Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI:
VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

TÊN HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
MÃ HỌC PHẦN: POLY190320
SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: NGUYỄN HUỲNH MINH CHÍ
MÃ SINH VIÊN: 47.01.401.077


1

Mục lục

A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT - VI PHẠM PHÁP LUẬT ...... 3
I.

Pháp luật:............................................................................................... 3

II.

Vi phạm pháp luật: ................................................................................ 3

III.


Mối quan hệ giữa pháp luật và vi phạm pháp luật: ............................... 8

CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ... 8
I.

Thực trạng: ............................................................................................ 8

II.

Nguyên nhân: ........................................................................................ 9

III.

Hậu quả: .............................................................................................. 10

IV.

Biện pháp cải thiện:............................................................................. 10

C. KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 10
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 11


2

A. MỞ ĐẦU
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng tiêu cực khơng chỉ đi ngược lại với lợi ích
quốc gia mà còn xâm hại đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
Chính vì vậy, trong mọi thời điểm, tình hình vi phạm pháp luật của tội phạm luôn là vấn
đề được Nhà nước ta quan tâm theo dõi và ra sức đấu tranh phịng chống. Để có thể đề

ra những biện pháp hiệu quả ngăn chặn hiện tượng này, trước hết chúng ta phải nhận biết
được một hành vi như thế nào là một hành vi vi phạm pháp luật dựa trên việc xem xét,
phân tích liệu hành vi đó đảm bảo các dấu hiệu đặc trưng và các yếu tố cấu thành vi
phạm pháp luật hay khơng. Điều này địi hỏi chúng ta phải có đầy đủ hiểu biết về vi
phạm pháp luật thông qua nghiên cứu và liên hệ thực tiễn, đặc biệt chính là đối tượng
sinh viên hiện nay là điều rất cần thiết. Phục vụ cho mục đích trên, em đã lựa chọn đề tài
“Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.


3

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT - VI PHẠM PHÁP LUẬT
I.

Pháp luật:

1.

Khái niệm:

Là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, do Nhà nước
quản lý và đảm bảo thực hiện.
2.

Nguyên nhân, nguồn gốc hình thành pháp luật:

Nguyên nhân:
Pháp luật ra đời là để quản lý xã hội khi xã hội ấy đã phát triển đến mức độ quá

phức tạp, quản lý các giai cấp và củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
Nguồn gốc:
pháp luật ra đời dựa trên ba điều kiện sau:


thứ nhất: những phong tục tập quán đã có từ trước được Nhà nước thừa nhận và

nâng lên thành pháp luật. Từ đó đã tạo nên hình thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp.


Thứ hai: Nhà nước thừa nhận các quyết định của những vụ việc, sự kiện đã giải

quyết làm mẫu cho các vụ việc tương tự sau này. Bằng con đường này đã tạo nên hình
thức pháp luật thứ hai gọi là án lệ pháp.


Thứ ba: Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh điều

chỉnh những quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quan lý và duy trì trật tự xã hội. và
chính điều đó tạo ra hình thức pháp luật thứ ba đó là văn bản quy phạm pháp luật
II.

Vi phạm pháp luật:


4

1.

Khái niệm:


Là những hành vi do những có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách vô ý
hoặc cố ý, gây nguy hiểm cho mọi người và xã hội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội
được nhà nước bảo vệ.
2.

Các dấu hiệu vi phạm pháp luật:

Thứ nhất, phải là hành vi của con người gây ra: có kiểu hành vi:


Hành vi hành động: là sự tác động trực tiếp của chủ thể lên đối tượng

Ví dụ: trộm cắp, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.


Hành vi không hành động: là hành vi tồn tại bên trong khơng biểu hiện ra ngồi

nhưng vẫn gây nguy hiểm cho xã hội.
Ví dụ: khơng nộp thuế, khơng tham gia nghĩa vụ quân sự.
Thứ hai, phải là hành vi trái pháp luật, nghĩa là hành vi làm trái với quy đinh của pháp
luật, phải có tính chất trái pháp luật, thể hiện dưới các biểu hiện sau:


Chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật đã cấm như vượt đèn đỏ, tàng

trữ ma túy, …


Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước bắt buộc phải thực hiện như


tham gia nghĩa vụ quân sự, nộp thuế, …


Chủ thể vượt quá giới hạn cho phép quyền hạn cho phép, ví dụ như trưởng

thôn bán đất công cho người khác, …
Tuy nhiên, với các phong tục tập qn, tín ngưỡng tơn giáo, đạo đức mà không trái với
quy định của pháp luật thì khơng bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ ba, phải có yếu tố có lỗi: những dấu hiệu trên chỉ phản ánh yếu tố bên ngoài, muốn
xác định hành vi vi phạm pháp luật, cần phải kết hợp với cả yếu tố chủ thể không được
xem là hành vi vi phạm pháp luật


5

Thứ tư, hành vi trái pháp luật và có lỗi phải do người có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu
trách nhiệm về hành vi của mình
Đặc biệt, nếu một người đã có đầy đủ các yếu tố trên nhưng bản thân lại khơng có năng
lực trách nhiệm pháp lý như người mắc bệnh về thần kinh không làm chủ được bản thân,
mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì hành vi đó khơng được coi là hành vi
vi phạm pháp luật.
3.

Cấu trúc của vi phạm pháp luật:

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: gồm các yếu tố:
Hành vi này là hành vi trái pháp luật. Gồm hành vi hành động và không hành động
Hậu quả: gây thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất gây ảnh hưởng

cho xã hội. Đây chính là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả:


Phải đảm bảo có các thành phần sau: thời gian, địa điểm và phương tiện vi phạm



Thời gian: ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.



Địa điểm: nơi xảy ra vi phạm pháp luật.



Phương tiện vi phạm: công cụ mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Khi ta xét mặt khách quan thì chúng ta cần phải xét đến hành vi trái pháp luật – yếu tố
cấu thành mọi vi phạm pháp luật còn các yếu tố thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm
thì tùy trường hợp mà xem xét.
Ví dụ: Hành vi lạng lách đánh võng trên đường chưa gây ra tai nạn giao thông nhưng
vẫn bị bắt và chịu trách nhiệm pháp lý vì hành vi đó đe dọa đến sự an toàn của những
người tham gia giao thông khác. Trong trường hợp này hậu quả không phải là yếu tố bắt
buộc vì chưa gây hậu quả nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý.


6

Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định người nào gây tiếng ồn từ 22 giờ tối hôm nay

đến 5 giờ sáng ngày hơm sau thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Vậy thời
gian ở đây là yếu tố bắt buộc của vi phạm trong trường hợp này.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: gồm 3 yếu tố:
Thứ nhất là lỗi của chủ thể: là là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật. Lỗi là yếu tố bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật vì một
hành vi được xem là trái pháp luật, gây hậu quả nhưng nếu hành vi đó khơng xuất phát
từ lỗi của chủ thể mà do các yếu tố khách quan tác động đến thì chủ thể đó khơng bị coi
là vi phạm pháp luật. Ví dụ đơn giản là hành vi vứt rác, bạn vứt rác ra giữa đường gây
ra mất mỹ quan mơi trường, thì lỗi của bạn là bạn vứt rác gây ra hậu quả ấy.


Lỗi gồm có hai kiểu là cố ý và không cố ý:


Cố ý: là lỗi do chính bản thân chủ thể có động lực, có ý nghĩ lựa chọn hành

vi phạm tội để thực hiện hành vi ấy. Ví dụ: cố ý giết người, trộm cắp


Vô ý: là lỗi mà bản thân chủ thể không lựa chọn hành vi phạm tội để thực

hiện nhưng trên thực tế, hành vi ấy đã gây ra hậu quả cho xã hội. Ví dụ: một
người đang lái xe máy vì né một con chó ở giữa đường mà vơ tình tơng phải một
người đàn ơng đang đi xe máy cùng chiều với mình.
Thứ hai là động cơ vi phạm: là động lực bên trong chủ thể, thôi thúc chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhờ có động cơ phạm tội mà thẩm phán mới căn
cứ để tìm được khung hình phạt thích đáng cho người vi phạm.
Thứ ba là mục đích vi phạm: là cái mà người thực hiện hành vi vi phạm hướng
tới để đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm trực tiếp. mục đích vi phạm khơng thể
trong tất cả các cấu thành tội phạm, nó thể hiện ở hậu quả thiệt hại của các vi phạm cố

ý. Ví dụ như hành vi cố ý giết người gây hậu quả chết người và hậu quả gây chết người
chính là mục đích mà tội phạm giết người hướng tới.


7

Mặt chủ thể của vi phạm pháp luật:
Là cá nhân hay tổ chức mà họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi họ đã gây
ra hay nói đẽ hiểu hơn là họ phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, có một số
trường hợp đặc biệt gọi là chủ thể đặc biệt. chủ thể đặc biệt là chủ thể cũng có năng lực
trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên ngồi yếu tố đó thì cịn có thêm những yếu tố đặc biệt
khác mà thiếu nó thì sẽ khơng thể cấu thành tội của chủ thể ấy có thể gây nguy hiểm cho
xã hội.
Ví dụ:
Các vi phạm pháp luật liên quan đến chức vụ (tham ơ, hối lộ, bịn rút,…) địi hỏi
chủ thể là người có trách nhiệm và nghĩa vụ trực tiếp với tài sản ấy
Vi phạm pháp luật liên quan đến nghề nghiệp, công việc (tung tài liệu sai sự thật,
tội khai gian) cần đòi hỏi chủ thể là người giám định, phiên dịch hay làm chứng.
Mặt khách thể của vi phạm pháp luật:
Là những quan hệ xã hội được xác định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành.
Phân lọai vi phạm pháp luật: dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm của vi phạm
pháp luật, ta có thể phân làm bốn loại vi phạm:
Vi phạm hình sự (gọi là tội phạm):
Là kiểu vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm
hính sự thực hiện một các cố ý hay vô ý, ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội như chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Vi phạm hành chính:



8

Do người có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện, làm trái các quy định
quản lý nhà nước hay trái với các quy định về an ninh trật tự xã hội nhưng chưa đến mức
độ truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính
Vi phạm dân sự:
Là vi phạm do người có năng lực trách nhiệm dân sự thực hiện, xâm hại đến các
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.
Vi phạm kỷ luật:
Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội
bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong nội
bộ cơ quan, tổ chức đó.
III.

Mối quan hệ giữa pháp luật và vi phạm pháp luật:
Pháp luật chính là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm luật bằng các hình phạt

tương thích với những vi phạm ấy. Ngược lại, vi phạm pháp luật chính là tiền đề để pháp
luật ra đời, hiểu một cách đơn giản đó là pháp luật sẽ được sinh ra loại bỏ vi phạm pháp
luật.
Tuy nhiên đó chỉ là tương đối bởi lẽ các hành vi vi phạm pháp luật sẽ khó chấm
dứt, nếu trong mỗi bản thân chúng ta biết tự ý thức hành vi của bản thân thì có lẽ pháp
luật cũng chẳng thể tồn tại, chỉ có thể là tội phạm ngày càng tinh vi và cách thức vi phạm
càng ngày càng mới hơn nên pháp luật theo lẽ sẽ phát triển để ngăn chặn chúng.
CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
I.

Thực trạng:

ở thời điểm hiện tại, các vấn đề nóng liên quan đến xã hội có xu hướng xuất phát từ giới

trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ ở độ tuổi sinh viên, ở thời điểm các bạn trở thành sinh viên thì
giai đoạn đầu sẽ rất nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến tương lai của cả cuộc đời họ, và họ cần


9

có trách nhiệm hơn về bản thân cũng như trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Nhưng
thật đáng thất vọng, có vẻ như một số thành phần các bạn trẻ sinh viên đã khơng có được
nhận thức đúng đắn về những hành vi của bản thân cũng như không ý thức được hậu quả
mà những hành vi ấy mang lại cho xã hội.
Những cám dỗ mà một số bạn sinh viên trẻ mắc phải đó là sa ngã vào con đường
nghiện ngập, và để thõa mãn cho nhu cầu nghiện ngập của bản thân mà không ngần ngại
thực hiện các hành vi trộm cắp, giết người cướp của, ngoài ra một bộ phận sinh viên trẻ
cịn tự cho mình là đàn anh, đàn chị thích gây gỗ, đánh nhau, xúc phạm người này chà
đạp người kia, bên cạch đó cịn có cả hiện tượng nói xấu, chửi nhau trên mạng xã hội,
xúc phạm nặng nề người khác, đặt điều nói xấu, hay phổ biến nhất đó chính là khơng
tn thủ an tồn giao thơng, … Tất cả những điều trên chính là những gì mà bản thân em
đọc được, nghe thấy mỗi lần xem tin tức thời sự, báo đài …
II.

Nguyên nhân:
Theo những gì em tìm hiểu, các bạn có những hành vi ấy xuất phát từ những

nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất là do các bạn chưa có đầy đủ sự hiểu biết về pháp luật, đây chính là
nguyên nhân hàng đầu giải thích lý do ví sao có một số vi phạm mà chủ thể không hề
biết là mình làm sai ở đâu, điều này rất nguy hiểm bởi lẽ nếu thiếu hiểu biết về pháp luật
các bạn sẽ rất dễ gây ra những hành động tưởng chừng vô hại nhưng lại vô cùng nguy
hiểm cho xã hội, chẳng hạn như dịp tết sắp đến, các bạn vô tình gặp một người lạ mặt
giao cho bạn túi pháo nổ lớn nói là tặng bạn để chơi Tết cho có khơng khí, bạn mang về

nhà và đốt lên, hàng xóm sẽ báo cơng an và bắt bạn về hành vi đốt pháo và tàng trữ pháo,
trong khi bạn lại chẳng hề biết về việc nhà nước cấm hành vi đốt pháo tại nhà.
Thứ hai đó là do các bạn không biết cách tiết chế hành vi của bản thân, điều này
rất dễ gây ra các vụ ẩu đả thậm chí có thể gây ra án mạng.


10

Thứ ba, sự chủ quan của bản thân về các vấn đề pháp luật, điều này thường xảy
ra ở những người chưa cập nhật những điều luật mới bố sung hoặc là sự chỉnh sửa các
luật cũ.
Thứ tư, bản thân sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng pháp
luật vào cuộc sống, nghĩa là vận dụng các quyền mà Nhà Nước quy định dành cho các
đối tượng cơng dân như quyền của trẻ em, quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, …
III.

Hậu quả:
Dĩ nhiên các vấn đề vi phạm pháp luật do một số bộ phận sinh viên gây ra sẽ có

mức độ nguy hại từ khơng nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến
trước hết là bản thân người vi phạm, họ sẽ bị người đời ghê giễu, khinh ghét, bên cạnh
đó nó cịn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, sự an tồn
của người dân, và nếu nặng hơn nó sẽ ảnh hưởng đến cả một quốc gia
IV.

Biện pháp cải thiện:
Sau những hậu quả nêu trên, rõ ràng chúng ta cần phải tìm ra hướng giải quyết

vừa thiết thực vừa hiệu quả để áp dụng một cách có hiệu quả vào đời sống như thực hiện
giáo dục pháp luật cho các đối tượng học sinh, sinh viên, cần có những hoạt động ngoại

khóa cụ thể để tăng sự hiểu biết; cần phải xem tin tức, báo đài; tổ chức việc lồng ghép
pháp luật vào trong đời sông của người dân từ các Quận, Huyện đến các Xã, Phường,
Thị trấn nhằm nâng cao sự hiểu biết về pháp luật; tích cực tuyên truyền pháp luật dưới
các hình thức như làm phim tài liệu, kịch, bài hát, …
C. KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài này em nhận thấy rằng thực chất các hành vi vi phạm
pháp luật mà các bạn sinh viên ấy mắc phải vẫn có cách để ngăn chặn, chỉ cần các bạn
làm những việc khơng gây hại cho mình và mọi người thì đảm bảo rằng cuộc sống của
các bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều, một lời khuyên chân thành mà bản thân em


11

muốn gửi đến cho tất cả mọi người đó là: đừng xem vi phạm pháp luật là các giáo điều
lý lẽ, khơ khan, mà hãy xem nó là tấm gương, là tiêu chí sống để chúng ta có thể hiểu
đúng, làm đúng và biết cách vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống của chúng ta để cuộc
sống của tất cả mọi người đều là những bức tranh hạnh phúc, an toàn và văn minh các
bạn nhé!
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình pháp luật đại cương dùng cho sinh viên Đại học, Cao đẳng không chuyên
ngành luật, NXB Đại học sư phạm năm 2013.
2. Giáo trình trình lịch sử nhà nước và pháp luật, NXB Công an Nhân dân Hà Nội, 2012.
3. Giáo trình đại cương về nhà nước và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội, khoa Luật.
4. Sách giáo khoa giáo dục công dân 12, NXB Giáo dục Việt Nam.



×