Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
CÔNG TY CỔ PHẦN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Chuyên ngành: Luật kinh tế

NGUYỄN THÙY TRANG
NGUYỄN THÙY TRANG

2021

NGUYỄN THÙY TRANG * PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN* NĂM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ NỘI - 2022
Tên thành phố-năm


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ



PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
CÔNG TY CỔ PHẦN

Ngành: Luật kinh tế
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Nguyễn Thùy Trang

Người hướng dẫn: PGS.TS. Hồ Thúy Ngọc

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi
đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Trường Đại học ngoại thương.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ mợt cách hồn chỉnh, bên cạnh sự nỡ lực
cố gắng của bản thân tôi còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cơ cũng như
sự đợng viên ủng hợ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu
và thực hiện luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS.
Hồ Thúy Ngọc người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn

thành luận văn này. Đồng thời tơi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn
thể quý Thầy, Cô trong Trường Đại học ngoại thương đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
HỌC VIÊN

Nguyễn Thùy Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... I
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .................................................................. 2
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 3
2.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5
5. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 6
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
8. Kết cấu Luận văn ................................................................................................... 7
9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG
TY CỔ PHẦN ............................................................................................................ 9

1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần ....................................... 9
1.1.1.Khái niệm công ty cổ phần ............................................................................... 9
1.1.2.Khái niệm về tổ chức và quản lý công ty cổ phần ......................................... 11
1.1.3.Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần ............................................................ 13
1.2. Tổng quan về tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo cách tiếp cận của một
số nước trên thế giới ................................................................................................ 15
1.2.1. Mơ hình tổ chức và quản lý công ty cổ phần của Anh – điển hình cho cấu
trúc hội đồng đơn ..................................................................................................... 15
1.2.2. Mơ hình tổ chức và quản lý công ty cổ phần của Đức – điển hình cho cấu
trúc hội đồng hai tầng .............................................................................................. 16
1.2.3. Mơ hình tổ chức và quản lý cơng ty cổ phần của Nhật Bản........................ 18


1.3. Vai trị của tổ chức và quản lý cơng ty cổ phần ............................................ 21
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý công ty cổ phần .............. 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ
QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ......................................................................... 26
2.1. Nguồn luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần ......... 26
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về tổ chức và quản lý Công ty cổ phần
theo Luật doanh nghiệp 2020 ................................................................................. 27
2.2.1. Thực trạng về cấu trúc quản lý nội bộ công ty cổ phần ............................... 27
2.2.2. Thực trạng về quyền lực của chủ sở hữu trong công ty cổ phần ................ 31
2.2.3. Thực trạng về trách nhiệm của người giám sát cơ quan điều hành ........... 37
2.2.4. Thực trạng kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên liên quan ...... 41
2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật Việt nam về tổ chức và quản lý công ty cổ
phần hiện nay ........................................................................................................... 44
2.3.1. Những thành công ......................................................................................... 44
2.3.2. Những nhược điểm ........................................................................................ 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN...................................................... 56
3.1.Phương hướng chung nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và quản lý công
ty cổ phần ................................................................................................................. 56
3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức và quản lý công ty cổ phần .............. 56
3.1.2. Phân định rõ trách nhiệm và tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà
nước trong việc tổ chức thực thi và thúc đẩy tổ chức và quản lý công ty cổ phần
................................................................................................................................... 57
3.1.3. Phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật về tổ chức và quản lý công ty
cổ phần........................................................................................................................ 57
3.1.4. Ban hành đầy đủ các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về
tổ chức và quản lý công ty cổ phần ......................................................................... 58


3.1.5. Nâng cao năng lực và tính hiệu quả của các hiệp hội và tổ chức xã hội
................................................................................................................................... 60
3.2.Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và quản lý
cơng ty cổ phần ........................................................................................................ 61
3.2.1.Hồn thiện cấu trúc quản lý nội bộ công ty cổ phần..................................... 61
3.2.2.Hoàn thiện về quyền lực của chủ sở hữu trong cơng ty cổ phần ................. 65
3.2.3.Hồn thiện trách nhiệm của người giám sát cơ quan điều hành ................. 71
3.2.4.Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền cổ đông và
cổ đông thiểu số ........................................................................................................ 73
3.2.5. Hồn thiện giám sát các giao dịch có khả năng tư lợi và giao dịch với các
bên liên quan ............................................................................................................ 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 76
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 78



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

BKS

Ban kiểm sốt

3

CTCP

Cơng ty cổ phần

4

ĐHĐCĐ

Đại hợi đồng cổ đơng

5


ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

6

DN

Doanh nghiệp

7



Giám đốc

8

HĐQT

Hội đồng quản trị

9

LCT

Luật Công ty

10


LDN

Luật Doanh nghiệp

11

OECD

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển

12



Nghị định

13

TAND

Tòa án nhân dân

14

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15


TGĐ

Tổng giám đốc

16

TTCK

Thị trường chứng khốn

17

RMBCA

Luật sửa đổi luật mẫu về cơng ty kinh doanh (Mỹ)
(viết tắt của Revised Model Business Corporations
Act)

TT

i


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ thực tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển của
nền kinh tế thị trường. Do đó,việc hình thành các cơng ty cổ phần (CTCP) và vấn đề
cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là tất yếu đối với quá trình phát triển
mạnh của nền kinh tế thị trường. Hình thức CTCP đã xuất hiện vào những năm cuối

thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, mà trước tiên là ở nước Anh sau đó là nước Pháp.
Trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn mà cuộc Cách
mạng cơng nghiệp diễn ra thì CTCP phát triển rất mạnh mẽ. Đến những năm đầu thế
kỷ XX thì CTCP đã trở thành hình thức kinh doanh rất phổ biến trong điều kiện kinh
tế thị trường hội nhập và phát triển, các loại hình doanh nghiệp, cơng ty ngày càng đa
dạng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc tổ chức và quản lý CTCP cịn là mợt vấn đề khá
mới mẻ nếu so với hàng trăm năm phát triển của nó ở các nước Châu Âu. Là nước đi
sau, mặc dù có lợi thế lớn trong việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước nhưng
việc tổ chức quản lý CTCP ở nước ta vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập, chưa thể bứt
ra khỏi những ảnh hưởng nặng nề của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Chẳng
hạn như những khó khăn, bất cập xuất phát từ việc ban lãnh đạo công ty can thiệp
vào quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông, một số cổ đông lớn (chủ yếu
là cổ đông nhà nước) nắm giữ quyển khống chế công ty, xâm hại vảo quyền lợi của
đa số cổ đơng thiểu số; Ban Kiểm sốt mang tính hình thức, khơng phát huy được
chức năng giám sát, …. Có thể nói, những thực trạng nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn
tới sự lành mạnh hóa việc quản lý CTCP ở nước ta trong thời gian qua. Do đó, đòi
hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu thấu đảo việc quản lý CTCP về mặt lý luận cũng
như thực tiễn đồng thời đưa ra các biện pháp về mặt pháp lý để giải quyết những thực
trạng đó.
Cho đến nay khung pháp Luật về vấn đề tổ chức và quản lý cơng ty nói chung
và cơng ty cổ phần nói riêng đã từng bước được đẩy mạnh và hồn thiện. Luật doanh
nghiệp 2020 đã có nhiều đổi mới về vấn đề tổ chức và quản lý CTCP nhưng vẫn cịn
nhiều vấn đề cần hồn thiện, nhiều bất cập từ Luật doanh nghiệp 2014 vẫn chưa được
1


sửa đổi, bổ sung triệt để, đặc biệt cần đồng bộ Luật doanh nghiệp 2020 với các văn
bản luật chuyên ngành, văn bản dưới luật để tạo thành một hệ thống thống nhất. Do
đó, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức và

quản lý CTCP trong giai đoạn này là việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề:
Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần làm đề tài luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tổ chức và quản lý CTCP khơng những là vấn đề thực tế cần quan tâm của các
chủ thể thực hành trong cơng ty, mà cịn trở thành để tài của các nhà nghiên cứu, cả
ở góc đợ kinh tế cũng như góc đợ pháp lý. Trên thế giới, những lý thuyết pháp lý về
Tổ chức và quản lý CTCP hiện đại đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước
được đánh dấu bằng các cơng trình nghiên cứu mang tính kinh điển của Berler và
Means. Hiện có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến hoạt
động tổ chức và quản lý, trong đó tiêu biểu là các các công trình nghiên cứu sau:
Dan Cimpoeru, The Management of the Joint Stock Companies Manager
Journal, Faculty of Business and Administration, University of Bucharest, 2013. Tác
giả đã chỉ vai trò quan trọng trong tổ chức của một công ty là các quản trị viên có
trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý nợi bợ và đại diện trong các mối quan hệ với bên
thứ ba.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Mir Kalia và Midend 2018, Về thực trạng áp
dụng Luật thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ . Tác giả đã chỉ ra các quyền và nghĩa vụ của
hội đồng quản trị trong CTCP tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đảm bảo
quyền lợi của cổ đông.
Angephut, Mento The creation of joint stock companies MSc diss., University
of Economics and Business, 2017. Tác giả đã nói tới sự ra đời của các cơng ty cổ
phần và chỉ ra được tầm quan trọng trong công tác tổ chức và quản lý CTCP theo
pháp luật Thụy Điển.
Hisdent J. Caton, Organization and management of joint stock companies in the
context of integration University of Economics American, 2017. Tác giả đã nễu ra
2



được việc cần thay đổi trong bộ máy tổ chức và quản lý CTCP theo bối cảnh hợi nhập
tồn cầu hóa từ đó đề ra mợt số biện pháp nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của
Hội đồng cổ đông.
Elizabeth, Business Law and the Legal Environment, Standard Edition 9th
Edition, 2018.Tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ trong sự phát triển kinh doanh sẽ
phải ràng buộc bởi môi trường pháp lý. Bởi lẽ pháp luật sẽ là chế tài cơng bằng nhất
trong hoạt đợng của cơng ty.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo khoa học về CTCP, trong
đó có những nghiên cứu chun sâu về khía cạnh kinh tế cũng như khía cạnh pháp
lý, chẳng hạn như:
Sách của TS. Nguyễn Thị Dung và tập thể giảng viên bộ môn luật thương mại
Đại Học Luật Hà Nội,Chuyên khảo Luật kinh, NXB Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
năm 2020; Cuốn sách này tập trung phân tích các khía cạnh pháp luật về doanh nghiệp
đặc biệt nhấn mạnh về công tác tổ chức và quản lý công ty cổ phần trong cuộc cách
mạng CNH, HĐH đất nước.
Sách của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Huệ - TS. Lê Thị Hương Lan Công ty cổ
phần và thị trường chứng khoán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2019;
Cuốn sách này đã chỉ ra được mối quan hệ mật thiét của cơng ty cổ phần và thị trường
chứng khốn nhờ vào bộ máy tổ chức lãnh đạo của công ty cổ phần.
Sách của TS. Nguyễn Thị Ngọc Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đơng pháp luật
và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2017; Cuốn sách này tập trung
phân tích làm rõ thực trạng pháp luật về quyền của cổ đông, cách thức và biện pháp
bảo vệ cổ đơng CTCP trên cơ sở có so sánh với pháp luật của một số nước trên thế
giới, từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung LDN năm 2005 nhằm tăng cường bảo
vệ cổ đông CTCP.
Luận án tiến sỹ Luật học của tác giả Ngô Minh QuýNghiên cứu so sánh quản
lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, Luận
án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2014; Luận án đã chỉ ra được mô
sự khác nhau trong công tác tổ chức và quản lý công ty cổ phần của Việt Nam so với

3


Trung Hoa. Từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về tổ chức và quản lý công ty cổ phần.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương Một số so sánh về CTCP theo LCT
Nhật Bản và LDN Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 25/2019; Bài viết đã
nêu ra được sự khác biệt trong tổ chức và quản lý CTCP của Nhật Bản và Việt Nam
từ đó cho thấy được những mặt tồn tại trong công tác tổ chức và quản lý CTCP. Từ
đó, đưa ra một số giải pháp hồn thiện trong q trình tổ chức và quản lý CTCP theo
luật doanh nghiệp 2014.
Bài báo cáo của TS. Bùi Xn Hải Một số vấn đề về mơ hình tổ chức và quản
lý công ty trên thế giới và Việt Nam, Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản trị công ty
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, 2011; Bài báo cáo đã chỉ ra được các mô hình tổ
chức và quản lý trên thế giới để từ đó rút ra bài học cho CTCP tại Việt Nam trong
công tác tổ chức và quản lý.
Bài viết của TS. Phạm Văn Tuyết So sánh cấu trúc quản trị công ty điển hình
trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006; Bài viết đã chỉ ra được cấu trúc
quản trị cơng ty điển hình trên thế giới và mơ hình quản trị cơng ty tại Việt Nam.
Bài viết của Phan Huy Hồng Tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ
đông trong Luật Liên minh châu Âu và luật Đức - Kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp
chí khoa học pháp lý, tháng 3/2010; Bài viết đã chỉ ra được tầm quan trọng của cỏ
đông trong việc tổ chức và quản lý CTCP từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay.
Những công trình này đã có những đóng góp to lớn về mặt khoa học, tuy nhiên
chỉ tập trung vào phân tích các vấn đề có tính ngun tắc về CTCP như thủ tục thành
lập, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Theo đó vấn đề quản trị
nội bộ CTCP đã được đề cập ở mức đợ ít nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức đợ khái
qt. Chính vì vậy, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu phân tích các vấn để có liên quan
đến việc quản trị nội bộ trong CTCP theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam

hiện nay, làm rõ mối quan hệ và sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các bộ phận cấu
thành công ty cổ phần, trong đó để cập đến quyền và nghĩa vụ cổ đông, việc đối xử

4


cơng bằng với cổ đơng, minh bạch hố thơng tin trong công ty, quản lý điều hành và
cơ chế giám sát trong công ty.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Tiếp thu kinh nghiệm pháp luật công ty của các nước phát triển trên thế giới,
trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nhận thức và thực
tiễn thi hành pháp luật, nếu so sánh với những quy định về CTCP nói chung và vấn
để tổ chức và quản lý CTCP nói riêng thì pháp luật của nước ta đã có cách tiếp cận
và phát triển khá bài bản đã giải quyết được những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng
với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước và nhu cầu mở rộng hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng cao, pháp luật về tổ chức và quản lý CTCP đang bộc lộ nhiều
vấn đề chưa hồn thiện. Nhiều vụ việc tranh chấp nợi bợ, nhiều hành vi lợi dụng vai
trò, ảnh hưởng của người quản lý để trục lợi, làm thiệt hại đến lợi ích của cổ đông
vẫn xảy ra thường xuyên mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những bất cập và thiếu
sót của pháp luật về quản lý CTCP. Luật doanh nghiệp 2020 đã có nhiều đổi mới về
vấn đề tổ chức và quản lý CTCP nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện, nhiều
bất cập từ LDN 2014 vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung triệt để, đặc biệt hiện tại chưa
có mợt cơng trình nào nghiên cứu nào về tổ chức và quản lý CTCP theo Luật doanh
nghiệp 2020 đây là một khoảng trống nghiên cứu lớn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về tổ chức và quản
lý của CTCP. Đồng thời, tác giả đi vào nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật về tổ chức và quản lý của CTCP theo Luật doanh nghiệp 2020 để làm cơ sở
phân tích những tồn tại, hạn chế và từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hồn thiện,

nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về CTCP.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu quy định của pháp luật về CTCP trong phạm
vi lãnh thổ nước Cợng hịa xã hợi chủ nghĩa Việt Nam và so sánh với pháp luật về
CTCP ở các nước Anh, Nhật Bản và Đức.

5


- Phạm vi thời gian: Tác giả sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng
pháp luật về CTCP từ năm 2018 - 2021.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về CTCP, thực tiễn áp dụng
và đề xuất mợt số giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về CTCP
5. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và
quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2020; Qua đó phân tích, đánh giá
thực trạng việc áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức và quản lý CTCP theo LDN
2020 và đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về
tổ chức và quản lý CTCP ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể là:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và quản lý CTCP
- Nghiên cứu so sánh với các chuẩn mực, thông lệ tốt trên thế giới về khung pháp lý
trong việc quản lý CTCP
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức và quản lý CTCP theo LDN
2020;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ
chức và quản lý CTCP theo LDN 2020 ở Việt Nam hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học,
cụ thể:
Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm đánh giá các vấn đề lý luận, các
quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về CTCP. Các yêu cầu
của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung
một số quy định của pháp luật về CTCP theo mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt
ra.

6


Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá, tổng kết những vấn đề đã
phân tích, chứng minh từ đó rút ra những kết luận, kiến nghị, giải pháp nhằm đạt được
mục tiêu của đề tài.
Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lơ gíc để nghiên cứu
từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm,
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước với thực tiễn áp dụng pháp luật đối với
loại hình CTCP.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong quá trình phân tích những
luận điểm khoa học của đề tài, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kiến
nghị phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình đánh giá thực tiễn áp dụng
pháp luật về CTCP. Thông qua các số liệu thực tế về hành vi để thấy được những hạn
chế, vướng mắc trong việc thực thi các quy định của pháp luật về CTCP.
Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch: Đề tài đi từ những vấn đề
chung đến những vấn để riêng, từ những hiện tượng riêng lẻ đến những cái chung.
8. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận
văn gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức và quản lý CTCP

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý CTCP
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý CTCP
9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Luận văn Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu những vấn đề pháp lý về
tổ chức và quản lý CTCP mơ hình theo LDN 2020. Ở phương diện lý luận và thực
tiễn, Luận văn có những đóng góp cụ thể như sau:
- Nghiên cứu và luận giải trên cơ sở lý luận khái niệm và các vấn đề khác có liên quan
đến tổ chức và quản lý CTCP theo LDN 2020;
- Phân tích, đánh giá, bình luận thực trạng các quy định pháp luật về tổ chức và quản
lý CTCP theo LDN 2020, chỉ ra những điểm mới, tiến bợ và những điểm cịn tồn tại,
bất cập của các quy định pháp luật đó.
7


- Đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật mà cụ thể luật
LDN 2020 và các văn bản có liên quan về tổ chức và quản lý CTCP
Luận văn cũng có thể có giá trị tham khảo, là tài liệu cho việc học tập, nghiên
cứu pháp luật về tổ chức và quản lý công ty.

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần
Khái niệm về CTCP của các nước trên thế giới khơng giống nhau, nhưng nhìn
chung đều thống nhất quan niệm: CTCP là loại hình cơng ty đặc trưng của công ty
đối vốn với đặc điểm quan trọng là có sự tách bạch tài sản của cơng ty và tài sản
của các cổ đông, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong

phạm vi phần vốn góp vào cơng ty, vốn cơ bản của công ty được chia thành các cổ
phần, trong quá trình hoạt đợng, CTCP được phát hành các loại chứng khốn ra thị
trường để huy đợng vốn.
Chẳng hạn Điều 1041 LCT Anh 2006 định nghĩa: CTCP có nghĩa là mợt cơng
ty - (A) có vốn điều lệ đã góp hoặc cổ phần danh nghĩa của tổng số vốn cố định
được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cũng số vốn cố định, hoặc
nắm giữ và chuyển giao như chứng khốn, hoặc được chia và nắm giữ mợt phần
bằng cách này và một phần bằng cách khác và (B) thành lập trên nguyên tắc có các
thành viên sở hữu cổ phiếu hoặc chứng khốn đó và khơng có những người khác(1).
Ở Pháp, CTCP hay cịn gọi là cơng ty vô danh được ra đời khá sớm (Luật công
ty ngày 14/12/1985). Các cổ đơng có qùn tự do chủn nhượng cổ phần. Cơng ty
nếu đủ điều kiện, có thể phát hành chứng khốn để huy đợng vốn. Theo Luật quy
định điều kiện để công ty phát hành các loại chứng khốn là: phải có ít nhất 7 cổ
đơng, vốn pháp định tối thiểu là 25.000 FF (đối với các cơng ty khơng phát hành
chứng khốn) và 1.500.000 FF (đối với các cơng ty phát hành chứng khốn), mệnh
giá thống nhất mỗi cổ phiếu là 100 FF.
Về bản chất, pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới
tương đối tương đồng khi quy định về khái niệm CTCP. Điều 111 LDN 2020 quy
định CTCP là DN, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần; Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
(1)

Đạo luật Công ty, 2016, Vương Quốc Anh.

9


không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN; Cổ đơng có
qùn tự do chủn nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy

định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này. CTCP có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN. CTCP có quyền phát
hành cổ phần các loại để huy động vốn(2). Tương tự như LDN 2014, LDN 2020
không đưa ra một khái niệm khái quát mà chỉ liệt kê những dấu hiệu pháp lý để
nhận diện CTCP nhưng quy định này đã xác định tư cách pháp lý tồn tại của CTCP
theo pháp luật Việt Nam, giúp phân biệt loại hình CTCP với các loại hình DN khác.
LDN 2020 không sửa đổi về khái niệm CTCP so với LDN 2014. Theo đó, CTCP
giới hạn việc huy động vốn bằng việc phát hành các loại cổ phần, chứ không quy
định chung là chứng khoán các loại như trước đây.
Từ khái niệm về CTCP quy định tại Điều 111 LDN 2020, có thể nhận thấy
CTCP theo pháp luật Việt Nam có những đặc điểm sau:
Một là, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ
phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của mợt hoặc nhiều cổ phần.
Hai là, về tư cách pháp lý: CTCP có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy
chứng nhận đăng ký DN (trước đây gọi là giấy chứng nhận ĐKKD; ĐKKD và đăng
ký thuế), hoạt động độc lập, tự mình tham gia vào các giao dịch; xác lập các quyền
và nghĩa vụ cho công ty.
Ba là, về số lượng cổ đơng: CTCP phải có ít nhất ba cổ đông và không hạn chế
số lượng tối đa. Như vậy, về lý thuyết các CTCP có thể có hàng ngàn, hàng vạn cổ
đơng... và cổ đơng có thể mang quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, do có quá nhiều
cổ đông nên việc sở hữu vốn điều lệ của công ty sẽ bị phân tán cho nhiều cổ đơng,
lợi ích của các cổ đơng cũng có thể khơng thống nhất hay đơi khi là sự xung đợt lợi
ích giữa các nhóm cổ đơng. Khác với cơng ty TNHH, nhiều cổ đông CTCP không
biết nhau và chủ yếu họ quan tâm đến cổ phần và cổ tức, giá trị gia tăng của cổ
phần.

(2)

Luật doanh nghiệp 2020 Số 59/2020/QH14, Điều 111.


10


Bốn là, chế độ trách nhiệm: cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; như vậy,
cổ đông của CTCP chỉ chịu TNHH đối với các khoản nợ của công ty. CTCP với tư
cách là một pháp nhân sẽ tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty,
cổ đông không phải chịu trách nhiệm thay CTCP về các khoản nợ của công ty.
Năm là, về khả năng chuyển nhượng cổ phần: So với mơ hình cơng ty TNHH,
phần vốn góp của cổ đơng trong CTCP (tức là cổ phần) có khả năng chuyển nhượng
dễ dàng hơn. Về nguyên tắc, cổ đơng có qùn tự do chủn nhượng cổ phần mà
mình sở hữu, trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập (Điều 84) và
cổ phần ưu đãi biểu quyết (Điều 81).
Sáu là, huy động vốn: Tại khoản 3 Điều 111 LDN 2020 đã quy định CTCP có
quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Như vậy, điều luật này không
hạn chế quyền phát hành các loại chứng khoán khác của CTCP, nhưng cũng không
thừa nhận rõ ràng quyền phát hành các loại chứng khốn khác. Vì vậy, sẽ dẫn đến
tình trạng phải áp dụng pháp luật chứng khoán để điều chỉnh vấn đề này.
1.1.2. Khái niệm về tổ chức và quản lý công ty cổ phần
Khi nói đến quản lý CTCP là nói đến các trung tâm hay cơ cấu quyền lực
ở đó. Theo quan niệm của luật học, quản lý CTCP là phương thức tổ chức các cơ
quan quyền lực trong công ty và mối quan hệ quyền lực giữa các cơ quan đó. Chính
vị có liên quan đến việc bố trí và tổ chức quyền lực, nên quản lý CTCP còn được gọi
là Cơ cấu quản lý CTCP (Corporate Governance Structure)(3). Nhìn chung, trong các
CTCP thơng thường thiết lập ba cơ quan có quyền lực chủ yếu là Đại hội đồng cổ
đồng. Hợi đồng quản trị và Ban kiểm sốtTheo nghĩa hẹp, quản lý CTCP có nghĩa là
cách thức tổ chức và phân chia quyền lực giữa ba cơ quan và mối quan hệ giữa chúng.
Luật Công ty Anh Quốc (năm 1985) xác định quản lý công ty là một thiết chế pháp
lý về mối quan hệ giữa cổ đông, thành viên HĐQT và kiểm soát viên. Theo đó, các

thành viên HĐQT là người quản lý điều hành và lãnh đạo công ty thực hiện mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận; các cổ đông bảo đảm các thành viên HĐQT làm việc đúng hướng
và đúng luật pháp; và các kiểm soát viên thực hiện quyền và nhiệm vụ giám sát hoạt

3

Mai Thận Thực, 2011, Luận về sự vận hành của cơ cấu quản lý công ty hiện đại, NXB Pháp chế Trung Quốc

11


động quản lý kinh doanh của HĐQT để bảo đảm cơng ty khơng có sai phạm về tài
chính và bảo đảm HĐQT được để xuất bảo cáo tài chính mợt cách chân thực và công
bằng
Tại Việt Nam, khái niệm quản lý CTCP cũng tương tự như ở các nước khác.
Theo Tiến sỹ Phạm Ngọc Côn: Cơ cấu quản lý doanh nghiệp là sự thiết lập, vận
hành của các cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các cơ
quan quyền lực đó. Một cơ cấu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả được thể hiện ở
sự hợp tác lâu dài giữa những người có quan hệ lợi ích trên cơ sở cân đối trách
nhiệm, quyền hạn và lợi ích(4). Ở đây, doanh nghiệp có thể được hiểu là CTCP.Ngồi
ra có quan điểm cho rằng quản lý cơng ty có thể hiểu theo hai nghĩa, quản lý công
ty theo nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý giám sát của chủ sở hữu với người
quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa
rộng hơn, quản lý công ty gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ
nợ, người cung cấp, người lao đợng, thậm chí khách hàng của công ty. Về mặt tổ
chức và quản lý công ty là tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các
bên liên quan nhằm: xác định mục tiêu, hình thành các cơng cụ để đạt đạt được mục
tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty .
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), quản lý công ty là một hệ thống
các cơ chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và

nghĩa vụ giữa cổ đông, HĐQT, các chức danh quản lý và những người có lợi ích
liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này,
công ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và
giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó. Định nghĩa này của OECD có thể coi là
định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty, nó đã và đang được rất nhiều nước trên thế
giới vận dụng để xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty, trong đó có Việt
Nam.
Theo Quy chế tổ chức và quản lý Công ty áp dụng cho các công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng Khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán do Bộ Tài

4

Phạm Ngọc Côn, 2017, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện về việc quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Tạp
chí kinh tế và phát triển, số 3/2017 tr.39.

12


Chính ban hành tháng 03 năm 2007, quản lý cơng ty được định nghĩa như sau: Tổ
chức và Quản lý công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định
hướng điều hành và được kiểm sốt mợt cách có hiệu quả vì qùn lợi của cổ đông
và những người liên quan đến công ty.
Như vậy, khái niệm tổ chức và quản lý CTCP dưới góc độ luật học có thể hiểu
là: hệ thống các thiết chế, theo đó việc tổ chức quản lý cơng ty được thực hiện trên
cơ sở phân định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu, người quản lý, những
người có lợi ích liên quan, và các phương pháp áp dụng theo một trình tự thủ tục
nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất.
1.1.3. Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần
Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và tư cách pháp nhân
được xác lập kể từ thời điểm mà doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký

doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. CTCP là điển hình của cơng ty đối vốn.
Loại hình cơng ty này có những đặc điểm cơ bản để phân biệt với công ty TNHH và
công ty hợp danh. Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công
ty cổ phần là doanh nghiệp mang các đặc điểm sau:
❖ Về vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một
cổ phiếu phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào cơng ty
được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Tư
cách cổ đơng của công ty được xác định dựa trên căn cứ quyền sở hữu cổ phần. Luật
không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêu % vốn điều lệ nhưng các
thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành
viên có thể mua nhằm chống lại việc mợt thành viên nào đó kiểm sốt cơng ty.
❖ Về cổ đơng cơng ty
Đặc điểm về cổ đông công ty là hệ quả đặc điểm về cấu trúc vốn. Với căn cứ xác
lập tư cách cổ đông là quyền sở hữu cổ phần, trong khi cổ phần có thể được chào bán
rợng rãi cho các đối tượng khác nhau, cổ đông của công ty cổ phần thường rất lớn về
số lượng và không quen biết nhau. LDN chỉ hạn định số lượng tối thiểu mà không
13


giới hạn số lượng tối đa số cổ đông CTCP. Trong suốt q trình hoạt đợng ít nhất
phải có 03 cổ đơng tham gia CTCP. Là loại hình cơng ty đặc trưng cho cơng ty đối
vốn nên có sự liên kết của nhiều cổ đơng. Vì vậy, việc quy định số cổ đơng tối thiểu
phải có đã trở thành thơng lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP.
❖ Về chuyển nhượng cổ phần vốn góp
Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh
nghiệp 2020. Phần vốn góp (cổ phần) của các cổ đơng được thể hiện dưới hình thức
cổ phiếu. Cổ phiếu do cơng ty phát hành là mợt loại hàng hóa. Các cổ đơng có qùn

tự do chủn nhượng cổ phần. Mợt số trường hợp bị pháp luật cấm chuyển nhượng.
Cụ thể, các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của các sáng lập viên trong 03
năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
❖ Về chế độ chịu trách nhiệm
CTCP phải tự chịu trách nhiệm độc lập về các khoản nợ của công ty bằng tài sản
của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp (đến hết giá trị cổ phần sở hữu). Tuy nhiên, chế
độ trách nhiệm hữu hạn mà cổ đông được hưởng cũng kèm theo những ràng buộc
nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba. Khi cơng ty thanh tốn cổ phần
mua lại hoặc trả cổ tức trái quy định, tất cả số cổ đơng phải hồn trả số tiền hoặc tài
sản đã nhận của cơng ty. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh
mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào CTCP nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệp
khác. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư vào CTCP với tính chất
chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đơng thì khơng bao giờ mình bị mất nhiều hơn so
với số vốn đã bỏ ra đầu tư nên họ ít sợ rủi ro hơn đầu tư vốn vào công ty hợp danh
hoặc doanh nghiệp tư nhân.
❖ Về phát hành chứng khốn
CTCP có qùn phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy định của pháp
luật về chứng khốn để huy đợng vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn
và rộng ra cơng chúng của CTCP. CTCP có khả năng chủ động vốn một cách linh
14


hoạt khi cần nguồn vốn lớn để tham gia các dự án đầu tư. Sự chủ động này là yếu tố
quan trọng hàng đầu góp phần vào thành cơng của doanh nghiệp. Khả năng huy động
vốn lớn và rộng rãi trong công chúng cũng kéo theo nguy cơ gây rủi ro rất cao. Bởi
vậy, CTCP phải chịu nhiều quy chế pháp lý khắt khe hơn so với loại hình doanh
nghiệp khác.
❖ Về tư cách pháp lý

CTCP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCN ĐKDN.
Pháp luật về công ty xác lập một cách cụ thể CTCP với tư cách là một pháp nhân độc
lập, có năng lực pháp luật đợc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo luật
định và tách biệt với cổ đơng cơng ty. Trong q trình hoạt động công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của cơng ty bằng chính tài sản của mình. Thơng qua người
đại diện của mình theo quy định của pháp luật, cơng ty có thể trở thành ngun đơn
hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án.
1.2. Tổng quan về tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo cách tiếp cận của
một số nước trên thế giới
1.2.1. Mơ hình tổ chức và quản lý cơng ty cổ phần của Anh – điển hình cho cấu
trúc hội đồng đơn
Về mặt nguyên tắc hoạt động, mơ hình tổ chức và quản lý CTCP của Anh là
điển hình cho mơ hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ có nền tảng là sự tách biệt
giữa quản lý với sở hữu vốn trong CTCP. Trong mơ hình tổ chức và quản lý CTCP
kiểu Anh, Mỹ, dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập để kiềm chế quyền lực của
ban GĐ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế tốn để trình BCTC có tính xác
thực nhằm giúp cổ đơng có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty.
Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân
tích các triển vọng kinh doanh và mức đợ lành mạnh về tài chính của các công ty
dự kiến phát hành cũng như đang phát hành chứng khốn ra cơng chúng, nhằm
cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP hoạt động
kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng,
15


các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là mợt hình thức áp đặt
kỷ luật của thị trường lên ban GĐ công ty.
Về quy định pháp luật cụ thể, theo luật công ty Anh, cấu trúc quản lý nợi bợ

của mợt CTCP gồm có: ĐHĐCĐ (shareholders’ meeting) và Hội đồng GĐ (board
of directors). Bộ phận quản trị - điều hành của CTCP chỉ do một cơ quan đảm
nhiệm là Hội đồng GĐ - cấu trúc hội đồng đơn (unitary board model). ĐHĐCĐ sẽ
bầu chọn các thành viên của Hợi đồng GĐ (thường có từ ba đến hai chục thành
viên), đươc gọi là các directors. Mọi quyền lực và các vấn đề của công ty được pháp
luật đặt vào tay của Hội đồng GĐ, trừ những vấn đề mà pháp luật hoặc điều lệ công
ty quy định phải tḥc về ĐHĐCĐ(5). Cũng vì thế, Hợi đồng GĐ theo pháp luật
Anh có rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với thành viên trong HĐQT công ty
của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam.
Mơ hình tổ chức và quản lý CTCP theo cấu trúc hợi đồng đơn kiểu Anh khơng
có mợt cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều
hành công ty như BKS trong luật công ty Việt Nam và LCT Nhật Bản hay như Hợi
đồng giám sát trong mơ hình hợi đồng hai tầng của Đức.
1.2.2. Mơ hình tổ chức và quản lý cơng ty cổ phần của Đức – điển hình cho cấu
trúc hội đồng hai tầng
Cấu trúc hội đồng kép theo luật cơng ty Đức có hai đặc điểm quan trọng nhất:
Thứ nhất cấu trúc quản trị - điều hành có hai hợi đồng theo thứ bậc,và thứ hai
có thể có sự tham gia nhất định của đại diện người lao động vào hợi đồng phía trên.
Cấu trúc tổ chức và quản lý nợi bợ của CTCP theo luật Đức gồm có: ĐHĐCĐ, Hội
đồng giám sát, và HĐQT. Theo luật Đức, việc quản lý - điều hành CTCP được phân
chia cho hai cơ quan là: Hội đồng giám sát và HĐQT, như một thiết chế hai tầng,
mà ở đó, Hội đồng giám sát nằm ở tầng trên(6). Vì thế, giới luật học trên thế giới
gọi đây là cấu trúc hội đồng kép hay hợi đồng hai tầng.
Hợi đồng giám sát có thẩm quyền chọn,bổ nhiệm, cách chức các thành viên

(5)

Đạo luật Công ty, 2016, Vương Quốc Anh. Điều 122 đến 137.

Juergen W. Simon – Đại học Tổng hợp Lüneburg, CHLB, Bảo đảm tính thống nhất pháp luật tại CHLB Đức,

chun đề Hợi thảo Khoa học về Bảo đảm tính thống nhất của Hệ thống pháp luật. Bộ Tư pháp và Dự án
VIE/02/015. Hà Nội, 31/08 – 01/09 năm 2018, tr.2.
(6)

16


của HĐQT. Khơng những thế, Hợi đồng giám sát cịn tham gia trực tiếp vào việc
đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt
động của HĐQT. HĐQT thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của công ty. Các thành viên của HĐQT cùng nhau chịu trách nhiệm về việc
điều hành,phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường
xuyên và báo cáo thường xuyên với Hội đồng giám sát.
Về nguyên tắc,ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn thành viên của Hội đồng giám sát. Song,
người lao đợng cũng có qùn lựa chọn thành viên của Hợi đồng giám sát theo đạo
luật về sự tham gia của người lao động vào quản trị công ty năm 1952 và 1976.
Theo đó, tỷ lệ số thành viên của Hội đồng giám sát do người lao động bầu chọn và
cổ đông bầu chọn sẽ phụ thuộc vào số lao động của cơng ty. Đại diện do phía người
lao đợng và cổ đông bầu chọn trong Hội đồng giám sát đều có quyền và nghĩa vụ
như nhau. Đối với các CTCP sử dụng trên 500 lao động, một phần ba tổng số thành
viên của Hợi đồng giám sát sẽ do phía người lao động bầu chọn. Nếu công ty sử
dụng trên 2000 lao đợng, thì mợt nửa số thành viên của Hội đồng giám sát phải là
đại diện do người lao đợng và cơng đồn bầu chọn, song, chủ tịch của Hội đồng
giám sát sẽ phải là người do cổ đông lựa chọn, và người này sẽ có lá phiếu quyết
định khi số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau. Hội đồng giám sát có thẩm
quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của HĐQT. Không những thế, Hội
đồng giám sát còn tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng
trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt động của HĐQT. HĐQT thực hiện
chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.Các thành viên
của HĐQT cùng nhau chịu trách nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược

kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường xuyên và báo cáo thường xuyên
với Hội đồng giám sát(7).
Như vậy,Hội đồng giám sát trong cấu trúc hội đồng hai tầng theo luật Đức,
không giống với BKS hay HĐQT trong các CTCP ở Việt Nam. Bởi lẽ: Thứ nhất,
BKS trong CTCP ở Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là

Hoàng Thế Liên, Luật DN – Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nợi năm 2017.
(7)

17


×