Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tiểu luận tốt nghiệp trung cấp chính trị -Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người để nhận định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.05 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

A. MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

2

3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn đề tài

2

4. Phương pháp nghiên cứu

3

5. Bố cục của đề tài

3

B: NỘI DUNG



4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4

1.1. Cơ sở lí luận

4

1.2. Cơ sở thực tiễn

9

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN SỐ 2 GIAI ĐOẠN 2018 - 2021.
2.1. Đặc điểm chung của huyện Việt Yên
2.2. Đặc điểm chung của trường THPT Việt Yên số 2
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục của Trường THPT Việt yên số 2
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021
2.4. Nguyên nhân của những kết quả và tồn tại hạn chế
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
THPT VIỆT YÊN SỐ 2 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Phương hướng, mục tiêu chung

13
13
14

16
22
24
24

3.2. Phương hướng, mục tiêu cụ thể của trường THPT Việt Yên số 2
trong những năm tới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
3.3. Giải pháp

25
26

C. KẾT LUẬN

31
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1


Stt

Chữ Viết tắt

Nội dung

1

THPT

Trung học phổ thông


2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

BCH

Ban chấp hành

5

BGH

Ban giám hiệu

6

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


7

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

8

Đ/c

Đồng chí

9

CSVC

Cơ sở vật chất

10

THCS

Trung học cơ sở

A - MỞ ĐẦU
2


1-Tính cấp thiết của đề tài

Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX là tính tất yếu khách
quan đã đặt nền móng cho thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại. Kế thừa những
thành tựu của các nhà duy vật trong lịch sử, đặc biệt là quan điểm của C. Mác và Ph.
Ăng-ghen, Lê-nin phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành một học thuyết khoa
học, cách mạng và nhân văn khi đề ra mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội,
giải phóng con người và chỉ rõ lực lượng, con đường, phương thức nhằm đạt được
mục tiêu đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người khơng chỉ là kết
quả của sự tiến hố cao nhất của tự nhiên và của sự phát triển xã hội, mà con người
cịn là chủ thể tích cực của mọi hoạt động, là chủ thể thực sự của các quá trình xã hội
và là chủ thể sáng tạo duy nhất quyết định sự phát triển của xã hội.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln tâm niệm con người là vốn quý nhất, là
yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng, là người sáng tạo ra lịch sử các giá trị văn
hoá, tinh thần. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tiến trình cách mạng.
Vì lẽ đó, khi kiến tạo một xã hội mới, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trước hết phải tích cực, chủ động xây dựng những con người, những nhân cách cho xã
hội đó. Xã hội nào cũng có những con người đại diện cho nó. Xã hội phong kiến ở
Việt Nam, có những nhân cách kẻ sĩ, bậc trượng phu, người quân tử làm nòng cốt xây
dựng xã hội ấy. Xã hội tư sản đã coi các thương gia, nhân sĩ các nhà tư bản là nòng
cốt xây dựng xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu phấn đấu của cuộc cách
mạng của chúng ta là chủ nghĩa xã hội, vì vậy "muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết
phải xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa".
Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin trong tình hình mới trong
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương 8 khóa XI thông qua ngày 4
tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ
mục tiêu tổng quát như sau:
“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;
đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập
của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.

3


Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng và chỉ đạo của nhà nước, Bộ giáo dục –
đào tạo đã có nhiều cải tiến như : Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho dạy
học hiện đại, đổi chương trình giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới quản lý
giáo dục, quan tâm đến phát triển đội ngũ người lao động trong lĩnh vực giáo dục .vv..
bằng nhiều thông tư và các cuộc vận động đã và đang mang lại sự thay đổi tích cực.
Tuy nhiên hiệu quả trong q trình hoạt động vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần khắc
phục trong thời gian tới.
Trường THPT Việt Yên số 2 là một đơn vị thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,
thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông và định hướng nghề nghiệp tại huyện Việt
Yên. Những năm qua, nhà trường không ngừng phấn đấu xây dựng mơi trường giáo
dục có chất lượng cao từ đó xây dựng con người mới có đạo đức, tri thức và kỹ năng.
Trong giai đoạn hiện nay nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường là nội dung
được chi bộ Đảng và tập thể giáo dục nhà trường quan tâm hàng đầu. Chính vì những
lí do trên tôi lựa chọn đề tài “ Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về
con người để nhận định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường THPT Việt yên số 2 trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của
khóa luận.
2-Mục đích nghiên cứu của đề tài
Qua nghiên cứu đề tài chúng ta thấy được tính đúng đắn và thực tiễn của chủ
nghĩa Mác – Lênin còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay. Sự kết hợp giữa thực tiễn và lý luận trong quá trình giáo dục con
người mới tại trường THPT Việt Yên số 2 đã đánh giá khách quan những kết quả đã
đạt được và đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong
giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
3-Đối tượng, phạm vi và giới hạn đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con

người và thực trạng công tác giáo dục ở Trường THPT Việt yên số 2.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

4


Thực trạng chất lượng giáo dục tại trường THPT Việt Yên số 2 từ 09/2018 đến
09/2021 và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đến năm 2025.
4-Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Bằng hình thức đọc tài liệu về hệ thống quan
điểm về con người của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
mới.
Phương pháp thu thập thơng tin: Tìm hiểu thông tin trong các Nghị quyết, nghị
định, thông tư và các cơng trình nghiên cứu liên quan.
Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu từ năm 2018 đến năm 2021 tại trường
THPT Việt yên số 2.
Phương pháp xử lý số liệu, so sánh : Dựa vào các số liệu thực tiễn thu được, xử
lý, so sánh và đánh giá kết quả giữa các năm học nhằm rút ra các kết luận chính xác
phù hợp với những nội dung nghiên cứu.
5-Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương và 9 tiết
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN SỐ
2 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2021

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN SỐ 2 GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

B . NỘI DUNG
5



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người
Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm cổ - trung
đại, vấn đề bản tính con người được quan tâm hàng đầu. giải quyết vấn đề này, các
nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn chính
trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính người là Thiện (Nho gia) và bản
tính người là Bất Thiện (Pháp gia).
Khác với nền triết học Trung Hoa, các nhà tư tưởng của các trường phái triết học
Ấn Độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ khác, giác độ suy
tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình (Siêu hình học) đối với
những vấn đề nhân sinh quan. Kết luận về bản tính Vơ ngã, Vơ thường và tính hướng
thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận
độc đáo của triết học Đạo Phật.
Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương tây từ Cổ đại Hy Lạp trải qua giai
đoạn Trung cổ, Phục hưng và Cận đại đến nay, những quan niệm về con người trong
triết học vẫn là một đề tài tranh luận chưa chấm dứt.
Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học đều tự hỏi: thực chất con người
là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn tro ng chính
con người. Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là một tiểu vũ trụ, là
một thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản chất con người là bản chất vũ trụ. Con
người là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa tể của mn lồi. Chỉ đứng sau thần
linh. Con người được chia làm hai phần là phần xác và phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và
tơn giáo thì cho rằng: Phần hồn là do thượng đế sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạt
động của phần xác, linh hồn con người tồn tại mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại
họ cho rằng phần xác quyết định và chi phối phần hồn, khơng có linh hồn nào là bất tử
cả, và q trình nhận thức đó khơng ngừng được phát hiện. Càng ngày các nhà triết học
càng tiến sâu hơn trong việc làm rõ bản chất của con người và không ngừng khắc phục

những hạn chế của những lý luận trước đó.
Tóm lại: Các quan niệm triết học nói trên đã đi đến những cách thức lý luận xem
xét con người một cách trừu tượng. Đó là kết quả của việc tuyệt đối hoá phần hồn thành
con người trừu tượng - tự ý thức, còn chủ nghĩa duy vật trực quan thì tuyệt đối hố phần
6


xác thành con người trừu tượng (Sinh học), tuy nhiên họ vẫn cịn nhiều hạn chế, các quan
niệm nói trên đều chưa chú ý đầy đủ đến bản chất con người.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người
* Bản chất con người
Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết do con người và vì con người. Do vậy,
hình thành mối quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát
triển xã hội nói chung, trong xã hội xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề khơng
thể thiếu được của thế giới quan Mác – Lênin.
Theo quan niệm chủ nghĩa Mác – Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể
người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó.
Để tồn tại với tư cách là một con người trước hết con người cũng phải ăn, phải uống...
Điều đó giải thích vì sao Mác cho rằng con người trước hết phải ăn, mặc, ở, rồi mới
làm chính trị. Nhưng chỉ dừng lại ở một số thuộc tính sinh học của con người thì
khơng thể giải thích được bản chất của con người. Khơng cịn hồn tồn mang tính tự
nhiên như ở con vật mà đã được xã hội hoá. Mác viết: “Bản chất của con người
không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực
của nó bản chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” con người
là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con người
với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần giống với con
người... để tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có
con người mới làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên theo
quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người sản xuất ra công
cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất

được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người.
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất là yếu tố hàng
đầu, yếu tố đóng vai trị quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội mà hơn nữa,
con người cịn đóng vai trị là chủ thể hoạt động của q trình lịch sử. Thơng qua hoạt
động sản xuất vật chất con người sáng tạo ra lịch sử của mình, lịch sử của xã hội lồi
ngồi. Từ quan niệm đó Mác khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
có ý nghĩa là sự phát triển phong phú bản chất con người, coi như là một mục đích tự
thân. Bởi vậy theo Mác ý nghĩa lịch sử mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là
phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng
7


con người, để con người được sống với cuộc sống đích thực. Và bước quan trọng nhất
trên con đường đó là giải phóng con người về mặt xã hội.
Quan niệm của Mác về định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của con
người làm thước đo chung càng được khẳng định trong bối cảnh lịch sử của xã hội
loài người. Ngày nay loài người đang sống trong bối cảnh quốc tế đầy những biến
động, cộng đồng thế giới đang thể hiện hết sức rõ ràng tính đa dạng trong các hình
thức phát triển của nó xã hội lồi người kể từ thời tiền sử cho đến nay bao giờ cũng là
một hệ thống thống nhất tuy nhiên cũng là một hệ thống hết sức phức tạp và chính vì
sự phức tạp đó đã tạo nên tính khơng đồng đều trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các
nước, các khu vực khác nhau.
* Con người là chủ thể sinh động nhất của xã hội
Sự “sinh động” ở đây có nghĩa là con người có thể chinh phục tự nhiên, cải tạo
tự nhiên. Con người là sản phẩm tự nhiên, là kết quả của q trình tiến hố lâu dài của
giới hữu sinh, đã là con người thì phải trải qua quy luật sinh-tử, mỗi con người đều có
nhu cầu ăn, mặc ở, sinh hoạt... Con người chỉ có thể tồn tại được khi tiến hành lao
động sản xuất của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của mình và chính lao động sản
xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động là nguồn gốc duy
nhất của vật chất, vật chất quyết định tinh thần theo logic thì lao động là nguồn gốc

của văn hoá vật chất và tinh thần.
Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn con người sản
xuất ra của cải vật chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên, con người là chủ
thể cải tạo tự nhiên. Quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng tạo ra lịch sử cho
mình. Con người khơng những là sản phẩm của xã hội mà con người còn là chủ thể
cải tạo xã hội. Bằng hoạt động lao động sản xuất con người sáng tạo ra tồn bộ nền
văn hố vật chất, tinh thần. Bằng hoạt động cách mạng, con người đánh dấu thêm các
trang sử mới cho chính mình mặc dù tự nhiên và xã hội đều vận động theo những quy
luật khách quan song quá trình vận động của con người luôn xuất phát từ nhu cầu,
động cơ và hứng thú, theo đuổi những mục đích nhất định và do đó đã tìm cách hạn
chế hoặc mở rộng phạm vi tác dụng cuả quy luật cho phù hợp với nhu cầu và mục
đích của mình. Nếu khơng có con người với tư cách là chủ thể sinh động nhất của xã
hội thì khơng thể có xã hội, khơng thể có sự vận động của xã hội mà vượt lên tất cả
chính là của cải vật chất.
8


1.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về con người và Giáo dục đào tạo
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin,
được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là
vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội
dung tư tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn
kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân
riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát
triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây
dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của tồn bộ tư tưởng về
con người của Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân, vừa là thành

viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài
hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp
là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là
cả loài người". Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con
người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở
mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hồn cảnh, Người ln quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của
con người với tư cách nhu cầu chính đáng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động , Chủ tịch Hồ Chí Minh với những cống hiến to
lớn đối với cách mạng Việt Nam. Những cống hiến to lớn đó, tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục và đào tạo đã tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết nền giáo
dục nước nhà. Những tư tưởng ấy khơng những có ý nghĩa lý luận sâu sắc mà còn đầy
ắp những bài học thực tiễn sinh động.
*Về xây dựng và phát triển nền giáo dục tồn diện
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” đó là một
tất yếu lịch sử đã chứng minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm từ đó đã
thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Người luôn chú trọng một nền giáo
dục mới – một nền giáo dục với mục tiêu, nội dung và phương pháp phải hướng đến

9


việc phát triển con người toàn diện, cũng như động viên mọi lực lượng tham gia xây
dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Một là: Phát triển tồn diện con người là mục đích cơ bản của nền giáo dục mới.
Hai là: Nội dung giáo dục phải phong phú, toàn diện lấy chất lượng làm cốt để phát triển
con người tồn diện cả về đức, trí, thể, mỹ.
Ba là: Nền giáo dục mới phải đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả mọi cơng dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo là nền tảng quan trọng để Đảng và
Nhà nước ta hoạch định chiến lược giáo dục Việt Nam trong những năm qua và thời
gian tới. Nhận thức được vị trí, vai trị của giáo dục đào tạo đối với cách mạng Việt

Nam kế thừa tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định “Giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực thúc đẩy cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.
Những kiến giải của Hồ Chí Minh về con người và giáo dục - đào tạo đã trở
thành tải sản quý báu của dân tộc, là ngọn hải đăng soi đường cho sự nghiệp trồng
Người của Đảng và Nhà nước ta; là cơ sở cho việc xác định chiến lược đào tạo con
người, các chủ trương, chính sách, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Quan điểm về đổi mới, phát triển giáo dục và
đào tạo đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội tồn quốc lần thứ VI. Đây chính là cơ sở,
tiền đề để Đảng ta ngày càng hoàn thiện hệ thống quan điểm, đồng thời là cơ sở để
Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục và đào tạo.
Điều này đã được thể hiện cụ thể trong các văn kiện Đại hội Đảng, các văn kiện Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương và trong các văn kiện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII,XIII cũng như trong chính sách phát triển giáo dục
và đào tạo của nước ta đã xác định một cách toàn diện và cụ thể hơn quan điểm và
định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo để phù hợp với tiến trình phát triển của đất
nước và khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thời gian vừa qua.
Phát triển giáo dục – đào tạo , khoa học công nghệ trong bối cảnh hiện nay
đang chứa đựng những thời cơ và thách thức mới đan xen. Cuộc cách mạng khoa học
– công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ , tác động đến mọi quốc gia dân tộc. Tốc độ
phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rất
ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Muốn thực hiện cuộc cách
mạng khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ tồn cầu hóa chúng ta phải phát triển giáo
10


dục- đào tạo. Giáo dục đào tạo phải được “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa” và “quốc tế
hóa” về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Nhiều chi thức cơng nghệ
mới ra đời địi hỏi con người phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Quá trình
giáo dục phải được tiến hành liên tục để người lao động có thể thích nghi được với

những đổi mới của tiến bộ khoa học công nghệ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Trường phổ thơng trong hệ thống giáo dục quốc dân
Vị trí của trường phổ thông được xác định trong Điều 2 của Điều lệ trường phổ thông
(Thông tư 32/2020 ban hành ngày 15/9/2020): Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ
thơng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và
con dấu riêng.
Điều 28, của Luật giáo dục 2019 đã ghi rõ: Giáo dục trung học phổ thông được
thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp
mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là
15 tuổi và được tính theo năm.
Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân;
bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn
thiện học vấn phổ thơng và có hiểu biết thơng thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có
điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học
chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2.2. Những yêu cầu đối với giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay
Luật giáo dục 2019 đã xác định “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện
con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp;
có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội
nhập quốc tế”. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong
Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là
11



quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước,
mà cịn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
Trong Văn kiện đại hội XIII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước,
Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự
phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy
người, dạy chữ, dạy nghề”.
Như vậy, các nghị quyết và những định hướng lớn của Đảng, Nhà nước và Quốc
hội đều đã khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu và chất lượng
giáo dục chính là yếu tố quyết định quan trọng nhất để làm nên thương hiệu của
ngành giáo dục.
1.2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường phổ thông
1.2.3.1. Khái niệm về chất lượng, chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học
Chất lượng: Theo từ Việt Nam định điển Bách khoa nghĩa: “Chất lượng là cái tạo ra
sản phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản
khẳng định sự tồn tại của đối tượng và phân biệt nó với đối tượng khác”.
Chất lượng giáo dục: “Chất lượng giáo dục là trình độ hiện thực hóa mục tiêu
giáo dục, thể hiện sự đổi mới và hiện đại hóa giáo dục theo định hướng XHCN cũng
như khả năng thích ứng ngày càng cao của người học đối với những biến đổi nhanh
chóng của thực tế. Chất lượng giáo dục được xem xét, đánh giá một cách toàn diện
hay từng mặt, đối với cả ngành, từng địa phương, hay một trường học cụ thể, đối với
người học trong từng giai đoạn, trong một hệ điều hành nhất định. Chất lượng giáo
dục phổ thông là chất lượng của từng mặt đạo đức, trí dục, thể dục, mỹ dục, giáo dục
lao động và hướng nghiệp hay nói cách khác đó là chất lượng của “Dạy chữ, dạy
người, dạy nghề thể hiện qua người học”.
Chất lượng dạy học: Là sự thỏa mãn tối đa mục tiêu đã đặt ra đối với sản phẩm
GD&ĐT là sự hồn thiện trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mức độ xác định
và khả năng đáp ứng được nhu cầu xã hội hóa cá nhân, đồng thời thỏa mãn được yêu
cầu đa dạng của kinh tế - xã hội luôn luôn phát triển. Như vậy chất lượng gắn với hiệu

quả trong và hiệu quả ngoài của sản phẩm GD&ĐT, chất lượng càng cao nghĩa là gia
tăng hiệu quả. Chất lượng giáo dục có thể đặc trưng riêng cho từng đối tượng, quốc
12


gia, địa phương, cộng đồng, nhà trường. Tùy theo đối tượng mà cách nhìn chất lượng,
hiệu quả khác nhau.
Với đặc trưng, sản phẩm của quá trình dạy học là con người - thứ sản phẩm
không được phép thứ phẩm, phế phẩm. Giáo dục là một thứ ngành, nghề đòi hỏi chất
lượng lao động cao nhất cả về phía người giáo dục và người được giáo dục. Chất
lượng giáo dục, dạy học được đánh giá qua những biểu hiện tài năng, đạo đức lối
sống, lý tưởng của con người khi hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục khi hoàn
thành. Chất lượng dạy học là chất lượng dạy và chất lượng học, sự phát huy tối đa
năng lực của thầy và năng lực của học sinh để sau khi kết thúc quá trình giáo dục thu
được sản phẩm là những học sinh có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu
của xã hội, của thực tế cuộc sống.
1.2.3.2. Nâng cao chất lượng giáo dục trong trường phổ thông hiện nay
Nâng cao chất lượng dạy học không đơn thuần chỉ là nâng cao các hoạt động dạy
học mà phải nâng cao quá trình tác động tới tất cả các thành tố hoạt động sư phạm có
tác động hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục cũng không chỉ là nâng cao chất lượng tri thức văn hóa
mà phải xem xét đến chất lượng giá trị, ý chí, kỹ năng và thái độ người học thơng qua
q trình dạy học.
-Nâng cao chất lượng dạy học cũng là nâng cao các hoạt động toàn diện trong
nhà trường, gồm các nội dung sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp.
Thứ ba: Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
Thứ tư: Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo.
Thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục đào tạo.

-Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, phải được xác định từ mục
tiêu giáo dục phổ thông. Muốn như vậy cần quan tâm đến các vấn đề sau:
+ Công tác xây dựng đội ngũ
+ Tăng cường cơ sở vật chất , phương tiện trang thiết bị dạy học, các phịng học
chức năng vì cơ sở vật chất trường học là phương tiện dạy học, là điều kiện thiết yếu
để tiến hành dạy học và giáo dục trong nhà trường.
+ Chú trọng đến cơng tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực.
13


+ Đặc biệt phải đổi mới phương pháp dạy học.
+ Chú ý đến việc xây dựng nền nếp, kỷ cương trong công tác dạy học, thực hiên
chức năng quản lý hành chính đưa các hoạt động vào kỷ cương bằng hệ thống nội
quy, quy định chặt chẽ.

Chương 2
14


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT
VIỆT YÊN SỐ 2 GIAI ĐOẠN 2018-2021
2.1.Đặc điểm chung của huyện Việt Yên
Việt Yên là huyện trung du và miền núi, nằm giữa hai lưu vực sông Cầu và
sông Thương, chiếm 4,5% diện tích của tồn tỉnh. Nổi bật là lĩnh vực kinh tế liên tục
tăng trưởng và là huyện đứng đầu tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Tổng giá trị sản xuất (không bao gồm khu công
nghiệp) giai đoạn 2016-2020 đạt 38.773 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình qn đạt
14,12%, bằng 104,59% kế hoạch. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng trưởng
20,97%, bằng 124% kế hoạch; nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng trưởng 1,19%, bằng
20,59% kế hoạch; dịch vụ tăng trưởng 11,25%, đạt 73,53% kế hoạch.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm
61,28%, tăng 18,69%; dịch vụ chiếm 23,99%, tăng 0,64%; nông - lâm nghiệp - thủy
sản chiếm 14,73%, giảm 18,09% so với năm 2015. Ước tổng vốn đầu tư toàn xã hội
trong giai đoạn 2016- 2020 đạt 36.576 tỷ đồng, đạt 243,84% kế hoạch, bằng 231%
cùng kỳ giai đoạn 2011- 2015. Trong đó nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
3.910 tỷ đồng, bằng 1116% giai đoạn 2011-2015.
Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt kết quả tốt. Đến năm 2019, tồn
huyện có 100% thơn, khu phố có nhà văn hóa và điểm sinh hoạt cộng đồng; 521 sân
thể thao các loại và 17/17 hội trường văn hóa đa năng xã, thị trấn; 01 quảng trường
trung tâm huyện bảo đảm phục vụ cho các sự kiện lớn. Ước tỷ lệ hộ gia đình được
cơng nhận danh hiệu Gia đình văn hoá năm 2020 đạt 89%, bằng 101% so với kế
hoạch; làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 76,12%, bằng 101% so
với kế hoạch; 01 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, 15/15 xã đạt chuẩn văn hóa nơng
thơn mới.
Huyện Việt n hiện có 62 trường học, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 98% và 60/62
trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục ln ln duy trì trong nhóm các
huyện, thành phố dẫn đầu; năm 2019, kết quả thi học sinh giỏi xếp thứ 3, điểm thi vào
lớp 10 đứng thứ nhất toàn tỉnh. Tồn huyện có 100% học sinh hồn thành chương
trình tiểu học vào lớp 6; học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm đạt trên 98%. Bên cạnh
đó, cơng tác giảm nghèo được chú trọng theo hướng bền vững. Công tác chăm sóc,
15


bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm chú trọng. Quốc phòng an ninh được giữ
vững.
2.2. Đặc điểm chung của trường THPT Việt Yên số 2
Trường THPT Việt Yên số 2 được thành lập ngày 26/5/1999 theo Quyết định
số 28/QĐ-UB của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, đây là ngơi
trường có tiền thân là Trường Phổ thơng Vừa học vừa làm Việt Yên được
thành lập từ năm 1977, đến năm 1996 được chuyển đổi thành Trường Phổ

thông cấp 2-3 Tự Lạn. Cho đến nay, Trường THPT Việt Yên số 2 có bề dày
truyền thống hơn 40 năm từ những cơ sở ban đầu của Trường Phổ thông Vừa
học vừa làm Việt Yên.
Trong giai đoạn hiện nay với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, với nỗ lực của quý
thầy cô Ban Giám hiệu cũng như tập thể sư phạm và các thế hệ học sinh, nhà trường
đã phát huy mọi nguồn lực, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền,
của các cơ quan ban ngành của tỉnh, huyện và nhân dân các xã để tăng cường xây
dựng cơ sở vật chất, quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ quản lý và nhà
giáo, không ngừng đổi mới sáng tạo, thi đua dạy tốt, học tốt, chất lượng giáo dục toàn
diện, giáo dục mũi nhọn của nhà trường hàng năm được nâng lên rõ rệt.
Khn viên nhà trường có diện tích 18.849m2,có tường rào kiên cố, kiến trúc
hiện đại, đảm bảo an toàn; có cổng trường và các cổng phụ kiên cố, thiết kế đẹp. Nhà
trường có sân vận động rộng rãi, sử dụng tốt cho các hoạt động lớn và học sinh học
thể dục thể thao.Sân trường được lát gạch, trồng cây xanh, có hệ thống bồn hoa; Hệ
thống cây xanh khơng ngừng được cải thiện.
Nhà trường có 33 phịng học kiên cố, bàn ghế đủ sử dụng, phục vụ; hệ thống
điện chiếu sáng và quạt điện được trang bị đầy đủ và được tu sửa thường xuyên. Tất
cả các phòng học được lắp đặt tivi thơng minh, trong đó có 03 phòng học lắp đặt thiết
bị tương tác hiện đại.
Nhà trường có 5 phịng học bộ mơn: có 02 phịng thực hành mơn Tin học với
40 máy sử dụng được, có kết nối mạng Internet, 01phòng thực hành Vật lý, 01 phịng
thực hành Hóa học và 01 phịng thực hành Sinh học. Các phịng khác như Phịng tổ
chun mơn: có đầy đủ mỗi tổ chun mơn 01 phịng. Thư viện có tương đối đầy đủ
16


tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; có trang Website phục vụ công tác của nhà
trường, tuy nhiên hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Có đầy đủ phịng chức năng cho
Ban giám hiệu, Chi bộ, kế tốn, văn thư, thủ quỹ, các tổ bộ mơn, Cơng đồn, Đồn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Có 01 phịng họp, được trang bị đầy đủ các thiết bị

cần thiết.
Nhà trường có nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, có cơng trình vệ sinh cơng
cộng riêng cho giáo viên, học sinh và đảm bảo sử dụng tốt, đảm bảo vệ sinh mơi
trường; Nhà trường có cơng trình nước sạch cấp đủ nước uống và sử dụng hàng ngày
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, có trạm điện riêng cung cấp đầy đủ cho
sinh hoạt và dạy học.Trong những năm qua việc huy động nguồn lực xã hội hố trang
bị mỗi phịng học 01 bảng trượt phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy học,
trang bị 02 màn hình Led, nâng cấp sân khấu
có mái che, tạo điều kiện cho việc
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường. Nhà trường làm tốt cơng tác
sử dụng, bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có, bổ sung
thêm 10 máy vi tính đảm bảo u cầu phục vụ cơng tác dạy và học.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường hiện nay:
Bảng 1. Thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường năm học 20202021

Trình độ đào tạo
Chưa
Đạt
Trên Ghi chú
đạt
chuẩn chuẩn
chuẩn

Nội dung

Tổng
số

Nữ


Dân
tộc

Hiệu trưởng

1

0

0

Phó hiệu trưởng

2

1

0

1

1

Giáo viên

72

51

1


61

11

Nhân viên

3

3

Cộng

78

54

1

3
1

0
17

65

13



Như vậy, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có đủ số lượng theo
quy định và quy mơ trường chuẩn quốc gia. Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn là 65
đồng chí chiếm 83.33%, trình độ giáo viên, nhân viên trên chuẩn cao với 13 đồng chí
có trình độ trên chuẩn chiếm 16.67%, khơng có cán bộ giáo viên và nhân viên không
đạt chuẩn theo quy định của ngành. Hiện nay nhà trường có 6 đồng chí giáo viên đang
theo học lớp thạc sỹ chuyên ngành và 02 cán bộ giáo viên đang theo học lớp trung cấp
lý luận chính trị. Việc đảm bảo chất lượng đội ngũ đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ
chương trình giáo dục mới 2018 thực hiện từ năm học 2022-2023 ở các trường THPT
trên tồn quốc.
Tình hình số lượng học sinh trong ba năm:

Bảng 2. Thống kê sỹ số học sinh toàn trường từ năm học 2018-2019 đến năm học
2020-2021
Toàn trường
Năm học

2018 - 2019
2019 - 2020
2020 - 2021

Khối 10

Khối 11

Khối 12

Số lớp

Học
sinh


Số lớp

Học
sinh

Số lớp

Học
sinh

Số lớp

Học
sinh

33
33
33

1349
1376
1385

11
11
11

467
467

462

11
11
11

449
462
465

11
11
11

433
447
458

Trong những năm qua số lượng học sinh trong nhà trường và số lớp học sinh
trong các khối ổn định đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn. Niềm tin
của nhân dân với công tác giáo dục của nhà trường luôn đạt mức cao qua đó tạo động
lực và cơ sở xây dựng nhà trường phát triển bền vững.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục của Trường THPT Việt yên số 2 giai đoạn từ
năm 2018 đến năm 2021
2.3.1.Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục của nhà trường
2.3.1.1. Công tác quản lý chỉ đạo chung
Nhà trường đã quán triệt, chỉ đạo các tổ chun mơn, giáo viên tồn trường tiếp
tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá XI, chú trọng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học sinh theo định hướng đánh
giá năng lực, phẩm chất của học sinh.

18


Các hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá: Đánh giá thường xuyên trong giờ
giảng, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ với nội dung theo chuẩn kiến thức kỹ
năng có phát triển theo năng lực, yêu cầu của chương trình.Áp dụng ma trận đề và cấu
trúc đề theo định hướng đánh giá năng lực học sinh; Các tổ chuyên môn đã chỉ đạo
quán triệt giáo viên theo môn học thực hiện việc xây dựng ma trận đề kiểm tra, cấu
trúc đề theo các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học như sử dụng các phần mềm dạy học
trong đợt nghỉ phòng, chống dịch Covid-19: Zoom, MS Team, phần mềm tương tác,
phần mềm U-Pointer,…
Chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời triển khai hiệu
quả việc dạy học trực tuyến cho 100% học sinh toàn trường. Kết quả toàn trường đã
dạy được 761 tiết dạy cho học sinh khi học sinh nghỉ dịch ở nhà. Trong tình hình mới
nhà trường kết hợp giữa việc dạy trực tiếp với dạy trực tuyến một cách linh hoạt và
hiệu quả, vừa đảm bảo phịng chống dịch an tồn vừa đảm bảo chất lượng giáo dục.
2.3.1.2. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
* Chất lượng giáo dục đạo đức
Kết quả rèn luyện hạnh kiểm trong 3 năm học gần đây: Tỷ lệ học sinh có
hạnh kiểm khá, tốt cơ bản ổn định, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm yếu giảm hẳn
(1,24%-0,07%). Cụ thể như sau:
STT

Năm học

SS

Tốt
SL


Khá

Tỷ lệ

SL Tỷ lệ

TB
SL Tỷ lệ

Yếu
SL Tỷ lệ

1

2018 - 2019 1349 1102 81,69% 182 13.49% 55 4,07% 10 0,74%

2

2019 - 2020 1376 1143 83,07% 195 14,17% 21 1,53% 17 1,24%

3

2020 - 2021 1385 1115 80,51% 249 17,98% 20 1,44% 1

0,07%

Bảng 3. Thống kê tỷ lệ giáo dục hạnh kiểm từ năm học 2018-2019 đến năm học
2020-2021
* Chất lượng giáo dục văn hóa


19


Trong 3 năm gần đây, chất lượng học sinh giỏi toàn diện giữ vững ở mức cao và
cao hơn so với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia từ 2,56% đến 3,61%. Nhà trường
trong 2 năm gần đây khơng có học sinh có học lực yếu. Cụ thể như sau:
Giỏi
STT

Năm học

SS SL

Khá

%

SL

TB

%

SL

Yếu

%


SL

%

1

2018 - 2019 1349 102 7,56% 945 75,66% 301 22,31%

1

0,07%

2

2019 - 2020 1376 146 10,61% 995 72,31% 235 17,08%

0

0,00%

3
2020 - 2021 1385 111 8,01% 965 69,68% 309 22,31% 0
0,00%
Bảng 4. Thống kê tỷ lệ giáo dục văn hóa từ năm học 2018-2019 đến năm học 20202021
* Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ôn thi tốt
nghiệp và Đại học
Năm học

Giải cấp tỉnh
Nhất


Nhì

Ba

KK

2018-2019

0

0

7

4

2019-2020

0

0

1

3

2020-2021

0


0

3

3

Bảng 5. Thống kê giải học sinh giỏi văn hóa từ năm học 2018-2019 đến năm học
2020-2021
Trong những năm qua tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh văn hóa khơng ổn định và
đang có xu hướng giảm, số giải học sinh giỏi còn chưa cao. Đây là vấn đề hội đồng
giáo dục nhà trường cần quan tâm trong những năm tiếp theo. Ngồi ra những học
sinh có năng lực học tập chưa đảm bảo nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo
viên bộ môn hướng dẫn phụ đạo để nâng cao chất lượng học tập, nên gần đây khơng
cịn học sinh yếu, kém.
Nhà trường ln quan tâm đến giáo dục văn hóa cho học sinh, đặc biệt là học
sinh khối 12 ôn thi tốt nghiệp và Đại học. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã lên kế
hoạch dạy học hướng nghiệp cho đối tượng học sinh khối 12, tuyển chọn giáo viên có
tâm huyết và kiến thức bộ mơn vững chắc đảm bảo chất lượng giáo dục tốt nhất.
Bảng 5. Thống kê tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 từ năm học 2018-2019 đến năm
học 2020-2021
20


Năm học

Tỷ lệ đỗ
tốt nghiệp

Tổng số thí sinh

tham gia dự thi

2018-2019

443

SL
443

2019-2020

447

447

%
100
100

2020-2021
458
456
99.6
Như vậy trong 3 năm gần đây học sinh lớp 12 của nhà trường luôn đỗ ở mức
cao so với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh tỉnh và toàn quốc, tỷ lệ tốt nghiệp trên
99,6%
*Vấn đề giáo dục thể chất, thẩm mỹ, văn hóa văn nghệ, y tế học đường và vệ
sinh mơi trường.
Ngồi quan tâm đến giáo dục năng lực về kiến thức bộ môn, nhà trường luôn
quan tâm đến phát triển thể chất, thẩm mỹ, văn hóa văn nghệ , y tế học đường của học

sinh. Học sinh hồn thành nhiệm vụ học tập cịn hồn thiện được bản thân nên chất
lượng giải thể thao hàng năm luôn ở mức cao của tỉnh.
Năm học

Giải thể thao cấp tỉnh
Nhì
Ba
2
3

2018-2019

Nhất
1

2019-2020

0

1

3

2020-2021

0

2

3


KK

Trong quá trình hoạt động giáo dục nhà trường ln lồng ghép giáo dục văn
hóa văn nghệ và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, cụ thể khi nhà trường tham gia các
cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” toàn tỉnh nhà trường ln có từ 2-3 tiết mục đạt giải
nhất và giải nhất toàn đoàn.

2.3.1.3. Kết quả hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể
* Tổ chức cơ sở Đảng

21


Chi bộ trường THPT Việt Yên số 2 có 42 đảng viên chiếm tỷ lệ 53.8% tổng số
cán bộ giáo viên và nhân viên trong tồn trường, trong đó đảng viên chính thức là 41
đồng chí, đảng viên dự bị 01 đồng chí. Trong những năm qua khơng có đảng viên
trong chi bộ vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Chi bộ đảng nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
* Tổ chức Cơng đồn
Tổng số Đồn viên Cơng đồn là 78 đồng chí; số đồn viên cơng đồn Nữ là 51
đồng chí chiếm 65.4%; Hoạt động của BCH Cơng đồn thường xuyên nhận được sự
quan tâm sâu sát của chi bộ đảng nhà trường, sự chỉ đạo lãnh đạo sâu sát của Ban
thường vụ Cơng đồn giáo dục tỉnh Bắc Giang và liên đoàn lao động tỉnh, sự phối
hợp chặt chẽ của các tổ chức đồn thể trong nhà trường.
Tình hình việc làm, điều kiện làm việc, tiền lương đời sống của cán bộ công
chức, viên chức và lao động ổn định. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với
người lao động như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp... được
đảm bảo, đúng chế độ hiện hành.
Tập thể nhà trường ln đồn kết thống nhất cao trong mọi hoạt động, yên tâm

công tác, phát huy tinh thần tương thân, tương ái giúp nhau cùng tiến bộ trong công
tác cũng như trong cuộc sống. Nghiêm túc thực hiện mọi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua,
các hoạt động do cơng đồn ngành, nhà trường và địa phương tổ chức. Tập thể cơng
đồn nhà trường ln được cơng đồn giáo dục tỉnh đánh giá vững mạnh.
* Tổ chức Đoàn thanh niên
Hiện nay, Đoàn Trường THPT Việt Yên số 2 đang trực tiếp quản lý 34 Chi
đoàn với 1105 đoàn viên học sinh và đoàn viên giáo viên. Ban chấp hành Đoàn
trường gồm 15 đồng chí.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu; trong những năm vừa qua, Đoàn
trường đã tổ chức nhiều hoạt động hiệu quả, có tính giáo dục cao;Tiếp tục đổi mới nội
dung , phương thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. Không ngừng triển khai
học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thơng qua
các buổi sinh hoạt dưới cờ bằng nhiều hình thức hấp dẫn như các hội thi trực tuyến,

22


các buổi tọa đàm. Khơng những thế Đồn trường ln chú trọng đến truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn” bằng nhiều hình thức.
Trong hoạt động phong trào thanh niên tình nguyện, Đoàn trường đã tổ chức nhiều
hoạt động trong năm học với hơn 500 lượt đăng ký tham gia. Hội thi tìm hiều phịng
chống tệ nạn xã hội, tìm hiểu luật an tồn giao thơng đạt 100% đồn viên tham
gia.Trong chiến dịch Hoa phượng đỏ năm học 2020-2021 đồn trường có hơn 500
lượt tham gia. Mỗi năm Đoàn trường tổ chức kết nạp hơn 350 thanh niên ưu tú đứng
trong hàng ngũ của Đồn. Đồn trường ln đi đầu trong các phong trào đoàn và
được nhận nhiều phần thưởng cao quý từ trung ương đồn, tỉnh đồn và huyện đồn.
2.3.1.4.Cơng tác xã hội hóa giáo dục
Trong cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nhà
trường làm tốt công tác vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cựu học

sinh hỗ trợ các nguồn lực để mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng yêu
cầu dạy và học. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh
nhà trường làm tốt công tác chăm lo, động viên, giáo dục học sinh; chăm lo sức khỏe
thể chất và tinh thần cho học sinh; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa,
hoạt động của các Câu lạc bộ,…
Tạo dựng mối quan hệ tốt với chính quyền các địa phương có học sinh học tại
trường, để phối hợp trong công tác giáo dục học sinh tại địa phương khi học sinh
không phải đến trường. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức y tế trên địa bàn huyện để
tổ chức các cuộc trải nghiệm về giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính cho học sinh.
Hàng năm, trên 90% gia đình học sinh tham gia ủng hộ nguồn vật lực, tài chính
xây dựng nhà trường; năm học 2019-2020 nhà trường đã thay toàn bộ hệ thống bảng
trên lớp bằng hệ thống bảng trượt thông minh để dạy ứng dụng công nghệ. Nhà
trường đã nâng cấp toàn bộ tivi của các lớp theo hướng hiện đại (có 1-2 lớp lên 65
inch).

2.3.2. Những hạn chế tồn tại của Nhà trường giai đoạn 2018 - 2021

23


Chất lượng giải học sinh giỏi cấp tỉnh gần đây chưa cao và chưa ổn định điều
này cần sự vào cuộc của toàn thể hội đồng giáo dục nhà trường và nhận thức đúng của
học sinh về ý nghĩa cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Một vài tổ trưởng chuyên mơn cịn thiếu kinh nghiệm quản lí tổ, chưa mạnh
dạn sáng tạo trong cơng việc, thiếu tính kế hoạch, chưa xác định được nhiệm vụ trọng
tâm của năm học. Lực lượng giáo viên cốt cán mỏng, chưa có nhiều đồng chí nổi trội
trong chun mơn để điều hành hoạt động bộ môn sâu sát với thực tế nhà trường.
Trong hoạt động dự giờ, thanh tra việc đánh giá, xếp loại vẫn còn lúng túng, nể nang.
Việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin
ở một vài giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên ngại áp dụng công nghệ, ngại sử

dụng nên hiệu quả các trang thiết bị chưa cao.
Cịn một số ít học sinh chưa tự giác trong học tập và rèn luyện, cịn vi phạm nội
quy nhà trường, chưa có nhận thức đúng đắn động cơ học tập và rèn luyện.
2.4. Nguyên nhân của những kết quả và tồn tại hạn chế
2.4.1.Nguyên nhân của những kết quả đạt được
2.4.1.1.Nguyên nhân khách quan
Q trình giáo dục ln được Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và có những
chủ trương, chính sách đúng đắn cho sự phát triển.
Nhà trường có khu vực tuyển sinh tại huyện Việt Yên đây là vùng đất có truyền
thống lâu đời, đa số nhân dân địa phương có tinh thần hiếu học, ln quan tâm chăm
lo đến việc học tập và định hướng nghệ nghiệp của con em mình.
Cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường được đẩy mạnh, huy động được
nguồn kinh phí, sự quan tâm chăm lo giáo dục của Đảng, chính quyền đồn thể và cả
cộng đồng.
Sự ổn định chính trị và những thành quả phát triển kinh tế cải thiện đời sống
nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường thuận lợi
cho giáo dục phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế xã hội của Huyện có sự chuyển biến tích cực
góp phần xây dựng mơi trường giáo dục có chất lượng tốt.
2.4.1.2.Ngun nhân chủ quan
24


Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, đồn
kết thống nhất ý chí và hành động, nỗ lực vươn lên tự học, tự rèn nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ tận tụy với nghề nghiệp, hết lịng vì học sinh thân yêu.
Chi bộ Đảng đã làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo các hoạt động của nhà trường. Các tổ
chức cơng đồn, Đoàn thanh niên, đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong thực
hiện nhiệm vụ.
Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng được khối tập thể đoàn kết, thống nhất

đồng thời quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động trong nhà trường. Tham mưu với cấp uỷ
Đảng, chính quyền, các đồn thể ở địa phương đẩy mạnh cơng tác xã hội hoá giáo dục
tạo điều kiện cho giáo dục của trường có được những bước phát triển mới.
Nhà trường đã đạt Trường Chuẩn Quốc gia các giai đoạn 2015 - 2020 nên được
huyện và ngành giáo dục tỉnh tiếp tục đầu tư theo hướng hiện đại để hoàn thành các
tiêu chí trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 trong những năm tiếp theo.
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
2.4.2.1.Nguyên nhân khách quan
Một số gia đình trong khu vực tuyển sinh của nhà trường nghề nghiệp chủ yếu là
làm nông nghiệp nên đời sống của cịn khó khăn, chưa có điều kiện đầy đủ cho con
em mình học tập.
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển công nghiệp
địa phương với những mặt trái của nó đã làm cho một số phụ huynh chưa quan tâm
đến con em nên có bộ phận học sinh thiếu động lực học tập, lười lao động.
Công tác đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng đơi lúc cịn chưa kịp thời, chưa
đảm bảo động viên người lao động.
2.4.2.2.Nguyên nhân chủ quan
Trình độ năng lực của một số giáo viên còn hạn chế, chậm đổi mới tư duy và
phương pháp giảng dạy chưa tích cực chủ động, chưa linh hoạt sáng tạo trong đổi mới
phương pháp dạy học.
Cơ sở vật chất trường mặc dù được đầu tư nhưng còn thiếu sự đồng bộ và sử
dụng chưa khoa học.

Chương 3
25


×