Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ căng thẳng vai trò và xung đột vai trò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
NGÀNH HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Ở PHỤ NỮ CĂNG THẲNG VAI TRÒ & XUNG ĐỘT VAI TRÒ

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên: Nguyễn Trường Vũ
Mã số sinh viên: 47.01.607.131
Lớp học phần: POLI1300
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Kiều Tiên.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 1 năm 2022


3

Mục Lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1. Căng thẳng vai trò và xung đột vai trò ........................................................................ 8
1.1-Khái niệm: ................................................................................................................................... 8
1.2- Vai trò sự căng thẳng quá tải với xung đột vai trò: ................................................................ 8
1.3- Căng thẳng vai trò và xung đột vai trò ở người phụ nữ Việt Nam hiện nay trong xã hội... 9
Chương 2. Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ - căng thẳng vai trò & xung đột vai trò ........ 10
2.1. Đặc điểm của nghề hướng dẫn viên du lịch: .......................................................................... 10
2.2- Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ - căng thẳng vai trò & xung đột vai trò: .............. 11
2.2.1- Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ:.......................................................................... 11
2.2.2- Xung đột vai trò & căng thẳng vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch: .......................... 12
Chương 3. Kết luận và khuyến nghị .................................................................................................. 15
3.1. Kết luận:.................................................................................................................................... 15


3.2. Khuyến nghị: ............................................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 20


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại mà hiện tượng căng thẳng vai trò, xung đột vai trò và những tác
động ảnh hưởng kinh tế - xã hội của nó đã thu hút sự chú ý của nhiều giới nghiên cứu.
Đặc biệt các nước phương Tây đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tình trạng căng
thẳng nơi làm việc, tình trạng xung đột vai trị nơi làm việc và gia đình. Tình trạng căng
thẳng tại nơi làm việc ngày càng trở thành vấn đề bức xúc đối với từng cá nhân và cả xã
hội, đặc biệt là các xã hội cơng nghiệp. Tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng đối
với phụ nữ khi trên thực tế tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động ngày càng
tăng hầu hết trên thế giới kể cả Việt Nam.
Tại một quốc gia đang có nền kinh tế đang phát triển một cách mạnh mẻ và nhanh
chóng như Việt Nam, đặc biệt là ngành du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn
dựa vào tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với những danh lam thắng cảnh kỳ vĩ,
Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia đáng sống nhất (1)1. Năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu
lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa

(2)

, năm 2020-2021 tuy chịu sự ảnh

hưởng nặng nề của đại dịch toàn cầu Covid-19; nhưng Việt Nam vẫn đón nhận 7,6 triệu
lượt khách quốc tế. Như vậy có thể thấy rằng, ngành du lịch tại Việt Nam đang có nhiều
bước tiến mạnh mẽ và đóng góp rất nhiều vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhà nước.
Chính vì thế mà nhu cầu về nguồn nhân lực cho “ngành cơng nghiệp khơng khói” này

ngày càng cao, ngành hướng dẫn viên du lịch cũng ngày càng trở thành một ngành “hot”
hiện nay. Tuy nhiên, các trường đào tạo ngành du lịch hiện nay chỉ đáp ứng được 60%
nhu cầu thực tế và còn bộc lộ nhiều bất cập; chương trình đào tạo tại nhiều trường cịn
chú trọng đến lý thuyết mà chưa có điều kiện tổ chức nâng cao thực hành; vì thế, sinh
viên khi ra trường thiếu kĩ năng trong khi nhân lực ngàng du lịch phải được học từ thực
tế để biết cách tổ chức, xử lí tình huống, thơng thuộc địa bàn du lịch. Hầu hết kiến thức
của sinh viên khi ra trường đều chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và phải
tự đào tạo trong q trình tác nghiệp ngồi kiến thức mà nhà trường cung cấp. Trong
thực tế, ngành du lịch cạnh tranh bằng hướng dẫn viên, người hướng dẫn đóng vai trị
quan trọng trong việc tạo ra một chuyến đi có chất lượng và hướng dẫn viên cịn gắn bó

(1) Theo khảo sát của InterNation.
(2) Theo báo cáo của bộ văn hóa, thể thao & du lịch năm 2019.


5

với bộ mặt của cơng ty hay nói cách khác, g ắn với chất lượng dịch vụ cung cấp cho
người tiêu dùng. Và một nghịch lý đang diễn ra với nhân lực ngành du lịch chính là sự
chênh lệch về giới, thể hiện là nguồn lao động là nữ chiếm ưu thế hơn nguồn lao động
nam. Chính vì thế mà vấn đề ngành hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ hiện nay đang trở
thành vấn đề nhiều bất cập. Những nữ hướng dẫn viên du lịch đảm nhiệm vai trị “làm
dâu trăm họ” tại doanh nghiệp trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt, đương đầu với
nhiều cảm bẫy, dễ bị lạm dụng, phải chịu áp lực công việc cao hơn nam giới. Đồng thời,
họ phải hồn thành vai trị của một người vợ, một người mẹ trong gia đình, họ thường
lâm vào tình trạng xung đột vai trị. Thậm chí áp lực cao về thời gian, độ tuổi, giới tính,
tính chất cơng việc địi hỏi cao về trí lực và thể lực, do nhu cầu tiến thân trong xã hội
hiện đại,… Nhiều hướng dẫn viên du lịch còn gặp khó khăn trong việc thực hiện được
mong muốn chính đáng là tìm được “một nữa của mình” để thực hiện vai trò làm vợ,
làm mẹ.

Xung đột vai trò ở mức độ lớn tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp và những hậu quả không nhỏ về mặt xã hội. Sự căng thẳng trong xã hội ở
cấp độ lớn tất yếu sẽ dẫn đến những thiệt hại không hề nhỏ về kinh tế và xã hội. Xung
đột vai trò là một hiện tượng tất yếu trong xã hội hiện đại khi phụ nữ nói chung trong
đó có hướng dẫn viên du lịch là nữ nói riêng ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động
bên ngồi gia đình. Hiện tượng xung đột vai trò tác động ảnh hưởng kinh tế - xã hội của
hiện tượng này đã được nghiên cứu khá nhiều ở các nước phương Tây nhưng ở khu vực
Châu Á mới bắt đầu có một số cơng trình được thực hiện.
Chính vì lí do đó, đề tài này sẽ giải đáp những vấn đề được đặt ra và trên cơ sở
đó đề xuất một số phương thức hữu hiệu để giải quyết những vấn đề trên. Bên cạnh đó,
hy vọng rằng bên phía đơn vị đào tạo cũng như doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng
cần chú ý hơn về vấn đề bất bình đẳng giớ trong phân công công tác, nhằm tạo điều kiện
cho hai giới phát triển tối đa năng lực của họ đặc biệt là hướng dẫn viên. Đó là lý do cho
sự lựa chọn vấn đề “Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ - căng thẳng vai trò và
xung đột vai trò” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiện vụ nghiên cứu:
2.1.

Mục tiêu chung:
Qua nghiên cứu, đề tài muốn tìm hiểu hiện trạng và mức độ căng thẳng

vai trò và xung đột vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch từ đó xem xét các mức


6

độ ảnh hưởng của xung đột vai trò đến bản thân người phụ nữ và mối quan hệ gia
đình. Nhằm cung cấp dữ liệu khoa học cho những nhà hoạch định chính sách xây
dựng chính sách bổ sung kiến thức, hiểu biết, nhận thức về giới, bảo vệ lợi ích
cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới và đặc biệt là nâng cao năng lực, khả năng

thích ứng cho phụ nữ nói chung và hướng dẫn viên du lịch nói riêng.
2.2.

Mục tiêu cụ thể:
Từ những mục tiêu chung, cụ thể hóa bằng những mục tiêu cụ thể nhằm

xác định vấn đề cần phải nghiên cứu rõ ràng và chi tiết hơn.
2.3.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu cụ thể nêu trên, đề tài sẽ có nhiệm vụ nghiên

cứu như sau:
-

Xây dựng cơ sở luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài
này (tìm kiếm các lý thuyết và phương pháp của những người đã thực
hiện những vấn đề căng thẳng vai trò và xung đột vai trị; từ đó đặt ra
các câu hỏi nghiên cứu và các thao tác thiết kế nghiên cứu khác).

-

Thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn sâu (đối với
các đối tượng cung cấp thông tin và những đối tượng có liên quan) và
thơng tin thứ cấp qua các tài liệu sẵn có.

-

Xử lý thơng tin định tính.


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là căng thẳng vai trò và xung đột vai

trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch hiện nay tại Việt Nam.
3.2.

Khách thể nghiên cứu:
Nữ hướng dẫn viên du lịch tại các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.

4. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn
4.1.

Ý nghĩa luận:
Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm hướng đến một mục tiêu quan

trọng của đề tài đó là phát hiện khả năng vượt qua những thách thức trong căng
thẳng vai trò và xung đột vai trò từ những vấn đề cá nhân của đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch trong điều kiện làm việc và khả năng biến chuyển thành vấn đề xã
hội được nghiên cứu dưới góc độ khoa học.


7

4.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp người đọc có một cái nhìn sâu sắc hơn


đối với hiện trạng căng thẳng vai trò và xung đột vai trò, cung cấp một phần tổng
quan cơ sở dữ liệu khoa học cho những nhà hoạch định chính sách xây dựng
chính sách bổ sung kiến thức, hiểu biết, nhận thức về giới, bảo vệ lợi ích cho phụ
nữ, thực hiện bình đẳng giới và đặc biệt nâng cao năng lực, khả năng thích ứng
cho phụ nữ nói chung và nữ hướng dẫn viên du lịch nói riêng.
Thơng qua nghiên cứu này, đề tài muốn hướng đến một vài suy nghĩ để
giúp những nhà nghiên cứu có thêm tư liệu khi nghiên cứu về giới trước những
biến đổi xã hội gia tăng hiện nay. Đó cũng có thể là tài liệu cho những nghiên
cứu cùng chủ đề hay lĩnh vực sau này.
5. Điểm mới và hạn chế của đề tài
Điểm mới của đề tài này thể hiện ở chỗ:
Về mặt nội dung, đề tài tìm kiếm, khám phá những yếu tố thật sự về mức độ căng
thẳng vai trò và xung đột vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch trong quá trình tham
gia các hoạt động xã hội. Qua đó, xem xét các mức độ ảnh hưởng của xung đột vai
trò đến bản thân người phụ nữ và các mối quan hệ trong gia đình.
Về mặt lý thuyết, đề tài này vẫn tiếp tục sử dụng những lý thuyết quen thuộc từ
Giới và phát triển và xã hội học gia đình, do chưa tìm được những lý thuyết hay
những tiếp cận chuyên sâu cho lĩnh vực cụ thể này. Tuy nhiên cũng chính vì vậy, hy
vọng sau khi thực hiện đề tài này có thể đề xuất một số ý tưởng đóng góp thêm vào
hệ thống lý thuyết nghiên cứu về giới, gia đình và nhóm ngành dịch vụ.
Về giới hạn, mẫu nghiên cứu bao gồm những nữ hướng dẫn viên du lịch đang
hoặt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Và có những doanh nghiệp khác
nhau cũng hình thành nên những quan niệm khác nhau.
Cuối cùng, về mặt phương pháp đề tài này mang tính định tính nên những khái
niệm khơng mang tính chun sâu và mang tính điển hình.
6. Kết cấu của tiểu luận:
Tiểu luận được chia làm phần chính:



8

NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. Căng thẳng vai trị và xung đột vai trò
1.1-Khái niệm:
Xung đột vai trò: xảy ra khi một người có nhiều vai trị trong tổ chức và trong
cuộc sống cá nhân của họ và đối mặt với căng thẳng do nhiều vai trò mà họ phải đảm
nhận. Xung đột vai trò xảy ra với hai hoặc nhiều hơn hai vai trị mà một người khơng
thể cân bằng tất cả các vai trò cùng một lúc. Những vai trị này có thể trở nên mâu thuẫn
về bản chất, địi hỏi người đó phải đưa ra lựa chọn giữa nhiệm vụ nào sẽ đảm nhận tại
một thời điểm. Một ví dụ điển hình về xung đột vai trị là: “Một người mẹ đang làm việc
đồng thời là giám đốc tài chính của một cơng ty, cơ ấy phải có mặt tại một cuộc họp
quan trọng đối với tương lai của công ty, nhưng đồng thời cô ấy cũng cần có mặt tại
buổi hịa nhạc ở trường con mình. Tại đây, cơ buộc phải lựa chọn giữa vai trị là một
nhân viên và một người mẹ và quyết định của có thể dẫn đến những hệ quả phải đối mặt
sau này. Dù quyết định đó có thể là gì, nó sẽ tạo ra xung đột và cuối cùng sẽ dẫn đến
việc hy sinh”.
Căng thẳng vai trò: là khi một người đối mặt với căng thẳng trong một vai trò
mà người đó đảm nhận. Người đó có thể có nhiều việc phải làm trong một vai trị này
và khơng thể cân bằng tất cả nhiệm vụ trong vai trị đó hoặc có thể phải đối mặt với
những quyết định mâu thuẫn trong cùng một vai trò. Sự căng thẳng về vai trị khiến một
người khó đạt được hiệu quả trong vai trị của họ vì vai trị đó địi hỏi nhiều hơn những
gì mà một cá nhân có thể đảm nhận. Sau đây là một ví dụ điển hình về sự căng thẳng
vai trò: “Một người quản lý bộ phận tiếp thị của một cơng ty u cầu nhóm của mình
làm việc vào cuối tuần để đáp ứng thời hạn và có vẻ cam kết với cấp trên của cơng ty
đồng thời có thể cảm thấy tồi tệ khi yêu cầu nhóm của mình làm việc vào cuối tuần sau
một tuần làm việc mệt mỏi”. Trong trường hợp này, bất kể quyết định nào mà người
quản lý đưa ra, anh ta có thể khơng hài lịng vì anh ta phải từ bỏ cái này để được cái
khác.
1.2- Vai trò sự căng thẳng quá tải với xung đột vai trò:

Căng thẳng vai trò và xung đột vai trò tương tự nhau ở chỗ chúng luôn khiến một
người luôn rơi vào trạng thái căng thẳng và thường dẫn đến việc người đó khơng hài
lịng bất kể quyết định của họ là gì. Chủ yếu là vì khi đối mặt với xung đột vai trò hoặc


9

căng thẳng vai trị, người đó phải hy sinh. Sự khác biệt chính giữa căng thẳng vai trị và
xung đột vai trò là căng thẳng vai trò là nơi một người phải đối mặt với xung đột trong
một vai trò và xung đột vai trò liên quan đến một số vai trò, nơi mỗi vai trò va chạm với
nhau. Cả căng thẳng vai trò và xung đột vai trò đểu yêu cầu một người đánh giá các ưu
tiên của mình và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho phù hợp, từ đó cân nhắc các hậu quả lâu dài
khi quyết định.
Như vậy qua các khái niệm trên có thể thấy rằng, một người có thể phải đóng
nhiều vai trị; đồng thời đối mặt với xung đột giữa các vai trò, hoặc có thể phải đưa ra
quyết định mâu thuẫn trong cùng một vai trò. Xung đột vai trò và căng thẳng vai trò đề
cập đến hai dạng hành vi như vậy. Và hiện tượng này có thể xuất hiện đối với bất cứ cá
nhân nào. Và đa số nó đều gắn liền với xung đột giữa gia đình và cơng việc.
1.3- Căng thẳng vai trò và xung đột vai trò ở người phụ nữ Việt Nam hiện nay
trong xã hội
Người phụ nữ trong xã hội hiện đại và bình đẳng giới hiện nay rất khác biệt so
với người phụ nữ ở các xã hội trước, đó cũng là hệ quả tất yếu của quá trình biến đổi xã
hội. Ở thời điểm hiện tại, vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngày càng đa dạng và
rõ rệt hơn, họ có thể là trụ cột kinh tế, có thể cùng chồng bàn bạc và đưa ra quyết định
đối với vấn đề quan trọng của gia đình. Ngồi ra, người phụ nữ còn tham gia hầu hết
các hoạt động xã hội. Quyền lợi của phụ nữ ngày càng rõ ràng hơn cả trên cơ sở pháp lý
lẫn trong đời sống hiện nay, đó là cơ sở để người phụ nữ có thêm động lực tham gia tích
cực vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa. Theo báo cáo của tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) tại Việt Nam năm 2021 cho biết: có hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ
tuổi lao động tham gia lực lượng lao động, tỉ lệ này trên toàn cầu là 47,2% và tỉ lệ trung

bình của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là 43,9%, một con số vượt trội và cho thấy
bằng chứng rõ rệt về vai trò của người phụ nữ hiện nay trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay
phần lớn phụ nữ phải đảm trách hai vai trị: vừa chăm sóc gia đình, vừa tham gia làm
kinh tế; họ làm hầu hết các cơng việc nội trợ và chăm sóc con cái các đối tượng phụ
thuộc. Thực tế cho thấy, người phụ nữ ít có thời gian rảnh hơn người đàn ơng trong gia
đình, ở một đất nước giàu tính truyền thống như Việt Nam, người phụ nữ vừa phải tham
gia làm kinh tế nhưng đồng thời cũng phải làm tốt vai trị của một người vợ, người mẹ
trong gia đình, điều này đã mang tính bản sắc dân tộc của người phụ nữ Việt Nam.


10

Việt Nam tuy đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, nhưng định kiến giới
vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay. Trong những năm gần đây, những đề tài nghiên
cứu về định kiến về giới cũng được nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm, qua những đề tài
đó họ đã đưa ra ba khía cạnh: thứ nhất là nhận thức của người dân tại địa bàn nghiên
cứu thể hiện định kiến với phụ nữ; thứ hai là thái độ đánh giá thể hiện định kiến đối với
người phụ nữ; thứ ba là xu hướng hành vi thể hiện định kiến với người phụ nữ. Các
nghiên cứu trên đã phần nào cho ta thấy định kiến về giới đối với người phụ nữ hiện nay
vẫn cịn tồn tại, nó tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người hy một cộng động cụ thể
nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ như: phụ nữ không đủ mạnh mẽ để làm lãnh đạo
hay nam giới khơng có đủ khả năng để chăm sóc con cái,… những tư tưởng sai lệch đó
vẫn tồn tại trong tư tưởng của vài cá nhân hay thậm chí là một vài cộng đồng nào đó.
Thêm vào đó, do u cầu cơng việc, nhiều phụ nữ phải đầu tư nhiều thời gian
mới nâng cao được tính chun mơn và nghiệp vụ. Nếu vừa làm tốt bổn phận trong gia
đình, vừa làm tốt trong cơng việc xã hội như vậy, nhiều phụ nữ phải gánh vác gấp đôi
trách nhiệm bởi họ không những làm việc để kiếm thêm thu nhập, mà còn là người chủ
yếu đảm đương vai trị làm mẹ, làm vợ trong gia đình. Nếu xét tương quan thời gian lao
động trong một ngày giữa người phụ nữ và nam giới thì có thể nói rằng, thời gian lao
động của người phụ nữ nhiều hơn.

Chính vì thế họ rất dễ bị mắc phải căng thẳng vai trò và xung đội vai trò.

Chương 2. Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ - căng thẳng vai trò & xung đột
vai trò

2.1. Đặc điểm của nghề hướng dẫn viên du lịch:
Như chúng ta đã biết, hướng dẫn viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách du
lịch nên có vai trị rất quan trọng trong cơng việc tạo dựng uy tín cho cơng ty, tạo sức
hút đối với khách du lịch quốc tế và trong nước nhằm mục đích phát triền nền “cơng
nghiệp khơng khói” mang lại giá trị kinh tế cao cho đất nước. Vì vậy, vai trị của hướng
dẫn viên du lịch được nhìn nhận từ ba góc độ khác nhau nhưng có mối quan hệ hỗ tương,
liên kết, tạo thành một cá nhân trong nhóm ngành dịch vụ. Nhiệm vụ cụ thể của từng


11

hướng dẫn viên bao gồm hướng dẫn viên điều hành đoàn, hướng dẫn viên suốt tuyến,
hướng dẫn viên địa phương và hướng dẫn viên tại điểm. Đặc điểm nghề nghiệp của
hướng dẫn viên: tính độc lập cao, kết hợp cao độ lao động trí óc và thể lực; sự phức tạp,
đa dạng của cơng việc và tính văn hóa.
Hướng dẫn viên du lịch có nhiều vai trị và nhiệm vụ khác nhau. Đối với đất nước
hướng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ chính trị và kinh tế hết sức đặc biệt, là người đại
diện cho đất nước đón tiếp khách du lịch làm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa
các dân tộc, giúp cho người đi du lịch cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tài nguyên
thiên nhiên đất nước, của các giá trị văn hóa tinh thần từ đó làm tăng thêm tình u đất
nước, dân tộc; hướng dẫn viên du lịch còn là người làm công việc bán sản phẩm du lịch
và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Đối với doanh nghiệp, hướng dẫn viên là người
thay mặt công ty thực hiện trực tiếp các hợp đồng đã ký kết với khách du lịch, đảm bảo
mang lại lợi ích về kinh tế và uy tín cho doanh nghiệp. Đối với khách du lịch thì người
hướng dẫn viên du lịch là người đại diện cho quyền lợi của khách hàng du lịch; ngoài

ra, nếu là đoàn khách đi ra nước ngoài (outbound) hướng dẫn viên có tư cách là một
trưởng đồn chịu trách nhiệm lo cho cơng việc chung của cả đồn, đồng thời cũng là
người phiên dịch cho đồn.
Chính vì những vai trò và nhiệm vụ đặc thù như trên, nên yêu cầu đối với một
hướng dẫn viên du lịch đúng nghĩa là rất cao. Người hướng dẫn viên du lịch phải có
phẩm chất chính trị và đạo đức tốt vì bản thân họ đang đại diện cho đất nước, cho dân
tộc Việt Nam. Phải có trình độ chun mơn nghiêp vụ cao, có nguồn kiến thức tổng hợp
vững vàng để làm cơ sở cho việc tích lũy các tri thức cần thiết cho hoạt động của mình;
có phương pháp và nghệ thuật hướng dẫn để có thể thu hút được sự chú ý của khách
hàng và truyền đạt những kiến thức về đối tượng tham quan đó. Ngồi ra, cịn là những
yêu cầu về tâm lý học, phải luôn lạc quan, vui vẻ, khôi hài,…
2.2- Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ - căng thẳng vai trò & xung đột vai
trò:
2.2.1- Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ:
Qua những đặc điểm và yêu cầu trên, có thể thấy rằng người phụ nữ có rất nhiều
lợi thế cho công việc này. Nữ hướng dẫn viên du lịch ln có sức thu hút hơn những
hướng dẫn viên du lịch là nam, với sự dịu dàng và nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói nên
rất dễ dàng chiếm được sự cảm mến đối với khách hàng đặc biệt là các khách hàng là


12

nữ. Họ có sự khéo léo, cẩn thận và chi tiết, dễ dàng xử lí những tình huống bất ngờ trong
q trình thực hiện tour. Ngồi ra, các doanh nghiệp hiện tại đã chú trọng hơn về quyền
lợi của những nhân viên là nữ, luôn sẵn sàng hỗ trợ,…
Tuy nhiên, những khó khăn đối với nữ hướng dẫn viên du lịch cũng không hề
nhỏ. Như chúng ta đã biết, nghề hướng dẫn viên du lịch không chỉ đơn giản yêu cầu về
mặt trí lực mà cịn địi hỏi về mặt thể lực rất cao, để có thể đảm bảo phục vụ cho khách
hàng trong các chuyến tham quan, về mặt này rõ ràng là điều rất khó khăn với những
người phụ nữ. Tiếp đếm là những vấn đề nhạy cảm về giới tính, nghề hướng dẫn viên

du lịch thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau cho nên dễ bị mắc
phải những vấn đề như: body shaming2

(3)

, quấy rối tình dục,… Tiếp đến, họ thường

phải đối diện với định kiến của xã hội, nghê hướng dẫn viên du lịch có đặc thù là phải
thường xuyên đi theo tour, có những tour ngắn ngày hoặc dài ngày, thời gian để họ dành
cho những cơng việc và vai trị khác gần như là rất ít. Đặc biệt, chính là khi những nữ
hướng dẫn viên du lịch đã có gia đình, thì những áp lực đặt ra cho họ cũng trở nên nặng
nề hơn. Trả lời phỏng vấn từ tôi, anh Doãn Quốc Pháp – hướng dẫn viên du lịch của
công ty SaiGon Tourist chia sẽ: “Tuổi thọ của công việc hướng dẫn viên du lịch là nữ
rất ngắn ngủi, bởi khi họ đã lập gia đình thì họ sẽ buộc phải lựa chọn gia đình hoặc
cơng việc.”
2.2.2- Xung đột vai trò & căng thẳng vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch:
Nghề hướng dẫn viên du lịch thuộc nhóm ngành dịch vụ nên việc xác định thời
gian một ngày làm việc của nữ hướng dẫn viên du lịch khơng giống như các nghề khác
vì cường độ làm việc cao, mỗi trường làm việc căng thẳng, cạnh tranh ít nhiều ảnh hưởng
đến cuộc sống cá nhân. Thời gian làm việc trung bình của người lao động cho phép một
ngày là từ 8 giờ đến 10 giờ, nhưng với công việc của nữ hướng dẫn viên du lịch không
nằm trong khung giờ này, vì nó cịn phụ thuộc vài lịch trình của chuyến đi và giải quyết
những cơng việc phát sinh trong khung thời gian nghỉ ngơi trong một ngày của họ. Từ
đó cho thấy, thời gian cần thiết cho việc hồn thành những cơng việc của nữ hướng dẫn
viên du lịch tại nới làm việc quá nhiều khiến họ không đủ thời gian cần thiết cho việc
thực hiện những công việc của người yêu, người vợ, người mẹ trong gia đình. Tình trạng
thường xuyên phải căng thẳng, gắng sức hồn thành những cơng việc tại nơi làm việc

2


(3) Body shaming: là hành động khiếm nhã ngoại hình.


13

khiến nữ hướng dẫn viên du lịch khó có đủ khả năng, điều kiện cần thiết cho việc thực
hiện những cơng việc của người vợ, người mẹ trong gia đình. Và ngược lại những mong
đợi, kỳ vọng về những vai trị trong gia đình khơng tương thích với mong đợi và kỳ
vọng những vai trò mà nữ hướng dẫn viên du lịch đang đảm trách ở doanh nghiệp. Từ
đó, nữ hướng dẫn viên du lịch trong tình trạng quá tải vai trị vì những mong đợi, kỳ
vọng tại nơi làm việc và gia đình địi hỏi họ phải dành nhiều thời gian mới hoàn thành
tất cả các nhiệm vụ cũng như đáp ứng lại sự kỳ vọng từ các thành viên. Chính vì lẽ đó,
nên họ gặp phải nhiều trở ngại kèm theo sự than phiền từ gia đình của bản thân và sự
thiếu hài lòng từ người yêu, người chồng và người thân trong gia đình.
Từ đó, lại nảy ra một sự xung đột vai trò của nữ hướng dẫn viên du lịch trong
hoạt động sinh hoạt tại gia đình. Chính vì những tính chất của cơng việc đã ảnh hưởng
ít nhiều đến hoạt động trong gia đình của nữ hướng dẫn viên du lịch. Mâu thuẫn chỉ xuất
hiện khi tồn tại sự khơng hài lịng giữa các đối tượng, sự khơng hài lịng thể hiện khi cá
nhân khơng đáp ứng được vai trò, trách nhiệm mà cá nhân đảm đương thực hiện trong
một thời gian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi. Và đáng chú ý
là, những mâu thuẫn đó xuất hiện thơng qua quan niệm xã hội về các giá trị xã hội và
các chuẩn mực theo giới. Theo quan niệm truyền thống của xã hội từ trước đến nay,
người phụ nữ trong gia đình là người phải đảm đương vai trị nội trợ và ni dạy con
cái, cịn người đàn ơng thực hiện vai trò chủ chốt trong lao động kiếm sống tức là tham
gia công việc sản xuất ra của cải vật chất phục vụ các nhu cầu chung của xã hội và gia
đình vì thế thường phụ thuộc vào vai trò tái sản xuất của phụ nữ trong gia đình.
Ngồi ra, vấn đề chi tiêu được xem là một trong những hoạt động nhằm thỏa mãn
các nhu cầu diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Việc chi tiêu trong gia đình
được thực hiện trên nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày của gia đình, có thể là chi
tiêu cho hoạt động sản xuất, chi tiêu cho các nhu cầu tái sản xuất thiếu yếu hàng ngày

như cho cho ăn uống, học hành của con cái, cho sức khỏe hay là mua sắm và nhu cầu
nâng cao đời sống tinh thần như sách, báo, phim ảnh, vui chơi giải trí thể thao,… đối
với những gia đình nữ hướng dẫn viên du lịch ở mức đời sống cao, do khả năng đáp ứng
lớn hơn nên các cặp vợ chồng ít có mâu thuẫn về vấn đề chi tiêu. Tuy nhiên, ở cấc gia
đình của nữ hướng dẫn viên du lịch có mức sống thấp, việc đảm bảo các nhu cầu thiết
yếu hàng ngày trong gia đình, điều này ln là sức ép đối với các gia đình có điều kiện


14

khơng tốt, vì vậy dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình nhiều làm ảnh hưởng đến mối quan
hệ tình cảm vợ chồng.
Lao động hướng dẫn thường có khối lượng cơng việc lớn và phức tạp bao gồm
nhiều loại công việc khác nhau tùy theo từng nội dung và tính chất của chương trình.
Mặt khác, những khoảng thời gian nhàn rỗi họ không hoạt động lao lộng nghề mà ngay
cả khi chưa thực hành nghề nghiệp họ vẫn phải trau dồi nghiệp vụ và kiến thức chuyên
môn. Hơn nữa, công viêc chuẩn bị trước chuyến đi như khảo sát để xây dựng các tuyến
tham quan cũng như các bài thuyết minh mới, bổ sung sửa đổi những tuyến tham quan
và các bài thuyết trình ln địi hỏi ở nữ hướng dẫn viên du lịch phải có nhiều cố gắng
và dành nhiều thời gian và sức lực cho công việc. Trong suốt quá trình thực hiện chương
trình du lịch, nữ hướng dẫn viên du lịch vừa phải lao động nghề nghiệp vừa phải sống
trong cơng việc. Họ ln tự đặt mình vào trạng thái sẵn sàng phục vụ bất cứ thời gian
nào, với khối lượng công việc lớn và thời gian không định mức như thế, những áp lực
từ khối lượng công việc được giao phái đáp ứng nhu cầu khách hàng, giữa nhiệm vụ là
cầu nối giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Cường độ lao động
nghề cao khiến nhiều nữ hướng dẫn viên thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng khi
có quá nhiều sự kỳ vọng từ nơi làm việc, mức độ căng thẳng vai trò ngày càng cao dễ
dẫn đến xung đột trong quá trình thực hiện vai trị giữa hướng dẫn và các doanh nghiệp,
giữa hướng dẫn và khách hàng, giữa hướng dẫn và các mối quan hệ khác trong gia đình.
Mức độ căng thẳng thường xuyên xảy ra và sự tác động của yếu tố quan niệm

truyền thống về giới cũng làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề và khả năng lao
động trong môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiều áp lực. “Nghề này tuy số lượng nữ
học nhiều hơn nam, nhưng rất ít bạn nữ có thể gắn bó lâu dài với nghề vì nhiều lí do
khác nhau và vấn đề về sức khỏe, gia đình ln là lí do lớn nhất” (Anh Dỗn Quốc Pháp
chia sẽ). Chính những điều đó, các chủ doanh nghiệp và quản lí điều hành doanh nghiệp
hình thành định kiến giới về hình thức phân công lao động theo giới trong xã hội đối với
nữ hướng dẫn viên du lịch. Làm hạn chế cơ hội nữ giới tham gia đóng góp cho xã hội
và đóng góp cho gia đình về hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo mức sống cho gia đình
trong sự phát triển chung của xã hội và những phân tích trên đã thể hiện hiện tượng bất
bình đẳng vẫn cịn tồn tại từ những quan điểm này. Trong xã hội hiện đại, có sự tồn tại
của những người phụ nữ hiện đại, họ là những người độc lập, tự tin và đầy bản lĩnh trong
cuộc sống. Ngày nay, vai trò của người phụ nữ dần trở nên đa năng hơn, khi họ liên tiếp


15

gặt hái nhiều thành cơng và vị trí quan trọng trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, những
giá trị truyền thống như một người phụ nữ đảm đang, chăm lo cho gia đình cũng chưa
hề mất đi. Những người phụ nữ hiện đại, dù đam mê công việc và khám phá bản thân,
nhưng trái tim nóng ln xem gia đình là nguồn cội của sự hạnh phúc. Có lẽ với phụ nữ,
gia đình là nơi có bão dừng sau cánh cửa, họ sung sướng khi được vun vén cho tổ ấm
của mình. Khi thời đại thay đổi, phụ nữ đã dần thốt ra khỏi vai trị nội trợ thì điều áp
lực nhất đối với họ chính là sự thành cơng trong công việc. Đặc biệt hơn, đối với phụ
nữ chưa lập gia đình thì sự nghiệp là một trong những thước đo để đánh giá của xã hội.
Nhưng khi có gia đình, có con, họ lại một lần nữa thêm trọng trách của một người vợ
một người mẹ.
Môi trường làm việc căng thẳng, nhiều áp lực và cạnh tranh cao, khơng có nhiều
thời gian nghỉ ngơi và càng khơng có nhiều thời gian nhàn rỗi để vun vén cho mối quan
hệ cá nhân, tình cảm đơi lứa vì thế rất nhiều nữ hướng dẫn viên du lịch nếu mải mê chạy
theo cơng việc và tìm chỗ đứng trong nghề cũng như có được vị trí xã hội cao vơ hình

chung xuất hiện hiện tượng lập gia đình muộn, điều này dẫn đến hệ lụy kết hôn muộn
sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng gia đình quan trọng đó là chức năng sinh
sản.
Xung đột vai trò ở mức độ lớn tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp và những hậu quả không nhỏ về mặt xã hội. Sự căng thẳng trong xã hội ở
cấp độ lớn tất yếu sẽ dẫn đến thiệt hại không nhỏ về kinh tế và xã hội: Giảm hiệu quả
hoạt động, căng thẳng trong gia đình, ly hơn, tỷ lệ độc thân (ni con một mình, chưa
có gia đình) ngày càng cao. Xung đột vai trò là một hiện tượng tất yếu trong xã hội hiện
đại khi phụ nữ nói chung trong đó có nữ hướng dẫn viên du lịch nói riêng ngày càng
tham gia bào nhiều hoạt động bên ngoài gia đình.

Chương 3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận:
Biến đổi xã hội là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật – công nghệ, những
thay đổi về định hướng giá trị chuẩn mực trong xã hội, những yếu tố mới làm nảy sinh
những chuẩn mực mới, những điều kiện mới và có nhiều sự lựa chọn mới phù hợp với
sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự tồn tại những quan niệm truyền thống và những


16

chuẩn mực mới trong xã hội là cơ sở xã hội cho sự tồn tại những mâu thuẫn của các cá
nhân và nhóm xã hội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy những định kiến về vai trò của người
phụ nữ dẫn đến việc thực hành khuôn mẫu hành vi trong gia đình của người chồng, các
mối quan hệ họ hàng và xã hội đã ảnh hưởng đến vai trị và vị trí của người phụ nữ khi
họ tham gia vào các cơng việc ngồi xã hội mặc dù họ có trình độ học vấn, có năng lực
chun mơn, có vị thế xã hội và có khả năng độc lập tài chính nhưng vẫn khơng thốt
khỏi những quan niệm xã hội ấy. Qua những nội dung được nêu ở trên có thể thấy rằng,
khi xung đột vai trị của nữ hướng dẫn viên du lịch ở mực độ cao tất yếu ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và những hậu quả không nhỏ về mặt xã hội như
tình trạng nữ hướng dẫn viên du lịch nghỉ việc do kết hôn và sinh con, giảm hiệu quả
hoạt động, căng thẳng trong gia đình, ly hơn, tỷ lệ độc thân ngày càng cao. Xung đột vai
trò là một hiện tượng tất yếu trong xã hội hiện đại khi phụ nữ nói chung trong đó có nữ
hướng dẫn viên du lịch ngày càng tham gia vào nhiều hoặt động bên ngồi gia đình. Tất
cả những điều đó đã trở thành những tác nhân tạo nên sự căng thẳng vai trò dẫn đến việc
gia tăng sự xung đột trong q trình thực hiện vai trị.
Mức độ xung đột vai trò qua những luận điểm đã nêu trên đã cho thấy, các nữ
hướng dẫn viên du lịch hiện nay đang ở trạng thái quá tải vai trò, đây là một trong những
yếu tố chủ yếu gây nên hiện tượng căng thẳng vai trị và xung đột vai trị trong cơng việc
– gia đình khi các yếu tố nhu cầu về thời gian, sức lực, mức độ cơng việc, tính chất cơng
việc trong đó có cả khó khăn, va chạm và những thử thách trong công việc mà họ phải
gánh chịu từ sự phân cơng lao động, từ các lợi ích mà họ nhận được thơng qua q trình
lao động tại doanh nghiệp ở loại hình dịch vụ với vai trị người phụ nữ trong gia đình và
người phục vụ gắn liền với các vai trị trong gia đình và xã hội khi mà những kỳ vọng
và mong đợi để cá nhân thực hiện quá lớn để được thực hiện một cách thích hợp. Kết
quả nghiên cứu đề tài cũng chỉ ra rằng, mức độ căng thẳng vai trò – xung đột vai trò của
nữ hướng dẫn viên du lịch trong cơng việc và gia đình hiện nay xuất hiện ở các khía
cạnh như áp lực về thời gian, áp lực cao tại mơi trường làm việc và gia đình, chuẩn mực
hành vi ứng xử trong cơng việc và gia đình. Về thời gian, vì đặc thù cơng việc là loại
hình dịch vụ vì thế nên khơng phân định được thời gian làm việc của hướng dẫn viên
trong suốt thời gian tham gia làm việc, thực tế cho thấy tổng thời gian cho một ngày của
con người không thay đổi nhưng trong trường hợp này nữ hướng dẫn viên du lịch phải


17

kiêm nhiệm nhiều vai trị vì vậy sẽ làm xuất hiện tình trạng nếu họ quá tập trung dành
nhiều thời gian cho vai trị này thì tất yếu sẽ dẫn đến việc giảm bớt thời gian và năng
lượng cho vai trò khác. Hướng dẫn viên du lịch đều chịu những áp lực từ cơng việc, vị

trí xã hội nhưng trong đó nữ hướng dẫn viên là người chịu nhiều áp lực cao từ công việc,
chuẩn mực xã hội, những kỳ vọng và mong ước từ phía gia đình và xã hội nhiều nhất
trong q trình thực hiện vai trị. Những định kiến về vai trị giới trong gia đình đã tạo
nên những áp lực cùng với những ảnh hưởng của áp lực từ công việc đã tác động lên nữ
hướng dẫn viên nhiều hơn so với nam hướng dẫn viên du lịch vì họ cịn chịu những áp
lực lên vai trị làm vợ, làm mẹ trong gia đình, vai trị chăm sóc ni dưỡng con cái. Về
áp lực cao ở nơi làm việc và gia đình, nữ hướng dẫn viên du lịch chịu áp lực cao từ cơng
việc gia đình dẫn đến tình trạng rơi vào hiện tượng xung đột vai trò và mức độ xung đột
ngày càng cao. Đồng thời, những căng thẳng từ công việc xã hội ở mức độ q tải vai
trị sẽ có tác động tích cực thông qua việc nữ hướng dẫn viên du lịch được trao nhiều
cơng việc từ xã hội với sự tín nhiệm, tin tưởng, kỳ vọng, mong muốn vào khả năng và
năng lực của họ từ đó đã khuyến khích họ có thể phát huy hết khả năng về trình độ
chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp…vào cơng việc để hồn thành nhiệm vụ được giao
trong công việc. Khi cá nhân được trao nhiều vai trò cùng với niềm tin, hy vọng và sự
tin tưởng từ gia đình và xã hội sẽ giúp cho họ có được động lực để thực hiện tốt các vai
trò đảm nhiệm. Sự trợ giúp của những người thân trong gia đình sẽ cung cấp nguồn năng
lượng hữu ích giúp nữ hướng dẫn viên du lịch có thể làm tốt những vai trò đảm nhiệm
sẽ tạo nên cán cân trong sự cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa các mối quan hệ
trong gia đình, giữa mối quan hệ vợ chồng được bình đẳng, tơn trọng nhau từ đó sẽ giúp
họ có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn lực và khẳng định được vị trí xã hội, thể hiện
bằng sự thăng tiến trong cơng việc cũng như hạnh phúc trong gia đình, duy trì các mối
quan hệ xã hội.
Hệ quả của hiện tượng căng thẳng vai trò và xung đột vai trò, từ kết quả nghiên
cứu cho thấy nữ hướng dẫn viên du lịch khi rơi vào trạng thái căng thẳng vai trò, xung
đột vai trò và hơn hết đối với những nữ hướng dẫn viên du lịch đã lập gia đình mặc dù
ở mức độ quá tải vai trò họ vẫn đủ khả năng điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình
và các hoạt động xã hội và đạt đến trạng thái cân bằng. Điều này có nghĩa cấu trúc về
vai trị giới không bị phá vỡ mà họ vẫn trong trạng thái tự tin, phấn khích, nổ lực hết
mình để tạo nhiều cơ hội cho bản thân, thể hiện được năng lực và tiếp tục tham gia đóng



18

góp vào hoạt động lao động sản xuất. Bên cạnh đó, những quan niệm xã hội và quan
niệm nghề nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến vai trò giới, điều đó khiến họ rơi vào trạng
thái xung đột vai trị, vì thế họ vẫn cịn trong trạng thái lựa chọn “cơng việc hay gia
đình”, chọn cái nào hay cái nào hơn là băn khoăn, trăn trở mà hiện nay họ vẫn cịn đang
phải vướng mắc, khó tìm câu trả lời thỏa đáng của khơng ít nữ hướng dẫn viên du lịch
hiện nay.
Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển xã hội hiện nay, nhằm tiến tới sự bình đẳng
giới trong mọi lĩnh vực đời sống của gia đình và xã hội, định hướng này được thực hiện
tùy thuộc vào điều kiện và hồn cảnh từng gia đình, từng mơi trường làm việc, từng
phạm vi cụ thể nhất định để đảm bảo hạnh phúc trong gia đình là mục đích đang được
chú trọng và quan tâm nhiều nhất trong mọi lĩnh vực, điều này phù hợp với xu thế phát
triển chung hiện nay của toàn xã hội. Việc giảm bớt sự căng thẳng vai trị, xung đột vai
trị trong gia đình và xã hội là động lực cho phụ nữ nói chung và nhóm nữ hướng dẫn
viên du lịch nói riêng tiếp thêm nhiều năng lượng để có thể hồn thành nhiệm vụ địi hỏi
sự thể hiện về quyền được tơn trọng, được yêu thương, được chăm sóc, quan tâm lo
lắng,... trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và xã hội, đặc biệt mối
quan hệ giữa vợ và chồng.
3.2. Khuyến nghị:
Qua bài tiểu luận, mong rằng có thể giúp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn
đối với hiện trạng căng thẳng vai trò và xung đột vai trò, cung cấp một phần tổng quan
về hiện trạng xung đột vai trò và căng thẳng vai trò đến với người đọc hiện nay để có
thể có thêm sự hiểu biết, nhận thức về giới, bảo vệ lợi ích cho phụ nữ, thực hiện bình
đẳng giới và đặc biệt là nâng cao nhân lực, khả năng thích ứng đối với phụ nữ nói chung
và hướng dẫn viên du lịch nói riêng. Qua bài tiểu luận, có thể đề xuất một vài khuyến
nghị như sau:
Đối với nữ hướng dẫn viên du lịch đã kết hơn, trong q trình tìm hiểu và quyết
định kết hôn, người chồng cần thấu hiểu và chia sẻ cho cơng việc ngồi xã hội và cơng

việc trong gia đình, q trình giao tiếp trong gia đình tránh tình trạng làm xuất hiện
những thành kiến về nghề nghiệp, về phân công lao động theo giới từ những quan niệm
xã hội trước kia điều đó là thiếu tơn trọng với nữ giới và làm q trình phát triển sự
nghiệp của họ. Đối với những nữ hướng dẫn viên du lịch đang gặp xung đột vai trò và
căng thẳng vai trò, người trong cuộc nên tránh việc tạo nên những căng thẳng, xung đột


19

mới mà phải tiến hành giải quyết một cách triệt để. Người bạn đời và người trong gia
đình cần quan tâm đến nhiều khía cạnh trong đời sống cá nhân của người trong cuộc,
tránh tình trạng khơng hài lịng vì họ dành nhiều thời gian để tham gia vào hoạt động
sản xuất và không đủ thời gian để thực hiện vai trị của người nội trợ trong gia đình.
Đối với doanh nghiệp, nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng
lực chuyên môn, năng lực quản trị và điều hành công việc tại doanh nghiệp cho các nữ
hướng dẫn viên. Tránh những định kiến trong quá trình phân cơng lao động theo giới
dẫn đến tình trạng nữ hướng dẫn viên du lịch không để thu nhập, bị lạm dụng,… hạn
chế tự đào thải lao động đối với những cơ chế mà doanh nghiệp đưa ra trong việc quản
lí nhân sự. Cần nhìn nhận đúng về q trình đóng góp và những lợi thế mà nữ hướng
dẫn viên có được. Phải sắp xếp mức thù lao phù hợp hơn với thời gian làm trung bình
của một lao động theo quy định của Luật lao động và thời gian làm việc phát sinh trong
khung thời gian nghỉ ngơi trong một ngày của họ.
Ngồi ra, chia sẽ với tơi anh Dỗn Quốc Pháp nói rằng: “hiện nay các doanh
nghiệp đã và đang để tâm nhiều hơn đến quyền lợi của các nhân viên là nữ. Khi họ đã
lập gia đình thì có thể làm ở bộ phận saler, từ đó vẫn có thể làm nghề đồng thời làm tốt
vai trị của họ trong gia đình”
Từ kết quả nghiên cứu, mong rằng sẽ cung cấp dữ liệu cho người đọc có thêm
kiến thức, nhận biết về giới, bảo vệ lợi ích cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới và đặc
biệt là nâng cao năng lực, khả năng thích ứng cho phụ nữ nói chung và nữ hướng dẫn
viên du lịch nói riêng.



20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xung đột vai trò và căng thẳng vai trò.
( />3y%20ra%20khi%20m%E1%BB%99t%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20c%
C3%B3,anh%20ta%20ph%E1%BA%A3i%20%C4%91%E1%BA%A3m%20n
h%E1%BA%ADn.&text=%E2%80%A2,C%C4%83ng%20th%E1%BA%B3ng%20vai%20tr%C3%B2%20l%C3%A0%
20khi%20m%E1%BB%99t%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%E1
%BB%91i%20m%E1%BA%B7t,m%C3%A0%20anh%20ta%20%C4%91%E1
%BA%A3m%20nh%E1%BA%ADn.)
2. Lê Thị Nhâm Tuyết, 1975, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội.
3. Trần Thị Kim Xuyến, 2001, Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại,
Nxb thống kê
Đặc biệt xin cảm ơn chân thành đến anh Doãn Quốc Pháp – hướng dẫn viên du
lịch thuộc công ty du lịch SaiGon Tourist đã trả lời phỏng vấn để thực hiện bài
tiệu luận

*** Hết ***



×