Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối cá sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN QUANG THỌ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ
PHÂN PHỐI CÁ SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014- 2018



Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN QUANG THỌ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ
PHÂN PHỐI CÁ SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014- 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương

Thái Nguyên – 2018


i
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận "Tìm hiểu tình hình
hoạt động sản xuất và phân phối cá sạch tại Công ty Cổ phần Chế biến
Nông sản Thái Nguyên" tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu khóa luận này.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thơn, Phịng Đào
tạo trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun cùng các thầy cô giáo, những
người đã trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn
khoa học và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành khóa luận này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn công ty Cổ phần Chế biến Nông sản
Thái Nguyên đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cho tôi trong suốt q
trình thực hiện nghiên cứu khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, thầy cô đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, khóa luận của
tơi chắc hẳn khơng thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tơi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy cơ giáo cùng tồn thể bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Quang Thọ


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Điều kiện sản xuất cá sạch ............................................................... 29
Bảng 3.2 Chi phí đầu tư trang thiết ban đầu cho trại cá Công ty Cổ phần Chế
biến Nơng sản Thái Ngun ............................................................................ 43
Bảng 3.3 Chi phí hàng năm của trại cá ........................................................... 44
Bảng 3.4 Diện tích ni cá qua các năm tại trang trại cá Hồ Núi Cốc ........... 46
Bảng 3.5 Năng suất và sản lượng cá của công ty ........................................... 47
Bảng 3.6 Doanh thu thủy sản của công ty năm 2017...................................... 49
Bảng 3.7 Nhật ký thực tập............................................................................... 56


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý của Công ty CP Chế biến Nông sản.................. 21

Thái Nguyên .................................................................................................... 21
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy hoạt động của cơng ty ............................................... 25
Hình 3.3 Biểu đồ doanh thu năm 2016 và 2017 ............................................. 27
Hình 3.4 Đồ thị thể hiện diện tích và cơ cấu một số loại cá của cơng ty........ 47
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện doanh thu các loại cá ............................................ 50
Hình 3.6 Sơ đồ tình hình phân phối cá tại cơng ty.......................................... 51


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đầy đủ

Các từ viết tắt
ATTP

An tồn thực phẩm

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Cổ phần

HĐKD

Hoạt động kinh doanh


NĐ-CP

Nghị định- Chính phủ

NK

Nhập khẩu

TT

Thơng tư

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết hình thành đề tài ..................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4

1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2 Phương pháp thực hiện............................................................................. 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6
1.5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 6
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
2.1.1. Một số khái niện liên quan đến nội dung thực tập .................................. 7
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cá sạch ..................................... 10
2.1.3.Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ........................... 15
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá trên thế giới ..................................... 16
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở trong nước............................ 17
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá ở tỉnh Thái Nguyên .......................... 18
2.2.4. Kinh nghiệm nuôi cá công nghệ cao tại Hải Dương ............................. 19
2.2.5. Bài học kinh nghiệm về sản xuất và phân phối cá sạch ........................ 20


vi

PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 21
3.1 Khái quát về cơ sở thực tập ....................................................................... 21
3.1.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 21
3.1.2. Cơ cấu và tình hình hoạt động của cơng ty ........................................... 25
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của công ty cổ phần chế biến nông sản
Thái Nguyên .................................................................................................... 28
3.2 Hoạt động sản xuất và phân phối cá sạch tại công ty ............................... 28
3.2.1. Hoạt động sản xuất ................................................................................ 28
3.2.2 Hoạt động phân phối .............................................................................. 50
3.2.3. Phân tích SWOT. .................................................................................. 52
3.3. Nội dung thực tập và những công việc đã làm tại Công ty CP Chế biến

Nơng sản Thái Ngun.................................................................................... 55
3.3.1. Mơ tả, tóm tắt những công việc đã làm tại Công ty CP Chế biến Nông
sản Thái Nguyên.............................................................................................. 55
3.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................... 62
3.3.3. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 63
Phần 4. KẾT LUẬN ...................................................................................... 65
4.1. Kết luận .................................................................................................... 65
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết hình thành đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc
sống của con người. Thực phẩm rất đa dạng, có thể là thức ăn nước uống, thậm
chí cịn bao gồm cả những dạng thuốc bổ sung chất cho cơ thể.
Tuy nhiên hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường. Các
thực phẩm này không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến người
tiêu dùng khó để lựa chọn được các sản phẩm đảm bảo an tồn. Ngày càng có
nhiều người sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, sử
dụng cám tăng trưởng trong chăn ni, những hóa chất cấm dùng trong chế
biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ơi thối… Do quy
trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt,
nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh
vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm
không rõ nguồn gốc… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều
cơ sở chế biến khơng đảm bảo vệ sinh, máy móc khơng đảm bảo đúng yêu cầu

quy định của Nhà nước. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi
phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm… xảy ra ở một số nơi,
càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng.
Theo báo cáo gần đây của các cơ quan chức năng, cơng tác bảo đảm mặc
dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để. Các biện pháp
ngày càng tinh vi và có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, do nhịp
sống hối hả hiện nay, người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực
phẩm sạch đâu là thực phẩm bẩn. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý chất
lượng vệ sinh ATTP của Bộ Y Tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng
như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp
mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn


2

biến phức tạp, có nhiều người tử vong vì ăn phải thực phẩm khơng đảm bảo an
tồn… Trong khi đó, thơng tin về thực phẩm cịn gây nhiều tranh cãi, nhiều đối
tượng lợi dụng sự hoang mang của người tiêu dùng để tung những tin gây ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, cơng ty Cổ Phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên đã xây dựng và
tạo nên thương hiệu “Thực phẩm An toàn Thái Cương” nhằm đáp ứng nhu cầu
về an toàn thực phẩm cho người dân trong thành phố. Công ty đã liên kết với
các hơp tác xã, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thu mua và phân phối
các sản phẩm đạt chất lượng. Xây dựng và phát triển thương hiệu Thái Cương
trở thành nhà sản xuất, cung cấp lớn về trà và các loại thực phẩm an toàn cho
người sử dụng từ các nguồn cung cấp đảm bảo mà địa phương có thế mạnh và
thị trường có nhu cầu cao như: thịt cá, thịt lợn, thịt gà, rau, củ, quả, miến, gạo
ăn các loại, thực phẩm chế biến sẵn (giò, chả…).
Trong đó cá là loại thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Bên trong thịt cá
có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Cá cung cấp nhiều

protein và có đủ các acid amin, muối khống với các vi lượng quan trọng. Mỡ
cá có nhiều vitamin A và D, rất tốt cho sức khỏe. Lượng protein trong cá tương
đối ổn định dao động từ 16% đến 17%, số lượng protein và lipid gần như ổn
định cho mỗi loại cá. Cá càng béo thì lượng nước càng ít, và ngược lại. Cá
thuộc loại thức ăn chóng hỏng do hàm lượng nước tương đối cao trong thịt cá.
Cấu trúc vi mơ của cá khơng chặt chẽ bằng thịt, vì vậy cá dễ bị ô nhiễm vi sinh
vật, dễ bị ươn và thối hỏng . Ngay từ giai đoạn chăn ni ban đầu cần phải
được chăm sóc kỹ lưỡng từ nguồn cá giống, thức ăn và nguồn nước thả cá phải
đảm bảo các quy chuẩn cho phép về ATTP. Ngoài ra các công đoạn chế biến
bảo quản phải hợp vệ sinh mới đem đến nguồn thức ăn an toàn cho người tiêu dùng.
Từ những lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình hoạt
động sản xuất và phân phối cá sạch tại công ty Cổ phần Chế biến Nông sản
Thái Nguyên” Nhằm biết được công tác tổ chức, hoạt động sản xuất kinh


3

doanh của công ty và đề ra phương hướng phát triển kinh doanh trong những
năm tới.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối cá tại Công ty Cổ phần
Chế biến Nơng sản Thái Ngun nhằm góp phần giúp cơng ty quảng bá thương
hiệu sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, gia tăng doanh thu, xúc tiến thương
mại qua đó tự tích lũy, trau dồi và nâng cao vốn kiến thức cho bản thân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế của công ty Cổ phần Chế
biến Nông sản Thái Nguyên
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cá sạch tại Công

ty chế biến nông sản Thái Nguyên
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và phân phối cá sạch góp phần
phát triển lĩnh vực thủy sản của công ty trong thời gian tới.
1.2.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Làm việc thực thụ như nhân viên của công ty thực hiện theo giờ giấc
quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc.
- Tôn trọng, làm theo sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn nơi thực tập.
1.2.2.3. Về kĩ năng sống, kĩ năng làm việc
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngồi trường khơng
chỉ là để học tập chun mơn mà cịn là một dịp tốt để làm việc trong tập thể,
đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong công ty và không can
thiệp vào những việc nội bộ trong công ty nơi thực tập.
- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện cơng việc được phó giao


4

- Thật sự thích nghi và hội nhập với mơi trường làm việc.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần
giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh nghiệm.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tình hình sản xuất và phân phối cá sạch trong thời gian qua của công ty.
- Tìm hiểu cơng tác tổ chức sản xuất và công tác quản lý của Công ty Cổ
phần Chế biến Nơng sản Thái Ngun
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và yếu tố nào ảnh hưởng đến sản
xuất và phân phối cá sạch ở công ty?

- Đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho công
ty trong những năm tới.
1.3.2 Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên
cứu sẽ được điều tra thu thập trong quá trình thực hiện đề tài.
 Thu thập số liệu thứ cấp:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp vấn đề nghiên cứu
của đề tài đã được cơng bố chính thức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã các báo cáo tổng kết liên quan
đến cơ sở sản xuất nấm và qua internet.
Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo
kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của các
phịng ban trong cơng ty.
 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp


5

Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương
pháp khuyến khích lơi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch thảo
luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các
công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp: tiến hành phỏng vẫn trực tiếp giám đốc của công ty.
+ Quan sát trực tiếp: Tiến hành quan sát trực tiếp tham gia các hoạt động
sản xuất các hoạt động tiêu thụ của công ty, nhằm hiểu biết tổng quát, đồng
thời đánh giá độ tin cậy của các số liệu mà giám đốc công ty đã cung cấp.
Số liệu thu thập được trong q tình điều tra có thể tổng hợp vào các bảng

biểu, từ đó đưa ra những nhận định về kết quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
1.3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin
- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan
hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết
luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc
phát triển kinh tế của cơ sở.
- Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin,
tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài. Thông
qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực
tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở.
- Phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất kinh doanh: Phương pháp này
đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục
suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào,
đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh
doanh, thơng qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.


6

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Địa điểm nghiên cứu: tại Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/01 đến ngày 30/5/2018
1.5. Ý nghĩa đề tài
- Thơng qua q trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến
thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ sung
những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm…
- Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong ngành
và sinh viên các khóa tiếp theo.

- Xác định rõ mơ hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Chế biến Nông sản Thái Nguyên


7

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niện liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm cá sạch
Cá sạch có thể hiểu theo đúng nghĩa đen của chúng nghĩa là những cá
không mang chất bẩn vi ví dụ như : kim loại nặng trong đất và nguồn nước,
chất hóa học độc hại, các loại vi sinh vật gây hại hoặc bụi bẩn nằm trong
không khí. Để sản xuất được các con cá như trên, người ta luôn phải ứng dụng
phương pháp nuôi trồng tốn rất nhiều tiền của và cơng sức chăm sóc, phải mua
các máy móc kỹ thuật có cơng nghệ hiện đại vào sử dụng.
Cá sạch các loại hiện nay trước khi được phép đưa vào thị trường cho
người tiêu dùng phải được kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt và phải có cấp
giấy chứng nhận từ cơ quan chức năng. Sản phẩm được công nhận là cá hữu cơ
khi được áp dụng 4 yếu tố là kỹ thuật sản xuất nghiêm ngặt, khi thu hoạch phải
đảm bảo khơng có chứa chất độc hại, mơi trường sản xuất phải đảm bảo an
tồn cho người lao động, có thể truy tìm nguồn gốc nhanh và dễ dàng.
2.1.1.2. Khái niệm hoạt động sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất và kinh doanh ln gắn
liền với xã hội lồi người, mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu cũng
như thị hiếu của thị trường để nhằm đưa ra những chiến lược đúng đắn đạt
được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Hoạt động kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời
của chủ thể kinh doanh trên thị trường.[10]

2.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh:
 Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh
doah có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.


8

 Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn. Vốn là yếu tố quyết
định cho công việc kinh doanh, là cơ sở đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp.
Khơng có vốn thì khơng thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử
dụng vốn để mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động...
 Kinh doanh cần phải hướng tới thị trường, các chủ thể kinh doanh có
mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể
cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh và đối với nhà nước.
Các mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh, đưa
doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
 Mục đích chủ yếu và bao trùm của hoạt động kinh doah là lợi nhuận.
2.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của phân phối
* Khái niệm
Phân phối là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc lưu kho
và vận tải hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng thơng qua các doanh
nghiệp hoặc cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác , đây là một
nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc
dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hoặc người sử dụng cơng nghiệp, có thể
mua và sử dụng.[6]
* Đặc điểm của phân phối.
Tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân trên tạo thành kênh phân phối.
Kênh phân phối tạo nên dịng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không
qua các trung gian tới người mua cuối cùng.
Có ba phương thức phân phối là phân phối rộng rãi , phân phối chọn lọc

và phân phối duy nhất (đặc quyền):
– Phân phối rộng rãi có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều
trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối.


9

– Phân phối duy nhất là phương thức ngược lại với phân phối rộng rãi,
trên mỗi khu vực thị trường , doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung
gian thương mại duy nhất.
– Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối duy nhất và phân phối rộng rãi
nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được
chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối.
2.1.1.4. Khái niệm công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được
thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty
được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành
huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.[5]
2.1.1.5. Khái niệm về kênh tiêu thụ.
Kênh tiêu thụ là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà bn và người bán
lẻ, thơng qua đó hàng hoá và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.[11]
2.1.1.6. Khái niệm GAP
GAP được định nghĩa là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo
một môi trường sản xuất an tồn, sạch sẽ, thực phải đảm bảo khơng chưa các tác
nhân gây bệnh như chất độc sinh học, hóa chất.
Khái niệm GAP (Tiếng Anh là Good Agricultural Practices) đã phát triển
vào những năm gần đây trong bối cảnh những thay đổi và tồn cầu hóa nhanh
chóng của ngành cơng nghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan tâm,
cam kết của những người quản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lương thực, chất
lượng và an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trường của ngành nông nghiệp.

Theo nghĩa rộng, GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền
vững về mơi trường, kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá
trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm
bổ dưỡng an tồn. Nơng dân tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã áp
dụng GAP qua các phương pháp nông nghiệp bền vững như: quản lý động vật


10

gây hại, quản lý dinh dưỡng và bảo tồn nông nghiệp. Những phương pháp này
được áp dụng tùy theo các hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản
xuất bao gồm sự hỗ trợ, đóng góp của các chương trình và chính sách của nhà
nước về an ninh lương thực, cơ sở vật chất…
Sự phát triển của cách tiếp cận chuỗi thực phẩm đến chất lượng và an
tồn thực phẩm có nhiều quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và thực
hành sau sản xuất, và đề ra nhiều cơ hội sử dụng các nguồn lực bền vững.
Ngày nay GAP được cơng nhận chính thức trong khuôn khổ qui tắc quốc tế
nhằm giảm thiểu các mối nguy liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, đánh
giá sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng, cân nhắc đến môi trường và an ninh.
Sử dụng GAP cũng được khuyến khích trong khu vực kinh tế tư nhân qua
các qui tắc thực hành và các chỉ dẫn khơng chính thức do các nhà chế biến và
cung cấp lẻ đưa ra do nhu cầu của người tiêu thụ đối với thực phẩm không độc
và sản xuất ổn định. Xu hướng này thúc đẩy người nông dân công nhận GAP
bởi họ có nhiều cơ hội mở thị trường mới hơn, có nhiều khả năng đáp ứng nhu
cầu hơn.[8]
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cá sạch
2.1.2.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện địa lý
Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung
cũng như sản xuất cá sạch nói riêng. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên

không gian rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực
rõ rệt. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác nhau.
Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở
các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp
cũng không giống nhau. Điều kiện địa lý có thuận lợi mới có cơ hội để phát
triển sản xuất.


11

Việt Nam nằm ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm Đông
Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: Phần đất liền (có diện tích
331.00km2) và phần biển giàu tiềm năng rộng lớn gấp nhiều lần so với phần
đất liền tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế
và văn hóa với nhiều nước trên thế giới. Việt Nam vừa gia nhập WTO tạo điều
kiện cho nước ta học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm trong sản xuất nơng
nghiệp nói chung và trong ngành ni trồng thủy sản nói riêng của các nước
trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng tạo nhiều điều kiện cho nước ta
xuất khẩu cá sạch ra các nước trên thế giới.[16]
b. Điều kiện sơng ngịi
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, là một biển lớn của Thái
Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km.
Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng
hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng
diện tích 1.160k𝑚2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có
tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của
nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng
11.000 lồi sinh vật đã được phát hiện.
Việt Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc thuận lợi cho ni trồng và
đánh bắt hải sản phát triển nhiều loại hình ni trồng thủy sản, đa dạng hóa đối

tượng, phương thức ni trồng. Trong đó, ni cá lồng trên sơng, hồ chứa
nhiều tiềm năng, lợi thế bởi diện tích mặt nước các hồ thủy điện rất lớn. Sản
lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với
mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của
chính phủ, hoạt động ni trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh,
sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình qn đạt 12,77%/năm,
đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.[16]


12

2.1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế- xã hội
a. Lao động
Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển nền kinh tế.
Nước ta là một nước đông dân số, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu
thụ rộng lớn, nhưng đồng thời vấn đề dân số cũng gây trở ngại cho phát triển
kinh tế cũng như ổn định đời sống dân cư. Hiện nay, nước ta vẫn cịn 70% dân
số sống ở vùng nơng thơn và 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dân số nước ta trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tống
số dân, hàng năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Chính vì vậy, nguồn
lực lao động của nước ta rất dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu cho phát triển
nơng nghiệp nói chung cũng như ni trồng thủy sản nói riêng. Là điều kiện hết
sức quan trong trong việc phát triển sản xuất thủy sản ở Việt Nam hiện nay.[17]
b. Vốn
Bên cạnh nguồn lực về lao động , vốn cũng là vấn đề không thể thiếu
trong sản xuất cá sạch. Nhà nước cũng đã có những chính sách để hỗ trợ người
dân vay vốn, phục vụ cho sản xuất cá sạch. Những năm gần đây,Nhà nước đã
có những đổi mới quan trọng trong chính sách tín dụng nơng nghiệp, thể hiện
tập trung ở Nghị quyết Trung Ương lần thứ 5 (Khóa VII) và Nghị quyết 14/CP
ngày 2/3/1993 của Chính Phủ về chính sách hỗ trợ người sản xuất vay vốn,

gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Đổi mới tổ chức ngày Ngân hàng thành hệ thống hai cấp: Ngân hàng
nhà nước và Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng tự nguyện do nhân dân lập ra sẽ tạo khả năng huy động nguồn vốn tối
đa đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp.
- Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và
nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm (có và khơng có kỳ
hạn), tín phiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng...


13

- Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đén hộ sản xuất nơng,
lâm, ngư nghiệp và thủy sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần
kinh tế.
- Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do nhà nước chỉ định, cho vay
đối với vùng cao, vùng xa,vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ
nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn.
Vốn trong sản xuất cá sạch thường là vốn tự có của người dân, hay vốn đi
vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước cũng
có các chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức
khuyến nơng hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau.
c. Thị trường
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh
doanh cá sạch của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá sạch.
Về nhu cầu thị trường đối với cá sạch: cầu thị trường phụ thuộc vào thu
nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Thu nhập của dân cư tăng lên thì
nhu cầu về cá sạch càng tăng lên, do cá sạch là sản phẩm có nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của dân cư, cũng như đối với các sản phẩm cao cấp đã qua chế biến
khác. Hiện nay, thu nhập của người dân càng ngày càng gia tăng, họ ngày

càng chăm lo đến sức khỏe, chính vì vậy nhu cầu về cá sạch ngày càng tăng
lên, thị trường cá sạch ngày càng được mở rộng.
Về cung cấp cá sạch, là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường.
Cung cấp cá sạch hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức sản
xuất chủ yếu là các hộ sản xuất, hợp tác xã, các mơ hình, các quy mơ nhỏ. Để
tổ chức sản xuất kinh doanh cá sạch được hiệu quả cần có sự quản lý chặt chẽ
trong sản xuất cá sạch, cung cấp đầy đủ số lượng cũng như chất lượng cá an
toàn theo yêu cầu, đúng thời gian để đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
Vấn đề về giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, giá cá sạch thường cao hơn
cá ni bình thường do chi phí sản xuất cá sạch thường cao hơn. Giá quá cao


14

thì người tiêu dùng sẽ dùng ít hơn, và nếu giá q thấp thì khơng đảm bảo cho
sản xuất. Chính vì vậy, cơ sở sản xuất kinh doanh cá sạch cần phải có mức giá
hợp lý để đảm bảo cả 2 vấn đề này.
d. Chính sách, cơ chế quản lý
Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong sản
xuất cá sạch. Nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nơng nghiệp nói
chung và sản xuất cá sạch nói riêng như: Chính sách nhiều thành phần kinh tế,
khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thị
trường. Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu nhập
cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân. Chính sách
đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nơng nghiệp. Chính sách giá cả, bảo
trợ sản xuất và tiêu thụ.
e. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
Các nhân tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng
như đường xá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảnh kho bãi, hệ
thống thông tin liên lạc... Hệ thống này đóng vai trị quan trọng trong việc lưu

thơng nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản phẩm cũng như tiêu thụ
rau sạch.
Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ: Sản xuất đặc biệt quan trọng trong
việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất
kinh doanh cá sạch. Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nơng nghiệp nói chung
và sản xuất cásạch nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được ứng dụng
tiến độ khoa học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.3. Các chỉ tiêu quản ánh kết quả và hiệu quả của sản xuất rau sạch
a. Chỉ tiêu kết quả
- Số lượng cơ sở đủ điều kiện sản xuất cá sạch
- Số lượng cơ sở kinh doanh cá sạch


15

- Số lượng cơ sở đủ điều kiện sơ chế cá sạch
- Số lượng tổ chức chứng nhận cá sạch
- Diện tích đất trồng cá sạch
- Sản lượng cá sạch đạt được hàng trăm, giá trị sản lượng sản xuất cá sạch
- Năng suất sản xuất cá sạch
b. Chỉ tiêu hiệu quả
- Giá trị tổng sản lượng: Giá trị tổng sản lượng = Tổng sản lượng x đơn
giá sản phẩm
- Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất = Tổng chi phí vật chất +
Tổng chi phí lao động ( bao gồm lao động nhà và lao động thuê)
- Lợi nhuận: Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng - Tổng chi phí sản xuất
- Thu nhập: Thu nhập = Lợi nhuận - tổng chi phí
- Tỉ xuất lợi nhuận/chi phí: Tỉ lệ xuất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng
chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu

được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng
- Tỉ xuất thu nhập/chi phí: Tỉ xuất thu nhập/chi phí = Thu nhập/tổng chi
phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất thu được bao
nhiêu đông thu nhập tương ứng
- Giá trị sản xuất/đơn vị diện tích sản xuất cá sạch
- Thu nhập/đơn vị diện tích sản xuất cá sạch
- Lợi nhuân/đơn vị diện tích sản xuất cá sạch
2.1.3.Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
 Nghị quyết 14/CP ngày 2/3/1993 Nghị quyết Trung Ương lần thứ 5
(Khóa VII) và Nghị quyết 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính Phủ về chính sách
hỗ trợ người sản xuất vay vốn
 Thông tư 64/2010/TT-BNN&PTNT và 44 sản phẩm có chứa Trifluralin
phải loại khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy
sản được phép lưu hành tại Việt Nam


16

 Thông tư 20/2010/TT-BNN&PTNT bổ sung hoạt chất Trifluralin vào
Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản
 Thông tư 15/2009/TT-BNN, Danh mục thuốc, hố chất, kháng sinh
cấm sử dụng
 Thơng tư số 29/2009/TT-BNN&PTNT bổ sung, sửa đổi Thông tư số
15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành
Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá trên thế giới
2.2.1.1. Nuôi trồng thủy sản
Hàng ngàn năm sau khi việc sản xuất lương thực được chuyển từ hoạt
động săn bắn hái lượm sang nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm thủy sản cũng

chuyển từ việc phần lớn phụ thuộc vào nguồn khai thác thủy sản tự nhiên sang
tăng nhiều lồi ni. Năm 2016 đã đánh dấu cột mốc quan trọng khi tỷ trọng
ngành nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên vượt lượng thủy sản khai thác tự nhiên
(1).Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản để đạt
được mục tiêu của Chương trình năm 2030 sẽ mang tính cấp bách, và cũng
đồng thời vơ cùng khó khăn.
Với sản lượng khai thác thủy sản tương đối ổn định kể từ cuối những năm
1980, ngành nuôi trồng thủy sản cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn
cung cho tiêu dùng. Trong đó, năm 1974, tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản
chỉ đạt 7%, tỷ lệ này đã tăng lên 26% năm 1994 và 39% năm 2016. Trung
Quốc đã đóng vai trị quan trọng trong sự tăng trưởng này vì quốc gia này cung
cấp hơn 60% sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới.[2]
2.2.1.2. Tiêu thụ thủy sản
Mức tiêu thụ đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số trong 5
thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 3,2% trong giai
đoạn 1961 - 2016, tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số. Ngoài việc


17

tăng sản lượng, các yếu tố khác góp phần làm tiêu thụ tăng bao gồm giảm chi
phí, cải thiện các kênh phân phối và nhu cầu tăng do dân số tăng, thu nhập tăng
và q trình đơ thị hóa. Thương mại quốc tế cũng đóng vai trị quan trọng
trong việc đa dạng hóa sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Mặc dù mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người hàng năm tăng trưởng
khá ổn định tại khu vực các nước đang phát triển (từ 5,2 kg năm 1961 lên 18,8
kg năm 2016) và ở Các quốc gia thiếu lương thực có thu nhập thấp (LIFDCs)
(tương ứng là 3,5-7,6 kg), nhưng mức tiêu thụ này vẫn là thấp hơn đáng kể so
với khu vực các nước phát triển, mặc dù khoảng cách này đang dần được thu
hẹp. Năm 2016, mức tiêu thụ thủy sản bình qn tại các nước cơng nghiệp là

26,8 kg. Một phần đáng kể và ngày càng tăng trong lượng thủy sản tiêu thụ ở
các nước phát triển là từ nguồn NK, do nhu cầu ổn định và sản xuất thủy sản
tại các nước này không tăng. Ở các nước đang phát triển, khu vực tiêu thụ thủy
sản chủ yếu là từ nguồn sản xuất trong nước, tiêu thụ được thúc đẩy mạnh hơn
bởi cung vượt cầu. Tuy nhiên, do thu nhập trong nước tăng cao, người tiêu
dùng ở các nền kinh tế mới nổi có sự lựa chọn đa dạng đối với các sản phẩm
thủy sản do lượng nhập khẩu tăng.[2]
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở trong nước
2.2.2.1. Tình hình sản xuất
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2016 ngành thủy sản trải qua nhiều thăng
trầm với những bất lợi từ yếu tố thời tiết, dịch bệnh, rào cản thị trường đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh
nghiệp. Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn ghi nhận nhiều thành tựu. Tổng sản
lượng thủy sản ước đạt hơn 6,7 triệu tấn, trong đó, khai thác gần 3,1 triệu tấn,
nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn, diện tích ni trồng đạt 1,3 triệu ha, kim ngạch
xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD. Thủy sản vẫn là mũi nhọn của ngành nơng nghiệp.
Với tơm nước lợ, tổng diện tích nuôi cả nước ước 700.000 ha (bằng
100,72% kế hoạch), sản lượng ước 650.000 tấn, đạt 95,6% kế hoạch, tăng


×