Đề 12: Trình bày kỹ năng của kiểm sát viên khi kiểm sát việc tha
tù trước thời hạn có điều kiện. Theo anh/chị, cơng tác này có điểm gì vướng
mắc, đề xuất cách giải quyết
A.MỞ ĐẦU
Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa
đổi, bổ sung năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 (sau đây viết gọn là BLHS
năm 2015) là chế định hồn tồn mới, tiến bộ, thể hiện chính sách hình sự nhân đạo
của Nhà nước ta đối với các phạm nhân được quy định tại Điều 66 và Điều 106 BLHS
năm 2015; các quy định này nhằm tạo cho phạm nhân có thái độ cải tạo tốt và đủ điều
kiện được xem xét rút ngắn thời gian phải chấp hành hình phạt tù tại Trại giam, Trại
tạm giam, Nhà tạm giữ Công an cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ sở giam giữ) có
cơ hội được sớm trở về với gia đình, cộng đồng. Đồng thời cũng là động lực cho các
phạm nhân khác tích cực lao động, học tập, cải tạo tốt để hưởng chính sách khoan
hồng của Nhà nước.
1
B.NỘI DUNG
I.Khái quát chung về kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện
1.Khái niệm
Tha tù trước thời hạn có điều kiện được hiểu là biện pháp miễn chấp hành có
điều kiện thời hạn cịn lại của hình phạt tù đã tuyên.Đó là một chế định mới, chuyển từ
hình thức chấp hành án tại các cơ sở giam giữ sang chấp hành tại cộng đồng.
Từ đó, ta có khái niệm kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện, theo đó:
Kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện là hoạt động của Viện kiểm sát
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, Cơ
quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong việc xét
tha tù trước thời hạn có điều kiện và đảm bảo cho việc thực hiện đúng quy định pháp
luật, đầy đủ, kịp thời.
2.Đặc điểm
Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện hàng năm, mỗi
năm 3 đợt, cụ thể: Vào dịp 30/4 hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định
phải hoàn thành trước 15/4); Thời điểm xét tha dịp 2/9 hàng năm, (việc lập hồ sơ xét,
đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/8); Thời điểm xét tha dịp Tết Nguyên
Đán hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 31/12).
Việc lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 3 đợt cùng thời điểm
lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Khi tiến hành kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo điều
kiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018. Nếu phát
hiện những phạm nhân đủ điều kiện tha tù trước hạn nhưng không được trại giam, trại
tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đề nghị thì ban hành văn bản kiến
nghị yêu cầu các cơ quan trên lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Hồ
sơ đề nghị thực hiện đúng quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLTBCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng,
Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp
chặt chẽ với Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người được tha tù trước hạn
có điều kiện về cư trú. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi
phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự (cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở
2
lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách) thì
kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều
kiện.
3.Ý nghĩa
Viện kiểm sát kiểm sát việc tha tù trước thời hạn nhằm đảm bảo việc chấp hành
pháp luật của cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xét tha tù trước thời hạn được
đúng quy định, đầy đủ và kịp thời. Qua đó, nếu phát hiện có vi phạm thì kịp thời tổng
hợp, báo cáo, đề xuất lãnh đạo kiến nghị khắc phục vi phạm hoặc kháng nghị theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự.
II. Kỹ năng của kiểm sát viên khi kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có
điều kiện
1. Kỹ năng kiểm sát việc lập hồ sơ
Kiểm sát viên được phân công phải kiểm sát chặt chẽ quy định tại Khoản 1
Điều 368 BLTTHS năm 2015 để việc áp dụng theo đúng quy định của pháp luật; rà
soát, nhằm phát hiện những phạm nhân đủ điều kiện tha tù trước thời hạn, nhưng
không được cơ quan có thẩm quyền đề nghị, thì u cầu cơ quan đó lập hồ sơ đề nghị
tha tù cho họ.
Kiểm sát chặt chẽ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số
04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an,
Bộ Quốc Phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quy định
phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời
hạn có điều kiện. Các văn bản, tài liệu phải được thu thập đầy đủ, như: Đơn xin tha tù
trước thời hạn của phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa
vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn; bản sao quyết định giảm thời hạn
chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; văn
bản, tài liệu thể hiện việc chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí,
các nghĩa vụ dân sự; tài liệu về cá nhân, hồn cảnh gia đình của phạm nhân; kết quả
xếp loại chấp hành án phạt tù quý, 6 tháng, năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy
xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập cơng (nếu có); văn bản đề
nghị tha tù trước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ. Đối với văn bản đề nghị tha tù trước
thời hạn của cơ quan lập hồ sơ phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung chính như:
Số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm
3
quyền đề nghị; họ tên, giới tính, năm sinh, nơi cư trú của phạm nhân; nơi phạm nhân
chấp hành thời gian thử thách; thời gian đã chấp hành án phạt tù; thời gian chấp hành
án phạt tù còn lại; nhận xét và đề nghị của cơ quan lập hồ sơ.
Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát chặt chẽ, đối chiếu với sổ kỷ
luật, tránh trường hợp phạm nhân bị kỷ luật nhưng vẫn xếp loại cải tạo khá, tốt để đề
nghị xét tha tù.
2.Kỹ năng kiểm sát phiên họp và Quyết định tha tù
Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên họp, phải thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định tại khoản 5, 6, 7 và kiểm sát quyết định theo quy định tại
khoản 8 Điều 368 BLTTHS năm 2015.
Tại phiên họp Kiểm sát viên phải kiểm sát về trình tự, thủ tục và thành phần
Hội đồng để phiên họp được thực hiện theo đúng quy định.
3. Kỹ năng kiểm sát việc niêm yết và tổ chức công bố quyết định
Theo quy định tại khoản 9 Điều 368 BLTTHS năm 2015, thì ngay sau khi nhận
được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố
quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có
điều kiện.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 11 Điều 368 BLTTHS, thì Viện kiểm sát có
quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định về việc chấp
nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Do vậy theo
quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 "1. Ngay sau khi
nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, trại giam, trại tạm giam, cơ
quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện phải niêm yết danh sách phạm nhân được
tha tù trước thời hạn có điều kiện tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Ngay sau khi quyết
định tha tù trước thời hạn có hiệu lực pháp luật, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi
hành án hình sự Cơng an cấp huyện cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều
kiện và tha phạm nhân. Thời gian thử thách được tính từ ngày quyết định tha tù trước
thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật."
4. Kỹ năng kiểm sát việc xử lý vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách
của người được tha tù trước thời hạn để hủy quyết định tha tù
Kiểm sát viên được phân công phải kiểm sát chặt chẽ theo quy định tại các
khoản 3, 4 Điều 66 BLHS năm 2015. Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới
4
trong thời gian thử thách thì Tịa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án
mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định
tại Điều 56 của BLHS năm 2015.
Trên thực tế còn vướng mắc về việc phạm nhân vi phạm nghĩa vụ 2 lần trở lên,
ví dụ như trường hợp phạm nhân đi khỏi địa phương không xin phép. Khi được triệu
tập lần thứ nhất (hợp lệ) nhưng do phạm nhân khơng có mặt tại địa phương nên khơng
nhận và cũng khơng biết có giấy triệu tập, gia đình cũng khơng biết phạm nhân ở đâu.
Do đó có triệu tập bao nhiêu lần thì phạm nhân cũng khơng nhận và khơng được biết.
Như vậy có được coi là cố ý vi phạm nghĩa vụ 2 lần trở lên không. Nếu không coi là
cố ý vi phạm nghĩa vụ 2 lần trở lên thì sẽ hết thời gian thử thách và không xử lý (Hủy
quyết định tha tù trước thời hạn đối với phạm nhân), vì vậy khơng có tác dụng giáo
dục, răn đe, phịng ngừa chung. Theo quan điểm của tác giả với những trường tương tự
như trên cần xác định là cố ý vi phạm nghĩa vụ 2 lần trở lên, vi phạm thứ nhất là phạm
nhân được triệu tập nhưng khơng có mặt, vi phạm thứ hai là việc phạm nhân đi khỏi
địa phương không xin phép chính quyền địa phương theo quy định. Tuy nhiên vướng
mắc này chưa được liên ngành cấp trên hướng dẫn cụ thể.
5. Kỹ năng kiểm sát việc Tòa án rút ngắn thời gian thử thách đối với người
được tha tù trước thời hạn có điều kiện
Kiểm sát viên phải kiểm sát việc theo dõi quá trình chấp hành thời gian thử
thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Khi họ đã chấp hành được ít
nhất một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan
Thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tịa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử
thách.
Trên thực tế một số cơ quan Thi hành án hình sự có thẩm quyền chưa nghiên
cứu kỹ văn bản và hồ sơ đề nghị thường không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2
Điều 6 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Hội đồng Thẩm phán
Tịa án nhân dân tối cao, đó là "…và lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an
ninh tổ quốc… được cơ quan cấp tỉnh trở lên khen thưởng". Vì vậy Kiểm sát viên khi
được phân cơng nhiệm vụ phải kiểm sát trình tự và hồ sơ một cách chặt chẽ, đảm bảo
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Mỗi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên xác lập được kỹ năng kiểm sát tha tù, hủy
quyết định hoặc rút ngắn thời gian thử thách của tha tù trước thời hạn có điều kiện một
5
cách tỉ mỷ, thận trọng, chặt chẽ, sẽ tránh được tình trạng Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân phải kiến nghị, kháng nghị hay hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều
kiện nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đem lại niềm vui cho phạm nhân và
bảo đảm cho pháp luật thi hành án hình sự được tn thủ nghiêm minh và thống nhất.
III.Khó khăn vướng mắc và đề xuất cách giải quyết
1.Khó khăn vướng mắc
Thứ nhất: Về việc thực hiện xong hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại, án phí trong xét tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Đối với phạm nhân chưa chấp hành xong hình phạt tiền do thuộc trường hợp
nghĩa vụ bồi thường là cấp dưỡng cho người già là cha mẹ của bị hại do không có định
lượng về thời gian nên khó xác định là việc đã thực hiện nghĩa vụ thế nào?
Hoặc bản án tuyên về phần bồi thường dân sự được tách ra bằng vụ kiện khác khi có
u cầu. Hồ sơ khơng thể hiện việc đã bồi thường hay chưa bồi thường cho người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bản án có hiệu lực pháp luật có trong hồ sơ phạm nhân
cũng khơng thể hiện, thì cơ quan có thẩm quyền đề nghị tha tù có được thực hiện việc
đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện khơng? việc áp dụng tình tiết đã chấp
hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí
(điểm d khoản 1 Điều 66 Bộ luật hình) được áp dụng như thế nào thì chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể. Trên thực tiễn khi phạm nhân đủ các điều kiện khác nhưng bản án
tuyên về phần dân sự được tách ra bằng vụ kiện khác có đơn vị khơng lập hồ sơ đề
nghị xét tha tù cho phạm nhân vì cho rằng người đó cịn thiếu điều kiện theo quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 66 Bộ luật hình sự; nhưng cũng có đơn vị lập hồ sơ đề nghị
Hội đồng xét tha tù cho phạm nhân và được Hội đồng chấp nhận. Đây cũng là nội
dung cịn vướng mắc chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị đề nghị xét tha tù cho các
phạm nhân.
Thứ hai: Về nội dung quy định về xét tha tù trước thời hạn có điều kiện “bảo
đảm không ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội”.
Tại khoản 7 Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Hội
đồng thẩm phán TAND tối cao quy định: “Khi xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
phải xem xét thận trọng, chặt chẽ để đảm bảo việc tha tù trước thời hạn có điều kiện
khơng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an tồn xã hội, đặc biệt là đối với các trường hợp
phạm tội về ma túy, tham nhũng, phạm tội có tổ chức, chủ mưu, cầm đầu…, phạm
6
nhân có tiền sử nghiện ma túy có ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội…”.
Trên thực tiễn, việc lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định
tại Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015 gặp một số khó khăn do một số địa phương cấp
xã không thống nhất tha tù trước thời hạn với lý do không bảo đảm an ninh, trật tự an
toàn xã hội theo khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2018/TT-BCA ngày 07/5/2018 của Bộ
Công an quy định việc tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Cơng an nhân dân, mặc
dù các phạm nhân này đáp ứng các điều kiện khác theo quy định.
Chưa quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm xác minh, xác định việc tha tù
trước thời hạn có điều kiện khơng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa
phương theo khoản 7, Điều 2, Nghị quyết số 01 nêu trên, nên trong q trình thực hiện
giữa các địa phương cịn chưa được thống nhất như có địa phương giao cho Cơng an
cấp xã, có địa phương giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện, có địa
phương lại giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh xác minh tại nơi cư
trú về việc ảnh hưởng đến an ninh trật tự khi phạm nhân được tha tù trước thời hạn có
điều kiện về địa phương cư trú. Do đó các tài liệu này có trong hồ sơ xét tha tù trước
thời hạn có điều kiện khơng được đồng nhất (có hồ sơ căn cứ vào biên bản xác minh
của Cơng an cấp xã, có hồ sơ căn cứ vào biên bản xác minh của Cơ quan thi hành án
hình sự Cơng an cấp huyện, có hồ sơ căn cứ vào biên bản xác minh của Cơ quan thi
hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh).
Thứ ba: Về việc công bố quyết định và tổ chức tha phạm nhân có quyết định
tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Việc thực hiện tổ chức lễ cơng bố và thi hành quyết định tha tù trước thời hạn
có điều kiện quy định tại Khoản 9, Điều 368 BLTTHS năm 2015 và Khoản 1, Điều 7
Thông tư số 12/TT-BCA ngày 07/5/2018 của Bộ Cơng an cịn chưa thống nhất với
hướng dẫn tại Công văn số 170/TANDTC-PC ngày 01/8/2018 của Tịa án nhân dân tối
cao và Cơng văn số 460/ĐK-TK ngày 27/7/2018 của Tổng cục Cảnh sát quản lý trại
giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và thi hành án hình sự - Bộ Cơng
an, cụ thể:
Theo Khoản 9, Điều 368 BLTTHS năm 2015 và Khoản 1, Điều 7 Thơng tư số
12 nêu trên thì ngay sau khi nhận được Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện,
cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định, thực hiện các thủ tục thi hành quyết
7
định tha tù trước thời hạn có điều kiện và tiến hành tha phạm nhân được tha tù trước
thời hạn có điều kiện.
Nhưng theo mục 2 tại Cơng văn số 170 và mục 1 của Công văn số 460 nêu trên
thì thời điểm có hiệu lực của Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là sau 15
ngày kể từ ngày ký, ban hành và đến ngày quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật
cơ sở giam giữ mới cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn và tha phạm nhân có
Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Do đó cịn có quan điểm khác nhau trong thực hiện tổ chức lễ công bố quyết
định tha tù trước thời hạn có điều kiện và tiến hành tha phạm nhân có Quyết định tha
tù trước thời hạn có điều kiện, cụ thể: Có một số đơn vị cấp giấy chứng nhận tha tù
trước thời hạn và trả tự do ngay sau khi nhận được quyết định tha tù (chưa đủ 15 ngày
kể từ ngày ban hành quyết định) có nghĩa là lúc này Quyết định tha tù chưa có hiệu lực
pháp luật, có thể bị phạm nhân khiếu nại hoặc bị Viện kiểm sát kháng nghị. Còn một
số đơn vị cấp giấy chứng nhận tha tù trước hạn và trả tự do sau khi quyết định tha tù
có hiệu lực pháp luật nghĩa là sau 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.
Thứ tư: Khó khăn trong việc xác định thời hạn thử thách.
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định người được áp dụng biện pháp tha
tù trước thời hạn có điều kiện phải chịu một thời gian thử thách. Thời gian thử thách
bằng thời gian cịn lại của hình phạt tù (Khoản 3 Điều 66 BLHS năm 2015). Thời gian
còn lại của hình phạt tù được xác định bằng mức án tù theo bản án đã tuyên trừ đi thời
gian thực tế đã chấp hành án và thời gian được giảm chấp hành án (nếu có). Như vậy,
thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là thời điểm người phải chấp hành án chính
thức được trả tự do từ cơ sở giam giữ, tức là ngày cơ sở giam giữ tổ chức công bố
quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tịa án cho phạm nhân biết và tiến
hành tha phạm nhân được tha tù trước hạn có điều kiện. Nhưng tại mục 2 Cơng văn số
170/TANDTC-PC và Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp
dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự về tha tù trước thời hạn có điều
kiện quy định như sau: “Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách kể từ ngày quyết
định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy việc xác định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách theo hướng
dẫn của Tòa án tối cao và quy định của BLHS và BLTTHS năm 2015 chưa có sự thống
nhất với nhau, từ đó sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng quy định này của các cơ quan tư
8
pháp ở địa phương không thống nhất và điều này sẽ ảnh hướng rất lớn đến quyền lợi
của các phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Bởi vì trong thời gian thử
thách, có 02 hậu quả pháp lý xảy ra nếu phạm nhân được tha tù vi phạm (Khoản 4
Điều 66 BLHS năm 2015), đó là:
Một là, phạm nhân được tha tù có điều kiện nếu cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần
trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên thì Tịa án có thể hủy bỏ
quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với họ và buộc họ phải quay trở lại
trại giam để chấp hành phần hình phạt tù cịn lại chưa chấp hành mà không được xem
xét trừ thời gian đã được tạm tha vào thời gian thi hành án phạt tù còn lại.
Hai là, trường hợp phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện
hành vi phạm tội mới. Trong trường hợp này, hậu quả là người được tha tù bị hủy bỏ
biện pháp tha tù có điều kiện. Tịa án xét xử buộc người đó chấp hành hình phạt của
bản án mới và tổng hợp hình phạt của bản án mới với phần hình phạt chưa chấp hành
của bản án trước theo quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án tại Điều 56 của
BLHS năm 2015.
Thứ năm: Việc thả phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Khoản 8 Điều 368 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày kể
từ ngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tịa án phải gửi quyết định
cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đa
lập hồ sơ đề nghị…”
Khoản 9 Điều 368 BLTTHS năm 2015 quy định: “Ngay sau khi nhận được
quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phải tổ chức công bô
quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có
điều kiện”.
Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 12/2018 của Bộ Công an quy định:
“Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở
giam giữ phải tổ chức công bô quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tịa
án cho phạm nhân đang chấp hành án biết và tiến hành tha phạm nhân được tha tù
trước thời hạn có điều kiện.
Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự
Cơng an cấp huyện cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định
9
tha tù trước thời hạn có điều kiện của tịa án; cấp tiền tàu xe, quần áo và các chế độ
như đôi với phạm nhân chấp hành xong án phạt tù”.
Từ các quy định nêu trên có thể thấy, cơ sở giam giữ phải tiến hành tha phạm
nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện vào ngày tổ chức cơng bố quyết định tha
tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án. Tuy nhiên, ngày cơ sở giam giữ tổ chức
công bố quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tịa án cũng chưa được xác
định cụ thể. Như vậy ngày cơ sở giam giữ tổ chức công bố quyết định tha tù trước thời
hạn có điều kiện của Tịa án phụ thuộc vào ngày Tòa án chuyển quyết định này (dao
động trong hạn 03 ngày) và cụm từ ngay sau khi, tức vào ngày nhận quyết định hoặc
ngày kế tiếp sau đó (do cơ sở giam giữ xác định). Dù tính thế nào đi chăng nữa thì
ngày cơng bố và tha phạm nhân vẫn ngắn hơn thời gian có hiệu lực pháp luật của
quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 337
BLTTHS năm 2015, đối với các quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm thì thời hạn kháng nghị là 07 ngày của Viện kiểm sát cùng cấp và 15 ngày của
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, do vậy thời gian có hiệu lực pháp luật của quyết định
tha tù trước thời hạn có điều kiện là sau 15 ngày kể từ ngày ký, ban hành quyết định.
Nếu cơ sở giam giữ tiến hành tha ngay phạm nhân sau khi nhận quyết định tha
tù trước thời hạn có điều kiện, trong khi quyết định này chưa có hiệu lực pháp luật
thì khó khăn, vướng mắc sẽ xảy ra khi quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện bị
kháng nghị và Tòa cấp trên chấp nhận kháng nghị, hủy quyết định tha tù trước thời hạn
có điều kiện thì thủ tục bắt lại trong trường hợp này chưa được quy định.
2.Đề xuất cách giải quyết
Thứ nhất: cần sửa đổi Khoản 9 Điều 368 theo hướng: Bỏ cụm từ “Ngay sau
khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, …” thay bằng cụm từ
“Vào ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật, …”.Cụ
thể:
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
…
9. Vào ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật,
cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành
quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong thời gian thử thách mà người được
tha tù trước thời hạn có điều kiện khơng vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 66 của
10
Bộ luật hình sự thì khi hết thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an
cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý họ có trách nhiệm
cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù.
...”
Thứ hai: cần sửa đổi đoạn đầu Khoản 1 Điều 7 Thông tư sô 12/2018, như sau:
“Vào ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật,
cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của
Tịa án cho phạm nhân đang chấp hành án biết và tiến hành tha ngay phạm nhân được
tha tù trước thời hạn có điều kiện”.
Bổ sung vào đoạn cuối của Khoản 1 Điều 7 Thông tư sô 12/2018, như sau:
Trong trường hợp quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện bị kháng nghị
nhưng Tòa án cấp trên bác kháng nghị hoặc quyết định không chấp nhận tha tù trước
thời hạn có điều kiện bị kháng nghị nhưng Tịa án cấp trên chấp nhận kháng nghị thì
ngay sau khi nhận được quyết định phúc thẩm về việc tha tù trước thời hạn có điều
kiện, cơ sở giam giữ phải thơng báo cho phạm nhân đang chấp hành án biết và tiến
hành tha ngay phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Thứ ba: cần sửa đổi Cơng văn sơ 160/TANDTC-PC ngày 23/7/2018 của Tồ án
nhân dân tơi cao về việc ban hành một sô biểu mẫu về tha tù trước thời hạn có điều
kiện như sau:
Trong quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện Tịa án ghi: Thời gian thử
thách bằng thời gian cịn lại của hình phạt tù, thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách
kể từ ngày cơ sở giam giữ tiến hành tha phạm nhân được tha tù trước hạn có điều kiện.
Trong khi chờ sự sửa đổi, hướng dẫn của cấp trên chúng tơi đề xuất giải pháp
mang tính chất tình thế như sau:
- Về xác định thời gian thử thách:
Trong quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện Tịa án ghi: Thời gian thử
thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù, thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách
kể từ ngày cơ sở giam giữ tiến hành tha phạm nhân được tha tù trước hạn có điều kiện
(Tại Điều 2, phần Quyết định - Mẫu sô 01/HS Ban hành kèm theo Công văn
sô 160/TANDTC-PC).
- Về việc tha phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện:
11
Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở
giam giữ phải tổ chức công bố và trao quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của
Tịa án cho phạm nhân. Đến ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu
lực pháp luật, cơ sở giam giữ tiến hành cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có
điều kiện và tha ngay phạm nhân có quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Trong trường hợp quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện bị kháng nghị nhưng
Tòa án cấp trên bác kháng nghị hoặc quyết định không chấp nhận tha tù trước thời hạn
có điều kiện bị kháng nghị nhưng Tịa án cấp trên chấp nhận kháng nghị thì ngay sau
khi nhận được quyết định phúc thẩm về việc tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở
giam giữ phải thơng báo cho phạm nhân đang chấp hành án biết và tiến hành tha ngay
phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Thứ tư: Về việc thực hiện xong hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại, án phí trong xét tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với trường hợp đã tách ra
bằng một vụ kiện dân sự khác hoặc trong trường hợp phạm nhân chưa chấp hành xong
hình phạt tiền do thuộc trường hợp nghĩa vụ bồi thường là cấp dưỡng định kỳ nếu
người phạm tội thực hiện đầy đủ theo từng kỳ thì được xác định là đã thực hiện xong
nghĩa vụ bồi thường
Thứ năm: Bộ Cơng an cần có hướng dẫn cụ thể như thế nào là người được tha
tù trước thời hạn có điều kiện “bảo đảm khơng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn
xã hội” và giao cụ thể cho cấp xã xác minh nội dung này.
Thứ sáu: Đối với việc công bố quyết định và tổ chức tha phạm nhân có quyết
định tha tù trước thời hạn có điều kiện: Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù
trước thời hạn có điều kiện, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Cơng
an cấp huyện phải niêm yết danh sách phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều
kiện tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Ngay sau khi quyết định tha tù trước thời hạn có
hiệu lực pháp luật, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
huyện cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện và tha phạm nhân. Thời
gian thử thách được tính từ ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu
lực pháp luật.
Thứ bảy: Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn các quy định về tha tù
trước thời hạn theo hướng đồng bộ, thống nhất với Bộ luật hình sự, Tố tụng hình sự,
12
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng như cơng
tác Kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện đạt hiệu quả cao
13
C.KẾT LUẬN
Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện thể hiện chính sách hình sự nhân
đạo của Nhà nước ta đối với các phạm nhân đủ điều kiện và có thái độ cải thiện tốt
được rút ngắn thời gian phải chấp hành hình phạt tù có cơ hội được sớm trở về với gia
đình, cộng đồng. Mỗi kiểm sát viên cần có thái độ nghiêm túc, thực hiện tốt chế định
này theo đúng quy định của pháp luật. Tạo sự bình đẳng và khoan dung để những
người lầm lỡ có cơ hội được thay đổi bản thân mình.
14
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Luật thi hành án hình sự năm 2019;
Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; (Ban hành
kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao);
5. Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và
Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện;
6. Thơng tư số 12/2018/TT-BCA ngày 07/5/2018 quy định thực hiện tha tù trước thời
hạn có điều kiện trong Công an nhân dân;
7. Công văn số 170/TANDTC-PC ngày 01/8/2018 của Tịa án nhân dân tối cao;
8. Cơng văn số 460/ĐK-TK ngày 27/7/2018 của Tổng cục Cảnh sát quản lý trại giam,
cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và thi hành án hình sự - Bộ Công an;
9. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự (Dành cho hệ Đại học), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2018;
10. />fbclid=IwAR3Fo4zwjk83pdgKgecfxrx044ye0gaIetyNWSTZ4roVNt4HsqiviPT3yU#.YIGlIegzbIU;
11.
/>12.
/>
15