Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 56 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN QUỐC ANH (Tổng Chủ biên) − PHẠM QUỲNH (Chủ biên)
NGUYỄN VIỆT HÙNG − NGUYỄN THỊ TRANG THANH − NGUYỄN THỊ THU THUỶ

TÀI LIỆU

GIÁO DỤC
ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH

Hà Tĩnh


LỚP

6

9

1

1


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU


MỞ ĐẦU
− Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết.
– Kết nối với những điều học sinh đã biết.
– Nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài học.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Cung cấp thông tin liên quan đến chủ đề và các hoạt động học tập,
giúp học sinh khai thác, chiếm lĩnh kiến thức mới.

LUYỆN TẬP
Gồm các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, hoạt động để củng cố, rèn luyện

các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học.

VẬN DỤNG − MỞ RỘNG
Sử dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn, liên hệ mở rộng để xử lí các vấn đề liên quan gắn với
địa phương.

2


LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh lớp 6 yêu quý!

Trên tay các em là cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh
lớp 6. Cuốn tài liệu gồm 8 chủ đề, với các nội dung xoay quanh đặc
điểm tự nhiên, truyền thống, lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường,
hướng nghiệp,... của tỉnh Hà Tĩnh.
Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo và sự đồng hành của người
thân, bạn bè, các em hãy tích cực tìm hiểu, trải nghiệm để hiểu
biết thêm về nơi mình sinh sống, đồng thời thêm yêu và gắn bó
với quê hương.
Chúc các em có những giờ học, hoạt động thật vui vẻ và bổ ích!
Cuốn tài liệu sẽ đồng hành cùng các em trong suốt năm học lớp 6,
hãy yêu quý và giữ gìn cẩn thận nhé!
CÁC TÁC GIẢ


3


MỤC LỤC
Trang

4

Chủ đề 1. Tự nhiên của Hà Tĩnh

5


Chủ đề 2. Phân hoá tự nhiên ở Hà Tĩnh

15

Chủ đề 3. Hà Tĩnh trong quá trình đấu tranh chống xâm lược
của các triều đại phong kiến phương Bắc

20

Chủ đề 4. Truyện kể địa danh ở Hà Tĩnh


25

Chủ đề 5. Phong tục truyền thống ở Hà Tĩnh

29

Chủ đề 6. Các bài hát hay về Hà Tĩnh

33

Chủ đề 7. Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Hà Tĩnh


38

Chủ đề 8. Mạng lưới giao thơng ở Hà Tĩnh và những vấn đề
an tồn khi tham gia giao thông

45


Chủ đề

1


TỰ NHIÊN CỦA HÀ TĨNH

Sau khi tìm hiểu chủ đề này, em sẽ:
− Xác định được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh
Hà Tĩnh.
− Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh
tế, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Hà Tĩnh.
− Trình bày được đặc điểm cơ bản của địa hình, khí hậu,
sơng hồ, đất đai, sinh vật của tỉnh Hà Tĩnh.
− Nhận xét được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản
chủ yếu của tỉnh Hà Tĩnh.
− Nêu được ý nghĩa của đặc điểm tự nhiên đối với sản

xuất và đời sống người dân ở Hà Tĩnh.

Hình 1.1. Vườn quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang

Hà Tĩnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, với đầy đủ các dạng địa hình, thiên nhiên đa dạng,
có sự phân hố giữa các vùng. Vậy đặc điểm tự nhiên của Hà Tĩnh như thế nào? Đặc điểm
đó mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho hoạt động sản xuất, đời sống người dân
Hà Tĩnh?
5


 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tĩnh


Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ với tổng diện tích
tự nhiên 5 990,7 km2 (1), chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả nước. Hà Tĩnh trải dài
từ 17°54’ đến 18°45’ vĩ độ Bắc và từ 105°07’ đến 106°30’ kinh độ Đơng.
Phía bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp
nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào với 164,448 km đường biên giới và phía
đơng là biển Đơng với 137 km đường bờ biển kéo dài từ huyện Nghi Xuân đến thị
xã Kỳ Anh.
Đến tháng 6/2021, Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:
10 huyện (Đức Thọ, Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên,

Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà), 2 thị xã (thị xã Hồng Lĩnh, thị xã
Kỳ Anh) và thành phố Hà Tĩnh.
(1) Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019.

6


Bảng 1.1. Diện tích vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh trong vùng năm 2019

STT

Diện tích (km2)


Tỉnh
Vùng Bắc Trung Bộ

95 875,8

1

Tỉnh Thanh Hoá

11 114,6


2

Tỉnh Nghệ An

16 481,4

3

Tỉnh Hà Tĩnh

5 990,7


4

Tỉnh Quảng Bình

8 000,0

5

Tỉnh Quảng Trị

4 621,7


6

Tỉnh Thừa Thiên − Huế

4 902,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019)

Vị trí địa lí Hà Tĩnh đã tạo nên đặc điểm khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm
gió mùa.
Hà Tĩnh có Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc − Nam chạy
qua; có Quốc lộ 8, đường 12 theo trục hành lang Đông − Tây kết nối cảng nước

sâu Vũng Áng – Sơn Dương với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan,
Mi-an-ma (Myanmar) qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn − Hà Tĩnh)
và Cha Lo (Quảng Bình).
Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh mở rộng kết nối, giao lưu
kinh tế – văn hoá với các tỉnh, các vùng miền trong cả nước, trao đổi và hợp tác
với các nước trong khu vực.

?

Quan sát hình 1.2, bảng 1.1 và đọc thông tin, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của tỉnh Hà Tĩnh.
2. Nhận xét diện tích của tỉnh Hà Tĩnh so với một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

3. Kể tên các đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương của tỉnh Hà Tĩnh.
4. Nêu thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh tế, xã hội và an ninh
quốc phòng của tỉnh.
7


 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh
a. Địa hình, đất đai
 Địa hình

Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với chiều dài hơn 130 km.
Nằm ở phía đơng dãy Trường Sơn, Hà Tĩnh có lãnh thổ hẹp ngang, địa hình

dốc. Bề ngang từ bờ biển đến biên giới Việt – Lào nơi hẹp nhất chỉ khoảng
60 km.
Đồi núi chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên của Hà Tĩnh. Phía tây là dãy
Trường Sơn có độ cao trung bình khoảng 1 500 m, tiếp đến là vùng đồi chuyển
tiếp có độ cao trung bình khoảng 200 − 400 m. Phía đơng là dải đồng bằng nhỏ
hẹp với độ cao trung bình 5 m, bị chia cắt bởi các nhánh núi lan sát ra biển. Rìa
ngồi của đồng bằng là các dải cát ven biển.
 Đất đai

Do có nhiều dạng địa hình, nên đất ở Hà Tĩnh đa dạng, gồm các nhóm đất
chính sau:
− Nhóm đất feralit đỏ vàng: Chiếm khoảng 67% diện tích đất tự nhiên, trong

đó, đất xám có diện tích lớn nhất (34%). Nhóm đất này phân bố ở vùng đồi
núi, thích hợp trồng các loại cây dài ngày như: cây ăn quả, cây cao su, cây
chè và trồng rừng.
− Nhóm đất phù sa: Chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ
yếu ở vùng đồng bằng. Trong nhóm đất này, đất phù sa chiếm khoảng 17%,
thích hợp trồng cây lương thực như lúa, ngơ,... Đất cát pha thích hợp trồng
cây công nghiệp ngắn ngày và các cây thực phẩm khác.
− Ngồi ra, cịn có đất phèn, đất mặn, phân bố gần các cửa sông ven biển. Các
loại đất này cần phải cải tạo để có thể sử dụng trong nơng nghiệp.

?


Quan sát hình 1.3 và đọc thơng tin, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Kể tên các dạng địa hình chính ở Hà Tĩnh.
2. Xác định trên bản đồ đỉnh núi cao nhất và các dãy núi chính ở Hà Tĩnh.
3. Kể tên và nêu sự phân bố của các nhóm đất chính ở Hà Tĩnh.
4. Nêu thuận lợi, khó khăn của địa hình, đất đai đối với sự phát triển kinh tế và
đời sống.

8


9


Hình 1.3. Bản đồ tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh


b. Khí hậu, sơng hồ
 Khí hậu

Hà Tĩnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng và mùa
đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 24oC – 26oC.
Mùa hạ: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng kèm theo nhiều đợt
gió phơn Tây Nam (gió Lào), nhiệt độ trung bình tháng từ 25oC – 32oC, cao nhất
có thể lên tới 40oC (tháng 6, 7).
Mùa đông: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ thấp, nhiều

khi xuống dưới 10oC. Gió trong mùa này chủ yếu là gió mùa Đơng Bắc.
Hà Tĩnh là một trong những trung tâm mưa của cả nước. Lượng mưa trung
bình hằng năm khoảng 2 000 – 2 800 mm. Mưa nhiều trong các tháng 8, 9, 10, 11,
chiếm 60 – 70% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình đạt từ 80 – 85%.

o

C

Hình 1.4. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Hà Tĩnh
(Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng ‒ Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu)


10


Hà Tĩnh thường chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Bão
thường xuất hiện từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11. Bình quân mỗi năm
Hà Tĩnh có từ 2 – 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp, gây mưa lớn, lũ, ngập lụt
trên diện rộng.
Ngoài ra, đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam có thể gây hạn hán và thiếu nước,
làm ảnh hưởng đến việc trồng lúa và các cây trồng khác. Bên cạnh việc thiếu
hụt lượng nước, hạn hán cũng làm tăng hiện tượng nước mặn xâm thực dọc
theo các cửa sông và vào sâu các con sơng chính.


?

Quan sát hình 1.3, hình 1.4 và đọc thông tin, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Cho biết tháng có nhiệt độ cao nhất, tháng có nhiệt độ thấp nhất ở Hà Tĩnh;
những tháng có lượng mưa trên 200 mm và những tháng có lượng mưa dưới
200 mm; tháng có lượng mưa cao nhất, thấp nhất.
2. Nêu đặc điểm khí hậu của Hà Tĩnh.
3. Khí hậu tác động như thế nào đến đời sống và hoạt động sản xuất ở Hà Tĩnh?

 Sông hồ

Hà Tĩnh có hệ thống sơng hồ khá

dày đặc. Tồn tỉnh có trên 30 con sơng
lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng
hơn 400 km, trữ lượng nước khoảng
11 – 13 tỉ m3/năm. Các con sông lớn
gồm: sông La, sông Ngàn Sâu, sông
Ngàn Phố, sông Nghèn, sông Rào Cái,
sông Cửa Nhượng,… Các sơng này là
nguồn cung cấp nước chính cho sản
xuất nơng nghiệp.
Hà Tĩnh có 351 hồ, một số hồ lớn
như: hồ Kẻ Gỗ, hồ Ngàn Trươi, hồ Bộc
Nguyên,... Các hồ, đập cung cấp nước

sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp,
du lịch và các hoạt động kinh tế khác,
đồng thời đây cũng là nơi giữ nước
trong mùa mưa và điều tiết nước trong
mùa khơ.

Hình 1.5. Một đoạn sơng Ngàn Sâu
chảy qua thị trấn Hương Khê

11



?

Quan sát hình 1.3 và đọc thơng tin, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định trên bản đồ những sơng, hồ chính ở Hà Tĩnh.
2. Sơng, hồ có vai trị như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất của người
dân ở Hà Tĩnh?

c. Sinh vật, khống sản
 Sinh vật

Hà Tĩnh có tổng diện tích rừng là 313 582,72 ha, trong đó có 217 776,83 ha
rừng tự nhiên và 95 805,89 ha rừng trồng, phân bố phần lớn ở các huyện trung

du, miền núi của tỉnh.
Thực vật ở Hà Tĩnh rất đa dạng, khoảng 2 993 lồi, trong đó, có 163 lồi thuộc
danh mục loài thực vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, nhiều loài gỗ quý như:
lim, táu,…
Động vật rừng ở Hà Tĩnh rất phong phú, khoảng 1 095 loài động vật có xương,
nhiều lồi động vật q hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ
như: sao la, mang lớn, voi, vượn má trắng, trĩ sao,… Trên địa bàn tỉnh có Vườn
quốc gia Vũ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Hệ sinh thái tự nhiên ở nơi
này rất đa dạng, có giá trị cao về du lịch và nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại
động vật, thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Rừng ngập mặn tập trung ở khu
vực các cửa sơng như: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu,...


Hình 1.6. Mang lớn
ở Vườn quốc gia Vũ Quang

?

Hình 1.7. Rừng nguyên sinh
ở Vườn quốc gia Vũ Quang

Quan sát hình 1.3 và đọc thơng tin, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định trên bản đồ các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Hà Tĩnh.
2. Kể tên và nêu sự phân bố của các lồi động, thực vật chính ở Hà Tĩnh.

3. Nêu vai trò của sinh vật đối với sự phát triển kinh tế.

12


 Khống sản

Hà Tĩnh có nhiều loại khống sản, tuy nhiên trữ lượng nhỏ lẻ, phân tán. Các
khống sản chính gồm:
− Quặng sắt phân bố chủ yếu ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà có trữ lượng
khoảng 544 triệu tấn. Đây là mỏ quặng sắt có trữ lượng lớn nhất Việt Nam
và khu vực Đông Nam Á.

− Đá xây dựng các loại (chủ yếu đá hoa cương) phân bố chủ yếu tại huyện
Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh. Cát xây dựng
có ở nhiều nơi, dọc các sông lớn, bao gồm cả bãi cát bồi và cát lịng sơng.
− Nước khống Nậm Chốt (Nước Sốt) ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn.
Nguồn nước này có nhiệt độ từ 70 − 80oC, chứa nhiều khống chất có lợi cho
sức khoẻ.
Khống sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và xây
dựng. Tuy nhiên, khống sản là nguồn tài ngun khơng thể tái tạo, do vậy, cần
được khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.

Hình 1.8. Suối nước nóng ở xã Sơn Kim 1,
huyện Hương Sơn


?

Quan sát hình 1.3 và đọc thông tin, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Kể tên và nêu trữ lượng của một số loại khống sản chính ở Hà Tĩnh.
2. Xác định trên bản đồ sự phân bố các loại khống sản chính ở Hà Tĩnh.
3. Nêu vai trị của khống sản đối với sự phát triển kinh tế.
13


Tóm tắt đặc điểm tự nhiên và tác động của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế − xã hội
của Hà Tĩnh vào vở theo mẫu sau:

Thành phần tự nhiên

Đặc điểm

Tác động đến sự phát triển kinh tế − xã hội
Thuận lợi

Khó khăn

Địa hình
Đất đai
Khí hậu

Sơng hồ
Sinh vật
Khống sản

 Dựa vào hình 1.2, em hãy xác định vị trí địa lí của huyện/thị xã/thành phố nơi em
sống và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế − xã hội.

 Kể tên những cây trồng chính ở địa phương em. Vì sao chủ yếu trồng những cây đó?
 Em hãy lấy một số ví dụ về tác động của khí hậu đến đời sống và hoạt động sản
xuất ở địa phương em.

14



Chủ đề

2

PHÂN HỐ TỰ NHIÊN Ở HÀ TĨNH
Sau khi tìm hiểu chủ đề này, em sẽ:
− Trình bày được sự phân hố tự nhiên ở Hà Tĩnh.
− Mơ tả được một số nét đặc trưng về tự nhiên của hai
vùng trung du miền núi và đồng bằng ven biển ở
Hà Tĩnh.

− Nhận xét được những thuận lợi, khó khăn của từng
vùng địa hình đối với sản xuất và đời sống người
dân ở Hà Tĩnh.

Thiên nhiên Hà Tĩnh có sự phân hố đa dạng về địa hình, đất đai, khí hậu, sông hồ,…
theo 2 vùng: trung du miền núi và đồng bằng ven biển. Vậy, những nét đặc trưng của
mỗi vùng như thế nào? Đặc điểm đó đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho hoạt
động sản xuất và đời sống người dân?

 Vùng trung du miền núi ở Hà Tĩnh
Vùng trung du miền núi của Hà Tĩnh chiếm 83,8% diện tích tự nhiên của
tỉnh, khoảng 501 800 ha. Vùng nằm ở phía tây, có sự phân hố phức tạp và bị chia

cắt mạnh. Các dãy núi nằm ở phía tây, chủ yếu là đá granit gồm: dãy Giăng Màn,
Đơng Cốc, Rèo Pheo,… trong đó cao nhất là núi Rào Cỏ. Miền đồi núi thấp chiếm
khoảng 5% diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình có dạng đồi bát úp, có độ cao
trung bình từ 200 – 300 m so với mực nước biển.
Đất của vùng chủ yếu là đất feralit đỏ vàng thích hợp cho trồng cây cơng
nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng.
Tài nguyên sinh vật của vùng rất phong phú. Vườn quốc gia Vũ Quang có 76%
diện tích rừng tự nhiên với nhiều thực vật quý như: pơ mu, hoàng đàn, cẩm lai,
lát hoa, lim, dổi, trầm hương,... và nhiều cây dược liệu quý. Động vật ở đây rất
15



phong phú, theo thống kê có tới 60 lồi thú, 187 lồi chim, 38 lồi bị sát, 26 lồi
lưỡng cư và 56 loài cá với nhiều loại quý hiếm như voọc chà vá chân nâu, voọc
Hà Tĩnh, vượn má vàng,…
Nước khống là tài ngun khống sản có giá trị nhất, phân phố ở xã Sơn Kim 1,
huyện Hương Sơn.
Vùng trung du miền núi thường có nhiều thiên tai. Khí hậu khơ nóng về mùa
hè gây thiếu nước cho phát triển nông nghiệp, tăng nguy cơ cháy rừng; lũ quét
cũng xảy ra vào mùa mưa ở nhiều xã miền núi Hà Tĩnh.

Hình 2.1. Khu du lịch sinh thái Sơn Kim, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn

?


Quan sát hình 1.3 (trang 9) và đọc thông tin ở trên, em hãy thực hiện các nhiệm
vụ sau:
1.Trình bày một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên của vùng trung du miền núi
Hà Tĩnh.
2.Nêu những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với hoạt động sản xuất và đời
sống người dân vùng trung du miền núi ở Hà Tĩnh.

 Vùng đồng bằng ven biển ở Hà Tĩnh
Tổng diện tích của vùng đồng bằng ven biển khoảng 97 200 ha, chiếm 16,2%
diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Địa hình có độ cao từ 2 − 4 m so với mực nước biển,
khu vực sát biển có độ cao từ 1 m trở xuống, một số nơi ở huyện Kỳ Anh nổi lên

những cồn cát cao 15 m, ven biển Thạch Hà có những bãi sò biển cao 12 m.
16


Phần lớn đất ở vùng đồng bằng là đất phù sa, đất cát thuận lợi cho trồng lúa và
hoa màu. Ven biển có nhóm đất phèn mặn, phân bố dọc cửa sơng, thích hợp cho
phát triển rừng phịng hộ.
Vùng có nhiều bãi biển đẹp như: Thiên Cầm, Thạch Hải, Xuân Thành, Xuân
Hải,… thích hợp cho phát triển du lịch. Ở thị xã Kỳ Anh có cảng nước sâu
Vũng Áng – Sơn Dương. Tỉnh có 4 cửa sơng lớn đổ ra biển là Cửa Hội, Cửa Sót,
Cửa Nhượng và Cửa Khẩu tạo ra các vùng nước lợ và bao phủ 6 000 ha bãi biển
và đất đai. Độ mặn của các khu vực này thích hợp cho phát triển ni trồng thuỷ

sản như: tơm, cua, cá, nghêu, sị,... và ni trồng rong biển.
Trên vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 lồi cá và hải sản sinh sống. Trữ lượng
cá vào khoảng 85 800 tấn. Trữ lượng tôm khoảng 500 − 600 tấn, trữ lượng mực
khoảng 3 000 − 3 500 tấn.

Hình 2.2. Bãi biển Xuân Hải, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà

Hình 2.3. Rừng ngập mặn ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà

17



Ngồi ra, vùng đồng bằng ven biển có rừng ngập mặn với diện tích hơn 660 ha,
với nhiều động, thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao, tập trung ở các cửa sơng
lớn như: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Tài nguyên khoáng sản của
vùng khá phong phú, trong đó, khống sản có trữ lượng lớn nhất là mỏ sắt nằm
ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà.
Tự nhiên cũng gây một số khó khăn đối với người dân vùng đồng bằng ven
biển: bão, lũ, thiên tai thường xuyên xảy ra. Đất bị bạc màu, nhiễm mặn, ngập lụt
ở vùng đồng bằng, xói lở, bồi tụ ở các cửa sơng, ven biển,…

?

Quan sát hình 1.3 (trang 9) và đọc thông tin ở trên, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

1.Trình bày một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên của vùng đồng bằng ven biển ở
Hà Tĩnh.
2.Nêu những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với hoạt động sản xuất và đời
sống người dân ở vùng đồng bằng ven biển ở Hà Tĩnh.

 Tóm tắt đặc điểm tự nhiên và tác động của từng vùng đến phát triển kinh tế –
xã hội ở Hà Tĩnh vào vở theo mẫu sau:

Vùng trung du miền núi
Hà Tĩnh

Diện tích

Đặc điểm tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên
Thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế — xã hội
Khó khăn cho sự phát triển
kinh tế — xã hội

18

Vùng đồng bằng
ven biển Hà Tĩnh



 Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa huyện Hương Khê (vùng trung du miền núi)

và huyện Kỳ Anh (vùng đồng bằng ven biển), nhận xét sự phân hố khí hậu theo hai
vùng ở Hà Tĩnh.

Hình 2.4. Biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa huyện Kỳ Anh

Hình 2.5. Biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa huyện Hương Khê


(Nguồn: Đặng Duy Lợi, Đỗ Anh Dũng và Trịnh Minh Hùng,
Các biểu đồ khí hậu và sinh khí hậu Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

 Sưu tầm tranh ảnh và giới thiệu một số thiên tai, hậu quả do thiên tai gây ra ở một
trong hai vùng của Hà Tĩnh.

 Địa phương (xã, huyện) em nằm ở vùng nào? Nêu những nét đặc trưng về tự
nhiên của địa phương em.

19



Chủ đề

3

HÀ TĨNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH
CHỐNG XÂM LƯỢC CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI
PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

Sau khi tìm hiểu chủ đề này, em sẽ:
− Kể được tên một số cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc
tiêu biểu có sự tham gia của nhân dân Hà Tĩnh.
− Trình bày được những đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh

trong các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.

Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân Hà Tĩnh đã hăng hái tham gia nhiều cuộc khởi
nghĩa lớn nhằm chống lại ách cai trị của chính quyền đơ hộ phương Bắc. Trong đó, nổi
bật nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (713 ‒ 722) chống chính quyền đơ hộ
nhà Đường.

?

Vậy, những đóng góp cụ thể của nhân dân Hà Tĩnh trong cuộc đấu tranh chống ách
đơ hộ của chính quyền phương Bắc là gì?


 Khái quát về Hà Tĩnh thời Bắc thuộc
Năm 179 TCN, sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc
vào Nam Việt và chia thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 TCN,
nhà Hán tiêu diệt Nam Việt, chia Âu Lạc thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam. Hà Tĩnh (tên gọi có từ năm 1831) là vùng đất thuộc quận Cửu Chân.

20


Hình 3.1. Lược đồ hành chính nước ta thời Hán(1)

Vùng đất Hà Tĩnh là nơi có nhiều rừng núi, lâm thổ sản quý như: gỗ, hương

liệu, sừng tê giác, ngà voi, lông chim trả, trầm hương,… Dưới ách thống trị của
chính quyền phương Bắc, người dân Hà Tĩnh thường xuyên bị ép buộc vào rừng,
(1) Theo Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hố Thơng tin, 2005, tr. 70.

21


lên núi, xuống biển tìm kiếm sản vật quý hiếm để cống nộp cho chính quyền đơ
hộ. Mâu thuẫn giữa đại bộ phận nhân dân Hà Tĩnh với chính quyền đơ hộ phương
Bắc dâng cao.

?


1. Quan sát lược đồ hình 3.1, đọc thông tin và cho biết thời Bắc thuộc, vùng đất
Hà Tĩnh thuộc quận nào.
2. Nêu chính sách của chính quyền đơ hộ phương Bắc đối với vùng đất Hà Tĩnh.

 Nhân dân Hà Tĩnh với các cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến
phương Bắc

a. Các cuộc khởi nghĩa trước thế kỉ VII
Thời Bắc thuộc, không cam chịu áp bức nên nhân dân Hà Tĩnh cùng với cả
nước tích cực đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân
dân ta chống ách đơ hộ của phong kiến phương Bắc có sự đóng góp tích cực của

nhân dân Hà Tĩnh.
Bảng 3.1. Các cuộc khởi nghĩa chống chính quyền đơ hộ phương Bắc
có sự tham gia của nhân dân Hà Tĩnh(1)

STT

Thời gian

Các cuộc khởi nghĩa

1


Năm 137

Người Chăm ở huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) nổi dậy.
Thứ sử Giao Châu là Phàn Diễn đem quân Giao Chỉ và Cửu Chân
hơn 1 000 người đi đánh. Quân sĩ hai quận bất bình, đánh bại
lực lượng chủ chốt của Phàn Diễn. Về sau, nhà Hán phải dùng
cách mua chuộc, dụ dỗ mới yên được.

2

Năm 144


Nhân dân Nhật Nam và Cửu Chân liên kết với nhau nổi dậy,
Thái thú Hạ Phương phải có các biện pháp dụ dỗ mới yên.

3

Năm 157

Nhân dân Cửu Chân hưởng ứng lời kêu gọi của Chu Đạt, nổi
dậy giết chết huyện lệnh, đánh phá các nơi.

4


Năm 178

Lương Long đã kêu gọi nhân dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân,
Nhật Nam nổi dậy chống chính quyền đơ hộ.

Năm 260

Nhân dân Hà Tĩnh hưởng ứng cuộc nổi dậy của Lữ Hưng chống
Thứ sử Đặng Tuân. Nguyên do là Đặng Tuân bắt dân ta phải nộp
3 000 chim công để dâng vua Ngô.

5


(1) Theo Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Lịch sử Hà Tĩnh, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 94 ‒ 105.

22


?

Xem bảng 3.1 và nêu đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong các cuộc khởi nghĩa
chống chính quyền đơ hộ phương Bắc.

b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Dưới ách thống trị của nhà Đường, năm 713, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi
nghĩa ở vùng Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay).
Nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã
tích cực ủng hộ Mai Thúc Loan xây
thành Vạn An (huyện Nam Đàn) và các
thành luỹ xung quanh Vạn An, như:
Vệ Sơn, Biều Sơn, Liêu Sơn, Ngọc Đái
Sơn, Hồ Sơn,… (thuộc thị trấn Nam
Đàn ngày nay).
Từ thành Vạn An, Mai Thúc Loan
dẫn quân ra Bắc, đánh chiếm phủ
thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).

Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Chính quyền của vua Mai Hắc Đế
tồn tại được 10 năm (713 – 722) mới
kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa cuối cùng cũng
thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần
yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm
của nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh.

Hình 3.2. Tượng vua Mai Hắc Đế,
xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà


Em có biết?

Thành Vạn An dài hơn 1 000 m, nối căn cứ Vệ Sơn nơi dựng cờ
đầu tiên với Rú Đụn, dọc theo bờ sơng Lam. Sự đồng lịng của
qn dân thể hiện trong câu hát ru trong dân gian:
Con ơi con ngủ cho lành
Để ông Mai Đế xây thành Vạn An.

23


Em có biết?


Đền thờ vua Mai Hắc Đế được xây dựng từ lâu đời nhưng sau đó đã bị
huỷ hoại hoàn toàn do những biến động của lịch sử. Năm 2011, đền được
phục hồi và tu bổ trên nền đất cũ. Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn
hố cấp tỉnh. Lễ giỗ vua Mai Hắc Đế được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng
âm lịch hằng năm.

Hình 3.3. Đền thờ vua Mai Hắc Đế, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà

?

1. Nêu đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

2. Quan sát hình 3.2, 3.3 và cho biết việc xây dựng những công trình trong hình có
ý nghĩa như thế nào.

 Hãy vẽ sơ đồ theo trình tự thời gian để mơ tả diễn biến các cuộc khởi nghĩa chống
Bắc thuộc có sự tham gia của nhân dân Hà Tĩnh.

 Nêu những đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong các cuộc đấu tranh chống lại ách
đô hộ của phong kiến phương Bắc.

 Sưu tầm tranh ảnh về lễ giỗ vua Mai Hắc Đế ở Hà Tĩnh.
 Đề xuất một số biện pháp để giữ gìn và bảo tồn các di tích liên quan đến vua
Mai Hắc Đế ở Hà Tĩnh.


24


Chủ đề

4

TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH Ở HÀ TĨNH

Sau khi tìm hiểu chủ đề này, em sẽ:
− Kể lại được một truyện cổ liên quan đến địa danh ở

Hà Tĩnh.
− Giới thiệu được về vẻ đẹp, ý nghĩa của một số địa
danh ở Hà Tĩnh.
− Làm được sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp, ý nghĩa của
địa danh ở Hà Tĩnh qua truyện kể địa danh (video
ngắn/poster/bản đồ địa danh Hà Tĩnh,…).

?

Nghe bài hát Đưa anh về Hà Tĩnh (nhạc Xuân Hoà, thơ Phan Duy Oanh) và thực
hiện nhiệm vụ:
1. Kể tên các địa danh của Hà Tĩnh xuất hiện trong bài hát.

2. Cho biết các địa danh đó ở huyện nào. Giới thiệu vài nét về các địa danh đó.

Hình 4.1. Bến Tam Soa, huyện Đức Thọ

25


×