Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

phương hướng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.85 KB, 220 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi
chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó hoàn thiện cơ chế
điều chỉnh pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản, bức xúc. Hơn một thập
kỷ vừa qua, những bất cập trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo
vệ pháp luật đã từng bớc đợc khắc phục, cơ chế điều chỉnh pháp luật đợc đổi
mới một bớc quan trọng đã và đang phát huy tác dụng góp phần đảm bảo an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay cơ chế điều chỉnh pháp luật ở nớc ta
vẫn còn nhiều nhợc điểm, cha đáp ứng đợc những yêu cầu bức xúc đang đặt ra
trong công cuộc đổi mới, các giải pháp mà chúng ta đã thực hiện còn thiếu
đồng bộ, tản mạn, chắp vá và nhiều khi chỉ mang tính tình thế. Hệ thống pháp
luật cha hoàn thiện, tình trạng pháp luật vừa thiếu lại vừa thừa, những mâu
thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn khá phổ biến;
công tác tổ chức thực hiện pháp luật không đồng bộ dẫn đến tình trạng pháp
luật không đợc thực thi, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đợc ban hành
không phát huy đợc hiệu lực trên thực tế hiệu quả pháp luật không cao. Sở dĩ
có tình trạng đó là do chúng ta cha có đợc cơ sở khoa học toàn diện, đầy đủ và
thống nhất cho việc tổng kết, đánh giá thực tiễn pháp lý và xây dựng phơng h-
ớng, giải pháp đồng bộ để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật.
3
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đa đất nớc trở thành một nớc
công nghiệp; mở rộng quan hệ nhiều mặt song phơng và đa phơng, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì đòi hỏi cơ chế điều chỉnh pháp luật
của nớc ta phải có bớc phát triển tơng xứng. Vì vậy, cần phải có những giải
pháp tổng thể, đồng bộ để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật thì mới có
thể mang lại kết quả mong muốn.
Bên cạnh đó, "Đảng và Nhà nớc ta chủ trơng thực hiện nhất quán và
lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động


theo cơ chế thị trờng, có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng xã hội chủ
nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa" [24, tr.
86] trong điều kiện mà nền kinh tế nớc ta còn chậm phát triển, cơ sở vật chất
kỹ thuật lạc hậu, mô hình kinh tế mà chúng ta chủ trơng xây dựng cha có một
tiền lệ trong lịch sử. Hơn nữa, kinh tế thị trờng ngoài việc tạo ra động lực
mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế - xã hội thì nó cũng có sự tác động tiêu
cực đối với đời sống xã hội. Những tác động tiêu cực đó nếu không đợc hạn
chế thì có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lờng. Vì vậy, việc xây dựng và
hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp vừa phát huy đợc những nhân
tố tích cực của cơ chế kinh tế thị trờng trong việc thúc đẩy sự phát triển của
nền sản xuất xã hội, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nó
đối với xã hội là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Để thực hiện có kết
quả những nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của các ngành khoa học
khác nhau nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc giải quyết
những vấn đề cụ thể. Trong đó, khoa học pháp lý phải xây dựng cơ sở lý luận
cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
4
Những vấn đề nêu trên cho thấy sự cần thiết phải triển khai nghiên cứu
một cách toàn diện vấn đề cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam, làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về cơ chế điều chỉnh pháp luật, xây dựng cơ sở khoa học
cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cơ chế điều chỉnh pháp luật
đang đặt ra ở Việt Nam, đồng thời tổng kết, đánh giá quá trình phát triển và
thực trạng của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra
những phơng hớng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt
Nam đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần vào việc thực
hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng và Nhà nớc ta đã đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một vấn đề rất phức tạp đã đợc nhiều
luật gia nớc ngoài quan tâm nghiên cứu, nhất là các luật gia của các nớc xã
hội chủ nghĩa, đặc biệt là ở Liên Xô trớc đây nh A. V. Malko; L. S. Iavich, S. S

Alecxeev; V. P. Kazimirchuc, V. M. Gorshenev, C. A. Komarov, V. V. Lazareva, N. I.
Matuzova, V. N. Khropanhiuc Những công trình khoa học của các tác giả
này đã đề cập đến nhiều vấn đề của cơ chế điều chỉnh pháp luật nh vị trí và vai
trò của các thành tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng nh những đặc
điểm của cơ chế điều chỉnh pháp luật ở một số lĩnh vực pháp luật cụ thể nhng
nhiều điểm cha thống nhất với nhau.
5
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu một cách toàn diện về
pháp luật Việt Nam đã đợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến ở những mức độ
và phạm vi khác nhau. Trong giáo trình lý luận về nhà nớc và pháp luật ở bậc
đại học và sau đại học của các cơ sở đào tạo luật cũng nh các công trình khoa
học trên các tạp chí chuyên ngành đã đề cập những vấn đề về điều chỉnh pháp
luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật ở cả phơng diện lý luận và thực tiễn. Có
thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả nh Đào Trí úc, Lê Minh
Tâm, Lê Minh Thông, Lê Hồng Hạnh, Trần Ngọc Đờng, Hoàng Phớc Hiệp, Lê
Xuân Thảo, Nguyễn Minh Mẫn
Trong số các công trình nghiên cứu về pháp luật Việt Nam có hai công
trình khoa học đáng chú ý, trực tiếp nghiên cứu về cơ chế điều chỉnh pháp luật
Việt Nam là: "Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu t trực tiếp nớc
ngoài tại Việt Nam" của tác giả Hoàng Phớc Hiệp và "Đổi mới và hoàn thiện
cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị tr-
ờng ở Việt Nam" của tác giả Lê Xuân Thảo. Tuy nhiên, các công trình này mới
chỉ nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể, hơn nữa
lại dựa trên cơ sở của những quan điểm lý luận khác nhau về cơ chế điều
chỉnh pháp luật vì thế còn nhiều vấn đề cha đợc giải quyết triệt để.
Nh vậy, đến nay vẫn cha có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một
cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án
6

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế điều chỉnh pháp
luật dới góc độ lý luận về nhà nớc và pháp luật, từ đó xây dựng cơ sở khoa học
cho việc đánh giá thực tiễn cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam và xây dựng
những phơng hớng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án
- Phân tích một cách tơng đối toàn diện các quan điểm khác nhau về
những vấn đề cơ bản của cơ chế điều chỉnh pháp luật để xây dựng khái niệm
hoàn chỉnh về cơ chế điều chỉnh pháp luật; xác định rõ vị trí, chức năng, mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các thành tố trong cơ chế điều chỉnh
pháp luật. Nghiên cứu các hình thái khác nhau của cơ chế điều chỉnh pháp luật
cũng nh các tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh
pháp luật và những ảnh hởng của kinh tế, chính trị và các quy phạm xã hội đối
với cơ chế điều chỉnh pháp luật.
- Nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển của cơ chế điều chỉnh
pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế
điều chỉnh pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để khẳng định những
bớc phát triển, những u điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế,
nhợc điểm và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Xác định phơng hớng và những giải pháp chủ yếu cho việc hoàn
thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận án
7
Cơ chế điều chỉnh pháp luật có tính chất rất phức tạp và có nội dung
rất rộng. Bản luận án này không thể đề cập đến tất cả các vấn đề mà chỉ tập
trung phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế điều
chỉnh pháp luật; khái quát sự phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt
Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng của cơ
chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam và xác định những phơng hớng và giải
pháp cơ bản để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đã đợc xác định ở trên, luận án đợc thực
hiện trên cơ sở lý luận khoa học và các phơng pháp của chủ nghĩa Mác
-Lênin. Trong đó, vận dụng tổng hợp các phơng pháp duy vật biện chứng, ph-
ơng pháp duy vật lịch sử và các phơng pháp cụ thể nh phân tích và tổng hợp,
phơng pháp so sánh, phơng pháp tổng kết thực tiễn, tiếp cận hệ thống để lý
giải các vấn đề đã đợc đặt ra.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn
diện về cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích, so sánh đánh giá một số quan điểm khác nhau,
luận án xây dựng khái niệm hoàn chỉnh về cơ chế điều chỉnh pháp luật, trong
đó xác định chức năng và những mối quan hệ giữa các thành tố trong cơ chế
điều chỉnh pháp luật cũng nh những nhân tố cơ bản ảnh hởng đến cơ chế điều
chỉnh pháp luật. Bên cạnh đó, luận án làm sáng tỏ một cách có hệ thống và
toàn diện những tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của cơ chế điều
chỉnh pháp luật Việt Nam.
8
Cùng với việc nghiên cứu và làm sáng tỏ quá trình phát triển cũng nh
thực trạng của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất
những phơng hớng và giải pháp toàn diện cho việc hoàn thiện cơ chế điều
chỉnh pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật trong điều kiện phát
triển của một nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa.
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và phát triển những
vấn đề lý luận về cơ chế điều chỉnh pháp luật, tạo ra cơ sở khoa học thống
nhất để nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy
khoa học pháp lý cũng nh các nhà hoạt động thực tiễn trong các cơ quan pháp
luật.

Các kết luận, các ý kiến đợc trình bày trong luận án có thể giúp ích
cho các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền xây dựng một chơng trình và kế
hoạch cụ thể đối với hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp
luật và bảo vệ pháp luật một cách đồng bộ để từng bớc hoàn thiện cơ chế điều
chỉnh pháp luật trên thực tế.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, ba chơng, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.
9
Chơng 1
Những vấn đề lý luận cơ bản
về cơ chế điều chỉnh pháp luật

Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một phạm trù phức tạp và có nội dung
rất rộng của khoa học pháp lý nói chung và của lý luận về nhà nớc và pháp
luật nói riêng đòi hỏi phải đợc nghiên cứu một cách có hệ thống mới có đợc
những kết luận đúng đắn. Chơng 1 của luận án sẽ trình bày những vấn đề lý
luận cơ bản về cơ chế điều chỉnh pháp luật. Bao gồm: khái niệm và các thành
tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật; những tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn
thiện của cơ chế điều chỉnh pháp luật; những nhân tố ảnh hởng đến cơ chế
điều chỉnh pháp luật.
1.1. Khái niệm và các thành tố của cơ chế điều chỉnh
pháp luật
1.1.1. Khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật
Để có đợc khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật, trớc hết cần phân
tích và làm rõ về mặt lý luận vấn đề điều chỉnh pháp luật.
10
Trong tiếng Việt, điều chỉnh đợc giải thích là "sửa đổi, sắp xếp lại ít
nhiều cho đúng hơn, cân đối hơn" [86, tr. 310]. Trong một số ngôn ngữ khác
nh tiếng Anh, tiếng Nga hay tiếng Latinh, điều chỉnh đều có nghĩa là sự tác

động, chỉnh đốn, điều khiển một hoạt động hay một quá trình để tạo ra một
trật tự hài hòa, thờng dựa vào những nguyên tắc hay những quy tắc nhất định.
Đặc biệt, trong cuốn từ điển pháp luật bằng tiếng Anh "Blacks Law
Dictionary", thuật ngữ điều chỉnh đợc giải thích khá rõ ràng: "Điều chỉnh
(regulate) là sắp xếp, thiết lập, hoặc điều khiển, chỉnh đốn bằng quy tắc, phơng
pháp hoặc phơng thức đã đợc định ra; chỉ đạo bằng quy tắc hoặc khuôn mẫu;
kiểm soát bằng các nguyên tắc cai trị hoặc bằng pháp luật" [109, tr. 1286]. Nh
vậy, thuật ngữ "điều chỉnh" đợc giải thích tơng đối thống nhất, nội dung của
nó là sự tác động của chủ thể đến đối tợng bằng những hình thức và phơng
pháp cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định.
Để duy trì trật tự xã hội, định hớng cho sự vận động và phát triển của
các quan hệ xã hội, trong xã hội tồn tại nhiều dạng điều chỉnh khác nhau. Đó
là sự điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, tín điều tôn giáo, phong tục, tập quán,
pháp luật Trong đó, điều chỉnh bằng pháp luật (ở đây gọi là điều chỉnh pháp
luật) có vai trò quan trọng nhất do tính chất và đặc điểm vốn có của pháp luật.
11
Pháp luật do nhà nớc ban hành và đảm bảo thực hiện, vì thế nhà nớc là
chủ thể của điều chỉnh pháp luật. Với t cách là một tổ chức có quyền lực bao
trùm toàn bộ xã hội, nhà nớc có bộ máy cỡng chế đặc biệt có đủ khả năng
đảm bảo cho các quy phạm pháp luật đợc thực thi trên thực tế. Để thực hiện sự
điều chỉnh pháp luật, nhà nớc trớc hết xác định mục đích, nhiệm vụ của điều
chỉnh pháp luật, xác định phạm vi, đối tợng, phơng pháp điều chỉnh của pháp
luật. Trên cơ sở đó, nhà nớc tiến hành các hoạt động cụ thể để thực hiện sự
điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Các hoạt động cụ thể của nhà
nớc nhằm thực hiện sự điều chỉnh pháp luật thể hiện dới các hình thức cơ bản
là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong
đó, các cơ quan trong bộ máy nhà nớc với những chức năng và nhiệm vụ cụ
thể phối hợp với nhau để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật. Thực chất, toàn bộ
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nớc chính là các hoạt động để
thực hiện sự điều chỉnh pháp luật.

Đối tợng điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã hội. Pháp luật với
những thuộc tính vốn có của nó có thể tác động vào đời sống xã hội bằng nhiều
hình thức khác nhau nhờ vào các phơng tiện và các phạm trù khác nhau của
nó. Khi thực hiện sự tác động của mình đối với các quan hệ xã hội, pháp luật một
mặt bảo vệ và định hớng cho sự phát triển các quan hệ xã hội, bảo vệ các quyền
và sự tự do của con ngời, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với các
quy luật khách quan, mặt khác tạo ra những rào chắn để hạn chế sự gia tăng
và loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội những quan hệ xã hội lạc hậu không phù
hợp với sự phát triển khách quan của xã hội và lợi ích của giai cấp thống trị.
12
Các quan hệ xã hội mặc dù tồn tại một cách khách quan trong quá
trình hoạt động của con ngời nhng mức độ ổn định và nhịp độ phát triển của
chúng lại phụ thuộc vào xử sự của con ngời khi tham gia vào các mối quan hệ
đó. Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội, con ngời có nhiều phơng án xử
sự khác nhau. Pháp luật đa ra cách xử sự thích hợp để các chủ thể tuân theo và
đảm bảo cho chúng đợc thực hiện. Các chủ thể khi tham gia vào các mối quan
hệ xã hội tuân theo những cách xử sự đã đợc xác định sẽ đảm bảo cho quan hệ
xã hội này tồn tại, vận động và phát triển của theo những hớng tích cực mà
nhà nớc mong muốn.
Với chức năng phản ánh, pháp luật là sự mô hình hóa các nhu cầu xã
hội khách quan, điển hình, phổ biến thành hệ thống quy phạm pháp luật để
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đó là những cách xử sự hợp lý nhất, phù
hợp với ý chí và nguyện vọng chung của các chủ thể khi tham gia vào các
quan hệ đó. Vì vậy, sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội đợc thực
hiện thông qua việc xác định cách xử sự của chủ thể tham gia các quan hệ xã
hội, là sự tác động có tính tổ chức, tính quy phạm và có mục đích cụ thể, rõ
ràng. Thông qua hình thức tác động này, trật tự pháp luật của đời sống xã hội
đợc hình thành, trong đó lợi ích của giai cấp thống trị cũng nh những giá trị xã
hội đợc bảo đảm.
Nh vậy, điều chỉnh pháp luật là quá trình tác động có tổ chức, mang

tính quy phạm của nhà nớc đối với các quan hệ xã hội thông qua hành vi
của các chủ thể nhằm đạt đợc những mục đích nhất định.
13
Với chức năng giáo dục, pháp luật luôn có sự tác động mạnh mẽ vào
nhận thức và t tởng của chủ thể để hình thành ở chủ thể pháp luật ý thức pháp
luật đúng đắn, làm cơ sở cho các chủ thể lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu
cầu của pháp luật. Mặc dù, hành vi mới là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa
con ngời với pháp luật nh Các Mác đã viết: "Ngoài những hành vi của mình
ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tợng của
nó" [13, tr. 27-28], nhng con ngời cụ thể tham gia các quan hệ xã hội hoạt
động không phải nh một cái máy, mà đó là hoạt động có ý chí, có mục đích rõ
ràng. Chính vì vậy, không thể đòi hỏi các chủ thể thực hiện các hành vi mà
nhà nớc mong muốn nếu pháp luật không tác động vào nhận thức của họ bởi
vì theo quan điểm mác - xít, hành vi của con ngời chính là biểu hiện bên ngoài
của hoạt động [16, tr. 11], [48, tr. 17]. Vì vậy, khi nói sự tác động của pháp
luật đối với các quan hệ xã hội thông qua hành vi của chủ thể thì đã bao hàm
sự tác động pháp luật đối với nhận thức của chủ thể. Nhờ vào sự tác động đó,
các chủ thể có thể biết đợc mình đợc làm gì, không đợc làm gì, phải làm gì
hay phải làm nh thế nào. Khi nhận thức đợc điều đó thì các chủ thể tiến hành
cách xử sự mà pháp luật đã đa ra.
14
Tuy nhiên, sự tác động của pháp luật đối với nhận thức của chủ thể có
hai cấp độ khác nhau, ở cấp độ chung đó là sự tác động của toàn bộ các bộ
phận của thợng tầng chính trị pháp lý đối với nhận thức của con ngời về bản
chất và vai trò của pháp luật, về ý nghĩa xã hội của pháp luật nhằm mục đích
giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của các chủ thể pháp luật. Sự tác động này
có thể đợc thực hiện cả trong quá trình điều chỉnh pháp luật cũng nh các quá
trình pháp luật khác nh tuyên truyền pháp luật, giáo dục pháp luật. Sự tác
động ở cấp độ chung thực chất là thực hiện chức năng giáo dục của pháp luật.
ở cấp độ cụ thể, sự tác động của pháp luật đối với nhận thức của chủ thể chỉ

xảy ra trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Sự tác động đó đợc thực hiện bởi
các phơng tiện pháp luật tham gia vào quá trình điều chỉnh pháp luật. Sự tác
động này trực tiếp nhằm giúp cho chủ thể nhận thức đợc yêu cầu cụ thể của
pháp luật để có hành vi phù hợp với pháp luật trong điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể đã đợc pháp luật quy định.
Sự tác động pháp luật ở cấp độ chung có ý nghĩa rất lớn đối với sự tác
động của pháp luật vào nhận thức của chủ thể pháp luật ở cấp độ cụ thể, nó
giúp cho các chủ thể nhận thức đúng đắn những yêu cầu của pháp luật trong
những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Ngợc lại, sự tác động của pháp luật đối
với nhận thức của chủ thể ở cấp độ cụ thể cũng có ý nghĩa giáo dục chung. Vì
vậy, khi nói điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội đã bao hàm nội
dung của sự tác động đối với nhận thức của chủ thể ở cấp độ cụ thể nói trên.
15
Nh vậy, không thể đồng nhất điều chỉnh pháp luật với sự tác động pháp
luật [99, tr. 285]. Bởi vì, điều chỉnh pháp luật là sự tác động của pháp luật đối
với các quan hệ xã hội nhằm đạt đợc kết quả nhất định là trật tự xã hội và vì
thế có những tác động của pháp luật không thể đợc xem là điều chỉnh pháp luật.
Đó là sự tác động vào nhận thức của chủ thể để thực hiện chức năng giáo dục
của pháp luật. Mặt khác, cũng không nên cho rằng điều chỉnh pháp luật là sự
tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội đợc thực hiện bởi tất cả các
phơng tiện pháp luật và các phạm trù pháp lý khác [99, tr. 286], bởi vì văn hóa
pháp luật, ý thức pháp luật không thể trực tiếp tác động lên các quan hệ xã hội
mà chỉ tác động lên nhận thức của chủ thể ở cấp độ chung giúp cho chủ thể có
đợc quan điểm đúng đắn về pháp luật để chủ thể tôn trọng pháp luật, chúng
không xác định cách xử sự của chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật vì
vậy không trực tiếp tác động lên các quan hệ xã hội để đạt đợc kết quả cụ thể.
Tuy nhiên, nếu tách biệt hai hình thức tác động của pháp luật là tác động đối
với t tởng và tác động lên các quan hệ xã hội thông qua hành vi của chủ thể
[81, tr. 184] thì cũng không hoàn toàn chính xác vì ngay cả trong quá trình tác
động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội cũng tồn tại sự tác động của

pháp luật đối với nhận thức của chủ thể các quan hệ xã hội ở các cấp độ khác
nhau.
Quan niệm điều chỉnh pháp luật nh vậy cho phép chúng ta chỉ ra sự
khác nhau giữa điều chỉnh pháp luật và sự tác động của pháp luật. Mặt khác,
quan niệm đó thể hiện đợc bản chất của điều chỉnh pháp luật. Quan niệm này
tạo ra cơ sở cho việc làm sáng tỏ khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng
nh vị trí và chức năng của các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
16
Để thực hiện sự điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội, pháp luật xác
định cách xử sự của chủ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Việc
xác định đó đợc thể hiện ở những phơng thức điều chỉnh cụ thể. Đó là cách
thức pháp luật xác định cách xử sự của chủ thể gắn với những điều kiện và
hoàn cảnh nhất định.
Phơng thức điều chỉnh pháp luật đợc nhà nớc xác lập và thể hiện trong
các quy phạm pháp luật. Vì thế, với cùng một điều kiện và hoàn cảnh cụ thể,
pháp luật của nhà nớc này xác định cách xử sự của chủ thể bằng phơng thức
này, nhng pháp luật của nhà nớc khác thì lại xác định bằng phơng thức khác.
Phơng thức điều chỉnh pháp luật mặc dù do nhà nớc xác lập nhng nó phụ
thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh và mục
đích của điều chỉnh pháp luật. Việc xác định những cách xử sự khác nhau cho
chủ thể phải mang tính khách quan, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể. Có ba phơng thức điều chỉnh pháp luật chung nhất là bắt buộc, cấm đoán
và cho phép [45, tr. 368], [94, tr. 285].
Bắt buộc là phơng thức điều chỉnh pháp luật trong đó pháp luật xác
định những hành vi mà chủ thể buộc phải thực hiện khi gặp những điều kiện
hay hoàn cảnh cụ thể đợc pháp luật quy định. Ví dụ, pháp luật quy định công
dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích, phải tố giác tội phạm
Cấm đoán là phơng thức điều chỉnh pháp luật trong đó pháp luật xác
định những hành vi mà chủ thể không đợc phép thực hiện khi gặp một điều kiện
hay hoàn cảnh cụ thể đợc pháp luật quy định. Chẳng hạn, Đoạn 1, Điều 17,

Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 quy định: "Cán bộ, công chức không
đợc thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các
doanh nghiệp t nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác
xã, bệnh viện t, trờng học t và tổ chức nghiên cứu khoa học t".
17
Cho phép là phơng thức điều chỉnh pháp luật trong đó pháp luật xác
định những hành vi mà chủ thể đợc phép thực hiện khi gặp một điều kiện hay
hoàn cảnh cụ thể đợc pháp luật quy định. Ví dụ, Khoản 1, Điều 1, Luật khiếu
nại, tố cáo năm 1998 quy định: "Công dân, cơ quan tổ chức có quyền khiếu
nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà n-
ớc, của ngời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nớc khi có căn cứ
cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của mình".
Các phơng thức điều chỉnh nói trên đợc triển khai theo hai kiểu khác
nhau. Kiểu thứ nhất dựa trên nguyên tắc: "Đợc làm tất những gì mà pháp luật
không cấm". Theo đó, chủ thể đợc tiến hành bất kỳ một hoạt động nào miễn là
không rơi vào những trờng hợp mà pháp luật cấm đoán. Kiểu thứ hai dựa trên
nguyên tắc "chỉ đợc làm những gì mà pháp luật cho phép" tức là chủ thể chỉ đ-
ợc tiến hành những hoạt động mà pháp luật quy định [94, tr. 286].
Mỗi kiểu điều chỉnh nói trên có những u thế riêng của mình. Nếu nh
kiểu thứ nhất mở ra một phạm vi rộng lớn cho tính tích cực, chủ động của các
chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội đợc pháp luật điều chỉnh thì kiểu
thứ hai có thể xác định phạm vi các quyền đợc trao cho các chủ thể. Vì thế,
việc sử dụng kiểu điều chỉnh nào cho mỗi loại quan hệ xã hội phụ thuộc vào
đặc điểm của chủ thể cũng nh mục đích và ý nghĩa của điều chỉnh pháp luật
đối với các quan hệ xã hội đó.
18
Bên cạnh đó, do các quan hệ xã hội có tính chất và đặc điểm khác
nhau nên pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó bằng những phơng pháp khác
nhau mặc dù đều đợc thể hiện dới các phơng thức và các kiểu điều chỉnh cụ

thể. Trên cơ sở đó, khoa học pháp lý đã xác định hai phơng pháp cơ bản của
điều chỉnh pháp luật là phơng pháp mệnh lệnh - phục tùng và phơng pháp phối
hợp - bình đẳng [45, tr. 363], [76, tr. 518]. Phơng pháp mệnh lệnh - phục tùng
thừa nhận sự không bình đẳng của các bên chủ thể trong quan hệ xã hội, trong
đó một bên có chủ thể có quyền đặt ra những mệnh lệnh phù hợp với pháp luật
còn chủ thể kia phải phục tùng những mệnh lệnh đó. Các quan hệ phát sinh
trong hoạt động quản lý nhà nớc thờng đợc điều chỉnh bằng phơng pháp này.
Còn phơng pháp phối hợp - bình đẳng thừa nhận sự bình đẳng giữa các bên
chủ thể tham gia quan hệ xã hội, trong đó các bên tham gia quan hệ xã hội
phối hợp, thỏa thuận với nhau để định đoạt quyền và nghĩa vụ pháp lý của
mình trên cơ sở pháp luật. Các quan hệ dân sự đợc điều chỉnh bằng phơng pháp
này, nh quan hệ hợp đồng Trong những trờng hợp khác lại có sự kết hợp hai
phơng pháp điều chỉnh trên tạo ra phơng pháp hỗn hợp nhằm đảm bảo cho sự
tồn tại và vận động của các quan hệ xã hội theo mục đích mà nhà nớc mong
muốn [45, tr. 363]. Ví dụ, trong quan hệ giữa ngời lao động và ngời sử dụng lao
động, khi ký kết hợp đồng lao động, các bên chủ thể dựa trên cơ sở sự bình
đẳng, thỏa thuận để xác định các quyền và nghĩa vụ của mình, nhng khi thực
hiện hợp đồng thì bên sử dụng lao động có quyền đặt ra quy chế, mệnh lệnh
trong khuôn khổ pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng buộc ngời lao động
phải thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các bên có thể thỏa thuận
với nhau về việc thay đổi các điều khoản của hợp đồng.
Những vấn đề đợc phân tích ở trên về điều chỉnh pháp luật sẽ là cơ sở
để xây dựng và hoàn thiện các vấn đề lý luận về cơ chế điều chỉnh pháp luật.
19
Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản
trong hệ các khái niệm khoa học của lý luận về nhà nớc và pháp luật. Do tính
chất phức tạp của vấn đề và nhiều lý do khác nên cho đến nay còn có nhiều ý
kiến rất khác nhau về khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật, thể hiện ở những
quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật chính là cơ

chế tác động của pháp luật. Theo đó, cơ chế điều chỉnh pháp luật đợc hiểu là
tổng thể các phơng tiện, các hình thái tác động khác nhau của pháp luật lên
các quan hệ xã hội, bao gồm: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, các quá
trình thực hiện pháp luật, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật và hoạt động
tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Với cách tiếp cận nh vậy, quan điểm này
có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn là, nó tạo ra khả năng tìm kiếm các giải
pháp trên nhiều hớng khác nhau để đa pháp luật đi vào cuộc sống. Tuy nhiên,
do xuất phát từ sự đồng nhất "điều chỉnh pháp luật" với "tác động pháp luật",
cho rằng: "Điều chỉnh pháp pháp luật cần đợc hiểu là nó đợc thực hiện bằng
pháp luật và toàn bộ các phơng tiện tác động của pháp luật lên các quan hệ
xã hội" [93, tr. 5], nên quan điểm này đã mở rộng phạm vi của khái niệm cơ
chế điều chỉnh pháp luật tới mức dung hợp vào đó cả những yếu tố nằm ngoài
nội dung của khái niệm điều chỉnh pháp luật; cha phân định rõ chức năng điều
chỉnh với chức năng giáo dục của pháp luật và do đó, việc xác định các thành
tố hợp thành cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng nh xác định và giải quyết các
mối quan hệ giữa chúng đã gặp phải những khó khăn nhất định.
20
Quan điểm thứ hai cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật đợc hiểu theo
hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm
toàn bộ các hiện tợng pháp lý mà sự vận động của chúng có ảnh hởng đến
nhận thức và hành vi của chủ thể pháp luật. Theo nghĩa hẹp, cơ chế điều chỉnh
là quá trình mà nhờ đó có đợc sự tác động của pháp luật đối với các quan hệ
xã hội mà cụ thể là sự tác động bằng các quy phạm pháp luật và đợc bảo đảm
bằng quyền lực nhà nớc [99, tr. 286]. Quan điểm này đã chú trọng đến các
khía cạnh tâm lý, xã hội của điều chỉnh pháp luật. Nh vậy, nếu xét theo nghĩa
rộng thì khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật đợc hiểu tơng tự nh quan điểm
thứ nhất; còn nếu xét theo nghĩa hẹp thì lại có mâu thuẫn là đã quá đề cao vai
trò của nhà nớc, cha tính đến tích tích cực của các chủ thể pháp luật khác, dẫn
đến khó khăn khi đi giải quyết những vấn đề có tính thống nhất và toàn diện
của cơ chế điều chỉnh pháp luật.

21
Quan điểm thứ ba cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm hai
bộ phận là: phơng thức điều chỉnh pháp luật, đợc thể hiện trong các quy phạm
pháp luật, là cơ sở để các chủ thể lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu của
pháp luật (cho phép, bắt buộc hoặc cấm đoán) và phơng thức thực hiện hành
vi, thể hiện trong các xử sự cụ thể của con ngời, trong đó chủ thể pháp luật
chủ động thực hiện, phải thực hiện hoặc phải kiềm chế việc thực hiện một
hành vi nào đó. Đồng thời, theo quan điểm này, giữa hai phơng thức đó lại tồn
tại các khâu trung gian: chủ thể pháp luật, sự kiện pháp lý, quan hệ pháp luật
[97, tr. 55]. Quan điểm này đã nhấn mạnh tính cấu trúc của phạm trù cơ chế
điều chỉnh pháp luật, xác định đặc điểm riêng của các bộ phận trong cấu trúc
đó, tạo ra cơ sở cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề cơ bản thuộc nội
dung của khái niệm này. Tuy nhiên, do quan điểm này phân lập phơng thức điều
chỉnh pháp luật và phơng thức thực hiện hành vi pháp luật của chủ thể và xác
định chủ thể pháp luật, sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật chỉ là khâu trung
gian giữa hai phơng thức đó, nên cha giải quyết đợc mối quan hệ tơng tác giữa
các thành tố cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Một quan điểm khác cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống
các phơng tiện pháp luật đặc thù có quan hệ mật thiết với nhau, đợc nhà nớc
sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội nhằm tạo ra một trật tự pháp lý
nhất định, làm cho khoảng cách giữa pháp luật trên giấy, pháp luật thực định
và pháp luật trên thực tế, pháp luật trong cuộc sống ngày càng thu nhỏ lại và
tiến tới xóa bỏ hoàn toàn [35, tr. 26]. Quan điểm này có nhiều yếu tố hợp lý,
nhất là đã chú trọng tính hiệu quả của pháp luật, tạo cơ sở cho việc tiếp cận và
giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý khác để đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ quan niệm cơ
chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống phơng tiện pháp luật đợc nhà nớc sử
dụng, thì cha đầy đủ, cha thấy hết tính toàn diện và trạng thái "động" của của
cơ chế điều chỉnh pháp luật.
22

Ngoài ra, cơ chế điều chỉnh pháp luật còn đợc tiếp cận dới các góc độ
khác. Chẳng hạn, dới góc độ tâm lý học, cơ chế điều chỉnh pháp luật là
cơ chế tác động đến ý chí của con ngời nhằm tạo ra xử sự thích hợp của chủ
thể [78, tr. 240]; dới góc độ xã hội, cơ chế điều chỉnh pháp luật nằm trong cơ
chế xã hội, tức là cơ chế tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ
xã hội [38, tr. 434], [78, tr. 241]; dới góc độ chức năng, cơ chế điều chỉnh
pháp luật là hệ thống các phơng tiện pháp luật tác động đến các quan hệ xã
hội thông qua chủ thể [38, tr. 434], [78, tr. 240]
Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: Cơ chế điều chỉnh pháp luật
là hệ thống các biện pháp pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội, bao gồm
toàn bộ những mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành: chủ
thể pháp luật, quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý. Thông qua đó, các bộ
phận cấu thành của quá trình điều chỉnh pháp luật liên kết với nhau trong quan
hệ pháp luật cụ thể với những quyền và nghĩa vụ pháp lý [36, tr. 612].
Mỗi quan điểm nêu trên đều có những yếu tố hợp lý, nhng cũng có
những hạn chế nhất định. Để có quan niệm đúng về cơ chế điều chỉnh pháp luật,
theo chúng tôi cũng cần làm rõ nội dung ngữ nghĩa của nhóm từ cơ chế điều
chỉnh pháp luật; xác định rõ cấu trúc nội dung của khái niệm; phân tích một cách
toàn diện những đặc trng chung của khái niệm đó cũng nh những đặc điểm
riêng của từng bộ phận hợp thành và mối quan hệ tơng tác cơ bản giữa chúng.
Trớc hết, thuật ngữ "cơ chế" thờng đợc sử dụng cùng với các thuật ngữ
khác để tạo nên những khái niệm chuyên môn của các lĩnh vực khoa học khác
nhau. Chẳng hạn, kinh tế học có "cơ chế kinh tế"; "cơ chế quản lý kinh tế",
tâm lý học có "cơ chế kích thích - phản ứng", trong lĩnh vực cơ khí có "cơ chế
vận hành của một hệ thống máy móc", chính trị học có "cơ chế thực hiện
quyền lực" và trong khoa học pháp lý chúng ta có "cơ chế điều chỉnh pháp
luật", "cơ chế áp dụng pháp luật" Tuy nhiên, nội dung của thuật ngữ "cơ
chế" đợc giải thích rất khác nhau.
23
Trong tiếng Nga, cơ chế () đợc giải thích theo hai nghĩa,

thứ nhất là cơ cấu bên trong của máy móc hoặc thiết bị mà làm cho máy móc
hoặc thiết bị đó hoạt động và thứ hai là cấu trúc bên trong, phơng thức vận
hành của một bộ máy của một kiểu hoạt động nào đó [105, tr. 203]. Trong
tiếng Anh, thuật ngữ này cũng đợc giải thích với hai nghĩa khác nhau: "Cơ chế
(mechanism) là hệ thống các bộ phận hoạt động cùng nhau trong một cỗ
máy" và "Cơ chế là một quá trình tự nhiên hoặc đợc thiết lập nhờ đó một hoạt
động nào đó đợc tiến hành hoặc đợc thực hiện" [123, tr. 1148-1149]. Trong
tiếng Việt, cơ chế đợc các nhà ngôn ngữ học giải thích là cách thức theo đó
một quá trình đợc thực hiện [86, tr. 207]. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt là khi xây dựng khái niệm "cơ chế kinh tế" và "cơ chế quản lý
kinh tế", các nhà kinh tế học cho rằng: "Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ sự t-
ơng tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể
hoạt động" [54, tr. 6].
Nh vậy, cơ chế luôn đợc giải thích gắn liền với hoạt động của một hệ
thống các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạt động của
chúng. Vì vậy, theo chúng tôi, thuật ngữ "cơ chế" chứa đựng hai nội dung đó
là cấu trúc của một chỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau hợp thành có
mối liên hệ mật thiết với nhau và phơng thức vận hành hay hoạt động của chỉnh
thể đó, tức là sự tơng tác giữa các bộ phận trong cấu trúc của chỉnh thể theo
những nguyên tắc và quá trình xác định nhằm đạt đợc một kết quả nhất định.
24
Nh đã phân tích ở phần trớc, điều chỉnh pháp luật đợc thực hiện thông
qua hành vi của các chủ thể tham gia các mối quan hệ xã hội, vì thế mục đích
của điều chỉnh pháp luật chỉ có thể đạt đợc khi nó đợc thể hiện thành hành vi
thực tế của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên, để có đợc hành vi xử sự thực tế
của các chủ thể, điều chỉnh pháp luật đợc tiến hành thông qua các quá trình
phức tạp từ việc mô hình hóa hành vi của chủ thể gắn với những điều kiện và
hoàn cảnh nhất định đến việc cá biệt hóa các mô hình hành vi đó thành những
xử sự trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và thực hiện các biện pháp để
các chủ thể tiến hành đúng các xử sự đó trên thực tế. Quá trình này phụ thuộc

vào đặc điểm của từng loại, nhóm và từng mối quan hệ xã hội mà pháp luật
điều chỉnh cũng nh mục đích mà nhà nớc mong muốn đạt đợc khi thực hiện sự
điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội đó.
Để tiến hành các hoạt động này, đòi hỏi nhà nớc với t cách là chủ thể
của quá trình điều chỉnh pháp luật phải dựa vào các phơng tiện pháp luật khác
nhau. Nhờ vào các phơng tiện này, nhà nớc có thể đạt đợc mục đích của mình
khi thực hiện việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đồng thời các chủ thể
pháp luật cũng thỏa mãn đợc lợi ích của mình khi tham gia vào các mối quan
hệ xã hội trên cơ sở sự đảm bảo của nhà nớc.
Các phơng tiện pháp luật có vị trí và vai trò rất khác nhau trong quá
trình điều chỉnh pháp luật. Thông qua sự tác động qua lại giữa các phơng tiện
đó, pháp luật từng bớc đi vào đời sống xã hội.
Với ý nghĩa đó, cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống các phơng
tiện pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau trong
một thể thống nhất theo một quá trình nhất định để điều chỉnh các quan hệ
xã hội với sự đảm bảo của nhà nớc nhằm đạt những mục đích xác định.
Khái niệm này thể hiện ba nội dung cơ bản của cơ chế điều chỉnh
pháp luật:
25
Thứ nhất, cơ chế điều chỉnh pháp luật là một hệ thống các phơng tiện
pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau trong một thể
thống nhất, theo một quá trình xác định.
Để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật, nhà nớc phải dựa vào các quy
phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật Thông qua đó
làm cho pháp luật có "cuộc sống thực" trong đời sống xã hội chứ không phải
là pháp luật "trên giấy", tức là nhà nớc dựa vào các phơng tiện pháp luật cụ thể
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Các phơng tiện pháp luật tham gia vào quá trình điều chỉnh các quan
hệ xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất,
mỗi phơng tiện đó nh là một bộ phận cấu thành của hệ thống có chức năng

riêng để đảm bảo cho pháp luật từng bớc đi vào đời sống xã hội. Trong đó,
quy phạm pháp luật là khuôn mẫu chung cho hành vi của chủ thể; quan hệ
pháp luật là quan hệ xã hội cụ thể mà nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý
của chủ thể đã đợc pháp luật quy định Khi các chủ thể tham gia vào các
quan hệ pháp luật một cách hợp pháp thì các khuôn mẫu chung trở thành
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể; việc thực hiện pháp luật là làm cho
các quyền và nghĩa vụ đó trở thành hành vi thực tế của các chủ thể.
Mối liên hệ mật thiết giữa các phơng tiện pháp luật đợc biểu hiện ở vai
trò của các phơng tiện đó đối với nhau và đối với toàn bộ sự vận hành của cơ
chế, trong đó phơng tiện này là tiền đề cho sự tham gia của các phơng tiện khác
trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Nhờ mối liên hệ tác động qua lại giữa các
phơng tiện pháp luật mà quá trình điều chỉnh pháp luật đợc thực hiện.
Thứ hai, sự tác động lẫn nhau giữa các phơng tiện pháp luật trong cơ
chế điều chỉnh pháp luật đợc thực hiện thông qua hoạt động của các chủ thể
tham gia các quan hệ xã hội đợc pháp luật điều chỉnh.
26
Nh đã phân tích ở trên, kết quả của điều chỉnh pháp luật chỉ đạt đợc
khi chủ thể thực hiện trên thực tế hành vi cụ thể mà pháp luật quy định. Mặc
dù pháp luật do nhà nớc ban hành và đảm bảo thực hiện, nhng pháp luật chỉ đi
vào đời sống xã hội thông qua hoạt động của các chủ thể. Hoạt động của các
chủ thể pháp luật nh tham gia quan hệ pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý làm cho các quy phạm pháp luật từng bớc trở thành cách xử sự cụ
thể và cuối cùng là đợc thể hiện thành hành vi cụ thể của các chủ thể đó trên
thực tế. Nhờ những hoạt động đó mà quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra,
đồng thời cũng nhờ vào hoạt động của các chủ thể pháp luật mà các phơng
tiện pháp luật có mối liên hệ tác động lẫn nhau.
Vai trò của các chủ thể trong cơ chế điều chỉnh pháp luật không chỉ đ-
ợc biểu hiện ở tính tích cực của các chủ thể trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ pháp lý của mình mà trong một chừng mực nào đó, các chủ thể còn
đợc nhà nớc trao quyền để tiến hành những hoạt động cụ thể (chẳng hạn, trong

trờng hợp áp dụng pháp luật) hoặc đợc chủ động trong việc xác định các
quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật (ví dụ, tham
gia quan hệ hợp đồng). Chính những hoạt động đó làm cho cơ chế điều chỉnh
pháp luật đợc vận hành tạo ra trật tự xã hội theo mục đích đã định trớc.
Thứ ba, nhà nớc với t cách là chủ thể của điều chỉnh pháp luật là
nhân tố đảm bảo cho cơ chế điều chỉnh vận hành trên cơ sở tính tích cực của
các chủ thể pháp luật.
27

×