, có thể bao gồm mọi ngời ở các
lứa tuổi khác nhau.
1.1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro:
Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với bảo
hiểm phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi ngời mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản
tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm, ngợc lại công ty bảo
hiểm có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho ngời thụ
hởng quyền lợi bảo hiểm nh đã thỏa thuận từ trớc khi có các sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Số tiền bảo hiểm (STBH) đợc trả khi ngời đợc bảo hiểm đạt đến một độ
tuổi nhất định và đợc ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này đợc trả cho
thân nhân và gia đình ngời đợc bảo hiểm khi ngời đợc bảo hiểm không may bị
chết sớm ngay cả khi họ mới tiết kiệm đợc một khoản tiền rất nhỏ qua việc
đóng phí bảo hiểm. Số tiền này giúp những ngời còn sống trang trải những
khoản chi phí cần thiết, nh: Thuốc men, mai táng, chi phí giáo dục con cái.
v.v Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính chất tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro.
Tính chất tiết kiệm thể hiện ngay ở từng cá nhân, từng gia đình một cách th-
ờng xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác
với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, ngời bảo hiểm đảm bảo trả cho ngời
tham gia bảo hiểm hay ngời thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ
mới tiết kiệm đợc một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là, khi ngời đợc bảo hiểm
không may gặp rủi ro trong thời hạn bảo hiểm đã đợc ấn định, những ngời
thân của họ sẽ nhận đợc những khoản trợ cấp hay STBH từ công ty bảo hiểm.
Điều đó thể hiện rõ tính chất rủi ro trong BHNT.
- Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng đợc rất nhiều mục đích khác nhau cho ng-

ời tham gia bảo hiểm:
Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng đợc một
mục đích là góp phần khắc phục hậu quả rủi ro, từ đó góp phần ổn định tài
chính cho ngời tham gia, thì BHNT ngoài mục đích đó còn đáp ứng nhiều mục
đích khác. Mỗi mục đích đợc thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Chẳng
hạn, hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) hu trí sẽ đáp ứng nhu cầu của ngời tham gia
những khoản trợ cấp đều đặn hàng tháng, từ đó góp phần ổn định cuộc sống
của họ khi già yếu. HĐBH tử vong sẽ giúp ngời đợc bảo hiểm để lại cho gia
đình một STBH khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng đợc rất nhiều mục đích
của ngời quá cố, nh: Trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phục dỡng bố mẹ già
6
v.v HĐBH nhân thọ đôi khi còn có vai trò nh một vật thế chấp để vay vốn
hoặc BHNT tín dụng thờng đợc bán cho các đối tợng đi vay để họ mua xe hơi, đồ
dùng gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác v.v Chính vì đáp ứng
đợc nhiều mục đích khác nhau nên loại hình bảo hiểm này có thị trờng ngày
càng rộng và đợc rất nhiều ngời quan tâm.
- Thời hạn bảo hiểm nhân thọ thờng rất dài, quan hệ giữa các bên trong
mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lại rất đa dạng và phức tạp:
Thời hạn trong BHNT thờng kéo dài từ 5 năm trở lên. Mỗi sản phẩm
BHNT cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT hỗn hợp có
các hợp đồng 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng lại có sự khác nhau về STBH, ph-
ơng thức đóng phí, độ tuổi của ngời tham gia Ngay cả trong một bản hợp
đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản HĐBH
phi nhân thọ, trong mỗi HĐBH nhân thọ có thể có 4 ngời có liên quan: Ngời
bảo hiểm, ngời đợc bảo hiểm, ngời tham gia bảo hiểm và ngời thụ hởng quyền
lợi bảo hiểm. Ngời bảo hiểm chính là các công ty BHNT, còn ngời đợc bảo
hiểm là ngời mà tính mạng, tình trạng sức khỏe và những sự kiện có liên quan
đến tuổi thọ của họ đợc bảo hiểm hoặc là ngời giao tên tuổi của mình cho ngời
khác đi ký HĐBH. Còn ngời tham gia BHNT thực chất là những ngời trực tiếp
đứng ra ký kết hợp đồng và nộp phí bảo hiểm. Ngời tham gia bảo hiểm phải có

đầy đủ năng lực pháp lý và hành vi. Trong mỗi hợp đồng BHNT còn có ngời
thụ hởng quyền lợi bảo hiểm. Thông thờng ngời thụ hởng quyền lợi bảo hiểm
do ngời tham gia chỉ định. Ngời thụ hởng quyền lợi bảo hiểm là ngời sẽ nhận
đợc mọi quyền lợi từ ngời bảo hiểm chi trả.
- Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì
vậy quá trình định phí khá phức tạp:
Theo tác giả Jean - Claude Harrari "sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không
gì hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đa sản phẩm đến công
chúng" [13]. Trong tiến trình này, ngời bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí
để tạo nên sản phẩm, nh: Chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng. v.v
Nhng những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm
BHNT, một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào:
+ Độ tuổi của ngời đợc bảo hiểm;
+ Tuổi thọ bình quân của con ngời;
+ Số tiền bảo hiểm;
+ Thời hạn tham gia;
+ Phơng thức thanh toán;
+ Lãi suất đầu t;
7
+ Tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền
Điều đó khác với việc định giá cả một chiếc ô tô. Chiếc ô tô là sản
phẩm của một dây chuyền sản xuất, để sản xuất ra nó, ngời ta phải chi ra rất
nhiều khoản chi, nh: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; chi phí lao động sống;
khấu hao tài sản cố định v.v Những khoản chi này là những chi phí thực tế
phát sinh và thực chất chúng là những khoản chi phí "đầu vào" đợc hạch toán
một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác để phục vụ cho quá trình định giá. Thế
nhng, khi định giá phí BHNT, một số yếu tố nêu trên phải giả định, nh: Tỷ lệ
chết, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng, lãi suất đầu t, tỷ lệ lạm phát v.v Vì thế, quá trình
định phí ở đây rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững đặc trng của mỗi loại sản
phẩm, phân tích dòng tiền tệ, phân tích đợc chiều hớng phát triển của mỗi sản

phẩm trên thị trờng nói chung.
- Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế -
xã hội nhất định:
ở các nớc có nền kinh tế phát triển, BHNT đã ra đời và phát triển hàng
trăm năm nay. Ngợc lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn cha triển
khai đợc BHNT, mặc dù ngời ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải
vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra
đời và phát triển là điều kiện kinh tế - xã hội phải phát triển.
Những điều kiện về kinh tế, nh:
+ Tốc độ tăng trởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
+ Tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân 1 đầu ngời dân;
+ Mức thu nhập của dân c;
+ Tỷ lệ lạm phát của đồng tiền;
+ Tỷ giá hối đoái
Những điều kiện xã hội bao gồm:
+ Điều kiện về dân số;
+ Tuổi thọ bình quân của ngời dân;
+ Trình độ học vấn;
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
Ngoài điều kiện kinh tế - xã hội, thì môi trờng pháp lý cũng ảnh hởng
không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT. Thông thờng ở các nớc, luật
kinh doanh bảo hiểm, các văn bản, quy định có tính pháp quy phải ra đời trớc
khi ngành bảo hiểm phát triển. Luật bảo hiểm và các văn bản có liên quan sẽ
đề cập cụ thể đến các vấn đề, nh: Tài chính, đầu t , hợp đồng, thuế v.v Đây là
những vấn đề mang tính chất sống còn cho hoạt động kinh doanh BHNT.
Chẳng hạn, ở một số nớc phát triển nh: Anh, Pháp, Đức v.v Nhà nớc thờng
8
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp BHNT bằng các chính sách thuế
u đãi. Mục đích là nhằm tạo ra cho các cá nhân cơ hội để tiết kiệm, tự mình
lập nên quỹ hu trí, từ đó cho phép giảm bớt phần trợ cấp từ Nhà nớc. Mặt

khác, còn đẩy mạnh đợc quá trình tập trung vốn trong nền kinh tế. Cũng vì
những mục đích trên, mà một số nớc châu á nh: ấn Độ, Hồng Kông,
Singapore không đánh thuế doanh thu đối với các nghiệp vụ BHNT. Sự u đãi
này là đòn bẩy tích cực để BHNT phát triển.
Trên thế giới, BHNT là loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và phát triển
nhất. Doanh thu phí BHNT toàn cầu năm 1993 đạt 943 tỷ USD, năm 1999 là
1.412, 2 tỷ USD nhng đến hết năm 2002 con số này đã là 1.536 tỷ USD.
Sở dĩ BHNT phát triển rất nhanh và doanh thu phí bảo hiểm ngày càng
tăng là vì loại hình bảo hiểm này có vai trò rất lớn.
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ
1.1.3.1. Đối với các cá nhân và gia đình
Bảo hiểm nhân thọ đã khắc phục đợc hậu quả rủi ro khi ngời đợc bảo
hiểm không may bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong nhằm ổn định cuộc sống
gia đình và ngời thân. Đồng thời BHNT còn thỏa mãn đợc các nhu cầu nh: tiết
kiệm, tích lũy khi ngời tham gia bảo hiểm còn sống để hỗ trợ những ngời sống
phụ thuộc có điều kiện để học tập, mua sắm, khởi nghiệp kinh doanhNgoài
ra BHNT trợ cấp định kỳ còn giúp những ngời về hu hay những ngời cao tuổi
giảm nhẹ gánh nặng phụ thuộc vào con cái, ngời thân trong gia đình và phúc
lợi xã hội.
9
1.1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân
Bảo hiểm nhân thọ là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để
đầu t góp phần vào việc tăng trởng và phát triển kinh tế. Với tính chất kết hợp
giữa bảo hiểm và tiết kiệm, các công ty BHNT không chỉ thực hiện chức năng
bảo hiểm cho những rủi ro, mà họ còn huy động đợc lợng tiền nhàn rỗi nằm ở
các tầng lớp dân c trong xã hội và các tổ chức để hình thành quỹ bảo hiểm. Do
thời hạn của các hợp đồng BHNT rất dài, nên nguồn quỹ bảo hiểm ngày càng
đợc tồn tích lại rất lớn. Khi cha sử dụng đến để chi trả tiền bảo hiểm thì quỹ
BHNT là một trong những nguồn vốn đầu t dài hạn cho nền kinh tế. Bên cạnh
vai trò cung cấp vốn để đầu t, BHNT còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống

lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho ngời lao động. Ngoài những ngời
làm công ăn lơng trong các doanh nghiệp BHNT, đội ngũ đại lý, môi giới
BHNT cũng ngày càng đông và thực sự đã góp phần giảm tỷ lệ lao động bị
thất nghiệp ở rất nhiều nớc trên thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2003, ở
Mỹ đã có tới 1,97 triệu lao động, ở Pháp là 0,62 triệu lao động làm việc cho
các công ty BHNT. ở Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 31/12/2005 đã có gần
100.000 ngời làm đại lý cho các công ty BHNT.
1.1.3.3. Đối với các tổ chức kinh tế - xã hội
Bảo hiểm nhân thọ còn thỏa mãn đợc những nhu cầu cần thiết của họ
trong điều kiện nền kinh tế thị trờng. Những nhu cầu của các tổ chức kinh tế -
xã hội ở đây là: Tạo ra sự tự chủ về mặt tài chính, khi những ngời giữ các cơng
vị quan trọng của họ bị tử vong. Một doanh nghiệp có thể mua BHNT cho
những ngời này với số tiền bảo hiểm tơng đơng với chi phí mà họ phải bỏ ra
để đào tạo hoặc thuê mớn. Không chỉ có thế các doanh nghiệp, các tổ chức xã
hội với biện pháp này họ còn giữ chân và khuyến khích ngời lao động, đặc
biệt là những ngời chủ chốt làm việc hết mình, gắn bó với doanh nghiệp. Bởi
lẽ thông qua các hợp đồng BHNT theo nhóm, doanh nghiệp có thể tạo ra sự
đảm bảo cho ngời lao động và những ngời sống phụ thuộc một cuộc sống ổn
định khi gặp phải rủi ro. Cung cấp các khoản tiền hu trí khi hết tuổi lao động
hoặc các khoản phúc lợi bổ sung ngoài bảo hiểm xã hội.
1.1.4. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản
Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng đợc rất nhiều mục đích khác nhau. Đối với
những ngời tham gia mục đích chính của họ hoặc là để bảo vệ con cái và
những ngời ăn theo tránh khỏi những nỗi bất hạnh về cái chết bất ngờ của họ
hoặc tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu về tài chính trong tơng lai Do vậy,
ngời bảo hiểm đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm BHNT, thực chất là đa
10
dạng hóa các loại hợp đồng nhằm đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của ngời
tham gia bảo hiểm. Trong thực tế, có 3 loại hình BHNT cơ bản:
1.1.4.1. Bảo hiểm trong trờng hợp tử vong

Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và đợc chia thành 2 nhóm:
- Bảo hiểm tử kỳ (còn đợc gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh
mạng có thời hạn):
Loại hình bảo hiểm này đợc ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong
thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian
đó thì ngời đợc bảo hiểm không nhận đợc bất kỳ một khoản hoàn phí nào từ số
phí bảo hiểm đã đóng. Điều đó, cũng có nghĩa là ngời bảo hiểm không phải
thanh toán STBH cho ngời đợc bảo hiểm. Ngợc lại, nếu cái chết xảy ra trong thời
gian có hiệu lực của hợp đồng, thì ngời bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán
STBH cho ngời thụ hởng quyền lợi bảo hiểm đợc chỉ định.
Đặc điểm:
+ Thời hạn bảo hiểm xác định;
+ Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời;
+ Mức phí bảo hiểm thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho ngời
đợc bảo hiểm.
Mục đích:
+ Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất.
+ Bảo trợ cho gia đình và ngời thân trong một thời gian ngắn.
+ Thanh toán các khoản nợ nần về những khoản vay hoặc thế chấp của
ngời đợc bảo hiểm.
- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (Bảo hiểm trờng sinh):
Loại hình bảo hiểm này cam kết chi trả cho ngời thụ hởng bảo hiểm
một STBH đã đợc ấn định trong hợp đồng, khi ngời đợc bảo hiểm chết vào bất
cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng. Phơng châm của ngời bảo hiểm ở đây là:
"Bảo hiểm đến khi chết". Ngoài ra, có một số trờng hợp loại hình bảo hiểm
này còn đảm bảo chi trả cho ngời đợc bảo hiểm ngay cả khi họ sống đến 100
tuổi.
- Đặc điểm:
+ STBH trả một lần khi ngời đợc bảo hiểm bị chết;
+ Thời hạn bảo hiểm không xác định;

+ Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc đóng định kỳ và không thay
đổi trong suốt quá trình bảo hiểm;
+ Phí bảo hiểm cao hơn so với bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro
chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên STBH chắc chắn phải chi trả;
11
BHNT trọn đời là loại hình bảo hiểm dài hạn, do đó đã tạo nên một
khoản tiết kiệm cho ngời thụ hởng bảo hiểm vì chắc chắn ngời bảo hiểm sẽ chi
trả STBH.
Mục đích:
+ Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất;
+ Bảo đảm thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình;
+ Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau.
1.1.4.2. Bảo hiểm trong trờng hợp còn sống (còn gọi là bảo hiểm sinh
kỳ)
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là ngời bảo hiểm cam kết chi trả
những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong
suốt cuộc đời ngời tham gia bảo hiểm. Nếu ngời đợc bảo hiểm chết trớc ngày
đến hạn thanh toán thì sẽ không đợc chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
Đặc điểm:
+ Trợ cấp định kỳ cho ngời đợc bảo hiểm trong thời gian xác định hoặc
cho đến khi chết;
+ Phí bảo hiểm đóng một lần;
+ Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian không xác định.
Mục đích:
+ Đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hu hay tuổi cao sức yếu;
+ Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già;
+ Bảo trợ mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Nh vậy, với một khoản phí bảo hiểm phải nộp khi ký hợp đồng mà ngời
tham gia lựa chọn, ngời bảo hiểm sẽ thanh toán một khoản trợ cấp định kỳ
hàng tháng cho ngời đợc bảo hiểm. Nếu khoản trợ cấp này thanh toán định kỳ

cho đến hết đời, ngời ta gọi là "bảo hiểm niên kim nhân thọ trọn đời". Nếu chỉ
đợc thanh toán trong một thời kỳ nhất định ngời ta gọi là "Bảo hiểm niên kim
nhân thọ tạm thời".
Các khoản trợ cấp định kỳ chỉ bắt đầu đợc thanh toán vào một ngày ấn
định và chỉ đợc trả khi ngời đợc bảo hiểm còn sống. Tuy nhiên, có một số
công ty bảo hiểm còn áp dụng các điều khoản bổ sung để hoàn phí bảo hiểm
cho ngời thụ hởng quyền lợi bảo hiểm khi ngời đợc bảo hiểm bị tử vong, thế
nhng trờng hợp này rất ít thấy. Loại hình bảo hiểm này rất phù hợp với những
ngời khi về hu hoặc những ngời không đợc hởng tiền trợ cấp hu trí từ BHXH
đến độ tuổi tơng ứng với tuổi về hu đăng ký tham gia, để đợc hởng những
khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng. Vì vậy, tên gọi "Bảo hiểm tiền trợ cấp hu
12
trí", "Bảo hiểm tiền hu"; "Niên kim nhân thọ" v.v đợc các công ty bảo hiểm
vận dụng linh hoạt.
1.1.4.3. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trờng hợp
ngời đợc bảo hiểm bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen
nhau vì thế nó đợc áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nớc trên thế giới.
Đặc điểm:
+ STBH đợc trả khi: Hết hạn hợp đồng hoặc ngời đợc bảo hiểm bị tử
vong trong thời hạn bảo hiểm;
+ Thời hạn bảo hiểm xác định (thờng là 5 năm, 10 năm, 20 năm );
+ Phí bảo hiểm thờng đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời
hạn bảo hiểm;
+ Có thể đợc chia lãi thông qua đầu t phí bảo hiểm và cũng có thể đợc
hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.
Mục đích:
+ Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và ngời thân;
+ Tạo lập quỹ giáo dục, hu trí, trả nợ;
+ Dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh doanh

1.1.4.4. Các điều khoản bảo hiểm bổ sung
Khi triển khai các loại hình BHNT, nhà bảo hiểm còn nghiên cứu, đa ra
các điều khoản bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngời tham gia bảo
hiểm. Các điều khoản bổ sung sau đây thờng hay đợc vận dụng.
- Bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật: Có nghĩa là nhà bảo hiểm cam kết
trả các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho ngời đợc bảo hiểm khi họ bị ốm
đau, thơng tích. Tuy nhiên, nếu ngời đợc bảo hiểm tự gây thơng tích, tự tử,
mang thai và sinh nở thì không đợc hởng quyền lợi bảo hiểm. Mục đích của
điều khoản này nhằm trợ giúp ngời tham gia giảm nhẹ gánh nặng chi phí trong
điều trị phẫu thuật, đặc biệt là trong các trờng hợp ốm đau, thơng tích bất ngờ.
- Bảo hiểm tai nạn: Nhằm trợ giúp thanh toán chi phí trong điều trị th-
ơng tật, từ đó bù đắp sự mất mát hoặc giảm thu nhập do bị chết hoặc thơng
tích của ngời đợc bảo hiểm. Điều khoản bảo hiểm này có đặc điểm là bảo
hiểm khá toàn diện các hậu quả tai nạn nh: Ngời đợc bảo hiểm bị tàn phế, th-
ơng tật toàn bộ, thơng tích tạm thời và bị tai nạn sau đó bị chết. Những trờng
hợp tự thơng, tai nạn do nghiện rợu, ma túy, tự tử sẽ không đợc hởng quyền
lợi bảo hiểm.
13
- Bảo hiểm sức khỏe: Thực chất của điều khoản này là nhà bảo hiểm sẽ
cam kết thanh toán khi ngời đợc bảo hiểm bị các chứng bệnh hiểm nghèo nh:
Đau tim, ung th, suy gan, suy thận, suy hô hấp
Mục đích tham gia bảo hiểm ở đây nhằm có đợc những khoản tài chính
nhất định để trợ giúp thanh toán các khoản chi phí y tế lớn và góp phần giải
quyết, lo liệu các nhu cầu sinh hoạt ngay trong thời gian điều trị.
Ngoài ra, trong một số hợp đồng BHNT, các công ty bảo hiểm còn đa
ra những điểm bổ sung khác nh: Hoàn phí bảo hiểm, miễn thanh toán phí
khi bị tai nạn, thơng tật v.v nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút ngời tham
gia.
Mặc dù khi áp dụng các điều khoản bổ sung thì mức phí đóng cao hơn,
nhng các HĐBH nhân thọ đã đáp ứng đợc nhu cầu đa dạng của ngời tham gia

bảo hiểm.
1.2. Thị trờng bảo hiểm nhân thọ
1.2.1. Khái niệm
Thị trờng là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.
Cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về thị trờng cũng nh tài liệu bàn về
vấn đề thị trờng. Có quan điểm cho rằng: Thị trờng bao gồm toàn bộ các hoạt
động trao đổi hàng hóa đợc diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối
quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định.
Quan điểm khác lại cho rằng: Thị trờng là trung tâm của các hoạt động
kinh tế, là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, là lĩnh vực lu thông hàng hóa mà ở
đó hàng hóa thực hiện giá trị của mình đã đợc tạo ra trong quá trình sản xuất.
Thị trờng là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán
hàng hóa bằng tiền tệ.
Còn đứng trên góc độ marketing thì: Thị trờng bao gồm tất cả những
khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và
có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Từ các quan điểm trên đây, chúng ta thấy khái niệm về thị trờng tùy
theo giác độ nghiên cứu mà các tác giả đa ra có thể khác nhau về ngôn từ,
cách diễn đạt nhng có những điểm chung giống nhau. Trớc hết hành vi cơ bản
của thị trờng là hành vi mua và bán. Thông qua hành vi mua và bán hàng hóa,
dịch vụ, ngời mua tìm đợc cái mình đang cần và ngời bán, bán đợc cái mình
có với giá thỏa thuận. Hành vi mua bán đợc diễn ra trong không gian, thời
gian nhất định và tạo ra những mối quan hệ giữa cung và cầu, quan hệ giữa
đối tác và cạnh tranh, quan hệ hàng hóa với tiền tệ Trên thị trờng, quan hệ
cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh giữa ngời bán với ng-
14
ời mua, cạnh tranh giữa ngời mua với ngời mua, cạnh tranh giữa ngời bán với
ngời bán về các khía cạnh nh chất lợng và mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm
cạnh tranh trên thị trờng diễn ra phức tạp, sôi động nhng lại hấp dẫn. Cạnh
tranh sẽ mang lại niềm vinh quang cho các đối thủ biết tận dụng khả năng lợi

thế của mình, biết kiểm soát và loại trừ rủi ro.
Trên thực tế, thị trờng có thể đợc phân ra nhiều loại khác nhau: thị trờng
chính - thị trờng phụ; thị trờng trong nớc (nội địa) - thị trờng ngoài nớc (quốc
tế); thị trờng hàng hóa - thị trờng dịch vụ; thị trờng sức lao động; thị trờng
chứng khoán; thị trờng bảo hiểm Ngoài những điểm chung giống nhau nh
chứa đựng tổng số cung, tổng số cầu, yếu tố không gian và thời gian, đều diễn
ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hàng hóa, tiền tệ mỗi thị trờng
khác nhau lại chứa đựng những đặc trng khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và
phong phú của hệ thống thị trờng trong nền kinh tế xã hội.
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội. Để hoạt động
kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng ra đời và phát triển, cũng
đòi hỏi phải có thị trờng.
Theo thuật ngữ bảo hiểm:Thị trờng BHNT đợc hiểu là nơi diễn ra các
hoạt động mua và bán các sản phẩm BHNT.
Nh vậy, cấu thành của thị trờng BHNT bao gồm:
Hàng hóa của BHNT: Khác với các loại sản phẩm khác trên thị trờng, sản
phẩm BHNT không tồn tại hữu hình, không có hình dáng, kích thớc, trọng lợng,
mà nó là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, là loại sản phẩm vô hình và là loại sản
phẩm không đợc bảo hộ bản quyền, là loại sản phẩm mà ngời mua không bao
giờ muốn nó xảy ra với mình để đợc thực hiện quyền đòi bồi thờng hay trả tiền
bảo hiểm. Ngời mua sản phẩm BHNT chỉ với mục đích đề phòng khi sự kiện
bảo hiểm xảy ra vẫn đảm bảo đợc an toàn về mặt tài chính và mục đích tiết
kiệm để thỏa mãn các nhu cầu khác trong tơng lai.
Chủ thể tham gia vào thị trờng BHNT bao gồm: ngời mua (khách hàng),
ngời bán (các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ) và các tổ chức
trung gian bảo hiểm:
- Ngời mua BHNT là những tổ chức hay cá nhân có nhu cầu tham gia
bảo hiểm.
- Ngời bán bảo hiểm hay còn gọi là ngời bảo hiểm là các doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, họ là ngời ký hợp đồng bảo hiểm và cam kết

chi trả số tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
15
- Tổ chức trung gian hay còn gọi là ngời môi giới, đại lý BHNT là cầu
nối giữa ngời mua và ngời bán bảo hiểm nhân thọ.
Một "trung gian bảo hiểm nhân thọ" có thể hoạt động dới hình thức đại
lý hay môi giới bảo hiểm.
Môi giới BHNT có thể là các tổ chức hoặc cá nhân đứng ra thu xếp bảo
hiểm với các công ty bảo hiểm. Họ có thể t vấn về các vấn đề, nh: Nhu cầu
bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, thị trờng bảo hiểm, khiếu nại, kiện tụng Môi
giới BHNT có thể đại diện cho cả doanh nghiệp BHNT và ngời mua bảo hiểm
nhân thọ.
Đại lý BHNT có thể là tổ chức hay cá nhân đợc doanh nghiệp BHNT ủy
quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đại lý bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo
hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp và đợc hởng tiền hoa hồng
theo thỏa thuận. Nh vậy, đại lý thờng đợc coi là ngời đại diện cho doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
1.2.2. Những đặc trng cơ bản của thị trờng bảo hiểm nhân thọ
1.2.2.1. Những đặc trng chung
Giống nh các loại thị trờng khác, thị trờng BHNT cũng có những đặc tr-
ng chung, cụ thể nh sau:
- Trên thị trờng BHNT cung và cầu luôn biến động:
Cung trên thị trờng BHNT chính là các sản phẩm bảo hiểm do các
doanh nghiệp kinh doanh trên thị trờng cung cấp để phục vụ khách hàng của
mình. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trên thị trờng
BHNT có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị trờng và sức cạnh tranh.
Sản phẩm BHNT ngày một nhiều và ngày càng đợc hoàn thiện cùng với sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội và mức sống của ngời dân ngày càng cao.
Sản phẩm BHNT luôn đợc cải tiến, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu
cầu phong phú của thị trờng.
Cầu của thị trờng BHNT chính là nhu cầu về bảo hiểm của dân c, của

các tổ chức xã hội, của các đơn vị sản xuất và kinh doanh ngày càng đợc
tăng lên. Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng
phát triển theo, đời sống vật chất, tinh thần của dân c cũng đợc cải thiện do
đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Những năm đầu của
thế kỷ XX trên thị trờng BHNT mới chỉ có vài chục sản phẩm nhng đến nay
con số này đã lên tới hàng trăm và đã đi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống
kinh tế - xã hội cũng nh của mọi tầng lớp dân c.
16
- Giá cả của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ luôn biến động và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố:
Trên thị trờng, giá cả của sản phẩm BHNT chính là phí bảo hiểm. Phí
bảo hiểm là một khoản tiền mà ngời mua bảo hiểm phải trả cho ngời bán bảo
hiểm để đợc chi trả khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phí bảo hiểm đợc xác
định dựa trên những cơ sở chủ yếu nh: số tiền bảo hiểm, số năm của một hợp
đồng, tuổi của ngời đợc bảo hiểm, lãi suất kỹ thuật mà các doanh nghiệp
BHNT dùng để tính phí.
Tuy nhiên, phí BHNT luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vì mỗi thời gian
có xác suất rủi ro, chi phí quản lý, chi phí khai thác, lãi suất đầu t v.vcũng
khác nhau. Ngoài những yếu tố trên, phí bảo hiểm nhân thọ còn phụ thuộc vào
quy luật cạnh tranh, cung cầu trên thị trờng.
- Cạnh tranh và hợp tác luôn diễn ra trên thị trờng bảo hiểm nói chung
và thị trờng bảo hiểm nhân thọ nói riêng:
Giống nh các thị trờng khác, trên thị trờng bảo hiểm sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, thu lợi nhuận cũng diễn ra liên
tục, gay go và quyết liệt. Cạnh tranh trên nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật,
bởi lẽ sản phẩm bảo hiểm là không có bảo hộ bản quyền và dễ bắt chớc cho
nên các doanh nghiệp bảo hiểm thờng tập trung vào kinh doanh các sản phẩm
đợc thị trờng chấp nhận bằng cách cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đó hơn các
doanh nghiệp khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách
hàng, bằng cách giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng,

chiếm lĩnh thị trờng Thực tế này đợc chứng minh rất rõ ở Việt Nam khi thị
trờng bảo hiểm chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp
thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Trên thị trờng bảo hiểm, cùng với sự cạnh tranh là sự hợp tác giữa các
doanh nghiệp bảo hiểm. Cạnh tranh càng mạnh thì hợp tác càng phát triển. Hợp
tác thờng diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn có thế mạnh để hòa hoãn, cùng
phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau Hợp tác có thể diễn ra giữa các doanh
nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh, đảm bảo an toàn trong cạnh
tranh và thêm đồng minh trong cạnh tranh. Hợp tác còn là nhu cầu đối với
những thị trờng bảo hiểm mới hình thành và phát triển trớc thị trờng thế giới đã
ổn định và hợp tác cũng là xu hớng của hội nhập và toàn cầu hoá.
- Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ luôn thay đổi:
Thị phần BHNT là tỷ lệ phần trăm của mỗi doanh nghiệp BHNT chiếm
lĩnh trên thị trờng. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng
cao, sức cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Nói
17
đến thị phần là nói đến thị trờng cạnh tranh không còn mang tính độc quyền.
Trên thị trờng các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội nh nhau, doanh nghiệp nào
giành đợc thị phần nhiều hơn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đó tốt hơn trên mọi lĩnh vực. Trên thị trờng BHNT thị phần của các doanh
nghiệp luôn thay đổi do số lợng doanh nghiệp tham gia vào thị trờng thay đổi, do
chiến lợc kinh doanh thay đổi, nh chiến lợc marketing, chiến lợc sản phẩm, chiến
lợc giá cả để giữ vững thị phần và giành giật thị phần của các doanh nghiệp khác
hoặc mở rộng thị phần bằng việc tung ra thị trờng những sản phẩm mới phù hợp
nhu cầu của xã hội với chất lợng cao, giá thành hạ.
1.2.2.2. Những đặc trng riêng có của thị trờng bảo hiểm nhân thọ
Ngoài những đặc trng chung giống các thị trờng khác đã đề cập trên
đây, thị trờng BHNT còn có những đặc trng riêng nh sau:
- Thị trờng BHNT chịu sự tác động trực tiếp của những điều kiện kinh
tế - xã hội, trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp dân c:

Điều kiện kinh tế - xã hội phải kể đến đó là: Tốc độ tăng trởng và ổn
định của nền kinh tế; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cơ cấu dân số v.v Một
khi kinh tế - xã hội phát triển thì trình độ dân trí sẽ ngày càng đợc nâng cao và
mức thu nhập của ngời dân sẽ ngày càng đợc cải thiện và chỉ có nh vậy mới
phát sinh nhu cầu BHNT. Abraham Maslow - một nhà tâm lý học nổi tiếng đã
đa ra mô hình sắp xếp thứ tự các nhu cầu của con ngời nh sau:
Biểu đồ 1.1: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow, nhu cầu đầu tiên và quan
trọng nhất, cơ bản nhất là nhu cầu sinh học hay còn gọi là nhu cầu vật chất tối
thiểu (ăn, mặc, ở, đi lại ). Một khi nhu cầu này cha đợc đáp ứng thì các nhu
cầu khác của con ngời cha đợc coi trọng. Chỉ khi con ngời đợc đáp ứng những
18
Nhu cầu
tự hoàn
thiện
Nhu cầu đ ợc
tôn trọng
Nhu cầu giao tiếp xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh học
nhu cầu tối thiểu thì họ mới quan tâm đến các loại nhu cầu khác cao hơn. Do
vậy, khi điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, thu nhập của ngời dân còn thấp
và cha đủ để trang trải các nhu cầu sinh học thì dẫu họ có nhận thức đợc vai
trò của BHNT họ cũng không thể quan tâm đến việc tham gia BHNT. Vì thế,
điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống của ngời dân là nhân tố có tác động
trực tiếp đến nhu cầu bảo hiểm và thị trờng BHNT. ở những nớc có nền kinh
tế phát triển, con ngời ý thức hơn trong vấn đề phải đối mặt với ốm đau, bệnh
tật, với các loại rủi ro. Cho nên, nhu cầu bảo hiểm nói chung và BHNT nói
riêng thờng rất cao, bởi họ muốn đợc đảm bảo an toàn trên nhiều phơng
diện. Trái lại, ở các nớc kém phát triển ngoài lý do thu nhập chi phối ngời

dân nhận thức không đầy đủ về rủi ro và hậu quả của rủi ro nên nhu cầu
BHNT ở những nớc này rất thấp và thị trờng BHNT không thể phát triển.
- Thị trờng BHNT thờng đợc mở cửa và tự do hóa theo các cấp độ khác
nhau:
Tùy theo xu hớng phát triển của thị trờng mà các nớc trên thế giới có xu
hớng mở cửa và tự do hóa thị trờng BHNT theo 2 cấp độ:
- Một là, mở cửa hạn chế thị trờng. Cấp độ này chủ yếu diễn ra ở những
nớc đang phát triển nhằm bảo hộ cho thị trờng BHNT còn non trẻ trong nớc.
Chẳng hạn, Malaysia thờng có các quy định về hạn chế cổ phần của bên nớc
ngoài trong các công ty liên doanh BHNT (từ 30% tới tối đa là 50%). Còn ở
Thái Lan, để bảo hộ thị trờng BHNT trong nớc, họ đã đa ra rất nhiều hạn chế
đối với các công ty BHNT nớc ngoài hoạt động kinh doanh trên đất Thái, nh:
quy định mức góp vốn, ký quỹ, tuyển dụng lao động, hoạt động đầu t. v.v
Ngay cả Nhật Bản và một số nớc thành viên EU cũng mở cửa hạn chế thị tr-
ờng BHNT chỉ vì không muốn chia sẻ thị phần BHNT trong nớc và các doanh
nghiệp BHNT nớc ngoài.
- Hai là, mở cửa triệt để thị trờng. Trong xu hớng toàn cầu hóa hiện nay,
đứng trớc tình trạng yếu kém về năng lực quản lý, về nguồn vốn, đồng thời lại
chịu sức ép của các nớc phát triển nên đã có hàng loạt nớc mở cửa triệt để thị
trờng BHNT từ những năm 80 của thế kỷ XX. Thậm chí sau mở cửa, một số n-
ớc còn phải giành cho các công ty BHNT nớc ngoài đợc hởng quyền u đãi về
việc mở chi nhánh ở các vùng, các địa phơng, về tuyển dụng lao động, về hoạt
động đầu t quỹ nhàn rỗi. v.v Chẳng hạn, Chi Lê và Nam Phi đã mở cửa triệt để
thị trờng BHNT của mình từ năm 1984. Đài Loan bắt đầu mở cửa triệt để từ
năm 1986. Hồng Kông, chính quyền đã ủng hộ tuyệt đối nền kinh tế thị trờng
tự do, cho nên ngành bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng đã thực sự đợc
quốc tế hóa từ những năm 1991 v.v
19
Qua thực tế mở cửa và tự do hóa thị trờng BHNT dù ở cấp độ nào đều
cho thấy, đây là một xu hớng tất yếu. Bởi vì, tự do hóa làm cho sức cạnh tranh

trên thị trờng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp BHNT phải luôn có sự đổi mới về mọi phơng diện: sản phẩm, giá cả,
chất lợng phục vụ v.v Từ đó, đã tích cực góp phần kích cầu trên thị trờng
BHNT.
1.2.3. Phân loại thị trờng bảo hiểm nhân thọ
Thị trờng bảo hiểm rất đa dạng và phong phú, ngời ta có thể đa ra các tiêu
thức khác nhau để phân loại thị trờng tùy theo mục đích nghiên cứu. Song điều
cốt lõi của phân loại thị trờng là nhằm phục vụ cho việc khai thác, thâm nhập thị
trờng, thu hút khách hàng để nâng cao thị phần, đạt hiệu quả trong kinh doanh.
Thị trờng BHNT thờng đợc phân loại theo các tiêu thức sau đây.
1.2.3.1. Phân loại theo địa lý
Cách phân loại này là chia thị trờng theo các đơn vị địa lý khác nhau
nh thị trờng BHNT trong nớc, thị trờng BHNT quốc tế. Ngay thị trờng BHNT
quốc tế cũng có thể chia thành thị trờng bảo hiểm khu vực nh châu á, Đông
Nam á, Châu âu, Bắc Mỹ Hay thị trờng bảo hiểm trong nớc cũng có thể
chia ra thị trờng vùng, tỉnh
1.2.3.2. Phân loại theo nhân khẩu học
Đây là phơng pháp phân loại thị trờng tiên tiến và tổng hợp. Phơng pháp
này dựa trên cơ sở về tuổi, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp,
trình độ văn hóa hay tôn giáo, dân tộc Những yếu tố này là cơ sở thông dụng
nhất để phân biệt nhóm khách hàng này với nhóm khách hàng khác, bởi vì nhu
cầu, mong muốn và mức độ sử dụng một loại sản phẩm của các nhóm có sự
khác nhau. Chẳng hạn, nữ giới luôn có ý thức tiết kiệm và quan tâm rất nhiều
đến việc giáo dục con cái, vì vậy sản phẩm BHNT an sinh giáo dục là rất phù
hợp với họ. Hoặc những ngời có thu nhập cao, họ rất quan tâm đến các sản
phẩm BHNT trọn đời, bởi đây là những sản phẩm đáp ứng đợc các nhu cầu giữ
gìn tài sản và khởi nghiệp kinh doanh của con em họ.
1.2.3.3. Phân loại theo tâm lý ngời tiêu dùng
Cách phân loại này là dựa vào đặc tính của các tầng lớp dân c trong xã
hội. Tầng lớp xã hội là một trong những yếu tố ảnh hởng rất lớn đến nhu cầu

và sở thích trong tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, trong kinh doanh, các doanh
nghiệp thờng quan tâm đến thiết kế sản phẩm và dịch vụ hớng theo nhu cầu
của từng tầng lớp, tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng tầng
lớp trong xã hội để thu hút khách hàng. Chẳng hạn, tâm lý của những ngời cao
tuổi là không muốn sống phụ thuộc vào con cái và phúc lợi xã hội nên các sản
20
phẩm niên kim nhân thọ là rất phù hợp với họ. Hoặc những ngời có thu nhập
rất cao, họ luôn mong muốn đợc bảo vệ, đợc an toàn khi phải đối mặt với
những bệnh hiểm nghèo nh: Ung th, thần kinh, tim mạch v.vChính vì thế,
các nhà BHNT nên khéo léo đa dạng hóa sản phẩm bằng các điều khoản bổ
sung sẽ đáp ứng đợc nhu cầu của họ.
1.2.3.4. Phân loại theo hành vi ngời tiêu dùng
Theo cách phân loại này thì khách hàng đợc chia thành các nhóm dựa
trên kiến thức, thái độ, mức độ sử dụng và phản ứng của họ đối với một loại
sản phẩm. Căn cứ vào hành vi ngời tiêu dùng sẽ biết đợc sản phẩm nào đợc
khách hàng u chuộng, sản phẩm nào cần phải cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp
với nhu cầu của ngời sử dụng.
Tóm lại, phân loại thị trờng rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp kinh
doanh nói chung và kinh doanh BHNT nói riêng. Việc phân loại thị trờng sẽ
tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trên từng loại thị trờng. Quyết
định tập trung vào thị trờng nào phải căn cứ vào quy mô, tốc độ tăng trởng của
thị trờng, mức độ hấp dẫn của thị trờng và mục tiêu cũng nh tiềm lực của công
ty. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải lựa chọn thị trờng phù hợp với
khả năng và tiềm lực của mình, mặt khác phải tận dụng lợi thế so sánh, phải
xây dựng chiến lợc kinh doanh hợp lý để chiếm lĩnh thị trờng, tiêu thụ sản
phẩm nhằm đạt mục đích trong kinh doanh.
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển thị trờng bảo hiểm nhân thọ một số
nớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.2.4.1. Khái quát chung về thị trờng bảo hiểm nhân thọ thế giới
Lịch sử phát triển của BHNT cho thấy vào ngày 18 tháng 6 năm 1536,

một nhóm các nhà bảo hiểm hàng hải của Luân Đôn đã phát hành hợp đồng
BHNT đầu tiên cho một công dân nớc Anh - ông William Gybbons. Đây là
đơn BHNT tử kỳ, thời hạn 1 năm với số tiền bảo hiểm là 400 bảng Anh. Thật
không may, ngay trong năm đó ông Gybbons qua đời và những nhà bảo hiểm
đã phải trả 400 bảng Anh cho thân nhân ngời quá cố.
Mặc dù hợp đồng BHNT đầu tiên đã đợc ký kết tại Luân Đôn vào năm
1536 nhng phải sau đó hơn 100 năm khi Edmund Halley xây dựng đợc
Bảng tỷ lệ tử vong vào năm 1693, công ty BHNT đầu tiên mới ra đời tại Luân
Đôn vào năm 1699 với tên gọi là Society for the Assurance of Widows and
Orphans (Hội bảo hiểm trẻ mồ côi và góa phụ). Công ty BHNT đầu tiên này
và một số công ty BHNT khác sau đó đều đa ra mức phí BHNT nh nhau cho
tất cả những ngời tham gia bảo hiểm và đã không thành công. Vào năm 1762,
công ty Equitable Society for the Assurance of Life and Survivorship (Hội
21
bằng hữu bảo hiểm sinh mạng và cuộc sống) đã đa ra các hợp đồng BHNT với
mức phí bảo hiểm thay đổi theo độ tuổi của ngời đợc bảo hiểm và công ty này
ngay lập tức đã thành công [10, tr.47]. Nh vậy ngành BHNT thế giới đã có bề
dày lịch sử gần 250 năm.
Trên thế giới, từ năm 1980 trở lại đây, BHNT đã phát triển mạnh mẽ và
có những bớc tiến hơn hẳn so với bảo hiểm phi nhân thọ. Sự phát triển bùng
nổ của BHNT không chỉ do lãi suất suy giảm, mà còn do tầm quan trọng của
BHNT cá nhân trong các chính sách hu trí quốc gia.
Năm 1999, thị trờng BHNT thế giới cất cánh. Các công ty bảo hiểm
trên thế giới đã khai thác đợc tổng số phí là 2.324 tỷ USD (Bảng 1.1), trong đó
doanh thu phí BHNT là 1.412 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 60,8%. Các công ty
BHNT đã có thuận lợi do lãi suất năm 1999 nhìn chung là thấp. Các nớc công
nghiệp phát triển vẫn là những nớc chiếm u thế trong thị trờng BHNT thế giới
(gần 91% thị phần phí BHNT thế giới), trong khi chỉ chiếm 15% dân số thế
giới. Cộng đồng châu Âu chiếm 30% tổng phí BHNT toàn thế giới. Nhật Bản
và Mỹ là hai nớc có vai trò quan trọng nhất trên thị trờng BHNT thế giới

(chiếm trên 50% doanh thu phí); tiếp theo là 4 quốc gia Tây Âu (Anh, Đức,
Pháp, Italia). Bình quân 1 ngời dân ở các nớc công nghiệp phát triển đã chi
khoảng 1.408,6 USD cho BHNT. Riêng ở Nhật Bản, bình quân 1 ngời dân đã
chi 3.103 USD cho BHNT - đứng đầu thế giới. Bình quân 1 ngời dân ở các thị
trờng mới nổi chi 23,4 USD cho BHNT; còn ở khối ASEAN, bình quân 1 ngời
dân đã chi 17,0 USD cho BHNT.
Bảng 1.1: Doanh thu phí BHNT năm 1999 theo khu vực và theo nhóm n-
ớc [6]
Khu vực, nhóm nớc
Doanh thu
phí BH phi
nhân thọ
(tỷ USD)
Doanh thu
phí BHNT
(tỷ USD)
Thị phần thế
giới theo
doanh thu
phí BHNT
(%)
Doanh thu
phí BHNT
trên GDP
(%)
Doanh thu
phí BHNT
bình quân
đầu ngời
(USD)

1. Châu Mỹ 447,111 425,629 30,14 3,63 530,1
- Bắc Mỹ 422,713 414,357 29,34 4,17 1.369,0
- Mỹ Latinh và Caribê 24,398 11,272 0,80 0,63 22,5
2. Châu Âu 297,601 464,044 32,86 4,69 576,3
- Tây Âu 287,131 459,487 32,53 4,97 995,0
- Trung và Đông Âu 10,47 4,558 0,33 0,72 13,5
3. Châu á 144,434 476,769 33,76 5,66 133,3
- Nhật Bản 101,977 392,908 27,82 8,87 3.103,4
- Đông và Nam á 34,531 80,274 5,68 2,46 25,2
- Trung á 7,926 3,587 0,26 0,49 13,6
4. Châu Phi 6,674 19,535 1,39 3,42 24,1
5. Châu Đại Dơng 15,848 26,329 1,86 5,75 900,7
Toàn thế giới 911,722 1.412,207 100 4,57 235,4
Các nớc công nghiệp phát
triển
827,630 1.293,031 91,55 5,37 1.408,6
22
Các thị trờng mới nổi 84,092 119,176 8,45 1,71 23,4
Khối OECD - - 94,48 5,29 1.199,0
Khối G7 - - 80,58 5,54 1.656,3
Khối EU - - 30,73 5,03 1.136,0
Khối NAFTA - - 29,62 4,01 1.049,8
Khối ASEAN - - 0,55 0,99 17,0
Trong năm 1999, ở các thị trờng mới nổi nh khu vực Trung và Đông Âu,
khu vực Đông và Nam á, khu vực châu Mỹ La tinh, doanh thu phí BHNT tăng
trởng mạnh. Cụ thể, khu vực Trung và Đông Âu, doanh thu phí tăng trung bình
32,5%. Nhu cầu rất lớn về sản phẩm BHNT gắn với đầu t đã đóng góp tỷ lệ tăng
trởng cao cho thị trờng BHNT Ba Lan. Thị trờng BHNT Hungary cũng tơng tự
nh vậy. Tỷ lệ tăng trởng của BHNT Nga đạt 54%. Tuy nhiên nhiều đơn BHNT ở
Nga đợc bán ra duy nhất với mục đích trốn thuế [6].

Thị trờng BHNT Đông và Nam á mới phục hồi một phần sau cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Do nhận thức về sự cần thiết của bảo
hiểm tăng lên sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, doanh thu phí BHNT ở
khu vực Đông Nam á đã tăng lên rất mạnh - đặc biệt ở Singapore và
Indonesia. Thị trờng BHNT Trung quốc, Hồng Kông và Đài Loan đều đạt mức
tăng trởng 2 con số. Thị trờng BHNT Hàn Quốc, doanh thu phí năm 1999 đã
giảm 11% và trên thị trờng này diễn ra xu hớng từ bỏ các sản phẩm tiết kiệm
và quan tâm đến các sản phẩm BHNT tử kỳ.
Năm 2002, doanh thu phí bảo hiểm của toàn thế giới là 2.627 tỷ USD
(xem Bảng 1.2) trong đó BHNT là 1.536 tỷ USD. Nh vậy, so với năm 2001,
doanh thu phí BHNT thị trờng toàn cầu đã tăng 3%. Tại các nớc công nghiệp
phát triển, doanh thu phí BHNT tăng 1,9%; còn tại các nớc đang phát triển, tỷ
lệ này là 12,7%. Sự tăng trởng này có sự đóng góp đáng kể của sự tăng trởng
doanh thu phí BHNT ở Trung quốc, ấn độ và nhiều nớc tại châu Mỹ Latinh -
đặc biệt là Brazil và Mêxicô. Doanh thu phí trong hầu hết các thị trờng này
tăng nhanh hơn tốc độ tăng trởng của GDP.
Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về doanh thu phí bảo hiểm khai thác
nói chung và ngành BHNT Mỹ cũng đã vơn lên đứng đầu thế giới. Doanh thu
phí BHNT năm 2002 của Mỹ là 480,452 tỷ USD, chiếm 31,28% thị phần thế
giới. Bình quân một ngời dân Mỹ đã chi khoảng 1.662 USD cho BHNT và
doanh thu phí BHNT đã đóng góp 4,59 % vào GDP của Mỹ.
Bảng 1.2: 10 quốc gia đứng đầu thị trờng BHNT thế giới năm 2002 [7]
Quốc gia
Doanh thu
phí BHNT
(tỷ USD)
Thị phần
thế giới
(%)
Dân số

(triệu ngời)
Doanh thu
phí BHNT
bình quân
đầu ngời
(USD)
GDP
(tỷ USD)
Doanh thu
phí BHNT
trên GDP
(%)
23
1. Mỹ 480,452 31,28 289 1.662,46 10.446 4,59
2. Nhật Bản 354,553 23,08 127,4 2.782,99 4.102 8,64
3. Anh 159,656 10,39 59,6 2.678,79 1.567 10,18
4. Pháp 80,411 5,23 59,5 1.351,44 1.432 5,61
5. Đức 60,86 3,96 82,5 737,69 1.987 8,25
6. Italia 52,444 3,41 57,5 912,06 1.185 4,42
7. Hàn Quốc 39,272 2,56 47,8 821,58 477 8,23
8. Trung Quốc 25,054 1,63 1.284,5 19,50 1.237 2,02
9. Tây Ban Nha 23,840 1,55 40,5 588,64 653 3,65
10. Thụy Điển 22,566 1,47 8,9 2.535,50 241 9,36
ở khu vực châu á, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực
đã ảnh hởng đến hoạt động kinh tế những năm sau khủng hoảng, nhng chính
cuộc khủng hoảng đã thôi thúc các nhà quản lý tự do hóa thị trờng bảo hiểm
khu vực. Điều này đợc coi là nhân tố chính giúp thị trờng BHNT Châu á phát
triển trong những năm kế tiếp [12]. Vào năm 2002, châu á chiếm trên 1/4
doanh thu phí BHNT của toàn thế giới, (riêng Nhật Bản đã chiếm đến 80%
doanh thu phí BHNT của khu vực Châu á). Trong giai đoạn từ năm 1999 đến

năm 2002, doanh thu phí BHNT của khu vực châu á (không tính đến Nhật
Bản) đã tăng trung bình 5,5%.
Nhật Bản gặp khó khăn trong kinh doanh BHNT do sự sụp đổ của thị tr-
ờng chứng khoán, do lãi suất thấp kéo dài và do nhu cầu thị trờng giảm. Tháng
4 năm 1998, công ty BHNT tơng hỗ Nissan đã sụp đổ, theo sau đó là 6 công ty
BHNT khác. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã có quy định về việc giảm lãi chia
cho các hợp đồng BHNT đang tồn tại nhng qui định này vẫn cha đủ để cứu
nguy cho các công ty BHNT.
Ngoại trừ Nhật Bản, hầu hết các nhà bảo hiểm đều đánh giá cao sự phát
triển của thị trờng BHNT Châu á trong tơng lai. Điều hấp dẫn các nhà quản trị
của các công ty bảo hiểm chính là dân số đông của khu vực Châu á - chiếm
gần nửa dân số thế giới. Dân số tại ấn Độ và các nớc Đông Nam á tơng đối
trẻ, còn tại Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore dân số đang già đi rất
nhanh. Tại những thị trờng dân số trẻ và đang phát triển, sự bảo vệ mạng sống
và tích lũy là 2 nhu cầu hàng đầu của dân chúng. Các sản phẩm bảo hiểm kết
hợp đầu t cũng đợc chấp nhận ngày càng tăng lên. Tại những thị trờng chín
mùi và dân số già thì ngợc lại, sẽ có nhu cầu lớn hơn về những khoản lợi tức
lúc còn sống và phí chăm sóc y tế lúc về già.
Việc các chơng trình hu trí của Nhà nớc cha đảm bảo đợc đời sống
đồng nghĩa với việc các cá nhân phải tự lo lơng hu cho mình cũng là nhân tố
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của BHNT. Đây cũng là một vấn đề
lớn tại Nhật Bản, quỹ lơng hu do chính phủ tài trợ không đủ để trang trải các
24
chi phí khi về già của những ngời hởng lơng hu - đặc biệt là khi mức sống
đang tăng lên và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng đột biến.
Mức tiết kiệm cao của các gia đình tại Châu á cũng đợc đánh giá là
nhân tố quan trọng cho sự phát triển của BHNT ở khu vực này. Phân phối qua
ngân hàng cũng là một nhân tố góp phần phát triển thị trờng BHNT Châu á.
1.2.4.2. Kinh nghiệm phát triển thị trờng bảo hiểm nhân thọ một số
nớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Thị trờng bảo hiểm nhân thọ tại các nớc có ngành bảo hiểm phát triển:
Thị trờng BHNT Mỹ:
Tại Mỹ, ngành bảo hiểm đợc xây dựng trên mô hình bảo hiểm của Anh.
Công ty BHNT đầu tiên ở Mỹ đợc thành lập vào năm 1759 - chỉ sau 7 năm kể
từ ngày công ty bảo hiểm hỏa hoạn tơng hỗ của Benjamin Franklin đợc thành
lập. Đây là công ty bảo hiểm cổ phần có tên gọi là The Corporation for Relief of
Poor and Distressed Presbyterian Ministers and the Poor and Distressed Widows
and Children of Presbyterian Ministers (Công ty Cứu tế các mục s tôn giáo
nghèo khổ, khốn cùng và các góa phụ nghèo khổ, khốn cùng và con cái của các
mục s tôn giáo). Công ty này đợc Hội nghị Giáo hội Trởng lão Philadenphia bảo
trợ, hoạt động vì mục đích của các mục s và tín đồ. Ngày 22 tháng 5 năm 1761,
công ty BHNT này đã ký hợp đồng BHNT đầu tiên với công chúng Mỹ. Công ty
bảo hiểm này hiện nay vẫn còn hoạt động (chỉ bảo hiểm cho các tăng lữ) và là
công ty BHNT lâu đời nhất trên thế giới.
Từ một vài công ty ban đầu, ngành bảo hiểm của Mỹ đã trở thành một
ngành qui mô lớn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Mỹ trở thành quốc
gia đứng đầu thế giới về kinh doanh bảo hiểm nói chung, BHNT nói riêng. Để
thấy rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào xem xét cụ thể một số khía cạnh của thị trờng
BHNT Mỹ nh qui mô thị trờng về doanh thu phí BHNT khai thác, các sản
phẩm trên thị trờng.
+ Doanh thu phí BHNT:
Vào năm 1993, ở Mỹ có 6.200 công ty bảo hiểm tiến hành kinh doanh
các loại hình bảo hiểm. Các công ty này sử dụng hơn 2,1 triệu lao động và quản
lý tài sản trị giá 2,7 nghìn tỷ USD. Các công ty bảo hiểm Mỹ đã khai thác đợc
740 tỷ USD phí bảo hiểm các loại, chiếm 11,4% GDP; trong số này, có 2.100
công ty BHNT, khai thác đợc khoảng 252 tỷ USD doanh thu phí. Tại Mỹ, các
công ty BHNT là một trong những tổ chức quan trọng nhất cung cấp hơn 120 tỷ
USD cho thị trờng vốn chỉ sau các ngân hàng thơng mại [10, tr.62].
Năm 1999, Nhật Bản và Mỹ là 2 nớc có vai trò quan trọng nhất đối với
thị trờng BHNT thế giới (chiếm trên 50% doanh thu phí). Bảng 1.2 cho thấy

25

×