Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thừa kế theo di chúc (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.46 KB, 7 trang )

1. Khái niệm di chúc:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết”
Và quy định về khái niệm di chúc này được kế thừa tại Điều 624 Bộ luật dân sự
năm 2015. Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà khơng phải là của
bất cứ chủ thể nào khác. Ý chí này là ý chí đơn phương của mỗi cá nhân, theo
đó, người lập di chúc quyết định chuyển giao một phần hoặc tồn bộ tài sản của
mình cho người đã được họ xác định trong di chúc.
(Trên đây là hình ảnh của một mẫu di chúc)
Di chúc bao gồm các đặc điểm sau:
-

Di chúc là một bản giao dịch dân sự đơn phương, tự nguyện của cá nhân
Nhằm định đoạt tài sản của cá nhân người lập di chúc sau khi người đó chết
Là một giao dịch pháp lí trọng hình thức
Chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết
Khi cịn sống, bất kì lúc nào người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc hủy bỏ di chúc
2. Thừa kế theo di chúc:
Là việc chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho những người cịn sống
theo sự định đoạt của người đó khi cịn sống
Theo Điều 609 BLDS 2015: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di
sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”
Theo đó, cá nhận có quyền lập, để lại tài sản và có quyền di sản thừa kế do
người khác để lại theo di chúc của người đó. Đây là cơ sở pháp lí của hình thức
thừa kế theo di chúc.
Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế và phân
định tài sản, quyền tài sản của họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản
Đặc điểm của thừa kế theo di chúc:
-



Là hình thức phát sinh dựa trên cơ sở di chúc hợp pháp của cá nhân người
để lại di sản
- Là hình thức thừa kế được thực hiện theo ý chí cá nhân của người để lại di
sản
- Người thừa kế theo di chúc và di sản chia theo di chúc do người lập di chúc
tự do quyết định
3. Người lập di chúc: Là người mà thông qua việc lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình cho người khác sau khi chết với ý chí hồn tồn tự nguyện, thể
hiện mong muốn chủ quan của họ
Theo điều 626, bộ luật Dân sự 2015 quyền của người lập di chúc gồm


1/ Chỉ định người thừa kế (Người lập di chúc có quyền chỉ định bất kì ai, bao
gồm cá nhân, pháp nhân, người thừa kế khác không phải là cá nhân, kể cá nhà
nước CHXHCNVN hoặc một cơ quan nhà nước xác định hưởng di sản thừa kế
theo di chúc)
2/ Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế (người lập di chúc có quyền
khơng cho người thừa kế theo pháp luật được hưởng thừa kế mà không cần
phải nêu lý do).
3/ Phân định phần di sản cho từng người thừa kế (người lập di chúc có thể phân
định phần di sản cụ thể cho từng người thừa kế nhưng không nhất thiết phải
chia thành từng phần đều nhau, cũng có thể phân chia bằng các tài sản cụ thể)
4/ Dành một phần tài sản trong khối di sản di tặng, thờ cúng
Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.
Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì
phần di sản đó khơng được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ
định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
5/ Giao nghĩa vụ cho người thừa kế (người thừa kế cần phải thực hiện một số

công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống người để
lại di chúc phải thực hiện như việc trả nợ, bồi thường thiệt hại)

VD: Ông A để lại cho con 10 tỷ , ông A nợ 1 tỷ nên giao cho con dùng
một tỷ để trả nợ. Cịn nếu ơng A nợ nhiều hơn 10 tỷ thì con cái khơng cần
dùng tài sản riêng để trả mà chỉ cần dùng hết khối di sản là đủ)
6/ Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
3. Điều kiện để di chúc có hiệu lực
[1] Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc,
không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép
[2] Nội dung và hình thức di chúc khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội

Đầu tiên, người lập di chúc phải là cá nhân và có năng lực để lập di chúc.
Nhưng khơng phải mọi cá nhân đều có thể tự mình lập di chúc nếu khơng có
năng lực để lập di chúc. Có hai mức độ về năng lực hành vi dân sự lập di
chúc sau:
+ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự mình lập di chúc.
Khoản 1 điều 625 BLDS 2015 quy định: Người thành niên có đủ điều kiện
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di
chúc để định đoạt tài sản của mình: “Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng
suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép”


VD: Ơng A chủ doanh nghiệp xun quốc gia, có 3 đứa con. Khi tuổi đã
cao, nhận thây được sức khoẻ yếu nên ông A muốn lập di chúc. Với tham
vọng chiếm hết tài sản thì anh B là con trai cả của ông A đã dùng nhiều
thủ đoạn ép buộc ơng A ký vào di chúc để lại tồn bộ tài sản cho minh.
Di chúc được lập nhưng lại do B ép buộc nên di chúc này không hợp
pháp
+ Người đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu

được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. (đây là theo
khoản 2 điều 625 BLDS 2015). Và tại khoản 2 điều 630 BLDS 2015 còn quy
định: “Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải
được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về
việc lập di chúc”
Thứ hai, nội dung di chúc không trái pháp luật.
Một bản di chúc hợp pháp nếu nội dung di chúc không vi phạm những điều luật
cấm và không trái với chuẩn mực xã hội mà được cộng đồng thừa nhận.

VD: Ơng A để lại di chúc cho con mình là B, nhưng A giao nghĩa vụ cho
B là B phải giết C thì đây là nội dung trái pháp luật nên di chúc này
khơng hợp pháp
Di chúc phải có nội dung rõ ràng, xác định nhằm làm cơ sở pháp lý cho việc
phân chia di chúc sau này và cũng để tránh những sự tranh chấp khơng đáng có.
Theo khoản 1 điều 631, bộ luật dân sự 2015, nội dung của di chúc bao gồm các
nội dung chủ yếu sau:
[1] Ngày, tháng, năm lập di chúc: Thông qua ngày, tháng, năm lập di
chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng
lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt hay không… Mặt khác,
trong trường hợp người quá cố để lại nhiều bản di chúc thì sẽ căn
cứ vào ngày tháng năm trong di chúc để chúng ta xác định đâu là
biểu hiện ý chí sau cùng của người chết và là di chúc có hiệu lực
pháp luật.
[2] Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc: Theo quy định của
pháp luật thì địa điểm mở thừa kế, thẩm quyền giải quyết của Tịa
án khi có tranh chấp đều được xác định thông qua nơi cư trú của
người lập di chúc do đó di chúc phải xác định rõ nơi cư trú của
người lập di chúc là một yêu cầu quan trọng. Hơn nữa do di chúc là
sự thể hiện ý chí đơn phương của một bên chủ thể trong một giao
dịch dân sự nên cần phải ghi rõ họ tên đầy đủ của người thể hiện ý

chí đó.
[3] Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản: Những người
được hưởng thừa kế theo di chúc cũng có thể là tổ chức, cá nhân


bất kì, bằng ý chí của mình lập di chúc có thể định đoạt cho bất kì
ai hưởng di sản của mình.
[4] Di sản để lại và nơi có di sản: Di sản được ghi rõ ràng trong di
chúc sẽ giúp chúng ta xác định được người lập di chúc họ có những
tài sản nào và được phân định ra sao.
Ngồi ra thì di chúc cũng có thể có những nội dung khác, di chúc không
được viết tắt, viết bằng ký hiệu, di chúc nhiều trang thì mỗi trang đều
phải đánh số thứ tự, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Nếu
có sự tẩy xố, sửa chữa thì người viết hoặc người làm chứng phải ký tên
bên cạnh chỗ tẩy xố, sửa chữa
Tiếp theo, Hình thức di chúc không trái qui định của pháp luật
Di chúc bằng văn bản:

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn
bản có: di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng, di chúc bằng
văn bản có người làm chứng, di chúc có công chứng hoặc chứng thực
[1] Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng:
Về di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng thì BLDS quy
định: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc” (Theo điều
633 BLDS 2015 quy định). Đây là loại di chúc do người lập di chúc phải
tự tay viết vào bản di chúc, sẽ không chấp nhận đánh máy hoặc lưu trữ
dưới dạng nào khác như viết trên máy tính bảng, viết và lưu vào các phần
mềm trên điện thoại, máy tính,… mà chỉ có thể thể hiện trên bản giấy.
Chúng ta có thể thấy quy định của pháp luật về hình thức của di chúc
bằng văn bản khơng có người làm chứng khá là chặt chẽ. Di chúc được

thể hiện dưới hình thức này phải thỏa mãn hai điều kiện: (1) người để lại
di sản thừa kế tự tay viết bản di chúc; (2) người này phải tư tay ký vào
bản di chúc. Do vậy, ở mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký
của người lập di chúc. Quy định khắt khe nhằm tránh tình trạng di chúc
của người để lại di sản bị người khác sửa đổi, thay thế, bị giả mạo…
Trong trường hợp cần kiểm tra tính xác thực bản di chúc nếu tranh chấp
xảy ra thì có thể giám định chữ viết trong bản di chúc, chữ ký của bản di
chúc là được.
[2] Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Điều 634 BLDS quy định: “Trường hợp người lập di chúc khơng tự mình
viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết
hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm
chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước


mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký,
điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”. Người lập di chúc
không tự mình viết bản di chúc vì một số lý do nhất định nào đó có thể
lựa chọn hình thức di chúc này.
Hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng cho phép người để
lại di sản thừa kế có hai lựa chọn: (1) họ có thể tự mình đánh máy bản di
chúc; (2) nhờ người khác viết hộ hoặc đánh máy hộ bản di chúc. Trên
thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người không tự mình viết
bản di chúc, có thể do khơng biết chữ (trình độ học vấn), trường hợp
người lập di chúc có thể tự mình lập di chúc nhưng người đó lại không
muốn tự viết, do sức khỏe đang yếu không tiện viết di chúc,…
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 630 BLDS quy định, di chúc của người bị hạn
chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm
chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc chứng thực.
[3] Di chúc bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực

Theo quy định của BLDS, người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng
hoặc chứng thực bản di chúc
Di chúc miệng: Điều 629 BLDS 2015 quy định như sau:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di
chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc cịn
sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Theo quy định của khoản 5 Điều 630 BLDS 2015, di chúc miệng chỉ được xem
là hợp pháp nếu đáp ứng những điều kiện về hình thức sau đây:
Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng; ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền
chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
4. Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc khơng có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập
di chúc;


b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế khơng cịn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức
được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không cịn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này

khơng có hiệu lực.
3. Di chúc khơng có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế khơng cịn vào
thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì
phần di chúc về phần di sản cịn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của
các phần cịn lại thì chỉ phần đó khơng có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc
sau cùng có hiệu lực. (điều này cũng đã được mình nói ở những phần trên)
5. Người thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung di chúc

Theo điều 644, bộ luật dân sự 2015 những người sau đây vẫn được hưởng 2/3
suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ
cho hưởng phần ít hơn 2/3 suất đó. Họ gồm
[1] Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
[2] Con thành niên mà khơng có khả năng lao động
Con ở đây là kể cả con ruột và con nuôi

Tuy nhiên điều 644 không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo điều
620 hoặc khơng có quyền hưởng di sản quy định tại khoản 1 điều 621
VD (Câu hỏi tương tác nha) Ơng N, có vợ nhưng trước khi chết lại để lại di
chúc cho cô thư ký hưởng tồn bộ tài sản của mình, khối di sản có giá trị là 300
tỷ. Vậy vợ ơng N theo pháp luật quy định có được hưởng di sản không? (giả sử
di chúc hợp pháp)
Đáp án : 200 tỷ (kêu bạn giải thích, theo điều 644, BLDS 2015 quy
định…)

Ơng Tâm và bà Lan là hai vợ chồng, họ có ba người con là anh Chiến, anh Duy và
chị Vy (đã thành niên). Tài sản chung làm ra ông đã làm hợp đồng tặng hết cho bà
Lan. Chỉ còn căn nhà là tài sản riêng, ông Tâm đã lập di chúc định đoạt cho anh



Chiến hưởng 1/2 căn nhà, còn lại chia đều cho Duy và Vy. Ngày 1/1/2022 ông Tâm
chết. Hãy chia thừa kế cho trường hợp trên biết rằng: Giá trị căn nhà lúc này là
900 triệu đồng và di chúc hợp pháp.
Giải quyết:
Di chúc hợp pháp nên chia thừa kế theo di chúc:
- Chiến được chia ½ tài sản: ½*900 =450 triệu
- Duy và Vy mỗi người một phần bằng nhau của phần còn lại là: 450 :2 = 225 triệu
Nhưng có bà Lan là người hưởng di sản khơng phụ thuộc nội dung di chúc (theo
điều 644 BLDS 2015) nên B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế
Ta tính 1 suất thừa kế: 900 :4= 225 triệu => Và 2/3 của 225 triệu là 150 triệu =>
Vì vậy B PHẢI được ít nhất bằng 150 triệu. Phần này lấy từ di sản thừa kế của
Chiến, Duy và Vy
Ta có:
Số phần di sản mà người thừa kế phải rút = Phần di sản của người phải rút CHIA
(tổng di sản thừa kế của tất cả những người phải rút) NHÂN (tổng) số di sản cần
rút bù cho người thuộc Điều 644
Số phần di sản mà Chiến phải rút là: (450/900)*150=75 TRIỆU
Số phần di sản mà Duy phải rút là: (225/900)*150=37,5 triệu
Tương tự Số phần di sản mà Vy phải rút là: (225/900)*150=37,5 triệu
Vậy: Chiến hưởng 375 triệu
Duy và Vy mỗi người hưởng 187,5 triệu
Bà Lan hưởng 150 triệu



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×