Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
-----------------------------

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HÌNH THỨC THI: BÀI TẬP LỚN
Đề tài 3:
Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng về
“Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại” để làm rõ ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất
lượng học tập và rèn luyện của sinh viên
trường Đại học Đại Nam hiện nay.
Họ và tên:
Mssv

:

Lớp HP :

Hà Nội, 2020_2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................
1.Tính cấp thiết của đề tài....................................................................
2. Mục đích nghiên cứu đề tài............................................................
3. Phương pháp và nhiệm đối tượng nghiên cứu...............................
4. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................
NỘI DUNG...........................................................................................5


Chương 3 . Cơ sở lý luận về Quy luật lượng – Chất.............................5
1.1. Khái niệm quy luật lượng chất. Nội dung của quy luật............5
1.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.........................7
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận.......................................................9
Chương 2........................................................................................11
Vận dụng quy luật lượng – chất vào thực tiễn đời sống nhận thức...11
Trong học tập của sinh viên..............................................................11
2.1. Đặt vấn đề..............................................................................11
2.2.Thực trạng hiện nay.................................................................12
Chương 3..........................................................................................14
Giải pháp về việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh
viên...................................................................................................15
KẾT LUẬN..........................................................................................15
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................


MỞ ĐẦU.
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng
mn hình mn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính
trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó
hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách là phạm trù
của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư
duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh
thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư
duy con người đều mang tính khách quan. Con người không
thể tạo ra hoặc tự ý xố bó được quy luật mà chỉ nhận thức và
vận dụng nó trong thực tiễn. Quy luật “từ những thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong

ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương
thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này
có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng
ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng
quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả
khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay
đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá
giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về
chất. Nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc nhận thức đúng đắn
quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình
thành và phát triển đất nước và hồn thiện nhà nước xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Trong phạm vi của tiểu luận này, em xin được


trình bày những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật
lượng - chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc
nhận thức quy luật này, để đưa ra một số giải pháp phát huy
tính ý thức của người trẻ - sinh viên trong xã hội ngày nay.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Trước thực trạng ngày nay, sự chủ động, tự ý thức
của lứa trẻ, sinh viên ngày một

kém đi và chủ quan, ỷ lại,

khơng có tinh cầu tiến và tự lực vươn lên. Vì thế, để nhìn ra
được vấn đề, chúng ta cần nắm bắt được những định nghĩa về
lượng, chất và một số định nghĩa có liên quan khác, để từ đó rút
ra được mối quan hệ giữa lượng và chất là có mối quan hệ chặt
chẽ, có tác động qu lại lẫn nhau. Từ những định nghĩa trên, mà

rút ra ý nghĩa phương pháp luận của quy luật và vận dụng vào
thực tiễn đời sống của sinh viên.
3. Phương pháp và nhiệm đối tượng nghiên cứu.
Về phương pháp nghiên cứu, dựa trên nền tảng cơ sở lý
luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin thơng qua phép duy vật biện
chứng, mà ta có mối quan hệ . Chưa dừng lại ở đó, ngồi ra ta
còn sử dụng phương pháp luận biện chứng khoa học để lậo luận
và trình bày quan điểm riêng chính bản thân mình.
Về đối tương nghiên cứu, nó chính là hướng con người ta tới nội
dung, tác động qua lại giữa ý thức lên các sự vật hiện tượng và
ngược lại.
4. Ý nghĩa của đề tài.
Về lý thuyết, Quy luật này đã góp phần thành cơng
khơbg nhỏ cho các nhà Triết học phương Tây đánh dấu cái mới,
cái hiện đại, và đi tìm chân lý.


Về thực tiễn, quy luật được áp dụng vào các mơn học chung tại
các trường Cao Đẳng, Đại học nói riêng, nhằm truyền tải giá trị
vận động của chính quy luật trong đời sống mỗi chúng


NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận về Quy luật lượng – Chất.
1.1. Khái niệm quy luật lượng chất. Nội dung của quy
luật.
1.1.1.

Khái niệm quy luật lượng - chất.


Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật. Quy luật lượng – chất vạch ra cách
thức của sự phát triển
*Nội dung của quy luật.
* Khái niệm chất.
Chất là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng là sự thất nhống hữu cơ các
thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với các chất khác.
Chất có tính khách quan, được cấu thành bởi các thuộc
tính khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, để xác
định chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải xác định các thuộc
tính của nó. Mà thuộc tính của sự vật, hiện tượng chỉ bộc lộ ra
khi nó nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác,
nên muốn xác định thuộc tính của sự vật, hiện tượng thì cần
phải đặt sự vật, hiện tượng ấy trong mối liên hệ với các sự vật
hiện tượng khác.
*Thuộc tính bao gồm hai loại: thuộc tính cơ bản và thuộc
tính khơng cơ bản.
Thuộc tính cơ bản là những thuộc tính quyết định chất của
sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó thay đổi thì chất của sự vật,
hiện tượng sẽ thay đổi.


Thuộc tính khơng cơ bản là những thuộc tính khơng quyết
định chất của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó thay đổi thì
chất của sự vật, hiện tượng vẫn chưa thay đổi.
Tuy nhiên sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và thuộc
tính khơng cơ bản



cũng chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào từng mối
quan hệ nhất định. Trong mối quan hệ này nó là thuộc tính cơ
bản, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là thuộc tính khơng
cơ bản và ngược lại. Tổng hợp các thuộc tính cơ bản tạo thành
chất cơ bản, cịn tổng hợp các thuộc tính khơng cơ bản tạo
thành chất không cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Chất cơ bản là một loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của
nó báo hiệu sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật, hiện
tượng. Do đó, muốn thay đổi căn bản của sự vật, hiện tượng thì
phải thay đổi chất cơ bản của nó.
Chất khơng cơ bản là một loại chất mà sự tồn tại hay mất
đi của nó khơng quyết định sự tồn tại hay mất đi của bản thân
sự vật, hiện tượng.
Nhưng vì sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và khơng cơ
bản cũng chỉ mang tính tương đối, nên sự phân biệt giữa chất
cơ bản và chất không cơ bản cũng mang tính tương đối.
Nhưng mặt khác, mỗi thuộc tính lại được tạo tành từ các
đặc trưng về chất của nó, vì vậy, mỗi thuộc tính lại đóng vai trị
là một chất của sự vật, hiện tượng. Rút cuộc, sự phân biệt giữa
thuộc tính và chất cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mói
quan hệ này nó là thuộc tính nhưng trong mối quan hệ khác nó
lại là chất của sự vật, hiện tượng.
Sự vật, hiện tượng có vơ vàn thuộc tính nên sự vật, hiện
tượng khơng chỉ có một chất mà cịn có vơ vàn chất. Như vậy,
chất biểu hiện tính tồn vẹn, tính chỉnh thể thống nhất của sự
vật, hiện tượng.


Chất và sự vật, hiện tượng gắn liền với nhau. Chất là chất
của sự vật, hiện tượng, còn sự vật, hiện tượng tồn tại với quy

định về chất của nó.
*Khái niệm lượng
Lượng là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các phương diện số
lượng các yếu tố cấu thành quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp
điệu vận động và phát triển của nó.
Lượng có tính khách quan, là cái vốn có của bản thân các
sự vật, hiện tượng, vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều
chiếm một vị trí nhất định trong khơng gian và được diễn ra
trong một khoảng thời gian nào đó.
Mỗi sự vật, hiện tượng có vơ vàn chất nên nó cũng có vơ
vàn lượng. Mỗi loại lượng có phương thức xác định khác nhau,
có những lượng được biểu thị bằng con số chính xác, nhưng
cũng có những lượng phải bằng sự trừu tượng hóa, khái quát
hóa mới xác định được nó.
Sự phân biệt giữa lượng và chất cũng chỉ mang tính tương
đối, tùy thuộc vào từng mối quan hệ nhất định, nghĩa là trong
mối quan hệ này nó là lượng nhưng trong mối quan hệ khác nó
lại là chất của sự vật, hiện tượng.
1.1.2.

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.

Thứ nhất, từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất.


Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi
về chất. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất
giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau.

Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu
khơng có tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay đổi về
lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và
phát triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt
chẽ với nhau chứ không tách rời nhau.Sự thay đổi về lượng của
sự vật có ảnh hưởng sự thay đổi về chất của sự vật và ngược
lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về
lượng của nó.Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay lập
tức về chất của sự vật. Mặt khác, có thể trong một giới hạn
nhất định khi lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật
chưa thay đổi cơ bản.
Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất
định gọi là độ, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới sẽ thay thế chất
cũ. Chất mới ấy tương ứng với lượng mới tích luỹ được. Độ là
một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự
thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất
của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật ở
đó thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, trong
đó sự vật vẫn cịn là nó chứ chưa biến thành cái khác.
Khi lượng thay đổi đến một điểm giới hạn vuợt quá độ sẽ
dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất. Điểm giới hạn ấy gọi là
điểm nút. Điểm nút là một phạm trù dùng để chỉ điểm giới hạn
mà tại đó sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi về chất của sự
vật, hiện tượng.


Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Bước
nhảy là một phạm trù dùng để chỉ sự chuyển hóa vềchất của sự
vật, hiện tượng do sự thay đổi dần dần về lượng trước đó gây
nên. Bước nhảy đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn vận động,

phát triển của sự vật, hiện tượng; đồng thời đó cũng là điểm
khởi đầu cho một giai đoạn mới tiếp theo, là sự gián đoạn trong
quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
Có nhiều hình thức bước nhảy, bước nhảy dần dần và bước
nhảy đột biến, bước nhảy chậm và bước nhảy nhanh, bước nhảy
cục bộ và bước nhảy tồn bộ.
Có thể nói, trong q trình phát triển của sự vật, sự gián
đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của
hàng loạt sự gián đoạn. Như vậy sự phát triển của bất cứ của sự
vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất định
cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song, điểm
nút của q trình ấy khơng cố định mà có thể có những thay
đổi do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan
quy định.
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về
lượng của nó đạt tới điểm nút. Các hình thức cơ bản của bước
nhảy. Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa
dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau.Những
hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân
của sự vật, bởi những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện
bước nhảy. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng
đã thay đổi của sự vật. Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu,
quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của
sự vật. Chẳng hạn như, khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi


tốt nghiệp, tức là thực hiện bước nhảy, sinh viên sẽ được nhận
bằng cử nhân. Trình độ văn hố của sinh viên đã cao hơn trước
và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ tri
thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn.

1.2. Ý nghĩa phương pháp luận.
Một là, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả
hai mặt chất và lượng.
Hai là, cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi có đầy
đủ điều kiện chín muồi sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện
tượng.
Ba là, chống lại bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi
lượng chưa biến đổi đến điểm nút mà đã vội vàng thực hiện
bước nhảy.
Bốn là, chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến
đổi đến điểm nút nhưng không chịu thực hiện bước nhảy.
Năm là, cần phải xác định được bước nhảy, có thái độ ủng
hộ bước nhảy và tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực
hiện một cách kịp thời.
Sáu là, trong đời sống xã hội, cần vận dụng một cách phù
hợp khi giải quyết mối quan hệ giữa chất tự nhiên và chất xã
hội của sự vật, hiện tượng. Tùy vào từng điều kiện lịch sử - cụ
thể mà có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt kia lên hàng đầu.
Bảy là, cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất
của sự vật, hiện tượng như thay đổi số lượng các yếu tố cấu


thành nên sự vật, hiện tượng, thay đổi chất lượng các yếu tố
cấu thành nên sự vật, hiện tượng, thay đổi cơ chế tác động giữa
các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng, thay hay đổi trật
tự sắp xếp giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng
hay nói cách khác là sự thay đổi cấu trúc của sự vật, hiện
tượng, thay đổi chức năng của các yếu tố cấu thành nên sự vật,
hiện tượng và chức năng của toàn bộ sự vật, hiện tượng.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra

bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định
thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó trong hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng bước
tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong
hoạt động của mình, ơng cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu
sắc như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió
thành bão”…. Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng
là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người
đó. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng
chủ quan, duy ý chí, nơn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực
hiện những bước nhảy liên tục.
Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính
khách quan, diễn ra một cách tự phát, cịn quy luật của xã hội
chỉ được thực hiện thông qua ý thức của con người. Do đó, khi
đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước
nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến
hố sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Chỉ có như
vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ,”hữu
khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự


thay đổi đơn thuần về lượng. Trong hoạt động thực tiễn, chúng
ta còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tuỳ thuộc vào việc phân tích
đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ
quan cũng như sự hiểu biết sâu sắc về quy luật này. Tùy theo
từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ
thể chúng ta lựa chọn hình thức bước nhảy phù hợp để đạt tới
chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Mặc dù, con người

và đời sống xã hội của con người rất đa dạng phong phú do rất
nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện bước nhảy toàn bộ,
trước hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi
về chất của từng yếu tố. Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ
thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của mình chúng ta phải
biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của
sự vật đó.


Chương 2. Vận dụng quy luật lượng – chất
vào thực tiễn đời sống nhận thức. Trong học tập của sinh
viên.
2.1. Đặt vấn đề.
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến
đổi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các giá trị đạo đức
cũ hồn tồn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Các
giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của
thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao
động, tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống
văn minh, lành mạnh, có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc
tế cao cả. Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trị rất lớn trong
việc hình thành ý thức, tình cảm cũng như các hành vi đạo đức
của con người nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp
của đạo đức xã hội; trước những biểu hiện suy thoái về đạo

đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên thì cơng tác
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên càng trở nên
quan trọng.
Bất kỳ sinh viên nào cũng đều bao gồm cả hai mặt lượng
và chất. Khi đến điểm nút thì sinh viên sẽ thực hiện bước nhảy,
chất mới ra đời thì phải đổi chỗ, thay thế vị trí chất cũ. Cũng
như trong học tập quá trình học tập là quá trình diễn ra liên tục
có tính liên kết và mạch lạc, tiếp tục vận động không ngừng .


Việc quản lý bớt chặt chẽ của gia đình và nhà trường, một
mặt mang lại cho sinh viên những đặc tính chủ động tích cực,
thì mặt khác lại tạo điều kiện cho những tính cách có phần tiêu
cực “sinh sơi”. Như một lẽ tự nhiên, khi khơng có những hối
thúc và tự thân vận động thì các bạn sinh viên sẽ trở nên lười
và lãng phí nhiều thứ hơn như: Thời gian, tiền bạc, nguồn lực và
cả sức khỏe của mình.
2.2.Thực trạng hiện nay.
Dẫu biết rằng,việc giáo dục giữ gìn vệ sinh mơi trường
xanh-sạch-đẹp ở bất kì nơi đâu đã được trang bị cho các bạn
sinh viên từ rất sớm. Song, đáng buồn thay, ở bất cứ trường học
đại học, cao đẳng nào khi chúng ta có dịp ghé thăm thì khơng
khó để nhận thấy những cảnh tượng học sinh, sinh viên khơng
giữ gìn vệ sinh học đường, thậm chí những hình ảnh này cịn
mang tính chất rất phổ biến. Nhiều bạn sinh viên vứt giấy, vỏ
của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su,… lung tung nơi sân
trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền
lớp học… Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là
do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá
nhân của một số các bạn sinh viên. Các bạn nghĩ rằng, những

nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình,
vậy thì việc gì mà phải mất cơng giữ gìn, đã có đội lao cơng dọn
dẹp. Cách suy nghĩ như vậy thật đáng chê trách. Một nguyên
nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó sửa
đổi khi ở nhà cũng như ở các lớp học hàng ngày. Mặc dù, các
thầy cô giáo và ban cán sự lớp luôn thường xuyên nhắc nhở
nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.


Bước vào trường Đại học tức là trở thành một sinh viên,
một bộ phận đóng vai trị quan trọng chủ chốt trong tương lai
của đất nước. Đó là một vinh dự, một phần thưởng cao quý
dành cho những học sinh có tinh thần nhiệt tình, có ý chí quyết
tâm trong những năm học của phổ thơng. Nhưng liệu sự nhiệt
tình, ý chí quyết tâm trong thời phổ thơng đó có cịn được phát
huy và những phương pháp học tập có cịn phù hợp với chúng
ta khi ở trong mơi trường đại học hay khơng? Đó là những vấn
đề hệ trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của chúng
ta.Bởi lẽ đó sinh viên cần phải dành nhiều thời gian để xem xét
một cách thận trọng và nghiêm túc ngay từ những năm đầu của
khóa học.
Q trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng
đường khi sinh viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi
tranh luận, Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên
chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận
môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự
chuẩn bị này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một
sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một
cách chủ động sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, sinh viên
có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi có liên

quan đến nội dung được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho
mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận
bài học một cách hệ thống. Với cách chuẩn bị tri thức mà sinh
viên có được khơng phải là một tri thức được truyền đạt một
chiều từ phía người dạy mà cịn do chính sinh viên tự tạo ra
bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực tế và tâm thể thuận lợi
cho sự tiếp nhận tri thức. Bởi vậy có thể nói rằng học là quá


trình “hợp tác” giữa người dạy và người học Sự chuẩn bị nói
trên sẽ được nâng cao hơn khi sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếp
quá trình học tập của mình một cách có tổ chức và có hệ thống.
Trong khi làm việc chính là một q trình học tập hiệu quả nhất
bởi vậy trong các buổi thực hành thì nghiệm sinh viên cũng
phải làm việc một cách chăm chú và có ý thức. Ngồi ra sinh
viên phải biết cách tự suy nghĩ lại và biết cách lật ngược vấn đề
theo một cách khác. Khả năng này giúp cho sinh viên biết cách
cải thiện điều kiện, phương pháp pháp và kết quả học tập của
mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy
đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển,
phức hợp đòi hỏi người đọc, người dạy, người nghiên cứu phải
có tính sáng tạo cao, ln biết cách lật ngược vấn đề theo một
cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập
đến.
Một số sinh viên hầu như khơng làm gì khác ngồi việc học
và chơi. Ngồi ra, cũng có nhiều sinh viên tốn thời gian và các
nguồn lực của mình cho các hoạt động khác bên ngoài hoạt
động học thuật như học tập, nghiên cứu khoa học, hay như hoạt
động xã hội, tình nguyện, làm việc bán thời gian, … So với
những bạn khơng làm gì cả ngồi việc học và chơi, thì sinh viên

tham gia các hoạt động khác được đánh giá cao. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy nhiều bạn vì quá mải mê tham gia những hoạt
động này mà chính việc học tập và nghiên cứu của bạn cũng bị
ảnh hưởng đáng kể. Việc quản lý kém thời gian, tiền bạc và các
nguồn lực khác là những trở ngại lớn đối với xu hướng sinh viên,
thanh niên, vì hoạt động này đòi hỏi một sự đầu tư nghiêm túc,


có kỷ luật và kiên nhẫn đi từ đầu đến cuối chặng đường. Nhiều
sinh viên tham gia nghiên cứu chỉ vì được tính điểm rèn luyện.
Điều này có thể do các bạn chưa có được thơng tin đầy đủ về
nghiên cứu khoa học và những điều hay, thú vị mà hoạt động
này mang lại. Việc thiếu kiến thức và thông tin là một thách
thức không nhỏ đối với các bạn sinh viên, tuy nhiên với nỗ lực
của các bạn thì việc vượt qua trở ngại này là khơng q khó.


Chương 3.
Giải pháp về việc nâng cao chất lượng học tập và rèn
luyện của sinh viên.
V.I.Lênin từng nói: “ Học, học nữa, học mãi”. Vì vậy, dù
chúng ta đã học xong tất cả các cấp bậc trong chương trình đào
tạo của Bộ giáo dục đề ra, khơng có nghĩa là chúng ta đã đủ
kiến thức, đã đủ hiểu biết, giỏi rồi, đủ nhận thức về tất cả mọi
sự vật sự việc diễn ra trong cuộc sống xã hội này, khokng cần
đi học, khơng cần mở mang trí óc. Mà chúng ta, càng có tuổi lại
càng phải tiếp tục kiên trì, chịu khó tự tìm tịi, chủ động trong
học tập bằng mọi cách cách tích cực, dù ở bất kì nơi đâu, thư
viện, hay là lớp học, phòng trọ, hay ghế đá vỉa hè,... thì đều
đáng ngưỡng mộ cả, để có thể có thêm được tri thức cho chính

bản thân mình thì đừng ngại học hỏi, đừng giấu dốt, hay thể
hiện bạn là người hiểu biết sâu rộng. Nếu bạn không biết một
vấn đề gì đó khơng được ngần ngại đặt ra câu hỏi cho vấn đề
đó, mà phải tìm mọi cơ hội để được giải đáp. Ví dụ như là đặt
câu hỏi với giáo viên bộ môn với bạn bè, với người thân xung
quanh, những người có trình độ hiểu biết cao hơn bạn, để họ họ
chỉ dạy, truyền đạt cho bạn những kiến thức, thơg tin chính xác,
mang tính mới mẻ mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết của bạn,
khiến bạn muốn phát triển theo chiều hướng tốt hơn .


Đừng ngại đặt câu hỏi trong quá trình học tập có nội
dung bạn chưa hiểu. Vì khi bạn đặt ra câu hỏi, bạn tham gia
trao đổi thông tin kiến thức, sẽ làm bạn nắm được nội dung bài
học hơm đó kỹ hơn rất nhiều hoặc ghi nhớ lâu hơn so với việc
bạn thụ động ngồi chăm chỉ lắng nghe và ghi chú. Khi bạn chủ
động tìm hiểu, khám phá một điều mới, thì trong điều mới đó sẽ
có một vấn đề mới khác khiến bạn lại tiếp tục đi tìm lời giải cho
vấn đề đó sao cho phù hợp và chính xác. Cứ lặp đi lặp lại, một
vịng luẩn quẩn như vậy nhưng lại hình thành - bạn một con
người hiểu sâu rộng, thâm thú

Từ việc nghiên cứu quy luật

chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi
về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận về việc học
tập và rèn luyện của sinh viên trong trường Đại học như sau.


Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng

cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực
hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên
chúng ta cũng sẽ khơng thể nằm ngồi điều đó. Để có một tấm
băng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần
và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lỹ đủ sống
lượng đơn vị học trình của các mơn học. Như vậy các kỳ thi có
thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả
kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước
nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lỹ tri thức trong quá trình
học tập rèn luyện của chúng ta. Do đó, trong hoạt động nhận
thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy
về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (Kết quả học tập)
theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của mình ơng cho ta
chẳng thường có câu "tích tiểu thành đại". "năng nhặt, chặt bị".
Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng
hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy luật
này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập
và trong hoạt động thực tiễn hằng ngàyGiáo dục đạo đức, lối
sống giúp cho mỗi cá nhân nâng cao trình độ nhận thức về các
giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều chỉnh hành vi sao cho phù
hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội, góp
phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các thế hệ
trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo
dục hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục
những quan điểm lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị đạo đức
truyền thống, những thói hư tật xấu hay những hiện tượng phi
đạo đức. Lối sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng


các chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức, lối sống mà cịn

thơng qua đó để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Trên
cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trị của các giá trị đạo đức,
nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản,
nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần nhân đạo hóa con người
và đời sống xã hội. Trong chiến luợc phát triển con người, Đảng
và Nhà nước ta đề cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho
cho học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất
nước. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là
nhiệm vụ quan trọng góp phần quyết định sự phát triển của
một nền văn hóa, văn minh của một quốc gia.


Vì thế, cần hồn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên
thực hiện tốt những bổn phận đạo đức của bản thân đối với việc
học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với gia đình và xã hội, nâng
cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên tình cảm cách
mạng trong sáng. Bồi dưỡng ý chí, hành động đúng, hình thành
những thói quen đạo đức, lối sống đặc biệt là ý thức trách
nhiệm công dân. Sinh viên phải có chính kiến, tư tưởng đấu
tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện thiếu đạo đức
trong tư tưởng, tình cảm, hành động của chính bản thân mình.
Ý thức bản thân phải xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch,
tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, nhằm ngăn chặn
tình trạng bạo lực trong học sinh, sinh viên; đảm bảo an ninh,
trật tự trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm
pháp luật trong bản thân mình nói riêng và học sinh, sinh viên
ngày nay nói chung ở Việt Nam. Bên cạnh đó cần có những đề
tài nghiên cứu theo nhóm cho các sinh viên, qua đó hình thành
và trau dồi khả năng làm việc theo nhóm, phát huy năng lực

nghiên cứu và trang bị thêm cho mình những kĩ năng tác
nghiệp về sau, qua việc làm này chúng ta có thể biến những tri
thức lĩnh hội thành những sản phẩm trí tuệ đích thực. Ngồi ra
nhà trưởng cần thiết lập quan hệ với các tổ chức, cơ quan đoàn
thể, hiệp hội để tạo cầu nối cho sinh viên được tiếp cận môi
trường thực tế cũng như thu hút nguồn đầu tư, hỗ trợ giáo dục.
KẾT LUẬN.
Sinh viên là những thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng, là
tầng lớp tri thức chủ yếu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa


xã hội ở đất nước ta hiện nay. Việc giáo dục, bồi dưỡng nâng
cao nhận thức chính trị cho sinh viên có liên quan đến xu thế
phát triển trong tương lai của dân tộc, đến sự thành bại của
cách mạng, đến định hướng Xã hội chủ nghĩa… Đặc biệt, việc
hình thành một đội ngũ tri thức sinh viên có phẩm chất chính trị
vững vàng sẽ đóng vai trị then chốt trong việc bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng; đồng thời góp phần quan trọng trong việc
đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch; góp phần ổn định chính trị, tư tưởng và trật tự an tồn xã
hội, xây dựng thành cơng một nước Việt Nam dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


×