Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,Đảng ta vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới như thế nào’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.79 KB, 9 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra những
biến đổi to lớn, sâu sắc. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và sử dụng
những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nên đã vượt
qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể. Để thốt khỏi tình
trạng khủng hoảng, cải tổ, cải cách và đổi mới đã trở thành xu thế khách quan ở
nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bên cạnh thuận lợi
và những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước, chúng ta
cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Tư tưởng chủ quan, say sưa với
thắng lợi, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn,
việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mơ hình kế hoạch
hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế - xã
hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Nước ta lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận;
chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc gây ra… Để đưa nước ta thốt
khỏi tình trạng đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải đổi mới mạnh mẽ, cơ bản
cách nghĩ, cách làm. Cuối những năm 70, ở một số địa phương bước đầu có những
tìm tịi, thử nghiệm cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề do
thực tiễn đặt ra. Qua những thành công bước đầu đạt được trong quá trình tìm tịi,
thử nghiệm đó, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự cần thiết đổi mới, trước hết
là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có
hiệu quả hơn.
.Để làm rõ quan điểm trên ,em xin chọn đề tài 5: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam,Đảng ta vận dụng những quan điểm đó vào cơng cuộc đổi mới như thế nào’’

B. NỘI DUNG

1



I/

Khái quát cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1/ Tính tất yếu khách quan
Như ta đã biết từ khi hồ bình lập lại năm 1954,miền bắc nước ta đã bước vào thời
kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm như chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói:”Đặc điểm to nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp
lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa”.
Điều đó thật sự là một tất yếu đối với lịch sử nước ta bởi lẽ:Toàn thế giới đã bước
vào thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.Thực tế cho thấy chủ
nghĩa tư bản là một chế độ đã lỗi thời về mặt lịch sử,sớm hay muộn cũng phải được
thay thế bằng hình thái xã hội khác.Hơn nữa cách mạng Việt Nam đã phát triển theo
con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Tính tất yếu ấy đã xuất hiện
từ những năm 20 của thế kỷ XX.Nhờ đi theo con đường ấy,nhân dân ta đã làm Cách
mạng tháng Tám thành công,đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến,hoàn thành
sự nghiệp giải phóng dân tộc.Ngày nay,chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững
độc lập,tự do dân tộc,mới thực hiện được mục tiêu làm cho mọi người dân được ấm
no,tự do,hạnh phúc.Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của
nhân dân ta như vậy là sự lựa chọn phù hợp với lịch sử và phù hợp với xu thế thời
đại.Điều đó cũng thể hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở nước ta là một tất yếu của lịch sử.
2/ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội,bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
Ta thấy bỏ qua chế độ tư bản,về kinh tế có thể hiểu bỏ qua sự thống trị về quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa.Chúng ta sẽ không để kinh tế tư bản chủ nghĩa thống
trị.Cịn khơng thể bỏ qua những vấn đề có tính quy luật của sự phát triển lực lượng
sản xuất xã hội.Đó là thưc hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật,gắn liền với khoa
học kỹ thuật và phân công lại lao động xã hội,thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế:chuyển từ cơ cấu nông-công nghiệp sang cơ cấu công-nông nghiệp và dịch

vụ.Chúng ta cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,vận
dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Ta không thể bỏ qua được

2


phương thức quản lý kinh tế của nền đại công nghiệp,đồng thời không thể bỏ qua kỷ
luật lao động của nền đại công nghiệp(không thể bỏ qua trường đại học công nghiệp).
Xét về mặt kinh tế,việc bỏ qua tư bản chủ nghĩa chúng ta có những điều kiện và
khả năng sau.Theo chủ quan,Cách mạng Việt Nam ln có Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.Đây là Đảng có tinh thần Cách mạng cao,tranh thủ được sự đồng tình
của đơng đảo quần chúng.Chúng ta có khối liên minh cơng-nơng vững chắc,nhân
dân ta ln có tinh thần Cách mạng,có nguyện vọng độc lập dân tộc,luôn tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng.Theo khách quan,thế giới đã xuất hiện khu vực hố,tồn
cầu hố,trên cơ sở phân công,hợp tác,tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Nó làm nảy sinh những thời cơ và khả năng
cho những quốc gia kém phát triển có thể phát triển nhanh chón,trên cơ sở chính
sách đối ngoại đúng đắn.Hơn nữa,tuy rằng nước ta cơ sở vật chất còn yếu kém
nhưng vẫn có thể theo kinh nghiệm của các nước đi trước để thực hiện”con đường
phát triển rút ngắn”,hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ.

II.VẬN DỤNG Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong công
cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta
Nước ta đang đứng trước thời cơ và vận hội lớn, nhưng cũng chứa đựng khơng ít
những thách thức, nguy cơ. Do vậy để bảo đảm đưa đất nước phát triển và giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa địi hỏi Đảng ta phải kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận
ấy vào công cuộc đổi mới của đất nước.
1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ
nghĩa Mac-Lênin va tư tưởng Hồ Chí Minh

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn
Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được
độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta,
độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau khi giành được độc lập dân

3


tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa trong q trình phát triển
của xã hội lồi người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn
dân tộc. Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy độc lập dân tộc là điều kiện tiên
quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa là cơ sở đảm bảo vững chắc
cho độc lập dân tộc
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, là tiếp tục con đường cách mạng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới,
vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường vẫn phải giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu của loài người phục vụ cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học công nghệ hiện đại làm cho
tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành
mạnh về đạo đức, tinh thần. Nếu Đảng ta không kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội thì chúng ta sẽ mắc phải sai lầm như các nước Đông âu và Liên
Xô.
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các
nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là con đường tất
yếu phải đi của đất nước ta. Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa

học và công nghệ, điều kiện giao lưư, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước ta
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốc năm
châu như mong muốn của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân do
Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết
phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

4


cho dân. Theo tinh thần đó, ngày nay, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh
nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ,
xu thế tồn cầu hóa. Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo
ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút
vốn đầu tư kinh nghiệm quản lý hiện đại, thực hiện sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Do vậy phải giáo dục cho nhân dân có được niềm tin về lý tưởng xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện thế giới có nhiều biến đổi. Cần phải xử lý nghiêm minh, công bằng
đối với những hành vi vi phạm pháp luật làm suy thoái tư tưởng, băng hoại đạo đức
xã hội. Hội nhập quốc tế mà không được chệch hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu
mạnh và góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới.
Không ngừng bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, làm cho
bản sắc văn hoá được giữ vững và phát triển. Giữ vững tinh thần độc lập tự chủ
trong tiếp thu sức mạnh bên ngoài, kết hợp sức mạnh trong nước. Việc giáo dục tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng, ý thức bảo vệ văn hố dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc văn hố nước ngồi là những yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với

việc “mở cửa”. Cơng tác đối ngoại được xác định có vai trò quan trọng đối với việc
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
4.Những thành tựu sau khi tiến hành công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu
của kế hoạch 5 năm.
Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hăng năm về tổng sản phẩm
trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5 – 6,5%), về sản xuất công nghiệp là

5


13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có
bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990
đến 29,1% năm 1995; dịch vụ từ 39,6% lên 41,9%. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ
nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP; năm 1995
là 27,4% (trong đó nguồn đầu tư trong nước chiếm 16,7% GDP). Đến cuối năm
1995, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ
USD, gần 1/3 đã được thực hiện. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống
còn 12,7% năm 1995.
Hoạt động khoa học và cơng nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
thích nghi dần với cơ chế thị trường.
Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của lực lượng
sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
2- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập trung
bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động
có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả
nông thôn và thành thị.
Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp

giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục
thể thao, thơng tin đại chúng, cơng tác kế hoạch hóa gia đình và nhiều hoạt động xã
hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ.
Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp lý,
phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong tìm
việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội.
Chủ trương đền ơn đáp nghĩa đối với người có cơng với nước được tồn dân hưởng
ứng, phong trào xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng mở rộng,
đang trở thành một nét đẹp mới trong xã hội ta.

6


Lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đát nước, vào Đảng và Nhà nước
được nâng lên.
3- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phịng, an ninh.
Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và mơi trường hịa bình
của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.
Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả việc điều chỉnh chiến
lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời
sống lực lượng vũ trang được đáp ứng tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của
quân đội và cơng an được nâng lên. Thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân
dân được củng cố. Công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được
tăng cường.
4- Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
chúng ta đã từng bước cụ thể hóa đường lối đổi mới trên các lĩnh vực, củng cố Đảng
và chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội;
đã ban hành Hiến pháp mới năm 1992, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn

bản pháp luật quan trọng, tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà những,
tiếp tục xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội từng bước đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động, đạt hiệu quả thiết thực hơn. Quyền làm chủ của
nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hóa được phát
huy. Các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc đồn kết, gắn bó trong sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đồng bào ta ở nước ngồi cũng
ngày càng hướng về q hương vì đại nghĩa ấy.
5. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích
cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều

7


mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào; xây
dựng quan hệ tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở
thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu nghị truyền
thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, các nước
trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ với
các nước cơng nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mỹ; thiết lập và mở
rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình dương, Trung Đơng, châu Phi
và Mỹ latinh; mở rộng quan hệ với Phong trào không liên kết, các tổ chức quốc tế
và khu vực.
Đảng ta tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và
công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, các tổ chức và phong trào tiến bộ trên
thế giới; thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước. Mở rộng hoạt
động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội. Phát triển quan hệ với
các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán
với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực
tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho ta viện trợ khơng
hồn lại hoặc cho vay để phát triển.
Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hịa
bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế
giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó cũng
là sự đóng góp tích cực của nhân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

C. KẾT LUẬN
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội VII, đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những

8


hồn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta khơng những đứng vững mà cịn
vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt.
Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được
hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một
số mặt còn chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho
cơng nghiệp hóa đã cơ bản hồng thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua
về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong q trình thực
hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực

này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác.

9



×